Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

bao cao kien tap trường chính trị hoàng đình giong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.12 KB, 38 trang )

A. MỞ ĐẦU
Nằm ở phía bắc của Tổ quốc, Cao Bằng – quê hương em là một tỉnh có
vị trí chiến lược trong công cuộc dựng nước và giữ nước, là quê hương của
cách mạng, từng được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ địa đầu tiên
của cả nước. Mặc dù là một tỉnh nghèo và còn gặp rất nhiều khó khăn trong
việc phát triển kinh tế - xã hội nhưng Đảng bộ và nhân dân Cao Bằng luôn
luôn phát huy truyền thống quê hương cách mạng. Với tinh thần đoàn kết,
phấn đấu xây dựng Cao Bằng phát triển về mọi mặt và với sự cần cù, sáng
tạo không ngừng của nhân dân các dân tộc thiểu số, Cao Bằng vẫn vươn
lên và đổi mới từng ngày hòa vào sự phát triển chung của đất nước.
Trường chính trị Hoàng Đình Giong nằm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng về
mặt tổ chức và Học viện chính trị - hành chính quốc gia về mặt chuyên
môn với nhiều kinh nghiệm trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã góp
phần nâng cao chất lượng hệ thống chính trị của tỉnh, nhất là cán bộ cơ sở
trong thời kỳ đổi mới đất nước.
Bản thân em là sinh viên năm thứ ba của khoa Lịch sử Đảng - Học Viện
Báo Chí và Tuyên Truyền. Căn cứ vào Quyết định số 830 – QĐ/HVBCTT
ngày 11/04/2012 và Kế hoạch kiến tập số 832 – KH/HVBCTT của Giám
đốc Học Viện về việc cử đoàn sinh viên kiến tập từ ngày 23/04/2012 đến
ngày 18/05/2012, em đã chọn về kiến tập tại trường Chính trị tỉnh nhà trường Chính trị Hoàng Đình Giong. Trong thời gian kiến tập, em đã tham
dự các giờ giảng, tìm hiểu và nắm bắt được tình hình thực tế của địa
phương, cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của trường chính trị
Hoàng Đình Giong cũng như tiếp thu những phương pháp, kỹ năng sư
phạm và rút ra được nhiều kinh nghiệm cho đợt thực tập năm sau.

Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29

1



Với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong Ban chỉ đạo kiến
tập, sự đoàn kết, học hỏi lẫn nhau giữa các thành viên trong đoàn kiến tập
và sự nỗ lực, tinh thần trách nhiệm của bản thân, em đã thu được nhiều kết
quả đáng kể sau hơn ba tuần kiến tập tại trường và tổng kết lại trong báo
cáo kiến tập. Nội dung của báo cáo gồm 4 phần chính:






Khái quát về tỉnh Cao Bằng
Khái quát về trường chính trị Hoàng Đình Giong
Nội dung kiến tập
Một số kiến nghị, đề xuất

Em xin gửi lời cảm ơn đến Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Ban chỉ
đạo kiến tập cũng như các thầy cô trường Chính trị Hoàng Đình Giong –
tỉnh Cao Bằng đã giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành tốt đợt kiến
tập vừa qua.

Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29

2


NỘI DUNG
I. Khái quát về tỉnh Cao Bằng
1. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên
Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông

Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 322
km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía Nam giáp tỉnh Bắc
Kạn và Lạng Sơn. Theo chiều Bắc- Nam là 80 km, từ 23 07'12" - 22021'21"
vĩ bắc (tính từ xã Trọng Con huyện Thạch An đến xã Đức Hạnh, huyện
Bảo Lâm). Theo chiều đông - tây là 170 km, từ 105 016'15" - 106050'25"
kinh đông (tính từ xã Quảng Lâm, huyện Bảo Lâm đến xã Lý Quốc, huyện
Hạ Lang). Tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km 2, là cao
nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng sát
biên có độ cao từ 600 - 1.300m so với mặt nước biển. Núi non trùng
điệp.Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3
vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền
tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm.
Dân số toàn tỉnh là 507.183 người (theo điều tra dân số ngày
01/10/2009). Dân số trung bình năm 2009 là 510.884 người.
Cao Bằng gồm 26 dân tộc chung sống với nhau trong đó chủ yếu là Tày
(chiếm 41,0 % dân số), Nùng (31,1%), H’Mông (10,1%), Dao (10,1%),
Kinh (5,8%), Sán Chỉ (1,4%), Lô Lô, Hoa...Có 11 dân tộc có dân số trên 50
người.
Tỉnh Cao Bằng bao gồm 1 thị xã và 12 huyện: Thị xã Cao Bằng, Huyện
Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hà Quảng, Hòa An, Nguyên Bình, Phục Hòa,
Quảng Uyên, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh, Trùng Khánh
Cao Bằng có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Thác Bản Giốc,
động Ngườm Ngao, Hồ Thang Hen…là điểm đến du lịch của nhiều du
khách. Cao Bằng là cái nôi, là quê hương cách mạng nên có nhiều di tích
Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29

3


lịch sử nổi tiếng như: Khu di tích lịch sử Pác Bó (nơi Bác Hồ đặt bước chân

đầu tiên về nước sau gần 30 năm bôn ba nước ngoài), khu rừng Trần Hưng
Đạo - Nguyên Bình (nơi thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng
quân 22/12/1944), khu di tích lịch sử vùng núi Lam Sơn thuộc xã Hồng
Việt ( Hòa An).
Tỉnh Cao Bằng còn có nhiều khoáng sản như quặng, sắt, thiếc…đặc biệt
Cao Bằng là một tỉnh có nhiều huyện tiếp giáp với Trung Quốc (Phục Hòa,
Trà Lĩnh, Hạ Lang, Trùng Khánh, Hà Quảng) với nhiều cửa khẩu được
công nhận là cửa khẩu quốc tế. Vị trí hết sức quan trọng như vậy đã tạo
điều kiện thuận lợi cho Cao Bằng ngày càng phát triển mạnh về kinh tế và
giao lưu văn hóa, xã hội với Trung Quốc cũng như các tỉnh lân cận.
2.

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng

Trong những năm vừa qua, do tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức
tạp, một số cơ chế, chính sách của Trung ương thay đổi cùng với những bất
lợi do điều kiện tự nhiên, điểm xuất phát thấp nên mặc dù có tốc độ tăng
trưởng kinh tế đạt khá nhưng Cao Bằng vẫn là một tỉnh nghèo so với cả
nước.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, các ngành,
các cấp, các doanh nghiệp và toàn thể nhân dân các dân tộc đã giúp kinh tế
- xã hội trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực trong năm
2011, đặc biệt, kinh tế tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá so với cùng
kỳ năm 2010. Cụ thể trong từng lĩnh vực như sau:
2.1. Về kinh tế
- Nông – lâm nghiệp
Giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp đạt 971,78/995,26 tỷ đồng
(đạt 97,64% kế hoạch, tăng 1,7% so với năm 2010. Tổng diện tích gieo
trồng cây trồng chính được 83 207,7 ha (đạt 99,9% kế hoạch). Tổng sản
lượng lương thực 240 000 tấn (đạt 102,6% kế hoạch) bằng 99,5% so với

cùng kỳ.
Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29

4


Do ảnh hưởng rét đậm, rét hại kéo dài và dịch bệnh bùng phát đầu năm
đã làm chết 32 317 con gia súc, trong đó trâu 15 137 con, bò 10 800 con,
ngựa 336 con và dê 6044 con, thiệt hại trên 770 ha lúa vụ Đông – Xuân.
Kết quả trồng rừng đạt thấp.Trồng rừng tập trung được 484/3400 ha.
Trong năm xảy ra 19 vụ chặt phá với 20,4 ha rừng bị phá hoại, thiệt hại
khoảng 265,8 triệu đồng. Trong năm cũng xảy ra 198 vụ vi phạm pháp luật
về khai thác bảo vệ rừng, tổng số tiền nộp phạt và bán lâm sản bị tịch thu
trên 4 tỷ đồng.
Các dịch vụ cung ứng vật tư, giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
thuốc thú y đảm bảo đầy đủ, kịp thời; công tác chuyển giao khoa học – kỹ
thuật được thực hiện thường xuyên; quan tâm đầu tư phát triển các vùng
sản xuất hàng hóa như: sản xuất lạc giống, thuốc lá, mía xuất khẩu..; cấp
nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn được chú trọng thực hiện.
- Công – thương nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 đạt 484,435 tỷ đồng (đạt 69,2%
kế hoạch) tăng 2% so với cùng kỳ năm 2010. Trong đó, kinh tế Nhà nước
đạt 67,7 tỷ đồng (đạt 84,4% kế hoạch), kinh tế ngoài Nhà nước đạt 416,7 tỷ
đồng (đạt 67,2% kế hoạch) tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2010.
Lưu thông hàng hóa trên địa bàn thuận lợi, thị trường ổn định; tổng mức
lưu chuyển hàng hóa bán lẻ trên địa bàn đạt trên 4757 tỷ đồng (đạt 119,2%
kế hoạch) tăng 20,5% so với cùng kỳ; các mặt hàng chính sách được cung
ứng kịp thời, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
Hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn có chuyển biến tích cực. Tổng
giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh đạt 348,771 triệu USD

(đạt 208,8% kế hoạch) tăng 73,5% so với năm 2010. Công tác quản lý thị
trường, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại được duy trì thường
xuyên, số vụ vi phậm giảm nhiều so với năm trước.
-

Dịch vụ

Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29

5


Doanh thu du lịch cả năm ước đạt 50 tỷ đồng, tăng 30% so với năm
ngoái, đẩy mạnh hợp tác du lịch với các huyện biên giới Trung Quốc; xây
dựng chương trình hợp tác du lịch 4 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang, Bắc
Kạn và Cao Bằng, phối hợp với viện văn hóa, trường Đại học Văn hóa Hà
Nội và viện khoa học phát triển nhân lực kinh tế và văn hóa tổ chức hội
thảo "Tiềm năng du lịch Cao Bằng".
Dịch vụ Thông tin và truyền thông tiếp tục phát triển về cơ sở vật chất
và phạm vi hoạt động; đồng thời đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và giảm
chi phí dịch vụ.
Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển.Các tuyến giao thông đường bộ cơ
bản thông suốt và an toàn cho các phương tiện hoạt động. Dịch vụ vận tải
đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân. Phong trào
xã hội hoá làm đường giao thông nông thôn tiếp tục được đẩy mạnh.
- Tài chính – ngân hàng
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 702,672 tỷ đồng, đạt
129,29% kế hoạch, tăng 17,43% so với năm 2010. Trong đó: thu nội địa đạt
490,937 tỷ đồng, đạt 121,2% kế hoạch, tăng 29,9% so với năm 2010; thu
xuất nhập khẩu được 181,961 tỷ đồng, đạt 223,3% kế hoạch, bằng 82,6%

so với cùng kỳ năm 2010. GDP bình quân đầu người đạt 668 USD.
Thực hiện tốt việc kiểm soát chi theo luật ngân sách nhà nước và Nghị
quyết số 11- NQ/CP. Tổng chi ngân sách địa phương đạt 3.171,964 tỷ
đồng, bằng 86,6% kế hoạch, tăng 7,7% so với năm 2010.
Triển khai thực hiện các chính sách về tiền tệ, tín dụng và hoạt động
ngân hàng, kịp thời điều chỉnh các mức lãi suất, tạo điều kiện cho các tổ
chức kinh tế, doanh nghiệp vay phát triển sản xuất. Đến 31/12/2011, tổng
nguồn vốn quản lý và huy động đạt 5.682 tỷ đồng, tăng 28%; tổng doanh số
cho vay đạt 4.143 tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ; doanh số thu nợ đạt
3.320 tỷ đồng, tăng 46%; tổng dư nợ đạt 4.665 tỷ đồng, tăng 21%, trong đó
nợ xấu chiếm 1% / tổng dư nợ.
Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29

6


-

Đầu tư – xây dựng

Tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển, năm 2011 tổng vốn
đầu tư toàn xã hội trên địa bàn đạt 5 700 tỷ đồng (đạt 100% kế hoạch); ban
hành nhiều văn bản nhằm đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng và giải
ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, năm 2011 đã giải ngân được 1462,739 tỷ
đồng (đạt 83,7% kế hoạch), trong đó vốn ngân sách Nhà nước 246,3 tỷ
đồng (đạt 90,8% kế hoạch), vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư theo mục tiêu
482 tỷ đồng (đạt 85,9% kế hoạch); vốn vay tín dụng 46,9 tỷ đồng (đạt
93,7% kế hoạch); vốn trái phiếu chính phủ 268,1 tỷ đồng (đạt 91,7% kế
hoạch); nguồn vốn ODA 80 tỷ đồng (đạt 100% kế hoạch); nguồn chương
trình mục tiêu quốc gia 138,3 tỷ đồng (đạt 44,8% kế hoạch) và nguồn kết

dư và vượt thu ngân sách Trung ương năm 2010 được 91,3 tỷ đồng (đạt
76,1% kế hoạch).
Trong năm đã hoàn thành và đưa vào sử dụng 145 dự án, trong đó 78 dự
án thuộc nguồn ngân sách tập trung và Trung ương hỗ trợ, 51 dự án thuộc
nguồn vốn trái phiếu chính phủ, đề án giáo dục, 16 dự án thuộc nguồn vốn
tín dụng và nguồn khác.
Thực hiện Nghị quyết 11/NQ-CP, tỉnh đã chỉ đạo rà soát cắt giảm vốn
đầu tư đối các dự án khởi công mới, các dự án không có khả năng hoàn
thành trong năm 2011 gồm 26 dự án với số vốn cắt giảm là 49,6 tỷ đồng;
thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên trong dự toán ngân sách năm
2011 với tổng số tiền 21.216 triệu đồng, trong đó cấp tỉnh 11.194 triệu
đồng, cấp huyện 10.023 triệu đồng.
- Tài nguyên – môi trường
Công tác quản lý nhà nước các lĩnh vực về tài nguyên môi trường được
tăng cường. Việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách pháp luật về
đất đai, khoáng sản, bảo vệ môi trường được quan tâm thực hiện. Công tác
lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đăng ký đất đai, quản lý tài nguyên
khoáng sản và bảo vệ môi trường được triển khai thực hiện thường xuyên.
Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29

7


Chỉ đạo thực hiện tốt công tác đo đạc bản đồ theo đúng trình tự, quy định;
ban hành Quy định cấp phép hoạt động đo đạc bản đồ trên địa bàn tỉnh; các
tiêu chí quản lý các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh, quy định về
quản lý và xử lý các loại phương tiện vi phạm trong khai thác khoáng sản
trái phép; sửa đổi, bổ sung các quyết định về bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư khi nhà nước thu hồi đất; quy định về trình tự thủ tục thu hồi đất, giao
đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Thường xuyên tổ chức kiểm tra, thanh tra hoạt động khoáng sản trên địa
bàn theo kế hoạch định kỳ và đột xuất, xử lý, xử phạt các hoạt động khai
thác trái quy định.
- Khoa học – công nghệ
Các hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ được đẩy mạnh; thực
hiện tốt công tác phổ biến, thông tin tuyên truyền cơ chế, chính sách và các
quy định về chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng
suất chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển doanh nghiệp và kinh tế tập thể
Thực hiện tốt việc sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước và triển khai
thực hiện luật Hợp tác xã. Năm 2011, toàn tỉnh thành lập mới 110 doanh
nghiệp và 32 hợp tác xã, 06 hợp tác xã và 36 doanh nghiệp dừng hoạt động.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 853 doanh nghiệp và 350 hợp tác xã. Các doanh
nghiệp và hợp tác xã đã giải quyết được việc làm cho nhiều lao động, góp
phần tăng thu ngân sách và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.
2.2. Về văn hóa – xã hội
-

Giáo dục – đào tạo

Chỉ đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học 2010-2011; tỷ lệ tốt nghiệp
THCS đạt 98,76%, tốt nghiệp THPT đạt 93,73%, tốt nghiệp giáo dục
thường xuyên THPT đạt 94,18%. Toàn tỉnh hiện có 609 trường học (tăng

Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29

8



53 trường so với năm học 2010 - 2011), trong năm 2011 tăng 09 trường
chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường chuẩn quốc gia toàn tỉnh lên 25
trường; huy động trẻ mẫu giáo đạt trên 83%, mẫu giáo 5 tuổi đạt trên
96,26%, trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt trên 98%. Duy trì và củng cố kết quả phổ
cập giáo dục THCS, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; phổ cập
giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt 6/13 huyện, thị. Tiếp tục đẩy nhanh tiến
độ thực hiện Đề án kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ giáo viên;
đến nay đã hoàn thành 161 công trình, 390 phòng học, 410 phòng công vụ
cho giáo viên. Công tác xã hội hoá trong giáo dục được đẩy mạnh, trong
năm 2011 đã xây dựng được 147 phòng ký túc xá cho học sinh vùng sâu,
vùng xa từ nguồn vốn tài trợ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công
thương Việt Nam. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, cuộc vận động "Mỗi thầy giáo, cô giáo là
một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực".
- Y tế - dân số, kế hoạch hóa gia đình
Công tác khám chữa bệnh, giám sát phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an
toàn thực phẩm cơ bản được thực hiện tốt. Quản lý và cung ứng kịp thời
thuốc phục vụ cho công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh. Thực hiện tốt
công tác phân tuyến kỹ thuật tại tuyến cơ sở. Thực hiện có hiệu quả các
chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế. Năm 2011 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
đạt 1,03%, mức giảm tỷ suất sinh 0,2‰; 15 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã,
5 trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Tình hình dịch bệnh HIV/AIDS còn diễn
biến phức tạp, trong năm, phát hiện mới 89 người nhiễm HIV; bệnh nhân
chuyển sang AIDS là 51 người, tử vong do AIDS 16 người; tổng số người
nhiễm HIV lũy tích là 2.958 người, lũy tích AIDS là 1.503 và 852 trường hợp
tử vong do AIDS. Tình trạng ngộ độc thực phẩm còn xảy ra, 24 vụ ngộ độc
thực phẩm với 115 người mắc, tử vong 20 người (giảm 4 vụ, số người mắc
tăng 79 người, tử vong tăng 04 người so với cùng kỳ năm 2010).
Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29


9


- Lao động - Thương binh và Xã hội
Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chính sách, dự án của Chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo năm 2011, toàn tỉnh giảm được 5.515 hộ
nghèo với tỷ lệ giảm nghèo 5,08%, đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 38,06%
năm 2010 xuống còn 32,98% năm 2011; mua thẻ bảo hiểm y tế cho
360.388 người nghèo, hỗ trợ tiền điện cho 114.515 lượt hộ nghèo, trợ cấp
khó khăn cho 44.093 hộ nghèo. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 28%, bằng
100% kế hoạch; trong đó, đào tạo nghề 21/21%; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thị
xã, thị trấn 5,2/5,2%, (đạt 100% kế hoạch); tư vấn việc làm cho 15 110 lượt
người, giải quyết việc làm cho 9 638 lao động. Công tác phòng chống tệ
nạn xã hội, bảo vệ, chăm sóc trẻ em và các chế độ ưu đãi người có công,
gia đình chính sách được quan tâm thực hiện; giải quyết việc làm cho 8 166
lao động (đạt 86,85% kế hoạch). Thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP
của Chính phủ, tỉnh đã triển khai xây dựng 89/141 công trình cơ sở hạ tầng,
tuyển chọn 44 tri thức trẻ có trình độ đại học tăng cường về làm Phó chủ
tịch UBND các xã thuộc 05 huyện nghèo và thu hút 137 trí thức trẻ về công
tác tại các xã; cấp học bổng cho 6.099 học sinh dân tộc thiểu số tại các
trường Dân tộc nội trú...
- Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Công tác quản lý nhà nước về văn hóa được tăng cường; hoạt động văn
hóa nghệ thuật, thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh; phong trào "Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được các cấp các ngành tập trung
chỉ đạo: Năm 2011, toàn tỉnh có 88% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn
hoá; 77% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá; 47% xóm, tổ dân phố đạt tiêu
chuẩn văn hoá; 56,1% số đơn vị cơ sở có nhà văn hoá. Phong trào thể dục thể thao tiếp tục phát triển, chất lượng các giải thi đấu thể thao quần chúng
trong tỉnh từng bước được nâng lên; đã tổ chức 09 giải thể thao cấp tỉnh;

tham gia thi đấu 10 giải thể thao khu vực và toàn quốc, đạt 06 huy chương
các loại; 04 vận động viên đạt đẳng cấp quốc gia. Quan hệ giao lưu hợp tác
Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29

10


phát triển du lịch với Quảng Tây - Trung Quốc được đẩy mạnh, lượng
khách trong nước và quốc tế đến Cao Bằng tham quan du lịch đạt 358.800
lượt người, tăng 12,5% so với năm 2010; doanh thu từ du lịch đạt 58 tỷ
đồng, tăng 18,4% so với năm 2010.
- Báo chí – thông tin truyền thông
Các phương tiện thông tin đại chúng tập trung tuyên truyền, phản ánh
kịp thời các sự kiện nổi bật của tỉnh trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn
hoá xã hội, an ninh quốc phòng; tuyên truyền việc học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh, các hoạt động kỷ niệm, ngày lễ lớn của đất
nước và của tỉnh. Chỉ đạo các cơ quan báo chí duy trì và nâng cao chất
lượng các chuyên trang, chuyên mục đáp ứng nhu cầu của nhân dân, đồng
thời thực hiện tốt các quy định của pháp luật trong việc quản lý xuất bản và
quảng cáo trên báo chí, văn bản phẩm, mạng điện tử.
Mạng lưới bưu chính - viễn thông luôn đảm bảo thông suốt, đáp ứng
nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đến nay,
toàn tỉnh có192 điểm phục vụ bưu chính, 159 điểm bưu điện văn hóa xã với
bán kính phục vụ bình quân là 3,36km/điểm, số dân phục vụ bình quân
2.925 người/điểm; 120/199 xã có báo Nhân dân đến trong ngày; 100% các
huyện, thị được phủ sóng di động với 605 trạm thu phát sóng điện thoại di
động (BTS), mật độ thuê bao điện thoại đạt 80 máy/100 dân.
- Công tác Dân tộc
Việc triển khai thực hiện chính sách dân tộc có nhiều chuyển biến tích
cực; Các chương trình dự án và chính sách đối với đồng bào dân tộc được

đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án thuộc Chương trình 135
giai đoạn II được 36.491,788 triệu đồng, bao gồm các dự án: Dự án cơ sở
hạ tầng; Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; Dự án đào tạo; Duy tu bảo dưỡng
công trình; Hỗ trợ học sinh con hộ nghèo các cấp của năm học 2010-2011; Hỗ
trợ di chuyển chuồng trại, làm nhà vệ sinh hợp vệ sinh môi trường. Chương
trình đầu tư xây dựng Trung tâm cụm xã (đầu tư được 15 trung tâm cụm xã
trong đó đầu tư mới 02 trung tâm, 13 trung tâm đầu tư chuyển tiếp).
- Công tác an ninh – quốc phòng:
Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29

11


+ Công tác quân sự địa phương và An ninh trật tự
Lực lượng vũ trang quán triệt, làm tốt công tác tham mưu cho cấp uỷ,
chính quyền triển khai các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ
quốc phòng tại địa phương; tổ chức thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ sẵn
sàng chiến đấu; thường xuyên nắm chắc tình hình biên giới, nội địa; duy trì
thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa 3 lực lượng theo Nghị định số
77/2010/NĐ-CP, ngày 13/7/2010 của Chính phủ; phối hợp bảo vệ an toàn
cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIII và bầu cử đại biểu HĐND các
cấp nhiệm kỳ 2011 – 2016. Chỉ đạo xây dựng Đề án xây dựng Khu vực
phòng thủ tỉnh, huyện giai đoạn 2010-2015, đề án thực hiện Luật Dân quân
tự vệ giai đoạn 2011-2015, diễn tập khu vực phòng thủ huyện Trà Lĩnh,
Thạch An; diễn tập phòng cháy, chữa cháy rừng huyện Trùng Khánh; diễn
tập chiến đấu trị an xã, cụm xã, phường, thị trấn theo chỉ tiêu; tổ chức thực
hiện tốt công tác tuyển quân, huấn luyện quân dự bị năm 2011 và bồi
dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho các đối tượng.
Tình hình an ninh biên giới cơ bản ổn định, chủ quyền lãnh thổ được
giữ vững, quan hệ hợp tác giữa lực lượng bảo vệ biên giới hai nước Việt

Nam-Trung Quốc ngày càng được củng cố và phát triển.
An ninh nội bộ, nội địa, trong vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo cơ bản
ổn định, không xảy ra các điểm nóng; hoạt động của tà đạo Dương Văn
Mình có nhiều diễn biến mới, phức tạp, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên
Đán và thời điểm diễn ra bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân
các cấp.
Hoạt động của các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật vẫn
diễn biến phức tạp và ngày càng tinh vi, như: tội phạm về ma tuý, buôn bán
phụ nữ và trẻ em, đưa người qua biên giới làm thuê, xuất nhập cảnh trái
phép, buôn lậu gian lận thương mại, khai thác vận chuyển khoáng sản trái
phép và các loại tội phạm hình sự khác. Phát hiện 329 vụ phạm pháp hình
sự, giảm 05 vụ so với năm 2010, làm chết 11 người, bị thương 57 người, tài
sản thiệt hại trị giá khoảng 4 tỷ đồng. Tai nạn giao thông xảy ra 155 vụ,

Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29

12


làm chết 62 người, bị thương 177 người tăng 41 vụ, tăng 10 người chết,
tăng 49 người bị thương so với cùng kỳ năm 2010; xử lý 21.013 trường
hợp vi phạm Luật giao thông đường bộ; cháy nổ xảy ra 11 vụ, chết 02
người, thiệt hại tài sản trị giá trên 1 tỷ đồng.
Chỉ đạo ban hành Nghị quyết lãnh đạo nền quốc phòng toàn dân giai
đoạn 2011-2015. Chỉ đạo phối hợp tổ chức hội nghị hướng dẫn thành lập
thí điểm chi bộ quân sự xã, phường, thị trấn theo hướng dẫn của Trung
ương và công tác phát triển đảng viên trong lực lượng dân quân tự vệ, dự bị
động viên ở cơ sở trên địa bàn tỉnh; Chỉ đạo sơ kết, tổng kết một số Nghị
quyết, Chỉ thị của Trung ương của tỉnh về công tác quốc phòng.
+ Nội chính

Các ngành trong khối nội chính cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên
môn của ngành đã đề ra. Các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử đã phối kết
hợp chặt chẽ trong quá trình tố tụng, ít để xảy ra vụ việc oan sai, hoặc bỏ
lọt tội phạm. Thanh tra các cấp, các ngành đã tiến hành 238 cuộc thanh tra
và kiểm tra về các lĩnh vực hành chính, kinh tế - xã hội, phòng chống tham
nhũng, thanh kiểm tra chuyên ngành. Tăng cường công tác tuyên truyền,
phổ biến, quán triệt pháp luật về phòng, chống tham nhũng tới cán bộ đảng
viên và quần chúng nhân dân. Công tác cải cách các thủ tục hành chính có
nhiều chuyển biến tích cực, công tác phối hợp với các cơ quan chức năng
kiểm tra, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, chống sản xuất, buôn bán
hàng giả, buôn lậu và gian lận thương mại được thực hiện tốt. Triển khai có
hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và công tác
xây dựng, xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
+ Ngoại vụ, biên giới
Tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 1326/CT-TTG ngày
27/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thực hiện
các văn kiện biên giới trên đất liền Việt Nam- Trung Quốc; tổ chức triển
khai các Chỉ thị của Trung ương và của tỉnh về công tác công tác đối ngoại
và quản lý biên giới.Tiếp tục thực hiện tốt công tác ổn định nhân dân biên

Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29

13


giới sau PGCM và các Hiệp định về Quản lý biên giới, quản lý cửa khẩu
trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc; chỉ đạo Đại hội Hội hữu nghị Việt Trung tỉnh Cao Bằng lần thứ II nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đại hội Liên hiệp
các tổ chức Hữu nghị lần thứ I nhiệm kỳ 2011- 2016; Lễ kỷ niệm 61 năm
ngày thiết lập quan hệ ngoại giao và đón tết cổ truyền hai nước Việt Nam Trung Quốc. Duy trì thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về viện trợ
phi chính phủ nước ngoài tại địa phương.

Hướng dẫn và quản lý hoạt động của 30 đoàn vào với 200 lượt khách
quốc tế đến thăm, làm việc, trong đó có 02 đoàn đại biểu thành phố Bách
Sắc - Quảng Tây - Trung Quốc; 02 đoàn Đại biểu thành phố Sùng Tả Quảng Tây - Trung Quốc. Cử 76 đoàn với 550 lượt cán bộ, công chức, viên
chức của tỉnh đi nước ngoài tham dự hội nghị, hội thảo, tham quan, trao đổi
kinh nghiệm và học tập.
3. Phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 2012
3.1. Phương hướng
 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy
Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện 6 chương trình công tác
trọng tâm thực hiện Nghị Quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội
XVII Đảng bộ tỉnh; triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, kết luận
của Trung ương và của tỉnh; chỉ đạo thực hiện chỉ thị 03-CT/TW ngày
14/5/2011 của Bộ Chính trị và các hướng dẫn của Trung ương về tiếp tục
đẩy mạnh thực hiện học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.;
tập trung mọi nguồn lực xây dựng thị xã Cao Bằng trở thành Thành phố
Cao Bằng cuối năm 2012; đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ để
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy
nhanh tiến độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư và giải phóng mặt bằng để
thực hiện các công trình và dự án trên địa bàn tỉnh. Tạo bước chuyển biến
mới về chất lượng trên các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục – đào tạo; giảm
nghèo nhanh và bền vững, giải quyết tốt các chính sách xã hội, chính sách
dân tộc. Nâng cao năng lực lãnh đạo và điều hành của tổ chức Đảng và

Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29

14


chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở. Tăng cường công tác kiểm tra của các
cấp ủy đảng, khắc phục những tồn tại, yếu kém ở các cấp, các ngành, Nâng

cao hiệu quả quản lý, hiệu quả đầu tư xây dựng; thực hành tiết kiệm, đấu
tranh chống tham nhũng, lãng phí. Tăng cường công tác tuyên truyền, vận
động quần chúng, nâng cao chất lượng hoạt động của các đoàn thể nhân
dân. Củng cố quốc phòng, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân vững
chắc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Tăng cường các
hoạt động giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế - xã hội với nước ngoài, nhất
là với Khu tự trị dân tộc Choang – Quảng Tây, Trung Quốc.
Chỉ đạo tổ chức tốt các sự kiện lớn của tỉnh: Hội nghị lần thứ V, Ủy ban
công tác liên hợp giữa các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà
Giang với khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây, Trung Quốc; Lễ công bố
quyết định thành lập Thành phố Cao Bằng gắn với chương trình du lịch qua
các miền di sản Việt Bắc.
 Các chỉ tiêu chủ yếu
- Tổng sản phẩm (GDP) tăng trên 12,8%. (Trong đó: Nông, lâm, ngư
nghiệp tăng trên 3,5%; Công nghiệp, xây dựng tăng trên 12%; Dịch vụ tăng
trên 16%). Thu nhập bình quân đầu người đạt 15,8 triệu đồng/năm (tương
đương 752USD).
- Tỷ trọng cơ cấu các ngành kinh tế trong GDP: nông, lâm, ngư nghiệp
26%; công nghiệp, xây dựng 22%; dịch vụ 52%.
- Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt trên 239 ngàn tấn; giá trị sản
xuất nông nghiệp đạt trên 22 triệu đồng/ha.
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn 227 triệu USD, trong đó
kim ngạch xuất khẩu 155 triệu USD, kim ngạch nhập khẩu 72 triệu USD.
- Thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 800 tỷ đồng. Trong đó: thu nội
địa 665 tỷ đồng; thu thuế xuất nhập khẩu 135 tỷ đồng.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội 6.550 tỷ đồng.
- Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi đạt 180/199 xã; mỗi huyện,
thị có thêm ít nhất 01 trường đạt chuẩn quốc gia.
- Giảm tỷ suất sinh 0,2%o; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1%.


Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29

15


- Có 7,4 bác sĩ/vạn dân; 70% trạm y tế xã có bác sỹ; xây dựng 5 trạm
y tế xã đạt chuẩn quốc gia; 10 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng cuối năm 2012 còn dưới
20,8%.
- Tỷ lệ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa 77%; tỷ lệ làng, xóm, tổ dân
phố đạt tiêu chuẩn văn hóa 46%; tỷ lệ cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hóa 88%;
tỷ lệ đơn vị có nhà văn hóa 56,7%.
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 3% trở lên.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo 30%, trong đó đào tạo nghề 22%; giải
quyết việc làm mới cho 9.500 lao động; giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thị xã, thị
trấn xuống còn 5%.
- Thành lập Thành phố Cao Bằng trực thuộc tỉnh Cao Bằng.
- Tỷ lệ che phủ rừng 52%.
- Phấn đấu đạt trên 75% dân cư thành thị được dùng nước sạch, trên
87% dân cư nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh.
- Số cơ sở đảng đạt tiêu chuẩn trong sạch, vững mạnh là 75%; tăng 80
xóm có chi bộ, kết nạp 2000 đảng viên mới trở lên; duy trì số xóm có đảng
viên.
3.2. Nhiệm vụ
 Kinh tế
Tập trung chỉ đạo thực hiện các chương trinh trọng tâm thực hiện Nghị
quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ tỉnh trong
lĩnh vực kinh tế; triển khai thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn
mới theo kế hoạch đề ra.
Tăng cường chỉ đạo phát triển nông lâm nghiệp, tập trung phát triển cây

trồng, vật nuôi gắn với chế biến, sản xuất hàng hóa được xác định trong
chương trình trọng tâm của tỉnh. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả đề án phòng
chống rét cho trâu bò.
Chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh sản xuất công
nghiệp; tiếp tục triển khai thực hiện các dự án sản xuất công nghiệp trọng
điểm. Tăng cường thu hút đầu tư phát triển, hoàn thiện hạ tầng các khu,
cụm công nghiệp. Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phục vụ

Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29

16


phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nhất là công nghiệp chế biến,
sản xuất hàng xuất khẩu.
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng công nghiệp; tiếp tục triển khai thực hiện
các dự án công nghiệp trọng điểm. Tăng cường công tác quản lý nhà nước
về các hoạt động khoáng sản, thẩm định lại công nghệ; rà soát, cân đối,
điều tiết hợp lý nguyên liệu cho các cơ sở chế biến nhằm sử dụng hợp lý và
có hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái và ứng phó với
biến đổi khí hậu. Chỉ đạo các địa phương xử lý, giải tỏa những điểm khai
thác khoáng sản trái phép, nhất là khoáng sản vàng; thực hiện đồng bộ,
hiệu quả quyết định của UBND tỉnh về xử lý tang vật, phương tiện khai
thác khoáng sản trái phép; tăng cường trách nhiệm của các huyện trong
việc giải quyết tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông Hiến. Thực hiện tốt cơ
chế phối hợp giữa tỉnh Cao Bằng và tỉnh Bắc Kạn để giải quyết dứt điểm
các hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Tiếp tục đôn đốc các nhà đầu
tư triển khai các dự án phát triển thủy điện được cấp phép.
Ưu tiên tập trung cao độ nguồn lực và các giải pháp để thực hiện tốt
công tác giải phóng mặt bằng khu đô thị mới Đề Thám; triển khai đồng bộ

các dự án, công trình trên địa bàn thị xã để đạt mục tiêu thành lập Thành
phố Cao Bằng trực thuộc tỉnh.
Chỉ đạo rà soát, điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Cao Bằng đến 2020, tầm nhìn đến năm 2025; bổ sung, điều chỉnh cơ
chế, chính sách thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh, tập trung vào các dự án
Khu kinh tế cửa khẩu (trọng tâm là cửa khẩu Tà Lùng, Phục Hòa), Khu đô
thị mới Đề Thám; khu di tích lịch sử Pác Bó, thác Bản Giốc... tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát các công trình, dự án đã được cấp giấy chứng
nhận đầu tư. Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ công tác các tuyến đường và dự án
đường Hồ Chí Minh, các công trình giao thông trọng điểm.
Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; khuyến khích

Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29

17


đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông
nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.
 Văn hóa – xã hội
Nâng cao chất lượng kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, chống mù chữ,
phổ cập giáo dục trung học cơ sở; đẩy mạnh thực hiện và hoàn thành phổ
cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2012; tiếp tục triển khai phổ
cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi. Giảm tỷ lệ học sinh yếu kém ở
các cấp học, tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đảm bảo
chuẩn về trình độ đào tạo. Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo của các
trường cao đẳng, trung tâm giáo dục thường xuyên của tỉnh; thực hiện tốt
việc xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, đề án kiên cố trường học và

nhà công vụ. Tiếp tục phối hợp với trường đại học Quảng Tây – Trung
Quốc đào tạo đại học và sau đại học.
Củng cố và phát triển hệ thống y tế từ tuyến tỉnh đến cơ sở. Thực hiện
có hiệu quả các dự án, Chương trình mục tiêu y tế quốc gia; nâng cao chất
lượng chuẩn đoán, điều trị và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng trang thiết
bị y tế; đa dạng hóa các loại hình dịch vụ y tế. Thực hiến tốt phân tuyến
chuyên môn kỹ thuật theo từng tuyến để giảm bớt tình trạng quá tải ở tuyến
trên và đảm bảo cho mọi người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế có
chất lượng.
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác
Hồ vĩ đại”. Tập trung nâng cao chất lượng tổ, xóm, cơ quan, đơn vị, gia
đình văn hóa. Đầu tư xây dựng một số hạng mục công trình du lịch trọng
điểm. Tăng cường kiểm tra các hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn
hóa, du lịch, các hoạt động quảng cáo trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án, chính sách hỗ trợ
giảm nghèo tại 05 huyện nghèo của tỉnh theo Nghị quyết 30a của Chính
phủ và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, hạn chế tối đa hiện
tượng tái nghèo. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ ưu đãi người có

Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29

18


công với nước và các đối tượng bảo trợ xã hội; thực hiện tốt công tác xuất
khẩu lao động, nâng cao chất lượng đào tạo nghề gắn với giải quyết việc
làm; tăng cường chỉ đạo thực hiện các Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
về công tác bảo hiểm.
 Quốc phòng – an ninh, nội chính

Duy trì tốt chế độ trực sẵn sàng chiến đấu; tăng cường công tác nắm tình
hình an ninh biên giới, nội địa, vùng có đạo; ngăn chặn ảnh hưởng của tà
đạo Dương Văn Mình; chỉ đạo xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trên
biên giới, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới.
Phối hợp tổ chức tốt công tác phổ biến tuyên truyền giáo dục pháp
luật; phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp triển khai có
hiệu quả Nghị định thư phân giới cắm mốc, Hiệp định về quy chế quản lý
biên giới, Hiệp định về cửa khẩu và quản lý cửa khẩu; đồng thời hướng
dẫn, tuyên truyền nhân dân canh tác, quản lý những khu vực thuộc sau
phân giới cắm mốc.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát về trật tự an toàn giao thông.
Chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung Năm an toàn giao thông; thực hiện tốt
việc đấu tranh trân áp, truy quét tội phạm hình sự, ma túy và tuyên truyền
thực hiện luật giao thông đường bộ trong các cơ quan, trường học; tham
mưu đề xuất các giải pháp về kiềm chế tai nạn giao thông, tổ chức tuần tra,
kiểm soát xử lý việc xe ô tô vận chuyển hàng hóa quá tải, quá khổ trên địa
bàn; tăng cường kiểm tra, xử lý các hoạt động khai thác vàng, khoáng sản
trái phép, vi phạm về kinh tế, môi trường trên địa bàn tỉnh.
 Ngoại vụ, biên giới
Tăng cường hoạt động ngoại giao chính trị để tạo môi trường thuận lợi
cho hoạt động ngoại giao, kinh tế, văn hóa, đối ngoại nhân dân và thực hiện
văn kiện pháp lý biên giới; đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình
thực hiện Quyết định 143/QĐ/TTg ngày 31/08/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt kinh phí hỗ trợ, đền bù, tái định cư sau phân giới
cắm mốc. Thực hiện tốt Chỉ thị số 16-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy
về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện Chỉ thị số
Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29

19



1326/CT-TTg ngày 27/07/2010 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức triển
khai thực hiện các văn kiện biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc;
triển khai có hiệu quả các thỏa thuận quốc tế, các hoạt động đối ngoại nhân
dân. Tăng cường mối quan hệ hợp tác hữu nghị với thành phố Sùng Tả,
Bách Sắc, Khu tự trị dân tộc Choang – Quảng Tây, Trung Quốc.
 Xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể
Chỉ đạo tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm
2012; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng việc triển khai học tập, quán
triệt các chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương, của tỉnh; chỉ đạo đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, cổ vũ các phong trào thi đua yêu nước, động viên
các tầng lớp nhân dân phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và 6 chương trình trọng
tâm của Tỉnh ủy.
Chỉ đạo tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ ở các cấp, các
ngành; phát triển đảng viên mới, tăng xóm có chi bộ; làm tốt công tác quy
hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ.
Chỉ đạo triển khai có hiệu quả công tác xây dựng mô hình “Dân vận
khéo”, kiểm tra việc tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng về Công
tác dân vận; các Chỉ thị, Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban bí thư
về công tác vận động quần chúng; Nghị quyết Trung ương 7 (khóa IX) của
Đảng về công tác dân tộc, tôn giáo; thông báo 160-TB/TW “về chủ trương
công tác đối với đạo Tin lành”, sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của
Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận, công tác vận động quần chúng.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phong
trào thi đua lao động, sản xuất, tăng cường tuyên truyền các phong trào thi
đua yêu nước. Chỉ đạo Đại hội Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
tỉnh Cao Bằng; Đại hội Hội Cựu chiến binh tỉnh nhiệm kỳ 2012 – 2017;
củng cố, kiện toàn các tổ chức Hội, Hội đặc thù. Tiếp tục tuyên truyển chỉ
đạo thực hiện 06 chương trình công tác trọng tâm của Tỉnh ủy; Tích cực

đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp tuyên truyền, vận động nhằm

Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29

20


tăng cường tính đồng thuận trong xã hội. Thường xuyên nắm chắc diễn
biến tư tưởng cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Tiếp tục củng cố và phát triển khối đại đoàn kết dân tộc gắn với việc
phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thực hiện tốt chức năng giám sát và
phản biện xã hội; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp; đẩy mạnh
công tác tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và các tầng lớp nhân
dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội năm 2011.

II. Khái quát về trường chính trị Hoàng Đình Giong
Trường chính trị tỉnh Cao Bằng được thành lập từ những năm 50 của thế
kỷ XX với tên gọi ban đầu là Trường Đảng tỉnh. Đến tháng 08/09/1992,
thực hiện Nghị quyết số 232/NQ – NS – TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy
Cao Bằng về việc sáp nhập ba trường: Trường Đảng Hoàng Đình Giong,
Trường Hành chính tỉnh, Trung tâm giáo dục chính trị thuộc Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy, trường đã được thống nhất lấy tên là: " Trường Chính trị
Hoàng Đình Giong".
1. Về tên trường
Trường được vinh dự mang tên đồng chí Hoàng Đình Giong, một trong
những người Cộng sản đầu tiên của tỉnh Cao Bằng.
Đồng chí Hoàng Đình Giong sinh ngày 01/06/1904, tại xã Đề Thám,

huyện Hoà An, nay thuộc thị xã Cao Bằng; là người dân tộc Tày. Với lòng
yêu nước nồng nàn, đồng chí đã sớm tham gia cách mạng trước những năm
30 của thế kỷ 20. Tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng năm 1935 tại Ma - Cao
(Trung Quốc), đồng chí được bầu vào BCHTƯ Đảng khoá I. Sau cách
mạng tháng 8-1945, Đồng chí được Bác Hồ đặt tên là Vũ Đức, và đồng chí
Võ Nguyên Giáp giao cho chức vụ “tư lệnh quân Nam Tiến”. Đồng chí
Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29

21


Hoàng Đình Giong hy sinh ngày 17-3-1947 tại tỉnh Ninh Thuận.Sau khi
miền Nam hoàn toàn giải phóng năm 1975, đất nước thống nhất, hài cốt
của đồng chí được cải táng về nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội) ngày
31/8/1980.
2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ
Vị trí: Trường Chính Trị Hoàng Đình Giong tỉnh Cao Bằng là đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Tỉnh uỷ, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên
của Ban thường vụ tỉnh uỷ.

Cổng chính Trường chính trị Hoàng Đình Giong – tỉnh Cao Bằng
Chức năng: Tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ
thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ công chức ở địa phương về lý luận chính
trị- hành chính, đường lối, nghị quyết của Đảng; pháp luật của Nhà
nước,kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội, kiến thức về pháp
luật và quản lý nhà nước và một số lĩnh vực khác.
Nhiệm vụ:

Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29


22


- Mở các lớp đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng, chính
quyền các đoàn thể nhân dân ở cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các đơn
vị tương đương).
- Mở các lớp trung học chính trị, trung học hành chính, tập trung tại
chức cho các đối tượng:
+ Ở cấp huyện thị là trưởng phó ban Đảng, trưởng phó phòng, trưởng
phó đoàn thể, chuyên viên, cán sự hành chính trong bộ máy chính quyền,
bộ máy đảng, đoàn thể.
+ Ở cấp tỉnh là trưởng phó phòng trực thuộc, ban ngành tỉnh, giám đốc,
phó giám đốc, bí thư, phó bí thư đảng uỷ, trưởng phó các đoàn thể ở công
ty doanh nghiệp, bệnh viện, trường học trực thuộc...các chuyên viên, cán
sự hành chính trong bộ máy đảng, chính quyền và đoàn thể.
- Mở các lớp bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ về công tác xây dựng
đảng, quản lý hành chính nhà nước, công tác vận động quần chúng nhân dân.
- Tổ chức các loại hình lớp dài hạn và ngắn hạn khác.
- Tổ chức nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan
đến nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng do Đảng đảm nhận.
- Tham gia nghiên cứu khoa học và tổng kết những kinh nghiệm thực
tiễn ở địa phương.
3. Nguyên tắc và tổ chức bộ máy
3.1.

Nguyên tắc

Các tổ chức trong trường được tổ chức theo quy định của Học viện
Chính trị-Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và có sự vận dụng để phù hợp

với đặc điểm của trường, bảo đảm hoạt động đồng bộ, thực hiện tốt các
nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.
3.2.

Tổ chức bộ máy

Thực hiện Quyết định số 88 – QĐ/TW ngày 03/09/1998 và Quyết định
số 184 – QĐ/TW ngày 03/09/2008 của Ban bí thư Trung ương Đảng về
chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của trường chính trị tỉnh, thành
Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29

23


phố trực thuộc Trung ương; đến quý II/2011 bộ máy tổ chức của nhà
trường được hoàn thiện bao gồm đủ 04 khoa và 03 phòng như quy định.
Đến nay (quý II/2012) biên chế của nhà trường có 42 người, giảng dạy có
29 người và hành chính phục vụ có 13 người (Phòng Tổ chức – Hành chính
– Quản trị có 11 cán bộ, nhân viên; Phòng Khoa học – Thông tin – Tư liệu
có 02 nhân viên). Về trình độ: thạc sỹ có 09 người, đại học có 24 người
được bố trí ở các bộ như sau:
- Ban giám hiệu: 03 người, Hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng phụ
trách các mảng công việc chính là giảng dạy – đào tạo, hành chính và
nghiên cứu khoa học.
- Các phòng: 03 phòng, cụ thể:
+ Phòng Đào tạo: 04, Trưởng phòng và o3 giảng viên, trong đó 01 giảng
viên đang đi học cao học ở nước ngoài theo chương trình 165 của Ban Tổ
chức Trung ương.
+ Phòng Khoa học – Thông tin – Tư liệu: 03 người, Trưởng phòng và
02 cán bộ.

+ Phòng Tổ chức – Hành chính – Quản trị: 11 người, trong đó có
Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và 09 cán bộ, nhân viên.
- Các khoa: 04 khoa, cụ thể như sau:
+ Khoa Lý luận Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh: 09 người,
Trưởng khoa, Phó trưởng khoa và 07 giảng viên, trong đó 01 giảng viên
đang đi học nghiên cứu sinh ở nước ngoài theo Chương trình 165 của Ban
Tổ chức Trung ương.
+ Khoa Xây dựng Đảng: 03 người, Trưởng khoa và 02 giảng viên, trong
đó 01 giảng viên đang học cao học tại Học viện Chính trị - Hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh.
+ Khoa Dân vận: 02 người, Phó trưởng khoa và 01 giảng viên.
+ Khoa Nhà nước và Pháp luật: 06 người, Phó trưởng khoa và 05 giảng
viên.
Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29

24


Ngoài ra trường còn thành lập các hội đồng nhà trường : hoạt động
mang tính chất tư vấn cho hiệu trưởng thường xuyên hoặc nhất thời.

Trương Quốc Đạt - Lịch sử Đảng K29

25


×