Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Đề tài Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (865.34 KB, 90 trang )

Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bất bình đẳng giới trong lao động hiện nay có tác động xấu đối với
sự phát triển của xã hội, một mặt nó vừa là một trong những căn nguyên
gây ra tình trạng nghèo đói; mặt khác nó là yếu tố cản trở lớn đối với quá
trình phát triển. Những xã hội có sự bất bình đẳng lao động lớn và kéo dài
thƣờng tạo ra những hệ lụy không nhỏ đó là: nghèo đói, bệnh tật và những
nỗi cực khổ khác và đặc biệt gây ra sự không hiểu quả trong việc sử dụng
các nguồn lực trong xã hội. Tại những nƣớc phát triển, có mức độ bất bình
đẳng lao động thấp hơn đồng nghĩa với việc nó tác động tốt hơn đối với sự
phát triển xã hội, giúp kinh tế phát triển, mang lại hiểu quả hơn trong việc
sử dụng các nguồn lực của xã hội, giảm mức độ nghèo đói và phát huy tốt
hơn các giá trị tiềm năng con ngƣời trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Tình trạng bất bình đẳng giới trong lao động – việc làm của Việt nam
hiện nay cũng không nằm ngoài những nguyên nhân trên. Tuy nhiên sự bất
bình đẳng giới trong lao động của Việt nam khá đặc thù, chủ yếu xuất phát
từ các quan niệm và định kiến tồn tại trong xã hội và các quan điểm truyền
thống. Đó là những quan niệm và định kiến xã hội phong kiến tồn tại từ
hàng ngàn năm trƣớc về địa vị, giá trị của giới nữ trong gia đình và ngoài
xã hội mà không dễ dàng thay đổi. Theo đó, nam giới có quyền tham gia
các công việc ngoài xã hội, thực hiện chức năng sản xuất, ghánh vác trách
nhiệm và quản lý xã hội, còn phụ nữ trông nom việc nhà con cái. Nam giới
có toàn quyền chỉ huy định đoạt mọi việc lớn trong gia đình, nữ giới thừa
hành phục vụ chồng con. Ngƣời phụ nữ hoàn toàn phụ thuộc vào nam giới,
không có bất kỳ quyền định định đoạt gì kể cả đối với bản thân. Điều đó

1



Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách
thể hiện sự đề cao tuyệt đối giá trị của nam giới đồng thời phủ nhận hoàn
toàn giá trị của nữ giới
Sự phát triển của xã hội sẽ làm vai trò, vị trí của ngƣời phụ nữ đƣợc
nâng lên đáng kể. Phụ nữ có quyền bình đẳng so với nam giới họ đƣợc học
hành, đƣợc tham gia vào các hoạt động xã hội theo khả năng của mình có.
Tuy nhiên ở nƣớc ta các yếu tố truyền thống đặc biệt là tƣ tƣởng nho giáo
vẫn còn là một nhân tố đáng kể tác động trực tiếp đến quan niệm và hành vi
ứng xử của ngƣời dân trong xã hội. Các chuẩn mực xã hội và những lễ giáo
phong kiến khiến cho ngƣời phụ nữ luôn bị rằng buộc trong gia đình, rơi
vào địa vị phụ thuộc, luôn sống bó hẹp trong “tam tòng tứ đức” và có thân
phận thấp hèn, không đƣợc bình đẳng với nam giới. Nhiều nơi phụ nữ bị
đối xử bất công, lao động cực nhọc, thức khuya dậy sớm không có tiếng nói
trong gia đình, không đƣợc tham gia vào công việc xã hội. Quan niệm “ trọng
nam khinh nữ” và tƣ tƣởng coi thƣờng phụ nữ vẫn đang tồn tại dƣới nhiều dạng
khác nhau. Chế độ gia trƣởng và sự bất bình đẳng thƣờng là những nguyên
nhân dẫn đến sự phụ thuộc trong cuộc sống gia đình của ngƣời phụ nữ, khiến
họ không thể tách rời cuộc sống gia đình, khỏi vai trò nội trợ của mình để tham
gia hoạt động xã hội. Bác Hồ đã từng nói: “ Nếu không giải phóng phụ nữ thì
xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có một nửa”. Quyền bình đẳng thực sự của
ngƣời phụ nữ theo bác là “ người phụ nữ Việt Nam đứng ngang hàng với
người đàn ông để hưởng mọi quyền công dân”.
Bình đẳng trong lao động cho phụ nữ là một đòi hỏi cần thiết và thiết
thực nhằm đem lại sự giải phóng cho phụ nữ, tạo cho phụ nữ có nhiều cơ
hội cùng nam giới tham gia vào các hoạt động xã hội, có đƣợc vị trí và chỗ
đứng cả trong gia đình và ngoài xã hội.
Mặc dù đã đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng tự hào, đƣợc bạn bè quốc
tế đánh giá cao, tuy nhiên, bình đẳng giới và nhiều vấn đề khác liên quan

đến lao động nữ (LĐN) ở Việt Nam vẫn đang bộc lộ nhiều bất cập. Trên
2


Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách
thực tế, một bộ phận LĐN nói chung vẫn còn chịu nhiều thiệt thòi về tiền
lƣơng, điều kiện làm việc, cơ hội đào tạo, thăng tiến. Do những hạn chế về
trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp nên phụ nữ thƣờng gặp khó khăn
trong lựa chọn nghề nghiệp, thu nhập và cơ hội thăng tiến. Mức thu nhập
bình quân thấp hơn nhiều so với nam giới cùng làm một công việc với trình
độ nhƣ nhau. Ngoài ra, phụ nữ còn ghánh nặng công việc gia đình, sinh đẻ
và chăm sóc con cái nên ít cơ hội cạnh tranh trên thị trƣờng lao động,
không có thời gian trau dồi kiến thức, kỹ năng nâng cao trình đôn học vấn,
chuyên môn. Để có cơ hội thăng tiến chị em phải cố gắng gấp 3-4 lần nam
giới. Nhiều nhà tuyển dụng có tâm lý coi thƣờng phụ nữ, ngại tuyển dụng
phụ nữ, bởi họ cho rằng phụ nữ năng lực có hạn, hơn nữa phải mang thai,
sinh đẻ, nuôi con… mất nhiều thời gian. Điều này ảnh hƣởng không nhỏ
đến sự phát triển của phụ nữ nói riêng mà còn ảnh hƣởng đến sự phát triển
chung của toàn xã hội về kinh tế - văn hóa - chính trị.
Công tác xã hội trong lĩnh vực giới và phát triển là một lĩnh vực mới
và có tầm ảnh hƣởng lớn. Hiện nay, CTXH mới bắt đầu hình thành và phát
triển ở Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu và vận dụng phƣơng pháp CTXH
nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong lao động và nâng cao vị thế của ngƣời
phụ nữ là rất quan trọng và cần thiết. Nhân viên CTXH làm việc trong lĩnh
vực này đòi hỏi nắm vững những cơ sở lý luận về giới và phát triển để từ
đó xây dụng biện pháp can thiệp, trợ giúp nhằm giải quyết vấn đề.
Qua quá trình thực tế tại huyện Mỹ Đức, đƣợc tiếp xúc với ngƣời
dân, nghiên cứu một số biện pháp mà địa phƣơng đã thực hiện để thúc đẩy
bình đẳng giới trong lao động và nâng cao vị thế của phụ nữ thì vẫn chƣa

có mô hình trợ giúp nào mang tính đặc thù của CTXH. Do vậy, tôi lựa chọn
đề tài: “ Vận dụng phương pháp Công tác xã hội nhóm nhằm giảm thiểu
tình trạng bất bình đẳng giới trong lao động cho phụ nữ tại Huyện Mỹ
Đức- Hà Nội” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp.

3


Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách
Trong quá trình thực hiện nghiên cứu này tại địa phƣơng, do hạn chế
về nguồn tài liệu, thời gian và năng lực bản thân nên khóa luận không thể
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của các
thầy cô để bản khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
2.Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Hiện nay, cùng với quá trình phát triển của xã hội, vấn đề bình đẳng giới
ngày cũng đƣợc quan tâm nhiều hơn. Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa
học, báo cáo của các ngành văn hóa, chính trị…đề cập tới vấn đề này nhƣ:
Bất bình đẳng giới trong thu nhập – Đề tài cấp bộ Viện NC quản lý
kinh tế TW 2006
Đề tài: “ Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt
Nam và một số gợi ý giải pháp chính sách” của THS Nguyễn Thị Nguyện,
Bộ Kế hoạch đầu tƣ – Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ƣơng.
Nghiên cứu này chủ yếu đi sâu tìm hiểu các nhân tố tác động bất bình đẳng
giới về thu nhập theo khu vực ở Việt Nam và gợi ý một số giải pháp về
chính sách.
Báo cáo “ Bất bình đẳng thu nhập và tài sản ở Việt Nam” của Ngân
hàng phát triển Châu Á ( ADB). Nghiên cứu này xác định mức chênh lệch
về lƣơng giữa các khu vực và giới.
Tiểu luận BBĐG ở Việt Nam hiện nay ngƣời viết muốn làm rõ khái

niệm Bình đẳng giới, Bất bình đẳng giới. Từ đó đi sâu làm rõ nguyên nhân
dẫn đến tình hình BBĐG ở nƣớc ta hiện nay nhằm đƣa ra những giải pháp
góp phần làm giảm tình trạng này ở Việt Nam.
Hội thảo về “ vai trò của công đoàn thúc đẩy BĐG” do Ban nữ công
Tổng LĐLĐ Việt Nam thực hiện vừa đƣợc tổ chức tại TP.HCM. Mục đích
hội thảo nhận diện đầy đủ BBĐG trong doanh nghiệp để tham gia xây dựng
chính sách pháp luật đối với lao động nữ và kiểm tra, giám sát việc thực

4


Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách
hiện. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận
thức về BĐG
Luận văn: Thực trạng thi hành luật BBĐG ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay. Mục đích của luận văn là xây dựng pháp luật vê BĐG góp
phần tháo gỡ những khó khăn, vƣớng mắc trong thực tiễn áp dụng các quy
định của pháp luật về BĐG ở nƣớc ta trong giai đoạn hiện nay
Nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong phân
công thực hiện công việc nội trợ giữa vợ - chồng của Th.s Trƣơng Thu
Trang đi sâu nghiên cứu thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng
trong công việc nội trợ
Nhìn chung các nghiên cứu này mới chỉ tập trung nghiên cứu yếu tố
thu nhập, hoặc phân công lao động chỉ trong phạm vi gia đình mà chƣa đề
cập đến phân công lao động trong các lĩnh vực sản xuất, nghề
nghiệp…không đánh giá đƣợc hết các yếu tố tác động đến sự bất bình đẳng
giới trong lao động nói chung trong bối cảnh kinh tế hội nhập và tự do hóa
thƣơng mại. Cho đến nay vẫn chƣa có tài liệu nào nghiên cứu cụ thể đầy đủ
về vấn đề bất bình đẳng giới trong lao động tại Huyện Mỹ Đức. Hơn nữa,

cũng chƣa có tài liệu nào đề cập tới việc vận dụng phƣơng pháp nhóm của
Công tác xã hội vào hỗ trợ, giải quyết vấn đề này. Vì vậy mà đề tài của tôi
lựa chọn hoàn toàn dựa trên cách tiếp cận mới – cách tiếp cận của Công tác
xã hội để giải quyết vấn đề.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng BBĐG trong lao động tại huyện Mỹ Đức và cách thức
vận dụng phƣơng pháp Công tác xã hội nhóm nhằm góp phần giảm thiểu
tình trạng này.
2.2 Khách thể nghiên cứu
- Thành lập một nhóm gồm 12 ngƣời. Số lƣợng 8 lao động nữ tại địa
phƣơng cùng với 4 lao động nam để đối chiếu, so sánh
5


Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách
- Các cấp lãnh đạo, nhà tuyển dụng lao động và một số doanh nghiệp
tại địa phƣơng. Ngoài ra còn có các ban nghành đoàn thể có liên quan nhƣ:
Hội phụ nữ, Uỷ ban nhân dân, phòng văn hóa huyện…
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề BBĐG trong lao động
Không gian nghiên cứu: huyện Mỹ Đức
Thời gian nghiên cứu: 19/12/2011 – 23/4/2011
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục đích nghiên cứu
Qua việc tìm hiểu nghiên cứu về thực trạng BBĐG trong lao động
tại Huyện Mỹ Đức, khóa luận mong muốn phân tích đƣợc các nguyên
nhân dẫn đến tình trạng đó, đồng thời tìm ra đƣợc các giải pháp nhằm giảm
thiểu tình trạng này dƣới góc nhìn của nhân viên Công tác xã hội bằng

phƣơng pháp Công tác xã hội nhóm.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu đề tài với nhiệm vụ chủ yếu nhƣ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề BBĐ trong
lao động.
- Tìm hiểu, phân tích đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hƣởng và các
giải pháp can thiệp trƣớc vấn đề BBĐG trong lao động tại huyện Mỹ Đức.
- Vận dụng phƣơng pháp Công tác xã hội nhóm trong việc cải thiện
tình trang BBĐG trong lao động cho phụ nữ tại Huyện và đề xuất một số
giải pháp cho vấn đề này dƣới góc nhìn của nhân viên Công tác xã hội.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Thực trạng bất BĐG trong lao động ở huyện Mỹ Đức còn nhiều bất
cập và ngày càng gia tăng. Nếu có những biện pháp hỗ trợ của nhân viên
Công tác xã hội sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng này để xây dựng một xã
hội công bằng – dân chủ - văn minh.

6


Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp thu thập thông tin
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng trong việc thu thập những số liệu
liên quan đến việc nam giới và nữ giới tham gia các lĩnh vực, ngành nghề
lao động theo từng năm, phân công lao động theo giới, mức độ hƣởng thụ
thành quả lao động. Dựa vào những số liệu điều tra đã thu thập đƣợc, nhân
viên Công tác xã hội sẽ tiến hành tổng hợp, phân tích một cách khoa học để
từ đó xác định đúng tình trạng BBĐG hiện nay tại địa phƣơng.
6.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Sử dụng bảng hỏi cấu trúc đƣợc thiết kế sẵn, phát cho những ngƣời
trong độ tuổi lao động nhằm đƣa ra những số liệu về nguyên nhân vấn đề
BBĐG trong lao động, qua đó thống kê đƣợc đâu là nguyên nhân chính
trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến vấn đề BBĐG trong lao động. Từ đó đƣa ra
những giải pháp khắc phục hậu quả.
6.3 Phương pháp phỏng vấn sâu
Tiến hành phỏng vấn sâu 04 cán bộ quản lý gồm: những ngƣời làm
công tác tuyển dụng, quản lý, chính sách… và chính những ngƣời lao động
để từ đó có thể nắm bắt đƣợc rõ hơn điều kiện, hoàn cảnh, văn hóa truyền
thống để từ đó đƣa ra những kết luận xác thực về tình trạng BBĐG trong
lao động tại địa phƣơng
6.4 Phương pháp quan sát
Quan sát các hoạt động của phụ nữ và nam giới trong các công việc
khác nhau, ghi chép giờ giấc, thời gian thực hiện công việc đó nhƣ thế nào.
Ngoài ra quan sát xem cách phân chia lao động giữa vợ và chồng trong gia
đình và ngoài xã hội nhƣ thế nào.
6.5 Phương pháp làm việc nhóm
Phƣơng pháp làm việc nhóm là phƣơng pháp làm việc hay hoạt động
dựa trên sự kết hợp/hợp tác/tƣơng tác và phân công đảm nhiệm công việc

7


Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách
giữa các thành viên nhằm thực hiện nhiệm vụ với mục đích xác định và
mục tiêu cụ thể.
7. Đóng góp khoa học của đề tài
7.1 Về mặt lý luận
- Làm rõ và bổ sung cơ sở lý luận về giới và phát triển.

- ứng dụng, kiểm chứng và củng cố các phƣơng pháp trong nghiên
cứu khoa học xã hội vào đề tài để làm rõ đƣợc vấn đề nghiên cứu.
- Hoàn thiện lý luận về phƣơng pháp Công tác xã hội nhóm với vấn
đề BBĐG trong lao động.
- Tạo cơ sở thực hành Công tác xã hội nhóm với vấn đề BBĐG trong
lao động.
7.2 Về mặt thực tiễn
- Giúp nhân viên Công tác xã hội có cái nhìn đầy đủ về thực trạng
BBĐG trong lao động và có thái độ đúng đắn với vấn đề này, để từ đó có
những trợ giúp đầy đủ và đạt hiểu quả.
- Giúp cho mọi ngƣời hiểu và tạo điều kiện thuận lợi cho phụ nữ có
cơ hội phát triển cũng nhƣ đạt đƣợc sự bình đẳng giới trong lao động.
- Tạo điều kiện để phụ nữ có cơ hôi phát triển và khẳng định bản
thân và nhận đƣợc thành quả lao động xứng đáng.
8. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.
Trong đó phần nội dung gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chƣơng 2: Thực trạng bất bình đẳng giới trong lao động qua
nghiên cứu tại huyện Mỹ Đức.
Chƣơng 3: Tiến trình, nội dung và những đề xuất giải pháp,
khuyến nghị về vận dụng phƣơng pháp Công tác xã hội nhóm nhằm

8


Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách
giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới trong lao động cho phụ nữ
tại huyện Mỹ Đức- Hà Nội.


9


Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1

Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm Giới, Giới tính
- Giới: Có những quan niệm khác nhau về giới, nhƣ một số định nghĩa
sau đây:
“ Giới là các quan niệm, hành vi, các mối quan hệ và tƣơng quan về
địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh xã hội cụ thể. Nói
cách khác, nói đến giới là nói đến sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới từ
góc độ xã hội”. [ 13; 30 ]
“ Giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội
và những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ”. [21; 10 ]
Luật bình đẳng giới định nghĩa: “ Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò
của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”. [ 20; 2 ]
Vậy nói đến giới là nói đến vai trò, trách nhiệm và quyền lợi mà xã
hội quy định cho ngƣời nam và ngƣời nữ. Bao gồm việc phân chia lao
động, các kiểu phân chia nguồn lợi và tƣơng quan về địa vị xã hội của nam
giới và nữ giới trong một bối cảnh văn hóa xã hội cụ thể. Thuật ngữ giới đề
cập đến những đặc tính và cơ hội về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa và tâm lý
gắn với việc là phụ nữ hay nam giới.

- Giới tính: Trong luật bình đẳng giới ( số 73/2006/QH11 ngày
29/11/2006 ) có ghi: Giới tính là môt khái niệm ra đời từ môn sinh vật học
chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học. Sự khác biệt này chủ yếu
liên quan đến quá trình tái sản xuất con ngƣời, di truyền nòi giống.
1.1.2 Khái niệm định kiến giới
Định kiến giới là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực
về đặc điểm, vị trí, vai trò và năng lực của nam hoặc nữ.

10


Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách
Định kiến giới là suy nghĩ mà mọi ngƣời có về những gì mà phụ nữ
và nam giới có khả năng và loại hoạt động mà họ có thể làm. [ 29; 46 ]
Định kiến giới là tập hợp các đặc điểm mà một nhóm ngƣời, cộng
đồng cụ thể coi là thuộc tính của phụ nữ hoặc nam giớ.
Ví dụ: Công việc nội trợ là của phụ nữ chứ không phải của đàn ông.
Thông thƣờng các định kiến giới thƣờng không phản ánh đúng khả năng
thực tế của từng giới mà thƣờng giới hạn những gì mà xã hội cho phép
hoặc mong đợi các cá nhân thực hiện.
1.1.3 Phân biệt đối xử về giới
Phân biệt đối xử về giới là việc hạn chế, loại trừ, không công nhận
hoặc không coi trọng vai trò, vị trí và năng lực của nam và nữ, gây bất bình
đẳng giữa nam và nữ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
1.1.4 Khái niệm Bình đẳng giới
Khái niệm Bình đẳng giới: Có những khái niệm khác nhau về bình
đẳng giới.
Điều 5, Luật bình đẳng giới có ghi: Bình đẳng giới là việc nam, nữ
có vị trí, vai trò ngang nhau, đƣợc tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng

lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hƣởng
nhƣ nhau về thành quả của sự phát triển đó.
Bình đẳng giới xem xét theo nghĩa bình đẳng vê pháp luật bao gồm
sự bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn nhân lực, vốn và các nguồn lực sản
xuất khác, bình đẳng trong trả lƣơng, thù lao công việc và tiếng nói. [33;37]
1.1.5 Khái niệm Bất bình đẳng giới và Bất bình đẳng giới trong
lao động
- Bất bình đẳng giới
Sự bất bình đẳng giới đang diễn ra dƣới rất nhiều hình thức trong
cuộc sống. Theo ILO thì bất cứ sự phân biệt nào hình thành trên cơ sở
chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, khuynh hƣớng chính trị, nguồn

11


Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách
gốc xã hội… mà có làm ảnh hƣởng và tổn hại đến việc tiếp cận các cơ
hội hay sự đối xử trong công việc và nghề nghiệp thì đƣợc coi là có sự
bất bình đẳng.
Nhƣ vậy bất bình đẳng giới là sự phân biệt đối xử với nam, nữ về vị
thế, điều kiện và cơ hội bất lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con
ngƣời, đóng góp và hƣởng lợi từ sự phát triển của gia đình, của đất nƣớc. [
11; 52 ]
Hay nói cách khác, Bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam
giới và phụ nữ tạo nên các cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các nguồn lực
khác nhau, sự thụ hƣởng khác nhau giữa nam và nữ trên các lĩnh vực của
đời sống xã hội.
Các dạng tồn tại Bất bình đẳng giới: Gánh nặng công việc, sự phân
biệt đối xử, bất bình đẳng về kinh tế, chính trị, những định kiến dập khuôn

và bạo lực trên cơ sở giới tính nhƣ cho rằng phụ nữ không có quyền tự
quyết hoặc ít có quyền tự quyết hơn so với nam giới do đó nó đặt ngƣời
phụ nữ vào vị trí phụ thuộc, phục tùng…
- Bất bình đẳng giới trong lao động
Bất bình đẳng giới đƣợc hiểu là sự phân biệt trên cơ sở giới tính mà
sự phân biệt này ảnh hƣởng đến sự tham gia, đóng góp và thụ hƣởng các
nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển của con ngƣời. Xét riêng trong
lĩnh vực lao động thì sự bất bình đẳng giới thể hiện ở sự phân biệt trong
việc tiếp cận các cơ hội, sự phân biệt đối xử trong công việc và nghề
nghiệp cũng nhƣ sự phân biệt trong việc thừa hƣởng các thành quả lao
động giữa lao động nam và lao động nữ. [ 11; 55 ]
1.2 Phƣơng pháp Công tác xã hội nhóm
1.2.1 Khái niệm Công tác xã hội nhóm
Có nhiều cách hiểu, cách tiếp cận về Công tác xã hội nhóm, nhƣng
có thể định nghĩa một cách chung nhất nhƣ sau: Công tác xã hội nhóm là

12


Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách
một phương pháp của Công tác xã hội nhằm tạo dựng và phát huy sự
tương tác, chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực giữa các thành viên, giúp củng
cố, tăng cường chức năng xã hội và khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn
nhu cầu của nhóm. Thông qua sinh hoạt nhóm mỗi cá nhân hòa nhập, phát
huy tiềm năng, thay đổi thái độ, hành vi và khả năng đương đầu với nan đề
của cuộc sống, tự lực và hợp tác giải quyết vấn đề đặt ra vì mục tiêu cải
thiện hoàn cảnh một cách tích cực. [12; 15 ]
1.2.2 Mục đích của Công tác xã hội nhóm
Công tác xã hội nhóm nhằm tạo ra bối cảnh trong đó các cá nhân hỗ

trợ lẫn nhau, làm cho cá nhân và nhóm có khả năng ảnh hƣởng và thay đổi
tích cực, giải quyết các vấn đề của cá nhân, của nhóm, của tổ chức và của
cộng đồng. Công tác xã hội nhóm hƣớng tới mục đích chung là giúp cá
nhân thuộc nhóm thỏa mãn nhu cầu, cảm nhận đƣợc an toàn, đƣợc chia sẻ,
đƣợc cảm thông, đƣợc yêu thƣơng gắn bó, đƣợc khẳng định, thực hiện hỗ
trợ, tƣơng tác trong giải quyết vấn đề, tiến tới sự tự trợ giúp và đóng trọn
vẹn vai trò xã hội của cá nhân đối với nhóm và với cộng đồng, xã hội. Môi
trƣờng hoạt động của Công tác xã hội nhóm tạo ra những điều kiện, những
cơ hội cho các cá nhân đƣợc chia sẻ, học hỏi và giải quyết vấn đề gặp phải.
Vì vây, mục đích cơ bản của Công tác xã hội nhóm là dựa trên sự nhận
diện, đánh giá, đề xuất biện pháp, tiến hành các hoạt động hƣớng tới sự
khôi phục các chức năng, hỗ trợ nhóm viên tái tạo và phát huy năng lực
giải quyết vấn đề, điều chỉnh tích cực hóa những hành vi lệch chuẩn tiến tới
xã hội hóa hay hòa nhập xã hội. Từ mục đích chung, Công tác xã hội nhóm
nhằm đặt các mục tiêu cụ thể sau:
+ Khảo sát đánh giá về các đặc điểm, giá trị và nhu cầu của cá nhân
trong nhóm
Thông qua các sinh hoạt nhóm và việc thực hiện các công việc,
nhiệm vụ của nhóm, nhân viên xã hội cùng các nhóm viên có thể phát hiện,

13


Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách
đánh giá nhu cầu, khả năng, giá trị, hành vi của mỗi cá nhân trong nhóm
đƣợc thể hiện qua sự bộc lộ và tự đánh giá của họ. Từ những khám phá
này, nhân viên xã hội cùng nhóm xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch để đáp
ứng nhu cầu, giúp thay đổi hành vi để giải quyết vấn đề.
+ Hỗ trợ cá nhân

Mỗi cá nhân khi tham gia vào nhóm, sau một thời gian hoặc thông
qua những hoạt động cụ thể sẽ cảm thấy an toàn, tự tin hơn vào khả năng
đƣơng đầu với vấn đề của cuộc sống. Nhóm hỗ trợ cá nhân sức mạnh để có
khả năng ứng phó, giải quyết những khó khăn trƣớc hoàn cảnh xã hội.
Chẳng hạn, một nhóm ngƣời khuyết tật sản xuất sản phẩm nhƣng không
tìm đƣợc đầu ra tiêu thụ; một ngƣời không dám nghĩ đến việc sản xuất kinh
doanh vì sợ không đủ vốn hoặc phải đối đầu với sự cạnh tranh, sự chèn ép
của ngƣời khác… Đặt ra vấn đề cùng nhau giải quyết, khắc phục hay tháo
gỡ khó khăn, dựa trên sự tham gia và tƣơng tác nhóm sẽ giúp các thành
viên tìm ra những giải pháp thích hợp. Mỗi cá nhân cộng hƣởng sức mạnh,
do đó đƣợc tăng cƣờng sức mạnh đối phó với nan đề.
+ Tác động làm thay đổi hành vi và hoàn cảnh của cá nhân
Nhóm có tác động giúp cá nhân thay đổi những hành vi cá biệt và
phát triển nhân cách thông qua các yếu tố kiểm soát xã hội ( Ví dụ: tác
động thay đổi thái độ, hành vi của các nhóm vi phạm chuẩn mực đạo đức
xã hội, nhóm đối tƣợng vi phạm pháp luật… ) xã hội hóa ( nhóm trẻ trong
cơ sở tập trung học tập, rèn luyện kỹ năng sống để tái hòa nhập cộng
đồng… ) hành vi tƣơng tác ( nhóm huấn luyện để tự khẳng định)… Trong
quá trình sinh hoạt nhóm, sự trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm hoặc thông qua
sự tự bộc bạch bản thân sẽ giúp cho những ngƣời tham gia nhận ra vấn đề
của chính mình. Sự khích lệ giúp đỡ lẫn nhau là nguồn nội lực quan trọng
của nhóm, nhờ việc đóng vai trò giúp đỡ ngƣời khác mà có thể tháo gỡ hay
thoát ra đƣợc khó khăn của chính mình.
+ Các mục tiêu khác như giải trí, cung cấp thông tin, thay đổi, cải
thiện môi trường sống và làm việc:
14


Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách

Môi trƣờng và không gian sinh hoạt nhóm với sự tƣơng tác và chia
sẻ hoặc những hoạt động mang tính tập thể ( mặc dù bản thân nó không
phải là biện pháp trị liệu, nhƣng có vai trò trị liệu, giải quyết vấn đề đối với
thành viên của nhóm rất cao ) là một yếu tố quan trọng của sự trợ giúp mỗi
thành viên. Vui chơi, giải trí chính là việc bù đắp sự mất mát, thiếu hụt
hoặc giải phóng sự căng thẳng trong cuộc sống.
1.2.3 Giá trị của Công tác xã hội nhóm
Cũng nhƣ các phƣơng pháp Công tác xã hội khác, mục đích chính và
cao cả của Công tác xã hội nhóm là hƣớng đến việc tạo ra môi trƣờng, bối cảnh
tác động mang lại sự tự tác động, điều chỉnh, cải thiện hoàn cảnh, giải quyết
vấn đề cho đối tƣợng là nhóm xã hội có vấn đề xã hội hay gặp phải những nan
đề cuộc sống. Trên nền tảng triết lý hành động chung của Công tác xã hội, các
giá trị của công tác xã hội nhóm có những đặc trƣng cơ bản là:
+ Công tác xã hội nhóm tạo môi trường, phương thức nâng cao
năng lực giúp đỡ lẫn nhau.
Sự tham gia vào nhóm và tạo lập mối quan hệ tích cực giữa những cá
nhân khác nhau, có những đặc điểm riêng thuộc về “ cái tôi” nhƣng có
cùng vấn đề, mục đích chủ yếu khi tham gia nhóm không phân biệt lứa
tuổi, giới tính, chủng tộc, địa vị hay tầng lớp xã hội.
+ Sự hợp tác và cùng ra quyết định vừa là một nguyên tắc hành
động vừa là một điều kiện quan trọng đảm bảo cho thành công của Công
tác xã hội nhóm.
Giá trị này giúp cho các nhóm viên đƣợc thừa nhận, đƣợc tiếp thêm
sức mạnh và tăng cƣờng năng lực trong quá trình tham gia nhóm, thực hiện
các nhiệm vụ, hành động theo mục đích, mục tiêu xác định.
+ Khuyến khích những sáng kiến của cá nhân trong nhóm
Giá trị này đƣợc xây dựng và khẳng định bởi Công tác xã hội nhóm
lấy tiến trình nhóm và phƣơng pháp làm việc theo nhóm làm phƣơng pháp

15



Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách
tồn tại, phát triển của nhóm. Sự tham gia ý kiến, sáng kiến đƣợc khích lệ sẽ
là động lực để cho nhóm viên thêm tự tin thể hiện năng lực bản thân. Giá
trị này tạo sự tôn trọng đánh giá đúng đóng góp của các thành viên nhóm sẽ
làm gắn kết hơn các thành viên.
+ Quyền tự do tham gia
Đây là một giá trị bảo đảm sự tham gia nhóm một cách bền vững của
nhóm viên. Bởi lẽ, với những nhóm khác trong đời sống xã hội, rất có thể
có sự phân cấp quyền lực và tồn tại sự cao thấp trong quan hệ. Với nhóm
trong Công tác xã hội nhóm, những ranh giới này trở nên gần gũi và không
phải là điều quan trọng, mọi ngƣời tham gia nhóm cảm thấy đƣợc tự do,
bình đẳng, bao gồm cả về vị trí trong nhóm cũng nhƣ về việc bày tỏ suy
nghĩ, thực hiện hành động.
1.2.4 Tiến trình Công tác xã hội nhóm
Tiến trình Công tác xã hội nhóm là quá trình bao gồm các bƣớc hoạt
động thể hiên sự tƣơng tác giữa các thành viên trong nhóm với nhau và với
nhân viên xã hội nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Thực chất tiến trình
Công tác xã hội nhóm là trình tự các bƣớc, các nội dung hoạt động đƣợc
xác lập trong kế hoạch hỗ trợ đối với một nhóm xã hội cụ thể của nhân viên
xã hội dựa trên các yêu cầu về chuyên môn Công tác xã hội
+ Giai đoạn chuẩn bị và thành lập nhóm
Giai đoạn chuẩn bị và xúc tiến thành lập nhóm bao gồm các công
việc chủ yếu:
Chọn nhóm viên và chuẩn bị môi trƣờng hoạt động của nhóm
Xác định mục đích hỗ trợ và mục tiêu hoạt động của nhóm
Đánh giá các nguồn lực – tiềm năng và sự hỗ trợ bên ngoài –
phân tích lực trƣờng tác động.

Xây dựng kế hoạch – cụ thể hóa hoạt động cho các giai đoạn sau.
+ Giai đoạn khởi động và bắt đầu hoạt động

16


Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách
Giai đoạn này các thành viên trong nhóm còn có thái độ thăm dò lẫn
nhau và có những kỳ vọng rất lớn vào nhóm cũng nhƣ với những thành
viên khác, đặc biệt là đối với nhân viên xã hội hay ngƣời lãnh đạo nhóm (
trƣởng nhóm ). Trong giai đoạn này, các công việc thực hiện là: giới thiệu
các thành viên trong nhóm ( tƣơng đối chi tiết về đặc điểm nhân thân, hoàn
cảnh cá nhân và những nhu cầu khi tham gia nhóm ); làm rõ mục đích hỗ
trợ nhóm của nhân viên xã hội; xác định lại và khẳng định mục tiêu của
nhóm; thiết lập nguyên tắc hoạt động của nhóm ( đặc biệt là nguyên tắc bảo
mật thông tin, hợp tác nhóm, quan hệ giữa các thành viên, bảo vệ lợi ích
nhóm trong mối quan hệ nội bộ và với môi trƣờng xã hội, với các nhóm
khác ); xác định và khẳng định vị trí, vai trò và nhiệm vụ của từng nhóm
viên; định hƣớng sự phát triển của nhóm; thảo luận thực hiện các công việc
cụ thể; quy định về sự khích lệ phát huy năng lực của từng nhóm viên vì
mục tiêu chung của cả nhóm; dự báo những kết quả có thể đạt đƣợc và
những khó khăn, cản trở trong suốt tiến trình thực hiện tiếp theo.
+ Giai đoạn tập trung hoạt động – giai đoạn trọng tâm
Đây là giai đoạn thực thi công việc theo kế hoạch hoạt động của
nhóm. Giai đoạn này đƣợc xác định là giai đoạn trọng tâm, có ý nghĩa
quyết định đến sự thành công của nhóm, nhóm tập trung vào các hoạt động
hỗ trợ, trị liệu, giải quyết vấn đề, thực hiện nhiệm vụ hƣớng tới hoàn thành
các mục đích, mục tiêu đã đƣợc nhóm xác lập ở các giai đoạn trƣớc. Trong
giai đoạn này, các nhóm viên thể hiện vai trò của mình một cách tối đa.

Tuy nhiên, có thể xuất hiện những bất đồng giữa các nhóm viên, thậm chí
có những khuynh hƣớng suy nghĩ, hành động trái ngƣợc nhau. Nhiệm vụ
chính của nhân viên xã hội ở giai đoạn này là tạo môi trƣờng và định
hƣớng hoạt động, giúp nhóm viên giải quyết các xung đột, vƣợt qua rào
cản, khó khăn và thực hiện điều phối, tăng cƣờng năng động nhóm, thúc
đẩy các tổ chức, cộng đồng đáp ứng những nhu cầu cho sự nỗ lực thực hiện
đề ra mục tiêu của nhóm.
17


Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách
Trong giai đoạn trọng tâm, ở những nhóm khác nhau với mục đích,
mục tiêu, vấn đề, nhu cầu và các thành viên khác nhau có thể có những
khác biệt nhất định về nội dung, phƣơng thức hoạt động
- Giai đoạn lượng giá kết thúc hoạt động
Nội dung lƣợng giá bao gồm: đánh giá hiệu quả của toàn bộ tiến
trình hoạt động nhóm so với kế hoạch, mục tiêu, nguồn lực thực hiện ( chi
phí, đầu tƣ tham gia ); sự tiến bộ, trƣởng thành và phát triển của các
thành viên nhóm về nhận thức, thái độ, hành vi, khả năng nhận diện,
xác định vấn đề, nguyên nhân tình trạng, khó khăn, thuận lợi, sự tƣơng
tắc trong hành động, đƣơng đầu với hoàn cảnh, ra quyết định, thực hiện
nhiệm vụ, phát huy vai trò cá nhân và những kỹ năng có đƣợc từ quá
trình tham gia nhóm…
Phƣơng pháp lƣợng giá đƣợc thực hiện thông qua các hình thức, các
kênh, các phƣơng tiện khác nhau nhƣ: Lƣợng giá qua phiếu ghi tự đánh giá
( bằng bảng hỏi hoặc trắc nghiệm về hiểu biết kiến thức, khả năng thực
hành kỹ năng ) của các thành viên; Lƣợng giá qua các thông số đã đƣợc
đánh giá nhanh đối với từng hoạt động trong các giai đoạn, đặc biệt là giai
đoạn trọng tâm; Lƣợng giá qua quan sát thự tế về sự tham gia, sự thể hiện

thái độ, hành vi, kỹ năng…
- Kết thúc hoạt động nhóm: chia tay nhóm và khả năng về sự xuất
hiện mô hình hoạt động mới với quy mô, thành phần, mục tiêu mới
Để quá trình kết thúc diễn ra một cách bình thƣờng, tự nhiên cần có
vai trò quan trọng của nhân viên xã hội. Những vấn đề nhân viên xã hội hỗ
trợ, cùng nhóm thực hiện là giải quyết, vƣợt qua những cảm xúc của thành
viên nhóm khi kết thúc; giảm sự phụ thuộc vào nhóm; duy trì và phát huy
sự nỗ lực thay đổi.
Kết thúc nhóm không có nghĩa là chấm hết hoạt động và mối quan
hệ, rất có thể chỉ là sự kết thúc, tan rã nhóm trên danh nghĩa của mô hình đã

18


Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách
tồn tại, còn thực tế nhóm vẫn duy trì theo những mục tiêu mới, hình thành
những nhóm mới với nội dung, quy mô, phƣơng thức hoạt động mới.
1.3. Một số quan điểm, lý thuyết về giới và phát triển
1.3.1 Quan điểm giới của C.MAC – Ăngghen, V.I.Lênin
- Quan điểm giới của C.MAC - Ăngghen
Trong tác phẩm “ Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” ( 1948 ), Mác và
Ăngghen đã chỉ rõ: “ Dựa vào địa vị quyền lực, giai cấp tư sản đã làm
băng hoại đạo đức xã hội, làm tan nát gia đình. Các nhà tư sản chưa thỏa
mãn là có sẵn vợ và con gái của giai cấp vô sản để dùng, đó là chưa kể chế
độ mại dâm công khai”, các ngài còn lấy việc “ cắm sừng lẫn nhau làm thú
vui đặc biệt”. Tình trạng này đã làm bại hoại đạo đức xã hội, làm trụy lạc
những ngƣời phụ nữ không may mắn rơi vào cảnh đó và làm băng hoại
nhân cách toàn thế giới nam giới ( Mác, Ăngghen, 1980 )
Dƣới chế độ TBCN, phụ nữ bị bứt ra khỏi nền sản xuất xã hội, vì vậy

họ không có thu nhập. Nếu họ muốn tham gia vào lao động xã hội, kiếm
sống một cách độc lập thì họ không có điều kiện làm tròn nhiệm vụ đối với
gia đình. Vì vậy, khi đã kết hôn, công việc duy nhất của họ là thực hiện
chức năng sinh đẻ, lo công việc gia đình, còn nam giới kiếm tiền nuôi sống
gia đình.
Sự bất bình đẳng nam nữ trong gia đình dƣới chế độ TBCN do chính
nền sản xuất tƣ bản và các quan hệ tài sản do xã hội ấy tạo ra. Vì vậy,
muốn xóa bỏ gia đình tƣ sản, muốn giải phóng phụ nữ, đem lại quyền bình
đẳng nam nữ, quyền tự do kết hôn dựa trên tình yêu, theo Ăngghen phải “
xóa bỏ nền sản xuất TBCN và các quan hệ tài sản do nền sản xuất ấy tạo
ra, gạt bỏ tất cả những lý do kinh tế” ra khỏi quan hệ hôn nhân và phải xây
dựng xã hội mới – xã hội XHCN – một xã hội không còn áp bức bóc lột.
- Quan điểm giới của V.I.Lênin

19


Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách
Theo Lênin, dƣới sự thống trị của chế độ tƣ bản, trong các gia đình
vô sản phụ nữ là ngƣời chịu đau khổ nhất “ họ sẵn sàng làm việc, nhận số
tiền công hết sức rẻ mạt để kiếm thêm một mẩu bánh mỳ cho gia đình,
nhưng họ bị trói buộc áp bức từ mọi phía, bị cột trặt vào gia đình. Phụ nữ
vô sản không thể ngồi yên mà phải đứng lên cầm vũ khí cùng chồng con
thủ tiêu ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, tiến hành công cuộc xây
dựng CNXH” ( C.Mac, Ăngghen, Lênin, 1959 )
Cách mạng tháng mƣời Nga thành công là tiền đề cho một chế độ
hôn nhân mới, bình đẳng. Chính quyền Xô Viết không những thực hiện
quyền bình đẳng của phụ nữ ngoài xã hội, mà ngay cả trong gia đình,
những đặc quyền nam giới, sự nô dịch của nam giới đối với vợ và con gái

đều bị chính quyền Xô Viết thủ tiêu. Những đạo luật về quyền tự do kết
hôn, tự do ly hôn, về quyền lợi con ngoài giã thú và quyền đòi ngƣời cha
phải chịu tiền nuôi nấng con đã đƣợc từng bƣớc thực hiện.
Song, Lênin còn cho rằng, dù đã có luật giải phóng phụ nữ và thực
hiện bình đẳng nam nữ nhƣng phụ nữ vẫn chƣa thoát khỏi tình trạng “ nô lệ
trong gia đình. Công việc nội trợ, việc gia đình còn đè nặng lên lưng họ
làm cho họ nghẹt thở, mụ mẫn, nhọc nhằn, rằng buộc họ vào bếp núc, vào
con cái, lãng phí sức lực của họ vào công việc cực kỳ kém năng suất, tủn
mủn” ( Lênin, 1977 ).
Muốn xây dựng XHCN, khẳng định vai trò trong gia đình, theo
Lênin phụ nữ phải tích cực học tập, tham gia hoạt động chính trị, phải nâng
cao trình độ về mọi mặt để nhanh chóng đuổi kịp nam giới, để làm tốt hơn
vai trò ngƣời vợ, ngƣời mẹ, ngƣời công dân. Phụ nữ có quyền li hôn khi gia
đình không còn hạnh phúc. Gia đình dƣới XHCN là nơi đảm bảo hạnh phúc
và sự tiến bộ cho mỗi cá nhân. Trong gia đình, các thành viên có quan hệ
bình đẳng dân chủ thực sự, phụ nữ cũng nhƣ nam giới đƣợc coi trọng nhƣ
nhau, tất cả những gì làm cho phụ nữ thiệt thòi đều bị gạt bỏ.

20


Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách
1.3.2 Quan điểm giới của Hồ Chí Minh
Ngay sau khi cách mạng tháng 8 thành công, Hiến pháp đầu tiên của
Nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ( 1946 ) đã có điều khoản là mọi công
dân Việt Nam không phận biệt gái trai, giài nghèo, ngƣời Kinh với ngƣời
dân tộc thiểu số đƣợc bình đẳng trƣớc pháp luật và trong đời sống thực tế.
Hiến pháp còn tuyên bố xóa bỏ hủ tục khắt khe với phụ nữ. Điều này đã
phản ánh quan điểm về bình đẳng giới của Hồ Chí Minh. Ngƣời thấu hiểu

nỗi khổ của phụ nữ dƣới chế độ cũ bị rằng buộc khắt khe với bao tập tục
lạc hậu đã làm cho phụ nữ dốt nát, cực khổ, tối tăm. Tâm lý trọng nam
khinh nữ của Nho giáo đã cột chặt ngƣời phụ nữ vào gia đình. Hiểu và
thông cảm sâu sắc đối với phụ nữ, Hồ Chí Minh đã viết: “ Dưới chế độ
phong kiến và thực dân, phụ nữ bị áp bức tàn tệ. Ngoài xã hội, phụ nữ bị
xem khinh như nô lệ. Ở gia đình thì họ bị kìm hãm trong xiềng xích tam
tòng”.Vì vậy, cần phải giải phóng phụ nữ thoát khỏi những xiềng xích trói
buộc họ, đó chính là nội dung của cách mạng XHCN. “ Nếu không giải
phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải
phóng phụ nữ thì xây dựng CNXH chỉ là một nửa”. Hồ Chí Minh đã chỉ
đạo các cấp ngành nghiêm túc kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc thi hành
Luật hôn nhân và gia đình. Hồ Chí Minh thƣờng xuyên nhắc nhở các tổ
chức Đảng, chính quyền, đoàn thể phải làm tốt công tác vận động phụ nữ,
thực hiện nam nữ bình quyền.
1.3.3 Thuyết nữ quyền phương Tây và quan điểm giới
Thuyết nữ quyền phƣơng Tây ra đời vào khoảng giữa thế kỷ XIX.
Đây là một cách tiếp cận lý thuyết đƣợc dùng ở nhiều nghành khoa học xã
hội và lấy phụ nữ làm trung tâm, nhằm mô tả mục tiêu, phân tích đời sống
gia đình cũng nhƣ xã hội theo quan điểm phụ nữ. Nó nêu lên tính chất nam
trị trong gia đình và ngoài xã hội và nhận diện những trợ ngại chính đối với
bình đẳng cho phụ nữ.

21


Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách
1.4 Quan điểm, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc về vấn đề bình
đẳng giới
1.4.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới

Ngay từ khi mới thành lập trong Luận cƣơng chính trị của Đảng đã
quan tâm đến sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Quan điểm bình đẳng nam nữ
đƣợc thể hiện xuyên suốt trong các giai đoạn cách mạng của dân tộc. Kể từ
Hiến pháp đầu tiên ( 1946 ) với tuyên ngôn: “ Đàn bà ngang quyền với đàn
ông trên mọi phương diện” đã đánh dấu bƣớc ngoặt quan trọng về chính
sách, luật pháp của Đảng về bình đẳng nam nữ và chống phân biệt đối xử
với phụ nữ. Các văn bản hiến pháp tiếp theo ( 1959, 1980, 1992 ) đều kế
thừa quan điểm về bình đẳng của phụ nữ so với nam giới từ Hiến pháp đầu
tiên năm 1946. Điều này đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện
quyền bình đẳng nam nữ trong xã hội Việt Nam.
Trong thời kỳ đổi mới, chủ trƣơng của Đảng về công tác phụ nữ và
bình đẳng giới đƣợc thể hiện xuyên suốt trong Nghị quyết Đại hội Đảng,
các Nghị quyết và chỉ thị của Trung ƣơng Đảng, Bộ chính trị, Ban bí thƣ về
công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ phụ nữ.
Nhà nƣớc đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ
nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã chỉ rõ: “ Đối với phụ nữ,
nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình
đẳng giới”. Việc xây dựng ban hành Luật bình đẳng giới có hiệu lực từ
ngày 1/7/2007. Nhằm đảm bảo quyền lợi của phụ nữ một cách tập trung, hệ
thống và đầy đủ trong giai đoạn mới là một biểu hiện của bƣớc tiến mới
trong việc thực thi quan điểm bình đẳng giới của Đảng và Nhà nƣớc.
1.4.2 Một số chính sách xã hội đối với lao động nữ

22


Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách
Nhà nƣớc Việt Nam đã ban hành luật và các văn bản luật nhằm tạo

cơ hội bình đẳng cho phụ nữ trong lĩnh vực lao động việc làm, có thể đƣa
ra một số ví dụ sau đây:
*Trong một số văn bản luật
Luật sửa đổi, bổ xung một số điều của Bộ Luật Lao động năm 2002
tiếp tục khẳng định những nguyên tắc về bình đẳng giới trong lao động
đƣợc đề cập trong Hiến pháp. Những nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan
đến chính sách đối với lao động nữ bao gồm một số vấn đề bảo hiểm xã
hội, tiền lƣơng, bảo hộ lao động. Trong đó, điều 111 chƣơng X – Những
quy định riêng đối với lao động nữ có bổ sung: “ người sử dụng lao động
không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với phụ nữ vì
lý do kết hôn, có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ
trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động”.
Luật bình đẳng giới, điều 13 ( bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động
) cũng quy định những điều cụ thể về bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới
khi tham gia lực lƣợng lao động.
* Một số văn bản liên quan đến lao động nữ:
Những năm qua, bên cạnh các văn bản luật, Chính phủ đã ban hành
nhiều văn bản liên quan đến lao động nói chung và lao động nữ nói riêng,
thể hiện quan điểm về bình đẳng giới trong lao động. Nhƣ một số văn bản
sau đây:
- Nghị quyết 51/2001/QH 10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa X, kỳ
họp thứ 10 đã quy định luật bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động nhƣ sau:
+ Nam, nữ đƣợc bình quyền về tiêu chuẩn, độ tuổi khi tuyển dụng,
đƣợc đối xử bình đẳng tại nơi làm việc về việc làm, tiền công, tiền thƣởng,
bảo hiểm xã hội, điều kiện lao động và các điều kiện làm việc khác.
+ Nam, nữ đƣợc bình đẳng về tiêu chuẩn độ tuổi khi đề bạt, bổ
nhiệm giữ các chức danh trong các ngành, nghề.
23



Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách
- Quyết định số 143/2001/QĐ – TTg của thủ tƣớng chính phủ phê
duyệt chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm đến
năm 2005
- Nghị định 114/2002/NĐ – CP ngày 31/12/2002 của Chính phủ về
tiền lƣơng tiếp tục khẳng định quyền bình đẳng trong trả lƣơng: lao động
nữ nếu cùng làm công việc nhƣ lao động nam, thì đƣợc trả lƣơng nhƣ nhau.
- Nghị định 01/2003/NĐ – CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội quy định đối
tƣợng tham gia đƣợc mở rộng cho ngƣời lao động làm việc ở các thành
phần kinh tế tập thể và cá nhân, trong các thành phần kinh tế này, lao động
nữ chiếm tỷ lệ khá cao.
- Nghị định 02/2001/NĐ – CP ngày 09/01/2001 của Chính phủ về
dạy nghề quy định: học viên nữ không phải bồi thƣờng phí dạy nghề khi
chấm dứt hợp đồng dạy nghề trong trƣờng hợp có giấy chứng nhận của y tế
cấp huyện trở lên về việc thực hiện hợp đồng học nghề sẽ bị ảnh hƣởng xấu
tới thai nhi; sau thời gian nghỉ thai sản nếu có nguyện vọng và đủ điều kiện
thì đƣợc tiếp tục theo học.
- Nghị định 32/2003/NĐ – CP ngày 2/4/2003 của Chính phủ quy
định không đƣợc xử lý luật lao động đối với lao động nữ có thai, nghỉ thai
sản, nuôi con nhỏ dƣới 12 tháng tuổi và lao động nam đang phải nuôi con
nhỏ dƣới 12 tháng tuổi.
- Nghị định 39/2003/NĐ/CP ngày 18/4 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm, trong đó giao
cho Bộ Lao động về việc làm, trong đó giao cho Bộ Lao động – Thƣơng
binh và xã hội nghiên cứu trình chính phủ chính sách hỗ trợ giải quyết việc
làm cho các đối tƣợng: lao động nữ

24



Đề tài: Bất bình đẳng giới về thu nhập của người lao động Việt Nam và
một số gợi ý giải pháp chính sách
- Điều 8. Các hành vi vi phạm chính sách hành chính về bình đẳng
giới trong lĩnh vực lao động trong Nghị định quy định xử lý vi phạm hành
chính về Bình đẳng giới của Chính phủ ngày 10/06/2009
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi
phân công công việc mang tính phân biệt đối xử giữa nam và nữ dẫn đến
chênh lệch về thu nhập hoặc chênh lệch về mức tiền lƣơng, tiền công của
những ngƣời lao động có cùng trình độ, năng lực vì lý do giới tính.
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một
trong các hành vi sau đây:
a ) áp dụng các điều kiện khác nhau trong tuyển dụng lao động nam
và lao động nữ với cùng một công việc mà nam, nữ đều có trình độ và khả
năng thực hiện nhƣ nhau, trừ trƣờng hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy bình
đẳng giới hoặc đối với các nghề nghiệp đặc thù theo quy định của pháp luật.
b ) Từ chối tuyển dụng hoặc tuyển dụng hạn chế lao động nam hoặc
lao động nữ vì lý do giới tính, trừ trƣờng hợp áp dụng biện pháp thúc đẩy
bình đẳng giới; sa thải hoặc cho thôi việc ngƣời lao động vì lý do giới tính
hoặc do việc mang thai, sinh con, nuôi con nhỏ.
1.5 Những biểu hiện của Bất bình đẳng giới trong lao động tại
Việt Nam hiện nay
Vai trò của lao động trong xã hội
Lao động một mặt là bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố
đầu vào không thể thiếu đƣợc trong quá trình phát triển sản xuất. Đứng
trƣớc những biến động không có lợi của nền kinh tế thế giới hiện nay, Việt
Nam là một trong những nƣớc Chấu Á có nền kinh tế ít biến động nhất.
Tuy nhiên sự phát triển kinh tế suy cho cùng đó là tăng trƣởng kinh tế để
nâng cao vật chất, tinh thần cho con ngƣời. Lao động là một trong những

yếu tố tác động đến tăng trƣởng kinh tế và nó là yếu tố quyết định, bởi vì

25


×