Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Đặc điểm sinh học, sinh thái học của nhện hành tỏi rhizoglyphus echinopus và khả năng phòng trừ chúng tại vùng đồng bằng sông hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.98 MB, 158 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HOÀNG KIM THOA

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA NHỆN
HÀNH TỎI Rhizoglyphus echinopus (Fumouze & Robin)
VÀ KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ CHÚNG
TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HOÀNG KIM THOA

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, SINH THÁI HỌC CỦA NHỆN
HÀNH TỎI Rhizoglyphus echinopus (Fumouze & Robin)
VÀ KHẢ NĂNG PHÒNG TRỪ CHÚNG
TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 62.62.01.12

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS. TS. HỒ THỊ THU GIANG
PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM OANH

HÀ NỘI, NĂM 2016




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc dùng để
bảo vệ lấy bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã đƣợc cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận án này đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày ….. tháng….. năm 2016
Tác giả luận án

Hoàng Kim Thoa

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hoàn thành luận án, cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS.TS. Hồ Thị Thu Giang và PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh đã tận
tình hƣớng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá
trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ môn côn
trùng, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật, Lãnh đạo Trung
tâm Giám định Kiểm dịch thực vật, Trung tâm sau nhập khẩu I đã giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi về mọi mặt cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài; trân trọng cảm ơn
các cán bộ kỹ thuật Trung tâm Giám định Kiểm dịch thực vật đã hỗ trợ, cùng tôi theo
dõi các thí nghiệm.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Tiến sĩ Zhi Qiang Zhang (New Zealand), tiến sĩ
Han Klompen, tiến sĩ Cal Welbourn, tiến sĩ Ronald Ochoa (Mỹ) và tiến sĩ James
Amrine (Nga) đã cung cấp những tài liệu quý báu trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, ngƣời thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên, khuyến khích tôi hoàn thành
luận án.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2016

Tác giả luận án

Hoàng Kim Thoa

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii


Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tăt

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

viii

Danh mục hình

viii

Trích yếu luận án

x

Thesis abstract

xii

PHẦN 1 MỞ ĐẦU


1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu của đề tài

2

1.3

Phạm vi nghiên cứu

2

1.4

Những đóng góp mới của đề tài

2

1.5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài


3

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

4

2.1

Cơ sở khoa học của đề tài

4

2.2

Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài

6

2.2.1

Các nghiên cứu về thành phần, số lƣợng loài nhện nhỏ hại cây trồng

6

2.2.2

Đặc điểm sinh học của nhện hành tỏi

13


2.2.3

Đặc điểm sinh thái học của nhện hành tỏi

17

2.2.4

Biện pháp phòng chống

18

2.3

Nghiên cứu trong nƣớc

23

2.3.1

Các nghiên cứu về thành phần, số lƣợng loài nhện nhỏ hại cây trồng ở
Việt Nam

23

2.3.2

Đặc điểm sinh học của nhện hành tỏi


25

2.3.3

Đặc điểm sinh thái học

27

2.3.4

Biện pháp phòng chống

27

2.4

Kết luận và định hƣớng nghiên cứu

28

iii


PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

30

3.1

Khái quát chung vùng trồng hành tỏi ở đồng bằng sông Hồng


30

3.1.1

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của vùng đồng bằng sông Hồng

30

3.1.2

Tình hình sản xuất và phòng chống dịch hại trên hành tỏi

30

3.2

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

32

3.2.1

Thời gian

32

3.2.2

Địa điểm


32

3.3

Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu

32

3.3.1

Đối tƣợng

32

3.3.2

Vật liệu

33

3.4

Nội dung nghiên cứu

33

3.5

Phƣơng pháp nghiên cứu


33

3.5.1

Thành phần nhện nhỏ hại hành tỏi, đặc điểm gây hại và tác hại của chúng
trên hành tỏi

33

3.5.2

Đặc điểm hình thái, sinh học của nhện hành tỏi

38

3.5.3

Đặc điểm sinh thái học của nhện hành tỏi

43

3.5.4

Biện pháp phòng trừ

44

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1


Kết quả nghiên cứu

4.1.1

Thành phần nhện nhỏ hại trên hành tỏi tại vùng đồng bằng sông Hồng và

51
51

tác hại của nhện hành tỏi

51

4.1.2

Đặc điểm hình thái, sinh học của nhện hành tỏi

63

4.1.3

Đặc điểm sinh thái học

77

4.1.4

Biện pháp phòng chống nhện hành tỏi


86

4.2

Thảo luận

104

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

110

5.1

Kết luận

110

5.2

Kiến nghị

111

Danh mục các công trình đã công bố

112

Tài liệu tham khảo


113

Phụ lục

122

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TĂT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

Cs.

Cộng sự

CT

Công thức

CRD

Khối hoàn toàn ngẫu nhiên

BVTV

Bảo vệ thực vật


et al.

Những ngƣời khác

NHT

Nhện hành tỏi Rhizoglyphus echinopus

NNBM

Nhện nhỏ bắt mồi

NSXL

Ngày sau xử lý

Max

Lớn nhất

Min

Nhỏ nhất

OD

Độ thƣờng gặp

Số TT


Số thứ tự

RH%

Ẩm độ không khí tƣơng đối (%)

RCB

Khối ngẫu nhiên đầy đủ

Ro

Hệ số nhân của một thế hệ (con)

rm

Tỷ lệ tăng tự nhiên

toC

Nhiệt độ không khí

Tc

Thời gian của một thế hệ tính theo mẹ (ngày)

T

Thời gian của một thế hệ tính theo đời con (ngày)




Nhện đực



Nhện cái

λ

Giới hạn tăng tự nhiên (lần)

v


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

2.1

Tổng số loài nhện nhỏ đã đƣợc phát hiện và mô tả trên thế giới

6


2.2

Thành phần nhện nhỏ thuộc giống Rhizoglyphus

7

2.3

Ký chủ của loài nhện hành tỏi Rhizoglyphus echinopus

16

2.4

Thành phần thiên địch của loài nhện hành tỏi R. echinopus

21

4.1

Thành phần loài nhện nhỏ hại hành tỏi tại vùng đồng bằng sông Hồng
năm 2012 -2014

53

4.2

Mối liên quan giữa mật độ nhện hành tỏi và triệu chứng gây hại

57


4.3

Khối lƣợng tỏi bị hao hụt do nhện hành tỏi R. echinopus gây ra trên tỏi
củ bảo quản, năm 2014

4.4

61

Khối lƣợng hành bị hao hụt do nhện hành tỏi R. echinopus gây ra trên
hành củ bảo quản, năm 2013

62

4.5

Kích thƣớc các pha phát dục của nhện hành tỏi R. echinopus

63

4.6

Thời gian phát dục của nhện hành tỏi R. echinopus ở các nhiệt độ khác nhau

67

4.7

Sức sinh sản của nhện hành tỏi R. echinopus ở các mức nhiệt độ khác nhau


69

4.8

Tỷ lệ trứng nở của nhện hành tỏi R. echinopus

71

4.9

Tỷ lệ sống của nhện non các tuổi ở nhiệt độ khác nhau

71

4.10

Bảng sống của nhện hành tỏi R. echinopus ở nhiệt độ 30oC

74

4.11

Bảng sống của nhện hành tỏi R. echinopus ở nhiệt độ 35oC

75

4.12

Các chỉ số sinh học cơ bản của nhện hành tỏi ở các mức nhiệt độ khác nhau


76

4.13

Thành phần cây ký chủ của nhện hành tỏi R. echinopus tại vùng đồng
bằng sông Hồng năm 2013 - 2014

4.14

77

Ảnh hƣởng của mật độ nhện và loại thức ăn đến sức đẻ trứng của nhện
hành tỏi R. echinopus

4.15

78

Ảnh hƣởng của mật độ nhện và loại thức ăn đến tỷ lệ giới tính thế hệ sau
của nhện hành tỏi R. echinopus

4.16

79

Ảnh hƣởng của mật độ và loại thức ăn tới tỷ lệ Hypopus của nhện hành
tỏi R. echinopus

80


vi


4.17

Diễn biến mật độ nhện hành tỏi R. echinopus trên tỏi củ ở các hình thức
bảo quản khác nhau tại Nam Sách, Hải Dƣơng, năm 2014

4.18

Ảnh hƣởng của biện pháp luân canh tới diễn biến mật độ nhện hành tỏi
R. echinopus trên cây hành tại Thanh Hà Hải Dƣơng, năm 2014 và 2015

4.19

85

87

Diễn biến mật độ nhện hành tỏi R. echinopus trên hành củ bảo quản ở các
hình thức khác nhau tại Nam Sách Hải Dƣơng, năm 2014

89

4.20

Các loài nhện nhỏ thiên địch thƣờng gặp trên hành tỏi

90


4.21

Kích thƣớc các pha phát dục của loài nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp.

92

4.22

Sức tiêu thụ nhện hành tỏi của nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp.

94

4.23

Sự lựa chọn thức ăn của nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp. đối với pha
nhện non nhện hành tỏi R. echinopus

4.24

95

Sự lựa chọn thức ăn của nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp. đối với pha
trứng và trƣởng thành của nhện hành tỏi R. echinopus

95

4.25

Thời gian phát dục các pha của nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp.


97

4.26

Số trứng đẻ của nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp.

98

4.27

Tỷ lệ trứng nở của nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp.

99

4.28

Tỷ lệ giới tính của nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp. qua một số thế hệ
nhân nuôi trong phòng thí nghiệm

99

4.29

Bảng sống của nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp.

100

4.30


Các chỉ số sinh học cơ bản của loài nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp.

101

4.31

Ảnh hƣởng của mật độ trƣởng thành nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp. tới
sức tiêu thụ nhện hành tỏi R. echinopus

4.32

101

Khả năng sống sót của trƣởng thành nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp.
trong điều kiện thiếu thức ăn, nƣớc

102

4.33

Hiệu lực của thuốc bảo vệ thực vật ở các ngày sau xử lý

103

4.34

Tỷ lệ củ hành bị thối sau xử lý 3 loại thuốc bảo vệ thực vật

104


vii


DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

2.1

Vị trí các lông trên lƣng loài NHT R. echinopus

10

2.2

Vị trí các lông trên lƣng loài nhện robini R. robini

10

2.3

Vị trí lông trên mặt bụng loài NHT R. chinopus

10

2.4


Vị trí lông trên mặt bụng loài nhện robini R. robini

10

2.5

Lông trên cơ quan sinh dục đực NHT R. echinopus

10

2.6

Lông trên cơ quan sinh dục đực nhện robini R. robini

10

2.7

Các pha phát dục và bộ phận bị hại của nhện hành tỏi R. echinopus

13

3.1

Bố trí thí nghiệm xác định triệu chứng gây hại điển hình của nhện hành
tỏi R. echinopus

36


3.2

Cấu tạo lồng nuôi Munger

46

3.3

Xử lý củ giống bằng thuốc hóa học theo hình thức nhúng củ

49

3.4

Xử lý củ giống bằng thuốc hóa học theo hình thức phun ƣớt củ

49

4.1

Hình ảnh một số loài nhện nhỏ hại trên hành tỏi tại vùng đồng bằng sông
Hồng từ năm 2012 - 2014

52

4.2

Mặt bụng của loài nhện robini R. robini độ phóng đại 5 x10X

54


4.3

Mặt bụng của loài NHT R. echinopus độ phóng đại 10 x 10X

54

4.4

Chân I của loài nhện robini R. robini độ phóng đại 40 x 10X

54

4.5

Chân I của loài NHT R. echinopus độ phóng đại 40 x 10X

54

4.6

Cơ quan sinh dục đực của loài nhện robini R. robini độ phóng đại 20 x 10X

54

4.7

Cơ quan sinh dục đực của loài NHT R. echinopus độ phóng đại 40 x 10X

54


4.8

Triệu chứng gây hại đặc trƣng của nhện hành tỏi đối với hành ở ngoài đồng

56

4.9

Triệu chứng gây hại đặc trƣng của nhện hành tỏi trên hành củ bảo quản
(sau 40 ngày)

58

4.10

Triệu chứng gây hại đặc trung của nhện hành tỏi trên tỏi củ bảo quản

59

4.11

Mật độ của nhện hành tỏi trên các hình thức bảo quản khác nhau

60

4.12

Pha trứng loài NHT R. echinopus


65

4.13

Nhện non tuổi 1 loài NHT R. echinopus

65

4.14

Nhện non tuổi 2 loài NHT R. echinopus

65

4.15

Nhện non tuổi 3 loài NHT R. echinopus

65

viii


4.16

Trƣởng thành đực loài NHT R. echinopus

65

4.17


Trƣởng thành cái loài NHT R. echinopus

65

4.18

Nhịp điệu sinh sản của nhện hành tỏi R. echinopus trên 4 mức nhiệt độ

70

4.19

Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của loài nhện hành tỏi ở nhiệt độ 20oC

72

4.20

Tỷ lệ sống (lx) và sức sinh sản (mx) của loài nhện hành tỏi ở nhiệt độ 25oC

73

4.21

Diễn biến mật độ loài nhện hành tỏi R. echinopus trên các giống hành
trồng trà sớm tại Nam Sách, Hải Dƣơng, năm 2014

4.22


Diễn biến mật độ loài nhện hành tỏi R. echinopus trên các giống tỏi trồng
trà sớm tại Nam Sách, Hải Dƣơng, năm 2014

4.23

84

Diễn biến mật độ loài NNBM Hypoaspis sp. trên hành ngoài đồng tại
Nam Sách Hải Dƣơng, năm 2014

4.26

83

Diễn biến mật độ loài nhện hành tỏi R. echinopus trên các giống tỏi trồng
trà chính vụ tại Nam Sách, Hải Dƣơng, năm 2014

4.25

82

Diễn biến mật độ loài nhện hành tỏi R. echinopus trên các giống hành
trồng trà chính vụ tại Nam Sách, Hải Dƣơng, năm 2014

4.24

81

91


Diễn biến mật độ loài NNBM Hypoaspis sp. trên hành bảo quản tại Nam
Sách Hải Dƣơng, năm 2014

91

4.27

Pha trứng loài NNBM Hypoaspis sp.

93

4.28

Nhện non tuổi 1 loài NNBM Hypoaspis sp.

93

4.29

Nhện non tuổi 2 loài NNBM Hypoaspis sp.

93

4.30

Nhện non tuổi 3 loài NNBM Hypoaspis sp.

93

4.31


Trƣởng thành đực loài NNBM Hypoaspis sp.

93

4.32

Trƣởng thành cái loài NNBM Hypoaspis sp.

93

4.33

Hoạt động săn mồi của trƣởng thành nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp. đối

4.34

với nhện hành tỏi R. echinopus

97

Nhịp điệu đẻ trứng của nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp.

98

ix


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Hoàng Kim Thoa

Tên luận án: Đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài nhện hành tỏi Rhizoglyphus
echinopus (Fumouze & Robin) và khả năng phòng trừ chúng tại đồng bằng sông Hồng.
Chuyên ngành:
Bảo vệ thực vật
Mã số chuyên ngành:
62.62.01.12
Tên cơ sở đào tạo:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Xác định đƣợc thành phần loài nhện nhỏ hại hành tỏi, đặc điểm sinh vật học,
sinh thái học của loài nhện hành tỏi R. echinopus (NHT) là loài gây hại quan trọng
nhất hiện nay và khả năng quản lý chúng một cách tổng hợp tại vùng đồng bằng
sông Hồng.
Phƣơng pháp nghiên cứu
+ Đối với nhện hại:
- Ngoài đồng ruộng điều tra thành phần nhện nhỏ gây hại trên hành tỏi theo
QCVN 01-38 (BNN&PTNT, 2010) về phƣơng pháp điều tra phát hiện dịch hại cây
trồng.
- Trong kho điều tra thành phần nhện nhỏ gây hại trên hành tỏi tại các kho chứa
trong hộ nông dân theo phƣơng pháp của Bùi Công Hiển (1995) và QCVN 01-141
(BNN&PTNT, 2013).
+ Thiên địch: Ở ngoài đồng ruộng điều tra theo phƣơng pháp của Viện bảo vệ thực vật
(1997), đối với hành tỏi bảo quản trong kho điều tra theo Bùi Công Hiển (1995).
+ Các nghiên cứu về sinh học, sinh thái học:
- Đối với nhện hại: Nghiên cứu đặc điểm hình thái, đặc sinh học và sinh thái học
của NHT theo phƣơng pháp của của Birch (1948), Nguyễn Văn Đĩnh (1992b), Sakurai
et al. (1992), Fan and Zhang (2003, 2004).
- Đối với thiên địch: Nghiên cứu về hình thái, đặc điểm sinh học của NNBM
đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp của Zhang (2003), Kasuga et al. (2006) và Amin et
al. (2014).

+ Phòng trừ: Đánh giá hiệu lực của thuốc hóa học trong phòng thí nghiệm theo phƣơng
pháp của Wang (1983) và QCVN 01- 1 (BNN&PTNT, 2009)
+ Xử lý số liệu: Các số liệu đƣợc tính toán theo phƣơng pháp thống kê sinh học thông
dụng, sử dụng phần mềm IRRSTAT 5.0 để so sánh ANOVA và phân tích. Sử dụng
phần mềm vẽ hình trong Microsoft Excel 2010.
Kết quả chính và kết luận
- Thành phần loài nhện nhỏ gây hại trên hành tỏi gồm 7 loài và 2 loài nhện nhỏ

x


bắt mồi, trong đó có 3 loài mới ghi nhận ở Việt Nam (Rhizoglyphus echinopus, R. robini
và Hypoaspis sp.). Loài nhên hành tỏi Rhizoglyphus echinopus (Fumouze and Robin) là
loài gây hại phổ biến nhất. Có 7 loài cây trồng là ký chủ của nhện hành tỏi tại vùng
đồng bằng sông Hồng năm 2012 - 2014.
- Loài NHT Rhizoglyphus echinopus khi nuôi trên củ hành tây (Allium cepa) ở
các nhiệt độ 20oC, 25oC, 30oC và 35oC và ẩm độ 95% có thời gian hoàn thành vòng đời
ngắn tƣơng ứng là 14,29 ngày; 8,79 ngày; 8,48 ngày và 7,27 ngày. Số lƣợng trứng đẻ
lớn trung bình là 540,33 quả; 564,67 quả; 467,67 quả và 327,67 quả/nhện cái, sức tăng
quần thể cao, tỷ lệ tăng tự nhiên (rm) ở các mức nhiệt độ tƣơng ứng là 0,20; 0,26; 0,29
và 0,25. Thời gian nhân đôi quần thể của một thế hệ là lần lƣợt là 3,38; 2,67; 2,39 và
2,72 ngày. Trong các nhiệt độ thì nhiệt độ 30oC, nhện hành tỏi có tỷ lệ tăng quần thể
cao nhất
- Trong vụ thu Đông năm 2013 và 2014 nhện hành tỏi gây hại nặng trên hành tỏi
trồng trà sớm từ 20/10 đến 24/11. Trên trà hành tỏi trồng chính vụ mật độ nhện hành tỏi
cao từ ngày 10/11đến ngày 8/12. Mật độ nhện hành tỏi xuất hiện cao nhất trên giống
hành củ đỏ và thấp nhất là trên giống hành củ tía.
- Loài NNBM Hypoaspis sp. là loài thiên địch quan trọng có khả năng nhân nuôi
và sử dụng trong phòng chống sinh học NHT.
- Trên hành củ giống thử nghiệm 3 loại thuốc Confidor 100 SL (Imidacloprid),

Tametin annong 3.6EC (Abamectin) và Super bomb 200 EC (Hexythiazox và
Pyridaben) trong đó Confidor 100 SL sử dụng theo hình thức nhúng củ 30 phút có hiệu
quả cao nhất.

xi


THESIS ABSTRACT
PhD candidate:
Hoang Kim Thoa
Thesis title: Biological, ecological features of the bulb mite Rhizoglyphus echinopus
(Fumouze & Robin) and the possibilities of controlling the pest in Red River Delta
Major:
Plant protection
Code: 62. 62. 01. 12
Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Building pests list of mite on onion and garlic. And providing detailed
information about biology and ecology characteristics of the mite in order to apply the
integrated pest management
Materials and Methods
+ Bulb mite:
- On farms surveillance of pests list of mite damage on onion and garlic following
QCVN 01-38 (BNN&PTNT, 2010).
- In storage: Servey on product made by Bui Cong Hien (1995) and National
technical regulation of VietNam number 01 -141 (MARD, 2013).
+ Enemy: Sampling enemy were made by method of Plant Protection Research Institute
(1997) in field and by Bui Cong Hien (1995) in stored.
+ Studies on morphology, biology and ecology features:
- Bulb mite: Study on morphology, biology and ecology characteristic following

by format Birch (1948), Nguyen Van Dinh (1992), Sakurai et al. (1992), Fan and Zhang
(2003), (2004).
- Enemy: Study on morphology, biology and ecology characteristic following by
forma Zhang (2003), Kasuga et al. (2006) and Amin et al. (2014).
+ Method assessment risk of chemical control by Wang (1983) and QCVN 01 – 1
(BNN&PTNT, 2009)
- Processing of data: The figure was calculated by biostatitics, such as using IRRSTAT
5.0 software to analysis ANOVA. Use the drawing software in Microsoft Excel 2010.
Main findings and conclusions
- From 2012 to 2014, pest mites associated with onion and garlic on fields and in
storages were indentified as 7 species, in which R. echinopus, R. robini and Hypoaspis
sp. were, first, recorded in Vietnam. Those 7 species belong to 4 families including
Acaridae, Eriophyidae, Tarsonemidae and Tetranychidae.
- Determined the total developmental times of R. echinopuson onion at 20oC,
25oC, 30oC, 35oC and 95% RH, the population doubling times (DT), intrinsic rates (r),
the net productive rate (Ro) and mean generation time (T).

xii


- Estimated the risk on the products and density of mites on three onion
genuses such as white onion, red onion, pale - red onion and white garlic and pale - red
garlic in Hai Duong province, in 2014.
- Spider mite Hypoaspis sp. is an important natural enemy of R. echinopus. It is
able to be rear under laboratory condition.
- Some pesticides have high efficiency in controlling bulb mite such as
Confidor100SL (Imidacloprid), Tametin annong 3.6EC (Abamectin) Super bomb
200EC (Hexythiazox and Pyridaben). The highest efficiency was seen in Confidor 100
SL following the 30 minute-dipping method.


xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, các loại nông sản
đều đƣợc bảo quản và lƣu giữ riêng để thuận lợi cho việc sử dụng và kinh doanh.
Hành tỏi tuy không phải là loại nông sản chủ yếu liên quan đến lƣơng thực nhƣng
lại có vai trò khá quan trọng trong đời sống hàng ngày và trong ngành công
nghiệp chế biến. Theo thống kê, tổn thất của nông sản bảo quản trong kho do
nhện nhỏ và côn trùng gây ra lên đến 20% (Heaps, 2006; Philips and Throne,
2010). Trong số các loài gây hại trƣớc hết phải kể đến nhóm nhện nhỏ thuộc các
họ Acaridae, Glycyphagidae, Chortoglyphidae, Carpoglyphidae, Histiostomidae
và Pyroglyphidae là các loài gây hại nghiêm trọng đối với các sản phẩm bảo quản
trong kho (Krantz, 1971; Hughes, 1976). Theo cách đánh giá của FAO hàng năm
tổn thất về nông sản dự trữ trên toàn thế giới lên đến 10%, tức là 13 triệu tấn
(Haines and Pranata, 1982). Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các chuyên gia
trên thế giới về bảo quản nông sản, tuy nhiên các kết quả về bảo quản này mới chỉ
áp dụng đƣợc ở các nƣớc ôn đới còn vùng nhiệt đới chƣa thực sự có hiệu quả.
Nƣớc ta nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, là điều kiện tốt cho sinh vật gây hại,
sinh tồn và phát triển đặc biệt là nhóm nhện nhỏ hại nông sản trong bảo quản.
Hiện nay, hành tỏi đang là cây trồng có ý nghĩa tƣơng đối lớn trong hệ
thống cây trồng của nhiều địa phƣơng. Là loại cây ngắn ngày năng suất cao 20 25 tấn/ha (Nguyễn Văn Thắng và Trần Khắc Thi, 2000), thích hợp với nhiều loại
đất khác nhau từ vùng đồng bằng Bắc bộ đến vùng đất bạc màu ở Trung du. Vì
vậy, trong những năm gần đây diện tích trồng hai loại cây này đã tăng khá nhanh
trong phạm vi cả nƣớc. Miền Nam có một số tỉnh trồng hành với diện tích lớn
nhƣ tỉnh Vĩnh Long và Ninh Thuận. Miền Bắc, tại vùng đồng bằng sông Hồng
bao gồm các tỉnh Hải Dƣơng, Thái Bình và Hƣng Yên là những tỉnh sản xuất
hành tỏi trọng điểm. Tuy nhiên, các loài sâu bệnh đang gây hại cho cây hành tỏi

là bệnh thối do nấm bệnh, côn trùng và tuyến trùng nhƣng các loại dịch hại này
đã và đang đƣợc ngƣời nông dân kiểm soát khá tốt. Riêng loài nhện hành tỏi
Rhizoglyphus echinopus (NHT) là đối tƣợng gây hại khá nghiêm trọng nhƣng ở
nƣớc ta lại chƣa có nghiên cứu về sinh học, sinh thái học cũng nhƣ biện pháp
quản lý loài dịch hại này. Với kích thƣớc rất nhỏ bé, nhện có phƣơng thức sống

1


khác với nhóm dịch hại trên hành tỏi chúng sống khe kẽ củ hành, trong lớp lá
bao, ở trong đất xung quanh củ và có khả năng chịu nƣớc khá tốt cho nên NHT là
đối tƣợng rất khó phòng trừ. Điều này đã thực sự là mối lo cho các nhà quản lý
và các nhà khoa học ở nƣớc ta đặc biệt trong vấn đề bảo quản hành tỏi.
Vì vậy, cần phải có những nghiên cứu mang tính hệ thống về sinh học, sinh
thái học để có biện pháp quản lý phục vụ cho sản xuất hành tỏi.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục đích
Mục đích của đề tài là xác định đƣợc thành phần loài nhện nhỏ hại hành tỏi,
đặc điểm sinh học, sinh thái học của loài nhện hành tỏi R. echinopus là loài gây hại
nghiêm trọng nhất hiện nay và khả năng quản lý chúng một cách tổng hợp.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định thành phần nhện nhỏ hại trên hành, tỏi từ đó xác định loài gây
hại chính.
- Xác định đặc điểm gây hại và tác hại của nhện hành tỏi R. echinopus.
- Xác định đặc điểm sinh học cơ bản của loài nhện hành tỏi R. echinopus.
- Xác định đặc điểm sinh thái học cơ bản của loài nhện hành tỏi R. echinopus.
- Nghiên cứu một số biện pháp phòng chống nhện hành tỏi hiệu quả.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Những nghiên cứu của đề tài về thành phần nhện nhỏ hại hành tỏi đặc điểm
sinh học, sinh thái học của loài nhện hành tỏi, đồng thời nghiên cứu áp dụng một

số biện pháp canh tác, sinh học và hóa học để phòng chống nhện hành tỏi R.
echinopus có thể áp dụng tại vùng đồng bằng sông Hồng.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Đã xác định đầy đủ thành phần nhện nhỏ trên hành tỏi vùng đồng bằng
sông Hồng. Lần đầu tiên ghi nhận 3 loài nhện nhỏ xuât hiện mới ở Việt Nam bao
gồm loài NHT R. echinopus, loài nhện robini R. robini và loài NNBM
Hypoaspis sp.
- Lần đầu tiên ở Việt Nam loài NHT R. echinopus đƣợc nghiên cứu một
cách cơ bản và hệ thống về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh học và sinh thái
học đặt cơ sở khoa học cho việc xây dựng các biện pháp phòng chống loài dịch
hại này.

2


- Cung cấp dẫn liệu khoa học mới về đặc điểm sinh học tỷ lệ gia tăng tự
nhiên (rm), hệ số nhân một thế hệ (Ro) và thời gian tăng đôi quần thể (DT) của
loài nhện nhỏ bắt mồi Hypoaspis sp. một loài thiên địch quan trọng của nhện
hành tỏi R. echinopus.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về sinh học, sinh thái
học và biện pháp phòng trừ NHT. Các kết quả nghiên cứu về loài NHT R.
echinopus và biện pháp phòng trừ của đề tài là những đóng góp mới làm cơ sở
cho công tác dự tính, dự báo NHT và là tƣ liệu để huấn luyện cho sinh viên
chuyên ngành và cho cán bộ trong ngành Bảo vệ thực vật để quản lý NHT một
cách hiệu quả và bền vững.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Các kết quả của đề tài cùng cơ sở dữ liệu về thành phần loài, đặc điểm hình
thái, đặc điểm sinh học của loài NHT R. echinopus và loài NNBM Hypoaspis sp.

và biện pháp phòng trừ loài nhện hành tỏi R. echinopus phục vụ cho việc quản lý
NHT và công tác chỉ đạo trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật loài nhện
hành tỏi R. echinopus trong kho và ngoài đồng có hiệu quả.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Cây hành (Allium cepa var. aggregatum L.) và cây tỏi (Allium sativum L.)
là cây trồng có vị trí tƣơng đối quan trọng trong nền kinh tế của các nƣớc nhƣ
Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Ở Đài Loan, Trung Quốc đã tiến hành đánh giá
so sánh chi phí sản xuất và lợi nhuận thu về từ việc trồng hành tỏi mang lại so với
trồng lúa cho thấy 1ha diện tích lúa chi phí cho sản xuất là 7.633 USD; năng suất
đạt 55,6 tạ/ha và tổng thu nhập là 399 USD/ha. Trong khi đó chi phí cho 1ha trồng
hành là 6.421 USD; năng suất là 59,5 tạ/ha tổng thu nhập đạt 4.196 USD/ha. Trồng
1ha tỏi chi phí sản xuất là 6.834 USD/ha; năng suất trung bình đạt 59,5 tạ/ha tổng
thu nhập là 5.677 USD/ha. Theo đánh giá của Trần Văn Lài và Lê Thị Hà (2002)
thu nhập của 1ha trồng hành cao gấp hơn 10 lần so với thu nhập của 1ha trồng lúa.
Việt Nam cũng đang dần từng bƣớc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong
một thập kỷ qua. Hành tỏi là loại cây gia vị có vị trí đặc biệt quan trọng trong cơ
cấu cây trồng nông nghiệp. Là một trong 3 mặt hàng rau gia vị xuất khẩu chủ yếu
của Việt Nam. Giá trị của hành và tỏi mang lại từ 110 -115 triệu đồng/ha. Hiệu
quả kinh tế từ thâm canh tăng vụ rau màu ngày càng cao đã góp phần thay đổi
đáng kể mức thu nhập của nông dân. Nhƣ vậy, có thể khẳng định việc "Chuyển
đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hoá", " Xây dựng cánh
đồng có giá trị trên 50 triệu đồng/ha" đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Lợi nhuận thu đƣợc bình quân từ 1 sào hành tỏi
gấp 3 - 5 lần so với 1 sào lúa.

Tuy nhiên, sự xuất hiện và gây hại khá quan trọng của NHT trong những
năm gần đây đã cho thấy những hiểu biết về loài dịch hại này trên hành tỏi đặc
biệt là hành tỏi bảo quản trong kho còn rất hạn chế. Nhóm dịch hại này có đặc
điểm chung là sự gia tăng quần thể lớn, sinh sản mạnh, khi gặp điều kiện thuận
lợi thì chúng sẽ chiếm ƣu thế cao và khó kiểm soát. NHT sống trong khe kẽ củ
hành tỏi, trong đất, có khả năng chịu nƣớc và ẩm tƣơng đối cao, khác hẳn so với
nhóm nhện hại trên lá, quả nhƣ nhện đỏ hai chấm Tetranychus urticae, nhện
trắng Polyphagotarsonemus latus, nhện đỏ hại chè Oligonychus coffeae,…

4


Trong những năm gần đây, tình hình gây hại của NHT ngày một gia tăng.
Thiệt hại do NHT gây ra trên hành tỏi củ ở giai đoạn bảo quản khá lớn, trong khi
đó bà con nông dân chƣa biết rõ nguyên nhân, không lý giải đƣợc các hiện tƣợng
“bốc bay” hành tỏi sau 3 - 4 tháng bảo quản. Thực tế cho thấy, đối với ngƣời
trồng hành tỏi hiện nay có hai vấn đề lớn cần giải quyết đó là sâu bệnh và nhện
hại trong bảo quản củ sau thu hoạch đặc biệt là đối với củ để làm giống. Khâu
bảo quản củ giống gặp nhiều khó khăn, thời gian bảo quản dài (4 - 6 tháng) vì
vậy lƣợng củ giống hao hụt rất lớn, có những nơi mất tới 70 - 80% (Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dƣơng, 2013). Chính điều này đã đẩy giá
hành tỏi củ bảo quản sử dụng làm giống ở nhiều địa phƣơng trồng hành nên rất
cao (70 - 80.000 đồng/kg). Trái lại, nhiều vùng còn trồng hành mang tính độc
canh, liên tiếp nhiều vụ không luân canh nên nguồn dịch hại có điều kiện tích lũy
nhiều trong đất, trên những ruộng hành không đƣợc vệ sinh đồng ruộng ngay sau
thu hoạch nên dịch hại đặc biệt là nhóm nhện hại củ nằm trong đất dễ có nguy cơ
bùng phát thành dịch khi gặp điều kiện thuận lợi.
Triệu chứng gây hại không dễ phân biệt với các loài dịch hại khác nên trong
thực tế phòng trừ côn trùng, nấm bệnh, tuyến trùng và nhện hại trên hành tỏi,
ngƣời trồng hành tỏi dựa chủ yếu vào thuốc hóa học. Các loại thuốc bảo vệ thực

vật đƣợc sử dụng phổ biến ở vùng các trồng hành hiện nay là Regent 800 WG
(32 g/ha); Buldock 025 EC (0,75 lít/ha); Decis Repel 2,5 EC (0,5 lít/ha);
Confidor 100 SL (0,5 lít/ha); Confidor 700 WG (0,04 kg/ha); Admire 200 OTEQ
(0,2 lít/ha); Nativo 750 WG (0,12 kg/ha); Antracol 70 WP (2 kg/ha); Rovral 50
WP; Aliette (1,5 kg/ha); Melody Duo 66,75 WP (1,5 kg/ha). Số lần phun thuốc
và liều lƣợng thuốc sử dụng ngày càng cao nhƣng thiệt hại do sâu hại vẫn gia
tăng, điều này làm côn trùng và nhện hại hình thành nên tính kháng thuốc. Ngƣời
trồng hành tỏi sẽ phải đối mặt với những khó khăn và thách thức mới mà kết quả
đem lại không đƣợc nhƣ mong muốn.
Do đó, nghiên cứu để phòng trừ nhện hành tỏi theo hƣớng tổng hợp bền vững
cần phải có những nghiên cứu cơ bản về đặc điểm sinh học, quy luật phát sinh gây
hại, mức độ gây hại, ký chủ cũng nhƣ ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng, giống, thiên
địch đến biến động số lƣợng NHT để có biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả theo
hƣớng thân thiện với môi trƣờng để áp dụng cho các vùng trồng hành trọng điểm là
cần thiết.

5


2.2. NHỮNG NGHIÊN CỨU Ở NƢỚC NGOÀI
2.2.1. Các nghiên cứu về thành phần, số lƣợng loài nhện nhỏ hại cây trồng
2.2.1.1. Lịch sử và tầm quan trọng của nhóm nhện nhỏ (Acarina) gây hại cây trồng
Trên thế giới, đã có rất nhiều nhà khoa học quan tâm đến nhóm nhện nhỏ, đầu
tiên phải kể đến công trình nghiên cứu của Koch (1842), Canestrini and Fanzago
(1876) và Berlese (1881) (dẫn theo Prasad, 2012). Mayer and Smith (1981) cho
thấy trong số nhện nhỏ xuất hiện trên cây trồng có cả nhện nhỏ gây hại và nhện
nhỏ bắt mồi.
Là động vật có kích thƣớc cơ thể nhỏ bé, nên nhện nhỏ rất khó có thể quan
sát đƣợc bằng mắt thƣờng, mà phải quan sát dƣới kính lúp, kính hiển vi. Hầu hết
các loài nhện nhỏ ở pha trƣởng thành có kích thƣớc cơ thể trong khoảng 300 500µm, một số loài nhện nhỏ thuộc họ Eriophyidae kích thƣớc cơ thể nhỏ hơn

khoảng 100µm (Lindquist, 1984; Shultz, 1990).
Nhện nhỏ là động vật không có cánh nhƣng khả năng di chuyển, phát tán
nhanh. Nhện nhỏ đã đƣợc các nhà bảo vệ thực vật thực sự quan tâm đến từ những
năm 1950 - 1960. Bởi vì, nó đã trở thành dịch hại nguy hiểm trên cây trồng ở nhiều
quốc gia trên thế giới (McMurtry et al., 1970). Sự gây hại của nhóm nhện nhỏ đôi
khi còn quyết định tới kết quả trồng trọt (Jeppson et al., 1975; Van de Vrie, 1985).
Theo thống kê của Zhang (2003), tính đến năm 1978 trên thế giới đã có
30.000 loài đƣợc mô tả và cho đến năm 1999 đã có 45.231- 48.200 loài đƣợc mô
tả trong tổng số khoảng hơn 1 triệu loài phát hiện (bảng 2.1).
Bảng 2.1. Tổng số loài nhện nhỏ đã đƣợc phát hiện và mô tả trên thế giới
Số loài đã mô tả

Tổng số loài phát hiện

30.000
30.000
> 40.000
48.200
45.231

500,000 – 1.000,000
500,000
540,215– 1.132,900

Nguồn trích dẫn
Krantz, 1978
Johnston, 1982
Zhang and Liang, 1997
Halliday et al., 1999
Walter and Proctor, 1999

Nguồn: Zhang (2003)

Baker (1975) đã công bố có 90 loài nhện hại thuộc họ Tetranychidae ở Thái
Lan và Nhật Bản. Trong họ này có rất nhiều loài gây hại trên cây bông, cây dƣa
chuột, cây sắn, đậu, đỗ, cam chanh, chè, cà chua, hành và tỏi...
Đối với nhóm nhện nhỏ hại cây trồng (polyphagous mites) bao gồm trên 10
họ, nhƣng chủ yếu tập trung vào 5 họ đó là: Tetranychidae, Tenuipalpidae,

6


Tarsonemidae, Eriophyidae và họ Acaridae. Đối với nhóm gây hại các sản phẩm
nông sản bảo quản trong kho chủ yếu thuộc họ Acaridae.
Chỉ tính riêng các loài nhện nhỏ thuộc giống Rhizoglyphus đến năm 2000
theo kết quả tổng hợp của Diaz et al. (2000) đã ghi nhận đƣợc 71 loài (bảng 2.2.).
Bảng 2.2. Thành phần nhện nhỏ thuộc giống Rhizoglyphus
Loài
R. atinidia
R. agilis
R. algericus
R. agidus
R. alliensis
R.alii
R. balmesis
R. caladii
R. callae
R. caucasicus
R. columbianus
R. costarricensis
R.crassipes

R. dujardin
R.echinopus
R.echinopusnoginae
R. elongatus
R. engeli
R. eutarsus
R. feculae
R . frickorum
R. fumouzi
R. germanicus
R. globosus

Tác giả, năm định danh
Zhang et al. (1994)
Michael, 1903
Fain, 1988
Berlese, 1921
Nesbitt, 1988
Bu and Wang, 1995
Fain, 1988
Manson, 1972
Oudermans, 1924a
Zakhvatkin, 1941
Oudermans, 1924b
Bonilla et al. (1990)
Haller, 1984
Claparede, 1869
Fumouze & Robin,1868
Voloscuk, 1935
Banks, 1906

Eyndhoven, 1968
Berlese, 1921
Oudermans, 1937
Nesbitt, 1988
Nesbitt, 1993
Berlese, 1921
Berlese, 1921

R. grossipes
R. howensis
R. hyacinthi
R. kangdigensis
R. karachinensis
R. longipes
R. longitarsis

Berlese, 1921
Manson, 1972a
Boiduval, 1864
Wang, 1983
Anwarullah and Klan, 1970
Berlese, 1921
Banks, 1906

7

Tên khác, hiệu chỉnh
Acotyledon michaeli, 1941

R. echinopus, Eynhoven, 1968


R. echinopus Zakhvatkin, 1941

Schweibia elongata, Manson, 1972
R. robini, Fain, 1988
R. robini, Manson, 1972

Boletacarus sibiricus Volgin and
Mironov, 1980

Probably R. echinopus Manson, 1972
R. sancassania (Oconnor.B.M)
Sancassania
Manson1972

longitarsus,


Loài
R. longitarsis
R. lucasii
R. megnini
R. mexicanus mexicanus
R. mexicanus major
R. mexicanus minor
R. minimus
R. minor
R. minitus
R. minutus
R. narcisii

R. natiformes
R. nepos
R. nepos nigricapillus
R. oblongus
R.ocidentalis
R. occurens
R. phyloxerae
R. prasinimaculosus
R. ranunculi
R. rhizophagus
R. robini
R. robustus
R. robustispinosus
R. rotudatus
R.sagittatae
R.sentosus
R. solani
R. solanumi
R. spinitarsus
R. sportilionensis
R. tardus
R. tasalis
R.tarsispinus
R.termitus
R. trouessarti
R.vicantus
R. zachvatkini

Tác giả, năm định danh
Hall, 1912

Hughes, 1948
Haller, 1980
Nesbitt, 1949
Nesbitt, 1949
Nesbitt, 1949
Berlese, 1921
Zakhvatkin, 1941
Oudermans, 1901
Manson, 1972
Lin and Ding, 1990
Jacot, 1935
Berlese, 1921
Berlese, 1921
Ewing, 1909
Sevatianov and Marrosh, 1993
Berlese, 1921
Riley, 1874
Ewing, 1909
Manson, 1972
Banks, 1906
Claparede, 1869
Nesbitt, 1988
Ewing, 1910
Nesbitt, 1944
Faust, 1918
Manson, 1972
Oudermans, 1924a
Irshad and Anwarullah, 1968
Cannestrini, 1880
Lombardini, 1948

Manson, 1972
Volgin, 1952
Banks,1906
Ouderman, 1910
Womersley, 1941
Berlese, 1897
Manson, 1972
Volgin, 1952

Tên khác, hiệu chỉnh
R. echinopus (R.callae, Hughes, 1976)
R. echinopus, Zakhvatkin, 1941

New combination by Michael, 1903
R. minutus Oudermans, 1901

Sancasssania oblongus, Manson, 1972

R.echinopus, sensu Michael, 1903
Immature Rhizoglyphus, Manson, 1972
R.robini Manson, 1972

Sancassania (OConnor B.M)

R.robini Eyndoven, 1968
R.echinopus, Zakhvatkin, 1941

Not Rhizoglyphus (Oconnor B.M

Nguồn: Diaz et al. (2000)


8


Fan and Zhang (2004) đã mô tả chi tiết về đặc điểm hình thái của các loài
nhện nhỏ thuộc giống Rhizoglyphus họ Acaridae. Bashir et al. (2011) đã mô tả về
đặc điểm hình thái, kích thƣớc của loài nhện nhỏ Rhizoglyphus tritici thu thập
trên lúa mì tại vùng Tehsi Toba Teck Singh- Pakistan.
2.2.1.2. Các loài nhện hại hành tỏi trên thế giới
Ở Trung Quốc, đã ghi nhận đƣợc 10 loài nhện nhỏ gây hại trên hành và tỏi
thuộc 4 họ (Acaridae, Eriophyidae, Tarsonemidae và họ Tetranychidae). Trong đó
họ Acaridae có 5 loài (Rhizoglyphus echinopus, R. robini, R. sentosus, Tyrophagus
longior và T. putrescentia), họ Eriophyidae có 01 loài (Aceria tulipae), họ
Tarsonemidae có 01 loài (Stenotarsonemus furcatus) và họ Tetranychidae có 03
loài (Petrobia latens, Tetranychus cinabarius và Tetranychus urticae) (CABI,
2007; MAF, 2009 và CABI, 2014).
2.2.1.3. Những đặc điểm phân biệt loài nhện hành tỏi Rhizoglyphus echinopus
và loài nhện robini Rhizoglyphus robini
Loài NHT R. echinopus và loài nhện robini R. robini có tập tính sinh học
tƣơng tự nhau, chúng thƣờng gây hại trên củ và rễ của một số loài cây trồng trong
nhà kính. Chúng thƣờng sinh sống và gây hại ở phần thân ngầm trong đất trên họ
hoa loa kèn, cây khoai lang, hành tây, tỏi, hành ta, lay ơn ở ngoài đồng ruộng và cả
trên củ đã đƣợc bảo quản trong kho. Vòng đời của hai loài nhện này đều trải qua các
giai đoạn trứng, nhện non các tuổi và giai đoạn trƣởng thành. Giai đoạn tiềm sinh
(Hypopus) có thể diễn ra trong điều kiện bất lợi về môi trƣờng sống.
Để phân biệt hai loài nhện này bằng hình thái ngoài các tác giả đã phân biệt
bằng chiều dài của lông sc1 và khoảng cách giữa vị trí giữa các lông c1 và d1 là
đặc điểm quan trọng để phân loại (Zhang, 2003; Fan and Zhang, 2004).
Đối với loài nhện hành tỏi R. echinopus lông sc1 dài 86 ± 37,7µm (40 - 143
µm). Hai cặp lông đầu tiên ở mặt lƣng của phần thân là lông c1 và lông d1 có kích

thƣớc khác nhau. Chiều dài của lông c1 là 99 ± 13,7 µmvà chiều dài lông d1là 92
± 32,4 µm. Chiều dài của hai lông c1 và d1 dài bằng một nửa khoảng cách giữa

hai lông.
Đối với loài nhện robini R. robini, lông sc1 dài 12 ± 1,4µm. Chiều dài của
lông c1 là 22 ± 0,5 µm và chiều dài lông d1 là 22 ± 0,4µm. Chiều dài của hai lông
c1 và d1 bằng một phần ba khoảng cách giữa hai lông (Fan and Zhang, 2003).

9


Hình 2.1. Vị trí các lông trên lƣng
loài NHT R. echinopus

Hình 2.2. Vị trí các lông trên lƣng
loài nhện robini R. robini
Nguồn hình: Fan and Zhang (2003)

Các lông f2, h2, h3 và ps1 ở phần cuối mặt bụng loài NHT R. echinopus đều
dài hơn so với loài nhện robini R. robini.

Hình 2.3. Vị trí
lông trên mặt
bụng loài NHT
R. chinopus

Hình 2.4. Vị trí
lông trên mặt
bụng loài nhện
robini

R. robini

Hình 2.5. Lông trên
cơ quan sinh dục
đực NHT R.
echinopus

Hình 2.6. Lông
trên cơ quan
sinh dục đực
nhện robini
R. robini

Nguồn hình: Fan and Zhang (2003)

Về đặc điểm giải phẫu:
+ Loài nhện robini R. robini, gai giao cấu của nhện cái thƣờng nhỏ mở về
phía sau theo hƣớng khe nứt hậu môn, túi nhận tinh phía trong mở có dạng chữ V

10


×