Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

ÔN tập THI bán kỳ II địa lý lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.73 MB, 9 trang )

Nguyễn Thị Bích- THCS Khánh Hội
ÔN TẬP THI BÁN KỲ II ĐỊA LÝ LỚP 6
(Từ bài 15 đến bài 22)
I.Nội dung ôn tập:
- Học thuộc toàn bộ kiến thức SGK từ Bài 15 đến bài 22.
- Làm bài tập về tính khoảng cách trên thực tế dựa vào tỉ lệ bản đồ. Tính nhiệt độ trung bình,
lượng mưa ..
II.Hướng dẫn trả lời câu hỏi khai thác kênh hình và câu hỏi bài tập cuối SGK.
Bài 15:Các mỏ khoáng sản.
1. Các loại khoáng sản:
CH: Dựa vào bảng nêu tên một số loại khoáng sản và nêu công dụng của chúng?
+ Khoáng sản năng lượng: than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt..làm nhiên liệu cho công nghiệp
năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất.
+ Khoáng sản kim loại:
+) Kim loại đen: Sắt, mangan, titan,crôm…
+) Kim loại màu: Đồng, chì, kẽm…
Khoáng sản kim loại dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu, từ
đó sản xuất ra các loại gang, théo, đồng, chì….
+ Khoáng sản phi kim loại: muối mỏ, apatit, thạch anh, kim cương, đá vôi, cát, sỏi,.. làm nguyên
liệu để sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ, làm vật liệu xây dựng..
CH : Nêu tên một số khoáng sản ở địa phương em ?
- Một số khoáng sản ở địa phương em : than bùn, đá vôi,…
2. Các mỏ khoáng sản nội sinh và ngoại sinh:
CH : Tại sao gọi là mỏ khoảng sản nội sinh và mỏ khoáng sản ngoại sinh ?
- Mỏ nội sinh: Là những mỏ được hình thành do nội lực(khoáng sản được hình thành do mắcma,
rồi được đưa lên gần mặt đất).
Các mỏ nội sinh: đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc..
- Mỏ ngoại sinh: Là những mỏ hình thành do các quá trình ngoại lực(khoảng sản hình thành do
quá trình phong hóa, tích tụ vật chất)
Các mỏ ngoại sinh: than, cao lanh, đá vôi…
*Câu hỏi và bài tập:


Câu 1: Khoáng sản là gì? Khi nào gọi là mỏ khoáng sản?
- Khoáng sản là những khoáng vật và đã có ích được con người khia thác và sử dụng.
- Mỏ khoáng sản: Là nơi tập trung khoáng sản, có khả năng khai thác
Câu 2. Trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng?
Dựa vào công dụng, người ta chia khoáng sản thành 3 loại:
Loại khoáng sản
Tên các khoáng sản
Công dụng
Năng lượng (nhiên liệu)
Than đá, than bùn, dầu mỏ,
Nhiên liệu cho công nghiệp
khí đốt,….
năng lượng, nguyên liệu cho
công nghiệp hóa chất
Kim loại
Kim loại đen
Sắt, mangan, titan, crôm,…
Kim loại màu
Phi kim loại

Đồng, chì kẽm,..
Muối mỏ, apatit, thạch anh…

Nguyên liệu để sản xuất phân
bón, đồ gốm, sứ, làm vật liệu
xây dựng…

Câu 3: Quá trình hình thành mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh có sự khác nhau như thế nào?
Quá trình hình thành các mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh có sự khác nhau:
Mỏ nội sinh

Mỏ ngoại sinh
Quá trình
: Là những mỏ được hình thành do nội
Là những mỏ hình thành do
hình thành lực(khoáng sản được hình thành do mắcma, rồi các quá trình ngoại lực(khoảng
được đưa lên gần mặt đất).
sản hình thành do quá trình

1


Nguyễn Thị Bích- THCS Khánh Hội
Các mỏ nội sinh: đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng,
bạc..

phong hóa, tích tụ vật chất)
Các mỏ ngoại sinh: than, cao
lanh, đá vôi…
Bài 16:Thực hành: Đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn.
Bài tập 1: Hãy cho biết đường đồng mức là những đường như thế nào?Tại sao dựa vào
đường đồng mức trên bản đồ chúng ta có thể biết được hình dạng của địa hình?
- Đường đồng mức là đường nối những điểm có cùng một độ cao.
- Dựa vào các đường đồng mức trên bản đồ ta có thể biết được hình dạng của địa hình vì các
đường đồng mức thể hiện được độ cao và độ dốc của địa hình.
+ Độ cao địa hình: Thể hiện bằng trị số ghi trên đường đồng mức.
+ Độ dốc địa hình: Thể hiện bằng độ dày thưa của các đường đồng mức, các đường đồng mức
càng gần nhau thì địa hình càng dốc.
Bài tập 2: Quan sát lược đồ Hình 44:
CH: Xác định trên lược đồ H44 hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2?
- Hướng từ đỉnh núi A1 đến đỉnh núi A2 là hướng là hướng Tây – Đông.

CH: Sự chênh lệch độ cao của hai đường đồng mức trên lược đồ là bao nhiêu?
- Sự chênh lệch độ cao của hai đường đồng mức trên lược đồ là 100m.
CH: Dựa vào các đường đồng mức để tìm độ cao của các đỉnh núi: A1, A2, B1, B2, B3?
- Độ cao của các đỉnh núi và các điểm:
A1= 900m.
A2= trên 600m.
B1= 500m.
B2= 650m.
B3= trên 500m.
CH: Dựa vào tỉ lệ lược đồ để tính khoảng cách theo đường chim bay từ đỉnh A1 đến đỉnh A2?
Trả lời:
Tỉ lệ lược đồ là 1:100.000.
Khoảng cách từ đỉnh A1 đến đỉnh A2 trên lược đồ là :7,5cm.
Vậy khoảng cách từ đỉnh A1 đến đỉnh A2 trên thực tế là:
7,5 x 100.000 = 750.000(cm) = 7500(m) = 7,5 (km).
CH: Quan sát các đường đồng mức ở hai sườn phía đông và phía tây của núi A1, cho biết
sườn nào dốc hơn?
- Sườn phía tây của núi A1 dôc hơn sườn phía đông (các đường đồng mức ở phía tây sát gần
nhau hơn).
Bài 17: Lớp vỏ khí.
1.Thành phần của không khí.
CH: Cho biết các thành phần của không khí? Mỗi thành phần chiểm tỉ lệ bao nhiêu?
+ Khí ôxi: Chiếm 21%.
+ Khí nitơ: Chiếm 78%.
+ Hơi nước và các khí khác: Chiếm 78%.
2. Cấu tạo của lớp vỏ khí (Khí quyển).
CH: Hãy cho biết lớp vỏ khí gồm những tầng nào? Tầng gần mặt đất có độ cao trung bình
đến 16km là tầng gì?
- Lớp vỏ khí có 3 tầng:
+ Tầng đối lưu:

+ Tầng bình lưu.
+ Các tầng cao của khí quyển.
- Tầng gần mặt đất có độ cao TB đến 16km là tầng đối lưu.

2


Nguyễn Thị Bích- THCS Khánh Hội
CH: Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là tầng nào?
- Tầng không khí nằm trên tầng đối lưu là tầng bình lưu.
CH: Vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất?
Vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất:
+ Tầng đối lưu không khí di chuyển theo chiều thẳng đứng, là nơi sinh ra các hiện tượng mây,
mưa, sấm chớp..các hiện tượng này có ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của các sinh vật sống trên
Trái Đất.
+ Tầng bình lưu có lớp ôdôn có tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con
người.
+ Các tầng cao của khí quyển: không khí cực loãng, hầu như không có ảnh hưởng trực tiếp tới
đời sống của con người.
Lớp vỏ khí có vai trò rất quan trọng đối với đời sống trên Trái Đất vì mọi hoạt động của con
người đều liên quan đến lớp vỏ khí. Các hiện tượng như mây, mưa, sấm chớp, gió bão, sương mù
ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của các sinh vật trên Trái Đất. Không có không khí sẽ không có
sự sống trên Trái Đất. Lớp vỏ khí còn được coi là “tấm áo giáp” bảo vệ sự sống cho Trái Đất, vì
chúng ngăn không cho các tia độc hại từ Mặt Trời và vũ trụ xâm nhập vào Trái Đất.
3. Các khối khí:
CH:
- Khối khí nóng và khối khí lạnh hình thành ở đâu? Nêu tình chất của mỗi loại?
-Khối khí đại dương và khối khí lục địa hình thành ở đâu? Nêu tính chất của mỗi loại?
Trả lời:
- Khối khí nóng hình thành trên các vĩ độ thấp, có nhiệt độ tương đối cao.

- Khối khí lạnh hình thành trên các vĩ độ cao, có nhiệt độ tương đối thấp.
- Khối khí đại dương hình thành trên các biển và đại dương, có độ ẩm lớn.
- Khối khí lục địa hình thành trên các vùng đất liền, có tính chất tương đối khô.
*Câu hỏi và bài tập:
Câu 1: Lớp vỏ khí được chia thành mấy tầng? Nêu vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu?
Trả lời:
- Lớp vỏ khí được chia thành 3 tầng:
+ Tầng đối lưu.
+ Tầng bình lưu.
+ Các tầng cao của khí quyển.
- Vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu:
+ Độ cao: 0-16km.
+ Đặc điểm:
90% không khí tập trung ở độ cao gần 16km sát mặt đất.
Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
Cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,60C.

3


Nguyễn Thị Bích- THCS Khánh Hội
Là nơi sinh ra các hiện tượng: mây, mưa, sấm, chớp ….
Các hiện tượng này ảnh hưởng lớn tới đời sống của các sinh vật sống trên Trái Đất.
Câu 2: Dựa vào đâu có sự phân ra các khối khí: nóng, lạnh, lục địa, đại dương?
Trả lời:
- Căn cứ vào nhiệt độ, người ta chia ra: Khối khí nóng, khối khí lạnh.
- Căn cứ vào bề mặt tiếp xúc bên dưới là đại dương hay đất liền, người ta chia ra: Khối khí đại
dương, khối khí lục địa.
Câu 3:Khi nào khối khí bị biến tính?
- Khối khí bị biến tính :

Các khối khí không đứng yên tạo chỗ, chúng luôn di chuyển và làm thay đổi thời tiết của những
nơi chúng đi qua. Đồng thời chúng cũng chịu ảnh hưởng của của mặt đệm của những nơi ấy mà
thay đổi tính chất, khi đó khối khí bị biến tính. Hay nói cách khác, khổi khí bị biến tính khi
chúng bị thay đổi tính chất.
Bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí:
1. Thời tiết và khí hậu:
- Thời tiết:là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian
ngắn.
- Khí hậu: Là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết, ở một địa phương trong nhiều năm.
2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.
CH: Giả sử một ngày ở Hà Nội, người ta đo nhiệt độ lúc 5 giờ được 200C lúc 13 giờ được
240Cvà lúc 21 giờ được 220C. Hỏi nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là bao nhiêu? Nêu
cách tính?
Nhiệt độ trung bình ngày = Nhiệt độ của các lần đo : số lần đo
=(200C + 240C + 220C) :3 = 220C
Vậy nhiệt độ trung bình của ngày hôm đó là 220C.
- Cách tính nhiệt độ trung bình tháng và nhiệt độ trung bình năm:
+ Nhiệt độ trung bình tháng = Nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng : Số ngày trong
tháng đó.
+ Nhiệt độ trung bình 1 năm = Nhiệt độ trung bình 12 tháng : 12.
+ Nhiệt độ trung bình nhiều năm = Nhiệt độ trung bình nhiều năm : số năm.
CH: Tại sao khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt
đất 2m?
Khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m vì:
+ Để tránh không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng Mặt Trời, thủy ngân trong nhiệt kế không bị
dãn nở mạnh do đó không làm sai lệch kết quả đo.
+ Tránh không ảnh hưởng bởi nhiệt độ của mặt đất.
3. Sự thay đổi của nhiệt độ không khí.
a) Nhiệt độ không khí thay đổi theo vị trí gần biển hay xa biển
CH: Tại sao về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền?

- Về mùa hạ, những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền do tính chất hấp thu và
tỏa nhiệt của mặt đất và mặt nước có sự khác nhau:
+ Mặt đất hấp thu nhiệt nhanh hơn và tỏa nhiệt nhanh nên mặt đất nóng lên rất nhanh và nguội đi
cũng rất nhanh.
+ Mặt nước hấp thụ nhiệt dần dần và tỏa nhiệt chậm hơn so với mặt đất.
Chính vì vậy về mùa hạ những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền do nước biển
có tác dụng điều hòa nhiệt độ. Mức độ chênh nhau vè nhiệt độ giữa ngày, đêm, giữa các mùa
không đáng kể.
b) Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao:
CH: Quan sát H48, hãy tính sự chênh lệch về độ cao giữa hai địa điểm?
Quan sát Hình 48: Tính sự chênh lệch về độ cao giữa hai địa điểm:
- Từ chân núi lên đỉnh núi nhiệt độ giảm 60C (25-19= 6)
Cứ lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C nên khi nhiệt độ giảm 60C thì sự chênh lệch độ cao là:

4


Nguyễn Thị Bích- THCS Khánh Hội
(6: 0,6)x100= 1000m.
C) Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.
*Câu hỏi và bài tập.
Câu 1. Thời tiết khác khí hậu ở điểm nào?
Sự khác nhau giữa thời tiết và khí hậu:
- Thời tiết: Là sự biểu hiện của các hiện tượng khí tượng ở một địa phương trong một thời gian
ngắn.
- Khí hậu: Là sự lặp đi lặp lại của tình hình thời tiết ở một địa phương trong nhiều năm.
Câu 2. Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12h trưa (Lúc bức xạ Mặt
trời mạnh nhất) mà lại nóng nhất vào lúc 13h?
Trả lời:
Không khí nóng lên chủ yếu do quá trình tỏa năng lượng của bề mặt đất (Bức xạ mặt đất). Lúc

12h trưa tuy bức xạ mặt đất lớn nhất nhưng mặt đất vẫn cần một thời gian để truyền nhiệt cho
không khí, vì thế lúc không khí nóng nhất là 13h.
Câu 3: Người ta tính nhiệt độ trung bình tháng và trung bình năm như thế nào?
Cách tính nhiệt độ trung bình tháng và nhiệt độ trung bình năm:
+ Nhiệt độ trung bình tháng = Nhiệt độ trung bình của các ngày trong tháng : Số ngày trong
tháng đó.
+ Nhiệt độ trung bình 1 năm = Nhiệt độ trung bình 12 tháng : 12.
+ Nhiệt độ trung bình nhiều năm = Nhiệt độ trung bình nhiều năm : số năm.
Bài 19: Khí áp và gió trên Trái Đất:
1. Khí áp. Các đai khí áp trên Trái Đất:
CH: Các đai khí áp thấp nằm ở những vĩ độ nào? Các đai khí áp cao nằm ở nhừng vĩ độ
nào?
- Các đai khí áp thấp nằm ở các vĩ độ 00, 600B, 600N.
- Các đai khí áp cao nằm ở các vĩ độ : 300B. 300N, vùng cực.
2. Gió và các hoàn lưu khí quyển.
CH: Ở hai bên xích đạo loại gió thổi theo một chiều quanh năm từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc
và Nam về Xích đạo là gió gì?
- Gió Tín Phong.
CH: Từ các khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam, loại gió thổi quanh năm lên khoảng các vĩ độ 600 Bắc
và Nam là gió gì?
- Gió Tây ôn đới.
CH: Vì sao gió Tín phong lại thổi từ khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam về Xích đạo?
Trả lời:
- Gió Tín phong thổi từ khoảng vĩ độ 300 Bắc và Nam về Xích đạo là do sự chênh lệch khí áp
giữa áp cao chí tuyến và áp thấp Xích đạo.
CH: Vì sao gió Tây ôn đới lại thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam lên khoảng các vĩ độ
600 Bắc và Nam?
- Gió Tây ôn đới thổi từ khoảng các vĩ độ 300 Bắc và Nam lên khoảng vĩ độ 600 Bắc và Nam là
do sự chênh lệch áp suất giữa áp cao chí tuyến và các áp thấp ôn đới(600 Bắc và Nam).
*Câu hỏi và bài tập:

Câu 1: Khí áp là gì? Tại sao có khí áp ?
- Khí áp là sức ép của khí quyển lên bề mặt Trái Đất.
- Nguyên nhân sinh ra khí áp : Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng. Vì khí quyển rất
dày nên trọng lượng của nó cũng tạo ra một sức ép rất lớn lên bề mặt Trái Đất, sức ép đó chính là
khí áp.
Câu 2 : Nguyên nhân nào sinh ra gió ?
- Nguyên nhân sinh ra gió :
Không khí luôn luôn chuyển động từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp. Sự chuyển động của
không khí sinh ra gió.

5


Nguyễn Thị Bích- THCS Khánh Hội
Câu 3 : Mô tả sự phân bố các đai khí áp trên Trái Đất và các loại gió : Tín phong, gió Tây ôn
đới.
Trên Trái Đất có 7 đai khí áp xen kẽ nhau :
- Hai đai áp cao ở quanh cực (Phát sinh do nhiệt độ không khí rất thấp, quanh năm băng giá).
- Hai đai áp cao ở các vĩ tuyến 30-350 Bắc và Nam (Do nhiệt độ cao ở vùng Xích đạo làm cho
không khí nở ra và bốc lên cao rồi tỏa ra hai bên, sau đó lạnh dần và nén xuống các lớp không
khí ở khu vực các vĩ tuyến 30-350Bắc và Nam).
- Hai đai áp thấp ôn đới ở khoảng vĩ tuyến 600 Bắc và Nam (do không khí từ áp cao cực và áp
cao chí tuyến dồn tới).
- Đai áp thấp Xích đạo (hình thành do nhiệt độ không khí cao, không khí nở ra và bốc lên cao tạo
thành áp thấp Xích đạo).
Câu 4 : Vẽ hình Trái Đất, các đai khí áp cao, khí áp thấp và các loại gió Tín Phong, Tây ôn
đới.
HS vẽ hình vào vở : H50, H51.

Bài 20 : Hơi nước trong không khí. Mưa.


CH : Dựa vào biểu đồ mưa của thành phố Hồ Chí Minh, cho biết :
- Tháng nào có mưa nhiều nhất ? Lượng mưa khoảng bao nhiêu mm ?
- Tháng nào có mưa ít nhất ? Lượng mưa khoảng bao nhiêu mm ?
Trả lời :

6


Nguyễn Thị Bích- THCS Khánh Hội
- Tháng mưa nhiều nhất là tháng 9. Lượng mưa 327mm.
- Tháng mưa ít nhất là tháng 2. Lượng mưa 4,1 mm.
CH : Chỉ ra các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000 mm. Các khu vực có lượng
mưa trung bình năm dưới 200m.
Trả lời :
- Các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000m là :
+ Khu vực Trung Mĩ.
+ Vùng Xích đạp phía bắc Bra-xin.
+ Vùng ven vịnh Chi-lê, In-đô-nê-xi-a.
+ Ven biển Vịnh Ben-gan.
+ Vùng vên biển phía đông Ô-xtrây-li-a.
- Các khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200m là:
+ Phía bắc Ca-na-đa, Bắc Phi, Tây Nam Á, Phia đông của Nga.
CH : Nhận xét sự phân bố mưa trên thế giới ?
* Lượng mưa trên thế giới phân bố không đồng đều:
- Các khu vực có lượng mưa trung bình năm trên 2000m là :
+ Khu vực Trung Mĩ.
+ Vùng Xích đạp phía bắc Bra-xin.
+ Vùng ven vịnh Chi-lê, In-đô-nê-xi-a.
+ Ven biển Vịnh Ben-gan.

+ Vùng vên biển phía đông Ô-xtrây-li-a.
- Các khu vực có lượng mưa trung bình năm dưới 200m là:
+ Phía bắc Ca-na-đa, Bắc Phi, Tây Nam Á, Phia đông của Nga.
*Câu hỏi và bài tập :
Câu 1 : Dựa vào bảng sau :
Lượng mưa(mm) :
Lượng mưa 1
2
3
TP.HCM
13,8 4,1
10,5

4
50,4

5
218,
4

6
311,
7

7
293,
7

8
269,

8

9
327,
1

10
266,
7

11
116,
5

12
48,3

- Hãy tính tổng lượng mưa trong năm ở TP. HCM ?
- Hãy tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa mưa (Tháng 5,6,7,8,9,10) ở thành phố Hồ
Chí Minh ?
- Hãy tính tổng lượng mưa trong các tháng mùa khô ? (Tháng 11, 12, 1, 2, 3, 4) ở TP.HCM ?
Trả lời :
- Tổng lượng mưa trong năm của TP.HCM = Tổng lượng mưa 12 tháng
= 1931(mm).
- Tổng lượng mưa các tháng mùa mưa = Tổng lượng mưa của các tháng : Tháng 5,,6,7,8,9,10.
= 218,4+311,7+293,7+269,8+327,1+266,7
= 1687,4(mm).
- Tổng lượng mưa các tháng mùa khô = Tổng lượng mưa các tháng : Tháng 11,12,1,2,3,4.
= 116,5+48,3+13,8+4,1+10,5+50,4
= 243,6(mm).

Câu 2 : Nhiệt độ ảnh hưởng tới khả năng chứa hơi nước của không khí như thế nào ?
Trả lời :
- Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến khả năng chứa hơi nước của không khí. Nhiệt độ càng cao,
lượng hơi nước chưa được càng nhiều. Tuy vậy, sức chứa chỉ có hạn. Khi không khí chứa được
lượng hơi nước tối đa thì không khí đã bão hòa hơi nước.
Câu 3 : Trong điều kiện nào hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa ?

7


Nguyễn Thị Bích- THCS Khánh Hội
- Hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành mây, mưa trong điều kiện không khí đã bão hòa
mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước, hoặc bị lạnh đi do bốc lên cao, hoặc do tiếp xúa với một
khối khí lạnh hơn thì hơi nước trong không khí sẽ ngưng tụ thành hạt nước, sinh ra mây, mưa.
Câu 4 : Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm là bao nhiêu ?
- Nước ta nằm trong khu vực có lượng mưa trung bình năm 1001-2000mm.
Bài 21 :Thực hành : Phân tích biểu đồ nhiệt độ lượng mưa :
- Làm bài thực hành vào vở.

Bài 22 : Các đới khí hậu trên Trái Đất.
1.Các chí tuyến và các vòng cực trên Trái Đất.
CH : Cho biết chí tuyến Bắc và Nam nằm ở những vĩ độ nào ? Các tia sáng Mặt Trời chiếu
vuông góc với mặt đất ở các đường này lúc 12h trưa vào các ngày nào ?(Xem lại Hình 24Bài 9).
- Chí tuyến Bắc : vĩ tuyến 23027’B.
- Chí tuyến Nam : vĩ tuyến 23027’N.
- Mặt trời chiếu vuông góc với mặ đất ở các đường này lức 12h giờ trưa vào các ngày sau :
+ Chí tuyến Bắc : Ngày Hạ chí (22/6).
+ Chí tuyến Nam : Ngày Đông chí (22/12).
CH : Vòng cực Bắc và vòng cực Nam nằm ở các vĩ độ nào ?(Xem lại Hình 25 - Bài 9).
- Vòng cực Bắc : Vĩ tuyến 66033’B.

- Vòng cực Nam : VĨ tuyến 66033’N.
CH : Kể tên năm đới khí hậu trên Trái Đất ?

- Một đới nóng.
- Hai đới ôn hòa (hay ôn đới).

8


Nguyễn Thị Bích- THCS Khánh Hội
- Hai đới lạnh (hay hàn đới).
*Câu hỏi và bài tập :
Câu 1 : Các chí tuyến và vòng cực là những ranh giới của các vòng đai nhiệt nào ?
Trả lời :
- Các chí tuyến là ranh giới của các vành đai ôn đới và nhiệt đới.
- Các vòng cực là ranh giới của các vành đai ôn đới và hàn đới.
Câu 2 : Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới. Lượng mưa trong năm ở đới này là bao nhiêu ?
Trả lời :
- Là khu vực có góc chiếu của ánh sáng Mặt Trời lúc giữa trưa tương đối lớn và số giờ chiếu
sáng trong ngày ít chênh lệc giữa các ngày trong năm.
- Lượng nhiệt nhận được nhiều, nên quanh năm nóng. Mùa đông nhiệt độ chỉ giảm chút ít so với
các mùa khác.
- Gió thổi thường xuyên là gió Mậu dịch (Tín phong). Mưa trung bình từ 1000-2000mm mỗi
năm.
Câu 3 : Nêu đặc điểm của khí hậu ôn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì ?
Trả lời :
- Là khu vực có góc chiếu ánh sáng mặt trời và số giờ chiếu sáng trong ngày chênh lệch nhau
nhiều giữa các tháng trong năm, do đó các mùa thể hiện rõ rệt.
- Gió Tây ôn đới thổi thường xuyên. Lượng mưa từ 500-1000mm/năm.
Câu 4 : Nêu đặc điểm của khí hậu hàn đới. Gió thổi trong đới này chủ yếu là gió gì ?

Trả lời :
- Là khu vực có góc chiếu ánh sáng mặt trời rất nhỏ. Số giờ chiếu sáng trong ngày có sự dao
động rất lớn giữa các mùa. Vì thế đây là khu vực giá lạnh, có băng tuyết quanh năm. Lượng mưa
trung bình dưới 500mm/năm.
- Gió chủ yếu trong đới này là gió Đông cực.

9



×