Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

cách giật tít và ngôn ngữ được sử dụng trong báo mạng điện tử ở việt nam hiên nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.85 KB, 48 trang )

MỞ ĐẦU
Báo mạng điện tử là một loại hình truyền thông đại chúng đang có xu
hướng phát triển mạnh cùng với sự bùng nổ của Internet. Độc giả báo mạng
thường không đọc mà chỉ “lướt mắt” qua các bài báo vì vậy việc đặt tít cho
báo mạng điện tử là yếu tố quyết định đến bài báo rằng độc giả có tiếp tục
đọc chúng hay không?
Ai cũng biết, trong giai đoạn hiện nay, con người chỉ có khả năng tối
thiểu để xem, để đọc những gì mà mình yêu thích. Cho nên báo mạng phát
huy được ưu thế hơn bao giờ hết, đặc biệt tít báo bao giờ cũng chiếm một vị
trí quan trọng. Độc giả thường bị thu hút trước hết là bởi tít báo nghe ấn
tượng. Theo ông giám đốc Đại học Báo chí Lille ( Pháp ):" cái tít hấp dẫn
làm cho ngay cả những độc giả lười nhác cũng cảm thấy không thể cưỡng
lại nổi. Thậm chí số phận của không ít tác phẩm đã tùy thuộc rất nhiều vào
tít ".
Hiện nay, việc đặt tít trên báo điện tử đang đặt ra rất nhiều vấn đề đặc
biệt là việc sử dụng ngôn ngữ. Đã có những lời cảnh báo về việc sử dụng
ngôn ngữ thiếu chọn lọc, thiếu sáng tạo trên tít báo. Xuất hiện ngày càng
nhiều những tít báo sử dụng từ ngữ giật gân nhằm câu khách, hay tác giả sử
dụng từ ngữ rối rắm, khó hiểu, nhiều từ chuyên môn mà chỉ những người
hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành mới có thể được.
Trên cơ sở thực tế đó, bài tiểu luận sẽ đi sâu vào việc nghiên cứu tìm hiểu
cách giật tít và ngôn ngữ được sử dụng trong báo mạng điện tử ở Việt Nam
hiên nay. Việc nghiên cứu ngôn ngữ sử dụng trên tít báo là bức thiết giúp
những người đang học và làm nghề báo nhận thấy được ưu điểm và hạn chế
trong cách giật tít để từ đó tìm ra cách khắc phục hiệu quả
1


NỘI DUNG
Chương I: Những vấn đề cơ bản của tít báo
1. Khái niệm


Tít (đầu đề) là tên gọi của tác phẩm, là cơ sở để phân biệt bài báo này với
bài báo khác, giúp người đọc dễ dàng xác định mức độ của thông tin để từ
đó chọn đọc hay không.
Có thể nói tít là câu quan trọng nhất trong một bài viết trên báo, dù là một
tin ngắn hay bài phóng sự... Tít cho độc giả biết chuyện gì đã, đang và sẽ
xảy ra và vì soa độc giả lại phải quan tâm tới nó. Tít là phần mà độc giả đọc
đến đầu tiên. Nếu tít hay sẽ thu hút độc giả đọc bài báo đó. Còn nếu tít hỏng
thì toàn bộ bài báo dù công phu nhưng sẽ có thể bị độc giả bỏ qua

2. Vai trò và chức năng của tít
a. Vai trò:
Tít là cơ sở để phân biệt bài báo này với bài báo khác cho dù đều cùng
viết về một đài. Tít xác định mức độ quan trọng của thông tin giúp người
đọc dễ dàng trong việc lựa chọn.
b. Chức năng:
Giảng viên Fabienne Gérault thuộc Đại học Báo chí Lille, Pháp, nêu lên
sáu chức năng chủ yếu của tít:
- Thu hút sự chú ý vào trang giấy
- Cung cấp thông tin chính trong một cái liếc mắt
2


- Giúp độc giả lựa chọn bài
- Khiến độc giả muốn đọc
- Tổ chức trang
- Sắp xếp thông tin.

3. Các loại tít
- Tít phụ: thường đóng vai trò định vị sự việc: chỉ rõ thời gian và địa điểm
hoặc đưa ra miền thông tin. Đôi khi chỉ rút lại thành một từ.

- Tít: trình bày cỡ to, chứa đựng những từ khóa.
- Tít nhỏ: bổ xung thông tin cho tít (như thế nào, tại sao).
- Tóm tắt: liệt kê những nội dung quan trọng được xử lý trong bài báo hoặc
trong chùm bài.

4. Các dạng tít
Tít báo có 2 dạng cơ bản:
a. Tít có tính thông tin
- Trả lời phần nào cho các câu hỏi đặt ra (chủ yếu là ai?, cái gì?
- Loại bỏ những câu rườm rà, những từ không cần thiết, những thông tin bổ
sung.
- Dựa vào những tít khác, nhất là tít lớn.
- Có hai cách: Chủ ngữ - động từ - bổ ngữ hoặc câu không động từ. Mỗi một
cách đều có cái hay riêng. Kiểu đầu chỉ rõ hành động. Kiểu thứ hai cô đọng,
nhấn mạnh từ khóa.
b. Tít gợi
Tít gợi không đưa ra thông tin chính của bài báo, nhưng nêu ý nghĩa
chung của nó bằng cách kích thích người ta đọc bài báo. Chúng ta thường
thấy kiểu tít này trong các tạp chí. Khi thông điệp chính đã được xác định,
chúng ta sẽ tìm một hình thức khơi gợi, một câu ngắn gọn.

3


Có vô số cách để viết tin gợi: dùng từ gây sốc, từ đa nghĩa, câu gợi trí tò mò,
một điều khó tin, một chuyện buồn cười, một mẫu nhân cách hóa, lối chơi
chữ, một câu nói quen thuộc được sửa đi, một công thức, một câu ngạn
ngữ… Dùng hỗn hợp hai loại tít sẽ càng hiệu quả: vừa dùng tít lớn có tính
thông tin, vừa dùng tít có tính gợi.


5. Phân loại tít
a. Tít xác nhận
Đúng như tên gọi, tít loại này chỉ có nhiệm vụ đơn giản là xác nhận sự
tồn tại của các sự kiện, hiện tượng, hoàn cảnh,... nào đó trong thực tế khách
quan. Đối với thể loại tin, nhất là các tin ngắn, tin vắn, tiêu đề xác nhận
thường là một thông báo trọn vẹn và khá cụ thể.
b. Tít câu hỏi
Các tít câu hỏi được sử dụng với mật độ khá dày trên các báo. Chúng vừa
gợi sự phán đoán của độc giả về một vấn đề bức xúc, đáng được quan tâm
nào đó,vừa hứa hẹn câu trả lời thoả đáng ở phía dưới, và điều này có nghĩa
là chúng đáp ứng được nhu cầu tâm lý phổ biến của con người là muốn tìm
tòi, khám phá hiện thực cuộc sống xung quanh. Chính vì lý do đó mà tít câu
hỏi thường thu hútđược sự chú ý không nhỏ của độc giả.
c. Tít kêu gọi thực chất
Các tít kêu gọi là những câu cầu khiến. Chúng kêu gọi độc giả hãy hướng
tới một suy nghĩ, một hành động,.. cần thiết ( theo quan điẻm của người viết)
nào đó. Do các tít loại này luôn thể hiện một cảm xúc khá tha thiết và chân
thành của tác giả nên chúng có tác động không nhỏ tới tâm tư, tình cảm của
người đọc. Để rồi từ đó, trong lòng họ nảy sinh ý muốn đọc toàn bộ văn bản
nhằm chia sẻ các nỗi niềm cùng tác giả.

4


d. Tít trích dẫn
Tít trích dẫn tạo cảm giác rằng nguồn tin của tác giả là hoàn toàn chính
xác, đáng tin cậy. Nói cách khác, đây là những bài nói về những con người,
những sự việc có thật mà chính tác giả dược chứng kiến. Chủ thể của những
lời nói được trích dẫn thường là các nhân vật nổi tiếng, được nhiều người
quan tâm nên các tít loại này cũng có hiệu quả tâm lý khá cao vì chúng tạo

điều kiên cho độc giả được tiếp xúc với họ một cách gián tiếp và thu nhận
được thêm những thông tin mới về họ. Bên cạnh đó, cũng càn phải nói thêm
rằng, trong một số trường hợp chủ thể của lời nói được trích dẫn không xuất
hiện ở tít. Bằng cách này, tác giả bài viết đã kích thích một cách khá hiệu
quả trí tò mò của độc giả, khiến họ phải đọc tiếp ngay xem đối tượng đó là
ai.
e. Tít bình luận
Đây là loại tít mà ở đó, tác giả bộc lộ nhận xét, đánh giá của mình về con
người hay sự việc nào đó.
f. Tít giật gân
Các tít giật gân được dùng để khêu gợi sự chú ý của độc giả. Chúng rất
hiệu quả trong việc tạo ra những cảm hứng ban đầu khiến cho độc giả phải
đọctoàn bộ bài báo nhằm thoả mãn tính hiếu kỳ của mình, cho dù nội dung
của nó thực ra chưa hẳn đã là thú vị. Có thể chia các tít giật gân thành hai
nhóm chính. Nhóm thứ nhất gồm các tít nêu đích danh sự việc giật gân.
Nhóm thứ hai quy tụ các tiêu đề cung cấp tín hiệu về sự việc giật gân còn
chưa được gọi tên cụ thể. Rõ ràng, các tít thuộc nhóm thứ hai, bằng cách
diễn đạt của mình, đã báo trước cho độc giả rằng bài báo sẽ liên quan tới
một chuyện khó tin, bất ngờ, và do vậy, rất lý thú.

5


g. Tít gợi cảm
Các tít loại này được tạo lập bởi những cách diễn đạt, lối nói mới lạ, độc
đáo, giàu hình ảnh, vì thế rất sinh động và hấp dẫn. Nếu so sánh các tít gợi
cảm với các tít bình luận, dễ dàng nhận thấy là giữa chúng có mối quan hệ
khá mật thiết: không ít tít có chức năng gợi cảm lại mang ý nghĩa bình luận
và ngược lại.
Như vậy là có khá nhiều cách đặt tít khác nhau cho các văn bản báo chí. Tuy

nhiên, việc lựa chọn cách này hay cách khác lại phụ thuộc vào từng tình
huống, từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. Song, dù thế nào đi chăng nữa, mỗi
tít nên vừa nêu được thần thái của bài viết, vừa khêu gợi được trí tò mò của
người đọc.

6. Đặc trưng của tít báo mạng điện tử
Đòi hỏi đối với các tít trên báo điện tử rất khác so với báo viết vì chúng
được sử dụng theo cách thức khác hoàn toàn. Dưới đây là hai khác biệt chủ
yếu:
- Tít trên báo điện tử thường xuất hiện không gắn liền với ngữ cảnh: không
như báo viết là bài nào thì đi liền với tít đó, các tít trên báo điện tử có thể
dưới dạng một danh sách các bài báo, một danh mục các email gửi đến,
trong một danh mục của công cụ tìm kiếm (search engine), hoặc trong phần
bookmark của một trình duyệt. Một số tình huống xảy ra hoàn toàn chẳng
liên quan đến một ngữ cảnh nhất định nào. Chẳng hạn những mục hiện lên
trên danh sách khi tìm kiếm trên các trang Google, Yahoo, Vinaseek có thể
liên quan đến một chủ đề bất kỳ, vì thế người sử dụng không dễ hiểu được
ngay các tít nếu không có kiến thức cơ bản về một lĩnh vực nào đó.
- Ngay cả khi tít đi liền cùng với bài, khó khăn của việc đọc chữ trên màn
hình khiến người sử dụng khó nắm bắt được vấn đề. Đối với báo in, tít gắn
chặt với nội dung, các bức ảnh, các tiểu mục - cả tờ báo lại nằm trên tay nên
6


chỉ cần liếc qua cũng hiểu. Đối với báo điện tử, trên màn hình chỉ nhìn thấy
một lượng thông tin giới hạn, khi đọc lại có cảm giác nhức mắt và không
thoải mái tí nào. Vì thế khi lướt qua một danh mục các tin tức, ví dụ trên
trang news.com chẳng hạn, người sử dụng thường chỉ nhìn vào những tít nổi
bật nhất và bỏ qua hầu hết các phần tóm tắt.
Do những khác biệt như vậy, phần tít phải có khả năng đứng độc lập và dễ

hiểu mà không cần nhìn vào toàn bộ phần nội dung. Đương nhiên, người sử
dụng có thể click vào tít đó để đọc cả bài, nhưng nếu tít nào cũng phải qua
động tác này thì quá mất thời giờ.

7. Thủ thuật đặt tít
- Dùng thủ pháp khác thường
- Thủ pháp nghịch lý
- Thủ pháp trích dẫn: Trích dẫn lời của các nhân vật được phỏng vấn hoặc
của các nhân vật có uy tín xuất hiện trong bài viết.
- Thủ pháp chơi chữ
- Thủ pháp nói bóng gió
- Thủ pháp nhân cách hóa: Lấy đồ vật hay khái niệm để thay thế con người,
nói về con người.
- Thủ pháp nhại lại: Tức là nhại khéo lại tên phim, tên sách, tên bài hát,
thành ngữ tục ngữ, ca dao dân ca...

8. Tiêu chí giật tít
Một tít hay phải đảm bảo 4 yêu cầu sau: Trung thực, chính xác, hấp dẫn
và trình bày đẹp.
a. Tính trung thực
Tít phải phản ánh trung thực nội dung và sắc thái của câu chuyện, và phải
phù hợp với ảnh hoặc đồ họa kèm theo bài.

7


Bài viết về vấn đề gì và lời mào đầu của bài viết như thế nào? Lấy ý tưởng
từ mào đầu (vấn đề chính của câu chuyện) để viết tít nhưng không đơn thuần
là sao chép lại mào đầu.
Đây là một câu chuyện vui hay buồn, nghiêm túc hay nhẹ nhàng?... Câu

chuyện về một cá nhân hay là tin về một chính sách của chính phủ?... Đây là
tin thời sự hay một bài phóng sự?... Hãy cố gắng đặt tít cho đúng với sắc thái
của câu chuyện và tính chất của bài viết.
Nếu có ảnh hoặc đồ họa kèm theo bài, phải đảm bảo rằng tít phản ánh đúng
nội dung của ảnh và đồ họa. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp có ảnh
kèm bài, vì các kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết độc giả sẽ nhìn ảnh
trước tiên khi đọc báo, sau đó họ đọc tít rồi mới bắt đầu đọc đến nội dung
của bài báo.
Nếu có tít phụ thì tít phụ phải phù hợp với nội dung của tít chính và cùng sắc
thái với tít chính, dù nội dung của tít chính và tít phụ hoàn toàn khác nhau.
b. Tính chính xác
Tít phải chính xác, chính xác ở đây bao gồm cả nội dung, ngôn ngữ,
chính tả, ngữ pháp... Nếu tít của bài báo sai thì độc giả sẽ nghĩ rằng toàn bộ
bài báo cũng sai.
Trước hết phải đảm bảo chắc chắn rằng nội dung của tít là chính xác. Ngày
tháng, số liệu, tên người, tên địa danh... phải chính xác tuyệt đối như thông
tin nêu trong bài.
c. Tính hấp dẫn
Tít phải thu hút được độc giả, làm họ muốn đọc bài viết, vì vậy hãy dùng
ngôn từ sắc sảo và hấp dẫn.
Việc lựa chọn từ ngữ cho tít là vấn đề đóng vai trò quyết định trong việc thu
hút độc giả đọc bài viết đó. Vì số lượng từ dành cho tít không nhiều, phải

8


đảm bảo từng từ đều đáng giá. Khi bạn đọc bài viết hãy viết ra những từ có
thể dùng cho tít.
Vì diện tích dành cho tít trên trang báo rất hạn chế nên phải tiết kiệm từ.
Tránh dùng hai từ khi có thể dùng một từ. Các nhà báo cũng thường có xu

hướng dùng những từ ngữ bóng bẩy để thu hút, gây ấn tượng với độc giả.
Cần tránh dùng từ ngữ bóng bẩy trong khi có thể dùng từ ngữ đơn giản mà
vẫn đảm bảo hiệu quả. Trên thực tế, độc giả hầu hết là những người bận rộn,
họ muốn đọc ngôn từ đơn giản, dễ hiểu, không phải mất nhiều thời gian để
nghĩ và hiểu về chúng.
d. Hình thức đẹp
Tít phải vừa vặn với diện tích dành cho tít trên trang báo, không được nén
hoặc dãn từ. Tít trông phải đẹp mắt, hợp với các tít khác trên trang báo và
các tít phụ.
Cần biết tít của bạn sẽ được dành bao nhiêu diện tích trên trang báo và hãy
viết tít vừa vặn với diện tích đó. Đừng co hoặc kéo dãn chữ cho vừa và phải
biết rõ chỗ ngắt dòng ở đâu?( đối với đầu đề dài 2 hoặc 3 dòng), vì đôi khi
ngắt dòng không đúng từ sẽ làm tít rất khó đọc.
Không phải tình cờ, một trong những chuyên gia nghiên cứu báo chí hàng
đầucủa Nga, Phó giáo sư Marina Shostak đã ví tít của bài báo tựa như cổng
vào một nơi nào đó dành cho công chúng. Cổng được trang hoàng đẹp đẽ,
hấp dẫn sẽ khiến du khách muốn vào thưởng ngoạn cảnh vật ở sâu
bên trong. Còn nhữngchiếc cổng tầm thường, thiếu thẩm mỹ sẽ rất dễ bị bỏ
qua.

9. Những tiêu chí đánh giá một tít hay
Một tít hay cần phải đáp ứng được những tiêu chí như sau:
- Sáng sủa, dễ hiểu: dùng từ đơn giản, cụ thể, không viết tắt

9


- Ngắn, mạnh, trực tiếp: loại bỏ những chi tiết phụ, rườm rà. Đi thẳng vào
vấn đề chính, dùng từ mạnh, liên quan đến bài, không dùng tính từ, trạng từ,
dùng câu thể chủ động, khẳng định. Câu nói nổi tiếng của đại văn hào Nga

A. P. Chekhov có lẽ chính xác hơn cả:" Ngắn gọn là chị của thành công ".
Có thể bỏ qua động từ. Tránh dùng chấm than, vì nó không thay thế được
những từ mạnh.
- Hạn chế dùng dấu chấm câu, trừ dấu hai chấm.
- Không dùng những câu hỏi.
- Chính xác, trung thực. Không thay thế nội dung bằng hình thức. Không nói
quá.
- Thích hợp, độc đáo: một tít chỉ được dùng cho một bài báo. Tít là riêng
biệt.
- Phù hợp với thể loại: tít phải phù hợp với bài báo, với giọng điệu của nó,
với phong cách, với thể loại báo chí. Dùng trích dẫn đối với thể loại phỏng
vấn, điều mắt thấy tai nghe với thể loại phóng sự hay công thức với xã luận.

10. Một số chỉ dẫn khi viết tít
Phần lớn người đọc chỉ quan tâm tới những tin bài mà họ cảm thấy có thể
làm cho cuộc sống của họ thêm thú vị. Do đó trạng thái tâm lý của người
đọc là điều mà những người làm báo cần phải lưu ý khi cầm bút đặt tít:
- Thích cái mới: Người đọc luôn dị ứng với một lời kêu gọi quá cũ mặc dù
nó hoàn toàn đúng, một ý kiến cũ không bao giờ có thể tạo ra một thái độ
mới.
- Thích cái lạ: Người đọc thường chú ý tới những ý kiến, chi tiết độc đáo sâu
sắc hơn là những ý kiến chung chung, đúng đắn nhưng vô thưởng vô phạt,
ghét những ngôn ngữ thô sơ gây nhàm chán.

10


- Người đọc thích tự phát hiện, ghét bị lên lớp, vì vậy nhà báo không nên áp
đặt quan điểm lộ liễu của mình lộ liễu ngay ở trên tít, tránh những từ ngữ
như: cần, nên, thiết nghĩ, phải chăng...

- Thích tư duy lạc quan hướng lên phía trước
Vì vậy nhà báo không được tỏ ra cao hơn độc giả: Không dùng từ ngữ
chuyên môn, nên nhớ không phải cái gì mình biết thì độc giả cũng biết,
thông tin nào làm người đọc thấy khó hiểu thì sẽ bị bỏ qua.
Nên chọn ra vấn đề chính trong thông điệp: Một tít hay là phần cốt yếu trong
thông điệp này. Khi đã viết xong bài báo, cần đặt câu hỏi: Mình cần nói điều
gì với độc giả? Trước hay sau khi viết bài? Có những khi chúng ta tìm được
tít ngay trước khi viết bài, nhưng thông thường phải viết xong bài thì mới tới
công đoạn tìm tít.
Giải thích rõ ràng nội dung của bài báo bằng những ngôn từ gần gũi với
người đọc. Tít phải là phần tóm lược cực ngắn của nội dung liên quan.
Tránh dùng những câu sáo rỗng. Nên nhớ độc giả không hề quan tâm đến
trình độ sử dụng ngôn ngữ của nhà báo mà họ quan tâm đến bản thân tin tức.
Tránh chơi chữ vì nó có thể phản tác dụng, đặc biệt đối với các đầu đề tin
(đối với bài, hay phóng sự đặc biệt thì có thể chơi chữ). Nhưng nếu muốn
chơi chữ thì phải dùng đúng cách.
Hãy độc đáo khi dùng từ, có một số từ thường được sử dụng quá nhiều trong
tít. Nên tránh dùng những từ ngữ như vậy thì tít sẽ độc đáo hơn. Nên tránh
dùng các từ viết tắt hoặc dùng quá nhiều dấu chấm, phẩy trong tít vì nó sẽ
gây rối mắt và khó hiểu.
Dùng động từ chủ động thay vì bị động. Điều này giúp tít ngắn gọn hơn và
mạnh hơn. Viết đơn giản và đảm bảo rằng tít có nghĩa rõ ràng. Tránh đưa
những thông tin phức tạp và những con số không cần thiết vào tít.

11


Hãy dùng những từ đơn giản, đừng có tham chơi chữ hay thể hiện trình độ
ngôn ngữ với các tít “thông minh”. Nói như nhà nghiên cứu ngôn ngữ báo
chí nổi tiếng người Nga V. G. Kostomarov:" Ngôn ngữ báo chí phải thích

ứng với mọi tầng lớp công chúng sao cho một nhà bác học với kiến thức
uyên thâm nhất cũng không cảm thấy chán và một em bé có trình độ còn non
nớt cũng không thấy khó hiểu ".
Đừng phóng đại sự hấp dẫn để lôi kéo mọi người nhấn chuột nhằm tìm hiểu
nội dung bài viết. Người sử dụng quá ngấy với cái trò đánh lừa này và rất
khó chịu khi mất thời gian chờ download một trang web để rồi nhận ra đó
không phải cái mà họ muốn. Trên báo in, sự tò mò có thể khiến người ta lật
trang hoặc bắt đầu đọc một bài bái. Trên báo điện tử, nó sẽ làm người ta…
phát điên.
Trong khi cố gắng diễn tả đầy đủ nội dung, đừng quên là tít càng ngắn thì
càng dễ đọc. Nên dùng những động từ, tính từ có thể. giảm bớt giới từ kèm
theo.
Nên lưu ý một chi tiết “nhỏ mà không nhỏ” là khi người sử dụng các công
cụ tìm kiếm thì tin tức sẽ xếp theo thứ tự chữ cái A, B, C. Tít tiếng Anh thì
có thể bị mắc sai lầm vớ vẩn và bị tụt xuống cuối bảng vì cứ tống mạo từ
“the” lên đầu câu. Tiếng Việt thì không có những từ kiểu này để quên nhưng
vẫn nên lưu ý thủ thuật nhỏ là đổi từ nếu có thể để tin “lên hàng” một chút.
Từ đầu tiên nên là từ quan trọng nhất và mang nhiều thông tin nhất. Nó có
lợi khi xếp “chỗ tốt” vị trí trong danh mục tìm kiếm và khi người sử dụng
nhìn sẽ thấy dễ hơn. Chẳng hạn bắt đầu bằng tên công ty, tên người hay vấn
đề được đề cập trong bài viết.
Chớ đặt mấy tít liền bằng cùng một chữ, vì như thế khó nhận rõ sự khác biết
khi lướt qua một danh mục.

12


Nhờ đồng nghiệp đóng góp ý kiến và nghiêm túc tiếp thu những ý kiến của
họ. Nếu họ thấy rằng tít rất hay nhưng chẳng có ý nghĩa gì thì độc giả khi
đọc cũng vậy.


Chương II: Khảo sát cách đặt tít trên báo mạng
1. Khảo sát
Khảo sát 15 tít báo trên báo mạng điện tử vietnamnet.vn, 10 tít báo trên
báo mạng điện tử dantri.com.vn, 10 tít báo mạng điện tử laodong.com.vn
(Từ ngày 29/10/2011 đến ngày 27/11/2011): chỉ ra chất liệu sử dụng để đặt
tít, nhận xét hiệu quả và nhược điểm của các cách sử dụng.
a. Khảo sát trên báo mạng điện tử vietnamnet.vn
ST

Tít

T
1.

Chất liệu

Nhận xét

sử dụng
Đâm lao

- Sử dụng

- "Đâm lao phải theo lao" là thành ngữ

phải theo

thành ngữ:


dùng để chỉ thái độ khi đã quyết định làm

lao?

Đâm lao

một việc gì đó thì dù như thế nào cũng

(Phương

phải theo

phải làm theo đến cùng cho dù kết quả đó

Loan - Lê

lao

như thế nào.

Nhung -

- Dùng dấu

- Đây là bài báo vấn đề sử dụng, đầu tư

Ngày

chấm hỏi.


vốn từ trái phiếu làm cho chính phủ loay

13


01/11/2011)

hoay trong việc giải quyết các dự án cho
địa phương. Câu hỏi nghi vấn kết hợp với
thành ngữ tạo nên hiệu quả phản ánh được
tình trạng đang diễn ra, đồng thời cũng
đặt ra câu hỏi tại sao lại có tình trạng như
thế diễn ra... đã tạo được sự chú ý của độc
giả

2.

Xây dựng

- Sử dụng

- Tác giả đã sử dụng từ viết tắt 4T đặt

đội ngũ cán

dấu ngoặc

trong dấu ngoặc kép nhằm trích dẫn và

bộ "4T" (Lê kép


đồng thời nhấn mạnh điều mà tác giả

Doãn Hợp -

- Từ viết tắt: muốn đề cập đến trong bài viết.

nguyên Bộ

4T

- Từ 4T nghĩa là 4 chữ T giàu tố chất văn

trưởng

hóa, đó là: Tâm , Trí, Tín, Tình. Tác giả

Thông tin

muốn nói người đời đang đề cao quá

và Truyền

nhiều một chữ “T”, đó là Tiền. Nhưng để

thông -

có nhiều tiền chân chính, trước đó cán bộ

Ngày


cần phải quan tâm đến các yếu tố trên.

02/11/2011)

Cách viết như gây được sự tò mò, gây sự
chú ý với người đọc.

3.

Gặp

- Sử dụng từ - Cheerleader là từ tiếng Anh dùng để chỉ

cheerleadr

tiếng Anh

những người tham gia môn thể thao đồng

9x sống

cheerleader

đội nhảy cổ động. Nhưng từ tiếng Anh

"được" và

- Sử dụng


này không phải ai cũng biết và hiểu nghĩa,

kiếm "đủ"

ký hiệu thay điều này gây nên sự hạn chế về mặt tiếp

14


(T.Phương - thế 9X

nhận thông tin

Ngày

- Ký hiệu thay thế 9X: dùng để chỉ những

- Dùng dấu

10/11/2011) ngoặc kép

người sinh từ năm 1990 đến 1999. Đây là
ký hiệu được sử dụng phổ biến trên các
trang báo giành cho giới trẻ, báo giải trí.
Tuy nhiên trong bài viết tác giả chưa giải
thích ý nghĩa của ký hiệu, không phải độc
giả nào cũng hiểu ý nghĩa của ký hiệu
này.
- Từ tiếng Anh và ký hiệu thay thế giúp
giảm đáng kể ký hiệu cho tít, tít ngắn

ngọn hơn.
- Sử dụng dấu ngoặc kép với hai từ
"được" và "đủ", tác giả muốn nhấn mạnh
đến những cơ hội về tài chính, được giao
lưu, rèn luyện mà những người làm công
việc này có được.

4.

Lương công - Sử dụng

- Tác giả đã sử dụng lối chơi chữ bằng

chức:

lối chơi chữ việc sử dụng hai cặp từ trái nghĩa: mềm -

Khi phần

- Dùng dấu

cứng. Tạo ra được sự đối lập, chênh nhau,

"mềm" cao

ngoặc kép

phản ánh một cách sinh động thực trạng

hơn phần


lương công chức ở nước ta.

"cứng"

- Việc sử dụng lối chơi chữ và dấu ngoặc

(Ngọc Lê -

kép càng nhấn mạnh được sự trái ngược

Ngày

trong việc thực hiện, phân bổ lương công
15


10/11/2011)

chức ở nước ta. Cách làm này đạt được
hiệu quả tốt, sinh động, thu hút được sự
chú ý của độc giả.

5.

Nữ sinh

- Sử dụng

- Thành ngữ: "lên voi xuống chó" diễn tả


"lên voi

thành ngữ:

về sự lên xuống vinh hiển, thất bại của

xuống chó"

lên voi

đời người là lẽ thường tình. Dấu ngoặc

với nạn lô

xuống chó

kép dùng để trích dẫn lại câu thành ngữ.

đề (Nguyễn

- Dùng dấu

- Ở đây, tác giả dùng thành ngữ này nhằm

Hoàng

ngoặc kép.

phản ánh một thực trạng đang diễn ra là


Long -

ngày nay việc các nữ sinh ham chơi trò lô

Ngày

đề cũng đã trở nên rất quen thuộc. Nhưng

15/11/2011)

việc tác giả sử dụng thành ngữ "lên voi
xuống chó" thì chưa thật sự chính xác,
phù hợp. Nên tìm một thành ngữ, hoặc
cụm từ nào đó để nói đúng về hiện tượng
tiêu cực này.

6.

Show Mai

- Dùng từ

- Show: là từ tiếng Anh có nghĩa là buổi

Quốc Huy:

tiếng Anh:

biểu diễn, đây là từ được dùng phổ biến


Treo "sao",

show

trong các bài báo về giải trí. Cách làm này

bán... thất

- Biến thể

giúp tít ngắn gọn hơn, hiện đại hơn.

vọng! (Sơn

thành ngữ:

Nhưng trong bài tác giả chưa giải thích ý

Hà, Ngày

treo đầu dê

nghĩa và không phải độc giả nào cũng

16/11/2011) bán thịt chó
- Dùng dấu

hiểu show nghĩa là gì?
- Tác giả đã biến thể câu thành ngữ "treo


16


chấm cảm,

đầu dê bán thịt chó" thành "treo đầu sao

dấu chấm

bán thất vọng". Cách làm này giúp cho tít

lửng

gần gũi, dễ hiểu được nội dung mà tác giả
muốn nói đến. Kết hợp với dấu chấm lửng
cớ tác dụng gây được sự chờ đợi, mong
ngóng, đặc biệt là dấu chấm than ở cuối
tít càng nhấn mạnh được sự thất vọng,
không hài lòng của tác giả cũng như khán
giả đến xem buổi biểu diễn .

7.

Giở võ "Chí - Sử dụng

- Tác giả đã sử dụng chất liệu văn học:

phèo ăn


chất liệu

mượn hình ảnh Chí Phèo một nhân vật

vạ"với cảnh văn học

nổi tiếng trong tác phẩm văn học "Làng

sát (P.Trần - - Dùng dấu

Vũ Đại ngày ấy" của Nam Cao. "Chí

Ngày

Phèo" thường được dùng để ám chỉ những

ngoặc kép

16/11/2011)

kẻ lưu manh, côn đồ... Ở đây dấu ngoặc
kép dùng đề trích dẫn và nhấn mạnh hình
ảnh Chí Phèo, tác giả mượn nhân vật đó
để nhấn mạnh hành vi giở bài ăn vạ của
những đối tượng mang theo hung khí dạo
phố và nhiều đối tượng phạm pháp hình
sự tàng trữ ma túy khi bị công an bắt giữ.
Cách sử dụng này khá sinh động, gây ấn
tượng, thu hút được người đọc.


8.

Bi kịch

- Sử dụng

- Tác giả đã mượn hình ảnh hai nhân vật

17


Romeo -

chất liệu

nổi tiếng là Romeo - Juliet trong vở bi

Juliet ở Cần văn học

kịch bất hủ cùng tên của đại văn hào

Thơ

William Shakespeare. Tác giả mượn hình

(Thu Hằng -

ảnh nhân vật văn học này nhằm muốn

Ngày


nhắn mạnh bi kịch về tình yêu của đôi

17/11/2011)

nam nữ ở Cần Thơ khi bị gia đình phản
đối. Cách làm này gây được ấn tượng
mạnh cho độc giả.

9

Tổng kết diễn
đàn phong bì
bệnh viện:

"'Diệt"
phong bì,

- Dùng dấu

- Tác giả dùng dấu ngoặc kép với hai từ

ngoặc kép

"diệt", "nâng" nhằm tạo hiệu quả cao,

- Câu cảm

nhấn mạnh về những việc cần làm để giải


thán

quyết những tiêu cực trong y tế, đồng thời
nâng cao y đức của người thầy thuốc. Kết

"nâng" y

hợp với dấu chấm than ở cuối tít như sự

đức: Vẫn

thở dài của tác giả khi vấn đề đó vẫn chưa

loay hoay!

tìm được cách giải quyết hợp lý nhất.

(Ngọc Anh-

Cách đặt tít như trên tạo được hiệu quả

Ngày

thông tin, thu hút sự quan tâm của người

23/11/2011)

10. EVN giấu

đọc.


- Sử dụng từ - EVN là từ viết tắt của Tập đoàm điện

nhẹm việc

viết tắt:

lực Việt Nam. EVN là từ viết tắt tiếng

tăng giá

EVN

Anh, không phải ai cũng hiểu rõ nghĩa

điện và

- Sử dụng từ nên tác giả cần có sự giải thích. Cách

chuyện

tiếng Anh

dùng từ viết tắt này giúp tít ngắn gọn hơn.

18


lobby.


dùng cho

- Từ tiếng Anh: lobby là từ tiếng anh đa

(Phạm

chuyên

nghĩa nên rất ít người biết đến. Trong

Huyền -

ngành:

trường hợp này có nghĩa là vận động hành

Ngày

lobby

lang. Ở đây tác giả muốn nói Tập đoàn

23/11/2011)

Điện lực giấu việc tăng giá điện và thực
hiện vận động hành lang nhằm nhận được
sự ủng hộ cho việc tăng giá điện này. Và
sự việc này đang gây bức xúc trong dư
luận.
- Tác giả sử dụng một từ tiếng Anh đa

nghĩa trong tít báo nhưng sau đó không hề
có sự giải nghĩa ở trong bài viết. Cho nên
khi đọc xong bài báo này, nhiều người
vẫn chưa hiểu lobby nghĩa là gì?

11.

Hà Nội:

- Sử dụng

- Dấu ngoặc kép dùng để nhấn mạnh từ

Câu hỏi

dấu chấm

ngữ gây chú ý cho độc giả. Tuy nhiên đọc

đắng lòng ở

lửng, dấu

xong tít, độc giả chưa thể biết được nội

''chợ đặc

ngoặc kép.

dung bài báo đề cập đến vấn đề gì? Tít


biệt''( Vũ

báo này thu hút được những người có chí

Viết Tuân

tò mò, muốn hiểu "chợ đặc biệt" là như

-Ngày

thế nào? Còn những người ít thời gian

24/11/2011)

muốn nắm bắt ngay thông tin sẽ bỏ qua.

12. ''Quăng lưới - Sử dụng
bắt quái xế

câu trích

- Câu trích dẫn trên không biết là của ai
nên sẽ gây sự tò mò cho độc giả khi đọc

19


vì trách


dẫn

tít.

nhiệm với

- Trong bài báo, đây là lời phát biểu của

dân'' (Ngọc

ông Trịnh Xuyên - Giám đốc Công an

lê - Vũ

tỉnh Thanh Hóa, trả lời phỏng vấn bên lề

Điệp - Ngày

hành lang Quốc hội ngày 25/11/2011. Câu

25/11/2011)

nói của ông thể hiện quan điểm ủng hộ
đối với sự việc công an Thanh Hóa quăng
lưới bắt quái xế. Ông Xuyên cho rằng đây
là việc làm có trách nhiệm với dân, là
sáng kiến của ngành để giải quyết tình
trạng một số thanh thiếu niên đi xe lạng
lách, gây bức xúc cho nhân dân.


13. Chung cư

- Sử dụng

- Thành ngữ "tấc đất tấc vàng" muốn nói

mini thời

thành ngữ:

đất đai quý giá như vàng vậy nên phải

“tấc đất, tấc

tấc đất tấc

biết tận dụng và trân trọng từng tấc đất.

vàng”

vàng.

Tác giả sử dụng thành ngữ này trong tít

(Hồng

nhằm mục đich nhấn mạnh trong tình

Khanh -


hình đất chật người đông, đất đai đắt đỏ

Ngày

như hiện nay, thì những chung cư mini đã

26/11/2011)

phần nào đáp ứng được nhu cầu thực tế về
nhà ở, là lựa chọn của những người có thu
nhập trung bình.

14. Cặp đôi
hoàn hảo:

- Sử dụng

- Tác giả sử dụng câu hỏi nghi vấn nhằm

câu hỏi nghi đặt ra câu hỏi cho độc giả là cặp đôi nào

20


Ai gục ngã

vấn

sẽ bị loại trước đêm chung kết. Từ đó tác


trước chung

giả đưa ra những nhận xét đánh giá về các

kết?

cặp đôi tham gia thi. Qua đó thì phần nào

(Phượng

độc giả cũng sẽ có được những nhận đoán

Hoàng -

cho riêng mình.

Ngày

- Tác giả dùng từ "gục ngã" trong tít trên

26/11/2011)

là chưa thật chính xác, vì đây là từ để
chính những người không có đủ bản lĩnh
để vượt qua những cám dỗ. Còn nếu tác
giả muốn dùng từ đó để nhấn mạnh, gây
ấn tượng thì phải đưa từ gục ngã vào
trong dấu ngoặc kép.

15


Người Việt

- Dùng câu

- Tít báo trên đặt ra câu hỏi nghi vấn.

“khoe

hỏi nghi vấn Nhưng người đọc sẽ không hiểu được nội

hàng” từ

dung mà tác giả muốn nói đến là gì? Từ

bao giờ?

"khoe hàng" hiện nay được sử dụng rất

(Lê Đỗ Duy

nhiều trong các bài báo viết về những

Ngày

ngôi sao ca nhạc, điện ảnh... ăn mặc hở

26/11/2011)

hang, lộ cơ thể gây sự phản cảm... với

mục đích là để câu khách. Việc tác giả
dùng từ "khoe hàng" ở tít báo đã làm mất
đi giá trị truyền thống, văn hóa tốt đẹp của
người Việt và rất dễ dẫn đến sự hiểu lầm.
Trong khi nội dung bài báo nói về tiến
trình "Mỹ hóa" của Mỹ ở miền Nam Việt
21


Nam trong chiến tranh Đông Dương, và
một bộ phận thanh niên Việt Nam lúc đó
đã bị cuốn theo tiến trình này. Cho nên tác
giả dung tít báo này là không chính xác,
tít này chỉ nhằm mục đích câu khách, và
phải thay bằng một tít báo khác.
b. Khảo sát trên báo mạng điện tử laodong.com.vn
ST

Tít

T
1.

Chất liệu

Nhận xét

sử dụng
Lạm thu đến


- Sử dụng

- Tác giả đã sử dụng lối chơi chữ bằng

mức loạn thu

lối chơi

cách thay đổi từ lạm thu, gây ấn tượng

(Hà Linh

chữ.

mạnh mẽ với người đọc. Cách chơi chữ

Quân -

góp phần nhấn mạnh một thực trạng đang

Ngày

diễn ra tại các trường học ở Hải Phòng

29/10/2011)

Phòng. Khi bước vào đầu năm học, các
bậc phụ huynh lại đau đầu với những
khoản tiền nộp trong cuộc họp đầu năm,
trong đó có rất nhiều khoản nộp vô lý

được vẽ ra... Tít báo trên tạo ra được sức
gợi rất lớn, rất sinh động.

2.

“Hậu lũ lụt” ở
Nam Trà My Quảng Nam:

- Sử dụng

- Thành ngữ "màn trời chiếu đất" nói lên

thành ngữ: tình cảnh sống không nhà cửa, dầu dãi,
màn trời

khó khăn, khổ cực. Tác giả sử dụng thành
22


Hơn trăm

chiếu đất

ngữ trên nhằm phần nào khắc họa hình

người lâm

ảnh và nhấn mạnh cuộc sống thiếu thốn,

cảnh “màn


khó khăn, đáng thương, bị rơi vào cảnh

trời chiếu

không nhà, không cửa của những người

đất” (Trương

dân nơi đây sau thiên tai. Tít trên tạo được

Tâm Như

hiệu quả tốt, gây xúc động cho độc giả.

-Ngày
14/11/2011)
3.

BÁN NHÀ SỞ

- Biến thể

- Câu tục ngữ "phép vua thua lệ làng"

NƯỚC TẠI

câu tục

phản ảnh xã hội phong kiến xưa, đến quan


BÌNH DƯƠNG:

ngữ: phép

niệm lấy gia đình, làng xã làm gốc rễ cho

Phép vua

vua thua

nền tảng xã hội. Tác giả đã biến thể câu

thua... lệ tỉnh

lệ làng

tục ngữ "phép vua thua lệ làng" thành

(Ngô Nguyên - Dùng

"phép vua thua lệ tỉnh" nhằm nói được sát

-

dấu chấm

và đúng nhất với nội dung bài báo. Kết

Ngày


lửng

hợp với việc sử dụng dấu chấm lửng tạo

HỮU NHÀ

14/11/2011)

cảm giác chờ đợi muốn biết câu trả lời.
Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh và lên
tiếng trước sự thiếu công bằng khi ưu tiên
cán bộ, mà lại đẩy dân ra rìa trong việc
bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước.

4

Cửa hàng

- Sử dụng

- Thành ngữ "treo đầu dê bán thịt chó" để

Made in

thành ngữ: chỉ những sự việc mà bên trong và bên

Vietnam:

treo đầu


ngoài bất nhất, lời nói và việc làm trái

23


“Treo đầu dê

dê bán thịt ngược nhau, phê phán những người nói

bán thịt chó”

chó.

một đằng làm một nẻo, không từ một thủ

(Tuệ Chi

đoạn nào để lừa bịp hoặc dối trá người

-Ngày

khác, do bị lợi lộc làm cho chói mắt. Tác

15/11/2011)

giả sử dụng câu thành ngữ trên nhằm
muốn phản ánh thực trạng là hiện nay do
tâm lý của nhiều người thích dùng hàng
Việt Nam, lợi dụng điều đó một số cửa

hàng treo biển “Made in Viet Nam”
nhưng lại không bán hàng Việt Nam
khiến không ít người tiêu dùng bức xúc.

5.

FESTIVAL LÚA
GẠO VN LẦN
II:

- Sử dụng

- Tác giả đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ: "hạt

hình ảnh

ngọc Việt" là muốn chỉ hạt gạo của việt

Tôn vinh “hạt ẩn dụ

6.

Nam, "sạn" ngụ ý chỉ những sai sót, hạn

ngọc Việt”,

- Dùng

chế còn tồn tại ở Festval lúa gạo Việt


nhưng vẫn

dấu ngoặc

Nam lần thứ II. Việc sử dụng biện pháp

còn “sạn”

kép

nói ẩn dụ, cộng với việc hình ảnh đó được

(Hà Nguyễn -

đặt trong dấu ngoặc kép càng làm tăng

Ngày

thêm sức gợi, hình ảnh cho tít báo, gây ấn

17/11/2011)

tượng và thu hút được độc giả.

Sai một dấu

- Sử dụng

- Thành ngữ "sai một ly đi một dặm"


“đi”... ngàn

dấu chấm

muốn nói một sai sót rất nhỏ có thể dẫn

dặm (Thúy

lửng

đến hậu quả rất lớn. Ở đây, tác giả đã biến

Hằng - Ngày

- Biến thể

thể thành ngữ trên thành "sai một dấu đi

24


7/11/2011)

thành ngữ: ngàn dặm", được sử dụng với dấu chấm
sai một ly

lửng nhằm nhấn mạnh sự cẩu thả của bộ

đi một


phận in nội dung trên chiếc nón tặng cho

dặm

các đại biểu tham dự: Hội thảo khoa học
“Định hướng quy hoạch bảo tồn và phát
triển đầm Đông Hồ - Hà Tiên”. Thay vì là
câu “Bảo tồn và phát triển”, hàng chữ trên
ngay mặt nón lại biến thành “Bảo tốn”.
Cách đặt tít gây được sự tò mò, chú ý của
người đọc.

7.

Người giàu

- Sử dụng

- Thành ngữ "khóc dở, mếu dở" có nghĩa

“khóc dở,

thành ngữ: là lâm vào tình trạng khó khăn, oái ăm

mếu dở” vì… khóc dở

không biết phải giải quyết như thế nào?

lỡ mua ô tô


- Dấu chấm lửng tạo ra sự chờ đợi để biết

mếu dở.

(Đạt Lê, Vy

được nguyên nhân của sự việc đó.

Chang - Ngày

- Tít báo trên kích thích gợi sự tò mò, gây

23/11/2011)

sự chú ý cho người đọc phải đọc ngay nội
dung bài báo để xem vì sao mua ô tô mà
người giàu giờ lại "khóc dở, mếu dở".

8

Vụ chìm phà
Tam Hải Quảng Nam:

Năm “lính
chì” dũng
cảm

- Sử dụng

- Tác giả đã mượn hình ảnh chú lính chì


chất liệu

nhân vật nổi tiếng trong truyện cổ

văn học

Andecxen. Chú lính chì là biểu tượng cho
lòng dũng cảm. Việc khai thác hình ảnh
trong tác phẩm văn học như trên, tác giả

25


×