BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VÕ THỊ NGỌC
X¢Y DùNG HÖ THèNG BµI TËP RÌN LUYÖN
Kü N¡NG LËP LUËN CHO HäC SINH LíP 4
QUA GIê TËP LµM V¡N
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
2
NGHỆ AN - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
VÕ THỊ NGỌC
X¢Y DùNG HÖ THèNG BµI TËP RÌN LUYÖN
Kü N¡NG LËP LUËN CHO HäC SINH LíP 4
QUA GIê TËP LµM V¡N
Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc tiểu học)
Mã số: 60.14.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
4
PGS.TS. CHU THỊ THỦY AN
NGHỆ AN - 2014
LỜI CẢM ƠN
Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt
cũng như rèn kỹ năng nói, viết và kỹ năng giao tiếp hằng ngày cho học sinh Tiểu
học, tôi đã tìm hiểu về một số vấn đề của lí thuyết lập luận và khả năng ứng
dụng lí thuyết lập luận vào quá trình rèn luyện kĩ năng làm văn, từ đó, đề ra hệ
thống bài tập rèn kĩ năng lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ Tập làm văn.
Để hoàn thành đề tài, bên cạnh sự nổ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ của PGS. TS. Chu Thị Thủy An và ban giám hiệu của các
trường Tiểu học trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Qua đây, tôi
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Chu Thị Thủy An - người đã
dành nhiều thời gian và tâm huyết để giúp đỡ tôi hoàn thành công trình này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, cùng giáo viên, học sinh các
trường Tiểu học ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi thực hiện đề tài này, tôi cũng chân thành cảm ơn phòng Đào tạo Sau
đại học trường Đại học Vinh và quý thầy (cô) giáo trong khoa Giáo dục
trường Đại học Vinh đã nhiệt tình hướng dẫn, giảng dạy và tạo mọi điều kiện
để tôi hoàn thành luận văn này.
Do trình độ còn hạn chế và thời gian thực hiện đề tài không dài nên
luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy, tôi rất mong
nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý từ phía các thầy cô giáo và các bạn
đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.
6
Xin chân thành cảm ơn!
Nghệ An, tháng 8 năm 2014
Tác giả
Võ Thị Ngọc
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 17
1. Lí do chọn đề tài 17
2. Mục đích nghiên cứu 18
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 18
4. Giả thuyết khoa học 19
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 19
6. Phương pháp nghiên cứu 19
7. Cấu trúc luận văn 20
8
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 21
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 21
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về lí thuyết lập luận 21
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về dạy học Tập làm văn ở Tiểu học 22
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về rèn luyện kĩ năng lập luận cho học sinh tiểu học thông
qua dạy học Tập làm văn 24
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 25
1.2.1. Kĩ năng 25
1.2.2. Kĩ năng lập luận 26
1.3. BÀI TẬP TIẾNG VIỆT VÀ VAI TRÒ CỦA BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN Ở TIỂU HỌC
26
1.3.1. Bài tập trong dạy học tiếng Việt 26
9
1.3.2. Vai trò của bài tập trong dạy học Tập làm văn ở tiểu học 26
1.3.3. Xây dựng bài tập dạy học Tập làm văn 27
1.4. LÝ THUYẾT LẬP LUẬN VÀ VIỆC VẬN DỤNG LÍ THUYẾT LẬP LUẬN VÀO DẠY HỌC TẬP LÀM
VĂN Ở LỚP 4 29
1.4.1. Lý thuyết lập luận 29
1.4.2. Chương trình Tập làm văn ở lớp 4 với việc vận dụng lí thuyết lập luận 37
1.5. ĐẶC ĐIỂM NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH LỚP 4 VỚI VIỆC RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP LUẬN
THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP TẬP LÀM VĂN 46
1.5.1. Đặc điểm về tư duy của HS lớp 4 với việc rèn luyện kỹ năng lập luận thông qua hệ
thống bài tập TLV 46
1.5.2. Đặc điểm về ngôn ngữ của HS lớp 4 với việc rèn luyện kỹ năng lập luận thông qua hệ
thống bài tập TLV 48
Kết luận chương 1 50
10
Chương 2
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 52
2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG 52
2.1.1. Mục đích nghiên cứu thực trạng 52
2.1.2. Nội dung nghiên cứu thực trạng 52
2.1.3. Phương pháp nghiên cứu thực trạng 52
2.1.4. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu thực trạng 52
2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG 53
2.2.1. Hệ thống bài tập dạy học Tập làm văn lớp 4 với việc rèn luyện kĩ năng lập luận cho học
sinh 53
2.2.2. Thực trạng kĩ năng lập luận của học sinh lớp 4 qua bài TLV 55
2.2.3. Thực trạng nhận thức và tổ chức rèn luyện kĩ năng lập luận cho học sinh lớp 4 của giáo
viên 61
11
2.3. NGUYÊN NHÂN THỰC TRẠNG 68
2.3.1. Về phía học sinh 68
2.3.2. Về phía giáo viên 69
Tiểu kết chương 2 71
Chương 3
HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN KỸ NĂNG LẬP LUẬN
CHO HỌC SINH LỚP 4 QUA GIỜ TẬP LÀM VĂN 72
3.1. NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG LẬP LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 4
QUA GIỜ TẬP LÀM VĂN 72
3.1.1. Đảm bảo tính khoa học 72
3.1.2. Bám sát mục tiêu, chương trình phân môn Tập làm văn 72
3.1.3. Đảm bảo tính khả thi 73
3.1.4. Đảm bảo phát huy được hứng thú, tính tích cực, sáng tạo của HS trong học tập 73
12
3.2. HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 4 QUA GIỜ TẬP
LÀM VĂN 73
3.2.1. Hệ thống bài tập xác định cấu trúc lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ Tập làm văn 73
3.2.2. Hệ thống bài tập rèn kĩ năng sử dụng các tác tử và kết tử lập luận trong rèn kĩ năng lập
luận cho HS lớp 4 qua giờ Tập làm văn 82
3.2.3. Hệ thống bài tập sử dụng các yếu tố giá trị học trong rèn kĩ năng lập luận cho học sinh
lớp 4 qua giờ tập làm văn 84
3.2.4. Hệ thống bài tập sửa lỗi lập luận cho HS lớp 4 qua giờ TLV 89
3.3. THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 91
3.3.1. Giới thiệu khái quát về quá trình thử nghiệm sư phạm 91
3.3.2. Kết quả thử nghiệm 94
3.3.3. Kết luận về thử nghiệm 98
Kết luận chương 3 98
13
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 100
1. KẾT LUẬN 100
2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 101
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 106
BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
SGK Sách giáo khoa
HS Học sinh
GV Giáo viên
TV Tiếng Việt
TN Thử nghiệm
ĐC Đối chứng
BT Bài tập
PGS Phó Giáo sư
TS Tiến sĩ
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng :
Bảng 1.1. Chương trình Tập làm văn lớp 4 37
Bảng 1.2. Nội dung dạy học văn Kể chuyện trong việc rèn kĩ năng
lập luận cho học sinh lớp 4 38
Bảng 1.3. Nội dung dạy học văn miêu tả trong việc rèn kĩ năng
lập luận cho học sinh lớp 4 41
Bảng 2.1. Thực trạng về lập luận trong bài viết của học sinh 55
Bảng 2.2. Nhận thức của giáo viên về lập luận 62
Bảng 2.3. Thực trạng tổ chức rèn luyện kĩ năng lập luận cho học sinh
qua giờ TLV 64
16
Bảng 3.1. Các lớp thử nghiệm và lớp đối chứng 92
Bảng 3.2. Kết quả rèn kĩ năng lập luận của học sinh 94
Bảng 3.3. Tỉ lệ kết quả của lớp thử nghiệm so với lớp đối chứng 95
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ học tập của lớp thử nghiệm và lớp đối chứng 96
Bảng 3.4. Kết quả rèn luyện kĩ năng nói cho học sinh
qua giờ Tập làm văn 97
Bảng 3.5. Kết quả rèn luyện kĩ năng viết của học sinh
qua giờ Tập làm văn 97
17
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong giao tiếp hằng ngày, kể cả trong văn bản nói và văn bản viết,
để thuyết phục ai đó, tranh luận với ai điều gì hay giải thích cho người nghe
một nội dung nhất định hoặc để biện hộ cho một đối tượng nào đó…Tất cả
những hình thức đó con người đều cần đến vai trò của lập luận.Vai trò của lập
luận quan trọng như vậy, cho nên, từ xa xưa, con người đã quan tâm đến nghệ
thuật sử dụng ngôn từ, phép lập luận hay thuật hùng biện. Ngày nay, với sự
phát triển về kinh tế, văn hóa, giáo dục, luật pháp…thì vai trò của lập luận
càng được chú trọng. Lập luận không chỉ giúp cho con người giao tiếp có hiệu
quả và giúp con người phát triển tư duy, có khả năng quyết đoán, khả năng ra
quyết định…và thành công trong các lĩnh vực hoạt động của mình. Đề án
“Xây dựng chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015”
của Bộ GD & ĐT cũng xác định mục tiêu của chương trình giáo dục phổ
thông sau năm 2015 là phát triển năng lực của HS, trong đó, năng lực giao
tiếp và năng lực tư duy là hai năng lực được coi trọng nhất. Điều đó càng
khẳng định, trong những năm sắp tới càng phải chú trọng việc rèn luyện, phát
triển năng lực lập luận cho HS.
1.2. Ở Tiểu học, môn học Tiếng Việt có mục tiêu cơ bản là “Hình thành
và phát triển ở HS các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học
tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc
dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác tư duy.” Trong đó,
phân môn của Tập làm văn là phân môn có nhiệm vụ tổ chức cho HS thực
hành tổng hợp tất cả các kiến thức, kĩ năng của các phân môn khác, từ đó,
hình thành kĩ năng tạo lập ngôn bản nói và viết.
Vậy nhưng, theo đánh giá gần đây của PISA, học sinh phổ thông Việt
Nam mặc dầu về tri thức khoa học không thua kém HS các nước có nền giáo
dục hàng đầu thế giới nhưng kĩ năng lập luận, trình bày quan điểm lại còn
18
yếu. Kết quả khảo sát của chúng tôi cũng cho thấy, kĩ năng nói, viết của học
sinh chưa đáp ứng mục tiêu môn Tiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm
văn nói riêng. Các bài nói, bài viết của các em còn thiếu lôgic, mạch lạc, sắp
xếp ý lộn xộn, lời nói, câu văn chưa thuyết phục người nghe, người đọc.
13. Lí thuyết lập luận là một lĩnh vực nghiên cứu của ngữ dụng học.
Qua nghiên cứu về lập luận, các nhà ngữ dụng học đã tìm hiểu về vai trò của
lập luận trong giao tiếp hằng ngày và những tác động đến hiệu quả lập luận,
các phương tiện, cách thức lập luận khi nói, viết bằng tiếng Việt…Thành tựu
về lí thuyết lập luận của ngữ dụng học rất phong phú nhưng các công trình
nghiên cứu vận dụng lí thuyết lập luận vào trường phổ thông trong đó, có cấp
Tiểu học chưa nhiều.
Rèn luyện KN lập luận chưa trở thành một nội dung dạy học chính thức
ở trong chương trình. Mặt khác, nếu nhà trường và GV muốn tích hợp rèn
luyện kĩ năng này trong các nội dung khác, hoạt động khác thì vẫn chưa có tài
liệu hướng dẫn, các sách tham khảo.Vì vậy, GV tiểu học rất lúng túng khi lựa
chọn các biện pháp rèn luyện kĩ năng lập luận, khi xây dựng bài tập để tổ
chức cho HS luyện tập cách thức lập luận hoặc chữa lỗi về lập luận.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên và sự phân tích vai trò quan trọng
của phân môn Tập làm văn trong việc rèn luyện kĩ năng lập luận của HS,
chúng tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu là:“Xây dựng hệ thống bài tập rèn luyện
kỹ năng lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ Tập làm văn”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, đề tài xây dựng hệ thống bài
tập rèn kỹ năng lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ Tập làm văn, góp phần
tích cực hóa hoạt động rèn luyện kĩ năng lập luận của HS, nâng cao hiệu quả
dạy học Tập làm văn.
3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề rèn kỹ năng lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ Tập làm văn.
19
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống bài tập rèn kỹ năng lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ Tập
làm văn.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tiến hành khảo sát thực trạng và tổ chức thử nghiệm kết quả
nghiên cứu trên đối tượng học sinh lớp 4 ở các trường tiểu học trên địa bàn
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Đề tài tiến hành nghiên khảo sát và nghiên cứu ở hai thể loại văn kể
chuyện và văn miêu tả trong chương trình phân môn Tập làm văn lớp 4.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập rèn kỹ năng lập luận trong
dạy học Tập làm văn thì sẽ góp phần phát triển khả năng diễn đạt chặt chẽ,
thuyết phục cho học sinh lớp 4.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài: lí thuyết lập
luận, chương trình Tập làm văn lớp 4, bài tập tiếng Việt và vai trò của bài tập
trong rèn kỹ năng lập luận, kĩ năng lập luận và đặc điểm tâm lí của HS lứa
tuổi lớp 4 với việc hình thành kĩ năng lập luận.
- Nghiên cứu các vấn đề về thực tiễn có liên quan đến đề tài: thực trạng
kĩ năng lập luận của HS lớp 4 qua bài Tập làm văn, thực trạng nhận thức và tổ
chức rèn luyện kĩ năng lập luận cho HS lớp 4 của giáo viên.
- Đề xuất hệ thống các bài tập rèn kỹ năng lập luận cho học sinh lớp 4
qua giờ Tập làm văn.
- Tổ chức các tiết dạy thử nghiệm để kiểm tra tính khả thi, tính hiệu quả
của hệ thống bài tập.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp lí thuyết nhằm
nghiên cứu những công trình khoa học có liên quan đến việc xây dựng hệ
20
thống bài tập rèn kỹ năng lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ Tập làm văn,
phân tích và tổng hợp các luận cứ khoa học làm cơ sở lí luận cho đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát sư phạm
Tiến hành quan sát, thu thập thông tin về thực trạng hệ thống bài tập
rèn kĩ năng lập luận cho học sinh lớp 4 qua giờ Tập làm văn. Từ đó, đối chiếu
và kiểm nghiệm kết quả đạt được của đề tài.
- Phương pháp điều tra
Tiến hành trao đổi, điều tra qua phiếu anket và trắc nghiệm để ghi nhận
những vấn đề xung quanh thực trạng hệ thống bài tập rèn kĩ năng lập luận cho
học sinh lớp 4 qua giờ Tập làm văn và thu thập, đánh giá kết quả thử nghiệm
của đề tài.
- Phương pháp thử nghiệm sư phạm
Tổ chức thử nghiệm tại ba trường Tiểu học Diễn Thọ, Tiểu học Diễn
Phú, Tiểu học Thị Trấn trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An để kiểm
tra tính khả thi đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu các bài viết của học HS sau khi GV sử dụng hệ thống bài
tập đề tài đề xuất để rèn kĩ năng lập luận cho học sinh lớp 4 thông qua các
giờ Tập làm văn.
6.3. Phương pháp thống kê toán học
Đề tài sử dụng một số phép toán thống kê trong xử lí kết quả điều tra,
khảo sát thực trạng và xử lí kết quả thử nghiệm.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận của đề tài.
Chương 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài.
Chương 3: Hệ thống bài tập rèn kỹ năng lập luận cho học sinh lớp 4
qua dạy học Tập làm văn.
21
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về lí thuyết lập luận
Ngay từ những thế kỉ V trước công nguyên, lập luận và các vấn đề liên
quan đến lập luận đã được nghiên cứu. Buổi đầu, lập luận chỉ được xem là một
nghệ thuật hùng biện. Nó được trình bày trong tu từ học của Aristote. Sau đó,
lập luận được tìm hiểu dưới góc độ logic học. Từ nửa sau thế kỉ XX đến nay, lí
thuyết lập luận được nhiều người quan tâm và trở thành một đối tượng nghiên
cứu của Ngữ dụng học. Năm 1985, trung tâm Châu Âu nghiên cứu về lập luận
được thành lập và đã tổ chức được nhiều hội thảo bàn về lí thuyết lập luận.
Ở Việt Nam, lí thuyết lập luận được đưa vào khá muộn. Đỗ Hữu Châu
được xem là người đầu tiên giới thiệu và khởi xướng về lí thuyết lập luận, tạo
tiền đề cho rất nhiều tác giả khác tìm hiểu và vận dụng lí thuyết lập luận trong
Tiếng Việt.
Trong “Đại cương ngôn ngữ học”[4], tác giả Đỗ Hữu Châu đã giới
thiệu các nội dung của ngữ dụng học. Trong đó, lập luận là một nội dung quan
trọng. Ông đã đưa ra cấu trúc lập luận, phân biệt lập luận với logic, miêu tả và
thuyết phục; đưa ra hệ thống chỉ dẫn lập luận gồm hai loại: tác tử lập luận và
kết tử lập luận cùng với các dấu hiệu giá trị học; bước đầu nghiên cứu về lẽ
thường của lập luận.
Có thể thấy rằng, những khái niệm và những vấn đề cơ sở của lập luận
mà tác giả Đỗ Hữu Châu giới thiệu đã mở thêm một hướng đi mới trong lĩnh
vực ngữ dụng học. Dưới góc độ ánh sáng của lí thuyết lập luận, có thể phát
hiện ra đặc trưng mới của Tiếng Việt trong cấu trúc nội tại cũng như trong
hoạt động chức năng của nó.
22
Tác giả Nguyễn Đức Dân trong cuốn “Ngữ dụng học” [6] cũng đã phác
thảo những nét căn bản về lí thuyết lập luận nói chung và sự lập luận trong
ngôn ngữ tự nhiên nói riêng. Tác giả đặc biệt chú ý đến tín hiệu ngôn ngữ
trong sự lập luận.
“Giáo trình Ngữ dụng học” của tác giả Đỗ Thị Kim Liên [11] đã đi sâu
nghiên cứu lập luân trong hội thoại, xem xét mối quan hệ giữa lẽ thường và
lập luận một cách đầy đủ, có hệ thống.
Vấn đề lập luận còn được trình bày trong một số bài báo của các tạp chí
ngôn ngữ như: Cấu trúc ngữ pháp- ngữ nghĩa của nhóm tục ngữ Việt Nam
dạng A là B (Nguyễn Quý Thành), chuyện về sự đa nghĩa trong thành ngữ,
tục ngữ (Nguyễn Thị Hồng Thu), Logic và liên từ Tiếng Việt (Nguyễn Đức
Dân), Logic và sự phủ định trong Tiếng Việt (Nguyễn Đức Dân)…
Lí thuyết lập luận đang ngày càng được các nhà nghiên cứu quan
tâm,tìm hiểu trong hoạt động ngôn ngữ của Tiếng Việt. Tuy nhiên, cho đến
nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu sự ảnh hưởng của lý thuyết lập luận
đối với chương trình tiếng Việt trong nhà trường phổ thông, đặc biệt là ở
trường Tiểu học.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về dạy học Tập làm văn ở Tiểu học
Ở nước ta, từ những năm học 2002- 2003, chương trình SGK mới được
đưa vào dạy học đại trà, đánh dấu sự cải cách của giáo dục nước nhà. Theo
đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về phương pháp giảng dạy mới cho phù
hợp với chương trình Tiểu học hiện hành.
Một trong những người có nhiều nghiên cứu về dạy học phân môn Tập
làm văn ở Tiểu học là TS. Nguyễn Trí. Các công trình nghiên cứu có liên
quan dạy học Tập làm văn của ông đã được công bố như: “Dạy và học Tiếng
Việt ở trường Tiểu học theo chương trình mới”, “Dạy Tập làm văn ở trường
Tiểu học”, “Luyện tập văn kể chuyện ở trường Tiểu học”, “Một số vấn đề dạy
học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở Tiểu học”,…Ông đã đi sâu vào
23
phân tích nội dung và phương pháp dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học theo
quan điểm giao tiếp.
Trong “Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học” [30], tác giả cũng đề cập
đến những kiến thức cơ sở cần vận dụng vào dạy Tập làm văn. Trong đó, có
đề cập đến vấn đề của Ngữ dụng học nhưng cũng chỉ dừng lại ở mức độ giới
thiệu đó là một trong các xu hướng nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động
hành động chứ chưa đi sâu vào tìm hiểu về tầm ảnh hưởng của ngữ dụng học
cũng như lí thuyết lập luận đối với việc dạy học Tập làm văn ở Tiểu học.
Cuốn “Một số vấn đề dạy học Tiếng Việt theo quan điểm giao tiếp ở
Tiểu học” [28], của Nguyễn Trí đã nói về ngôn ngữ học, ngữ dụng học và sự
ứng dụng vào trong dạy học Tập làm văn nhưng chỉ đi sâu vào tìm hiểu các
dạng lời nói và sự ứng dụng vào Tập làm văn chứ chưa nói rõ về phương
pháp để học sinh có thể sử dụng các loại lời nói đó cụ thể trong các tình
huống giao tiếp hằng ngày.
“Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” [19] của Lê Phương
Nga, Nguyễn Trí không phải là chuyên luận đi sâu vào một đề tài nhất định
mà trình bày kết quả nghiên cứu của các tác giả về nhiều vấn đề cụ thể đang
đặt ra trong thực tiễn và lí luận dạy học Tiếng Việt. Mỗi tiểu mục trong từng
chương trình bày ý kiến của tác giả về một vấn đề. Tuy nhiên, sự thống nhất
trong cả tập sách chính là quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt, một
phương hướng dạy học nhằm phát triển ở học sinh công cụ giao tiếp và công
cụ tư duy.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đầu ngành,
còn có một số lượng lớn bài viết của nhiều người quan tâm đến dạy học Tập
làm văn ở Tiểu học đã được đăng tải trên các tạp chí như:Tạp chí Giáo
dục,Giáo dục Tiểu học, Dạy và học ngày nay, Thế giới trong ta…Đó là những
ý kiến đề cập đến một số điểm cần lưu ý khi dạy Tập làm văn nhìn từ các khía
cạnh khác nhau và các quan điểm xây dựng chương trình, SGK Tiếng Việt
24
hiện hành ở Tiểu học. Qua việc tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi
thấy việc vận dụng ngữ dụng học nói chung và xây dựng hệ thống bài tập rèn
kĩ năng lập luận trong việc giảng dạy Tiếng Việt ở nhà trường phổ thông, đặc
biệt là dạy Tập làm văn ở Tiểu học chưa được quan tâm nghiên cứu. Việc xây
dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng lập luận vào dạy học Tiếng Việt một cách
khoa học, logic và hiệu quả thật cho học sinh, song đề tài này còn có nhiều bỏ
ngỏ.
1.1.3. Các công trình nghiên cứu về rèn luyện kĩ năng lập luận cho
học sinh tiểu học thông qua dạy học Tập làm văn
- Trong các khóa luận, luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ vấn đề ứng
dụng lí thuyết lập luận vào dạy học Tập làm văn cũng đã được đề cập đến, cụ
thể là công trình nghiên cứu sau:
“Tam đoạn luận diễn đạt trong văn xuôi nghệ thuật” của tác giả
Nguyễn Thị Hường [16], “Lập luận trong văn miêu tả”của tác giả Nguyễn
Thị Nhin [22],
“Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng lập luận trong làm văn miêu tả cho
học sinh lớp 4” của hai tác giả Chu Thị Thủy An, Hồ Thanh Yến [1], “Thực
trạng rèn luyện kĩ năng lập luận trong dạy học văn miêu tả ở lớp 4-5 hiện
nay” của tác giả Chu Thị Thủy An, Phạm Thanh Nhiệm [2]”, Vận dụng lí
thuyết lập luận vào việc rèn luyện kĩ năng nói, viết cho học sinh qua phân
môn Tập làm văn lớp 4” của tác giả Hồ Thanh Yến [32], “Phát triển kĩ năng
nói cho HS lớp 2-3 theo lí thuyết lập luận” của Trương Thị Cẩm Vân [31],
“Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn kể - tả ngắn cho HS lớp 2-3 theo lý thuyết
lập luận” của tác giả Nguyễn Thị Hoa [12], “Phát triển kĩ năng nói cho HS lớp
4-5 theo lí thuyết lập luận” của Nguyễn Trí Dũng [8], “Rèn luyện kĩ năng viết
văn miêu tả cho HS lớp 4-5 theo lý thuyết lập luận” của tác giả Phạm Thanh
Nhiệm [21].
25
Tuy vậy, điểm qua tất cả các công trình nghiên cứu trên, ta thấy, việc
xây dựng hệ thống bài tập để rèn luyện kĩ năng lập luận cho học sinh chưa
được chú trọng và hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào cung cấp một hệ thống
bài tập cụ thể có thể sử dụng trong việc rèn luyện kĩ năng lập luận cho HS.
Trong đề tài này, chúng tôi tiếp thu ý kiến của các công trình nghiên
cứu trên để làm định hướng cho quá trình nghiên cứu của mình.
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1. Kĩ năng
Kĩ năng là một vấn đề phức tạp, do vậy có nhiều quan điểm khác nhau
về vấn đề này.
* Theo L.Đ.Lêvitôv, nhà tâm lí học Liên Xô cho rằng: kĩ năng là sự
thực hiện có kết quả một động tác nào đó hay một hành động phức tạp hơn
bằng cách lựa chọn và áp dụng những cách thức đúng đắn, có tính đến những
điều kiện nhất định. Theo ông, người có kĩ năng hành động là người phải nắm
được và vận dụng đúng đắn các cách thức hành động nhằm thực hiện hành
động có kết quả. Ông còn nói thêm rằng, con người có kĩ năng không chỉ nắm
lí thuyết về hành động mà phải vận dụng vào thực tế.
* Theo quan điểm A.V.Pêtrôvxki: kĩ năng là cách thức hành động dựa
trên cơ sở tổ hợp những tri thức và kĩ xảo. Kĩ năng được hình thành bằng con
đường luyện tập tạo khả năng cho con người thực hiện hành động không chỉ
trong điều kiện quen thuộc mà cả trong điều kiện thay đổi.
* K.K. Platônôp: Kĩ năng là khả năng con người thực hiện một hoạt
động bất kì nào đó hay các hành động trên cơ sở kinh nghiệm cũ.
* Theo từ điển Tiếng Việt: Kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức thu
nhận được trong một lĩnh vực nào đó và ththực tế.
* Theo tác giả Vũ Dũng thì: Kĩ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri
thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những
nhiệm vụ tương ứng [20].
* Theo G.S.TSKH Thái Duy Tuyên, kĩ năng là sự ứng dụng kiến thức
trong hoạt động. Mỗi kĩ năng bao gồm một hệ thống thao tác trí tuệ và thực