Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Đề tài Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 152 trang )

Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho
học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12

CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
Các từ đƣợc viết tắt

Các từ viết tắt

Giáo viên

GV

Học sinh

HS

Học sinh giỏi

HSG

Phương pháp

PP

Trung học phổ thông

THPT

Đối chứng

ĐC



Thực nghiệm

TN

Thực nghiệm sư phạm

TNSP

Phương trình hoá học

PTHH

Phân tử khối

PTK

Công thức đơn giản nhất

CTĐGN

Công thức phân tử

CTPT

Công thức cấu tạo

CTCT

Sản phẩm chính


SPC

Sản phẩm phụ

SPP

dung dịch

dd


Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho
học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học- kĩ
thuật, trong xu thế toàn cầu hoá, việc chuẩn bị về con người và đầu tư vào con
người trong phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia.
Và giáo dục – đào tạo được coi là cách tốt nhất để chuẩn bị cho con người
những khả năng để đáp ứng nhu cầu sản xuất và đòi hỏi của sự phát triển kinh
tế, xã hội trong thời kì mới.
Đảng ta luôn quan niệm: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, vì vậy “nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” luôn là nhiệm vụ trung tâm
của giáo dục - đào tạo; trong đó, việc phát hiện và bồi dưỡng những HSG
trường phổ thông chính là bước khởi đầu quan trọng để góp phần đào tạo thế
hệ tiên phong trong các lĩnh vực của khoa học và đời sống xã hội.
Tuy nhiên, trong thực tế dạy học HSG, những lí luận dạy học về HSG
cũng như các biện pháp phát hiện, tổ chức và bồi dưỡng HSG vẫn chưa được

nghiên cứu một cách hệ thống. Phần lớn giáo viên bồi dưỡng HSG phải tự
mày mò tìm các loại bài cho đủ dạng mà chưa có sự định hướng rõ nét: phẩm
chất và năng lực cần có của một HSG là gì? Giáo viên cần làm những gì, làm
như thế nào để phát hiện, góp phần hình thành và phát triển những năng lực
đó cho HS? Vẫn còn trường hợp những HS được công nhận HSG qua các
cuộc thi do trúng tủ, hoặc kết quả đạt được không ổn định….
Thực tiễn đang đòi hỏi cấp bách việc nghiên cứu để có hệ thống lí luận,
hệ thống bài tập… thích hợp cho việc bồi dưỡng HSG hoá học phổ thông.
Việc phát hiện và bồi dưỡng HSG hoá học THPT đã được thực hiện bằng
nhiều phương pháp khác nhau, trong đó bài tập hoá học được xem là một
trong những cách hiệu quả nhất.
Từ việc phân tích cấu trúc các đề thi HSG gần đây cho thấy nội dung hoá
học hữu cơ thường chiếm 40 – 60% số bài và tổng điểm, với nhiều dạng bài.


Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho
học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12

Điều đó cho thấy nội dung hoá học hữu cơ đóng vai trò rất quan trọng trong
đào tạo, bồi dưỡng HSG.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tuyển chọn, xây dựng và sử
dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho học sinh giỏi phần hoá học hữu
cơ lơp 12” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
2.1. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp phát hiện HSG hoá học
THPT.
- Xác định hệ thống kiến thức và xây dựng hệ thống bài tập hoá học hữu
cơ thuộc chương trình lớp 12 nhằm trang bị kiến thức và kĩ năng cho HSG và
HS chuyên hoá tham dự các kì thi HSG cấp trường, cấp tỉnh (thành phố) và

quốc gia, quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
1) Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của công tác bồi dưỡng HSG
hoá học.
2) Xác định trọng tâm kiến thức (phần hoá học hữu cơ lớp 12) cần bồi
dưỡng cho HSG hoá học.
3) Tuyển chọn, xây dựng hệ thống bài tập phần hoá học hữu cơ (lớp
12) nhằm rèn luyện tư duy cho HSG hoá học THPT.
4) Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của
các biện pháp và hệ thống bài tập đã đề xuất.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học hoá học và công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
- Năng lực nhận thức và tư duy của HSG và HS chuyên hoá học THPT.
- Hệ thống bài tập phần hoá học hữu cơ lớp 12 nhằm rèn luyện tư duy


Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho
học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12

cho HSG và HS chuyên hoá học.
- HSG và HS chuyên hoá học THPT.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu giáo viên có kiến thức hoá học sâu rộng, có hệ thống bài tập hoá học
nói chung và hệ thống bài tập hoá học hữu cơ nói riêng đa dạng, phong phú,
kết hợp với phương pháp dạy học phù hợp thì việc bồi dưỡng HSG THPT và
HS chuyên hoá học sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Nghiên cứu lí luận

- Tổng hợp, nghiên cứu các tài liệu có tính chất lí luận về HSG.
5.2. Nghiên cứu thực tiễn
- Dự giờ các lớp chuyên hoá học và các lớp bồi dưỡng HSG.
- Trao đổi, hỏi ý kiến của các chuyên gia và giáo viên tham gia bồi dưỡng
HSG, HS chuyên.
- Tập hợp và nghiên cứu sách báo, tạp chí, chương trình chuyên hoá; tài liệu
hướng dẫn thi HSG tỉnh (thành phố), Olympic hoá học 30-4, Olympic hóc học
quốc gia và quốc tế; các đề thi HSG cấp tỉnh, thành phố, quốc gia, Olympic 30-4,
Olympic quốc gia và quốc tế về môn hoá học.
- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của các
biện pháp và hệ thống bài tập đã đề xuất.
6. NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Mở rộng, đào sâu những nội dung kiến thức trọng tâm của chương trình
hoá học hữu cơ lớp 12.
- Lựa chọn, xây dựng hệ thống bài tập hoá học hữu cơ nâng cao, và đề
xuất phương hướng sử dụng chúng trong việc bồi dưỡng đội tuyển HSG hoá
học.


Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho
học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12

NỘI DUNG
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI
I.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN
I.1.1. Các quan điểm, đƣờng lối của Đảng về giáo dục – đào tạo
I.1.1.1. Vai trò của con người theo lí luận về hình thái kinh tế - xã hội của
triết học Mac – Lenin
Tồn tại xã hội và ý thức xã hội là hai phạm trù xuất phát của chủ nghĩa

duy vật lịch sử. Mối quan hệ giữa hai phạm trù này thể hiện vấn đề cơ bản của
triết học trong lĩnh vực xã hội. Tồn tại xã hội là tính thứ nhất, ý thức xã hội là
tính thứ hai và là sự phản ánh của tồn tại xã hội. Tồn tại xã hội quyết định ý
thức xã hội; ý thức xã hội có tác động trở lại đối với tồn tại xã hội.
Tồn tại xã hội gồm ba nhân tố chính: Điều kiện địa lí, dân số, và phương
thức sản xuất ra của cải vật chất. Trong đó phương thức sản xuất là nhân tố cơ
bản, giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển xã hội. Phương thức sản xuất
là sự sản xuất xã hội, xét theo cách thức cụ thể của nó trong một giai đoạn
phát triển nhất định của lịch sử. Mỗi phương thức sản xuất là một thể thống
nhất của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; là nhân tố tác động nhất,
cách mạng nhất, phát triển không ngừng, quyết định tính chất và hình thức
của quan hệ sản xuất. Khi quan hệ sản xuất thích hợp với tính chất và trình độ
của lực lượng sản xuất thì quan hệ sản xuất tạo điều kiện cho lực lượng sản
xuất phát triển. Nếu không thích hợp, quan hệ sản xuất sẽ trở thành lực cản
lớn đối với lực lượng sản xuất và đối với sự phát triển của toàn xã hội.
Lực lượng sản xuất ở mỗi thời đại thể hiện mối quan hệ của con người,
của xã hội đối với tự nhiên, đồng thời nói lên trình độ chinh phục của con
người đối với tự nhiên trong giai đoạn lịch sử ấy. Lực lượng sản xuất bao


Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho
học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12

gồm những tư liệu sản xuất, trước hết là công cụ lao động và người lao động
với những tri thức và kĩ năng của họ. Trong toàn bộ tư liệu sản xuất thì công
cụ sản xuất đóng vai trò quyết định. Trình độ phát triển của công cụ sản xuất
là tiêu chí cơ bản thể hiện trình độ chinh phục thiên nhiên của con người, và
là tiêu chuẩn chủ yếu để phân biệt các thời đại kinh tế khác nhau trong lịch
sử. Nhưng những tư liệu sản xuất dù có quan trọng đến đâu thì tự bản thân
chúng cũng không thể tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Chúng chỉ có thể

phát huy vai trò trọng yếu của mình khi được kết hợp với sức lao động, với
người lao động. Chính con người đã sáng chế ra công cụ lao động và sử dụng
chúng để tiến hành sản xuất. Trong quá trình sản xuất con người biết tập hợp
và đúc kết những kinh nghiệm, biết cải tiến, hoàn thiện và phát triển công cụ
sản xuất, nhằm phát huy và tăng cường sức mạnh của mình trong việc chinh
phục thiên nhiên, sản xuất ra ngày càng nhiều của cải vật chất cho xã hội.
Lao động của con người là lao động có trí tuệ. Trí tuệ của con người
không phải là cái siêu nhiên mà là sản phẩm của tự nhiên, của lao động. Trí
tuệ hình thành và phát triển cùng với lao động và làm cho lao động ngày càng
có hàm lượng trí tuệ cao hơn. Trong thời đại ngày nay, khi mà khoa học công
nghệ trở thành lực lượng trực tiếp, khoa học đã gắn liền với kĩ thuật và sản
xuất; khoa học đi trước, khám phá và mở đường cho kĩ thuật và sản xuất phát
triển; những phát minh, sáng chế của khoa học chỉ trong một thời gian ngắn
đã biến thành kĩ thuật, công nghệ mới, công cụ mới, vật liệu mới,…, trong đó
nhiều cái không có trong tự nhiên thì lao động của con người càng thể hiện
vai trò đặc biệt quan trọng của mình trong lực lượng sản xuất.
Như vậy, bằng lí luận hình thái kinh tế - xã hội của triết học Mac – Lenin
đã cho thấy rằng con người là nguồn lực đặc biệt, cơ bản nhất, là nguồn lực
vô tận của sản xuất vật chất, là cơ sở để xã hội tồn tại và phát triển.


Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho
học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12

I.1.1.2. Vai trò của nguồn lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "muốn có chủ nghĩa xã hội, trước hết cần
phải có con người xã hội chủ nghĩa". Trong đường đầu của thời kì quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, khi mà đất nước ta thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá
theo chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần; trong điều kiện khoa

học công nghệ phát triển như vũ bão, xu hướng hội nhập của thế giới; và để
chống lại các nguy cơ tụt hậu kinh tế, nạn tham nhũng, chệch hướng chủ
nghĩa xã hội, âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, hơn bao
giờ hết Đảng ta khẳng định vai trò to lớn của con người và nguồn lực con
người. Từ đó, Đảng xây dựng chiến lược về phát triển con người, trong đó
khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của giáo dục và đào tạo trong quá trình
ấy.
I.1.1.3. Mục tiêu và nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo trong chiến lược
xây dựng nguồn lực con người
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992) điều 35
chương 3 khẳng định: "Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhà
nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài". [ ]
Luật giáo dục (2005) điều 27 chỉ rõ: "Mục tiêu của giáo dục phổ thông là
giúp cho HS phát triển toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và
các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo,
hình thành trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi
vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc" []. Để đạt được
mục tiêu đó với bậc THPT, luật giáo dục nêu rõ yêu cầu về nội dung và
phương pháp giáo dục (điều 28): "Giáo dục ở THPT phải củng cố, phát triển
những nội dung đã được học ở Trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo
dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm đảm bảo chuẩn kiến thức phổ


Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho
học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12

thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi HS còn có nội dung nâng
cao ở một số môn để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của HS.
Phương pháp giáo dục ở phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động,

sáng tạo của HS, phù hợp với từng lớp học, từng môn học; bồi dưỡng phương
pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập
cho HS".
Trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tư tưởng chỉ đạo
phát triển giáo dục – đào tạo được nêu lên trong nghị quyết TW 2 khoá VIII
của Đảng là:
- Giáo dục – đào tạo trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải đào
tạo được những con người và thế hệ gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội; làm chủ tri thức khoa học với công nghệ hiện đại; có tư tưởng sáng
tạo, có kĩ năng thực hành giỏi; có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỉ luật,
có sức khoẻ, là những con người xã hội chủ nghĩa vừa "hồng" vừa "chuyên",
phải giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa, chống hướng "thương mại hoá", đề
phòng khuynh hướng phi chính trị hóa giáo dục – đào tạo. [ ]
- Thực sự coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của
toàn Đảng, toàn dân.
- Phát triển giáo dục – đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội,
tiến bộ khoa học công nghệ, củng cố quốc phòng - an ninh. Thực hiện công
bằng trong giáo dục – đào tạo. Giữ vững vai trò nòng cốt của các trường công
lập đi đôi với đa dạng hoá các loại hình giáo dục – đào tạo, trên cơ sở nhà
nước thống nhất quản lí từ nội dung đến chương trình, quy chế học, thi cử,
văn bằng, tiêu chuẩn giáo viên …
Như vậy, từ lí luận về hình thái kinh tế xã hội theo quan điểm của
triết học Mac-Lenin, từ quan điểm đường lối của Đảng, chúng ta thấy


Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho
học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12

rằng việc đào tạo và bồi dưỡng HSG là một nhiệm vụ tất yếu của giáo

dục THPT.
I.1.2. Một số vấn đề về lí luận dạy học trong công tác bồi dƣỡng HSG
I.1.2.1. Những phẩm chất, năng lực cần có của một HSG hoá học
- Có kiến thức hoá học cơ bản vững vàng, sâu sắc, hệ thống.
- Có trình độ tư duy hoá học phát triển, tức là biết cách phân tích, tổng
hợp, so sánh, khái quát hoá, có năng lực suy luận logic, năng lực kiểm chứng,
năng lực diễn đạt.
- Có khả năng quan sát, nhận thức và giải thích các hiện tượng tự nhiên,
có năng lực thực hành.
- Có khả năng vận dụng linh hoạt, mềm dẻo, sáng tạo kiến thức, kĩ năng
đã có để giải quyết các vấn đề, các tình huống gặp phải. Đây là phẩm chất cao
nhất cần có ở một HSG.
I.1.2.2. Bài tập hóa học
I.1.2.2.1. Khái niệm về bài tập hóa học
Trong cuốn từ điển tiếng Việt (1992) có định nghĩa về "bài tập" như sau:
"Bài tập là những bài ra cho HS để tập vận dụng những điều đã học". Sau khi
nghe giảng bài xong, nếu HS nào giải được các bài tập mà giáo viên đưa ra thì
có thể xem như HS đó đã lĩnh hội được một cách tương đối những kiến thức
mà giáo viên đó truyền đạt.
Nội dung của bài tập hoá học thông thường bao gồm những kiến thức chính
yếu trong bài giảng. Nó bao gồm cả câu hỏi lí thuyết và bài tập tính toán. Để giải
quyết được những yêu cầu của bài tập, đòi hỏi HS vừa phải nhớ lại các kiến thức
đã học, vừa phải biết vận dụng, suy luận, sáng tạo và tổng hợp các kiến thức đã
có, từ đó phát triển tư duy và khả năng nhận thức của HS.
I.1.2.2.2. Tác dụng của bài tập hóa học
- Là một trong những phương tiện hiệu nghiệm nhất, cơ bản nhất để HS
vận dụng các kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, sản xuất và tập nghiên


Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho

học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12

cứu khoa học, biến những kiến thức đã lĩnh hội qua bài giảng của giáo viên
thành kiến thức của chính mình. "Kiến thức sẽ được nắm thực sự nếu HS có
thể vận dụng thành thạo chúng vào việc hoàn thành những bài tập lí thuyết và
thực hành". []
- Giúp cho HS đào sâu, mở rộng kiến thức đã học một cách sinh động,
phong phú. Chỉ có vận dụng kiến thức vào việc giải bài tập thì HS mới nắm
vững kiến thức một cách sâu sắc ".
- Là phương tiện để ôn tập, hệ thống hoá kiến thức một cách tốt nhất.
- Thông qua bài tập hoá học, HS được rèn luyện các kĩ năng như: kĩ năng
viết và cân bằng PTHH, kĩ năng tính toán theo công thức và phương trình hóa
học, kĩ năng thực hành …
- Giúp cho HS phát triển năng lực nhận thức, rèn luyện trí thông minh.
- Là phương tiện để nghiên cứu tài liệu mới, giúp cho HS tích cực, tự
lực, chủ động lĩnh hội kiến thức một cách bền vững và sâu sắc.
- Giúp phát huy tính tích cực, chủ động của HS và góp phần hình thành
phương pháp học tập hợp lí.
- Là phương tiện để kiểm tra – đánh giá kiến thức, kĩ năng của HS một
cách nhanh chóng và chính xác.
- Giáo dục đạo đức, tác phong, rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực,
chính xác, khoa học và sáng tạo, phong cách làm việc khoa học, nâng cao
hứng thú học tập môn hoá học.
I.1.2.2.3. Sơ đồ cấu trúc của hệ thống bài tập
BÀI TẬP

NGƢỜI GIẢI

Những điều kiện


Phép giải

Những yêu cầu

Phương tiện giải


Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho
học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12

I.1.2.3. Quan hệ giữa việc giải bài tập hoá học với việc phát triển tư duy
hoá học của HS
I.1.2.3.1. Tư duy và tư duy hoá học
Theo L.N.Tonxtoi: "Kiến thức chỉ thực sự là kiến thức khi nó là thành
quả những cố gắng của tư duy chứ không phải của trí nhớ".
Theo M.N.Sacdacop: "Tư duy là sự nhận thức khái quát các sự vật và
hiện tượng của hiện thực trong những dấu hiệu, những thuộc tính chung và
bản chất của chúng. Tư duy cũng là sự nhận thức sáng tạo những sự vật và
hiện tượng mới, riêng lẻ của hiện thực trên cơ sở những kiến thức khái quát
hoá đã thu nhận được".
Cơ sở của tư duy hoá học là sự liên hệ quá trình phản ứng hoá học với sự
tương tác giữa các tiểu phân vô cùng nhỏ bé của thế giới vi mô. Đặc điểm của
quá trình tư duy hoá học là sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa cái bên
trong và cái bên ngoài, giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, nghĩa là những hiện
tượng cụ thể quan sát được với nhứng hiện tượng cụ thể nhưng không nhìn
thấy được, ngay cả khi dùng kính hiển vi, mà chỉ dùng kí hiệu, công thức để
biểu diễn mối liên hệ bản chất của các hiện tượng nghiên cứu.
Tư duy hoá học cũng sử dụng những thao tác tư duy vào trong quá trình
nhận thức thực tiễn và tuân theo quy luật chung của nhận thức :
Từ trực quan sinh động  Tư duy trừu tượng  Thực tiễn

Hoá học là bộ môn khoa học lí thuyết và thực nghiệm có lập luận, trên cơ
sở kĩ năng quan sát các hiện tượng hoá học, phân tích các yếu tố cấu thành và
ảnh hưởng, thiết lập những sự phụ thuộc xác định để tìm ra những mối liên hệ
giũa các mặt định tính và định lượng, quan hệ nhân quả của các hiện tượng và
quá trình hoá học, xây dựng nên các nguyên lí, quy luật, định luật, rồi trở lại
vận dụng chúng để nghiên cứu những vấn đề của thực tiễn.


Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho
học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12

I.1.2.3.2. Quan hệ giữa việc giải bài tập hoá học với việc phát triển tư duy
hoá học của HS
Trí thông minh là tổng hợp các năng lực trí tuệ của con người (quan sát,
ghi nhớ, tưởng tượng…) mà đặc trưng cơ bản nhất là tư duy độc lập và sáng
tạo nhằm ứng phó với tình huống mới.
Để giúp cho HS phát triển năng lực tư duy mà đỉnh cao là tư duy sáng
tạo thì cần tập luyện cho HS hoạt động tư duy sáng tạo.
Trước đây người ta cho rằng sáng tạo chỉ dành cho những người có
năng khiếu. Ngày nay người ta khảng định rằng: Nếu dạy cho người không
có năng khiếu những quy luật của sáng tạo thì họ có thể sáng tạo được. Vì
vậy đã ra đời một môn học mới (ở Mỹ) gọi là môn “ Sáng tạo học”.
Trong quá trình giải bài tập nói riêng cũng như trong quá trình dạy học
nói chung, HS là chủ thể của hoạt động dạy học, còn giáo viên là người tổ
chức, điều khiển, để phát huy tối đa năng lực độc lập suy nghĩ của HS. Có tư
duy độc lập thì mới biết phê phán, có phê phán thì mới có khả năng phát hiện
vấn đề và vấn đề và như vậy mới có khả năng sáng tạo được. Thông qua hoạt
động giải bài tập hoá học, tuỳ thuộc vào từng loại bài tập, với nội dung và đối
tượng cụ thể mà các năng lực đó được trau dồi và rèn luyện thêm.
Quan hệ giữa hoạt động giải bài tập và sự phát triển tư duy của HS có thể

biểu diễn qua sơ đồ sau đây:




Phân
tích

Tổng
hợp
So
sánh

Phân tích đề bài

Khái
quát
hoá
Trừu
tượng
hoá

Trí
nhớ

TƢ DUY 

Quan
sát


Xây dựng tiến trình bài giải

Tưởng
tượng

Hoạt động giải bài tập hoá học

BÀI TẬP HOÁ HỌC

Giải

Quan hệ giữa bài tập hoá học và sự phát triển tƣ duy của HS

PP
khoa
học

Phê
phán

Hứng
thú

Kiểm tra



Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho
học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12



Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho
học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12

I.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
I.2.1 Điều tra thực trạng về điều kiện, kết quả bồi dƣỡng HSG và việc sử
dụng bài tập hóa học để hình thành năng lực cho HSG ở các trƣờng
THPT (điều tra tại tỉnh Thái Bình)
Để đảm bảo tính khả thi của đề tài nghiên cứu, tức là đề xuất một số
hướng sử dụng hệ thống bài tập góp phần hình thành một số phẩm chất và
năng lực cho HSG hóa học phù hợp với điều kiện thực tế các trường THPT
trên địa bàn các tỉnh Thái Bình hiện nay thì vấn đề cần thiết đầu tiên là phải
điều tra, khảo sát và đánh giá thực trạng về vấn đề này.
I.2.1.1 Mục đích điều tra
- Có cơ sở để nhận định, đánh giá một cách khách quan thực trạng về cơ sở
vật chất và đội ngũ giáo viên dạy HSG hoá học và giáo viên dạy chuyên hoá
học.
- Thông qua quá trình điều tra để phân tích đánh giá các phương pháp và
cách thức tổ chức bồi dưỡng, tuyển chọn HSG hóa học về ưu, nhược điểm và
nguyên nhân.
- Nắm được mức độ hiểu, vận dụng bài tập hóa học trong dạy học hóa
học nói chung và trong bồi dưỡng HSG hoá học nói riêng. Đây là cơ sở để
định hướng nghiên cứu của đề tài luận văn.
I.2.1.2. Nội dung, đối tượng và phương pháp điều tra
I.2.1.2.1. Nội dung điều tra
+ Điều tra tổng quát về điều kiện cơ sở vật chất, tình trạng đội ngũ giáo
viên hoá học.
+ Điều tra công tác dạy học và tổ chức tuyển chọn, bồi dưỡng HSG môn
hóa học.
+ Điều tra kết quả thi HSG môn hóa học của HS lớp 11, 12 trường

THPT.


Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho
học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12

I.2.1.2.2. Đối tượng điều tra
+ Một số trường THPT ở tỉnh Thái Bình (THPT Nguyễn Trãi, THPT Bắc
Đông Quan, THPT chuyên Thái Bình).
+ Các giáo viên trực tiếp dạy học và bồi dưỡng HSG hóa học ở các
trường THPT trên.
I.2.1.2.3. Phương pháp điều tra
+ Gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với giáo viên dạy lớp chọn tự nhiên, dạy đội
tuyển HSG hoá học và giáo viên dạy chuyên hoá học ở các trường chuyên.
+ Dự giờ, nghiên cứu giáo án của giáo viên.
I.2.1.3. Kết quả điều tra
I.2.1.3.1. Thực trạng về cơ sở vật chất, điều kiện dạy học, giáo viên và HS
- Cơ sở vật chất phục vụ dạy học hóa học của các trường tương đối đầy đủ.
- Trình độ HS trong đội tuyển HSG chuẩn bị thi HSG hoá học cấp tỉnh
của các trường đã điều tra khá tốt.
Tuy nhiên:
- Quỹ thời gian dành cho việc bồi dưỡng HSG ở các trường còn khá ít
(thường là 10 đến 12 buổi tương đương với 30 đến 36 tiết).
- Giáo viên tham gia bồi dưỡng HSG vẫn phải giảng dạy số giờ nhất
định trong tuần, làm công tác chủ nhiệm và vẫn phải tham gia các hoạt động
khác của nhà trường, nên quỹ thời gian dành cho bồi dưỡng đội tuyển bị hạn
chế. Đồng thời việc chuẩn bị bài giảng cũng sẽ không đảm bảo.
- Giáo viên thường không xác định được giới hạn kiến thức cần bồi
dưỡng cho HS. Việc tổ chức các chuyên đề về bồi dưỡng HSG trong phạm vi
toàn tỉnh chưa được triển khai.

- HS chủ yếu con gia đình nông dân, kinh tế, quỹ thời gian, điều kiện học
tập của các em còn nhiều khó khăn.


Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho
học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12

I.2.1.3.2. Về tình hình sử dụng bài tập hóa học trong bồi dưỡng HSG
Qua tìm hiểu, điều tra chúng tôi thấy rằng: Tất cả giáo viên đã chú ý đến
việc sử dụng bài tập trong quá trình dạy học nói chung và bồi dưỡng HSG nói
riêng. Bài tập đã được sử dụng trong các giờ luyện tập, ôn tập, trong các đề
kiểm tra. Tuy nhiên việc sử dụng bài tập trong quá trình dạy học hóa học còn
có những hạn chế phổ biến sau đây:
- Việc xác định chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng chương, từng phần từ
đó lựa chọn hệ thống bài tập để củng cố, mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ
năng, rèn thao tác tư duy cho HS với nhiều giáo viên còn lúng túng.
- Giáo viên thường không xác định được giới hạn kiến thức cần bồi
dưỡng cho HS. Họ phải tham khảo đề thi của các kì thi đã diễn ra để tìm
những dạng bài tập tương tự để ra cho HS làm.


Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho
học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12

CHƢƠNG II. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HOÁ HỌC
HỮU CƠ LỚP 12 BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI
II.1. MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP HOÁ HỌC HỮU CƠ
II.1.1 Chƣơng I. Este – Lipit
II.1.1.1. Dạng bài tập xác định công thức cấu tạo của este, lipit
Thí dụ 1. Hãy gọi tên các hợp chất sau:

O
a. CH3-CH-CH2-C-Cl
CH3

b. CH3-CH-C-O-CH-CH3

O

CH3

CH3
CH3

c.

COO-C-CH3

d.

OOC-CH-CH3

CH3

CH3

e. C6H5-C-O-C-CH3
O

f . CH3-O-C-CH2-CH2-C-O-C2H5


O

O

O

Hướng dẫn giải:
a. isovaleryl clorua

b. Isopropylisobutirat

c. Tert-butylbenzoat

d. Xiclopentylisobutirat

e. Anhiđrit axetic benzoic

f. Etylmetylsucxinat

Thí dụ 2. Hoàn thành sơ đồ sau dưới dạng công thức cấu tạo thu gọn (ghi rõ
điều kiện nếu có)
CH4 → A → B → D → E → F → C4H8O2
Biết D là hợp chất hữu cơ đa chức, C4H8O2 là hợp chất hữu cơ đơn chức.
Hướng dẫn giải:
C

 C2H2 + 3H2
2CH4 1500
0


(A)
Pd ,t
 CH2=CH2
CH  CH + H2 
0

(B)


Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho
học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12


,t
CH2=CH2 + 2H2O H
 HO-CH2-CH2-OH
0

(D)
HO-CH2-CH2-OH

KHSO4,t0

CH3-CHO + H2O
(E)

CH3-CHO + Br2 + H2O

CH3-COOH + 2HBr
(F)


CH3-COOH + C2H5OH

H 2SO 4,t0

CH3-COO-C2H5 + H2O

Thí dụ 3. Viết các CTCT các chất hữu cơ tham gia sơ đồ biến hoá sau:

C9H11Cl (A)
NaOH

Cl2

C9H10Cl2 (B) NaOH, H2O C9H10O (C)

C9H10 (F)
CH(Cl)CH 3

CH(Cl2)CH3

B:
CH 3

COOH

CH=CH 2

F:
COOH


O

COCH 3

C:

CH 3

D:

C8H4O3 (E)

C9H12O (G)

Hướng dẫn giải:
A:

C8H6O4 (D)

CH 3

C

E:

O

CH(OH)CH 3


C

CH 3

O

G:
CH 3

Thí dụ 4. Hai đồng phân A, B của C6H9O4Cl tham gia phản ứng thuỷ phân
theo 2 phương trình sau:
C6H9O4Cl (A) + NaOH(vừa đủ)  Muối hữu cơ X + muối vô cơ P + axeton + H2O
C6H9O4Cl (B) + NaOH(vừa đủ)  Muối hữu cơ Y + muối vô cơ P + ancol Z + ancol T
Biết hai ancol Z và T có cùng số nguyên tử C. Xác định cấu tạo của A, B
và hoàn thành PTHH dưới dạng CTCT.
Hướng dẫn giải:
- Độ không no k = 2 nên A và B là este hai chức, no, hở.
- A thủy phân tạo axeton nên A thủy phân sinh ra ancol không bền (có 2
nhóm -OH cùng liên kết với 1 nguyên tử cacbon bậc hai). Phản ứng của A là


Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho
học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12

HOOC–CH2COOC(CH3)ClCH3 + 2NaOH
 NaOOC–CH2–OH + NaCl + CH3–CO–CH3 + H2O
- B thủy phân ra hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon nên hai ancol
này phải có số C lớn hơn hoặc bằng 2. Phản ứng của B là
ClCH2CH2OOC–COOCH2–CH3 + 3NaOH
 NaOOC–COONa + NaCl + HO–CH2–CH2–OH + CH3–CH2–OH

Thí dụ 5. Hãy chọn các tác nhân phản ứng trong sơ đồ phản ứng sau đây:
HO-CH2-CH=CH-[CH2]7-COO-CH3

+X
(1)

OHC-CH=CH-[CH2]7-COO-CH3

+Y
(2)

CH2=CH-CH=CH-[CH2]7-COO-CH3

+T
(4)

CH2=CH-CH=CH-[CH2]7-CH2-OCO-CH3

+Z
(3)

CH2=CH-CH=CH-[CH2]7-CH2-OH

Hướng dẫn giải:

(1): X là (C5H11N) 2Cr2O7/CH2Cl2
(2): Y là (C6H5)3P+-CH2(3): Z là LiAlH4/H3O+
(4): T là (CH3CO)2O

II.1.1.2. Dạng bài tập este hoá

Thí dụ 6. Đặc điểm của phản ứng este hoá là thuận nghịch
1. Nêu các biện pháp để phản ứng nhanh đạt tới trạng thái cân bằng và
các biện pháp để cân bằng chuyển dịch về phía tạo thành este.
2. Thiết lập biểu thức tính hằng số cân bằng K, giả sử cho a mol axit
axetic phản ứng với b mol ancol etylic và sau khi phản ứng đạt tới trạng thái
cân bằng thu được c mol este.
a. Tính giá trị của K khi a = b = 1 mol và c = 0,665 mol.
b. Nếu a = 1 và b tăng gấp 5 lần thì lượng este tăng gấp bao nhiêu lần?
Hướng dẫn giải:


Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho
học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12

1. Các biện pháp:
Để phản ứng nhanh đạt đến trạng thái cân bằng cần tăng tốc độ phản ứng
thuận và nghịch, nên người ta cho đun nóng hỗn hợp phản ứng và dùng xúc
tác là dung dịch H2SO4 đặc.
Để cân bằng chuyển dịch về phía tạo thành este, ta cần dùng chất hút
nước là dung dịch H2SO4 đặc để hút nước, liên tục lấy este ra (dùng phương
pháp chiết) và liên tục tăng nồng độ các chất tham gia axit và ancol.
2. Thiết lập biểu thức tính hằng số cân bằng (coi thể tích của bình phản
ứng là V không đổi)
CH3COOH + C2H5OH

H2SO4, t0

CH3COOC2H5 + H2O

Ban đầu:


a
V

b
V

0

0

Phản ứng:

c
V

c
V

c
V

c
V

Cân bằng:

ac
V


bc
V

c
V

c
V

c c
.
c2
V
V

CH 3COOC2 H 5 
. H 2O 
Hằng số cân bằng K =
=
=
CH 3COOH . C2 H 5OH  a  c . b  c (a  c).(b  c)
V
V
a. Khi a = b =1 và c = 0,665 thì K =

0,665.0,665
= 3,94.
(1  0,665).(1  0,665)

b. Nếu a = 1 và b = 5 thì hằng số cân bằng của phản ứng vẫn không thay

đổi và bằng 3,94 (K chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ và bản chất của chất điện li)
c2
0,944
 1,42 lần
 3,94 =
 c = 0,944 nên lượng este tăng lên
(1  c).(5  c)
0,665

Thí dụ 7. Tổng hợp isoamyl axetat (dầu chuối) gồm 3 bước:
- Cho 60 ml axit axetic băng (axit 100%, d = 1,05 g/cm3); 108,6 ml
3-metylbutan-1-ol (ancol isoamylic, d = 0,81 g/cm3) và 1 ml dung dịch H2SO4


Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho
học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12

đậm đặc vào bình cầu có lắp máy khuấy, ống sinh hàn rồi đun sôi trong vòng
8 giờ.
- Sau khi để nguội, lắc hỗn hợp thu được với nước, chiết bỏ lớp nước, rồi
lắc với dung dịch Na2CO3, chiết bỏ lớp dung dịch nước, lại lắc hỗn hợp thu
được với nước, chiết bỏ lớp nước.
- Chưng cất lấy sản phẩm ở 1420C đến 1430C thu được 60 ml isoamyl
axetat (là chất lỏng, d = 0,87 g/cm3, sôi ở 142,50C, có mùi thơm như mùi
chuối chín).
a. Hãy giải thích các bước làm trên và viết PTHH của phản ứng xảy ra.
b. Tính hiệu suất phản ứng.
Hướng dẫn giải:
a. Giải thích các bước tiến hành thí nghiệm trên:
- Đầu tiên, cho axit axetic băng, ancol isoamylic và axit sunfuric đậm đặc

vào bình cầu, đun sôi trong 8h để tổng hợp isoamyl axetat theo phương trình hoá
học sau:
CH3COOH + (CH3)2CHCH2CH2OH

H2SO4, t0

CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 + H2O

- Sau đó để nguội, lắc hỗn hợp thu được với nước, chiết bỏ lớp nước
bằng phễu chiết nhằm loại bỏ phần lớn dung dịch axit sunfuric và axit axetic
còn lại.
- Tiếp tục lắc hỗn hợp thu được với dung dịch Na2CO3, chiết bỏ lớp
nước cũng là để loại hết axit còn lại. Phương trình phản ứng:
2CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O
H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O
- Cuối cùng, chưng cất lấy sản phẩm ở 142-1430C thu được isoamyl axetat
tinh khiết.
b. Tính hiệu suất của phản ứng:


Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho
học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12

CH3COOH + (CH3)2CHCH2CH2OH

Bđ: 63 gam

88 gam

Pư: 60 gam


88 gam

Hiệu suất H =

H2SO4, t0

CH3COOCH2CH2CH(CH3) 2 + H2O

130 gam

52,2
.100%  40,15%
130

Thí dụ 8. Cho hỗn hợp X gồm ancol metylic và 2 axit cacboxylic (no, đơn
chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với Na, giải phóng 6,72
lít khí H2 (đktc). Nếu đun nóng hỗn hợp X (có H2SO4 đặc làm xúc tác) thì các
chất trong hỗn hợp phản ứng vừa đủ với nhau tạo thành 25 gam hỗn hợp este
(giả thiết hiệu suất phản ứng este hoá đạt 100%). Tìm công thức 2 axit trong X.
Hướng dẫn giải:
Vì trong phản ứng este hoá, ancol và axit phản ứng vừa đủ với nhau nên
ancol và axit có số mol bằng nhau.
Gọi số mol ancol và axit là x, ta có: 0,5x + 0,5x = nH2 = 0,3  x = 0,3
o

H2 SO4 ,t

 RCOOCH3 + H2O
CH3OH + RCOOH 



0,3
 Meste =

0,3

0,3 (mol)

25
= 83,33 (g/mol)  R = 24,33
0,3

 2 axit là CH3COOH và C2H5COOH
Thí dụ 9. Hỗn hợp X gồm 2 axit HCOOH và CH3COOH (tỉ lệ mol là 1 : 1). Hỗn
hợp Y gồm 2 ancol CH3OH và C2H5OH (tỉ lệ mol lần lượt là 3 : 2). Lấy 11,13 gam
hỗn hợp X tác dụng với 7,52 gam hỗn hợp Y (xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam
hỗn hợp este. Biết hiệu suất các phản ứng este hoá đều đạt 80%. Tính m.
Hướng dẫn giải:
Đặt công thức chung của 2 axit trong hỗn hợp X là RCOOH
Ta có MX =

46.1  60.1
= 53 (g/mol) và n = 0,21 mol
2


Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho
học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12


 R + 45 = 53  R = 8
Đặt công thức chung của 2 ancol trong hỗn hợp Y là R’OH
Ta có MY =

32.3  46.2
= 37,6 (g/mol) và n = 0,2 mol
5

 R’ + 17 = 37,6  R’ = 20,6
H SO ,t o

2 4

 RCOOR’ + H2O
R’OH + RCOOH 


Ban đầu: 0,2

0,21

Phản ứng: 0,2.80%

0,2.80%

0,2.80%

Khối lượng este thu được là m = 0,16.(8 + 44 + 20,6) = 11,6 gam.

II.1.1.3. Dạng bài tập thuỷ phân este, lipit, chỉ số chất béo

Thí dụ 10. Thuỷ phân hoàn toàn 0,1 mol este X (chỉ chứa một loại nhóm
chức) cần dùng vừa đủ 100 gam dung dịch NaOH 12%, thu được 20,4 gam
muối của một axit hữu cơ và 9,2 gam một ancol. Biết rằng một trong hai chất
tạo thành X là đơn chức. Xác định CTCT của X.
Hướng dẫn giải:
Số mol NaOH cần dùng là:

100
.12% = 0,3 (mol)
40

Vì tỉ lệ mol X : NaOH = 0,1 : 0,3 và sản phẩm chỉ chứa 1 muối hữu cơ
nên X có 3 nhóm chức este.
Phản ứng thuỷ phân:
Este X + NaOH  muối + ancol
m

12 g

20,4 g

9,2 g

 m = 20,4 + 9,2 – 12 =17,6 (g); MX = 17,6/0,1 = 176 (g/mol)
Vì một trong hai chất tạo thành X (ancol và axit) là đơn chức nên ta xét 2
trường hợp sau:
Trường hợp 1: Ancol đơn chức, axit ba chức: R(COOR’)3


Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho

học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12

R(COOR’)3 + 3NaOH  R(COONa)3 + 3R’OH
0,1

0,3

0,1

0,3 (mol)

 Mancol = 9,2/0,3 = 30,6 (g/mol)  lẻ, loại.
Trường hợp 2: Ancol ba chức, axit đơn chức: (RCOO)3R’
(RCOO)3 R’+ 3NaOH  3RCOONa + R’(OH)3
0,1

0,3

0,3

0,1 (mol)

 Mancol = 9,2/0,1 = 92 (g/mol)
 3R + 44.3 + R’ = 176; R’ + 17.3 = 92; R + 67 = 20,4/0,3
 R =1 (H); R’ = 41 (C3H5); Vậy X là (HCOO)3C3H5
Thí dụ 11. Để xà phòng hoá 17,4 gam một este no, đơn chức X cần đúng 300
ml dung dịch NaOH 0,5M. Sau phản ứng sinh ra muối Y và ancol Z.
a. Xác định CTPT của este X.
b. Trộn muối Y với vôi tôi xút, thu được một chất khí P có tỉ khối hơi so với
hiđro bằng 8. Tính thể tích khí P (đktc). Viết các CTCT có thể có của este X.

c. Xác định CTCT của X nếu cho Z là ancol bậc cao nhất.
Hướng dẫn giải:
a. RCOOR’ + NaOH  RCOONa + R’OH
0,15

0,15

0,15

0,15 (mol)

 Meste = 116 g/mol.
Đặt CTPT của este X là CnH2nO2, ta có: 14n + 32 = 116
 n = 6  CTPT X: C6H12O2
b. RCOONa + NaOH  RH + Na2CO3
0,15

0,15 (mol)

Ta có MRH = 8.2 =16 (g/mol)
 RH là CH4, muối Y là CH3COONa, este X là CH3COOC4H9


Đề tài: Tuyển chọn, xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn luyện tư duy cho
học sinh giỏi phần hoá học hữu cơ lơp 12

Thể tích khí CH4 là: 0,15.22,4 = 3,36 (lít).
Các CTCT có thể có của X là:
CH3-COO-CH2-CH2-CH2-CH3; CH3-COO-CH(CH3)-CH2-CH3;
CH3-COO-CH2-CH(CH3)-CH3; CH3-COO-C(CH3)2-CH3

c. Ancol Z C4H9OH có bậc cao nhất là 3, cấu tạo: CH3–C(CH3)2OH
Vậy CTCT của este X là CH3COOC(CH3)2CH3.
Thí dụ 12. Cho X là một este đơn chức (chỉ chứa C, H, O). Thuỷ phân 0,01
mol X với 300 ml dung dịch NaOH 0,1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được phần hơi chỉ chứa nước và 2,38
gam chất rắn. Xác định CTCT của X.
Hướng dẫn giải:
Thuỷ phân este đơn chức mà thu được H2O nên X phải là este của phenol.
Trường hợp 1: Este X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:2 (X là este của
axit đơn chức và phenol đơn chức):
RCOOR’ + 2NaOH  RCOONa + R’ONa + H2O
Phản ứng:

0,01

0,02

0,01

0,01

0,01 (mol)

0

0,01

0,01

0,01


0,01 (mol)

Sau phản ứng:

mchất rắn = 0,01.40 + 0,01.(R + 67) + 0,01.(R’ + 39) = 2,38
 R + R’ = 92
 R = 1 (H) và R’ = 91 (C6H4CH3) hoặc R = 15 (CH3) và R’ = 77 (C6H5)
Vậy có 4 este thoả mãn:
o–HCOOC6H4CH3; m–HCOOC6H4CH3; p–HCOOC6H4CH3; CH3COOC6H5
Trường hợp 2: Este X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ 1:3 (X là este của axit
đơn chức và phenol hai chức):
RCOOR’(OH) + 3NaOH  RCOONa + R’(ONa)2 + 2H2O
Phản ứng:

0,01

0,03

0,01

0,01

0,01 (mol)


×