Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHÍNH TẢ PHƯƠNG NGỮ CHO HỌC SINH LỚP 3 Ở NGHỆ AN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.47 KB, 21 trang )

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHÍNH TẢ
PHƯƠNG NGỮ CHO HỌC SINH LỚP 3 Ở NGHỆ AN
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục Tiểu học đã, đang và mãi trở thành mối quan tâm lớn của toàn
xã hội. Nó được coi là bậc học "nền móng" của hệ thống giáo dục phổ thông.
Chất lượng giáo dục phổ thông tuỳ thuộc rất nhiều vào kết quả đào tạo ở Tiểu
học. Nó phải chuẩn bị tốt cho học sinh tiếp tục học lên. Đồng thời Tiểu học
còn có trách nhiệm xây dựng một nền dân trí tối thiểu cho quốc gia theo tinh
thần của phổ cập giáo dục Tiểu học.
Là một trong các môn học của Tiểu học, môn Tiếng Việt góp phần thực
hiện tốt mục tiêu chung của bậc học, trong đó việc hình thành ở trẻ em năng
lực thực tiễn hoạt động ngôn ngữ (nghe - nói - đọc - viết đúng tiếng mẹ đẻ) là
một yêu cầu cực kỳ quan trọng.
Đánh giá được tầm quan trọng của bậc học, môn học như vậy cho nên
trong những năm qua, các nhà quản lý, chỉ đạo, các nhà nghiên cứu, khoa học,
các nhà giáo dục đã không ngừng quan tâm đến việc xây dựng một chương
trình, nội dung sách giáo khoa cũng như việc đổi mới phương pháp dạy - học
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy môn Tiếng Việt trong nhà trường
Tiểu học.
Tuy nhiên trong thực tế, chất lượng dạy - học môn Tiếng Việt Tiểu học
nói chung, ở Nghệ An nói riêng trong những năm qua vẫn còn là điều trăn trở.
Hiện tượng học sinh nói, viết không thành câu, thành chữ và đặc biệt là hiện
tượng học sinh viết sai lỗi chính tả còn quá nhiều. Đối với học sinh Tiểu học
vùng Nghệ An, do chịu ảnh hưởng bởi sự phát âm không phân biệt giữa thanh
hỏi và thanh ngã, thanh ngã và thanh nặng… Cho nên trong bài viết của mình
nhiều học sinh để lại rất nhiều lỗi. Sự khác biệt trong cách phát âm của
phương ngữ Nghệ An so với tiếng phổ thông đã có ảnh hưởng đến khả năng
định hướng viết đúng chính tả của học sinh phổ thông, đặc biệt là học sinh
Tiểu học ở vùng này. Mặc dù chương trình, nội dung sách giáo khoa (SGK)
1
Tiếng Việt hiện hành, ngoài hệ thống bài tập bắt buộc (bài tập chung cho tất cả


các vùng phương ngữ), các nhà biên soạn SGK đã chú ý đến việc rèn luyện
cách viết đúng chính tả những từ có liên quan đến hiện tượng đó bằng cách
xây dựng hệ thống bài tập lựa chọn dành cho các vùng phương ngữ nhưng
chưa thể bao quát hết được các hiện tượng chính tả cho vùng phương ngữ
Nghệ An. Nội dung chương trình Tiếng Việt lớp 3 hiện hành cũng vậy.Trong
tổng số 131 bài tập nhỏ của hệ thống bài tập lựa chọn chỉ có 20 bài liên quan
đến phương ngữ Nghệ An mà lại chủ yếu mới chỉ tập trung vào phân biệt ’/~
đủ nói lên điều đó.Do vậy có tình trạng cả học sinh và giáo viên phải chạy
theo luyện tập những lỗi mà bản thân mình ít phạm phải (thậm chí không
phạm phải) trong khi đó lỗi mình thường gặp lại không được thực hành, luyện
tập thường xuyên.
Thực trạng nêu trên đặt ra cho các nhà giáo dục mà đặc biệt trước hết là
giáo viên, những người trực tiếp giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 3 ở Nghệ An
nói riêng một vấn đề quan trọng là: Làm thế nào để khắc phục được tình trạng
đó? Làm thế nào để giúp học sinh từng bước loại bỏ lỗi chính tả trong bài viết
của mình? Làm thế nào để cải thiện chất lượng dạy - học môn Tiếng Việt Tiểu
học ở Nghệ An?
Để hỗ trợ cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy - học môn
Tiếng Việt, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã biên soạn và ấn hành sách Tiếng Việt
(SGK); SGV; Thiết kế Tiếng Việt; Vở bài tập Tiếng Việt; ngoài ra là các sách
tài liệu tham khảo về môn Tiếng Việt (từ Lớp 1 đến Lớp 5), mà trong đó rải
rác có một số bài tập nhỏ có nội dung luyện tập các tình huống "có vấn đề"
dành cho phương ngữ Nghệ An. Vấn đề là vận dụng và khai thác các bài tập
đó như thế nào cho hiệu quả? Và những bài không có bài tập nhỏ dành cho
phương ngữ Nghệ An thì lựa chọn thế nào? Nên chăng các bài tập đó cần được
xây dựng một cách đầy đủ và có hệ thống, khái quát được các loại lỗi mà học
sinh Tiểu học Nghệ An thường vấp, nhằm giúp giáo viên và học sinh vận dụng
tiện lợi và có hiệu quả hơn. Từ những lý do đó thôi thúc chúng tôi lựa chọn,
nghiên cứu đề tài : "Xây dựng hệ thống bài tập chính tả phương ngữ cho học
sinh lớp 3 ở Nghệ An"

2
PHẦN II: NỘI DUNG
I. ĐẶC ĐIỂM PHƯƠNG NGỮ NGHỆ AN (XÉT TRÊN BÌNH DIỆN
NGỮ ÂM HỌC) - NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
Theo cách quan niệm thông thường, Tiếng Việt gồm 3 phương ngữ:
Phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam - Nghệ An nằm
trong vùng phương ngữ Trung, và trên bình diện ngữ âm nó được nhận ra bởi
những đặc điểm sau đây:
1. Hệ thống phụ âm đầu:
Phương ngữ Nghệ An có 22 phụ âm đầu tương ứng với hệ thống phụ
âm đầu trong tiếng toàn dân.
2. Hệ thống vần:
Hầu hết các loại vần có mặt trong ngôn ngữ toàn dân đều có mặt trong
ngôn ngữ Nghệ An. Âm đệm và âm cuối trong phương ngữ Nghệ An tương
ứng hoàn toàn với hệ thống chữ viết.
- Trong phương ngữ Nghệ An có 2 vần khá đặc biệt mà chữ viết ghi là
"ưu", "ươu"
3. Hệ thống thanh điệu:
Hệ thống thanh điệu của phương ngữ Nghệ An thể hiện không đầy đủ
như trong ngôn ngữ văn hoá. Do sự phát âm lẫn lộn giữa thanh ngã và thanh
nặng, hoặc giữa thanh ngã và thanh hỏi mà hệ thống thanh điệu tiếng địa
phương Nghệ An chỉ còn có 5 thanh: ngang; huyền; sắc; hỏi; ngã <-> nặng.
Có một số thổ ngữ như Nghi Lộc, hoặc "thổ ngữ" Hưng Dũng
(Tp.Vinh) hệ thống thanh điệu chỉ còn có 4 thanh, thậm chí có vùng phát âm
chỉ có 3 thanh.
Như vậy, xét riêng về mặt ngữ âm, phương ngữ Nghệ An có nhiều đặc
điểm dị biệt. Nó vừa là điểm thuận lợi đồng thời cũng lại gây không ít khó
khăn cho học sinh ở đây trong quá trình tiếp nhận ngôn ngữ Tiếng Việt chuẩn.
3
II. LỖI CHÍNH TẢ CỦA HỌC SINH

1. Thực trạng học tập môn Tiếng Việt của học sinh Tiểu học
hiện nay:
Mặc dù được đánh giá là môn học quan trọng nhưng chất lượng giảng
dạy môn Tiếng Việt vẫn chưa đáp ứng được sự mong mỏi của xã hội. Chất
lượng dạy – học môn Tiếng Việt nói chung ở Tiểu học hiện nay chưa thật
đáng mừng. Năng lực sử dụng Tiếng Việt của học sinh chưa cao, chưa đáp
ứng được yêu cầu đặt ra trong một xã hội hiện đại. Sự non kém ấy biểu hiện
trên các mặt: Vốn từ nghèo nàn, kỹ năng thực hành Tiếng Việt non kém, hiện
tượng học sinh viết sai chính tả khá nhiều, cá biệt có những em còn viết không
thành chữ, thành bài. Kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh Tiểu học ở
Nghệ An cũng nằm trong tình trạng chung ấy.
Để tìm hiểu năng lực ngôn ngữ của học sinh Tiểu học Nghệ An (trong
mối quan hệ ràng buộc, chi phối của tiếng địa phương), chúng tôi đã tiến hành
điều tra, khảo sát kết quả học Tiếng Việt của một số học sinh trên địa bàn này.
2. Khảo sát năng lực thực hành ngôn ngữ của học sinh (về mặt
ngữ âm)
a. Đối tượng khảo sát: Học sinh lớp 3
b. Phương thức khảo sát: Do chưa có điều kiện, chúng tôi chỉ khảo sát
năng lực Tiếng Việt của học sinh ở bình diện chính tả, cụ thể dựa trên 2 bài
viết: Chính tả (nghe –viết) và Tập làm văn.
Cơ sở đánh giá kết quả này là chuẩn mực ngôn ngữ và khối lượng tri
thức tiếng mẹ đẻ mà chương trình Tiếng Việt đã quy định
c. Các bước tiến hành: Để có được những kết luận có căn cứ, chúng
tôi đã tiến hành các bước cụ thể như sau:
- Bước 1: Thăm lớp, dự giờ (chủ yếu các giờ Tập đọc, Chính tả, Tập
làm văn)
- Bước 2: Điều tra, khảo sát, phân loại và thống kê trên văn bản cụ thể
do học sinh viết gồm 740 bài Tập làm văn và Chính tả (mỗi HS 4 bài) của 185
học sinh Trường Tiểu Học Hưng Dũng I – TP. Vinh.
Thời gian khảo sát: Đầu năm học

4
d. Kết quả khảo sát:
Kết quả khảo sát được chúng tôi tập hợp, phân loại và thống kê cụ thể
vào các bảng sau:
Bảng thống kê các loại lỗi về thanh điệu
TT

Bài
Lỗi
Số
HS
Hỏi
Ngã
Ngã
Nặng
Sắc
Hỏi
Sắc
Ngã
Ngang
huyền
Ngang
sắc
Ngang
hỏi
Huyền
Sắc
Huyền
Ngã
Tổng

1 C.tả 185 63 38 34 33 41 59 36 21 35 360
2 T.L.V 185 162 155 157 156 116 120 138 81 89 1174
3 Tổng 185 225 193 191 189 157 179 174 102 124 1534
Bảng thống kê các loại lỗi về phụ âm đầu
TT Bài
Lỗi
Số
HS
tr
ch
d
gi
x
s
l
n
c
k
q
ng
ngh
d
đ
m
n
Tổng
1 Chinh tả 185 0 5 0 0 1 2 0 0 8
2 T.L.V 185 0 10 1 0 4 5 2 2 24
3 Tổng: 185 0 15 1 0 5 7 2 2 32
Bảng thống kê các loại lỗi về phần vần

TT Bài
Lỗi
Số
HS


i

e

ua

ư
ươ
uya
ya
uyêt
yêt
oe
eo
ươn
ơn
Tổng
1 Chính tả 185 4 4 3 3 3 5 4 5 1 32
2 T.L.V 185 9 7 6 5 6 11 9 11 6 70
3 Tổng: 185 13 11 9 8 9 16 13 16 7 102
Từ những số liệu cụ thể nêu trên, chúng tôi có một số nhận xét sau: Trong
740 bài Chính tả và Tập làm văn của 185 học sinh có 1534 lỗi chính tả. Trung
bình mỗi bài có trên 2 lỗi, trong đó bài mắc nhiều lỗi chính tả nhất là 27 lỗi.
5

Lỗi chính tả chủ yếu tập trung ở hệ thống các thanh điệu. Đây là nét đặc trưng,
riêng biệt nhất để nhận biết học sinh ở Nghệ An.
Lỗi về thanh điệu thể hiện khá phong phú, nhiều nhất có trên 9 kiểu
nhầm lẫn, sai sót. Tuy vậy, nhìn chung các loại lỗi này chủ yếu tập trung ở các
dạng sau:
* Ngã/nặng; ngã/hỏi: Đây là lỗi chung, lỗi phổ biến. Theo cứ liệu điều
tra có tới 418 lỗi thuộc kiểu này.
Do ở Nghệ An các từ có thanh ngã khi phát âm thường chuyển sang
thanh nặng hoặc thanh hỏi nên trong bài viết của học sinh phản ánh khá rõ.
Chẳng hạn như: nhõng nhẽo -> nhỏng nhẻo hoặc nhọng nhẹo; từ ngữ ->từ
ngử hoặc từ ngự; những -> nhửng, nhựng vv
* Sắc/hỏi; sắc /ngã: Số lượng lỗi này cũng khá lớn: 380 lỗi. . Ví dụ về
loại lỗi này khá phong phú. Có thể kể ra đây một số trường hợp thường gặp
trong bài viết của học sinh như: buổi học -> buối học; kẻo muộn -> kéo muộn;
vận chuyển -> vận chuyến; lững thững -> lứng thứng vv
* Ngang/ huyền; ngang/ sắc; ngang/hỏi:
Đây là loại lỗi mà các tiếng có thanh ngang viết thành tiếng có thanh
huyền, thanh sắc và ngược lại.
Ví dụ: rõ ràng-> ró rang; lá cờ-> la cờ; cô chú-> cô chu vv
Sở dĩ trong các bài viết của học sinh xuất hiện loại lỗi trên là do ở đây
thường phát âm lẫn lộn giữa một số thanh trong hệ thống thanh điệu Tiếng
Việt. Hơn nữa, phẩm chất và giá trị khu biệt của vài ba thanh điệu đó không rõ
ràng nên học sinh ở đây thường mắc phải mà học sinh các vùng, miền khác ít
gặp.
Những số liệu cụ thể vừa nêu trên đã phản ánh đúng thực trạng về lỗi
chính tả ( xét riêng ở hệ thống thanh điệu) của học sinh. Điều dễ nhận thấy
nhất là những loại lỗi cơ bản kể trên mang tính chất cơ bản, đặc trưng, tiêu
biểu cho phương ngữ Nghệ An. Lỗi kể đầu tiên là lỗi chung, phổ biến cho cả
vùng, còn 2 loại lỗi sau lại là đặc trưng riêng biệt của học sinh vùng thổ ngữ
6

Nghi Lộc hay gần giống như thổ ngữ Nghi Lộc là Hưng Dũng. Ngoài những
lỗi cơ bản kể trên, học sinh còn mắc một số lỗi khác về thanh điệu, song chiếm
tỉ lệ không đáng kể. Và có thể nói đó là một trong những sai sót thường gặp ở
học sinh lứa tuổi này.
Bên cạnh các loại lỗi về thanh điệu, hiện tượng viết sai các âm (phụ âm
đầu và vần) , ít hơn rất nhiều so với lỗi về thanh điệu. Tất cả có 134 lỗi.
Một điều đặc biệt là các lỗi như không phân biệt được: tr/ch; s/x; r/d;
d/gi hay l/n mà học sinh các vùng miền khác thường hay vấp phải thì ở đây
hầu như không có hoặc nếu có thì tần số xuất hiện cũng rất thấp.Phải chăng do
sự có mặt của phụ âm quặt lưỡi mà chữ viết ghi là “tr”, “r”, “s” trong
phương ngữ Nghệ An đã giúp học sinh ở đây phân biệt rất rõ các phụ âm này.
- Về phần vần: Ngoài các lỗi chung, lỗi phổ biến là các vần khó, học
sinh Tiểu học ở các vùng phương ngữ khác thường hay nhầm lẫn khi nói cũng
như khi viết các tiếng có vần “ưu”, “ươu”, chẳng hạn như: cấp cứu -> cấp
kíu; âm mưu -> âm miu; về hưu -> về hiu; hoa lựu -> hoa lịu; con hươu ->
con hiêu còn trong tổng số 740 bài viết của học sinh được điều tra không có
trường hợp nào mắc lỗi này. Điều đó chứng tỏ rằng sự có mặt của cặp vần “ưu
–ươu” trong phương ngữ Nghệ An đã giúp các em tránh được loại lỗi này.
Ngoài những lỗi kể trên, học sinh còn mắc phải một số lỗi do nhầm lẫn
hoặc quên không ghi dấu phụ như ư -> u; ă -> a hoặc lỗi viết hoa một cách
tùy tiện và đó cũng là những sai sót thông thường của học sinh Tiểu học.
* Giữa hai phân môn, Chính tả và Tập làm văn: Số lượng lỗi giữa
hai phân môn này không tương đương nhau do hoàn cảnh phạm lỗi khác nhau.
Hoàn cảnh thứ nhất, lỗi xuất hiện trong giờ viết chính tả. Trong hoàn cảnh này
có người đọc (GV), có người nghe và viết lại những điều mình tiếp thu được
(HS). Hoàn cảnh thứ hai là lỗi xuất hiện trong giờ viết luận. Hoạt động của
người viết chính tả trong hoàn cảnh này là quá trình vừa nghĩ vừa viết, tức là
người viết sử dụng tiếng nói bên trong để tư duy và thể hiện những điều được
tư duy ra ngôn ngữ viết. Ở hoàn cảnh này lỗi chính tả xuất hiện nhiều hơn.
7

Như vậy, có thể nói những đặc điểm về ngữ âm của phương ngữ Nghệ
An, một mặt là điều kiện thuận lợi, mặt khác lại gây không ít khó khăn cho
học sinh vùng này trong quá trình học Tiếng Việt.
Nói tóm lại, qua điều tra, khảo sát và thống kê chúng ta có thể thấy
được thực trạng mắc lỗi chính tả cũng như sự ảnh hưởng phương ngữ Nghệ
An tới quá trình học Tiếng Việt của học sinh lớp 3 nói riêng và học sinh tiểu
học ở Nghệ An nói chung là rất lớn. Và để việc làm ấy có ý nghĩa thiết thực
hơn chúng ta phải chỉ ra được những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thực trạng
ấy. Trên cơ sở đó tìm được những giải pháp thích hợp nhằm giúp học sinh hạn
chế đến mức tối đa các lỗi chính tả thường mắc phải, từng bước thanh toán
dần các loại lỗi, tạo điều kiện cho học sinh ở đây học Tiếng Việt ngày càng
hiệu quả hơn.
* Các nguyên nhân chính:
Hiện tượng phạm lỗi chính tả đã nêu trên chủ yếu do các nguyên nhân
sau:
1. Do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương cho nên học sinh thường
phát âm không chính xác, không chuẩn, đặc biệt là ở hệ thống thanh điệu.
2. Do các em chưa thực sự có kiến thức vững chắc về ngữ âm (Chính
âm – chính tả) chỉ đơn thuần dựa vào cách phát âm của thầy cô, chưa biết dựa
vào yếu tố ngữ nghĩa để viết nên dễ viết sai.
3. Học sinh ít được thực hành đọc và viết Tiếng Việt nên không thể
quen tay, quen mắt.
4. Chúng ta chưa có một chương trình chính tả riêng, phù hợp với địa
phương. SGK Tiếng Việt bậc Tiểu học hiện hành tuy đã cố gắng xây dựng
được một hệ thống bài tập lựa chọn (ngoài những nội dung bắt buộc); trong
mỗi bài tập đó có một số bài tập nhỏ (a, b, c) giải quyết được một số trường
hợp có vấn đề của từng địa phương.Song đối với vùng Nghệ An, những bài
tập đó mới chỉ dừng lại ở chỗ phân biệt ngã/ hỏi là chính chứ chưa khái quát
được hết các loại lỗi cơ bản mà học sinh Tiểu học ở vùng này thường mắc
8

phải. Do chưa xử lý tốt vấn đề “dạy chính tả theo khu vực” cho nên nội dung
chính tả trong SGK Tiếng Việt Tiểu học vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa ở chỗ
các em phải học, phải luyện tập cả những nội dung mà các em đã biết và
không mấy khi mắc phải sai sót; thiếu ở chỗ không đủ thời gian để đi sâu hơn,
luyện tập nhiều hơn để tránh những lỗi mà các em thường mắc.
5. Về phía giáo viên: Nhiều thầy cô còn quá lệ thuộc, câu nệ ở SGK,
chưa nhận ra hết phần nào là trọng tâm của từng loại chính tả, chưa dám bớt,
dám thêm mà mới chỉ làm theo trình tự có sẵn.
Ngoài những nguyên nhân cơ bản nói trên còn có một vài nguyên nhân
khác nữa, chẳng hạn như lỗi do sự cẩu thả của người viết, sự không chú ý của
thầy cô Sự thờ ơ ở cả phía học sinh lẫn giáo viên đối với vấn đề chính tả như
hiện nay thì kết quả như đã nêu trên là tất yếu.
Để nâng cao năng lực viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học ở Nghệ
An thì một trong những vấn đề cơ bản cần giải quyết là khắc phục những lỗi
do phương ngữ tạo ra.
Xung quanh vấn đề này đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến.
Ví dụ như các nhà biên soạn SGK đã cố gắng tìm đủ cách cho học sinh phát
âm đúng chuẩn. Theo họ, để đọc đúng là tự khắc viết đúng. Thực tế, phát âm
đúng – viết đúng là lẽ đương nhiên. Song cũng có nhiều trường hợp phát âm
đúng chưa chắc đã viết đúng. Và ngược lại, có nhiều người tuy phát âm sai
nhưng vẫn viết đúng chính tả. Vì vậy, nếu cả thầy và trò có thành công trong
việc giúp nhau đọc đúng chuẩn thì các em vẫn chưa thể viết đúng chính tả
được.
Nhiều người chủ trương cần rèn luyện chính âm làm cơ sở cho chính tả.
Đã có nhiều công trình sửa lỗi chính tả bằng cách “tập phát âm” cho đúng,
nhưng xem ra cách này đòi hỏi nhiều thời gian.
Có người lại chủ trương sửa lỗi chính tả bằng cách “ nhớ từng từ một”.
Đối với học sinh Tiểu học, yêu cầu học chữ nào nhớ mặt chữ và viết chữ ấy có
thể thực hiện được vì đây là khả năng nổi bật của lứa tuổi mà đầu óc còn “tươi
9

mới” tiềm tàng khả năng ghi nhớ máy móc cao. Tuy nhiên cách này đòi hỏi
người học phải thường xuyên cố gắng, tập luyện lâu dài, lại không bao giờ
được xem là kết thúc.
Lại có một số nhà nghiên cứu đã nghiên cứu, khái quát ra một số “mẹo
chính tả” như “mẹo hỏi ngã” chẳng hạn . Những công trình này thực tế là rất
tiện. Tuy nhiên chỉ thu hẹp vào một số lỗi “hỏi/ ngã” lại thường thiếu tính
chặt chẽ, khoa học, khó có khả năng bao quát được các trường hợp chính tả cụ thể.
Điểm qua một số quan điểm và cách chữa lỗi chính tả cho học sinh nói
chung, chúng tôi muốn trên cơ sở nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu của
những công trình đi trước, đồng thời trên cơ sở nắm vững những đặc điểm về
mặt ngữ âm của phương ngữ Nghệ An; kết hợp kết quả điều tra, khảo sát bài
viết học sinh, cộng với kinh nghiệm của những năm tháng trực tiếp giảng dạy
của mình, của đồng nghiệp, chúng tôi xây dựng một hệ thống bài tập chính tả
phương ngữ cho học sinh lớp 3 với mong muốn tạo được thuận lợi cho giáo
viên và học sinh trong quá trình dạy- học môn Tiếng Việt, giúp học sinh từng
bước thanh toán dần các loại lỗi thường gặp.
III. XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CHÍNH TẢ PHƯƠNG NGỮ CHO
HỌC SINH LỚP BA Ở NGHỆ AN
Như chúng ta đã biết, học Tiếng Việt nói chung cũng như học Chính tả
nói riêng, chủ yếu học bằng con đường thực hành là chính. Chỉ có thông qua
thực hành, bằng hệ thống bài tập mới có thể củng cố, khắc sâu tri thức, hình
thành được các kỹ năng chính tả cần thiết. Thực hành là một trong những
nguyên tắc dạy chính tả quan trọng nhất giúp học sinh luyện tập để ghi nhớ
các trường hợp viết đúng. Dạy Chính tả phải trên cơ sở quy tắc chính tả và lỗi
chính tả học sinh thường mắc phải chứ không phải luyện tập chung chung. Lỗi
nào nhiều thì luyện tập nhiều, lỗi nào ít thì luyện tập ít. Hệ thống bài tập chính
tả phải thể hiện được “tính khu vực", phải tập trung vào những trường hợp
“có vấn đề” của khu vực. Nhận thức được điều đó cho nên khi xây dựng hệ
thống bài tập chính tả lựa chọn cho học của mình chúng tôi chú trọng vào việc
phân biệt: ngã/hỏi; ngã/ nặng; ngã/ sắc; hỏi/sắc chứ không mất thời gian

10
chữa những lỗi về phụ âm đầu hay phần vần như đối với học sinh vùng
phương ngữ Bắc, phương ngữ Nam.
Hệ thống các bài tập được chúng tôi xây dựng dưới dạng một số kiểu
như sau:
1. Kiểu chính tả đoạn bài:
Để giúp học sinh phân biệt được các chữ hay nhầm lẫn giữa thanh ngã và
thanh hỏi; ngã/sắc; ngã/nặng chúng tôi thường cho học sinh luyện viết những
đoạn văn ngắn mà trong đó có chứa những chữ “ có vấn đề’’ Mỗi bài như thế
phải đáp ứng nhiệm vụ chữa một lỗi chính tả cụ thể, theo một mức độ cụ thể.
Ví dụ 1: Ba bao Lê ơ nhà đê ba đi họp tối, Lê phai trông em. Em bé
đang ngu say. Lê đợi mai chăng thấy ba trơ về. Lê cam thấy cung muốn ngu
nhưng Lê cố thức.Có tiếng go cưa. Ba về cho Lê qua bóng đo có nhưng sọc
trắng. Ba bao Lê: “Con cua ba ngoan lắm. Con biết giư nhà rồi đấy”
Ví dụ 2 : Đám Mây trơ nên nặng triu bơi vô vàn nhưng hạt nước nho
li ti bám vào. Nhằm hướng thượng nguồn, Đám Mây cong bạn đi tới. Khi đa
trông ro cánh rừng đại ngàn, Đám Mây khe lắc cánh:
- Chúng mình chia tay ơ đây nhé.Bạn hay về thăm và xin lôi mẹ Suối
Nguồn. Trên đời này, không có gì sánh nôi với lòng mẹ đâu bạn ạ!
Những chữ nghiêng in đậm là những chữ “có vấn đề”.Bằng việc được
luyện viết những đoạn văn có chứa những chữ “có vấn đề” như trên thay thế
cho những nội dung còn thiếu hoặc thừa trong SGK vào các tiết học chính
khóa hoặc các tiết luyện, học sinh sẽ từng bước ghi nhớ, phân biệt được
ngã/hỏi; ngã/sắc; ngã/nặng trên cơ sở nắm nghĩa của từ trong văn cảnh cụ thể.
Điều này giúp các em ghi nhớ được lâu hơn và bền vững hơn.
2. Kiểu điền yếu tố:
Đây là một dạng bài khá quen thuộc và nội dung khá phong phú. Thay
thế cho những bài tập phân biệt phụ âm đầu tr/ch; x/s; l/n (Tuần
1,2,4,5,7,8 mà học sinh mình không mấy khi mắc phải ,chúng tôi đã chủ
động thay thế bằng những bài tập sau:

* Để phân biệt thanh ngã/thanh hỏi : có thể cho học sinh làm bài tập điền
tiếng,điền dấu thanh còn thiếu như:
11
Ví dụ 1: Điền vào chỗ trống tiếng “mở” hay”mỡ” để tạo thành từ ngữ
thích hợp.
mang đầu
màng màn
cởi thịt
dầu củ khoai
Ví dụ 2: Điền “ thanh hỏi ” hoặc “ thanh ngã ”vào những chữ gạch
chân dưới đây:
Ngo hẻm; nga ba; trô bông; ngo lời; cho xôi; cây gô; cánh cưa; ướt đâm;
Ví dụ 3: Điền“ thanh hỏi ” hoặc “ thanh ngã” vào những chữ in
nghiêng có trong các câu sau:
a. Ca lớp im lặng đê nghe cô giáo giang bài .
b. Các em phai giư trật tự.
c. Mẹ em đa dậy trước ca em,có le mẹ cung hồi hộp như em vì hôm nay
là ngày khai trường.
Ví dụ 4: Tìm tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã điền vào chỗ trống để
được từ có nghĩa như sau:
a. Nói cho biết điều hay lẽ phải để làm theo:
b. Người điều khiển cuộc họp hoặc phiên toà:
c. Kí hiệu bằng đường nét để ghi tiếng nói:
d. Nơi đất thấp so với bể mặt xung quanh:
Ngữ liệu các bài tập có thể vận dụng từ các câu đố vui trong các bài tập
chính tả của SGK.Từ các nội dung có sẵn chúng ta chỉ cần thay đổi yêu cầu
cho phù hợp với mục đích luyện tập. Như vậy sẽ đỡ mất thời gian, công sức
tìm tòi nguồn tài liệu khác, đồng thời nội dung là các câu đố đó có tác dụng
kích thích được tính tò mò của trẻ.Chẳng hạn như BT2 (trang 56 -Tuần 7) yêu
cầu: Điền vào chỗ trống và giải câu đố:

a, tr hay ch:
Mình òn, mũi nhọn
12
ẳng phải bò, ….âu
Uống nước ao sâu
Lên cày ruộng cạn.
sẽ được thay bằng: Sửa lỗi chính tả cho các từ in nghiêng trong câu đố dưới
đây rồi chép lại cho đúng:
Mình tròn, mụi nhọn
Chẵng phãi bò, trâu
Uống nước ao sâu
Lên cày ruộng cạn.
Tương tự, BT2b-Tuần 12 được đổi thành: Tìm chữ viết sai chính tả
trong câu đố sau,viết lại cho đúng rồi giải đố:
Quen gọi là hạt
Chẵng nỡ thành cây
Nhà cao, nhà đẹp
Dùng tôi đễ xây. (Là cái gì?)
Có thể áp dụng cách làm này cho các BT2a (trang 41 - Tuần 5), BT2a
(trang 92 - Tuần 11), BT3a (trang 105 -Tuần 13), BT3a (trang 120 - Tuần 14),
BT2a (Trang 47 - Tuần 23), BT2a (Trang 129 - Tuần 33)…
Sau khi học sinh điền xong yếu tố cần thiết hoặc tìm và sửa lỗi sai, GV
có thể yêu cầu học sinh giải thích vì sao (yêu cầu này chỉ áp dụng đối với học
sinh khá, giỏi). Như vậy học sinh sẽ nắm được dấu hiệu chính tả trên cơ sở
nắm nghĩa của từ. Kiến thức nhờ vậy mà được lưu giữ một cách bền vững
hơn.
* Để phân biệt thanh sắc/thanh ngã: Có một số bài tập như:
Ví dụ 1 : Điền “bó” hoặc “bõ” vào chỗ trống
- gắn - cong
- đuốc - sức

- bèn - tay
Ví dụ 2: Điền “má” hay “mã”?
13
- ba - hồng
- hàng - bề ngoài
- đẹp - rau
Cũng như trên, sau khi học sinh điền xong, giáo viên hỏi thêm: Tại sao
không ghép bõ với gắn? ghép ba với mã? hoặc có thể yêu cầu học sinh đặt
câu với từ vừa ghép được.( HS K-G )
Ví dụ: - Ba má em là người tốt bụng.
- Chúng em luôn đoàn kết, gắn bó với nhau.
- Nó chỉ được cái mã bề ngoài. v.v
Đặt từ trong một ngữ cảnh nhất định cũng là một cách giúp học sinh ghi
nhớ nghĩa của từ và cách viết từ.
*Giúp phân biệt thanh hỏi/thanh nặng : có các bài tập sau:
Ví dụ 1: Điền mở hay mợ vào chỗ trống?
- cửa - cậu
- cởi - hàng
- mắt - Lê
Ví dụ 2: Điền nở hay nợ vào chỗ trống?
- hoa - bột
- nần - nang
-vay - xóa
Như vậy, bằng cách cho thực hiện những bài tập kiểu điền yếu tố như
trên sẽ giúp các em luyện tập ,củng cố ghi nhớ các từ có dấu thanh mình hay
nhầm lẫn.
3. Kiểu đưa ra những từ ngữ trong đó có hai hay nhiều chữ viết khác
nhau mà các em hay lẫn lộn và yêu cầu các em điền những chữ viết đúng
vào chỗ trống.
Ví dụ 1: Điền vào chỗ trống :

a. nghỉ hay nghĩ:
ngơi; ngợi; suy ; ngày ; việc
b. ngả hay ngã?
mũ chào; nghiêng; ba; ngửa
Ví dụ 2: Điền vào chỗ trống :
14
a. mải, mãi hay mại?
mê; chuyện.; nói ; miết; công ty
thương ;mềm
b. lẻ , lẽ hay lẹ?
phải; loi; mau ; bóng; ra; lí
c. cổ, cỗ hay cộ?
xưa; mâm ; xe ; kính; máy
b. vở, vỡ hay vợ?
sách ; bát; chồng; bờ; hỏi ; quyển
4. Kiểu đưa ra những chữ viết sai chính tả theo cách viết thường gặp
của các em và yêu cầu các em chữa.
Kiểu bài tập này được thể hiện khá phong phú dưới nhiều hình thức.
Ví dụ 1: Tìm từ viết sai và viết lại cho đúng :
a. Tôi hát nữa bài rồi không hát nửa
b. Tôi không có tiền lẽ, lẹ ra tôi phải mang theo.
c. Cứ mãi chơi thì còn dốt mải
Ví dụ 2: Gạch chân dưới chữ viết sai chính tả rồi viết lại chữ đó cho
đúng:
Khi em bé khóc
Anh phải dổ dành
Nếu em bé ngả
Anh nâng dịu dàng
Ví dụ 3: Đánh dấu X vào ô trống trước từ viết đúng chính tả :
a. cũ kị vẹ vời

kĩ cương nha nhặn
kỉ lục ngẫm nghĩ
b. vựng chại ngất ngưỡng
bơi trải trầm bổng
ngưỡng cựa bổng nhiên
15
Ví dụ 4: Ghi Đ (đúng chính tả); ghi S (sai chính tả) vào ô trống đặt cạnh
các từ ngữ
a. lực sị bán sỉ
sĩ quan sỉ diện
bác sị y sĩ
b. kính lão xe cộ
bà lảo lạo nông
mâm cộ cỗ vật
Ví dụ 5: Một bạn học sinh đã viết như sau:
Tiếng trống dồn lên, gấp rút, giục giả. (1) Ông Cản Ngũ vẩn chưa ngả.
(2) Ông vẩn đứng như cây trồng giữa sới. (3) Còn Quắm Đen thì đang loay
hoay, gò lưng lại, không sao bê nổi chân ông lên. (4)
a. Hãy ghi số câu vào chỗ trống trong mỗi lời nhận xét dưới đây:
A. Câu không mắc lỗi chính tả là câu số
B. Câu là câu mắc lỗi viết sai thanh ~/ ‚
C. Câu là câu mắc lỗi viết sai thanh ~/ .
b. Sửa lỗi chính tả và chép lại đoạn văn cho đúng.
Ví dụ 6: * Chọn cách viết đúng cho từ trong ngoặc đơn để điền vào
chỗ trống:
a. Vào (nhứng/những/nhựng)ngày (lệ/lể/lễ) Tết nhân
dân ta thường tổ chức nhiều trò chơi dân gian.
b. Trong Hội thi, chúng em được gặp (gỡ/gở/gợ), giao lưu với
học sinh các trường kết (nghía/nghịa/nghĩa)
Hoặc: * Chọn trong ngoặc từ viết đúng chính tả bằng cách gạch chân

dưới từ đó:
a. Mỗi năm đến mùa mưa, vùng này thường có (lủ/lũ)
b. Cả đội quyết tâm san phẳng những chỗ lồi (lỏm/ lõm) trên sân bóng.
c. Sạch (sẹ/sẽ) là mẹ sức (khõe/ khỏe)
Ví dụ 7: Khoanh vào chữ cái đặt trước dòng những từ viết đúng chính tả:
A. Dũng cảm, tan vở, sộ sàng, xin lội, quãng đường.
16
B. Dụng cảm, tan vỡ, sổ sàng, xin lỗi, quảng đường.
C. Dũng cảm, tan vỡ, sỗ sàng, xin lỗi, quãng đường.
Với một số nội dung trên, sau khi học sinh hoàn thành xong cần tổ chức
cho các em luyện đọc. Như vậy là vừa giúp học sinh nhận diện ra được chữ
viết sai cả trên cơ sở ngữ âm cả trên cơ sở chính tả. Nhờ vậy mà học sinh ghi
nhớ được cách viết đúng. Luyện tập một nội dung nhưng được xây dựng bằng
nhiều hình thức khác nhau, nên tránh được trùng lặp, nhàm chán, do đó kích
thích được hứng thú cho học sinh. Lại có những bài tập sử dụng chung một
ngữ liệu nhưng lại được khai thác ở những khía cạnh khác nhau. Ví dụ với bài
Đánh dấu nhân vào ô trống trước từ viết đúng chính tả có thể được thay thế
bằng lệnh: Điền Đ – S hoặc “Khoanh tròn chữ đặt trước câu trả lời đúng” và
ngược lại.
Khi sử dụng các bài tập nêu trên chúng tôi thường tổ chức dưới nhiều
hình thức khác nhau.Có thể cho học sinh hoạt động cá nhân như tự làm bài
vào vở,cũng có thể cho học sinh hoạt động theo nhóm. Để tạo không khí thi
đua sôi nổi và kích thích hứng thú cho học sinh , các bài tập đó là nội dung của
các cuộc thi như: Thi: Ai nhanh-Ai đúng? Thi Ai nhanh tay – nhanh mắt?,
thi Trò chơi tiếp sức, thi Ai viết nhanh-viết đúng? Thi Ai viết đúng-viết đẹp?
Sau mỗi tháng, mỗi kỳ, mỗi năm chúng tôi thường điều tra, thống kê
tổng hợp số liệu các loại lỗi chính tả của học sinh (chú trọng phần hệ thống
thanh điệu) để kiểm tra, đối chứng. Đồng thời điều chỉnh, bổ sung vào hệ
thống bài tập cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Kết quả khảo sát
cuối năm thể hiện:

Bảng thống kê các loại lỗi về thanh điệu
TT

Bài
Lỗi
Số
HS
Hỏi
Ngã
Ngã
Nặng
Sắc
Hỏi
Sắc
Ngã
Ngang
huyền
Ngang
sắc
Ngang
hỏi
Huyền
Sắc
Huyền
Ngã
Tổng
1 C.tả 185 12 7 6 4 3 11 5 3 4 55
2 T.L.V 185 38 25 14 25 17 16 18 14 9 176
3 Tổng 185 50 32 20 29 20 27 23 17 13 231
17

Như vậy, thực tế cho thấy, sau một thời gian đưa hệ thống bài tập
phương ngữ nói trên vào áp dụng thay thế, bổ khuyết cho phần “thừa” và phần
“thiếu” trong SGK Tiếng Việt lớp 3, chúng tôi thấy hiện tượng phạm lỗi chính
tả của HS do ảnh hưởng của phương ngữ đã giảm rõ rệt cả về số lượng và tần
số xuất hiện. Nếu như đầu năm tổng số lỗi về thanh điệu là 1534 lỗi/740 bài
của 185 học sinh thì cuối năm con số đó chỉ còn là 231 lỗi (giảm 84,94%).
Trong đó phải kể đến hiện tượng học sinh nhầm lẫn các tiếng có thanh hỏi,
thanh ngã/thanh nặng chỉ còn rất ít và đó thường là những đối tượng học
sinh học yếu. Có thể nói các bài tập với nội dung cụ thể luôn luôn bám sát hiện
tượng “có vấn đề” đã giúp các em thường xuyên luyện tập viết đúng và ghi
nhớ những chữ thường viết sai. Nhờ vậy chất lượng học tập môn Tiếng Việt cũng
từng bước được nâng cao.
PHẦN III: KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu lý luận, thực tiễn về những vấn đề có liên
quan đến phương ngữ Nghệ An cũng như thực trạng tiếp thu ngôn ngữ Tiếng
Việt chuẩn của học sinh Tiểu học ở Nghệ An; sau một thời gian áp dụng hệ
thống bài tập chính tả phương ngữ trong dạy học chính tả chúng tôi rút ra một
số kết luận sau:
1. Những đặc điểm mang tính chất riêng biệt về ngữ âm của phương
ngữ Nghệ An một mặt là điều kiện thuận lợi giúp học sinh Tiểu học vùng này
lĩnh hội những tri thức về ngôn ngữ Tiếng Việt chuẩn.Mặt khác, những đặc
điểm đó cũng gây không ít khó khăn trở ngại cho các em trong quá trình học
môn Tiếng Việt. Đặc biệt những hạn chế ấy được thể hiện ở hệ thống thanh
điệu. Sự phát âm lẫn lộn không phân biệt một số thanh dẫn đến hiện tượng
phạm lỗi chính tả trong học sinh, nhất là học sinh Tiểu học hết sức phổ biến,
không dễ gì khắc phục được.
2. Việc điều tra, khảo sát đến tận từng khối lớp, từng trường, từng xã
thuộc từng thổ ngữ, phương ngữ là một việc làm cần thiết và thiết thực để trên
cơ sở đó có thể xây dựng một nội dung chương trình và phương pháp dạy
Tiếng Việt ở Tiểu học phù hợp với từng vùng phương ngữ.

18
3. Để góp phần tháo gỡ khó khăn trong quá trình dạy - học môn Tiếng
Việt Tiểu học nói chung, ở Nghệ An nói riêng đòi hỏi những nhà nghiên cứu,
những người dạy Tiếng Việt tiếp tục suy nghĩ và có những giải pháp thỏa
đáng, phù hợp.
Vấn đề cần được đặt ra hiện nay là:
- Đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên Tiểu học cần được đào tạo một
cách có hệ thống về Tiếng Việt.
- Bên cạnh cuốn “Từ điển chính tả Tiếng Việt” nói chung cần biên soạn
các từ điển chính tả cho nhà trường thích hợp với từng vùng phương ngữ nhất
định nhằm giúp cho học sinh ở các địa phương viết đúng chính tả trên cơ sở
phân biệt các âm và thanh điệu khác nhau được thể hiện trên chữ viết.
- Song song với việc sử dụng bộ sách Tiếng Việt Tiểu học hiện nay, cần
biên soạn, bổ sung thêm các tài liệu mang tính chất chỉ đạo, hướng dẫn có nội
dung sát hợp với từng địa phương, từng vùng phương ngữ, giúp giáo viên có
cơ sở để tiến hành việc giảng dạy Tiếng Việt phù hợp với đối tượng học sinh
của mình. Tuy nhiên đây cũng chỉ là một giải pháp mang tính chất tình thế mà
thôi. Nên chăng cần tiến tới không chỉ có một bộ sách Tiếng Việt dùng chung
cho học sinh cả nước như hiện nay mà cần phải có từng bộ sách Tiếng Việt
riêng cho mỗi vùng phương ngữ. Trong đó thể hiện được những tri thức cơ
bản về khoa học Việt ngữ, đồng thời thể hiện được tính “khu vực” của ngôn
ngữ. Đó sẽ là cơ sở, là điều kiện để giáo viên và học sinh tiến hành việc dạy –
học Tiếng Việt tốt hơn.
4. Hệ thống bài tập chính tả phương ngữ nếu được khai thác một cách
khoa học, hợp lý trên cơ sở sự sáng tạo của từng giáo viên, đồng thời kết hợp
với nhiều hình thức luyện tập phong phú khác để rèn luyện thói quen, phát huy
tính độc lập suy nghĩ, tính chủ động, tích cực của học sinh sẽ là một trong
những biện pháp tích cực giúp chúng ta cải thiện tình trạng phạm lỗi chính tả
do ảnh hưởng của phương ngữ đối với học sinh lớp ba nói riêng và đối với
học sinh Tiểu học ở Nghệ An nói chung.

19
Trong phương pháp làm việc và học tập của mình nói chung, trong phương
pháp dạy học nói riêng, mỗi người có sự chủ động, sáng tạo riêng của mình.
Trên đây chỉ là một số kinh nghiệm của cá nhân về việc xây dựng hệ thống bài
tập chính tả phương ngữ cho học sinh lớp ba ở Nghệ An để các bạn tham
khảo.
Rất mong nhận được các ý kiến nhận xét, góp ý của các Cán bộ chỉ đạo
chuyên môn các cấp và của bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là những người đang
trực tiếp giảng dạy Tiếng Việt ở Tiểu học.
Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 9 tháng 4 năm 2010
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê A: Về chương trình chính tả Tiểu học (Kỉ yếu Hội thảo khoa học
toàn quốc) - SGK Tiếng Việt bậc tiểu học hiện hành và chương trình Tiếng
Việt bậc Tiểu học sau năm 2000 - NXB giáo dục 1997.
2. Lê A - Lê Phương Nga - Nguyễn Trí: Phương pháp dạy học Tiếng
Việt (tài liệu đào tạo giáo viên Tiểu học) - Bộ Giáo dục và Đào tạo - Vụ giáo
viên - Hà Nội 1994.
3. Hoàng Ngọc Anh: Một vài nhận xét bước đầu về âm và nghĩa từ địa
phương Nghệ Tĩnh - Ngôn ngữ số 1 - 1995.
4. Hồ Cơ: Việc thực hiện các qui định về chuẩn hoá chính tả và thuật
ngữ trong sách giáo khoa và trong nhà trường.
5. Hoàng Cao Cương: Vai trò của Tiếng Việt trong soạn sách giáo khoa
giành cho học sinh bậc tiểu học hôm nay (Kỉ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc).
6. Hà Quang Nâng: Từ thực trạng mắc lỗi chính tả của học sinh Tiểu
học suy nghĩ về cách dạy và sách giáo khoa hiện nay (Kỉ yếu Hội thảo khoa
học toàn quốc).
7. Lê Phương Nga (Chủ biên) - Trần Thị Minh Phương - Lê Hữu Tỉnh:
Tiếng Việt 3 nâng cao - NXBGD 2006.

8. Phan Ngọc: Chữa lỗi chính tả cho học sinh - NXBGD 1982
9. Hoàng Thảo Nguyên: Về nội dung, phương pháp dạy chính tả qua
sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học.
10. Hoàng Phê; Vấn đề chuẩn chính tả. Chuẩn hoá chính tả và thuật ngữ
NXBGD 1984.
11. Hoàng Tuệ: Người giáo viên trước các vấn đề chuẩn hoá Tiếng Việt.
Chuẩn hoá Chính tả và thuật ngữ - NXBGD 1984.
12. Nguyễn Trí (chủ biên) - Dương Thị Hương - Thảo Nguyên: Để dạy
học tốt Tiếng Việt 3 - NXBGD 2006.
13. Nhiều tác giả: Tiếng Việt (Lớp 1, 2, 3, 4, 5) chương trình hiện hành
- NXBGD 2008.
14. Nhiều tác giả: Tài liệu hướng dẫn giảng dạy và Bài soạn Tiếng Việt
(Lớp 1, 2, 3, 4, 5) - NXBGD
15. Nhiều tác giả: Tiếng Việt trong Trường học-NXBKHXH-Hà Nội 1995
21
22

×