Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Đề tài Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trưởng của lợn Bản nuôi trong nông hộ ở huyện Thuận Châu – tỉnh Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.18 MB, 103 trang )

Đề tà: Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trƣởng của lợn Bản nuôi trong nông
hộ ở huyện Thuân Châu – tỉnh Sơn La
MỤC LỤC
PHẦN I. MỞ ĐẦU

1

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

2

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3

PHẦN II. NỘI DUNG

4

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1.

VẤN ĐỀ BẢO TỒN QUỸ GEN


4

1.1.1.

Sự suy giảm giống vật nuôi và sự đa dạng sinh học trên thế giới

4

1.1.2.

Lý do phải bảo tồn nguồn gen vật nuôi

4

1.1.3.

Vấn đề bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi địa phƣơng tại Việt Nam 5

1.1.4.

Xu thế về thị hiếu của ngƣời tiêu dùng hiện nay và tiềm năng phát triển
chăn nuôi lợn Bản

6

1.2.

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

7


1.2.1.

Nguồn gốc và các điều kiện tự nhiên, xã hội ảnh hƣởng tới việc chăn nuôi
lợn Bản

7

1.2.2.

Cơ sở nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của lợn

13

1.2.3.

Cơ sở khoa học nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn

17

1.2.4.

Cơ sở khoa học về khả năng sinh trƣởng của lợn

27

1.2.5.

Cơ sở khoa học về sức sống và khả năng kháng bệnh của lợn


32

1.3.

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƢỚC VÀ NGOÀI NƢỚC

33

1.3.1.

Tình hình nghiên cứu về các giống bản địa trên thế giới

33

1.3.2.

Tình hình nghiên cứu về các giống lợn bản địa tại Việt Nam

34

1.3.3.

Tình hình nghiên cứu về giống lợn Bản đƣợc nuôi tại một số tỉnh miền núi
phía Bắc

40

CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU


42

2.1.

ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

42

2.2.

ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

42


Đề tà: Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trƣởng của lợn Bản nuôi trong nông
hộ ở huyện Thuân Châu – tỉnh Sơn La
2.3.

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

42

2.3.1.

Khảo sát về chế độ chăn nuôi

42

2.3.2.


Một số đặc điểm sinh học của lợn Bản nuôi tại huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn
La

42

2.3.3.

Các chỉ tiêu về sinh sản

42

2.3.4.

Các chỉ tiêu về sinh trƣởng

43

2.4.5.

Sức sống của lợn Bản qua các giai đoạn

43

2.3.6.

Hạch toán kinh tế trong chăn nuôi lợn Bản

43


2.4.

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

43

2.4.1.

Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm

43

2.4.2.

Các phƣơng pháp nghiên cứu

43

2.4.3.

Phƣơng pháp xử lí số liệu

46

CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

47

3.1.


KHẢO SÁT VỀ PHƢƠNG THỨC CHĂN NUÔI

47

3.2.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA LỢN BẢN

53

3.2.1.

Đặc điểm ngoại hình

53

3.2.2.

Một số tập tính của lợn Bản

57

3.3.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH SẢN CỦA LỢN BẢN

63

3.3.1.


Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn cái

63

3.3.2.

Năng suất sinh sản của lợn nái

65

3.4.

MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƢỞNG CỦA LỢN BẢN

70

3.4.1.

Khối lƣợng cơ thể

70

3.4.2.

Khả năng cho thịt của lợn Bản thƣơng phẩm

79

3.4.3.


Mức tiêu tốn và chi phí thức ăn

82

3.5.

SỨC SỐNG CỦA LỢN BẢN

83

3.6.

HẠCH TOÁN KINH TẾ

85

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

87

TÀI LIỆU THAM KHẢO

89


Đề tà: Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trƣởng của lợn Bản nuôi trong nông
hộ ở huyện Thuân Châu – tỉnh Sơn La

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, hƣớng dẫn tận tình

của cô giáo hƣớng dẫn, các tổ chức và cá nhân nơi triển khai đề tài. Qua đây, tôi xin
đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
TS. Dƣơng Thị Anh Đào là ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ
trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn thiện luận văn.
Khoa Sau Đại Học trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội.
Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo Bộ môn Sinh lý ngƣời và động vật –
Khoa Sinh học - Trƣờng Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi
thực hiện và hoàn thành luận văn.
Viện Chăn Nuôi Quốc Gia giúp đỡ để tôi đƣợc là cộng tác viên của dự án T7
chi nhánh tại Sơn La.
Các cán bộ Chi cục thú y tỉnh Sơn La, cùng các cán bộ xã, bản và các hộ gia
đình đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để tôi nghiên cứu đề tài.
Tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên giúp đỡ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 6 năm 2014
Tác giả

Ngô Thị Thu Trang


Đề tà: Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trƣởng của lợn Bản nuôi trong nông
hộ ở huyện Thuân Châu – tỉnh Sơn La

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong
bất cứ công trình nào khác.

Tác giả


Ngô Thị Thu Trang


Đề tà: Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trƣởng của lợn Bản nuôi trong nông
hộ ở huyện Thuân Châu – tỉnh Sơn La

DANH MỤC BẢNG
Stt bảng

Tên bảng

Bảng 1.1.

Năng suất trồng cây lƣơng thực huyện Thuận Châu năm 2012

11

Bảng 1.2.

Số lƣợng đàn gia súc gia cầm huyện Thuận Châu

12

Bảng 2.1.

Sơ đồ bố trí thí nghiệm

43

Bảng 3.1.


Phƣơng thức nuôi và kiểu chuồng chăn nuôi lợn Bản trong các nông hộ 47

Bảng 3.2.

Đặc điểm ngoại hình lợn Bản (n = 50 con)

54

Bảng 3.3.

Danh mục các loại thức ăn của lợn Bản

60

Bảng 3.4.

Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn Bản cái

63

Bảng 3.5.

Năng suất sinh sản chung của lợn nái Bản nuôi tại huyện Thuận Châu65

Bảng 3.6 .

Khối lƣợng lợn con giai đoạn SS - 90 ngày tuổi

Bảng 3.7.


Sinh trƣởng tuyệt đối và sinh trƣởng tƣơng đối của lợn con giai đoạn

Trang

71

SS - 90 ngày tuổi

73

Bảng 3.8.

Khối lƣợng lợn Bản giai đoạn 3 - 8 tt

75

Bảng 3.9.

Sinh trƣởng tuyệt đối và sinh trƣởng tƣơng đối của lợn thịt giai
đoạn 3 - 8 tt

77

Bảng 3.10. Kết quả mổ khảo sát lợn thí nghiệm 8 tháng tuổi

79

Bảng 3.11. TTTĂ tinh và chi phí thức ăn của lợn Bản giai đoạn 3 - 8 tt


82

Bảng 3.12. Tỷ lệ nuôi sống của lợn Bản từ SS - 8 tt

83

Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn

85


Đề tà: Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trƣởng của lợn Bản nuôi trong nông
hộ ở huyện Thuân Châu – tỉnh Sơn La

DANH MỤC HÌNH
Stt hình

Tên hình

Trang

Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lý của huyện Thuận châu, tỉnh Sơn La

9

Hình 3.1. Kiểu chuồng tạm bằng tre, nứa

49

Hình 3.2. Kiểu chuồng dƣới gầm sàn


50

Hình 3.3. Kiểu chuồng xây kiên cố

50

Hình 3.4. Lợn Bản có màu đen tuyền

55

Hình 3.5. Lợn Bản có 6 điểm trắng (trán, bốn chân và chóp đuôi)

55

Hình 3.6. Lợn Bản có khoang trắng ở trên thân

56

Hình 3.7. Lợn Bản có lƣng thẳng hoặc võng

56

Hình 3.8. Lợn Bản đi theo đàn để kiếm ăn

57

Hình 3.9. Lợn con 1 ngày tuổi bú sữa

59


Hình 3.10. Lợn mẹ hung dữ bảo vệ đàn con

59

Hình 3.11. Thức ăn của lợn Bản

62

Hình 3.12. Đồ thị sinh trƣởng tích lũy của lợn Bản giai đoạn SS - 90 ngày tuổi

71

Hình 3.13. Sinh trƣởng tuyệt đối của lợn Bản giai đoạn SS - 90 ngày tuổi

73

Hình 3.14. Đồ thị sinh trƣởng tƣơng đối của lợn Bản giai đoạn SS - 90 ngày tuổi 74
Hình 3.15. Khối lƣợng của lợn Bản qua các tháng nuôi

77

Hình 3.16. Đồ thị sinh trƣởng tuyệt đối của lợn thịt giai đoạn 3 - 8 tt

77

Hình 3.17. Đồ thị sinh trƣởng tƣơng đối của lợn thịt giai đoạn 3 - 8 tt

78


Hình 3.18. Mổ khảo sát lợn

81


Đề tà: Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trƣởng của lợn Bản nuôi trong nông
hộ ở huyện Thuân Châu – tỉnh Sơn La

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ đầy đủ

Từ viết tắt
Cs

Cộng sự

ĐVT

Đơn vị tính

FSH

Follicte Stimulating Hormone

GnRH

Gonadotropin Releasing Hormone

KHCN


Khoa học công nghệ

KLCT

Khối lƣợng cơ thể

LH

Luteinising Horone

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NXB GD

Nhà xuất bản giáo dục

NXB NN

Nhà xuất bản nông nghiệp

SS

Sơ sinh

STH

Smato Trophin Hormone


Stt

Số thứ tự

TLNS

Tỷ lệ nuôi sống

tt

Tháng tuổi

TTTĂ

Tiêu tốn thức ăn


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Những năm gần đây, với sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, vấn đề
nhập và lai tạo giống lợn ngoại phát triển dẫn đến đàn lợn trên khắp cả nƣớc đang
có xu hƣớng nạc hóa ngày càng cao, trong khi đó các giống lợn nội đang bị giảm
dần, một số giống có nguy cơ tuyệt chủng.
Ở các vùng nông thôn nghèo, vùng núi cao, nơi không có điều kiện đầu tƣ
vào chăn nuôi thì việc nuôi các giống địa phƣơng vẫn đƣợc ƣa chuộng và phổ biến.
Bởi việc nhập và thích nghi của các giống ngoại vào các vùng xa xôi gặp rất nhiều
khó khăn nhƣ vấn đề dinh dƣỡng cần phải tốt, điều kiện nuôi dƣỡng, chăm sóc
phải đảm bảo, khả năng chống bệnh của lợn ngoại và lợn lai kém, dịch bệnh xảy ra
nhiều, gây thiệt hại lớn. Do đó, vấn đề đặt ra là cần xây dựng đàn giống nội cung
cấp con giống cho chăn nuôi tại địa phƣơng, đồng thời tạo ra một đàn nái nền

giống nội tốt làm nguyên liệu để lai tạo với giống ngoại, nâng cao năng suất thịt
lợn và hiệu quả chăn nuôi lợn cho các dân tộc vùng cao. Đây cũng là tiền đề cho
việc xây dựng chƣơng trình giống với chi phí đầu tƣ thấp, phù hợp với điều kiện
và trình độ ngƣời dân vùng cao, điều mà Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
đang chỉ đạo thực hiện.
Ngoài ra, các giống lợn địa phƣơng còn là nguồn gen quý và đa dạng để bảo
tồn, khai thác, lai tạo nhằm tạo ra các giống thƣơng phẩm trong tƣơng lai, nâng cao
hiệu quả chăn nuôi cho ngƣời dân và xây dựng hệ thống nông nghiệp phát triển bền
vững. Việt nam là nƣớc có nền đa dạng sinh học cao, phong phú về chủng loại.
Riêng giống lợn đã có trên 20 giống đã đƣợc công bố, mỗi vùng, mỗi địa phƣơng
đều có giống lợn đặc trƣng của vùng mình, ví dụ nhƣ: Lợn Móng Cái ở huyện
Móng Cái Quảng Ninh; lợn Lũng Pù ở Hà Giang; Lợn Kiềng sắt ở Quãng Ngãi; lợn
Mƣờng Khƣơng ở Lào Cai; lợn Ỉ ở Nam Định; lợn Mẹo ở Nghệ An...
Lợn Bản Sơn La là giống lợn địa phƣơng của các đồng bào dân tộc ít ngƣời
Sơn La, nó đƣợc gọi bằng nhiều cái tên khác nhau: lợn Bản, lợn Dân, lợn Đen...

1


[20]. Giống lợn Bản này cũng giống nhƣ các giống địa phƣơng khác có nhƣợc điểm
là khả năng sinh sản và sinh trƣởng thấp. Nhƣng chúng có một số ƣu điểm nhƣ dễ
nuôi, ít bệnh tật, ổn định về gen di truyền, thích nghi tốt với điều kiện khí hậu vùng
núi và tập quán chăn nuôi của đồng bào dân tộc. Nên đây vẫn là giống phù hợp nhất
với tập quán chăn nuôi của các đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Chất
lƣợng thịt của lợn Bản rất thơm ngon, bổ dƣỡng đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng. Vì vậy
giống lợn này đƣợc coi là đặc sản, bán với giá thành cao nên trong những năm gần
đây chăn nuôi lợn Bản là một trong những hƣớng phát triển kinh tế cho các tỉnh
miền núi phía Bắc Việt Nam.
Tuy nhiên, chủ yếu bà con vẫn chăn nuôi lợn Bản theo phƣơng thức truyền
thống, không có quy trình chăn nuôi, phòng dịch, phối giống dẫn đến năng suất

chƣa cao, chất lƣợng thịt chƣa tốt, chƣa khai thác hết đƣợc tiềm năng của giống,
thậm trí còn dẫn tới tình trạng thoái hóa giống.
Từ năm 2001 tổ chức Hohenheim (Cộng hòa liên bang Đức) đã tiến hành dự
án D2 sau đó là dự án T7 trên địa bàn tỉnh Sơn La và một số tỉnh miền núi phía Bắc
nhằm mục đích bảo tồn và phát triển rộng rãi giống lợn này.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn trên, việc triển khai nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu khả năng sinh sản, sinh trƣởng của lợn Bản nuôi trong nông hộ ở
huyện Thuân Châu – tỉnh Sơn La” là thực sự cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn rất
lớn phục vụ sản xuất và xóa đói giảm nghèo cho ngƣời dân vùng núi Tây Bắc.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài thực hiện nhằm đạt các mục tiêu sau:
- Xác định đƣợc một số đặc điểm sinh học của lợn Bản
- Xác định đƣợc khả năng sinh trƣởng, sinh sản của lợn Bản trong điều kiện
nông hộ tại huyện Thuận Châu, Sơn La.
Từ kết quả nghiên cứu rút ra kinh nghiệm chăn nuôi phù hợp với lợn Bản
trong điều kiện của địa phƣơng, nhằm góp nâng cao năng suất sinh sản và sinh
trƣởng của giống lợn này.
2


3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Ý nghĩa khoa học:
+ Nghiên cứu, bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi, là cơ sở khoa học cho các
nghiên cứu tiếp theo.
+ Đóng góp tƣ liệu làm căn cứ để xây dựng quy trình chăn nuôi lợn Bản phù
hợp với điều kiện của địa phƣơng nhằm nâng cao năng suất, tạo điều kiện phát triển
nghề chăn nuôi lợn Bản ở Sơn La.
+ Sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập của ngành Sinh
học và Chăn nuôi thú y.
- Ý nghĩa thực tế: Làm cơ sở cho các nhà quản lý chăn nuôi đề ra các giải

pháp nhằm bảo tồn quỹ gen và phát triển, khai thác có hiệu quả nhất phục vụ cho
nhu cầu thị trƣờng, giúp đồng bào dân tộc xóa đói giảm nghèo.
Cung cấp thêm thông tin để các cấp, các ngành liên quan biết đƣợc khuynh
hƣớng hiện tại của đàn lợn Bản hiện có tại địa phƣơng để có chiến lƣợc và kế hoạch
phát triển cho tƣơng lai.

3


PHẦN II. NỘI DUNG
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. VẤN ĐỀ BẢO TỒN QUỸ GEN
1.1.1. Sự suy giảm giống vật nuôi và sự đa dạng sinh học trên thế giới
Theo thống kê của tổ chức Nông lƣơng Liên hợp quốc (FAO), trên thế giới
có khoảng 5000 giống vật nuôi trong đó có khoảng 1500 - 1600 giống đang có nguy
cơ tuyệt chủng. Hàng năm có khoảng 50 giống bị tuyệt chủng, nghĩa là cứ trung
bình 1 tuần lại có một giống bị tuyệt chủng.
Trƣớc tình hình đó, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đều đã xây dựng chiến
lƣợc bảo tồn nguồn gen động vật và đa dạng sinh học. Mục tiêu của bảo tồn là:
+ Bảo vệ các giống khỏi tình trạng nguy hiểm, bảo vệ nguồn gen, đáp ứng
nhu cầu tƣơng lai về nguồn đa dạng di truyền.
+ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho các chƣơng trình giống.
+ Duy trì đa dạng trong hệ thống chăn nuôi bền vững, phục vụ cho kinh tế,
giáo dục, sinh thái trong hiện tại và cho tƣơng lai.
Theo FAO, bảo tồn nguồn gen đƣợc khái niệm nhƣ sau: Lƣu giữ nguồn
gen động vật là một khía cạnh của bảo tồn, trong đó ngƣời ta lấy mẫu và bảo
quản tài nguyên di truyền động vật không để con ngƣời can thiệp gây ra những
biến đổi di truyền.
1.1.2. Lý do phải bảo tồn nguồn gen vật nuôi
Các giống vật nuôi địa phƣơng thƣờng thích nghi cao với điều kiện khí hậu

phong tục tập quán canh tác, khả năng chống chịu bệnh tốt. Do đó ngƣời ta thƣờng
sử dụng con đực có năng suất cao lai với con cái của giống địa phƣơng, hiệu quả
của phƣơng thức lai này đem lại là rất cao. Nhiều vùng điều kiện thiên nhiên khắc
nghiệt chỉ có những giống địa phƣơng mới có khả năng tồn tại.
Các giống địa phƣơng thƣờng có các nguồn gen quý nhƣng chúng thƣờng
đƣợc liên kết với các gen không mong muốn, bởi vậy việc sử dụng các nguồn
gen tốt một cách độc lập là rất khó khăn. Chỉ trong tƣơng lai khi khoa học kĩ

4


thuật phát triển, con ngƣời có thể tách, chuyển và sử dụng riêng biệt đƣợc các
nguồn gen quý này.
Mặt khác, hiện tại con ngƣời chƣa thể biết đƣợc nhu cầu của mình về sản
phẩm vật nuôi trong tƣơng lai. Có thể sản phẩm đó không phù hợp với hiện tại
nhƣng lại có ích trong tƣơng lai. Vì vậy bảo tồn nguồn gen vật nuôi chính là bảo vệ
tiềm năng cho tƣơng lai.
Nhƣ vậy để phát triển đƣợc một nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, tạo ra các
giống vật nuôi có giá trị cao thì các giống địa phƣơng là đối tƣợng đƣợc đặc biệt
chú ý. Những sản phẩm đƣợc ƣa thích tại Việt Nam nhƣ: gà H’Mông, gà Đông Tảo,
lợn Bản, lợn Mẹo (lợn cắp nách)… là minh chứng cho điều đó.
1.1.3. Vấn đề bảo tồn và phát triển các giống vật nuôi địa phƣơng tại Việt Nam
Việt Nam là nƣớc thuộc vùng nhiệt đới gió mùa, có dải đất hẹp trải dài theo
chiều Bắc - Nam và chịu nhiều tổn thất nặng nề trong các cuộc chiến tranh xâm
lƣợc. Nhƣng thật may là chúng ta lại có một kho tàng đa dạng sinh học phong phú,
tuy nhiên một số loại động, thực vật đã bị tuyệt chủng hay một số khác đang có
nguy cơ tuyệt chủng bởi một số nguyên nhân nhƣ:
- Do áp lực của cơ chế thị trƣờng chạy theo năng suất cao, chạy theo thị trƣờng
mà đã bỏ quên giống địa phƣơng năng suất thấp nhƣng có chất lƣợng thịt cao.
- Do tác động của kỹ thuật mới về truyền giống nhân tạo đã tạo ra nhiều

giống lai có năng suất cao, làm cho giống nội thuần có năng suất thấp dần biến mất.
Sự tuyệt chủng của một số loại động vật, vật nuôi địa phƣơng có năng suất thấp
nhƣng mang những đặc điểm quý giá nhƣ thịt thơm ngon, chịu đựng kham khổ, dinh
dƣỡng thấp, thích nghi cao với điều kiện sinh thái khắc nghiệt là một điều đáng tiếc.
Nhận thấy hiểm họa đang đến đối với các giống vật nuôi nội địa, cho nên từ
những năm 1989 đến nay Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho thực hiện đề án “Bảo
tồn nguồn gen vật nuôi” là một trong nhiều đề án bảo tồn nguồn gen động, thực vật
khác. Năm 1997 Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã ban hành “Quy chế Quản lý và
Bảo tồn gen động vật, thực vật và vi sinh vật” và đến năm 2004 công bố “Pháp lệnh
về giống vật nuôi”. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong chƣơng trình
5


giống đã đƣa phần bảo tồn nguồn gen nhƣ một bộ phận quan trọng nhằm thúc đẩy
sản xuất.
Năm 1990 triển khai đề án bảo tồn quỹ gen đến nay chúng ta đã nhận biết
đƣợc 51 giống, trong đó 8 giống đã mất trƣớc năm 1990. Trong 51 giống có 13
giống lợn, 5 giống đã mất, 5 giống đã đƣợc phát triển nhiều, 1 giống phát triển xuất
sắc và 2 giống phát triển ít (Lê Viết Ly, Hoàng Văn Tiệu, 2004, Hội nghị bảo tồn
quỹ gen vật nuôi, (1990 - 2004) [22].
1.1.4. Xu thế về thị hiếu của ngƣời tiêu dùng hiện nay và tiềm năng phát triển
chăn nuôi lợn Bản
Ngày nay, khi cuộc sống ngày một phát triển, nhu cầu của con ngƣời ngày
một cao hơn, ẩm thực cũng nhờ đó mà trở nên phát triển hơn. Khuynh hƣớng ẩm
thực hiện nay là ăn uống ngon, bổ mà vẫn an toàn, đảm bảo sức khỏe cho con
ngƣời. Khi những thực phẩm bán ra trên thị trƣờng không còn sạch, thực vật thì
nhiều chất kích thích tăng trƣởng, hóa chất bảo vệ thực vật, động vật thì nhiều chất
kích thích tăng trọng, kích nạc, hóa chất bảo quản…, khiến cho thức ăn bị ô nhiễm
nặng nề, đó cũng là lý do gây nên nhiều căn bệnh hiểm nghèo cho con ngƣời, ảnh
hƣởng lớn đến tƣơng lai di truyền của loài ngƣời. Hiện nay để lựa chọn đƣợc thực

phẩm sạch, an toàn là một điều khó khăn đối với ngƣời tiêu dùng. Với tâm lý ăn
ngon, an toàn, đảm bảo đƣợc sức khỏe, do vậy hiện nay nhiều ngƣời có xu hƣớng
tìm về với những thức ăn dân giã, tự nhiên.
Lợn Bản là giống lợn địa phƣơng đƣợc ngƣời dân tộc miền núi nuôi theo
phƣơng thức tự nhiên, chủ yếu là chăn thả và bán chăn thả. Ăn thức ăn sạch, không
sử dụng cám tăng trọng, không kích nạc, kích cơ nhƣ lợn nuôi công nghiệp. Thức
ăn rất nghèo chất dinh dƣỡng, chủ yếu là chuối và rau rừng, đôi khi mới có sắn và
ngô nên lợn tăng trọng chậm. Ƣu điểm: thịt lợn Bản là loại thịt đảm bảo sạch, chắc
thịt, khi rang thịt không ra nƣớc, thịt thơm ngon. Da giòn không ngấy, thịt nạc mềm
không dai, mỡ cũng không ngán mà rất ngậy, giòn và rất dễ ăn. Nhờ có sức đề
kháng tốt, nên giống lợn này ít bệnh, thích nghi với môi trƣờng rất cao.

6


Lợn Bản từ lâu đã là món ăn đặc sản của vùng núi Tây Bắc Việt Nam, là
món ngon không chỉ trong những dịp liên hoan, lễ tết, cƣới hỏi, cúng lễ, ma chay…
mà còn là thực đơn hàng ngày của nhiều ngƣời dân. Lợn Bản cũng là một món quà
biếu, tặng có giá trị và độc đáo. Lợn Bản thƣờng đƣợc bán với giá cao hơn hẳn so
với các giống lợn khác đƣợc nuôi tại địa phƣơng (nhƣ lợn Móng Cái, lợn lai với lợn
ngoại…). Đặc biệt, ngày nay có rất nhiều tiểu thƣơng, các nhà hàng, khách sạn ở
một số tỉnh miền xuôi (nhƣ Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nội…) lên tìm mua lợn Bản về
bán. Nắm bắt nhu cầu này của thị trƣờng nên mấy năm gần đây có rất nhiều ngƣời
lựa chọn nghề phân phối lợn Bản từ các xã của tỉnh về các tỉnh miền xuôi và đã thu
đƣợc lợi nhuận lớn từ việc kinh doanh này.
Nhƣ vậy nghề chăn nuôi lợn Bản trong các nông hộ tại Sơn La nói riêng và
các tỉnh miền núi phía bắc nói chung là có tiềm năng phát triển rất lớn. Tuy nhiên
chính bản thân ngƣời dân tộc thiểu số ở các địa phƣơng này vẫn chƣa biết tận dụng
đƣợc tiềm năng đó để phát triển sản xuất và nâng cao đời sống cho gia đình mình.
Hiệu quả thu đƣợc từ chăn nuôi lợn Bản là khá thấp.

1.2. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Nguồn gốc và các điều kiện tự nhiên, xã hội ảnh hƣởng tới việc chăn nuôi
lợn Bản
1.2.1.1. Nguồn gốc, đặc điểm của lợn Bản tại Sơn La
* Nguồn gốc và đặc điểm của lợn Bản
Lợn Bản đã đƣợc nuôi ở các bản ngƣời dân tộc thiểu số từ rất lâu. Trƣớc năm
1990, lợn đƣợc nuôi thả tự do trong các bản và trong rừng. Ngƣời dân tộc thiểu số
chỉ gọi chúng là con lợn theo tiếng địa phƣơng hoặc dựa theo màu lông của lợn. Từ
năm 1993, ngƣời Kinh vào các bản mua giống lợn này và gọi là lợn Bản (hay lợn
Mán), từ đó cái tên này trở thành thông dụng ngay cả trong các bản.
Lợn đƣợc các bà con dân tộc Thái tỉnh Sơn La nuôi dƣỡng từ lâu đời, trƣớc
kia lợn thƣờng đƣợc nuôi theo phƣơng thức thả rông. Lợn có khả năng tăng trọng
thấp, sinh sản thấp, khối lƣợng cơ thể nhỏ, thời gian nuôi kéo dài. Lợn Bản chịu
đựng tốt với điều kiện nuôi dƣỡng kham khổ, không đòi hỏi thức ăn dinh dƣỡng
7


cao, ít bệnh tật và thịt thơm ngon. Giá thành thƣờng cao gấp dƣỡi so với thịt của các
giống lợn thông thƣờng.
* Tập quán chăn nuôi
Lợn Bản đƣợc nuôi ở vùng đồng bào dân tộc nhƣ Thái, H’ Mông..., trình độ
dân trí thấp, đời sống kinh tế khó khăn, tập quán chăn nuôi lạc hậu, lợn đƣợc nuôi
theo phƣơng thức chăn thả, bán chăn thả hoặc nuôi nhốt. Lợn thƣờng tự kiếm thức
ăn và nguồn thức ăn chủ yếu là các loại cây trong tự nhiên nhƣ: thân cây chuối, củ
sắn, khoai lang, rau cỏ rừng, bèo, các loại rễ cây…
Lợn Bản đƣợc nuôi dƣỡng theo tập quán cổ truyền không có quy trình chăn
nuôi, phòng dịch, phối giống. Do sự hiểu biết còn hạn chế, ngƣời dân tộc Thái
thƣờng dùng con đực phối với mẹ của chúng, vì vậy lợn thƣờng bị suy thoái cận
huyết, tỉ lệ thụ thai kém, thai chết lƣu cao, nuôi sống thấp, nên chăn nuôi lợn thƣờng
lỗ và mang tính tận dụng.

Hầu hết lợn Bản đƣợc nuôi với quy mô gia đình, số lƣợng nhỏ. Các gia đình
tự gây lợn nái, đực giống có thể tự túc hoặc đi mƣợn của hộ khác trong bản. Lợn
con sau giai đoạn bú sữa mẹ đƣợc nuôi thịt, chƣa có hình thức chăn nuôi theo
hƣớng trang trại quy mô lớn.
Do hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn ngoại, lợn lai cao hơn, vòng quay
kinh tế nhanh hơn lợn Bản. Nên lợn Bản những vùng này ít đƣợc quan tâm.
Những năm gần đây, đƣợc sự quan tâm của các chƣơng trình dự án, một số xã
vùng sâu, vùng xa đã đƣợc hỗ trợ để khôi phục đàn lợn Bản trong vùng nhờ đó
mà số lƣợng lợn Bản đƣợc duy trì và phát triển. Tuy nhiên số lƣợng còn ít so với
tiềm năng.
1.2.1.2. Vài nét về điều kiện tự nhiên, xã hội của huyện Thuận Châu
* Điều kiện địa lý
Huyện Thuận Châu nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Sơn La, theo Quốc lộ 6
cách Thành phố Sơn La 35 km về phía Tây Bắc và cách huyện Tuần Giáo của tỉnh
Điện Biên 52 km về phía Đông Nam.

8


Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lý của huyện Thuận châu, tỉnh Sơn La
Độ cao trung bình so với mặt nƣớc biển 700 - 750m và có dãy núi cao nhất là
dãy Côpia có đỉnh cao nhất 1.821 m. Phía Đông giáp thành phố Sơn La, tỉnh Sơn
La; Phía Tây - Tây Bắc giáp huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên; Phía Nam giáp
huyện Sông Mã và huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La; Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Nhai,
Mƣờng La, tỉnh Sơn La. Từ Hà Nội đến huyện lỵ đi theo Quốc lộ 6 chiều dài đoạn
đƣờng là 350km.
Huyện Thuận Châu có Tổng diện tích tự nhiên: 154.126 ha, với 29 đơn vị
hành chính trực thuộc, bao gồm 28 xã và 1 thị trấn. Diện tích đất nông nghiệp
91.195,54 ha chiếm 59,17%; đất phi nông nghiệp 3.143,93 ha chiếm 2,04%; đất
chƣa sử dụng 59.786,53 chiếm 38,79%. Rừng Thuận Châu chiếm 70,2% diện tích

tự nhiên, chủng loại động thực vật phong phú, có nhiều loại gỗ quý hiếm và có giá
trị kinh tế cao. Đây chính các điều kiện tiềm năng cho việc phát triển cây công
nghiệp, cây ăn quả, cây lâm nghiệp nhƣ cao su, cà phê, chè... và phát triển chăn nuôi
đại gia súc, các giống gia súc gia cầm địa phƣơng.
* Điều kiện khí hậu
Là một huyện miền núi cao, nằm ở phía Bắc tỉnh Sơn La nên Thuận Châu có
địa hình hiểm trở và phức tạp. Khí hậu đặc trƣng của khí hậu vùng núi đó là khí hậu
9


nhiệt đới gió mùa vùng núi. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa đông lạnh khô,
kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, độ ẩm không khí thấp (75-76%); mùa hè
nóng ẩm, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9, mƣa nhiều lƣợng mƣa chiếm tới 90%
lƣợng mƣa của cả năm. Nóng ẩm vào mùa xuân, nắng nóng vào lúc giao mùa giữa
mùa xuân và mùa hạ, se se lạnh vào mùa thu, lạnh buốt vào mùa đông. Nhiệt độ
không khí trung bình/năm 20,9oC - 21,1oC, lƣợng mƣa trung bình năm 1.445mm,
tập trung vào tháng 7 - 8. Do tình hình khô hạn kéo dài vào mùa đông nên khó tăng
vụ trên diện tích canh tác; thƣờng xảy ra rét đậm, rét hại vào mùa đông, sau đó lại là
những đợt nắng nóng kéo dài do ảnh hƣởng của gió mùa Tây nam vào những tháng
cuối mùa khô đầu mùa mƣa (tháng 3 - 4) đã gây không ít khó khăn cho sản xuất và
đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó sƣơng muối, mƣa đá, lũ quét cũng là những
nhân tố gây bất lợi cho sản xuất, đời sống, làm mất trắng nhiều diện tích cây trồng
hàng năm của ngƣời dân.
Điều kiện khí hậu khắc nghiệt cộng với địa hình phức tạp hiểm trở, giao
thông đi lại khó khăn đã làm ảnh hƣởng không nhỏ tới tình hình sản xuất nông
nghiệp của ngƣời dân nơi đây.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
+ Điều kiện kinh tế
Cơ cấu kinh tế: Nông - lâm nghiệp chiếm 44,5%, dịch vụ chiếm 32,5%,
công nghiệp - xây dựng chiếm 23%. Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn tới 28% (số

liệu năm 2012).
Sản xuất nông nghiệp là hoạt động kinh tế chủ yếu của đồng bào Sơn La nói
chung và huyện Thuận Châu nói riêng. Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản
xuất chính. Vùng cao làm nƣơng rẫy, vùng thấp làm ruộng nƣớc, ngoài ra cƣ dân
còn trồng các loại cây nhƣ ngô, khoai, sắn, bông, mía…
Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2012 ƣớc đạt 1.210,55 tỷ đồng [43]. Tuy
nhiên, sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện còn phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên và
tình hình thiên tai, dịch bệnh…
10


- Hoạt động sản xuất trồng trọt
Do địa hình chủ yếu là đồi núi nên diện tích trồng lúa không nhiều, ngƣời
dân trồng chủ yếu là sắn và ngô. Sắn có diện tích trồng lớn, năng suất thu hoạch và
sản lƣợng cũng đạt cao nhất 91.421 tấn. Cây ngô cũng có diện tích trồng lớn nhƣng
năng suất thu đƣợc chƣa cao 36 - 37 tạ/ha, do phụ thuộc nhiều hơn vào điều kiện tự
nhiên. Bên cạnh đó ngƣời dân cũng trồng thêm đậu tƣơng, khoai sọ bằng cách khai
hoang mở rộng diện tích ở các khe núi, trồng xen vào các cây công nghiệp dài ngày,
cây ngô nhằm nâng cao thu nhập trên một diện tích. Năng suất trồng trọt cây lƣơng
thực của toàn huyện trong năm 2012 đƣợc trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Năng suất trồng cây lƣơng thực huyện Thuận Châu năm 2012
Chỉ tiêu

Diện tích (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lƣợng (tấn)

Lúa ruộng


3.303

45,3

14.981,8

Lúa nƣơng

2.147

11

2.361

Ngô xuân hè

7.473

37

27.650

449

36

1.616,4

7.033


130

91.429

Đậu tƣơng

477

11

524,7

Khoai sọ

109

110

1.199

Ngô hè thu
Sắn

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Thuận Châu (2013)[43]
Đây đều là sản phẩm phục vụ đắc lực cho ngành chăn nuôi nói chung và
chăn nuôi lợn nói riêng. Là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi gia súc, gia
cầm tại địa phƣơng.
Những năm gần đây để giúp ngƣời dân thoát nghèo tỉnh và huyện đã đƣa cây
cà phê, cao su vào trồng trên các diện tích đất chƣa sử dụng, chủ trƣơng này đã

đƣợc sự hƣởng ứng ủng hộ của nhân dân trong huyện, diện tích trồng không ngừng
tăng qua các năm. Năm 2012, toàn huyện đã trồng đƣợc 1.640 ha cây cao su; 396 ha
cây cà phê, năng suất bình quân cà phê nhân đạt 1,35 tấn/ha, sản lƣợng bình quân
ƣớc đạt 534,6 tấn.

11


- Hoạt động chăn nuôi
Cùng với trồng trọt chăn nuôi giữ vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế
gia đình. Trồng trọt thƣờng phải phụ thuộc vào mùa màng và điều kiện khí hậu,
nhƣng chăn nuôi ít bị ảnh hƣởng hơn, hầu nhƣ vào mùa nào cũng có thể chăn
nuôi đƣợc. Cơ cấu đàn gia súc, gia cầm của huyện Thuận Châu đƣợc trình bày ở
bảng 1.2:
Bảng 1.2. Số lƣợng đàn gia súc gia cầm huyện Thuận Châu
Số con (con)

2011

2012

Trâu

15.816

15.900



21.988


22.789

Lợn

68.365

80.344

Gia cầm

460.000

499.000

Loại vật nuôi

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Thuận Châu (2013)[43]
Quan sát bảng 1.2 ta thấy chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu
vật nuôi của huyện. Với nguồn thức ăn dồi dào từ trồng trọt tạo ra điều kiện thuận
lợi cho phát triển nghề chăn nuôi lợn, đặc biệt là các giống lợn địa phƣơng nhƣ lợn
lợn Bản, Móng Cái. Đây là những giống lợn đã gắn bó với ngƣời nông dân từ lâu và
phù hợp với tập quán chăn nuôi tận dụng. Mà giá bán lại cao, nên đã trở thành
nguồn hàng hóa quan trọng giúp xóa đói giảm nghèo cho ngƣời nông dân. Kết quả
là đàn lợn toàn huyện từ 2011 đến 2012 tăng 11.979 con.
Tuy nhiên việc chăn nuôi còn nhỏ lẻ, phân tán, chăn nuôi thả rông vẫn chiếm
tỷ lệ cao gây rất nhiều khó khăn trong kiểm soát dịch bệnh và tổ chức thực hiện các
biện pháp phòng chống dịch; tốc độ tăng trƣởng của đàn gia súc chậm so với chỉ
tiêu huyện đề ra.
+ Điều kiện xã hội

- Dân cư
Tổng dân số của huyện Thuận Châu theo điều tra năm 2013 (tính đến
31/3/2013) có 32.729 hộ, 159.634 nhân khẩu (trong đó: 79.906 nam, 79.728 nữ),
12


bao gồm 6 dân tộc anh em cùng chung sống. Trong đó dân tộc Thái: 103.788 ngƣời;
dân tộc Mông: 16.643 ngƣời; dân tộc Kinh: 6.019 ngƣời; dân tộc Khơ Mú: 1.956
ngƣời; dân tộc Kháng: 3.688 ngƣời; dân tộc La Ha: 2799 ngƣời; dân tộc khác: 337
ngƣời. Với đặc điểm cƣ trú xen kẽ và phân bố dân cƣ không đồng đều, mỗi dân tộc
có một sắc thái văn hóa riêng.
- Phong tục tập quán sinh sống
Là huyện vùng cao còn nhiều khó khăn, địa hình hiểm trở, giao thông đi lại
khó khăn, thông tin liên lạc kém phát triển, trình độ văn hóa chƣa cao. Trƣớc đây,
trong đời sống ngƣời dân còn mang nặng hủ tục, mê tín dị đoan. Nền kinh tế sản
xuất nông nghiệp, với tập quán canh tác và chăn nuôi lạc hậu dẫn đến năng suất
thấp. Trong những năm gần đây nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc qua các
trƣơng trình 135, 182 hỗ trợ phát triển kinh tế nông nghiệp và làm đƣờng giao thông
giúp thuận tiện đi lại, giao lƣu trao đổi hàng hóa giữa các huyện, các xã. Cộng với
sự quyết tâm của nhân dân trong huyện đã làm cho bộ mặt của huyện có nhiều thay
đổi rõ rệt, đời sống nông dân đƣợc cải thiện rất nhiều, nông nghiệp đã đi vào thâm
canh, đã có những áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất nông nghiệp. Đời sống
nông dân ngày một cải thiện và nâng cao.
1.2.2. Cơ sở nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của lợn
1.2.2.1. Đặc điểm về di truyền
Trong chăn nuôi giống là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến năng
suất chất lƣợng chăn nuôi. Trong công tác giống gia súc thì nhân giống thuần chủng
có ý nghĩa trong việc cải tạo và hoàn thiện giống.
Cũng nhƣ các loài gia súc khác, đặc điểm di truyền các tính trạng chất lƣợng
và số lƣợng của lợn cũng tuân theo các quy luật di truyền Mendel, màu sắc lông, da

là những tính trạng chất lƣợng... còn tính trạng số lƣợng đƣợc thể hiện qua các chỉ
tiêu nhƣ: số con trên lứa, khả năng tăng trọng, phẩm chất thịt xẻ... Đó là những tính
trạng do nhiều đôi gen quy định và chịu sự tác động của ngoại cảnh với nhiều mức
độ khác nhau (Nguyễn Thiện và Cs, 1998 [35]).

13


Theo di truyền học, kiểu hình là kết quả tác dụng của kiểu gen với điều kiện
ngoại cảnh, đƣợc tính theo công thức: P = G + E
Trong đó: P - Giá trị kiểu hình
G - Giá trị kiểu gen
E - Sai lệch môi trƣờng
Giá trị kiểu gen (G) của tính trạng số lƣợng do nhiều đôi gen có hiệu ứng
nhỏ (minorgene) hợp thành, hiện tƣợng này gọi là hiện tƣợng đa gen (poligen). Các
minorgene tác động lên tính trạng theo 3 phƣơng thức: cộng gộp, trội và át gen. Vì
vậy hoạt động của gen thể hiện qua công thức: G = A + D + I
Trong đó: G - Giá trị kiểu gen
A - Giá trị công gộp
D - Giá trị sai lệch trội
I - Giá trị sai lệch tƣơng tác
A là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định
đƣợc và di truyền cho đời sau. Hai thành phần D và I cũng có vai trò quan trọng, vì
nó là giá trị giống đặc biệt và chỉ xác định đƣợc thông qua con đƣờng thực nghiệm.
Từ những kết quả phân tích trên cho thấy, các tính trạng về năng suất ở lợn là
kết quả tác động giữa các yếu tố di truyền và các yếu tố môi trƣờng. Vì thế trong
thực tiễn công tác giống, muốn vật nuôi đạt năng suất chất lƣợng cao thì ngoài việc
thay đổi kiểu gen tạo ra những tổ hợp gen mới có năng suất chất lƣợng cao, cần phải
chú ý đến việc cải tiến môi trƣờng nuôi dƣỡng đối với con vật. Cần nắm đƣợc quy
luật phát triển và sự ảnh hƣởng của các yếu tố đến quá trình sinh trƣởng và phát

triển của lợn, từ đó đề ra đƣợc một quy trình nuôi dƣỡng, chăm sóc phù hợp với
điều kiện của vùng.
1.2.2.2. Đặc điểm về cấu tạo hệ tiêu hoá và sinh lý tiêu hoá
Theo Hoàng Toàn Thắng và Cs, 2006 [31]: Cho biết dạ dày lợn là dạ dày
trung gian giữa dạ dày đơn và dạ dày kép, bao gồm 5 phần nhƣ: dạ dày đơn vùng
thực quản (nhỏ), vùng manh nang, vùng thƣợng vị, vùng thân vị và vùng hạ vị.

14


Vùng thực quản không có tuyến, vùng manh nang và thƣợng vị có tuyến tiết ra dịch
nhầy không có pepsin và axit clohydric.
Theo Nguyễn Thiện và Cs, 1998 [35]: Ruột non của lợn dài gấp 14 lần cơ
thể gồm 3 phần: phần tá tràng, hổng tràng và hồi tràng. Ruột già dài khoảng 4 - 5 m
gồm 3 đoạn: manh tràng, kết tràng và trực tràng. Hệ tiêu hoá của lợn thay đổi khối
lƣợng, kích thƣớc và thể tích tuỳ theo giống, thức ăn, phƣơng thức chăn nuôi. Do đặc
điểm cấu tạo tiêu hoá mà lợn có đặc điểm tạp ăn, chịu đựng kham khổ và có khả năng
lợi dụng thức ăn thô xanh. Do ăn nhiều thức ăn thô xanh nên ruột già của lợn tồn tại
hệ vi sinh vật có khả năng tiêu hoá một phần cellulose. Lợn có khả năng tiêu hoá và
hấp thụ thức ăn cao nên tăng trọng nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Dựa vào đặc
điểm sinh học của hệ tiêu hoá nói trên chúng ta có thể nghiên cứu phối hợp khẩu phần
ăn cho phù hợp với hệ tiêu hoá của lợn, để nâng cao năng suất trong chăn nuôi.
1.2.2.3. Một số tập tính của lợn
Tập tính là cơ chế tác động qua lại giữa vật nuôi với môi trƣờng sống và đƣợc
biểu hiện thông qua các hành vi, hoạt động cụ thể. Môi trƣờng, đặc biệt là nhiệt độ và
ẩm độ, tác động trực tiếp đến con vật thông qua hệ thần kinh, từ đó quyết định các tập
tính sinh hoạt và sản xuất của chúng (Prissinotto và Moura, 2006) [50].
Nghiên cứu hành vi, tập tính có vai trò quan trọng trong việc xác định trạng
thái chức năng, hiện trạng sức khỏe; cải tiến quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng nhằm
giảm thiểu tác động của stress nhiệt, nâng cao năng suất và chất lƣợng sản phẩm

chăn nuôi. Gia súc nói chung, lợn nói riêng, biểu hiện tập tính hàng ngày thông qua
các hoạt động/hành vi ăn, uống, đứng, nằm/nghỉ, thải phân, nƣớc tiểu,..
* Tập tính ăn, uống
Sự chọn lựa thức ăn của động vật chủ yếu dựa vào mùi vị của thức ăn hoặc
chọn lựa thức ăn qua hình dạng thức ăn.
- Các loại thức ăn của lợn: Lợn là loại gia súc ăn tạp, nên thức ăn của lợn rất
phong phú. Lợn có thể ăn nhiều loại thức ăn có nguồn gốc thực vật, động vật và cả
thức ăn thừa của con ngƣời. Các giống lợn địa phƣơng khi đƣợc thả rông, chúng
15


tích cực tìm kiếm thức ăn. Khi có thức ăn chúng ăn lai rai cả ngày không tập trung
vào giờ nào cụ thể. Lợn thƣờng thích ăn các thức ăn có nguồn gốc thực vật: lá cây
non, ngọn cây non… Lợn là loại vật nuôi uống ít nƣớc, một số loại lợn không bao
giờ vừa ăn vừa uống nƣớc nhƣ lợn Cỏ, lợn Kiềng Sắt...
- Tập tính kiếm ăn: Lợn thƣờng kiếm ăn theo bầy đàn. Chúng thƣờng húc ủi
đất hay chuồng để tìm kiếm thức ăn.
* Tập tính tìm chỗ ở: Lợn thƣờng thích những nơi có bóng cây râm mát hay
tìm về chuồng để nằm ngủ. Chúng chui đầu vào nhau để bảo vệ mình và chống rét.
Lợn cũng có thể cào đất lên để nằm. Lợn có thể đƣợc nuôi nhốt hay thả rông.
Lợn nhà thích nghi nhanh với những luyện tập do con ngƣời nhƣ hiệu lệnh:
ăn đúng giờ, thải phân, đi tiểu, nằm ngủ đúng chỗ quy định.
* Tập tính sinh sản
- Tập tính giao phối: Trong tự nhiên, lợn thƣờng sống theo bầy đàn. Trong giao
phối tự nhiên, vào mùa sinh sản của lợn thƣờng xảy ra các cuộc chiến tranh giữa các
con đực để giành giật con cái. Khi động dục lợn thƣờng có các biểu hiện kêu, chạy
nhảy, nhảy chuồng, đi lại lòng vòng… để thu hút sự chú ý của đối phƣơng.
- Tập tính làm ổ đẻ: việc làm ổ do con cái thực hiện và mục đích là để bảo
vệ con non sau khi mới sinh, tránh nguy hiểm từ các con khác và đồng thời giữ ấm
cho lợn con.

- Tập tính bảo vệ và chăm sóc con: Sau khi đẻ xong lợn mẹ thƣờng liếm con
cho đến khi khô mới thôi và tiến hành cho các con bú ngay. Lợn mẹ có thể tấn công
kẻ thù bất kì lúc nào để bảo vệ con non. Lợn con sinh ra có thể đứng ngay và tìm vú
mẹ để bú, lợn mẹ vừa đẻ vừa có thể cho con bú. Đó là những tập tính sinh hoạt và
đặc điểm riêng của lợn.
Hiểu biết đƣợc những tập tính đó sẽ giúp con ngƣời xây dựng quy trình kỹ
thuật chăn nuôi, huấn luyện theo phản xạ có điều kiện, khả năng thích nghi của lợn
trong điều kiện chăn nuôi tập trung tốt hơn.

16


1.2.3. Cơ sở khoa học nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn
1.2.3.1. Một số đặc điểm sinh lý, phát dục của lợn nái hậu bị
* Cơ sở sinh lý động dục
Gia súc phát triển đến một giai đoạn nhất định thì có biểu hiện về tính dục.
Con đực, có khả năng sinh ra tinh trùng, con cái có khả năng sinh ra tế bào trứng
đƣợc nhận biết bởi sự xuất hiện chu kỳ sinh dục đầu tiên. Khi đấy gọi là gia súc đã
thành thục về tính. Theo Vũ Đình Tôn (2009) [39], lợn là loài đa thai có khả năng
sinh sản cao, có thể đẻ nhiều con/lứa, nhiều lứa/năm, lợn có khả năng thành thục
sớm. Các giống lợn ở Việt Nam nhƣ lợn Ỉ, Móng Cái, tuổi thành thục về tính sớm
hơn các giống lợn ngoại.
Quá trình thành thục đƣợc điều khiển bằng các hormone của vùng dƣới đồi,
tuyến yên và buồng trứng theo cơ chế điều hoà ngƣợc. Dƣới tác động của các yếu tố
ngoại cảnh, não bộ tác động đến vùng dƣới đồi sản sinh ra hormone sinh dục
GnRH. Hormone này sẽ kích thích thuỳ trƣớc tuyến yên sản xuất ra các hormone
nhƣ FSH, LH và Prolactin.
FSH kích thích sự phát triển của trứng và tiết kích tố Ostrogen. Còn LH kích
thích quá trình thải trứng và hình thành thể vàng. FSH và LH luôn có một tỷ lệ ổn
định, FSH tiết ra trƣớc và LH tiết ra sau, khi bao noãn chín nó sẽ tiết ra hormone

oestrogen, khi đó hàm lƣợng oestrogen trong máu tăng lên 64mg% đến 112mg%,
gây kích thích toàn thân và biểu hiện động dục. Sau khi trứng rụng tại đó mạch quản và
sắc tố vàng phát triển hình thành thể vàng và thể vàng tiết ra progesteron giúp cho quá
trình chuẩn bị tiếp nhận hợp tử ở sừng tử cung và ức chế sự sinh ra FSH, LH của tuyến
yên do đó ức chế quá trình phát triển bao noãn, con cái không động dục. Vì vậy
progesteron đƣợc coi nhƣ là hormone bảo vệ sự mang thai. Khi trứng rụng không đƣợc
thụ tinh thì thể vàng ở ngày thứ 15 đến 17 sẽ bị tiêu biến, quá trình này là do hoạt động
của prolactin sừng tử cung và tiếp tục một chu kỳ mới.
Prolactin : thúc đẩy sự tiết sữa, kích thích sự hoạt động của thể vàng và tiết
progesterone và thúc đẩy bản năng làm mẹ.

17


* Các giai đoạn của chu kỳ động dục của lợn nái
Nguyễn Tấn Anh, (1998) [1]: Sau khi thành thục tính dục, gia súc cái bắt đầu
hoạt động sinh sản. Dƣới sự điều hòa của hormone tuyến yên, nang trứng tăng
trƣởng, thành thục (chín) và rụng trứng. Quá trình này xảy ra theo một chu kỳ nhất
định và đƣợc biểu hiện ra bên ngoài bằng những triệu trứng động dục theo chu kỳ
và đƣợc gọi là chu kỳ động dục.
Đặc điểm động dục của lợn nái: Chu kỳ động dục liên quan chặt chẽ với sự
phát triển của cơ quan sinh dục cái, đặc biệt là buồng trứng và tử cung xảy ra ở độ
tuổi 6 - 9 tháng tuổi đối với lợn ngoại, 4 - 5 tháng tuổi với lợn nội. Chu kỳ động dục
đƣợc chia ra làm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn trƣớc động dục
Là thời kỳ đầu của chu kỳ sinh dục, buồng trứng phát triển to hơn bình
thƣờng, cơ quan sinh dục xung huyết, niêm dịch cổ tử cung tiết ra, cổ tử cung hé
mở, các tuyến sinh dục tăng cƣờng hoạt động, giai đoạn này con vật chƣa có tính
hƣng phấn cao, bao noãn phát triển và chín, trứng đƣợc tách ra, sừng tử cung sung
huyết, niêm dịch đƣờng sinh dục chảy ra nhiều, còn vật bắt đầu xuất hiện tính dục,

thời kỳ này kéo dài 1- 2 ngày.
- Giai đoạn động dục
Xảy ra 3 thời kỳ kế tiếp nhau: hƣng phấn, chịu đực và hết chịu đực. Giai
đoạn này thƣờng kéo dài 2 -3 ngày và hàm lƣợng ostrogen tiết ra cao. Các biểu hiện
bên ngoài rõ rệt hơn: âm hộ sƣng to, xung huyết, niêm dịch trong suốt chảy từ âm
hộ ra nhiều. Cuối giai đoạn này lợn hƣng phấn cao độ, lợn ở trạng thái không yên
tĩnh, ăn uống giảm rõ rệt, chạy, kêu, phá chuồng, đứng ngẩn ngơ, nhảy lên lƣng
con khác. Thích gần con đực, xuất hiện các tƣ thế phản xạ giao phối, hai chân sau
dạng ra, đuôi cong về một bên, niêm dịch keo đặc lại. Sau khi trứng rụng đƣợc thụ
tinh lợn cái chuyển sang thời kì mang thai, nếu không đƣợc thụ tinh thì chuyển
sang giai đoạn sau động dục.

18


×