Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

THUYẾT TRÌNH VỀ HOẠT ĐỘNG TÌNH NGUYỆN ĐẠI HỌC VINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.08 MB, 20 trang )

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
CLB BÁO CÁO VIÊN

Bài thuyết trình: Sinh viên Đại học Vinh
với hoạt động tình nguyện

Hội viên thực hiện: Nguyễn Chí Công
Lớp: 53b – Chính trị học



Những nội dung chính :
I. Một số vấn đề chung về tình nguyện
II. Hoạt động tình nguyện ở Đại học
Vinh
III. Ý nghĩa của hoạt động tình nguyện


I. Một số vấn đề chung về hoạt động tình nguyện

1. Khái niệm tình nguyện
- Đôi lúc chúng ta hiểu đơn giản tình nguyện là tự nguyện

nhưng thực ra tự nguyện chỉ là một yếu tố nhỏ trong tình
nguyện. Tự nguyện là tinh thần tự giác tham gia một việc gì
đó mang tính chất cá nhân nhiều hơn. Dựa trên tinh thần tự
nguyện chúng ta làm những việc có ích cho người khác, cho
cộng đồng, đó mới là tình nguyện.
- Theo từ điển Tiếng việt: Tình nguyện là hoàn toàn tự mình
muốn làm, không do bắt buộc.



- Theo UNESCO: Tình nguyện viên là một người hoặc
một nhóm người sử dụng thời gian, sức lực, kỹ năng, hiểu
biết của mình để đóng góp cho cộng đồng, vì những mục
đích tốt, từ đó để đạt được các kỹ năng, hiểu biết mới.
- Như vậy, tình nguyện được hiểu là bạn phải sẵn lòng
đóng góp, hay là tự nguyện, là một hoạt động không đặt
ra lợi ích vật chất,không mang lợi ích cá nhân, được làm
với tinh thần tự nguyện và đem lại lợi ích cho người khác.


2. Lịch sử của hoạt động tình nguyện
- Nếu coi tình nguyện là một phong trào thì phong trào
tình nguyện đã chính thức được thành lập sau CM T8.
Sau sự thành công của cuộc CM T8, đó là phong trào
“diệt giặc đói, giặc dốt, và chống ngoại xâm”, “hũ gạo
tiết kiệm”. Nhiều lớp học phổ cập đã bắt đầu ở mỗi ngôi
làng. Phong trào “tuần lễ vàng”.
- Tiếp đến trong 2 cuộc kháng chiến có phong trào tình
nguyện của các tình nguyện viên trẻ rời xa gia đình để
phục vụ quân đội, huyết tâm thư, thanh niên xung phong
mở đường cho xe qua.


- Từ năm 1975, phong trào tình nguyện đã phát triển
rộng lớn, thu hút nhiều tình nguyện viên tham gia.
Phong trào đã đa dạng hóa mọi khía cạnh của đời sống
kinh tế và xã hội và tập trung vào các vấn đề quan trọng
như: tháo gỡ bom mìn, phát triển các vùng kinh tế mới,
xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế- xã hội ở các

vùng sâu vùng xa miền núi, xóa nạn mù chữ...
- Từ đầu những năm 1990, tình nguyện viên LHQ đã có
văn phòng đại diện ở Việt Nam. Từ đó đến nay phong
trào tình nguyện phát triển ngày càng mạnh mẽ, hình
thức phong phú, đóng góp một phần lớn vào phát triển
ổn định chính trị xã hội.


II. Hoạt động tình nguyện ở Đại học Vinh
1. Hoạt động tình nguyện vùng
- Hoạt động này diễn ra vào
cuối tháng 6, đầu tháng 7
hàng năm, khi mà sinh viên
vừa kết thúc học kỳ 2 của
năm học.Thời gian khoảng
20 ngày.
- Các sinh viên thường đi
theo khoa và về các huyện
khó khăn của tỉnh Nghệ An,
Hà Tĩnh, Thanh Hóa,..

Đội SVTN vùng khoa GDCT năm 2013,
hoạt động tại huyện Kỳ Sơn, Nghệ An


- Hoạt động chủ yếu của SVTN vùng là: dọn vệ sinh
môi trường, dạy học cho các em nhỏ, tuyên truyền an
toàn giao thông, sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ,…

SVTN với hoạt động dọn vệ sinh môi trường



Niêu cơm, quả cà với
tấm lòng cộng sản

Dạy học cho trẻ em nhỏ hoạt động có ý nghĩa thiết
thực cao


Hoạt động tình nguyện tuy có nhiều vất vả nhưng các CSTN vẫn
luôn lạc quan, yêu đời


2. Hoạt động tiếp sức mùa thi
- Hoạt động này diễn ra cùng với kỳ thi ĐH,CĐ trên cả nước

Lễ ra quân tình nguyện hè năm
2014

Hãy tự tin, chúng tôi đi cùng bạn là
khẩu hiệu của sv khoa GDCT


- Hoạt động tình nguyện TSMT chủ yếu là: chỉ đường
cho các sĩ tử, tìm phòng trọ giá rẻ, xe ôm miễn phí, phân
luồng giao thông,..

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè nhưng sinh viên vẫn
làm tình nguyện hết mình



3. Hoạt động hiến máu tình nguyện
- Với tinh thần “Mỗi
giọt máu – một tấm
lòng, ”, “sống là cho
đâu chỉ nhận riêng
mình ”hoạt động hiến
máu tình nguyện của
sv Đh Vinh cũng diễn
ra hết sức sôi nổi.
- Mỗi năm thường có
2-3 đợt hiến máu, thu
hút hàng nghìn sv
tham gia.


Sinh viên khoa GDCT tham gia tích cực trong các đợt hiến
máu tình nguyện


4. Hoạt động tình nguyện đón tiếp tân sinh viên
nhập học
- Nhằm mục đích giúp
các em tân sinh viên
làm thủ tục nhập học dễ
dàng và nhanh chóng
hơn, hoạt động đón tiếp
tân sinh viên được đoàn
trường chú ý quan tâm
và được đánh giá là

hoạt động thiết thực và
có ý nghĩa cao.


• - Bên cạnh đó
hoạt động này
cũng làm cho
các em tân sinh
viên làm quen
với môi trường
đại học,tăng tính
thiện cảm của
sinh viên khóa
mới với các sinh
viên khóa trước.


III. Ý nghĩa của hoạt động tình nguyện
- Một nhà văn Nga nổi tiếng đã từng nói rằng: “Có thể
bạn không để dành được nhiều tiền trong đời mình, nhưng
nếu bạn cứu vớt được nhiều nỗi buồn đau và thống khổ
của người khác, thì bạn đã là một người giàu có”.
- Hoạt động tình nguyện cũng vậy, bằng công việc tình
nguyện, bạn sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho
những người khác và rất có thể công sức mà bạn đóng góp
sẽ giúp thay đổi hoàn toàn cuộc đời của những người mà
trước đây còn xa lạ với bạn.


- Từ hoạt động tình nguyện, bạn sẽ có cơ hội học hỏi và

phát triển kỹ năng mới, trải nghiệm mới và có thêm
nhiều bạn bè hơn.
- Bạn sẽ thay đổi cuộc đời của chính bạn, từ hoạt động
tình nguyện bạn sẽ cảm thấy niềm vui sống và như được
tiếp thêm năng lượng khi được đóng góp khả năng của
mình cho những người khác. “Sống là chia sẻ”, và nhờ
vậy cuộc sống của bạn sẽ ý nghĩa và trọn vẹn hơn.
- Và thế giới này đang chờ bạn nói rằng: “Tôi sẵn sàng!”
và tất cả chúng ta đồng thanh thì điều kỳ diệu sẽ xảy ra.


CẢM ƠN CÁC HỘI VIÊN ĐÃ
CHÚ Ý LẮNG NGHE!



×