Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

Đặc điểm du kí việt nam nửa đầu thế kỷ XX (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.75 KB, 54 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

-------------------------

NGUYỄN HỮU LỄ

ĐẶC ĐIỂM DU KÍ VIỆT NAM
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số
: 62220121

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ
VĂN HOÁ VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Trần Thái Học

Huế - 2015


NGUYỄN HỮU LỄ

CHARACTERISTICS OF VIETNAM
TRAVEL WRITING IN THE FIRST HALF
OF THE TWENTIETH CENTURY
Specialization: Vietnam Literature
Code
: 62 22 01 21



A SUMMARY OF DISSERTATION ON
VIETNAMESE LANGUAGE AND
CULTURE
The scientific guidance:
Associate Prof. Dr. Trần Thái Học

Huế, 2015




MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Từ trước đến nay, trong nghiên cứu văn học, người ta chú ý
đến thể loại văn học đã rõ ràng. Bộ phận văn học nằm giữa ranh giới
với các thể loại khác thường bị bỏ quên. Du kí Việt Nam đã nằm
trong trường hợp đó.
1.2. Đầu của thế kỉ XXI, du kí được các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước quan tâm. Trong văn học Việt nam, du kí đã bùng phát
hai lần: lần thứ nhất vào nửa đầu thế kỉ XX, lần thứ hai vào đầu thế kỉ
XXI. Tuy nhiên, trong một thời gian khá dài, du kí chưa được nghiên
cứu một cách đầy đủ và nghiêm túc. Vì thế, ở Việt Nam, chưa có
công trình lí luận và lịch sử dành riêng về du kí. Chúng tôi muốn đặt
vấn đề: làm sao để tháo gỡ những đường ranh thể loại du kí với các
thể loại khác? Làm sao để xác định đặc điểm của du kí không phải
bằng sự suy lí mà bằng cách khảo cứu thực tiễn sáng tác của nó?.
1.3.Trải qua quá trình hình thành và phát triển, du kí Việt Nam
đã tồn tại như một thể loại văn học. Đến nửa đầu thế kỉ XX, có sự
xuất hiện nhiều tác giả, tác phẩm du kí đăng trên các báo và tạp chí.

Sức hấp dấn của du kí đã thu hút nhiều nhà báo, nhà văn, học sinh, du
khách bởi sự mới mẻ của thể loại này. Trong quá trình hiện đại hóa
văn học nửa đầu thế kỉ XX, du kí là bộ phận văn học đã từng có vị
thế trên văn đàn và có nhiều đóng góp quan trọng. Du kí Việt Nam
nửa đầu thế kỉ XX cần phải được nghiên cứu một cách đầy đủ và
nghiêm túc để làm sáng tỏ một số vấn đề : loại hình, thể loại, đặc
trưng và vị trí của nó đối với quá trình phát triển của lịch sử văn học
dân tộc.
Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài:




của thể loại khác và chỉ ra những tác phẩm không phải là du kí đã
gây hiểu nhầm cho nhiều người.
- Luận án tiếp cận du kí trên phương diện nội dung và hình
thức để dựng lại diện mạo của du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX với
những đặc trưng cơ bản của nó. Việc nghiên cứu về phong cách tác
giả càng khẳng định du kí nửa đầu thế kỉ XX là bộ phận văn học
quan trọng.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo để biên soạn giáo trình, tài liệu học tập và nghiên cứu cho
các ngành: văn học, văn hóa học, du lịch.
6. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận án có tất cả 5
chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Vấn đề lí thuyết thể loại và lịch sử du kí Việt Nam
Chương 3: Đặc điểm nội dung của du kí Việt Nam nửa đầu thế
kỉ XX

Chương 4: Đặc điểm nghệ thuật của du kí Việt Nam nửa đầu thế
kỉ XX
Chương 5: Các phong cách du kí Việt Nam tiêu biểu nửa đầu thế
kỉ XX





trình của nhân vật di chuyển qua các không gian khác nhau. So sánh
cốt truyện du kí với cốt truyện của truyện kể: cốt truyện của du kí
phụ thuộc người trần thuật; cốt truyện truyện kể phụ thuộc vào nhân
vật. Vì vậy, trong tác phẩm du kí, người kể chuyện đóng vai trò quan
trọng đối với cốt truyện, tức là điều khiển câu chuyện theo một ý đồ
nhất định.
Kết cấu của tác phẩm du kí là kết cấu một chiều, theo nguyên tắc
trật tự của thời gian. Nó có thể bỏ qua một khoảng thời gian nào đó
chứ không quay trở lại. Tọa độ của kết cấu chính là điểm giao nhau
của hai trục: trục tung để liên kết các sự kiện trong cuộc hành trình,
trục hoành là các khoảng cách văn hóa được xác lập ở người đọc
trong mối quan hệ giữa tác giả và độc giả.
Đặc trưng cấu trúc của du kí là cấu trúc khúc đoạn theo trục thời
gian với bốn kiểu kết cấu tiêu biểu: kết cấu trực quan, kết cấu truyện
lồng trong truyện, kết cấu nhật trình, kết cấu đan xen tự sự - trữ tình.
Điểm nhìn trần thuật trong du kí là điểm nhìn bên ngoài, nơi chủ
thể lựa chọn nó để phản ánh. Ý đồ của tác giả thể hiện cách lựa chọn,
và ưu tiên các sự kiện xảy ra trong cuộc hành trình.
Không gian trong du kí có hai loại.

5


là không

gian của lộ trình, bao gồm: địa điểm, địa danh, và các yếu tố biểu thị
không gian như: phương tiện đi lại, nhà cửa, đền đài, chùa chiền,
thắng cảnh, cây cối, núi non,...

O là không gian

mang ý nghĩa của chuyến đi như là sự trở về cội nguồn, trải nghiệm.
Mỗi kiểu đi có cách mô tả không gian khác nhau để thể hiện những ý
niệm khác nhau.



GQ YQ N QOæ
k (1831) của Lý Văn Phức (1785 - 1849),

+

WUuQKFKtOæ
k (1834) của Phan Huy Chú (1782 - 1840); các tác phẩm
của phái đoàn Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ và Ngụy Khắc Đản
đi sứ sang Pháp và Tây Ban Nha năm 1863: 1Kæ7k\V q

5

(1864) của Phạm Phú Thứ, 1Kæ7k\Nt (1864) của Ngụy Khắc Đản,
5


(1865) của Tôn Thọ Tường ...

Đây là giai đoạn phát triển của du kí. Dí xuất hiện trên các tạp
chí:

m w 7kQYQ«

Đội ngũ sáng tác đông

đảo, có nhiều cây bút đã tạo được phong cách riêng như: Phạm
Quỳnh, Nguyễn Đôn Phục, Dương Kỵ,…
Du kí giai đoạn này phát triển là do tác động của sự thay đổi văn
hóa và văn học, đó là:
- Chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
- Sự hình thành văn học và báo chí Quốc ngữ.
- Hoạt động dịch thuật và phê bình.
Du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX trải qua các bước phát triển:
- Từ 1900 – 1917. Báo chí in các tác phẩm của quá khứ. Chỉ có
Nguyễn Văn Vĩnh viết +æQJ6QKjQKWUuQKđăng trên {

æ

)
- Từ 1918 – 1934. Giai đoạn nở rộ của du kí trên tạp chí
Trong 17 năm tồn tại,
phẩm du kí trong và ngoài nước. Tạp chí

có 120 số báo đăng các tác
m w


cũng đăng

du kí ngay từ số đầu và đăng nhiều kì. Giai đoạn này xuất hiện nhiều
cây bút du kí chuyên nghiệp như: Phạm Quỳnh, Nguyễn Đôn Phục,
Nguyễn Bá Trác, Phạm Vân Anh (Đào Trinh Nhất), Nguyễn Tiến
Lãng,…



Chương 3: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG CỦA DU KÍ VIỆT NAM
NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
3.1. Sự phong phú của đề tài
Các bài du kí viết về đề tài khảo cứu văn hóa dân tộc trong giai
đoạn này khá đa dạng và thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiện
tượng gặp gỡ văn hóa cá nhân và giá trị văn hóa của đối tượng được
khảo cứu như là một cách triển khai đề tài trong tác phẩm.
Du kí giai đoạn này còn có nhiều tác phẩm du kí mang đề tài
lịch sử. Khác với đề tài lịch sử trong tiểu thuyết, du kí không chủ ý
để viết về nhân vật hay sự kiện lịch sử. Du kí hướng đến mục đích
thông tin về các địa danh lịch sử và di tích; và giả định rằng những
nơi đó ít người biết, hoặc nếu có biết thì chưa tường tận.
Đề tài danh lam thắng cảnh là đề tài mang tính truyền thống
của du kí Việt Nam. Cảnh vật trong du kí giai đoạn này đã có đủ mọi
đối tượng. Cảnh vật thiên nhiên: có núi, có sông, có hồ, có biển.
Cảnh vật nhân tạo: có chùa, có tháp, có lăng, có điện, có thành quách,
lâu đài,… Tất cả tạo nên hình ảnh đất nước Việt Nam hài hòa và đẹp
đẽ.
Du kí đầu thế kỉ XX có nhiều tác phẩm viết khi nhà văn đi ra
nước ngoài như: Pháp, Lào, Trung Quốc, Hồng Kông, Thái lan, Nhật
Bản. Đề tài quốc tế trong du kí giai đoạn này không mang nặng quan

hệ chính trị hay ngoại giao. Quan hệ chủ yếu là quan hệ văn hóa giữa
chủ thể và khách thể. Với đề tài này, du kí Việt Nam nửa đầu thế kỉ



miếu, có đình, có tháp và cả những nơi sinh hoạt tâm linh đang diễn
ra.
Cảm hứng trữ tình trong du kí chính là trí tưởng tượng và
cảm xúc trước sự vật, con người và những hiện tượng khác mà nhà
văn đã trải qua. Có khi cảm hứng trữ tình hòa với cảm hứng thiên
nhiên, cảm hứng lãng mạn. Cảm hứng trữ tình phổ biến trong du kí
giai đoạn này là xúc cảm thành thơ.
Cảm hứng thế sự thể hiện sự quan tâm của nhà văn khi tiếp xúc
với các hiện tượng đời sống gặp trên đường đi. Đội ngũ nhà văn viết
du kí là những người làm báo, nghề nghiệp chi phối cách viết của họ.
Sự quan tâm của họ không bộc lộ thành đề tài mà chỉ xuất hiện trong
những đoạn miêu tả và nghị luận.

Chương 4: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA DU KÍ VIỆT
NAM NỬA ĐẦU THẾ KỈ XX
4.1. Cốt truyện
Du kí Việt Nam có cốt truyện gắn liền với mục đích của cuộc
hành trình. Du kí có cốt truyện thường ở các tác phẩm có cuộc hành
trình ra nước ngoài với hành trình có độ lớn về không gian, độ dài về
thời gian như:

5

– 0æ e


g

Trinh Nhất), L7k\
Lê Văn Trương,

(1929) của Phạm Vân Anh (Đào

(1935) của Lãng Du,
a

(1922) của Phạm Quỳnh,
/

(1941) của

GQL (1941) của Nguyễn Tuân…



Kết cấu này chiếm số lượng lớn trong du kí Việt Nam. Những
tác phẩm viết trong dịp thăm danh lam, thắng cảnh, di tích với các
bài du kí ngắn có kết cấu tự sự - trữ tình. Những tác phẩm này có sự
kết hợp giữa kể, tả với bộc lộ cảm xúc bằng thơ hoặc văn.
4.3. Điểm nhìn trần thuật
Mối quan hệ giữa điểm nhìn trần thuật và nhân vật trong du
kí Việt Nam đã làm dịch chuyển vị trí các ngôi trần thuật. Trong mối
quan hệ với nhân vật, điểm nhìn trần thuật là phương thức phát ngôn,
cách trình bày, mô tả,… phù hợp với cách cảm, cách nghĩ đối với
hiện thực mà nhân vật chứng kiến, trải nghiệm trong cuộc hành trình.
Đối với tác phẩm du kí có dung lượng nhỏ, điểm nhìn trần

thuật phổ biến là sự dịch chuyển giữa tác giả - kí giả - nhân vật như
các tác phẩm của Nguyễn Đôn Phục, Thái Hữu Thành, Vũ Nga,...
4.4. Nghệ thuật ngôn từ
Trong du kí Việt Nam, hiện tượng hỗn dung ngôn ngữ xảy ra ở
hai trường hợp: chữ Hán và chữ Pháp trong văn bản tiếng Việt. Trong
nhiều trường hợp, việc sử dụng ngôn ngữ này đều mang mục đích
nghệ thuật.
Hành văn trong văn bản của tác phẩm du kí Việt Nam thường
biểu thị các hình thức phản ánh: miêu tả, nghị luận và trữ tình. Hành
văn mang tính nhạc trong văn du kí thường xuất hiện trong những tác
phẩm có đoạn văn mang yếu tố trữ tình.
Những tác phẩm du kí có phong cách diễn đạt này có sự trộn lẫn
giữa thơ và văn xuôi làm hấp dẫn đối với người đọc. Cách diễn đạt



Những tác phẩm viết về đề tài quốc tế thường mang tính tư tưởng
như:

5



S

q

Ngoài ra, các tác

phẩm viết về cuộc đi thăm, đi chơi ở trong nước như: 0æ e

G

a

g

g

đều có sự thể hiện tư tưởng của ông

Du kí Phạm Quỳnh có nhiều tác phẩm có qui mô lớn, gắn
liền với cuộc hành trình lớn. Những tác phẩm này đều có lối kết cấu
hiện đại như du kí châu Âu. Ngôn ngữ trong du kí Phạm Quỳnh là
tiếng Việt hiện đại.
Văn du kí Phạm Quỳnh dài dòng không phải là sự ghi chép lôi
thôi, thấy gì ghi đó khi gặp trên lộ trình. Chất triết luận trong văn ông
chi phối sự lựa chọn lối viết. Văn du kí của Phạm Quỳnh không cứng
nhắc trong một kiểu cấu trúc văn bản mà có thể biến hóa linh hoạt.
Văn du kí Phạm Quỳnh khác người ở chỗ, cái tư tưởng bao giờ cũng
được đặt lên hàng đầu. Vì thế, dù mức độ đậm nhạt khác nhau nhưng
bài nào cũng được trang điểm bởi chất triết luận.
5.3. Mãn Khánh Dương Kỵ - phong cách huyền thoại hóa
Cuộc hành trình trong du kí Mãn Khánh Dương Kỵ là cuộc hành
trình xuyên thời gian, không gian để đến những nơi chưa có ai từng
đến ở thời đại của ông; đó là kinh đô Chiêm Thành cách đây chừng
mười thế kỉ. Thế giới nghệ thuật du kí của Mãn Khánh Dương Kỵ là
sự trộn lẫn giữa lịch sử và truyền thuyết. Ông dùng bút pháp huyền
thoại hoá để làm cho cái thực và cái ảo đồng hiện, khó phân biệt.
Mãn Khánh Dương Kỵ có tài năng dựng cảnh và tạo không khí
lịch sử cả trong lời văn và kết cấu.






×