Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Bài báo cáo tham quan nhận thức công ty bia bạch đằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 24 trang )

1
GVHD: Hồ Thị Thu Trang

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ THỰC PHẨM

BÀI BÁO CÁO THAM QUAN NHẬN THỨC

CÔNG TY BIA BẠCH ĐẰNG

MỤC LỤC


2
GVHD: Hồ Thị Thu Trang

Chương 1:Giới thiệu về công ty bia Bạch Đằng…………………………………4
Chương 2:Giới thiệu về bia……………………………………………………....5
1.Định nghĩa bia…………………………………………………………...5
2.Lịch sử phát triển của bia………………………………………………..5
3.Tình hình tiêu thụ bia hiện nay………………………………………….5
4.Phân loại bia……………………………………………………………...6
5.Thành phần dinh dưỡng trong bia …………………………………….....7
6.Màu sắc của bia………………………………………………………......7
Chương 3: Nguyên liệu sản xuất bia……………………………………………….8
1.Malt đại mạch…………………………………………………………......8
2.Hoa houblon………………………………………………………….........9
3.Nước…………………………………………………………………........10
4.Nấm men………………………………………………………………......11
5.Gạo………………………………………………………………………...12
Chương 4: Quy trình công nghệ sản xuất bia………………………………………13


1.Quy trình công nghệ…………………………………………………….....13
2.Giải thích quy trình………………………………………………………...13
2.1.Nghiền……………………………………………………….........13
2.2.Quy trình đường hóa……………………………………………...14
2.3.Quy trình lọc dịch đường………………………………………....15
2.4.Quy trình đun sôi với hoa houblon………………………………15
2.5.Lắng trong và làm lạnh nhanh……………………………………16
2.6.Làm lạnh dịch đường……………………………………………..16
2.7.Sục khí…………………………………………………………….16


3
GVHD: Hồ Thị Thu Trang

2.8.Lên men chính…………………………………………………….16
2.9.Lên men phụ……………………………………………………....17
Chương 5: Hệ thống tẩy sạch và khử trùng………………………………………….19
1.Khái niệm vệ sinh tại chỗ…………………………………………………..19
2.Các chất làm sạch…………………………………………………………..19
Chương 6: Xử lý chất thải và bảo vệ môi trường của nhà máy bia…………………21
1.Nước thải…………………………………………………………………....21
2.Các chất thải khác trong nhà máy bia……………………………………....22
3.Bụi…………………………………………………………………………..23
4.Khí thải từ nhà nấu………………………………………………………….23
5.Tiếng ồn……………………………………………………………………..23
Nhận xét của giáo viên……………………………………………………………….24

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY BIA BẠCH ĐẰNG



4
GVHD: Hồ Thị Thu Trang

1.Công ty bia Bạch Đằng:





Được thành lập năm 1989.
Diện tích: 14000m2
Công suất: 25triệu lit/năm.
Địa chỉ: nhà máy bia Bạch Đằng-Võ Văn Bích-Tân Thạnh Đông-Củ ChiTP.HCM.

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ BIA
1.Định nghĩa bia:


5
GVHD: Hồ Thị Thu Trang
 Pháp: ”Bia là một loại đồ uống thu được từ quá trình lên men dịch các chất

chiết từ đại mạch nảy mầm, có bổ sung không quá 15% nguyên liệu đường khác
và hoa houblon”.
 Đức: “Bia là một loại đồ uống thu nhận được nhờ lên men, không qua chưng
cất, và ở đây chỉ sử dụng hạt đại mạch nảy mầm, hoa houblon, mấm men và
nước”
 Việt Nam: “Bia là loại đồ uống lên men có độ cồn thấp, được làm từ nguyên
liệu chính là malt đại mạch, houblon, nấm men và nước”.
2.Lịch sử phát triển của bia:










Từ 5000TCN người Ai Cập cổ đại đã sản xuất đồ uống lên men từ hạt
ngũ cốc.
2000TCN người Babilon viết thành sách nguyên tắc nấu bia.
Sau đó người Ai Cập và Babilon đã sử dụng nhiều loại gia vị để tạo ra
nhiều loại bia khác nhau.
1500 TCN tìm thấy dấu vết sản xuất bia tại Đan Mạch và Châu Âu.
Tạo hương bằng cây cỏ thảo mộc có vị đắng và hương thơm.
Thế kỷ thứ 8 phát hiện ra hoa houblon.
Năm 1880:Louis Pasteur tìm ra bản chất của quá trình sản xuất bia đó là
lên men tự nhiên.
Hiện nay ngành công nghiệp sản xuất bia phát triển mạnh với các công ty
lớn.

3.Tình hình tiêu thụ bia hiện nay:
 Trên thế giới:
− Sản lượng >150 tỷ lít/năm.
− Năng suất >10 tỷ lit/năm (Đức, Mỹ, TQ)
− Mức tiêu thụ >100 lit/ng/năm (Đức, Đan Mạch, Tiệp)


6

GVHD: Hồ Thị Thu Trang
Biểu đồ chia lượng bia tiêu thụ theo vùng

 Tại Việt Nam:
− 1875 Pháp cho xây dựng nhà máy bia Sài Gòn.
− 1890 bia bắt đầu có mặt tại Hà Nội.

Sản xuất và tiêu thụ bia tại Việt Nam:
Năm
1980
1990
2000
2005
2010

Sản lượng (triệu lit)
60
100
624
990
1500

Bình quân (lit/ng)
1,3
1,5
8
10
25

4. Phân loại bia:

Phần lớn kiểu bia thuộc về một trong hai họ lớn: ale- sử dụng lên men nổi, hoặc lagersử dụng lên men chìm. Bia có đặc trưng pha trộn của cả ale và lager được gọi là bia lai.
 Ale:
Ale là bất kỳ loại bia nào được sản xuất bằng lên men nổi, và nó thông thường được
lên men ở nhiệt độ cao hơn so với bia lager (15-23°C, 60-75°F). Bia tạo ra có mùi vị
của hoa hay quả tương tự như táo, lê, dứa, cỏ, cỏ khô, chuối, mận hay mận khô.
 Lager:

Lager là loại bia được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Chúng có nguồn gốc từ vùng
Trung Âu, có tên gọi này là từ lagern ("lưu trữ") trong tiếng Đức. Men bia lager là loại
lên men chìm, thông thường được lên men ở nhiệt độ 7-12 °C (45-55 °F) và sau đó
được lên men thứ cấp lâu ở 0-4 °C (30-40 °F).
Phần lớn bia lager ngày nay dựa trên kiểu Pilsener, được sản xuất lần đầu tiên năm
1842 ở Cộng hòa Séc. Các loại bia lager Pilsener ngày nay có màu sáng và được
cacbonat hóa nồng độ cao, với hương vị mạnh của hoa bia và nồng độ cồn 3-6% theo
thể tích.
5.Thành phần dinh dưỡng trong bia:




Ngoài tính chất giải khát thì giá trị dinh dưỡng trong bia cũng rất cao.
1 lit bia ≈ 25g thịt bò ≈ 150g bánh mì loại 1≈ 500kcal.
Theo Hopkins trong 100ml bia 10% chất khô có 2,5-5mg vitamin B1, 35-36mg
vitamin B2 và PP ngoài ra còn có các axit amin cần thiết cho cơ thể.


7
GVHD: Hồ Thị Thu Trang

6. Màu sắc của bia:

Màu sắc của bia được tạo thành là do phản ứng Maillard. Phản ứng này xảy ra giữa các
hydratcacbon với các axit amin nhất là trong quá trình sấy malt đại mạch nảy mầm và
trong quá trình đường hóa. Hạt đại mạch càng được ươm mầm lâu càng thủy phân
nhiều chất dự trữ và càng chứa nhiều đường. Trong quá trình sấy, đường bị caramel
hóa và tạo ra màu sẫm ở hạt. Malt có màu sẫm dùng để tạo ra bia nâu hay đen còn malt
màu nhạt hơn sẽ thu được bia vàng.

CHƯƠNG 3 : NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT BIA
1.Malt đại mạch:
Malt là đại mạch nẩy mầm, là nguồn nguyên liệu chính cung cấp chất hoà tan cho dịch
đường trước lên men.
Malt gồm 3 bộ phận chính:



Vỏ: vỏ trấu, vỏ lụa và vỏ aleuron, chiếm 8-15% trọng lượng hạt.
Phôi: là cơ quan sống, hô hấp của hạt, chiếm từ 2,5- 5% trọng lượng hạt.


8
GVHD: Hồ Thị Thu Trang

Nội nhũ: Chiếm từ 45-60% trọng lượng hạt, giữ vai trò quyết định chất
lượng của hạt đại mạch trong sản xuất bia. Thành phần chủ yếu là tinh bột.
− Malt có nhiều loại: malt vàng, malt đen và nhiều loại malt khá


Malt quyết định chất lượng thành phẩm:
Malt cung cấp toàn bộ lượng gluxit để chuyển hóa thành đường -> cồn, các
thành phẩm khác của bia.

− Malt cung cấp các loại enzym amylase.
− Malt chứa một lượng khá lớn protein


Yêu cầu cảm quan:
Màu: malt có màu vàng rơm.
Mùi và vị: malt có vị ngọt dịu đặt trưng, không có mùi vị lạ, nếu có mùi
chua hoặc mốc là malt bị ẩm.
− Độ sạch: không lẫn nhiều tạp chất, hạt không bị vỡ, lượng hạt vỡ tối đa là
0.5%, lượng hạt bệnh tối đa là 1%.



Yêu cầu kỹ thuật:








Độ chua 0.5-0.8
Độ màu 2.5-4.5 EBC
Độ pH dịch nha 5.6-6.0
Độ hoà tan 79-83% chất khô
Độ Bal: 11.5 Plato
Thời gian đường hoá < 15 phút
Độ ẩm < 4.5%


.


9
GVHD: Hồ Thị Thu Trang

2.Hoa houblon:
 Vai trò:






Tạo vị đắng đặc trưng.
Tạo hương thơm đặc trưng.
Tăng khả năng tạo bọt và giữ bọt.
Tăng độ bền keo.
Tính kháng khuẩn.
Thành phần hóa học của hoa houblon:

Nước
Các chất đắng
Xenlluloza
Các chất chứa nito
Tinh dầu
Các chất tro
Polyphenol(tanin)
Các chất chiết không chứa nito


10-11%
12-21%
40-50%
15-17%
0,5-5%
5-8%
2-5%
27%

Có thể sử dụng ở dạng hoa nén chặt, hoa nghiền nhỏ nén chặt hoặc cao hoa của Đan
Mạch, cộng hòa Séc, CHLB Đức. Hoa houblon có màu xanh, hơi vàng sáng, có mùi
thơm đặc trưng.
Được đựng trong túi kín chống thoát khí và mùi thơm. Các túi hoa này phải được cất
giữ ở nơi có nhiệt độ lạnh cao nhất là 10 – 15oC.

Hoa houblon được nhập từ nước ngoài về với các điều kiện như sau:







Hình dạng: viên nhỏ.
Mùi: đặc trưng của hoa houblon.
Màu: Xanh.
Độ ẩm %: tối đa 10.
alpha - acid đắng: càng cao càng tốt, khoảng từ 8% - 10% alpha.
Mật độ trong gói (Kg/m3): 350.



10
GVHD: Hồ Thị Thu Trang

Hoa houblon

Hoa houblon dạng viên

3.Nước:
 Yêu cầu của nước sản xuất bia:










Không mùi, không vị, không màu.
Độ cứng tạm thời vào khoảng 0,72 mg đương lượng/lit. Là thành phần cơ bản
trong quá trình sản xuất bia.
Chiếm 77-90% trọng lượng bia thành phẩm.
Dùng trong quá trình trộn, nấu, đường hóa và pha loãng dịch lên men, rửa nấm
men, vệ sinh thiết bị…
Thành phần của nước ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng bia thành phẩm.Độ
cứng vĩnh cửu 0,26 – 0,72 mg đương lượng/lit.
Độ oxi hóa 2 mg O2/lit.
Tổng số VSV < 100 tế bào /ml.

E.coli không quá 3 tế bào /lit.
pH : 6,8 – 7,2.


11
GVHD: Hồ Thị Thu Trang

4.Nấm men:
Nấm men: nổi (Saccharomyces cerevisiae), chìm (Saccharomyces uvarum,
Saccharomyces carlsbergensis…)
− Trong sản xuất bia, nấm men sẽ lên men dịch đường thành CO 2, C2H5OH.
− Đồng thời còn tạo ra nhiều sản phẩm bậc hai khác có ảnh hưởng đến chất
lượng của bia.



12
GVHD: Hồ Thị Thu Trang

Saccharomyces cerevisiae

Saccharomyces uvarum

5.Gạo:
Yêu cầu của gạo hạt:







Độ ẩm %: tối đa 15.
Độ trích ly (khô) độ đường tối thiểu: ≥ 89.
Độ béo tối đa: 1.0
Kích cỡ: >1.27 mm tối đa 3.5%; <0.25 mm tối đa 10%
Gạo cần xem xem có bị mốc hay không, các chi tiêu khác có đạt hay không.


13
GVHD: Hồ Thị Thu Trang

CHƯƠNG 4 : QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BIA
1.Quy trình công nghệ:

2. Giải thích quy trình:
2.1.Nghiền:
Mục đích:khi đường hóa thu được nhiều chất hòa tan nhất có lợi cho sản xuất và chất
lượng thành phẩm, hạn chế các chất không có lợi tan vào dịch đường và sử dụng tốt
nhất các thành phần của malt.


14
GVHD: Hồ Thị Thu Trang


Các phương pháp nghiền: nghiền khô, nghiền ướt, nghiền ẩm.

Nghiền khô

Nghiền ướt


Nghiền ẩm

2.2.Qúa trình đường hóa:
Mục đích:chuyển các chất không tan của bột nghiền sang dạng hòa tan.
− Các chất hòa tan: đường, dextrin, axit vô cơ và một số protein.
− Các chất không tan:tinh bột, xenluloza, một số protein cao phân tử và các hợp
chất khác.
Phương pháp tiến hành:
Nấu gạo tới 85-90oC để hồ hóa. Phải đảm bảo cháo không quá đặc, nếu không
sẽ tạo cháy ở đáy nồi, thậm chí cánh khuấy cũng không thể hoạt động được. Tỷ
lệ gạo nước là 100kg/400-500 l nước.
− Cháo gạo có nhiệt độ cao phối trộn với một lượng cháo malt (20%) có nhiệt độ
thấp hơn (37-50oC) để đạt nhiệt độ 72-74oC. Giữ nhiệt độ này trong 20-30’ để
dịch hóa các hạt tinh bột đã hồ hóa bởi các enzyme có trong malt. Tiếp đó đun
sôi khối cháo và để sôi trong 30-40’.
− Khi khối cháo bắt đầu sôi, tiến hành ngâm malt ở 50oC. Kết thúc thời gian đun
sôi cháo, bơm từ từ sang khối cháo malt, khuấy đều liên tục. Tiến hành bơm đến
khi nhiệt độ của toàn bộ khối cháo đạt 63oC. Giữ 15’
− Tiếp tục nâng nhiệt độ đun sôi lại khối cháo gạo và bơm sang nồi cháo malt để
đạt nhiệt độ 72oC. Giữ nhiệt độ này đến khi đường hóa hoàn toàn. Kết thúc
đường hóa, nâng nhiệt độ lên 78oC và kết thúc quá trình nấu.


45-50oC
62-65oC
70-75oC
78oC

Enzyme thủy phân protein và β-glucan hoạt động

Nhiệt độ thủy phân tạo đường maltoza
Đường hóa
Nhiệt độ kết thúc quá trình đường hóa


15
GVHD: Hồ Thị Thu Trang

2.3.Qúa trình lọc dịch đường:
Mục đích:tách dịch đường hay dịch hèm với vỏ và những phần nôi nhũ của hạt không
tan. Giữ lại cùng với bã những chất không mong muốn như kim loại nặng, tannin,
lipit…
Quá trình lọc chia làm 2 giai đoạn:

Thùng lọc hiện đại

Thiết bị lọc ép khung bản

Giai đoạn 1: lọc dịch đầu
Tách dịch ra khỏi bã. Dịch đầu phải có hàm lượng chất chiết cao hơn của bia sản xuất
4-6% vì quá trình rửa bã sẽ làm loãng dịch đường.


Giai đoạn 2: rửa bã
Sau khi tách dịch ra khỏi bã trong bã còn giữ lại một lượng các chất hòa tan đặc biệt là
đường. Mục đích của rửa bã là thu hồi những chất chiết này
Rửa bã được thực hiện bằng nước nóng (78-80oC).


2.4.Qúa trình đun sôi dịch đường với hoa houblon:

Mục đích:ổn định thành phần và tạo cho bia có mùi thơm và vị đắng đặc trưng của hoa
houblon. Đây chính là quá trình trích ly các chất thơm, chất đắng có trong hoa, làm
keo tụ các protein, vô hoạt các enzyme và thanh trùng dịch đường.
Phương pháp tiến hành:
Dịch đường được gia nhiệt ngay từ khi bắt đầu dịch chảy vào thiết bị đun. Đun sôi
trong vòng 60-100’.Cần đun sôi mạnh trong thời gian dài để:
− Các hợp chất đắng hòa tan vào dung dịch tốt.
− Protein tạo keo kết tủa tốt hơn.
− Nhiều DMS bị loại bỏ.


16
GVHD: Hồ Thị Thu Trang

Thiết bị đun hoa cấp nhiệt bên ngoài

Thiết bị đun hoa 2 vỏ

2.5.Lắng trong và làm lạnh nhanh:
Mục đích:dịch đường sau khi đun sôi với hoa houblon có chứa các cặn ở dạng huyền
phù và cặn từ hoa houblon. Để có thể cấy giống nấm men cần thiết phải làm trong
dịch, tách bỏ cặn và làm lạnh đến nhiệt độ lên men.
2.6.Làm lạnh dịch đường:

Nguyên tắc làm việc của máy lạnh nhanh kiểu tấm bản

Sơ đồ dịch đi trong hệ thống làm lạnh hai giai đoạn

Sau khi làm trong dịch đường được làm lạnh xuống nhiệt độ lên men. Việc làm lạnh
phải tiến hành trong điều kiện vô trùng để ngừng các phản ứng hóa học và giảm tối đa

các cơ hôi phát triển của vi sinh vật nhiễm tạp.
2.7.Sục khí:
Giai đoạn đầu của quá trình lên men mấn men cần 1 lượng oxy hòa tan. Hàm lượng
oxy phụ thuộc vào chất lượng dịch đường.
2.8.Lên men chính:


17
GVHD: Hồ Thị Thu Trang

Nồng độ tế bào từ 10 – 18 triệu tế bào/1 ml được đưa vào dịch hèm để lên men. Bình
thường có khoảng 150 l men được đưa vào (tương đương khoảng 1% so với thể tích
dịch đưa vào để lên men). Quá trình lên men ở trong tank với áp suất P = 0.8 bar, điều
chỉnh bởi van điều áp.
Dịch hèm được làm lạnh nhanh từ 95oC xuống 15oC thì được chuyển sang giai đoạn
lên men chính. Sau khi chuyển sang lên men chính thì nhiệt độ được tăng lên 16oC và
giữ ở 16oC để lên men trong 7 ngày.
Quá trình lên men chính kết thúc khi kiểm tra thấy hàm lượng đường trong dịch thay
đổi 0.2oP/24h thì sẽ được chuyển qua lên men phụ (thường là 7 ngày).
 Cơ chế hình thành Ethanol:

2.9.Lên men phụ:
Bia non được bơm vào các thùng lên men phụ. Sau khi từ lên men chính chuyển sang
lên men phụ thì nhiệt độ được hạ xuống 4oC trong vòng 1 – 2 ngày. Trong giai đoạn
này vẫn tiếp tục lên men, CO2 sinh ra được giữ lại trong thùng và hòa tan dần vào dịch,
pH dịch bia tăng dần, acid giảm, các ester phức tạp được tạo thành. Đây là quá trình
tạo ra hương vị, kết thúc quá trình nó giúp tạo màu và làm chín bia (loại diacetyl ra
khỏi bia).
Ngoài ra, men bia dần kết lại với nhau ở dạng bông hoặc bụi, các cặn vẩn cùng với
men lắng xuống đáy thùng làm cho bia trong và sáng màu.

Khi làm lạnh xuống 4oC trong 20 – 24h, men được thu hoạch ở 4oC thông qua van đáy
tank nó được nối với bơm, ống cứng và ống cao su mềm, men được thu hoạch về
thùng chứa men, khối lượng xấp xỉ 300l men (nhiệt độ của phải được duy trì ở 2 –
4oC), thời gian lưu trữ men không nên để lâu.
Men thu hoạch có thể tái sử dụng nếu cần thiết.
Mật độ tế bào nấm men sau khi thu hoạch men phải đạt xấp xỉ 5 triệu – 10 triệu tế
bào/ml.
Quá trình làm lạnh từ 16oC xuống 4oC không được tiêm CO2 vào.
Sau khi thu hoạch men xong, CO2 được tiêm vào khoảng 10 phút, nó làm cho nhiệt độ


18
GVHD: Hồ Thị Thu Trang

trong tank lên men được đảo trộn đồng đều. Sau khi nhiệt độ được đảo trộn đồng đều
thì nhiệt độ trong tank có thể tăng lên khoảng 8oC. Sau đó nhiệt độ lại được hạ xuống
4oC, CO2 không cần được tiêm vào thêm.
Quá trình làm lạnh từ 4oC xuống -1oC, CO2 được tiêm vào liên tục trong 1h sục 1 lần,
mỗi lần 10 – 15 phút, P = 1 bar làm cho sự đối lưu bề mặt được tốt hơn (làm cho nhiệt
độ trong tank được đảo trộn đều).
Suốt trong quá trình duy trì ở nhiệt độ -1oC ở tank chứa, men bùn được xả ra ngoài qua
van đáy, tank men này không được tái sử dụng.
Khi nhiệt độ bia hạ -1oC sau 3 ngày, bia được duy trì ở nhiệt độ này trong 2 ngày, sau
đó lọc thì quá trình lọc vẫn đảm bảo. Tổng thời gian lên men là 11 – 13 ngày.
Tất cả các tank sau lên men được vệ sinh, khoảng 14 ngày vệ sinh tank lên men 1 lần.
Như vậy, lên men phụ là để hoàn thiện hương vị, độ trong của bia, làm cho bia “chín”,
bão hòa CO2, tăng khả năng tạo bọt và ức chế sự phát triển của vi sinh vật ngoại lai có
hại bị nhiễm vào dịch bia.

Máy lọc nến


Sơ đồ nguyên lý của hệ thống bão hòa CO2

Thiết bị lọc khung bản

Hệ thống bão hòa CO2 của HAFFMAN


19
GVHD: Hồ Thị Thu Trang

CHƯƠNG 5:HỆ THỐNG TẨY LÀM SẠCH VÀ KHỬ TRÙNG
1.Khái niệm vệ sinh tại chỗ:
Khái niệm vệ sinh tại chỗ (CIP-Cleaning In Place) được dịch là bộ phận chuẩn bị các
dung dịch để tẩy rửa, vệ sinh và khử trùng tại phân xưởng.
CIP là một hệ thống tự động làm sạch bề mặt phía trong của các trang thiết bị sản xuất
như: thùng chứa, ống dẫn…mà không đòi hỏi tháo dỡ các trang thiết bị đó.
Ưu điểm của CIP:




Hoạt động an toàn.
Kết quả làm sạch ổn định.
Kinh tế.

Đạt được độ an toàn về sinh học cho sản phẩm (giảm tối đa sự lây nhiễm).

2.Các chất làm sạch:
Làm sạch nhằm loại bỏ khỏi bề mặt các thiết bị: cặn, bã và các kết tủa như protein,

nhựa, lipit, các muối vô và hữu cơ và vi sinh vật.
Yêu cầu đối với chất làm sạch:


20
GVHD: Hồ Thị Thu Trang










Tính hòa tan trong nước cao.
Có khả năng làm sạch tốt.
Có hiệu quả ở nhiệt độ thấp.
Có khả năng thấm ướt cao.
Lắng cặn lại ít, dễ rửa trôi.
Không tạo bọt.
Không bào mòn các thiết bị.
Giá thành thấp.
Ít gây ôi nhiễm môi trường.

Các chất làm sạch có tính kiềm: chủ yếu là dung dịch xút chiếm 60-80% cùng các chất
bổ trợ như Na2CO3, hợp chất silicat kim loại, polyphotphat, Na3PO4, các chất thấm ướt
và ức chế.
Các chất làm sạch có tính axit: axit photphoric, axit sunfuric, axit nitric, axit xitric

cùng các chất ức chế.


21
GVHD: Hồ Thị Thu Trang

CHƯƠNG 6: XỬ LÝ CHẤT THẢI VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA
NHÀ MÁY BIA
1.Nước thải:

Thải trực tiếp và thải gián tiếp

 Có 2 cách để xử lý nước thải: hiếu khí và yếm khí.

1.1.Hệ thống xử lý thải hiếu nước khí:
Có nhiều chất trong nước thải có thể bị phân hủy bởi vi sinh vật. Để thực hiện
quá trình này vi sinh vật cần có O2. Do đó nước tahi3 có thể được làm sạch hoàn
toàn bằng cách đưa không khí vào. Sau quá trình xử lý thu được bùn hoạt hóa
có chứa vi sinh vật ưa khí.


22
GVHD: Hồ Thị Thu Trang

Sơ đồ xử lý nước thải hiếu khí

1.2.Hệ thống xử lý nước thải yếm khí:
Khi không có mặt O2 nước thải sẽ bị phân hủy dần dần bởi các vi sinh vật gây
thối rữa. Trước tiên các axit hữu cơ được tạo ra nhờ sự thủy phân, sau đó là khí
metan. So với quá trình xử lý hiếu khí, hiệu quả xử lý của yếm khí thấp hơn

nhưng lượng bùn tạo thành sau xử lý lại thấp hơn, đồng thời khí metan sinh ra
có thể được tận dụng làm nguồn nguyên liệu.

Sơ đồ xử lý nước thải yếm khí

2.Các chất thải khác trong nhà máy bia:
Loại chất thải

Cách xử lý


23
GVHD: Hồ Thị Thu Trang

Bã malt.

Bã malt còn nhiều thành phần dinh dưỡng nên được sấy khô làm
thức ăn gia súc.

Hoa houblon

Hoa houblon được gom lại để tập trung xử lý.

Men thừa
Cặn nóng

Bã men được sấy khô làm thức ăn gia súc
Có thể sử dụng dịch chứa cặn này để làm nước rửa bã nhằm tận thu
lượng chất chiết trong dịch đường, đồng thời làm giàu protein
trong bã malt.

Tập trung lại để xử lý.

Cặn nguội, cặn
khoáng
Chai vỡ, lon bia
Những chất bao gói
Bụi malt
Nhãn/ giấy

Gửi trả lại nhà máy tái chế
Tập trung để xử lý
Được thu hồi bằng hệ thống hút và lọc bụi=>đem xử lý.
Gom lại và tái chế giấy.

3.Bụi:
Bụi được tạo ra trong công đoạn tiếp nhận, vận chuyển và nghiền malt, nghiền gạo. bụi
được thu hồi bằng hệ thống hút và lọc bụi sau đó bụi được chứa vào các bao tải để loại
bỏ.
4.Khí thải từ nhà nấu:
Trong quá trình đun sôi dịch đường, thành phần các chất dễ bay hơi trong dịch đường
và hoa houblon bay hơi và thường tạo ra các mùi đặc trưng cho không gian xung
quanh nhà nấu. để giảm lượng khí tạo ra từ nhà nấu, người ta có thể sử dụng các hệ
thống ngưng tụ hơi lắp đặt trên các nồi nấu và được nén lại nhờ máy nén khí.
5.Tiếng ồn:
Để giảm tiếng ồn phát ra, có thể sử dụng các biện pháp:
Lựa chọn vật liệu xây dựng, như lựa chọn tường đôi để cách âm, cửa sổ kín để
hạn chế sự thoát âm ra ngoài.
− Lắp đặt thiết bị giảm tối đa âm thanh ở phân xưởng chiết chai.
− Hạn chế sử dụng tường ghép.
− Làm vỏ cách âm ở những máy gây ồn lớn.




24
GVHD: Hồ Thị Thu Trang

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN



×