Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 75 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÙY TRANG

TỘI BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN:
TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ PHÒNG NGỪA

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THÙY TRANG

TỘI BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN:
TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ PHÒNG NGỪA
Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số
: 60 38 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. HỒ TRỌNG NGŨ


HÀ NỘI, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được
thực hiện độc lập và dưới sự hướng dẫn của GS.TS Hồ Trọng Ngũ, Phó
Giám đốc Học viện cảnh sát nhân dân.
Các kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu , ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực.
Vậy tôi viết lời cam đoan này kính đề nghị Học viện cho tôi được
bảo vệ luận văn trước Hội đồng.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thùy Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1 TÌNH HÌNH TỘI BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LẠNG SƠN ...................................................................................................... 6
1.1.Những vấn đề lý luận về tình hình tội buôn lậu .......................................... 6
1.2. Thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình hình tội buôn lậu trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn ........................................................................................... 10
CHƢƠNG 2 NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI
BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN..................................... 26
2.1. Những vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội buôn
lậu .................................................................................................................. 26
2.2. Các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh

Lạng Sơn ......................................................................................................... 28
CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI
BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN..................................... 42
3.1. Dự báo tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời gian
tới..................................................................................................................... 42
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội buôn lậu trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn ..................................................................................... 51
KẾT LUẬN .................................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 67


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng1.1: Thực trạng tình hình buôn lậu ở Lạng Sơn (2011 – 2015) .................. 13
Bảng 1.2: Cơ cấu số vụ buôn lậu trong tổng số vụ phạm tội xâm phạm trật tự
quản lý kinh tế ...................................................................................................... 16
Bảng 1.3: Cơ cấu về đối tượng của người phạm tội buôn lậuở tỉnh Lạng Sơn
(2011 – 2015)

...................................................................................................... 17

Bảng 1.4: Cơ cấu về độ tuổi của người phạm tội buôn lậuở Lạng Sơn (2011 –
2015) ....................................................................................................................... 18
Bảng 1.5: Cơ cấu theo trình độ học vấn ................................................................ 19
Biểu đồ 1.1: Diễn biến tình hình tội phạm buôn lậu trên địa bàntỉnh Lạng Sơn
(2011 - 2015) ................................................................................................... 15


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Lạng sơn là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Đông Bắc, giáp các tỉnh

Cao Bằng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Kạn, Thái Nguyên của nước ta và
tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Lạng Sơn có diện tích 8.328 km2 và dân số
831.887 người gồm chủ yếu 7 dân tộc Tày, Nùng, Hoa, Dao, Kinh, H’Mông,
Sán Chay, sinh sống rải rác trên 11 huyện, thành phố. Lạng Sơn có khoảng
253 km đường biên giới với Trung Quốc trải dài 21 xã, thị trấn thuộc 5 huyện
giáp biên. Với ưu thế có hai cửa khẩu quốc tế là cửa khẩu đường sắt Đồng
Đăng, cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị, hai cửa khẩu quốc gia là: Chi Ma, Bình
Nghi và 7 cặp chợ biên giới, Lạng Sơn đã trở thành một trong những địa
phương phát triển mạnh về thương mại, du lịch. Kể từ năm 1991 khi quan hệ
hai nước Việt Nam - Trung Quốc được bình thường hóa thì hoạt động xuất,
nhập cảnh của hai nước được mở rộng, nhu cầu đi lại thăm thân, du lịch, buôn
bán ngày càng gia tăng. Đây chính là một trong những lợi thế để Lạng Sơn
phát triển mạnh nền kinh tế địa phương. Là địa phương có nhiều thuận lợi
trong việc giao lưu buôn bán, du lịch nhưng do có tuyến đường biên giới dài,
nhiều đường mòn, đường tắt nên Lạng Sơn cũng là nơi phát sinh nhiều tội
phạm hình sự như: mua bán phụ nữ và trẻ em , mua bán trái phép chất ma túy,
vận chuyển tiền giả … trong đó nổi lên là tội phạm buôn lậu.
Trong vòng 5 năm (2011 – 2015), ngành Tòa án nhân dân tỉnh Lạng
Sơn đã xét sử sơ thẩm 207 vụ với 355 bị cáo phạm tội buôn lậu. Tội phạm
buôn lậu chủ yếu ở độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi là phổ biến và chủ yếu là ở các
vùng dân tộc thiểu số.
Số vụ xét xử về tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011
– 2015 không nhiều nhưng có xu hướng ngày càng tăng với thủ đoạn ngày
1


càng tinh vi và gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế đất nước
và xã hội.
Những số liệu trên đã phần nào phản ảnh thực trạng của tội phạm buôn
lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Tuy nhiên trong thực tế vì những lý do khác

nhau vẫn còn nhiều vụ án buôn lậu chưa được phát hiện và xử lý hình sự.
Điều đó chứng tỏ công tác đấu tranh và phòng ngừa tội phạm này trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Vì vậy, việc nghiên cứu
thực trạng, tìm ra nguyên nhân của tội phạm buôn lậu, dự báo xu hướng biến
động để xây dựng giải pháp phòng ngừa có hiệu quả nhóm tội phạm này trên
địa bàn tỉnh Lạng Sơn là một việc làm có tính cấp bách trong tình hình hiện
nay. Xuất phát từ lí do đó, tác giả đã lựa chọn vấn đề: “Tội buôn lậu trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa” làm đề tài
cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, vấn đề buôn lậu và đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu
đã được nhiều bộ, ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện, tác giả đã nghiên cứu
và thu thập trong nhiều báo cáo khoa học, các báo, tạp chí như:
- Luận án Tiến sĩ Luật học của nghiên cứu sinh Nguyễn Đức Bình với
đề tài “Đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng
hóa, tiền tệ qua biên giới”, năm 2000. Luận án đi vào nghiên cứu một các có
hệ thống thực trạng buôn lậu, thực tiễn đấu tranh phòng chống tội buôn lậu
hoặc vận chuyển trải phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới và để đề ra các giải
pháp hữu hiệu cho cuộc đấu tranh, hạn chế và từng bước đẩy lùi tệ nạn buôn
lậu hoặc vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
- Các công trình khác dưới dạng luận văn thạc sĩ như: Luận văn Thạc sĩ
Luận học của tác giả Dương Thị Nhàn, Đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, năm 2006; Luận văn Thạc sĩ Luận học của Lê
2


Đặng Quốc Phong, Phòng ngừa tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang,
năm 2012; Thạc sĩ Lê Văn Tới, Buôn lậu và chống buôn lậu, nhận diện và
giải pháp, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000; Luận văn Thạc sĩ Luật
học của Nguyễn Đăng Phú, Đấu tranh phòng, chống tội phạm buôn lậu trên

địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2004; và một số đề tài nghiên cứu khoa
học các cấp của các cơ quan có chức năng đấu tranh phòng, chống tội buôn
lậu. Các công trình nghiên cứu trên đã làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn
trong công tác đấu tranh phòng chống tội buôn lậu, hoặc đề cập đến công tác
đấu tranh chống buôn lậu của một lực lượng, chưa nghiên cứu một cách hệ
thống, toàn diện về công tác đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu trên một địa
bàn tỉnh Lạng Sơn, cũng như giải pháp để phòng ngừa, ngăn chặn loại tội
phạm này và vì vậy đề tài được kế thừa những giá trị khoa học của các công
trình đã được nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu: Đề tài mà tác giả đã chọn thuộc chuyên
ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, nên mục đích của nó không thể
khác là góp phần hoàn thiện hệ thống các biện pháp phòng ngừa tội buôn lậu
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác
giả luận văn thấy cần phải thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Phân tích khái quát để làm rõ những vấn đề lý luận về tình hình tội
buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
+ Đánh giá thực trạng, diễn biến , cơ cấu , tính chất tình hình tội buôn
lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong thời gian từ năm 2011 - 2015
+ Phân tích khái quát để làm rõ những vấn đề lý luận về nguyên nhân ,
điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
+ Dự báo tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn để từ đó
3


hoàn thiện hệ thống phòng ngừa tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
+ Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội
buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là làm rõ hơn những lý luận cơ
bản về tình hình tội buôn lậu, nguyên nhân và điều kiện của tội buôn lậu và
các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn; thực trạng tình hình tội phạm buôn lậu ở nước ta trong thời gian 5 năm
(từ năm 2011 đến 2015).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung , đề tài được thực hiện dưới góc độ tội phạm học thuộc
chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm;
- Về tội danh, đề tài phải đề cập đến tình hình tội buôn lậu được quy
định tại điều 188 của Bộ luật hình sự 2015
- Về không gian, đề tài sử dụng số liệu thực tế trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn, bao gồm số liệu thống kê của cơ quan Tòa án tỉnh Lạng Sơn.
- Về thời gian, đề tài nghiên cứu được giới hạn trong thời gian từ 2011
đến 2015.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp
luậnchủ nghĩa Mác-Lenin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng
làm cơ sở, phương pháp luận cho việc nghiên cứu để giải quyết những vấn đề
về lý luận tình hình tội buôn lậu, thực trạng, nguyên nhân và điều kiện tội
buôn lậu từ đó đề ra các giải pháp phòng ngừa tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn làm cơ sở thực tiễn.

4


5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng kết hợp các phương
pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh,
phương pháp điều tra xã hội học và phương pháp diễn giải.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ
nhiều vấn đề lý luận về tình hình tội buôn lậu, nguyên nhân và điều kiện của
tội buôn lậu, nhân thân người phạm tội và phòng ngừa tội buôn lậu trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn.
6.2. Về mặt thực tiễn: Kết quả của luận văn có thể giúp các cơ quan tổ
chức tham khảo để vận dụng vào việc tuyên truyền , giáo dục nâng cao trình độ
nhận thức và ý thức pháp luật cho nhân dân, đặc biệt là các dân tộc miền núi
phía Bắc, vận dụng công tác điều tra, truy tố xét xử , đồng thời góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động phòng, chống tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Chương 2: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội buôn lậu trên
địa bàn tỉnh Lạng sơn
Chương 3: Các giải pháp phòng ngừa tình hình tội buôn lậu trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn

5


CHƢƠNG 1
TÌNH HÌNH TỘI BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
1.1. Những vấn đề lý luận về tình hình tội buôn lậu
1.1.1. Khái niệm tình hình tội phạm
Trong xã hội loài người, "khi sự chênh lệch về tài sản trong nội bộ cùng
một thị tộc đã biến sự thống nhấtvề lợi ích thành sự đối kháng giữa các thành
viên củathị tộc” thì đồng thời cũng xuất hiện trong xã hội nhiều loại hành vi

khác nhau, xung đột lần nhau, thậm chí tiêu diệt lẫn nhau. Nguyên nhân

khách quan là do sự phát triển kinh tế của xã hội đã đạt đến một trình độ nhất
định mang lại. Cái khách quan đó, cái hiện thực xã hội đó đả đưa đến việc
hình thành Nhà nưóc như "một lực lượng cần thiết, có nhiệm vụ làm dịu bớt
sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòng trật tự”, "dưới một
hình thức gọi là hợp pháp".
Để thực hiện được nhiệm vụ cao cả ấy của mình, Nhà nước buộc phải
quy định những hành vi gây nguy hiểm cho trật tự xã hội và vi phạm những
quy tắc xử sự của đời sống cộng đồng thành tội phạm với những hình phạt
nghiêm khắc khác nhau.
Như vậy, tiền đề đầu tiên phải là những hành vi phạm tội. Mác đã ví
những người phạm tội như một "lực lượng sản xuất", và ông viết rằng " Một kẻ
phạm tội thì sản xuất ra các tội phạm. Nếu quan sát kỹ hơn mối quan hệ của cái
ngành sản xuất này với toàn bộ xã hội, thì phải thấy được nhiều điều. Kẻ phạm
tội không chỉ sản xuất ra các tội phạm , mà còn sản xuất ra Luật hình sự và cả vị
giáo sư giảng dạy về Luật hình sự nữa; ngoài ra nó còn sản xuất ra toàn ngành
cảnh sát và tư pháp hình sự, kiểm sát, thẩm phán, cai ngục...”
Như vậy, thực tế đời sống xã hội đã chuẩn bị sẵn những tiền đề cho
việc hình thành và phát triển các ngành luật khác nhau, các biện pháp pháp lý
6


khác nhau để đấu tranh chông tội phạm. Chính trong quá trình đấu tranh chống
tội phạm đã làm hình thành các môn khoa học khác nhau như: khoa học Luật
hình sự, tố tụng hình sự, khoa học điều tra tội phạm và Tội phạm học.
Nếu như khoa học Luật hình sự, tố tụng hình sự, khoa học điều tra tội
phạm có đối tượng nghiên cứu là tội phạm với tính cách là “cái đơn nhất”, thì
Tội phạm học nghiên cứu tội phạm với tính cách là một hiện tượng xã hội “cái
chung''- tức là cái đã được khái quát hóa từ hàng trăm, hàng ngàn "cái đơn
nhất","cái riêng". Cho nên phương pháp nghiên cứu của Tội phạm học phải ở
một trình độ khái quát hơn. Và “cái hơn" này chỉ có thể đạt được nhờ cách tiếp

cận trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng và duy vật lịch sử về tội phạm.
Đấu tranh với tội phạm dưới góc độ Tội phạm học không phải chỉ dựa
trên quan điểm xem tội phạm là những hành vi riêng lẻ - đơn nhất, mà phải
nhìn nhận tội phạm trong tổng thế của nó, trong mốì quan hệ của nó với “toàn
bộ xã hội", tức là với tư cách một chỉnh thế của một hiện tượng xã hội tiêu
cực phát sinh và phát triển do những nguyên nhân và điều kiện xã hội nhất
định, vận động theo những quy luật riêng và sẽ bị "tiêu vong" thông qua sự
biến đổi xã hội. Và trong chừng mực đó thì đối tượng nghiên cứu của Tội
phạm học chính là tình hình tội phạm.
Theo PGS.TS Phạm Văn Tỉnh thì “Tình hình tội phạm là một khách thể
nghiên cứu cơ bản của tội phạm học và là khái niệm dùng để chỉ hiện tượng
tâm – sinh lý – xã hội tiêu cực, có tính lịch sử và lịch sử cụ thể, pháp lý hình
sự và giai cấp, được biểu hiện bằng tổng thể các hành vi phạm tội đã xảy ra
và các chủ thể thực hiện các hành vi đó trong một đơn vị hành chính – lãnh
thổ nhất định và trong một đơn vị thời gian nhất định”. [ 36, tr7-10 ]
1.1.2. Khái niệm tình hình tội buôn lậu
a. Phần hiện của tình hình tội buôn lậu là toàn bộ những hành vi
phạm tội và chủ thể của hành vi đó đã bị xử lý theo quy định của pháp luật
7


hình sự ở từng đơn vị hành chính – lãnh thổ hay trên phạm vi toàn quốc, trong
những khoảng thời gian nhất định và được ghi nhận trong thống kê hình sự
- Những số liệu được thống kê hình sự đã phần nào phản ánh được tình
hình tội phạm nói chung và tội buôn lậu nói riêng, dù có thể ở mức độ khác
nhau so với thực tế của tình hình tội phạm nhưng vẫn là những số liệu nền
tảng , vừa hàm chứa hình ảnh thu nhỏ của tình hình tội phạm nói chung và tội
buôn lậu nói riêng, vừa phản ánh kết quả cụ thể của công việc đấu tranh
chống tội phạm của toàn xã hội mà trong đó các cơ quan tư pháp hình sự giữ
vai trò nòng cốt.

b. Phần ẩn của tình hình tội buôn lậu
Để đánh giá được đúng tình hình tội buôn lậu, chúng ta không thể giới
hạn việc nghiên cứu chỉ trong phạm vi những số liệu của cơ quan xét xử (số
liệu xét xử), mà phải đặt sự phân tích các số liệu này trong sự so sánh với các
số liệu của các cơ quan điều tra, truy tố (số liệu khởi tố điều tra, số liệu truy
tố) cũng như phải đặt trong sự so sánh với các số liệu về hoạt động buôn lậu nói
chung. Phần ẩn của tội buôn lậulà toàn bộ số tội buôn lậuvà số lượng người
thực hiện tội buôn lậuthực tế đã xảy ra nhưng chưa bị phát hiện và xử lý về
hình sự vì vậy cũng không có trong thống kê hình sự; về phương diện khoa
học, chỉ có thể đánh giá mức độ ẩn của tội buôn lậumột cách tương đối gần sát
với thực tế dựa trên những căn cứ, cơ sở khoa học và thực tiễn nhất định, việc
mong muốn đánh giá một cách chính xác, tuyệt đối phần ẩn của tội buôn lậu là
điều không thể thực hiện được vì nhiều lí do khác nhau.
1.1.3 Tình hình buôn lậu ở Lạng Sơn
* Điều kiện tự nhiên
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi ở biên giới Đông Bắc của Tổ quốc, có vị
trí chiến lược rất quan trọng về kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng. Với 253
km đường biên giới tiếp giáp với khu tự trị dân tộc Choang, tỉnh Quảng Tây,
8


Trung Quốc, lại nằm trên giao điểm của 4 quốc lộ là 1A, 1B, 4A, 4B, ngoài ra
còn có tuyến đường sắt liên vận quốc tế, với 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu
quốc gia, 7 cặp chợ đường biên nên Lạng Sơn đã trở thành cửa ngõ quan trọng
để giao thương buôn bán với Trung Quốc. Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của
Đảng bộ, sự nỗ lực của các cấp, các ngành, sự đồng thuận của cả hệ thống chính
trị,cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, Lạng Sơn đã có bước phát triển khá
toàn diện trên lĩnh vực; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc
trong tỉnh, nhất là đồng bào vùng cao, vùng biên giới không ngừng được cải
thiện. Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn đang xây dựng trở thành

khu kinh tế động lực, đa chức năng với các cơ chế, chính sách, ưu đãi, phát triển
năng động đóng vai trò là đầu cầu liên kết của tuyến hành lang kinh tế Nam
Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải phòng - Quảng Ninh. Với chính sách mở cửa
hội nhập của đất nước, với việc bình thường hóa quan hệ 2 nước Việt Nam
Trung Quốc, hoạt động xuất nhập khẩu ở biên giới 2 nước Việt - Trung
trở nên nhộn nhịp hơn, sôi động hơn.Tuy nhiên, bên cạnh đó, Lạng Sơn cũng
được xác định là địa bàn phức tạp về buôn lậu tại tuyến biên giới phía Bắc.
Cùng với Quảng Ninh, Lạng Sơn là một trong hai địa bàn trọng điểm về buôn
lậu hàng hóa do Trung Quốc sản xuất.
* Điều kiện về kinh tế xã hội
Tình hình buôn lậu ở Lạng Sơn trên tuyến đường sắt Đồng Đăng - Hà
Nội lại sôi động. Điển hình là vào ngày 25-12, tại ga liên vận quốc tế Đồng Đăng
(Cao Lộc), các lực lượng chống buôn lậu của tỉnh đã kiểm tra tàu chở khách hiệu
DD6, chạy tuyến Đồng Đăng - Hà Nội, phát hiện trên ba toa tàu có chứa nhiều
mặt hàng do nước ngoài sản xuất, có dấu hiệu vi phạm hóa đơn, chứng từ, có
nhiều mặt hàng nghi là hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ... Toàn bộ số hàng
này đã được các lực lượng chức năng thu giữ để điều tra làm rõ.

9


Từ nhiều năm nay, khu vực thị trấn Đồng Đăng, trong đó có ga liên vận
quốc tế Đồng Đăng, luôn là tâm điểm tập kết hàng lậu. Thị trấn Đồng Đăng
chỉ cách đường biên giới từ 2 đến 3 km, có hai cửa khẩu quốc tế đường bộ và
đường sắt, lại có nhiều đường mòn, lối tắt qua biên giới. Đối diện với thị trấn
Đồng Đăng là khu trung tâm thương mại Bằng Tường, Quảng Tây (Trung
Quốc) có nhiều kho hàng lớn. Từ đây, hàng lậu, hàng cấm được xé lẻ, vận
chuyển với nhiều thủ đoạn, như: mang vác, xách tay, lợi dụng đêm tối vượt
biên qua đường mòn, lối tắt. Khi đã vào khu vực biên giới, hàng được cất giấu
trong khu vực dân cư nằm sát biên giới, chờ cơ hội lên xe ô-tô, vận chuyển

trên các chuyến tàu, các tuyến quốc lộ: 1A, 1B, 4B… đưa hàng vào sâu nội
địa tiêu thụ.
1.2. Thực trạng, diễn biến, cơ cấu, tính chất tình hình tội buôn lậu
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn không chỉ đánh giá
giới hạn ở việc nghiên cứu trong phạm vi những trường hợp đã bị khởi tố,
điều tra, truy tố và xét xử mà phải có sự so sánh với tình hình buôn lậu nói
chung; từ đó mới có thể có được sự nhìn nhận đầy đủ về tình hình tội buôn
lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Với đặc thù Lạng Sơn là tỉnh có đường biên giới dài, do đó địa bàn tỉnh
không chỉ là nơi tiêu thụ mà còn là nơi tập trung chuyển hàng lậu, hàng giả,
hàng cấm từ các tỉnh vào trong nội địa. Tình hình buôn lậu trên địa bàn tỉnh
có xu hướng diễn biến phức tạp. Hành vi buôn lậu thường gắn liền với vận
chuyển trái phép hàng hóa với thủ đoạn ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn.
Các đối tượng buôn lậu dùng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi và
thường xuyên thay đổi và thường xuyên thay đổi nhằm đối phó với việc kiểm
tra, xử lý của các cơ quan chức năng.
Các đối tượng là đầu nậu trong đó chủ yếu là người tỉnh ngoài hoạt
động giấu mặt, thường thông qua trung gian là các đối tượng ở địa bàn biên
10


giới để mua gom hàng từ Trung Quốc, sau đó thuê và khoán gọn cho các đối
tượng vận chuyển theo từng cung đoạn gắn với trách nhiệm bồi thường nếu để
hàng mất. Vì vậy các đối tượng này thường có hành vi chống đối quyết liệt để
bảo vệ hoặc tẩu tán hàng được thuê vận chuyển.
Bọn buôn lậu hiện nay thường sử dụng loại xe tải nhỏ từ 1 đến 1,5 tấn,
xe chở khách du lịch, xe khách chất lượng cao, xe bán tải có gia cố thêm hầm
ở sàn xe và vách xe, gắn biển kiểm soát giả hoặc xe thanh lý của các đơn vị
bộ đội, cơ quan, xí nghiệp… để vận chuyển hàng lậu.

Trong mấy năm gần đây ở tỉnh Lạng Sơn, các chủ hàng, chủ đầu nậu đã
áp dụng thủ đoạn chia nhỏ, xé lẻ các lô hàng để vận chuyển qua biên giới,
hàng nhập lậu được vận chuyển bằng nhiều loại phương tiện: ô tô, xe máy,
mang vác chạy bộ đi qua hai ben cánh gà của các trạm kiểm soát dọc biên
giới; hàng hóa được tập kết ở một số nhà dân ven đường, bìa rừng, khi có điều
kiện thì chuyển hàng lên các phương tiện như xe tải, xe chở khách, xe con…
vận chuyển sâu vào nội địa để tiêu thụ.
Sau một thời gian hoạt động với thủ đoạn lợi dụng các phương tiện, đối
tượng giả danh thương binh, người tàn tật để vận chuyển hàng lậu bị các lực
lượng chức năng phát hiện, xử lý triệt để, thì các đối tượng buôn lậu lại
chuyển đổi phương thức hoạt động sang sử dụng các loại xe 4 chỗ ngồi, xe du
lịch, xe gắn máy dùng biển số giả… để vận chuyển hàng quý hiếm, động vật
hoang dã quý hiếm; hàng hóa vận chuyển được tháo rời chi tiết không đồng
bộ, vận chuyển thành nhiều cung đoạn để tránh sự phát hiện.
Trong các năm gần đây đã phát triển được thủ đoạn mới là các đối
tượng lợi dụng danh nghĩa các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu hàng
hóa để móc nối tổ chức buôn lậu, khai báo sai xuất xứ hàng hóa, tháo rời hàng
hóa thành các chi tiết (chủ yếu là loại hàng hóa ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy nổ,
xe máy…) sau đó làm thủ tục nhập khẩu dưới dạng linh kiện phụ tùng ở nhiều
của khẩu khác nhau nhằm hợp thức hóa, trốn thuế, thu lợi bất chính lớn…
11


Một phương thức khác là để che giấu hành vi buôn lậu, một số nhóm
đối tượng chuyên buôn lậu, vận chuyển hàng hóa đã huy động vốn thành
lập các công ty trách nhiệm hữu hạn có chức năng xuất – nhập khẩu, chúng
lợi dụng việc nhập khẩu hàng hóa hoặc làm thủ tục mua hàng thanh lý để
sử dụng quay vòng hóa đơn chứng từ. Thủ đoạn của các đối tượng là nhập
khẩu hàng hóa hoặc mua hàng phát mại đưa về kho của công ty rồi mới
xuất hàng từ kho kèm theo hóa đơn thuế giá trị gia tăng vận chuyển đi các

tỉnh ngoài tiêu thụ. Mỗi bộ hóa đơn chứng từ theo cách này có thể quay
vòng vận chuyển hàng lậu chót lọt nhiều lần.
Thông số về lượng của tình hình tội buôn lậu biểu hiện ở thực trạng và
diễn biến của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong những
năm gần đây chiếm tỉ lệ cao trong tổng số tội phạm hình sự xảy ra trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn theo số liệu thống kê của tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn trong 5
năm từ năm 2011 – 2015 . Trong 5 năm đó số vụ án về tội buôn lậu được đưa
ra xét xử có năm tăng năm giảm nhưng nhìn chung thì loại hình tội phạm này
có diễn biến ngày càng phức tạp, nhiều tiềm ẩn, nhiều yếu tố tăng khó lường.
Thông số về chất của tình hình tội buôn lậu bao gồm cơ cấu và tính chất
của tình hình tội buôn lậu thể hiện ở cơ cấu về độ tuổi, giới tính, quốc tịch,
nghề nghiệp, trình độ học vấn, thời gian, địa điểm, nhân thân người phạm tội
buôn lậu, mức độ thiệt hại do tội buôn lậu gây ra đối với xã hội, ảnh hưởng
công tác quản lý kinh tế xã hội, kìm hảm phát triển kinh tế của tỉnh.
1.2.1. Phần hiện của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn hiện nay
1.2.1.1 Thực trạng của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn trong thời gian gần đây
Theo Giáo sư, Tiến sĩ Võ Khánh Vinh “thực trạng của tình hình tội phạm
là số lượng các tội phạm đã được thực hiện và những người thực hiện các tội
phạm đó ở một địa hình nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định”[4512


tr62]; Luận văn đã xác định phạm vi nghiên cứu là trên tuyến biên giới khu vực
Đông Bắc,thu thập và sử dụng số liệuminh chứng đoạn biên giới qua các tỉnh
Cao Bằng, Bắc Giang , Quảng Ninh , Bắc Kạn từ năm 2011 đến năm 2015. Như
vậy, thực trạng của tình hình tội buôn lậu được biểu hiện qua số lượng tội buôn
lậu diễn ra trên tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, đoạn thuộc các tỉnh Cao
Bằng, Bắc Giang, Quảng Ninh, Bắc Kạn từ năm 2011 đến năm 2015
Bảng 1.1: Thực trạng tình hình buôn lậu ở Lạng Sơn (2011 – 2015)

Năm

Tội phạm buôn lậu
Số vụ án

Số bị cáo

2011

87

155

2012

22

37

2013

36

63

2014

34

50


2015

28

50

Tổng

207

355

Nguồn: Thống kê hình sự của Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn

13


Nhìn vào biểu đồ thống kê của Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn trên có
thể thấy trong năm 2011 tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
đã đưa ra xét xử 87 vụ với 155 bị cáo. Như vậy, điều đó chứng tỏ rằng tình
hình tội phạm về buôn lậu trên địa bàn Lạng Sơn xảy ra khá nhiều vụ với rất
nhiều bị cáo. Trong năm 2012 tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Lạng
Sơn đã đưa ra xét xử 22 vụ với 37 bị cáo. Như vậy tình hình tội phạm buôn
lậu trong năm 2012 đã giảm 65 vụ so với năm 2011. Trong năm 2013 tòa án
nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã đưa ra xét xử 36 vụ với 63 bị
cáo. Như vậy, tình hình tội phạm buôn lậu trong năm 2013 đã tăng 14 vụ so
với năm 2012. Trong năm 2014 tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh
Lạng Sơn đã đưa ra xét xử 34 vụ với 50 bị cáo. Trong năm 2015 tòa án nhân
dân các cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã đưa ra xét xử 28 vụ với 50 bị cáo.

Như vậy qua số liệu thống kê của tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn từ năm 2011
– 2015 xẩy ra 207 vụ với 355 bị cáo. Nhưng tình hình buôn lậu diễn ra nhiều
nhất và phức tạp với số lượng bị cáo nhiều nhất tập trung chủ yếu vào năm
2011. Từ năm 2013 – 2015 tình hình tội phạm buôn lậu đã được đưa ra xét xử
không có nhiều thay đổi và sự biến động lớn.
Từ việc nghiên cứu, phân tích kết quả xét xử trên có thể kết luận trong
5 năm qua, tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có xu hướng giảm về số
vụ nhưng số lượng bị cáo vẫn không giảm.
1.2.1.2. Diễn biến của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
trong thời gian gần đây
Từ việc nghiên cứu, phân tích kết quả xét xử trên có thể kết luận, 5 năm
qua, tội buôn lậu trên tuyến biên giới Đông Bắc có xu hướng phát triển không
đều, có năm tăng có năm giảm, năm tăng cao nhất là 2011, nhưng nhìn chung
tỷ lệ tăng giảm của những năm gần đây không đáng kể . Mức độ gia tăng của
tình hình tội buôn lậu trên tuyến biên giới Đông Bắc từ năm 2011 đến năm
2015 được phản ánh rõ qua biểu đồ 1.2.
14


Biểu đồ 1.1: Diễn biến tình hình tội phạm buôn lậu trên địa bàn
tỉnh Lạng Sơn (2011 - 2015)

Nguồn: Thống kê hình sự của Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn
Theo biểu đồ 1.2 ta có thể nhận thấy số lượng tội phạm buôn lậu trên địa
bàn tỉnh Lạng Sơn từ năm 2011 đến năm 2015 có xu hướng giảm dần qua từng
năm. Tuy nhiên trong năm 2014 là năm kinh tế xã hội của tỉnh và cả nước gặp
nhiều khó khăn (Trung Quốc đặt hạ giàn khoan 981 vào trong vùng đặc quyền
kinh tế của Việt Nam làm ảnh hưởng quan hệ ngoại giao, nhu cầu tiêu dùng hàng
hóa cũng giảm nhưng các vụ buôn lậu trong năm 2014, xét xử 34 vụ (49 bị cáo),
số bị cáo không tăng so với năm 2013. Tình hình trên càng đáng lo ngại hơn khi

trong 6 tháng đầu năm 2016, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã xảy ra nhiều vụ buôn
lậu chủ yếu là mặt hàng thuốc lá, rượu ngoại các loại, sừng tê giác,… với trị giá
rất lớn. Điều này chứng tỏ diễn biến của tình hình tội phạm buôn lậu tại Lạng
Sơn còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phát sinh về tội phạm buôn lậu.
Các thông số về lượng chỉ mới phản ánh bề ngoài hình thức, chưa phản
ánh hết bản chất của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Cho nên

15


để đưa ra được những nhận định, đánh giá, kết luận chính xác về tính chất, mức
độ nghiêm trọng của tình hình tội buôn lậu đối với xã hội thì cần phải nghiên cứu
mặt bên trong của tình hình tội phạm, đó là các thông số về chất của tình hình tội
phạm bao gồm: cơ cấu và tính chất của tình hình tội phạm buôn lậu.
Các thông số về chất của tình hình tội buôn lậu là một hệ thống mở,
nghĩa là càng khai thác được nhiều thông số (về cơ cấu, tương quan) thì tính chất
của tình hình tội phạm càng được làm rõ. Điều đó cũng có nghĩa là càng có
nhiều cơ sở để nhận biết về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm
buôn lậu, cũng như để áp dụng các biện pháp phòng ngừa một cách hiệu quả.
1.2.1.3 Cơ cấu của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
trong thời gian gần đây
* Cơ cấu theo số vụ:
Bảng 1.2: Cơ cấu số vụ buôn lậu trong tổng số vụ phạm tội xâm phạm trật
tự quản lý kinh tế

Năm

Cơ cấu tội phạm
Tội phạm xâm
buôn lậu trong tổng

Tội buôn lậu
phạm TTQLKT
số tội phạm xâm
phạm TTQLKT
Số vụ án Số bị cáo Số vụ án Số bị cáo Cơ cấu
Cơ cấu
đã xét xử đã xét xử đã xét xử đã xét xử về số vụ
về số
(tỷ lệ %)
người
phạm tội
(tỷ lệ %)

2011

77

144

185

250

41,62

57,60

2012

22


37

58

95

37,93

38.94

2013

36

63

93

273

38,70

23,7

2014

33

49


57

125

57,9

39,2

2015

28

50

84

105

33,33

47,61

16


Theo bảng 1.3 cho thấy tỷ trọng của tội buôn lậu trong tổng số các tội
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế tăng giảm qua các năm , năm 2011 chiếm
41,62%; năm 2012 chiếm 37,93%; năm 2013 chiếm 38,70%; năm 2014 chiếm
57,90% ; năm 2015 chiếm 33,33%.

* Cơ cấu về đối tượng người phạm tội
Bảng 1.3 : Cơ cấu về đối tượng của người phạm tội buôn lậu
ở tỉnh Lạng Sơn (2011 – 2015)
Năm

Đối tượng phạm tội
Cán bộ công chức

Đảng viên

Dân tộc thiểu số

Nữ giới

2011

-

-

59

28

2012

-

-


10

12

2013

-

-

23

13

2014

-

-

30

4

2015

-

-


18

10

Tổng

-

-

140

67

Nguồn: Thống kê hình sự của Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn
Như vậy nhìn vào bảng 1.4 ở trên ta có thể nhận thấy đối tượng của tội
phạm buôn lậu chủ yếu là người dân tộc thiểu số và nữ giới cũng chiếm một bộ
phận nhỏ trong đó. Vì Lạng Sơn là tỉnh vùng cận biên có đường biên giới rất dài
giáp ranh với Trung Quốc bao gồm 253 km đường biên về phía Đông bắc. Lạng
Sơn là một trong những tỉnh thành có nhiều dân tộc sinh sống. Theo đó dân số
831.887 người (điều tra dân số 01/04/2009); có 7 dân tộc anh em, trong đó người
dân tộc Nùng chiếm 42,97%, Tày chiếm 35,92%, Kinh 16,5%, còn lại là các dân
tộc Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, H'Mông... Ngoài ra, bà con dân tộc thiểu số sinh
sống chủ yếu ở những vùng đồi núi giáp ranh đường biên giới Việt – Trung nên
rất thông thuộc đường rừng cũng như có kinh nghiệm trong việc xử lý vượt qua
những vùng địa hình núi đồi, sông suối hiểm trở. Cho nên, tội phạm buôn lậu có
người dân tộc thiểu số tham gia rất nhiều.
17



* Cơ cấu về độ tuổi người phạm tội
Bảng 1.4: Cơ cấu về độ tuổi của người phạm tội buôn lậu
ở Lạng Sơn (2011 – 2015)
Độ tuổi người phạm tội
Năm
2011

Từ đủ 14 đến
dưới 16
-

Từ đủ 16 đến
dưới 18
31

2012

-

3

19

2013

-

6

30


2014

-

16

18

2015

-

7

21

Tổng

-

63

144

Từ 18 đến 30
56

Nguồn: Thống kê hình sự của Tòa án nhân dân tỉnh Lạng Sơn
Như vậy, nhìn trên biểu đồ 1.5 ta thấy độ tuổi phạm tội buôn lậu chủ

yếu là người từ 18 đến 30 tuổi chủ yếu phạm tội này. Đây là độ tuổi đã thành
niên và cũng là phản ánh thực tế khách quan, hợp lý bởi ở độ tuổi chưa thành

18


niên chủ thể này không thể có đủ khả năng về nhận thức, tư duy để có thể
thực hành loại tội phạm có tính chất, quy mô tổ chức cao và phức tạp này.
* Cơ cấu theo các hình thức xử lý bị cáo phạm tội buôn lậu
Nghiên cứu hơn 200 bản án hình sự sơ thẩm với 355 bị cáo do Tòa
án nhân dân tỉnh Lạng Sơn thì số bị cáo đã bị xét xử về tội buôn lậu, phân
tích các hình phạt chính đã áp dụng được kết quả như sau: Miễn hình phạt:
0 trường hợp, phạt tiền: 10 trường hợp, phạt tù có thời hạn dưới 3 năm cho
hưởng án treo o trường hợp , phạt tù có thời hạn dưới 3 năm 163 trường
hợp chiếm tỷ lệ; phạt tù có thời hạn từ 3 năm đến dưới 7 năm: 57 trường
hợp, chiếm tỷ lệ , phạt tù có thời hạn từ 7 - 15 năm: 16 trường hợp, phạt tù
từ trên 15 năm đến 20 năm 1 trường hợp, phạt ừ chung thân và tử hình 1
trường hợp, xử phạt hành chính 5 trường hợp.
Ngoài các hình phạt chính, Tòa án nhân dân các cấp còn áp dụng hình
phạt bổ sung phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, tịch thu một
phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định từ một năm đến năm năm của 88 trường hợp.
+ Cơ cấu theo trình độ học vấn của người phạm tội buôn lậu
Bảng 1.5: Cơ cấu theo trình độ học vấn
Năm
2011
2012
2013
2014
2015

Tổng
Qua

Cơ cấu theo trình độ học vấn
Trung học cơ Trung học
Không rõ
Đại học
sở
phổ thông
trình độ
38
20
10
19
10
5
7
15
6
1
14
18
12
1
3
10
5
13
91
48

12
56
phân tích các bị cáo phạm tội buôn lậu trên tuyến biên giới Lạng

Sơn đã bị Tòa án các cấp ở các tỉnh Lạng Sơn xét xử từ năm 2011 đến năm
19


2015, thấy: Số có trình độ học vấn trung học cơ sở chiếm tỷ lệ cao nhất (91
người, chiếm 18,5%); số người không rõ trình độ (56 người, chiếm 14%); tiếp
đó là số người có trình độ học vấn trung học phổ thông (48 người, chiếm
11%); số người có trình độ đại học khá thấp (12 người, chiếm 5,0%).
Tóm lại: Trong cơ cấu hình phạt ở cấp sơ thẩm của tội buôn lậu trên tuyến
biên giới phía Bắc 5 năm qua, hình phạt tù có thời hạn dưới 3 năm có tỷ lệ cao
nhất, chiếm tỷ lệ 51%; nhưng trong số này lại áp dụng biện pháp cho hưởng án
treo có tỷ lệ rất cao so với tổng số bị cáo đã xét xử (khoảng 31,4%); hình phạt
tiền cũng đã được áp dụng, chiếm tỷ lệ 20%. Đặc biệt có rất ít trường hợp bị áp
dụng tù có thời hạn từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Tóm lại, việc phân tích thực trạng, diễn biến, đối tượng, độ tuổi, có ý
nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm
buôn lậu một cách có trọng tâm, trọng điểm và đạt hiệu quả cao, đặc biệt là
trong việc tổ chức lức lượng, xây dựng chiến lược, kế hoạch, biện pháp
phòng, chống cho phù hợp.
1.2.1.4. Tính chất của tình hình tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Lạng sơn
Theo GS.TS Võ Khánh Vinh cho rằng: “Tính chất của tình hình tội
phạm thể hiện ở số lượng của các tội phạm nguy hiểm nhất cho xã hội trong
cơ cấu của tình hình tội phạm cũng như ở các đặc điểm nhân thân của những
người thực hiện tội phạm: tính chất của tình hình tội phạm được làm sáng tỏ
thông qua cơ số của nó”.
Nhân thân người phạm tội buôn lậu có đặc trưng trình độ văn hóa thấp

là một trong những yếu tố dẫn đến tình trạng ý thức, nhận thức về pháp luật
cũng như các vấn đề xã hội khác không đúng.
Mặc dù tổng số vụ án buôn lậu được đưa ra xét xử trong thời gian qua
còn ít, chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình buôn lậu trong tỉnh nhưng giá
trị hàng hóa buôn lậu trong mỗi vụ cũng không đồng đều. Các bị cáo thực
20


×