Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp TBTD Syncom SM-B1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 36 trang )

ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MÌNH
KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
_____________

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG
HỆ CHÍNH QUY
NIÊN KHÓA: 2012-2016

Đề tài:

TÌM HIỂU THIẾT BỊ TRUYỀN DẪN SYNCOM
SM – B1
GVHD: NGUYỄN THÁI HÙNG
SVTH:

LÊ TRẦN NGỌC NHÂN

MSSV: 1251040028
Lớp:

DV12

TP.HCM – 4/2016


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Xác nhận của đơn vị thực tập

Xác nhận của phòng hạ tầng mạng

CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ
BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG SÀI GÒN
TRUNG TÂM ĐIỆN THOẠI SPT

Xác nhận của cán bộ hướng dẫn

Trang i


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC TẬP
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
TP.HCM, ngày ... tháng ... năm 2016
Ký tên

Trang ii


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy, cô Khoa Điện tử
Viễn thông , Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo nhiều điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt khóa học, đặc biệt là tạo cơ hội để tôi tiếp cận với
môi trường thực tế thông qua đợt thực tập đầy ý nghĩa thiết thực này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, cán bộ - nhân viên Công ty cổ phần
dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT). Trung tâm điện thoại SPT khu Trung Sơn
đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian tôi thực tập. Tôi đã tiếp thu được
những kiến thức bổ ích từ thực tế và góp phần to lớn trong việc từng bước hoàn thiện
kỹ năng, kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp khi bước vào nghề. Đặc biệt,
tôi xin trân trọng cảm ơn giáo viên hướng dẫn – thầy Nguyễn Thái Hùng và anh Chí ,
anh Dũng người trực tiếp hướng dẫn tôi cùng tất cả các anh làm việc tại phòng Hạ
Tầng Mạng và phòng Kỹ Thuật tại trung tâm điện thoại SPT khu Trung Sơn đã hết
lòng giúp đỡ, hướng dẫn để tôi hoàn thành báo cáo thực tập đúng thời gian qui định.
Trong quá trình thực hiện báo cáo, tôi còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, hỗ
trợ và động viên của quý thầy cô, bạn bè và gia đình. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc. Với thời gian thực tập ngắn, cơ hội tiếp cận thực tế và hoàn thiện bài viết dù đã cố
gắng, nhưng chắc chắn sẽ còn có nhiều thiếu sót nhất định. Trên cơ sở của những vấn
đề đã được giải quyết, tôi sẽ tiếp tục quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện kỹ

năng nghề nghiệp, góp phần vào sự phát triển chung của ngành Bưu chính - Viễn thông
trong thời gian sắp tới

Trang iii


LỜI MỞ ĐẦU
Mạng viễn thông ngày càng có khả năng cung cấp nhiều loại dịch vụ tới khách
hàng như các dịch vụ truyền Data, Internet ,Video Nhưng để cung cấp cho khách hàng
các dịch vụ viễn thông hiện đại ,nếu chỉ có tổng đài và mạng trung kế thôi thì vẫn chưa
đủ. Một phần quan trọng tham gia vào khả năng cung cấp dịch vụ cho khách hàng là
mạng truy nhập thuê bao. Mạng truy nhập truyền thống chủ yếu là mạng đôi dây cáp
đồng nối trực tiếp tới tổng đài hoặc thông qua các tầng thuê bao xa. Chính vì tính thiết
yếu và quan trọng của mạng truyền dẫn nên em chọn đề tài giới thiệu về Thiết Bị
Truyền Dẫn SYNCOM SM-B1 của SYNCOM. Hiện tại, thiết bị này đang được sử
dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông tại VIỆT NAM như:
VNPT, SPT, HÀ NỘI TELECOM...
SYNCOM SM-B1 là thiết bị truyền dẫn quang SDH được sử dụng làm bộ ghép
kênh đầu cuối, bộ ghép kênh xen/rớt, bộ ghép kênh kết nối chéo và bộ ghép kênh theo
bước sóng WDM với dung lượng rất lớn.
Đề tài giới thiệu khái quát về thiết bị SYNCOM SM-B1 và một số thao tác chủ
yếu trong công việc vận hành, khai thác và bảo dưỡng nhằm giúp cán bộ kỹ thuật có
thể nắm rõ các nguyên lý cơ bản để khai thác thiết bị hợp lý.
Sau thời gian nỗ lực không ngừng trong học tập cũng như được sự chỉ dẫn nhiệt
tình của, chúng em đã hoàn thành đề tài, do trình độ hiểu biết còn nhiều hạn chế nên đề
tài còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý của Thầy Nguyễn Thái Hùng để đề tài
của chúng em được hoàn thiện hơn, em xin chân thành cảm ơn.

Trang iv



MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BƯU CHÍNH
VIỄN THÔNG SÀI GÒN (SPT). .......................................................................... 1
1.1. Nhận diện thương hiệu: LOGO SPT ............................................................... 1
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty SPT ................................................. 2
1.3. Các dịch vụ của công ty .................................................................................. 4
1.3.1. TRUNG TÂM ĐIỆN THOẠI SPT .............................................................. 5
1.3.2. TRUNG TÂM VIỄN THÔNG IP ................................................................ 6
1.3.3. DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG S-Telecom......................................... 6
1.3.4. TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG SPT (STS) ................................ 7
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ VẬN HÀNH THIẾT BỊ SYNCOM................. 9
2.1. Đặc điểm thiết bị Syncom SM-B1 .................................................................. 9
2.2. Vận hành thiết bị Syncom SM- B1 ............................................................... 13
2.2.1. Tiến hành cắm nguồn cấp điện cho thiết bị ............................................... 13
2.2.2. Khởi động thiết bị ...................................................................................... 15
2.2.3. Mở máy đo kiểm tra 2 thiết bị chủ- con có truyền qua nhau không .......... 17
2.2.4. Thiết lập Mode hoạt động cho các NE (Network Element) ...................... 18
2.3. Thiết lập kết nối chéo và Bảo vệ lưu lượng .................................................. 26
2.4. Cách mắc dây để đo ...................................................................................... 27
Kết Luận ............................................................................................................... 29

Trang v


DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1:Mặt trước thiết bị Syncom SM-B1 ......................................................... 9
Hình 2.2: Mặt sau của thiết bị Syncom SM- B1 .................................................. 11

Hình 2.3: Những đầu dây quang thông dụng ....................................................... 12
Hình 2.4: Một số loại dây nhảy quang với các chuẩn đầu nối thông dụng......... 13
Hình 2.5: Bộ lưu điện ........................................................................................... 13
Hình 2.6: Cấp nguồn cho bộ lưu điện .................................................................. 14
Hình 2.7: Gắn bộ lưu điện cho thiết bị ................................................................. 14
Hình 2.8: Cắm 2 cặp dây phát và nhận quang ..................................................... 15
Hình 2.9: Thiết bị khởi động ................................................................................ 15
Hình 2.10: Cắm dây theo luật màu ...................................................................... 16
Hình 2.11: Máy đo lúc khởi động ........................................................................ 17
Hình 2.12: Hai thiết bị không có kết nối .............................................................. 17
Hình 2.13: Login vào phần mềm cấu hình ........................................................... 18
Hình 2.14 Mắc cặp dây cần đo ở máy con ........................................................... 27
Hình 2.15 Mắc cặp dây Tx Rx ở vị trí đo ............................................................ 28
Hình 2.16 Kết quả hiện trên máy đo .................................................................... 28

Trang vi


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TBTD SYNCOM SM-B1

CHƯƠNG 1:
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
SÀI GÒN (SPT).
1.1. Nhận diện thương hiệu: LOGO SPT

Logo SPT là của thương hiệu Saigon Postel - nhà cung cấp dịch vụ bưu
chính – viễn thông. SPT luôn cam kết mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa
dạng, chất lượng và sự hài lòng với phong cách chuyên nghiệp, năng động và

thân thiện.
Về tạo hình, vòng tròn của logo tượng trưng cho sự tròn trịa, sự vận
hành và xoay chuyển thông suốt trong hệ thống của thương hiệu; nó cũng thể
hiện tính linh hoạt và năng động của thương hiệu Saigon Postel trên thương
trường. Hai nét sọc giữa của vòng tròn thể hiện sóng viễn thông, cũng như cách
điệu hình thể đất nước Việt Nam – tôn vinh giá trị của đất nước, con người Việt
Nam. Những nét tiếp giáp giữa hai chữ S là sự kết nối liên tục, thể hiện sự
chính xác và đồng nhất trong mọi hoạt động. Tổng thể hình tròn được thiết kế
cân xứng, thể hiện triết lý Á Đông về tính hài hòa, diễn đạt sự quan tâm đến
cân bằng lợi ích của công ty với tất cả các bên liên quan. Nhóm ký tự SPT là
tên viết tắt của Saigon Postel Corp., nét chữ nghiêng theo hướng tiến về phía
trước, thể hiện sự bền bỉ và ý chí tiến lên trong môi trường kinh doanh.
Về màu sắc, logo sử dụng màu xanh dương sậm - được xem là màu của
sự thân thiện, chuyên nghiệp và công nghiệp hiện đại. Nhìn tổng thể, logo SPT thể hiện
SVTT: Lê Trần Ngọc Nhân

Trang 1

GVHD: Nguyễn Thái Hùng


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TBTD SYNCOM SM-B1

sự hài hòa, pha trộn được các yếu tố về truyền thống dân tộc, âm – dương, sự hiện đại,
ý chí vượt lên của thương hiệu. Đồng thời, luôn thể hiện việc sẵn sàng cho sự kết nối
về một tương lai tốt đẹp hơn, được hình thành từ sự khẳng định của niềm tin ngay hôm
nay.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty SPT

Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) thành lập
theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công văn số 7093/ĐMDN ngày
8/12/1995 với số vốn điều lệ 50 tỷ đồng. Công ty chính thức được UBND
TP.Hồ Chí Minh cấp giấy phép thành lập số 2914/GP.UB ngày 27/12/1995.
SPT gồm 6 thành viên sáng lập là các công ty có kinh nghiệm hoạt động kinh
doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách với quyết tâm
cao, năm 1997 SPT chính thức cung cấp dịch vụ Internet (ISP) với thương hiệu
SaigonNet, trở thành một trong bốn nhà cung cấp dịch vụ Internet đầu tiên tại Việt
Nam.
Từ năm 1999, SPT vươn sang lĩnh vực sản xuất, liên doanh với Công ty
Spacebel (Vương quốc Bỉ), Phân viện CNTT tại TP.HCM thành lập Công ty TNHH
Phát triển Phần mềm Sài Gòn (SDC) để sản xuất, gia công phần mềm và cung cấp
các giải pháp công nghệ thông tin. Năm 2001, Công ty bắt đầu triển khai các dự án đầu
tư cung cấp dịch vụ viễn thông như điện thoại cố định tại khu đô thị mới Nam Sài Gòn,
đặc biệt dịch vụ VoIP đường dài trong nước và quốc tế với thương hiệu 177 đã
nhanhchóng chiếm được thị trường và tạo được nguồn vốn đáng kể cho SPT. Từ đó tạo
điều kiện thuận lợi cho Công ty tiếp tục đầu tư, phát triển mạng lưới và làm tiền đề cho
các dịch vụ khác phát triển đúng định hướng chiến lược.
Cuối năm 2002, SPT tiếp tục đưa mạng điện thoại cố định đầu số 4 vào
khai thác tại TP.Hồ Chí Minh. Đây là mạng điện thoại cố định thứ 2 của Việt
Nam vào thời điểm đó.
SVTT: Lê Trần Ngọc Nhân

Trang 2

GVHD: Nguyễn Thái Hùng


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


TBTD SYNCOM SM-B1

Giai đoạn 2002-2003, SPT liên tiếp đưa ra những dịch vụ mới tham gia
thị trường bưu chính viễn thông Việt Nam từ điện thoại Internet giá rẻ
SnetFone, dịch vụ truy nhập băng rộng ADSL, kênh thuê riêng…đến các dịch
vụ giá trị gia tăng.
Đầu tháng 7 năm 2003, sau nhiều năm chuẩn bị, vượt qua khó khăn từ
nhiều phía, SPT chính thức khai thác mạng điện thoại di động sử dụng công
nghệ CDMA 2000-1x lần đầu tiên ở VN với thương hiệu S-Fone. Đây là dự án
hợp tác kinh doanh với SLD một đối tác Hàn Quốc có nhiều tiềm năng và uy
tín. S-Fone là bước đột phá trong lãnh vực điện thoại di động của thị trường
viễn thông Việt Nam và được bình chọn là một trong bốn sự kiện đặc biệt nổi
bật trong năm 2003 của Ngành. Mạng di động S-Fone ngày càng được củng cố
hoàn thiện để cung cấp cho khách hàng nhiều loại hình dịch vụ đa dạng, chất
lượng tốt với giá cả cạnh tranh. Thành công bước đầu của SPT càng được khích lệ
thêm bởi sự ghi nhận từ lãnh đạo cấp trên.
Từ

năm

2001

đến

năm

2004,

Công


ty

được

Chính

phủ



Thành phố tặng nhiều Bằng khen, Cờ Đơn vị xuất sắc và đặc biệt năm 2005
được

Chủ

tịch

nước

tặng

Huân

chương

Lao

động

Hạng


3…

Năm 2006, SPT đoạt giải “Thương Hiệu mạnh 2006” trong Chương trình
Thương hiệu mạnh Việt Nam do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp Cục Xúc
tiến Thương mại (Bộ Thương mại) tổ chức tại Nhà hát lớn (Hà Nội) được
truyền hình trực tiếp trên VTV1.
Đầu năm 2007, SPT hợp tác với tập đoàn Ericsson cung cấp giải pháp và
thiết bị nâng cấp mạng lưới NGN và thiết lập mạng truyền dẫn Viba. Đây là
một trong những dự án trọng điểm của SPT để mở rộng và nâng cấp hạ tầng
mạng trục viễn thông quốc gia với tổng giá trị hợp đồng 14 triệu USD.

SVTT: Lê Trần Ngọc Nhân

Trang 3

GVHD: Nguyễn Thái Hùng


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TBTD SYNCOM SM-B1

Tháng 4/2007 SPT ký kết hợp đồng xây dựng và bảo dưỡng hệ thống cáp
quang biển băng thông rộng tốc độ cao đầu tiên nối trực tiếp Đông Nam Á Mỹ Asia – America Gateway (AAG). Đây là hệ thống cáp quang biển xuyên
Thái Bình Dương đầu tiên có dung lượng lên đến 1.92 Tbps (gấp 6 lần dung
lượng cáp quang biển quốc tế của Việt Nam hiện nay). Ước tính chi phí dự án
lên đến 560 triệu

USD và sẽ


đưa

vào hoạt động

cuối năm 2008.

Với tổng doanh thu bình quận khoảng 1000 tỉ /năm, SPT đã và đang đóng
góp khá tốt cho ngân sách thành phố. SPT đang từng bước mở rộng mạng lưới
cung cấp các loại hình dịch vụ tại 64 tỉnh thành trong cả nước kể cả chuẩn bị
đầu tư ra nước ngoài. Hiện SPT đang cung cấp nhiều loại hình dịch vụ cho
hàng trăm ngàn thuê bao; thị phần ngày càng mở rộng; thương hiệu SPT được
thị trường nhận diện; vốn Điều lệ Công ty tăng nhiều lần so với 50 tỷ ban đầu.
Những năm gần đây, chia cổ tức đạt từ 12% - 20% trên vốn góp. SPT đã xây
dựng được đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật lành nghề, thu nhập bình
quân được nâng lên đồng thời đảm bảo thực hiện các chế độ chính sách. Với sự góp
mặt của SPT, thị trường bưu chính - viễn thông Việt Nam đã trở nên đa dạng và phong
phú hơn, tạo ra bước đột phá trong chủ trương xóa bỏ cơ chế độc quyền công ty, tạo
môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. góp phần thúc đẩy Ngành và nền kinh tế
cả nước nói chung. Hiện SPT đã được cấp gần như đầy đủ các giấy phép chủ chốt của
Ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam.
Những thành quả và kinh nghiệm tích lũy trên của chặng đường hơn 10
năm qua cũng chỉ là hành trang để SPT bước vào những năm thứ 10 + n…chắc
chắn sẽ gian khó, đầy sóng gió, đòi hỏi SPT nhiều nỗ lực, phấn đấu mới để đạt
những thành tựu mới.
1.3. Các dịch vụ của công ty
Các dịch vụ của công ty gắn liền với các trung tâm sau:

SVTT: Lê Trần Ngọc Nhân


Trang 4

GVHD: Nguyễn Thái Hùng


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TBTD SYNCOM SM-B1

1.3.1. TRUNG TÂM ĐIỆN THOẠI SPT
(SPT Telephone Center - STC) là một trung tâm trực thuộc Công ty Cổ phần
Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (Saigon Post and Telecommunications Service
Corporation – Saigon Postel Corp - SPT). Công ty Saigon Postel Corp(Gọi tắt : SPT) là
Công ty thứ hai tại Việt Nam được phép thiết lập mạng điện thoại cố định, cung cấp số
thuê bao điện thoại cố định, fax và các dịch vụ khác...đáp ứng nhu cầu lắp đặt điện
thoại tại các khu dân cư, các công ty, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu thương mại...
Hiện nay đã cung cấp dịch vụ điện thoại cố định nhiều khu vực trong thành
phố và đang triển khai thêm nhiều khu vực khác. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử
dụng dịch vụ điện thoại cố định tại khu vực.
Chức năng họat động: Cung cấp các dịch vụ như:
 Lắp đặt mới đường dây điện thoại.
 Lắp đặt Fax, trung kế tổng đài nội bộ.
 Điện thoại công cộng.
 Thi công xây lắp các công trình viễn thông.
 Cung cấp dịch vụ thuê bao số ISDN, ADSL,..
 Cung cấp các dịch vụ cộng thêm: hiển thị số gọi đến, thông báo vắng
nhà, đàm thoại tay ba, nhóm liên tụ,...
 Cung cấp dịch vụ thuê kênh viễn thông nội hạt với nhiều tốc độ: từ 64Kbps 155Mbps.

SVTT: Lê Trần Ngọc Nhân


Trang 5

GVHD: Nguyễn Thái Hùng


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TBTD SYNCOM SM-B1

1.3.2. TRUNG TÂM VIỄN THÔNG IP
Là đơn vị thành viên của Saigon Postel (SPT), thành lập ngày 1/11/2004 trên cơ
sở sát nhập hai trung tâm Dịch vụ viễn thông 177 và trung tâm Internet Saigon
(Saigonnet). Nhà cung cấp các dịch vụ Internet và ứng dụng giao thức IP.
Địa chỉ: 257 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh.
Điện thọai: 54040199 - Fax: 54040160
Chức năng họat động:
Cung cấp các dịch vụ như:
 Điện thoại đường dài trong nước và quốc tế với giá cước thấp.
 Fax, truyền số liệu đường dài trong nước và quốc tế.
 Dịch vụ kết nối Internet trực tiếp (Leased-line).
 Dịch vụ kết nối Internet gián tiếp (Dial-up).
 Điện thoại Intenet quốc tế giá cước thấp.
 Dịch vụ Mail.
 Các dịch vụ giá trị gia tăng như: Đăng ký tên miền; thiết kế web; các giải pháp Mail
Plus, Mail Offline, Mail Hosting; thuê chỗ đặt máy chủ; truyền và nhận dữ liệu, đặt
logo/banner…
1.3.3. DỊCH VỤ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG S-Telecom
Là đơn vị trực thuộc công ty Cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn
(SPT), được hình thành để thực hiện dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) giữa

Công ty SPT và Công ty SLD (nay được gọi là SK Telecom Vietnam). Giấy chứng
nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 03005683 CN 41 do sở Kế Hoạch Đầu Tư
Tp.HCM cấp ngày 28/9/2001.
SVTT: Lê Trần Ngọc Nhân

Trang 6

GVHD: Nguyễn Thái Hùng


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TBTD SYNCOM SM-B1

Ngành nghề kinh doanh của S-Telecom:
 Thiết lập mạng và cung cấp các dịch vụ thông tin di động mặt đất.
 Thiết lập mạng lưới và kinh doanh các dịch vụ giá trị gia tăng trên hệ thống mạng
CDMA 2000-1x, CDMA 2000-1x EV-DO.
 Thiết lập mạng lưới và kinh doanh các thiết bị đầu cuối.
1.3.4. TRUNG TÂM DỊCH VỤ VIỄN THÔNG SPT (STS)
Tên tiếng Anh : SPT TELECOMMUNICATION SERVICES CENTER
Tên viết tắt : STS
Địa chỉ : 10 Cô Giang - Phường Cầu Ông Lãnh - Quận 1, TP.HCM
Điện thoại : 08-54040000 Fax : 08-54040005
Mail :
Logo :

Trung Tâm Dịch Vụ Viễn Thông SPT (STS) là đơn vị trực thuộc Công Ty Cổ
Phần Dịch Vụ Bưu Chính Viễn Thông Sài Gòn (Sài Gon Postel Corp SPT)Thành lập
ngày 19/10/1996 theo quyết định số 96 /HĐQT-QĐTL của chủ tịch hội đồng quản trị

Công Ty. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 03002841CN41 do Sở Kế Hoạch
Đầu Tư Tp.HCM cấp ngày 28/9/2001

SVTT: Lê Trần Ngọc Nhân

Trang 7

GVHD: Nguyễn Thái Hùng


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TBTD SYNCOM SM-B1

NGÀNH NGHỀ VÀ PHẠM VI HOẠT ĐỘNG :
Trung Tâm Dịch Vụ Viễn Thông SPT (STS) hoạt động trên toàn lãnh thổ Việt
Nam, với chức năng hoạt động :
 Xây dựng công trình Bưu Chính Viễn Thông. Mạng cáp quang, cáp đồng, cáp đồng
trục, hầm cống cáp.
 Thiết kế, lắp đặt, bảo trì hệ thống thiết bị thuê bao và mạng lưới bưu chính viễn thông
chuyên dùng.
 Kinh doanh lắp đặt thiết bị bảo vệ, Camera quan sát, thiết bị bao động, phòng cháy
chữa cháy.

SVTT: Lê Trần Ngọc Nhân

Trang 8

GVHD: Nguyễn Thái Hùng



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TBTD SYNCOM SM-B1

CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VÀ VẬN HÀNH THIẾT BỊ SYNCOM
2.1. Đặc điểm thiết bị Syncom SM-B1
- Cấu trúc dạng compact
- Giao diện luồng nhánh : E1 G.703, 120 Ohm
- Dung lượng ghép kênh : 21xE1
- Có 02 giao diện quang 155.52Mb/s (STM-1) : West và East. Mỗi giao diện
quang có 02 ngõ : Tx và Rx, loại đầu nối FC/PC.
- Các chức năng của NE (Network Element) : TMx1 (Terminal Multiplexer, one
side), TMx2 (TM, two side), ADM (Add/Drop Multiplexer).
Các cấu hình kết nối mạng : Điểm – Điểm (Point to Point), Chuỗi (Chain), Ring.
Nguồn điện : 110Vac ~ 220Vac, -42Vdc ~ -56Vdc. Công suất tiêu thụ < 35W.
Mặt trước gồm có :

Hình 2.1:Mặt trước thiết bị Syncom SM-B1

SVTT: Lê Trần Ngọc Nhân

Trang 9

GVHD: Nguyễn Thái Hùng


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


TBTD SYNCOM SM-B1

 21 đèn LED báo trạng thái hoạt động của 21 giao diện E1 tương ứng từ số 1 ..
21 (off : port E1 tương ứng hiện không được sử dụng – tức không kết nối chéo với một
Timeslot nào; xanh : port E1 đang được sử dụng và không có cảnh báo; đỏ : port E1
đang được sử dụng và có cảnh báo – do mất tín hiệu (LOS), hoặc do các cảnh báo liên
quan đến TU12 được kết nối chéo với cổng E1 đó)
 02 đèn LED báo trạng thái hoạt động của 02 giao diện quang : W (West), E
(East) (off: giao diện quang không được sử dụng, xanh : giao diện quang đang hoạt
động bình thường, đỏ : có cảnh báo ở tín hiệu quang hoặc cảnh báo ở đoạn RS/MS,
hoặc cảnh báo ở VC-4)
 01 đèn LED WORK/FAIL báo trạng thái tổng thể của thiết bị (xanh : thiết bị
hoạt động bình thường; đỏ : thiết bị có sự cố hoặc cơ sở dữ liệu bị lỗi)
 01 đèn LED MAJOR/MINOR báo trạng thái cảnh báo của thiết bị (off : không
có cảnh báo, đỏ : có cảnh báo nghiêm trọng, vàng : có cảnh báo ít nghiêm trọng)
 01 nút nhấn RESET : restart lại hoạt động của thiết bị, mọi cấu hình và cài đặt
trước đó sẽ bị xóa và trở về trạng thái default
 01 nút nhấn ACO (Alarm cut-off): cho phép hoặc tắt âm thanh cảnh báo (chỉ
nghe thấy âm thanh cảnh báo khi cho phép âm thanh cảnh báo và nối chuông vào tín
hiệu MAJ A+, MAJ A-, MIN A+,MIN A- ở cổng OFFICE ALARM). Đèn ACO (bên
cạnh nút nhấn ACO) : off cho biết âm thanh cảnh báo được cho phép, màu vàng cho
biết âm thanh cảnh báo bị tắt)
 01 cổng OW (đầu nối RJ11) : cung cấp kênh thoại nghiệp vụ Orderwire, nối
điện thoại bàn vào cổng này để liên lạc với các Node Syncom khác cùng mạng
 01 cổng LAN (đầu nối RJ45) : kết nối với máy tính để quản lý mạng qua giao
diện GUI (Graphical User Interface)

SVTT: Lê Trần Ngọc Nhân

Trang 10


GVHD: Nguyễn Thái Hùng


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TBTD SYNCOM SM-B1

Mặt sau gồm có :

Hình 2.2: Mặt sau của thiết bị Syncom SM- B1
• 01 cổng để cấp nguồn điện AC
• 01 cổng để cấp nguồn điện DC
• 01 cổng GUI: kết nối với máy tính để quản lý mạng qua giao diện GUI
• 01 cổng TIMING: để cấp nguồn đồng bộ từ bên ngoài (External Clock Source)
• 01 cổng OFFICE ALARM: nối chuông đèn vào tín hiệu của cổng này để nhận biết
cảnh báo của thiết bị
• 01 cổng ENV ALARM: nối tín hiệu từ Relay cảnh báo tại trạm vào pin của cổng này
để giám sát từ xa cho các cảnh báo ở nhà trạm (nhiệt độ cao, cửa mở ...)
• 01 công tắc ON/OFF : bật/tắt nguồn điện
Mặt sau của thiết bị có 3 cổng CH1-CH8 ( 8 kênh ), CH9-CH16 ( 8 kênh),
CH17-CH21 ( 5 kênh )

SVTT: Lê Trần Ngọc Nhân

Trang 11

GVHD: Nguyễn Thái Hùng



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TBTD SYNCOM SM-B1

Một số dây nhảy quang dùng để cắm thiết bị

1

2

3

Hình 2.3: Những đầu dây quang thông dụng
1) Đầu vuông lớn SC ( Square Connector )
2) Đầu vuông nhỏ LC ( Little Connector )
3) Đầu tròn FC ( Ferrule Connector )

SVTT: Lê Trần Ngọc Nhân

Trang 12

GVHD: Nguyễn Thái Hùng


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TBTD SYNCOM SM-B1

Hình 2.4: Một số loại dây nhảy quang với các chuẩn đầu nối thông dụng


2.2. Vận hành thiết bị Syncom SM- B1
2.2.1. Tiến hành cắm nguồn cấp điện cho thiết bị
+ Bộ lưu điện nối được nối dây đỏ vào 2 cực + (dương) , nối dây đen vào 2 cực – (âm)

Hình 2.5: Bộ lưu điện

SVTT: Lê Trần Ngọc Nhân

Trang 13

GVHD: Nguyễn Thái Hùng


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TBTD SYNCOM SM-B1

Hình 2.6: Cấp nguồn cho bộ lưu điện

Hình 2.7: Gắn bộ lưu điện cho thiết bị

SVTT: Lê Trần Ngọc Nhân

Trang 14

GVHD: Nguyễn Thái Hùng


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


TBTD SYNCOM SM-B1

2.2.2. Khởi động thiết bị

Hình 2.8: Cắm 2 cặp dây phát và nhận quang
- Cắm từng cặp dây Tx ( máy chủ ) – Rx ( máy con ) , Tx ( máy con ) – Rx ( máy chủ)

Hình 2.9: Thiết bị khởi động
- 2 thiết bị lúc đầu khởi động máy đã được khởi tạo do người dùng trước đó theo
hình máy chủ có 21 luồng E1 ,máy con 4 luồng E1 ,quang được nối thông với nhau
không có vấn đề gì về quang , chỉ có vấn đề giữa các luồng.
SVTT: Lê Trần Ngọc Nhân

Trang 15

GVHD: Nguyễn Thái Hùng


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TBTD SYNCOM SM-B1

Quy luật cắm dây
Nhóm

Nhóm

màu chính

màu phụ


Trắng

Dương

Đỏ

Cam

Đỏ-Dương,Đỏ-Cam,Đỏ-Lục,Đỏ-Nâu,Đỏ-Tro

Đen

Lục

Đen-Dương,Đen-Cam,Đen-Lục,Đen-Nâu,Đen-Tro

Vàng

Nâu

Vàng-Dương,Vàng-Cam,Vàng-Lục,Vàng-Nâu,Vàng-Tro

Tím

Tro

Tím-Dương,Tím-Cam,Tím-Lục,Tím-Nâu,Tím-Tro

Trắng-Dương,Trắng-Cam,Trắng-Lục,Trắng-Nâu,Trắng-Tro


Hình 2.10: Cắm dây theo luật màu

SVTT: Lê Trần Ngọc Nhân

Trang 16

GVHD: Nguyễn Thái Hùng


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TBTD SYNCOM SM-B1

2.2.3. Mở máy đo kiểm tra 2 thiết bị chủ- con có truyền qua nhau không

Hình 2.11: Máy đo lúc khởi động

Hình 2.12: Hai thiết bị không có kết nối

SVTT: Lê Trần Ngọc Nhân

Trang 17

GVHD: Nguyễn Thái Hùng


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

TBTD SYNCOM SM-B1


2.2.4. Thiết lập Mode hoạt động cho các NE (Network Element)
Trước khi đưa vào hoạt động trên mạng, cần thiết lập Mode hoạt động cho từng
NE, kết nối trực tiếp các NE (đặt tại cùng một nơi) và kiểm tra, sửa đổi … để mạng
hoạt động đúng và ổn định. Sau đó chỉ tháo các dây nhảy quang, giữ nguyên cấu hình
thiết bị, đưa các NE tới các trạm, lắp đặt, kết nối mạng và đo kiểm.
Bước 1: Nối cổng COM của máy tính vào cổng GUI của thiết bị.
Bước 2: Chạy chương trình NMS, login (Username = root; Password = enable!)

Hình 2.13: Login vào phần mềm cấu hình
Bước 3: Add Comport
Chọn biểu tượng Network Manager (EM) Version …, click chuột phải -> chọn Add ->
chọn Comport (COM1/COM2) -> OK

SVTT: Lê Trần Ngọc Nhân

Trang 18

GVHD: Nguyễn Thái Hùng


×