Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Nghiên cứu ý định và động cơ tham gia khóa học trang điểm của sinh viên nữ trường ĐHKT đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (502.75 KB, 16 trang )

GVHD: TRƯƠNG TRẦN TRÂM ANH
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ

---------BÀI TẬP NHÓM
ĐỀ TÀI :
NGHIÊN CỨU Ý ĐỊNH VÀ ĐỘNG CƠ THAM GIA KHÓA HỌC TRANG
ĐIỂM CỦA SINH VIÊN NỮ TRƯỜNG ĐHKT ĐÀ NẴNG

NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 7
LỚP TÍN CHỈ: NCMK3_11
GVHD: THS. Trương Trần Trâm Anh

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU
I.

Giới thiệu:
Page 1


GVHD: TRƯƠNG TRẦN TRÂM ANH
Trong bối cảnh đời sống của người dân ngày càng nâng cao thì nhu cầu làm
đẹp ngày càng được nhiều người coi trọng. Không chỉ là những phụ nữ đi làm chú
trọng đến hình thức mà cả những sinh viên, đặc biệt là những sinh viên chuẩn bị tốt
nghiệp, họ mong muốn học được một số kỹ năng trang điểm trước khi đi làm,trước
khi ra va chạm với cuộc sống bên ngoài, bởi họ nghĩ rằng khi có vẻ bên ngoài
chỉnh chu hơn thì họ có thể tự tin để có thể tìm kiếm công việc thuận lợi hơn.Một
số quan sát có thể minh chứng cho lập luận trên đó là:đã có nhiều sinh viên tham
gia các lớp học erobic nếu cơ thể họ quá khổ, hoặc họ cũng chăm chuốt hơn với
ngoại hình của mình thông qua những kiểu tóc mới lạ,những trang phục thời
thượng…Tuy nhiên đa phần những sinh viên này chỉ ăn mặc thông qua cảm quan


của mình, thông qua việc học hỏi cách ăn mặc, trang điểm thông qua các trang làm
đẹp trên internet.Có rất ít sinh viên có một nền tảng kiến thức cơ bản về làm
đẹp.Bên cạnh đó, một số sinh viên (có người là bạn của thành viên trong nhóm) đã
tham gia những khóa học trang điểm được tổ chức trên địa bàn Đà Nẵng và cảm
thấy rất thích thú.Do đó, nhóm đã nảy ra ý tưởng là nhóm có thể nghiên cứu về
mảng đề tài này ở trường ĐHKT ĐÀ NẴNG, nơi mình đang theo học.

Vấn đề nghiên cứu: “Nghiên cứu ý định và động cơ tham gia khóa học
trang điểm của sinh viên nữ trường ĐHKT Đà Nẵng”

Mục tiêu và lợi ích của dự án:

Page 2


GVHD: TRƯƠNG TRẦN TRÂM ANH


Mục tiêu nghiên cứu:Tìm hiểu ý định và động cơ tham gia khóa học

của sinh viên nữ trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng. Cụ thể là tìm hiểu về động cơ,
mong muốn, những điều kiện của sinh viên…


Lợi ích của dự án: cung cấp thông tin về ý định, động cơ, đặc điểm

của sinh nhằm giúp nhà quản trị (trung tâm thẫm mỹ Kiều Phương) ra quyết định.

II. Vấn đề/ cơ hội nghiên cứu.
1.


Tình huống quản trị.

Trung tâm thẩm mỹ KIỀU PHƯƠNG nằm ở 243-Nguyễn Văn Linh-Tp
ĐÀ NẴNG chuyên về việc dạy nghề, cung cấp các dịch vụ làm đẹp.Trong một số
năm vừa qua trung tâm quan sát thấy nhu cầu học trang điểm của một số người
tăng lên như những người đi làm, sinh viên…,đồng thời một số trung tâm khác
cũng đã mở một số lớp dạy và làm ăn cũng thấy khả quan.Trung tâm nhận định
mình có đủ cơ sở vật chất cũng như là nhân lực để có thể đáp ứng yêu cầu của
người học. Trung tâm đang đứng trước một cơ hội kinh doanh, tuy nhiên trung tâm
lại thiếu thông tin về thị trường, cũng như là những đặc điểm chi tiết về khách hàng
mục tiêu (đối tượng sinh viên) của mình để có thể đưa ra quyết định.
2.

Câu hỏi quản trị:

Liệu khi trung tâm mở các lớp học trang điểm cho đối tượng là sinh viên
nữ thì có khả quan hay không?

III. Mục tiêu nghiên cứu
1.

Câu hỏi nghiên cứu
Page 3


GVHD: TRƯƠNG TRẦN TRÂM ANH


Khóa học trang điểm mà trung tâm mở ra cho đối tượng khách hàng mục


tiêu là sinh viên có mang tính khả thi hay không?

Lượng sinh viên có ý định thực sự tham gia khóa học là bao nhiêu?



Động cơ nào là quan trọng nhất khi sinh viên tham gia khóa học?
Các sinh viên nữ có suy nghĩ về việc học trang điểm là yếu tố quan trọng, là

hành trang chuẩn bị cho công việc sau này của họ hay không?

Uy tín và thương hiệu của trung tâm có ảnh hưởng đến quyết định tham gia
khóa học của sinh viên hay không?

Liệu sinh viên có cân nhắc chi phí (thời gian, tiền bạc) và lợi ích (sự thuận
tiện, kiến thức) giữa việc học tại trung tâm với việc học bằng các phương tiện
khác hay không?

Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc quyết định tham gia khóa học của sinh
viên (uy tín thương hiệu, đội ngũ giảng viên, chi phí, cơ sở vật chất…)?

2.

Giả thuyết nghiên cứu.
2.1.

Cơ sở lý thuyết và thực nghiệm:

Khái niệm về ý định và động cơ:

Ý định: là suy nghĩ sắp sẵn trong đầu về hành động sẽ thực hiện trong
tương lai, là thái độ xử sự sắp tới của đối tượng.
• Ví dụ: Trước khi bạn mua có thể được có:
• Ý định mua đã được xác định;
• Ýđịnh mua không được xác định;
• Không có ý định
• Ýđịnh đã được xác định là không mua.
Động cơ: Là lực nội sinh khiến con người cư xử theo một cách nào đó. Một
trong những phương pháp tiếp cận về định nghĩa khái niệm này là - đó là tất cả
những thứ trả lời cho câu hỏi “tại sao?”, nghĩa là nhu cầu, ham muốn, kích thích
động lực, xung động,… Khi biết được động cơ, có thể hiểu rõ hơn về hành vi ứng
xử và tác động tốt hơn đến hành vi ứng xử trong tương lai
Nhìn chung, động cơ tương đối ổn định hơn hành vi.
Các bước nghiên cứu đặc điểm một phân khúc thị trường

Page 4


GVHD: TRƯƠNG TRẦN TRÂM ANH
(NGA BỔ SUNG PHẦN NÀY VÀO NGHE. PHẦN NGA LÀM ĐÓ.
LÀM NHANH RỒI QUI QUA CHO CON KIỀU ĐI IN BÀI NỘP CHO
CÔ)

Cơ sở để xác định các biến số: (phỏng vấn nhóm)
Phương pháp : Phỏng vấn nhóm:
Chọn một nhóm gồm 5 bạn (Nguyễn Thúy Hằng-35k16.1, Dương Bảo Hà35k07.1, Võ Thị Hoài Thu-35k16.2, Lâm Thị Tú Uyên-36k07.1, Nguyễn Thị Nở35k03.2) tham gia thảo luận trong vòng 2 tiếng. Mục tiêu để:


Xác định các yếu tố liên quan đến việc tham gia khóa học trang điểm mà


sinh viên quan tâm.


Một số vấn đề được nhắc đến trong quá trình thảo luận nhóm: lợi ích thiết

thực của việc tham gia khóa học (kiến thức thu được, kĩ năng thực hành), chi phí (thời
gian, tiền bạc), mục đích của việc tham gia khóa học (thể hiện bản thân, phục vụ cho
công việc sau này…), mong muốn của sinh viên đối với khóa học (chương trình học, số
lượng sinh viên trong một lớp, số buổi học trong tuần, thời gian khóa học, đội ngũ giảng
viên, cơ sở vật chất)








Hỗ trợ cho việc xây dựng bảng câu hỏi chính thức

2.2. Biến số
Ý định tham gia khóa học của sinh viên
Chi phí cho mỗi khóa học
Số tiền hàng tháng của sinh viên
Thời gian biểu của sinh viên
Mong muốn(số buổi học, thời lượng của khóa học, thời gian của mỗi buổi
học…)
Page 5



GVHD: TRƯƠNG TRẦN TRÂM ANH
• Động cơ (mục đích tham gia khóa học).
• Số lượng sinh viên thực sự tham gia khóa học
• Mức độ quan trọng của các yếu tố (chi phí, uy tín thương hiệu,đội ngũ giảng
viên…) ảnh hưởng đến quyết định tham gia khóa học của sinh viên.
3. Phát triển giả thuyết.
Chi phí (tiền bạc, thời gian) có ảnh hưởng đến quyết định tham gia khóa
học.
4. Đối tượng nghiên cứu.
Sinh viên nữ trường Đại học Kinh tế.
5. Phạm vi nghiên cứu.
Trường đại học KT ĐÀ NẴNG.

IV. Thiết kế nghiên cứu:
1.
-

Cách tiếp cận nghiên cứu
Nghiên cứu thăm dò: nhận diện cơ hội kinh doanh của trung tâm.
Nghiên cứu mô tả: tập trung vào tìm hiểu ý định, động cơ và đặc điểm

của sinh viên để tổ chức khóa học.
 Xác định phương pháp nghiên cứu:


Phương pháp 1:Quan sát

Trong bối cảnh đời sống của người dân ngày càng nâng cao thì nhu cầu làm
đẹp ngày càng được nhiều người coi trọng. Không chỉ là những phụ nữ đi làm chú
trọng đến hình thức mà cả những sinh viên, đặc biệt là những sinh viên chuẩn bị tốt

nghiệp, họ mong muốn học được một số kỹ năng trang điểm trước khi đi làm,trước
khi ra va chạm với cuộc sống bên ngoài, bởi họ nghĩ rằng khi có vẻ bên ngoài
chỉnh chu hơn thì họ có thể tự tin để có thể tìm kiếm công việc thuận lợi hơn.Một
số quan sát có thể minh chứng cho lập luận trên đó là:đã có nhiều sinh viên tham
gia các lớp học erobic nếu cơ thể họ quá khổ, hoặc họ cũng chăm chuốt hơn với
ngoại hình của mình thông qua những kiểu tóc mới lạ,những trang phục thời
thượng…Tuy nhiên đa phần những sinh viên này chỉ ăn mặc thông qua cảm quan
Page 6


GVHD: TRƯƠNG TRẦN TRÂM ANH
của mình, thông qua việc học hỏi cách ăn mặc, trang điểm thông qua các trang làm
đẹp trên internet.Có rất ít sinh viên có một nền tảng kiến thức cơ bản về làm
đẹp.Bên cạnh đó, một số sinh viên (có người là bạn của thành viên trong nhóm) đã
tham gia những khóa học trang điểm được tổ chức trên địa bàn Đà Nẵng và cảm
thấy rất thích thú.Do đó, nhóm đã nảy ra ý tưởng là nhóm có thể nghiên cứu về
mảng đề tài này ở trường ĐHKT ĐÀ NẴNG, nơi mình đang theo học.


Phương pháp 2:phân tích dữ liệu thứ cấp

Nhóm chủ yếu là thu thập thông tin thông qua internet, thông qua trang
web:google.com.vn, nhóm đã tìm hiểu một số thông tin về:các trung tâm hiện nay
ở thành phố ĐÀ NẴNG đã mở những lớp học dạy trang điểm chưa,đối tượng đã là
sinh viên chưa,những trung tâm chưa mở(Ví dụ: Thẩm Mỹ Viện Xuân
Hương;Beauty Salon Huyền Trang, Mỹ Viện Linh Châu….,)họ có quan tâm đến
cơ hội kinh doanh này không…Trong quá trình tìm kiếm thông tin này nhóm đã
thấy một trung tâm thẩm mỹ chuyên về dạy nghề và cung cấp những dịch vụ làm
đẹp tuy nhiên dường như họ vẫn chưa mở những lớp trang điểm cho đối tượng là
sinh viên.Trung tâm này tọa lạc tại 243-Nguyễn Văn Linh-tp Đà Nẵng,có tên gọi là

THẨM MỸ VIỆN KIỀU PHƯƠNG.Thế là nhóm quyết định đi phỏng vấn người
quản lý ở đây để có thể tìm hiểu tình huống quản trị và có thể tìm hiểu nhu cầu
thông tin của người quản lý trung tâm này là gì,nhóm có thể giúp đỡ cho trung tâm
thông qua dự án nghiên cứu của nhóm được không? Đồng thời cũng làm cho nhóm
hiểu rõ hơn là mình cần tìm hiểu những thông tin nào để giúp người quản lý ra
quyết định trước cơ hội này.


Phương pháp 3:Thảo luận với nhà quản trị

Page 7


GVHD: TRƯƠNG TRẦN TRÂM ANH
Ba thành viên của nhóm đó là:Trang, Kiều, Hưng đã gặp gỡ chị Trinh(là
quản lý ở trung tâm này).Thông qua buổi thảo luận và phỏng vấn, nhóm 7 đã có
thêm nhiều thông tin hữu ích như:
Hiện trung tâm có hai cơ sở chính ở Đà Nẵng đó chính là ; CS1 : 243
Nguyễn Văn Linh - TP Đà Nẵng - CS2 : 23 Lê Độ - TP Đà Nẵng
Lĩnh vực chuyên nghành của trung tâm là dạy nghề và cung cấp các dịch
vụ bên làm đẹp.Đối tượng khách hàng chủ yếu đến học nghề chủ yếu là những
người tốt nghiệp lớp 12 hay chưa t nghiệp, họ muốn học nghề để về có thể tự mở
quán, hoặc làm cho những thẩm mỹ viện khác để kiếm nghề nuôi sống bản thân.
Chị Trinh cũng chia sẽ trung tâm mà chị quản lý cũng có ý định mở lớp dạy
trang điểm cho những người có nhu cầu học trang điểm như những trung tâm khác
trên địa bàn thành phố đã thực hiện.Vì chị nghĩ trung tâm mình có đầy đủ các yếu
tố có thể mở ra để dạy cho người học,vì trung tâm đã có hơn 25 năm trong
nghề,đồng thời có cơ sở vật chất hiện đại, kết hợp với công nghệ làm đẹp Nhật
Bản-Hoa Kỳ cũng như là đội ngũ nhân viên giảng dạy nhiều năm kinh nghiệm.Tuy
nhiên chị cũng rất phân vân không biết mình mở lớp có ai biết để tới đăng kí học

không, học phí cuả mình có phù hợp khách hàng hay không, nên tập trung vào đối
tượng nào thì sẽ dễ thành công hơn…
Từ những nghiên cứu trên nhóm đã tìm hiểu được tình huống quản trị, câu
hỏi quản trị, cũng như xác định đề tài nghiên cứu của nhóm như sau:
2.

Cách chọn mẫu và quy mô mẫu.

Page 8


GVHD: TRƯƠNG TRẦN TRÂM ANH
2.1. Phương pháp chọn mẫu:
-

Dựa vào kết cấu bản câu hỏi và kinh nghiệm từ các cuộc nghiên cứu

khác, Kết hợp kiến thức những giới hạn về nguồn lực nhóm thảo luận đưa ra quy
mô mẫu, phương pháp chọn mẫu nhằm đảm bảo tính đại diện của tổng thể tính tin
cậy của thông tin.
-

Chọn mẫu là những sinh viên đang theo học tại trường.

-

Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu phi xác suất- chọn mẫu thuận tiện.

2.2. Quy mô mẫu: 200 sinh viên



Ưu điểm: Của phương pháp này là dễ tiếp cận.



Nhược điểm: Rất khó xác định tính đại diện của mẫu. Sự lựa chọn của

các đơn vị mẫu mang tính chủ quan của người nghiên cứu, vì thế độ chính xác và
độ tin cậy không cao, ít được sử dụng rộng rãi.
3.

Đo lường và thang đo:

Các thang đo sử dụng trong dự án:

Thang đo thứ tự: dùng để đo lường mức độ thời gian rảnh của sinh viên

Thang đo khoảng: đo lường tầm quan trọng của các yếu tố tác động đến ý
định tham gia khóa học.
Kĩ thuật thang đo:
Kĩ thuật thang đo so sánh

Thang đo tỷ lệ: đo lường đặc điểm về mức thu nhập của sinh viên .

Thang đo tỷ lệ liên tục: đo lường thái độ tham gia của sinh viên.

Thang đo có tổng số không đổi: đo lường cách thức phân bổ số tiền trong
tháng của từng sinh viên.

V.


Nguồn lực cho dự án:

1.

Vấn đề tài chính

Dự kiến tổng chi phí:
Page 9


GVHD: TRƯƠNG TRẦN TRÂM ANH
+ In tài liệu: 200.000 đ
+ Kinh phí cho những buổi họp nhóm: 100.000 đ
+ Kinh phí khi đi khảo sát, thu thập thông tin thực tế: 200.000 đ
Nguồn tài chính:
+ Huy động tài chính cho dự án từ các thành viên nhóm
+ Mức phí/mỗi thành viên: 100.000/1 thành viên
2.

Vấn đề nguồn nhân lực:



Mỗi cá nhân cần chuẩn bị cho buổi học trên lớp bằng cách đọc trước

các tài liệu có liên quan, dành thời gian để tìm hiểu thêm những vấn đề cần thiết để
bổ sung kiến thức về hoạt động cần thực hiện.

Tham gia đầy đủ các buổi học và gặp mặt nhóm, nếu không tham gia

được phải có lý do chính đáng và báo trước cho nhóm trưởng.

Tuân thủ thỏa thuận nhóm đã đề ra ở trên.

Địa điểm tổ chức gặp mặt: quán cafe Kinh tế
Thời gian: 17h00 chủ nhật và thứ 5 hàng tuần.
Tiến trình thực hiện và phân công công việc:
Thời gian dự
Công việc

kiến hoàn

Thành viên thực hiện

thành
Đề xuất các ý tưởng nghiên

Tuần 1

Cả nhóm

cứu

Page 10


GVHD: TRƯƠNG TRẦN TRÂM ANH
Ý tưởng nghiên cứu được

Tuần 2


Cả nhóm

Tuần 3

Cả nhóm

Tuần 4

Cả nhóm

Tuần 5-7

Cả nhóm

Tuần 8-9

Cả nhóm

Tuần 10

Cả nhóm

Test thử bản câu hỏi

Tuần 11

Cả nhóm

Sửa, hoàn thiện & in bảng


Tuần 11

Cả nhóm

Thu thập dữ liệu

Tuần 12

Cả nhóm

Mã hóa

Tuần 12

Cả nhóm

Nhập dữ liệu, phân tích dữ

Tuần 12

Cả nhóm

Viết báo cáo

Tuần 13

Cả nhóm

Làm slide


Tuần 13

Hưng

phê chuẩn
Lập & trình kế hoạch nghiên
cứu
Kế hoạch nghiên cứu được
phê chuẩn
Xây dựng bản phác thảo và
hoàn thành đề cương dự án sơ
bộ
Thuyết trình mục đích dự án
trước lớp
Thiết kế & trình bày bảng
câu hỏi

câu hỏi

liệu

Page 11


GVHD: TRƯƠNG TRẦN TRÂM ANH
Thuyết trình kết quả nghiên

Tuần 14-15


Cả nhóm

cứu

3.

Thiết kế công cụ thu thập dữ liệu

Là một bảng câu hỏi gồm 11 câu hỏi đáp ứng yêu cầu:


Chuyển tải nội dung cần hỏi



Nội dung hỏi rõ ràng, tránh lắt léo gây nhầm lẫn



Hướng dẫn rõ ràng người được hỏi muốn biết và trả lời



Test thử 20 bản để hoàn chỉnh bản câu hỏi

Nội dung cụ thể của bảng câu hỏi như sau:

BẢNG CÂU HỎI
Xin chào bạn, chúng tôi là nhóm FQE_MR11, sinh viên trường đại học kinh tế
Đà Nẵng. Nhóm chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu về : “ý định và động cơ

tham gia khóa học trang điểm của sinh viên nữ trường Đại Học Kinh Tế Đà
Nẵng”. Xin bạn dành ít phút để trả lời một số câu hỏi của chúng tôi. Toàn bộ thông tin
mà bạn cung cấp sẽ được bảo mật và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu. Cảm ơn bạn
về sự hợp tác này!
Câu 1: Bạn đã và đang tham gia khóa học trang điểm nào chưa?
 Có (xin dừng lại tại đây)
 Chưa (xin trả lời tiếp )
Câu 2: Trong 4 tháng nữa nếu có một khóa học trang điểm được mở bạn có ý
định sẽ tham gia khóa học không?
Không hề nghĩ
tới

Có nghĩ tới

Có cân nhắc

Có thể tham
gia

Sẵn sang tham
gia

Page 12


GVHD: TRƯƠNG TRẦN TRÂM ANH
Câu 3: Theo bạn: “ Khi tham gia khóa học trang điểm tại trung tâm đào tạo
chuyên nghiệp thì sẽ tốt hơn khi học thông qua các phương tiện khác như
(internet,báo,truyền hình…)
 Đồng ý

 Không đồng ý
Câu 4: Nếu tham gia khóa học, bạn có nhiều lý do, vậy bạn hãy sắp xếp thứ tự
chúng từ quan trọng nhất (1), đến ít quan trọng nhất (5):

Mức độ quan trọng
Lí do

Rất không Không
quan

quan

trọng

trọng

Trung
bình

4
Khá quan
trọng

Rất quan
trọng

Giúp bạn tự tin hơn
khi giao tiếp
Do ý thích của bạn
Do ảnh hưởng của

bạn bè
Thấy cần thiết khi đi
làm
Phục vụ cho việc làm
đẹp hàng ngày
Câu 5: Với mục đính là thiết kế một khóa học phù hợp với điều kiện của sinh
viên, mong bạn cho biết số tiền trung bình mà bạn có trong một tháng:
 ≤ 1 triệu

 1 - 2 triệu

 2-3 triệu

 Trên 3triệu
Page 13


GVHD: TRƯƠNG TRẦN TRÂM ANH
Câu 6: Bạn sử dụng mức thu nhập hàng tháng như thế nào?
Tiền sinh hoạt(nhà,điện,nước,thức ăn…)
Tiền mua sắm (quần áo,dày,…)
Tham gia một số hoạt động nhằm phát triển kỹ năng
Mục đích khác.

………
………
………
………
100%


Câu 7: Kết quả mà bạn mong muốn có được sau khi kết thúc khóa học?
 Biết trang điểm những đường nét cơ bản
 Hiểu biết thêm một số kiến thức khác như:biết cách sử dụng mỹ phẩm đúng
cách,biết thêm nhiều kiểu trang điểm khác nhau
 Hiểu biết một cách kỹ càng, chuyên sâu
Câu 8: Xin bạn vui long xếp hạng từ 1 đến 5 cho các thứ trong tuần về mức độ
rãnh của bạn với (1) rãnh nhất  (5) không rãnh.
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Thứ 7
Chủ nhật
Câu 9: Bạn hãy đánh giá tầm quan trọng của các yểu tố ảnh hưởng đến việc
tham gia khóa học:
Yếu tố
Rất không
quan trọng

Mức độ quan trọng
Không
Trung Khá quan
quan trọng

bình

trọng

Rất quan

trọng

Chi phí
Sự thuận tiện
Thời gian
Uy tín thương hiệu
Cơ sở vật chất
Đội ngũ giảng viên
Xin bạn vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân :
Tên: ....................................................................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................
Số điện thoại:.......................................................................................
Page 14


GVHD: TRƯƠNG TRẦN TRÂM ANH
Tuổi: ……………………

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
/>option=com_content&view=category&layout=blog&id=36&Itemid=56
/>www.kieuphuongbeautycenter.com
/>page=news&op=readNews&id=38&title=Bia%BA%BFn-sa%BB%91-nghi
%26%23234%3Bn-ca%BB%A9u(25/12/2008)

Page 15


GVHD: TRƯƠNG TRẦN TRÂM ANH

Page 16




×