Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (388.52 KB, 14 trang )

1.Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi đổi mới đến nay, với cố gắng to lớn của Đảng, Nhà nước và
nhân dân nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành to lớn .
Tổng sản phầm trong nước( GDP) sau 10 năm tăng hơn gấp đôi
(2,07).Tích lũy nội bộ của nền kinh tế từ mức không đáng kể, đến năm 2000
đã đạt 27% GDP.Từ tình trạng hành hóa khan hiếm nghiêm trọng, nay sản
xuất đa đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu của nhân dân và nền kinh tế, tăng
xuất khẩu có dự trữ. Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phá triển nhanh. Cơ cấu
kinh tế có bước chuyển dịch tích cực. Trong GDP, tỷ trọng công nghiệp từ
38,7 % giảm xuống 24,3%, Công nghiệp và xây dựng từ 22,7 tăng lên 36,6%
dịch vụ từ 38,6% tăng lên 39,1% ( Đảng cộng sản Việt Nam( 2001), Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nhà xuất bản chính trị quốc gia,
Hà Nội)
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, vẫn còn không ít
những hiện tượng tiêu cực Tệ nạn xã hội phát triển. Trật tự an toàn xã hội còn
nhiều phức tạp. Tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội phạm buôn lậu
nói riêng đang ở mức cao, đe dọa an toàn xã hội. Với địa thế là tỉnh biên giới,
có đường biên giới dài 240km, với 2 cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài và Xa Mát),
14 cửa khẩu phụ với nhiều đường mòn, lối mở nên tại Tây Ninh tình hình
buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại diễn ra phức tạp, gây nhiều khó
khăn trong công tác đấu tranh, ngăn chặn…
Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh” là một vấn đề cần thiết cần được thực hiện nhằm góp phần phục vụ
công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm.
2. Tình hình nghiên cứu.
Tội buôn lậu là một đề tài có nội dung phong phú và phức tạp nên đã
được các nhà khoa học trong nước và trên thế giới đặc biệt quan tâm.

1



Ở trong nước có một số công trình nghiên cứu về tội buôn lậu của các
nhà khoa học như:
Qua xem xét thực trạng nghiên cứu các đề tài về phòng chống tội phạm
buôn lậu, nhận thấy đề tài về tội phạm buôn lậu trên địa bàn tỉnh Tây Nịnh là
một đề tài đáng được quan tâm.
Vì vậy, việc nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện và có hệ thống tội
buôn lậu ở Việt Nam đặc biệt là tình hình tội phạm buôn lậu trên địa bàn tỉnh
Tây Ninh trên phương tội phạm học là cần thiết.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Đối tượng nghiên cứu: Tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Tây
Ninh, nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm buôn lậu và các giải
pháp nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội giết người trên
địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học
về tình hình tội phạm giết người trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
4 . Phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Các phương pháp cụ thể được sử dụng nghiên cứu đề tài bao gồm:hệ
thống, lịch sử, quy nạp, diễn dịch, thống kê tội phạm, phân tích, tổng hợp, so
sánh, điều tra, khảo sát, tổng kết kinh nghiệm….
5. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu : Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng
ngừa tội phạm buôn lậu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Khái quát tình hình tội phạm buôn lậu trên địa bàn tỉnh Tây

-

Xác định các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm


Ninh.
buôn lậu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
2


-

Dự báo tội phạm buôn lậu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong thời

gian tới
-

Đề xuất các giải pháp nhằm năng cao hiệu quả phòng ngừa tội

phạm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.
6. Cơ cấu của bài làm:
Phần I: Một số vấn đề lý luận về buôn lậu, tội phạm buôn lậu
Phần 2: Thực trạng tình hình tội phạm trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Phần 3: Những giải pháp nhằm đấu tranh phòng chống có hiệu quả tội
phạm buôn lậu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới

NỘI DUNG

I.Một số vấn đề lý luận về buôn lậu, tội phạm buôn lậu
1.1.Khái niệm buôn lậu và tội phạm buôn lậu
Hoạt động trao đổi, buôn bán hàng hóa xuất hiện khi nền kinh tế - xã
hội phát triển đến một trình độ nhất định, của cải trong xã hội không những
đủ đảm bảo cho đời sống của các thành viên trong xã hội mà còn có tích lũy
và dư thừa. Quá trình trao đổi buôn bán lúc đầu chỉ là trao đổi những mặt

hàng thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất trong phạm vi nhỏ hẹp. Cùng với
sự phát triển của nền kinh tế-xã hội trao đổi hàng hóa cũng không ngừng phát
triển và làm xuất hiện tầng lớp thương nhân chuyên làm trung gian trao đổi
hàng hóa giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Hoạt động của tầng lớp
thương nhân khiến cho việc trao đổi hàng hóa không chỉ bó hẹp trong phạm
vi quốc gia mà còn ngày càng phát triển rộng trên phạm vi toàn cầu. Sự mở
rộn phạm vi cuả hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia đã
góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của

3


thương mại quốc tế thì hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại cũng phát
triển làm tổn hại đến lợi ích cuả các quốc gia tham gia thương mại quốc tế.
Khái niệm buôn lậu cho đến nay vẫn còn là một vấn đề gây nhiều tranh
cãi, một số quốc gia trên thế giới thì coi buôn lậu là hành vi gian lận thương
mại đặc biệt nguy hiểm. Công ước quốc tế Nairobi đã đưa ra khái niệm “buôn
lậu là gian lận thương mại nhằm che giấu sự kiểm tra, kiểm soát của hải quan
bằng mọi phương tiện, thủ đoạn bằng việc lén lún đưa hàng hóa qua biên
giới. Ở Việt Nam buôn lậu được hiểu là “Mua bán lén lút, trái phép những
hàng hóa thuộc diện nhà nước cấm hoặc nhà nước thống nhất quản lý”.
Theo từ điển Tiếng Việt “ buôn lậu có nghĩa là buôn bán hàng hóa trốn thuế
hoặc hàng quốc cấm” còn từ điên bách khoa Việt Nam thì định nghĩa “ buôn
lậu là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới những loại hàng hóa hoặc
ngoại tế, kim khí quý, đá quý, những vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa
mà Nhà nước cấm xuất khẩu hay nhập khẩu hoặc buôn bán hàng hóa nói
chung mà trốn thuế và trốn sự kiểm tra của hải quan, hành vi buôn bán trốn
thuế, lậu thuế những loại hàng hóa ở trong nước mà Nhà nước cấm kinh
doanh.
Như vậy, có thể hiểu buôn lậu là buôn bán trái phép qua biên giới các

loại hàng hóa, tiền tệ nói chung kể các loại hàng cầm hoặc không cấm, vi
phạm các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ mà nhà nước đã
ban hành. Các hành vi buôn bán trái phép các loại hàng hóa, tiền tệ qua biên
giới được nhiều người thực hiện trong khoảng thời gian từ năm này sang năm
khác, mặc dù đã bị các cơ quan chức năng của nhà nước xử lý bằng nhiều
hình thức khác nhau mà vẫn không thể ngăn chặn, loại trừ được có thể gọi là
tội buôn lậu. Tội buôn lậu, phát triển ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, kể
cả ở Việt Nam đã kéo dài hàng trăm năm.
1.2. Đặc điểm của tội phạm buôn lậu

4


Thứ nhất, tội phạm buôn lậu được thể hiện bằng hành vi buôn bán trái
phép qua biên giới các hành hóa, tiền tệ, kim khí, đá quý và hàng cấm.
Thứ hai, tội phạm buôn lậu là tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý (cố
ý trực tiếp). Nói các khác, người thực hiện hành vi nhận thức được hành vi
buôn bán trái phép qua biên giới là hành vi vi phạm pháp luật, thấy trước
được hậu quả xảy ra và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.
Thứ ba, tội buôn lậu hướng tới lợi nhuận thu được từ việc mua bán trái
phép qua biên giới bằng các thủ đoạn gian dối, trốn thuế, khai sai sự thật, trốn
tránh sự kiểm tra , kiểm soát của hải quan và các lực lượng chức năng khác.
II.Thực trạng của tình hình tội phạm buôn lậu trên địa tỉnh Tây Ninh
2.1. Nguyên nhân dẫn đến tội phạm buôn lậu trên địa tỉnh Tây Ninh
2.1.1. Nguyên nhân khách quan
* Sự kiến tạo địa hình của tỉnh Tây Ninh
Địa bàn giáp ranh đường biên giới quốc gia, nhiều đường ngang lối
dọc. Đây là một khó khăn cho việc kiểm soát, lưu thông hàng hóa nước ngoài
tạo nhiều cơ hội cho buôn lậu phát triển.
*Sự chuyển biến cơ chế

Những tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường đã tác động đến
mọi mặt của đời sống xã hội, từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, chuyển
sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tạo bước đột phá
mới phát triển toàn diện trên các lĩnh vực. Sự phát triển của nền kinh tế - xã
hội với nhưng lợi ích cá nhân riêng dẫn đến một bộ phận quần chúng thiếu tu
dưỡng, phai nhạt ý tưởng, giảm sút ý trí, ý thức kỷ luật kém, sa sút đạo đức
lối sống. Tình trạng này đã phán ánh trực tiếp trong sự phát triển kinh tế quốc
gia Đây là nguồn gốc làm phát sinh tội phạm, trong đó có buôn lậu. Tóm lại,
yếu tố kinh tế xã hội- yếu tố của cơ cấu hạ tầng quyết định pháp luật- yếu tố
5


của kiến trúc thường tầng. Nói cách khác, chế độ kinh tế xã hội là cơ sở của
pháp luật. Vì vậy trong phòng ngừa tội phạm không thể coi nhẹ giải pháp
trong lĩnh vực kinh tế.
*Trang thiết bị cho công tác chống buôn lậu còn thiếu và lạc hậu
Các lực lượng kiểm tra, kiểm soát và chống buôn lậu được trang bị nghèo nàn
về số lượng và chất lượng trong khi bọn buôn lậu ngày càng thủ đoạn và có
nhiều mánh khóe.
*Đời sống và trình độ dân cư còn thấp
Đây là một trong những nguyên nhân để bọn buôn lậu lợi dụng, lôi kéo và
mua chuộc để tiếp tay cho bọn chúng. Nguy hiểm hơn là bọn chúng sử dụng
các thủ đoạn rang buộc trách nhiệm của họ với hàng hóa lậu, tạo thái độ kiên
quyết bảo vệ hàng hóa lậu và bất hợp tác với lực lượng chức năng gây khó
khan cho việc bắt giữ cũng như xử lý vi phạm.
2.1.2. Nguyên nhân chủ quan
- Sự phối hợp còn chưa chặt chẽ, thống nhất và đồng bộ giữa các cơ quan và
bộ phận chức năng của tỉnh;
- Sự buông lỏng quản lý, thụ động của chính quyền trong công tác đấut ranh
phòng chống buôn lậu;

- Năng lực, trình độ của các lực lượng chống buôn lậu còn thấp. Bên cạnh đó
một số cán bộ bị tha hóa đạo đức đã tiếp tay cho bọn buôn lậu làm cho công
tác chống buôn lậu thêm khó khăn, gây thiệt hại lớn cho lợi ích quốc gia

Thực trang tình hình tội phạm buôn lậu trên địa tỉnh Tây Ninh
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Tây Ninh, trong 11 tháng năm
2015, các lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ 1.327 vụ, tang vật vi
6


phạm trị giá trên 14 tỷ đồng. Hàng hóa vi phạm chủ yếu là thuốc lá điếu, sữa
Ensure, đường cát, gỗ quý hiếm, gỗ tạp, đô la Mỹ, tiền Việt Nam, thuốc,
dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng. Các lực lượng đã xử phạt vi
phạm hành chính 1.116 vụ, tiền phạt tổng cộng là gần 5,3 tỷ đồng, số tiền tịch
thu tang vật và bán hàng tịch thu trong 11 tháng là 3,14 tỷ đồng, trị giá hàng
hóa tịch thu trong kì ước khoảng 4,7 tỷ đồng.
Trong đó, lực lượng Công an khởi tố 15 vụ, 26 bị can về tội buôn lậu,
vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; vận chuyển trái phép tiền tệ qua
biên giới; buôn bán, vận chuyển hàng cấm. Lực lượng Biên phòng khởi tố 4
vụ với 4 đối tượng về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới.
Trong công tác giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, điều tra chống buôn
lậu, gian lận thương mại, trên địa bàn, Cục Hải quan Tây Ninh cũng đã phát
hiện bắt giữ 273 vụ, trị giá trên 6 tỷ đồng. Đơn vị đã ra quyết khởi tố 4 vụ với
4 đối tượng về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. Điển
hình như vụ nhập lậu đường cát qua cửa khẩu Xa Mát vào đầu tháng 9-2015.
Đối tượng sử dụng xe gắn máy để chuyên chở đường từ Campuchia vào kho
hàng của ông Nguyễn Ngọc Tuấn, ngụ tại ấp Tân Tiến, xã Tân Lập, huyện
Tân Biên, tỉnh Tây Ninh. Tuy nhiên, khi lực lượng chức năng truy đuổi đối
tượng đến kho hàng và tiến hành kiểm tra thực tế phát hiện tổng số lượng
đường cát tại kho là 7.176 kg chứa trong 598 túi (mỗi túi 12kg) không có hóa

đơn chứng từ. Tại thời điểm cơ quan Hải quan kiểm tra, chủ hàng chỉ xuất
trình được một hóa đơn GTGT và một phiếu xuất kho của Công ty CP Đường
Quảng Ngãi- Chi nhánh TP.HCM với số lượng đường cát là 5.000kg. Tuy
nhiên, kết quả giám định cho thấy số lượng đường trong kho của ông Tuấn
không phải là sản phẩm đường của Công ty CP Đường Quảng Ngãi theo như
các chứng từ do ông Tuấn xuất trình.
Không chỉ sử dụng các đối tượng chở thuê là cư dân biên giới, các đầu
lậu còn lợi dụng tuyến xe khách liên vận từ TP.HCM đi Campuchia qua cửa
7


khẩu Mộc Bài để buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên
giới. Trên tuyến này, các đối tượng chủ yếu vận chuyển thuốc lá ngoại, rượu
ngoại, đô la Mỹ, tiền Việt Nam. Tuy nhiên, song song với việc tạo điều kiện
thuận lợi, làm thủ tục nhanh chóng, đúng quy định để các xe chạy đúng giờ,
đúng lịch trình, các Chi cục Hải quan cửa khẩu đã tăng cường các biện pháp
để kịp thời phát hiện, bắt giữ các vụ vi phạm. Cũng trên tuyến đường này, với
tinh thần cảnh giác cao, kinh nghiệm dày dặn, các cán bộ chi cục Hải quan
Tây Ninh đã cất “mẻ lưới” lớn thực phẩm chức năng và linh kiện điện tử
nhập lậu, trị giá trên 1,5 tỷ đồng.
Mặt khác, theo đánh giá của đại tá Phùng Đức Duân, Trưởng Phòng
Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Tây Ninh hiện các hoạt động mua bán, nhập
lậu mủ cao su tại địa bàn hai huyện biên giới Tân Biên, Tân Châu và hiện
tượng gian lận trong kê khai, kiểm đếm số lượng gỗ nhập khẩu của các doanh
nghiệp tại các cửa khẩu ngày càng tăng. Theo đó, các lực lượng chức năng
cần phải triển khai ngay các bãi tập kết hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa
khẩu để các cơ quan chức năng có điều kiện thuận lợi trong khâu kiểm hóa,
chống gian lận thương mại trên lĩnh vực này.
Theo đánh giá của các lực lượng chức năng, tình hình buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

không còn diễn ra công khai như trước, tuy nhiên buôn lậu vẫn đang diễn
biến phức tạp với tính chất ngày càng tinh vi, manh động. Trong khi đó, lực
lượng chống buôn lậu mỏng, địa bàn rộng, kênh rạch chằng chịt các đối
tượng lợi dụng đêm tối, đường mòn, lối mở, sử dụng phương tiện có phân
khối lớn và rất manh động gây nhiều khó khăn trong công tác đấu tranh, ngăn
chặn… Đặc biệt là vào những tháng cuối năm 2015, tình hình mua bán, trao
đổi, vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới tăng do nhu cầu mua
sắm tiêu dùng trong dịp lễ tết, các đối tượng buôn lậu có thể lợi dụng để vận

8


chuyển trái phép hàng hóa, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng kém chất
lượng…
Trước tình hình trên, Cục trưởng Cục Hải quan Tây Ninh Huỳnh Văn
Đức cho biết, đơn vị sẽ tập trung quyết liệt nhiều giải pháp, biện pháp nhằm
tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đấu tranh phòng chống và xử lí
nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại… Đặc biệt, là tăng cường
các biện pháp kiểm soát, rà soát đối tượng, tuyến xe trọng điểm, phối hợp
cùng các lực lượng chức năng thực hiện, nhằm ngăn chặn nhiều vụ buôn lậu,
vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới hoạt động theo tuyến xe khách
liên vận. Đặc biệt là dịp cuối năm và Tết Nguyên đán sắp tới.
III. Những giải pháp nhằm đấu tranh phòng chống có hiệu quả tội phạm
giết người trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới.
3.1.

Dự báo tội phạm buôn lậu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong thời
gian tới.
-Tiếp tục diễn biến phức tạp vì các yếu tố là nguyên nhân của tội phạm


chưa được giải quyết.
-Đối tượng phạm tội ngày càng tăng
-Cách thức phạm tội ngày càng nguy hiểm, khó ngăn chặn
3.2.

Những biện pháp đấu tranh phòng chống có hiệu quả tội phạm giết
người trên địa bàn TP Hà Nội.

3.2.1 Những biện pháp về Kinh tế xã hội.
Khắc phục nhanh sự lạc hậu về kinh tế xã hội và công nghệ của đất
nước bằng việc thực hiện công nghiệp hóa theo mô hình chiến lược mới. Mô
hình chiến lược mà Việt Nam đang theo đuổi đó là công nghiệp hóa hướng
ngoại chứ không phải mô hình hướng nội khép kín, phát triner kinh tế theo
kiểu tự cấp, tự túc.
Thực hiện việc bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, trong quá trình công
nghiệp hóa liên doanh, liên kết nhưng phải dảm bảo tỷ lệ nôi địa hóa cao.
9


Hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu, mở rộng sắc thuế đánh vào hàng nhập
khẩu giảm bớt mức thuế nhập khẩu cao và quá cao. Xác định giá tính thuế
nhập khẩu hợp lý. Hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu. Hoàn
thiện các văn bản pháp luật về hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho chống
buôn lậu và gian lận thương mại. Quản lý chặt việc mua bán ngoại tệ, vàng
bạc, kim khí quý, đá quý. Ngoài hệ thống ngân hàng, Chính phủ có thể cho
phép một số cơ sở tư nhân đăng ký làm dịch vụ thu đổi ngoại tệ. Mọi hàng vi
mua bán ngoại tệ không đăng ký coi là phạm pháp, bị xử lý nghiêm khắc,
không để chảy máu vàng, ngoại tệ. Quan tâm đến giải quyết công ăn việc làm
và đời sống của nhân dân trên địa bàn
3.3.


Giải pháp về quản lý chuyên ngành
Thứ nhất, phải tổ chức chặt chẽ, thống nhất từ Trung ương đến cơ sở;

Tạo ra được hành lang thông tin, chỉ huy xử lý chính xác, nhanh nhạy, bí mật
và kịp thời. Nắm vững pháp luật liên quan đến Hải quan, phải lấy đường lối ,
chính sách của Đảng và Nhà nước làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của
mình.
Thứ hai, xây dựng hàng rào hải quan vững mạnh có sự phối hợp chặt
chẽ giữa các lực lượng chuyên môn kiểm soát chông buôn lậu với các lực
lượng chức năng khác trong và ngoài Ngành. Bên cạnh đó, từng lực lượng
phải tự làm trong sạch đội ngũ, siết chặt kỷ cương, giám sát chặt chẽ, xử lý
nghiêm minh các trường hợp cán bộ có biểu hiện dung túng, bao che cho
buôn lậu, gian lận thương mại, đã tiếp tay cho việc phá hoại nền sản xuất
trong nước, gây nhức nhối trong xã hội, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống
của nhân dân.
Thứ ba, xây dựng các giải pháp như: Xây dựng cơ chế phù hợp và các
đường dây nóng để nhân dân có thể phản ánh, tố giác buôn lậu; Xây dựng các
biện pháp trinh sát bí mật; Các biện pháp tuần tra công khai; Biện pháp điều
tra các vụ án, vụ việc. Cần tổ chức tuyên truyền, vận động quần chúng nhân
10


dân tham gia đấu tranh, tố giác các loại tội phạm hình sự nói chung và buôn
lậu, gian lận thương mại nói riêng. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền nâng cao
nhận thức để người dân không tham gia vận chuyển, tiếp tay cho buôn lậu
cùng với việc củng cố an ninh trật tự trên địa bàn.

11



KẾT LUẬN
Tình hình buôn lậu ngày một nhiều và nghiêm trọng diễn ra ở nhiều
tỉnh thành trong cả nước. Tây Ninh là một địa bàn nằm sát biên giới và và
thường xuyên xảy ra rất nhiều vụ buôn lậu nghiêm trọng. Công tác đấu tranh
chống buôn lậu của lực lượng hải quan trên địa bàn hết sức phức tạp và hiện
nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Do đó, việc hoàn thiện các
giải pháp trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm buôn lậu vô cùng
cần thiết. Cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Tây Ninh nói riêng cần chung
tay góp sức chống lại tội phạm buôn lậu để làm trong sạch nền kinh tế quốc
gia, thúc đẩy sự phát triển hướng tới quốc tế. Chống buôn lậu là góp phần ổn
định và phát triển kinh tế, ổn định lợi ích quốc gia và chủ quyền quốc gia, giữ
vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Chống buôn lậu tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp trong nước phát huy nội lực , làm ra nhiều sản phẩm,
cạnh tranh lành mạnh tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp
phần nâng cao mức sống của nhân dân, đem lại phúc lợi xã hội.

12


13


14



×