BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
DƯƠNG THU THỦY
Q TRÌNH HIỆN ĐẠI HÓA
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX
Chuyên ngành:
Mã số:
Văn học Việt Nam
62 22 34 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS TRẦN HỮU TÁ
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngành nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại đã phát triển qua một thế kỷ với nhiều
thành tựu to lớn. Các thành tựu về nghiên cứu văn học sử Việt Nam đã được nhắc tới trong
các bộ lịch sử văn học cũng như trong các cuốn sách chuyên khảo của cá nhân hoặc tập thể
tác giả kể từ đầu thế kỷ XX đến nay. Trong các cuốn sách đó, chúng ta thấy các tác giả đã cố
gắng đánh giá và tổng kết các thành tựu của văn học nước nhà cả về mặt sáng tác lẫn nghiên
cứu. Những thành tựu về nghiên cứu như các quan điểm nghệ thuật, các lý thuyết và các
phương pháp nghiên cứu, đã được tổng kết xen lẫn với các thành tựu về sáng tác trong cùng
giai đoạn, cùng một thời kỳ văn học. Những bộ sách lịch sử văn học như Lược thảo lịch sử
văn học Việt Nam (1957) của nhóm Lê Q Đơn, Văn học Việt Nam (1900 - 1945) (1999) do
Phan Cự Đệ chủ biên, Lịch sử văn học Việt Nam 1930 - 1945 (1976), Văn học Việt Nam giai
đoạn 1930 - 1945 (1981), Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Những vấn đề lịch sử và lý luận)
(2004),... của các tập thể tác giả, và một số cuốn sách khác như bộ sách Lược khảo văn học
(1963, 1968) của Nguyễn Văn Trung, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (1965) của
Phạm Thế Ngũ, bộ sách Bảng lược đồ văn học Việt Nam (1967) của Thanh Lãng, Văn học sử
thời kháng Pháp 1858 - 1945 (1972) của Lê Văn Siêu, ... đều có đề cập ít nhiều đến thành
tựu của hoạt động nghiên cứu văn học bên cạnh các thành tựu của sáng tác văn học đầu thế
kỷ XX.
Tuy nhiên, việc tổng kết riêng về lĩnh vực nghiên cứu văn học, đặc biệt là giai đoạn nửa
đầu thế kỷ XX, vẫn chưa được quan tâm thỏa đáng. Những cuốn sách tổng kết riêng về lĩnh
vực nghiên cứu văn học Việt Nam nói chung và đối với giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX nói
riêng hầu như rất hiếm. Khơng thoả mãn với những thành tựu của lĩnh vực nghiên cứu văn
học phần lớn mới chỉ được nhắc đến bên cạnh những thành tựu về sáng tác trong các cuốn
lịch sử văn học, chúng tơi cho rằng chỉ có việc nghiên cứu chun biệt để tổng kết riêng các
thành tựu nghiên cứu văn học thì mới đánh giá được thỏa đáng hoạt động của lĩnh vực này.
Chính vì vậy, chúng tơi chọn đề tài: “Q trình hiện đại hố hoạt động nghiên cứu văn
học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX” để thực hiện luận án nhằm đáp ứng phần nào mối quan
tâm về q trình hiện đại hóa và sự đóng góp của hoạt động nghiên cứu văn học trong quá
trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc nói chung.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “Q trình hiện đại hố hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam
nửa đầu thế kỷ XX”, chúng tơi nhằm hướng đến những mục đích sau:
- Đánh giá một cách khách quan, khoa học những thành tựu và hạn chế của q trình
hiện đại hố hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.
- Nêu lên những đóng góp của hoạt động nghiên cứu văn học trong thành tựu chung
của q trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm về q trình hiện đại hố văn học nhằm vận dụng
vào cơng cuộc hiện đại hố văn học hiện nay.
3. Lịch sử vấn đề
Ngành nghiên cứu văn học Việt Nam thời trung đại chủ yếu thiên về xu hướng sưu tầm,
bình điểm. Xu hướng này mang tính chất của tiếp nhận cảm tính nhiều hơn là tư duy khoa
học. Chính vì vậy, mặc dù xu hướng này có ưu điểm là cung cấp cho ta những kiến thức
đánh giá độc đáo về mặt thẩm mỹ và nghệ thuật, nhưng nó chưa phác họa được một bức
tranh văn học có hệ thống với những lý giải khoa học và biện chứng về quá trình phát triển
của văn học. Phải đến đầu thế kỷ XX, khi văn hoá Việt Nam có điều kiện được tiếp xúc với
văn hố phương Tây, các nhà nghiên cứu và phê bình văn học Việt Nam nhận thấy rằng: đổi
mới phương pháp nghiên cứu văn học là một nhu cầu không thể thiếu được trong q trình
hiện đại hóa nền văn học dân tộc. Họ bắt đầu tìm hiểu các lý thuyết và phương pháp nghiên
cứu, phê bình văn học của phương Tây để vận dụng vào Việt Nam. Kết quả là chưa bao giờ
nền văn học Việt Nam chuyển biến và phát triển mạnh mẽ như ở giai đoạn này. Riêng hoạt
động nghiên cứu văn học trong nửa đầu thế kỷ XX đã để lại một di sản khá phong phú và đa
dạng. Từ những bài nghiên cứu còn mang đậm dư âm của quan niệm cổ điển trong buổi đầu
tiếp thu học thuật nước ngoài, đến những tác phẩm vận dụng phương pháp khoa học vào việc
nghiên cứu các tác gia, tác phẩm, các giai đoạn văn học thời kỳ văn học…, các nhà nghiên
cứu đã đóng góp khơng nhỏ vào q trình hiện đại hóa văn học đương thời và đặt nền móng
quan trọng cho hoạt động nghiên cứu văn học của giai đoạn sau này. Tuy nhiên, cho đến nay,
bên cạnh những thành tựu về sáng tác, lý luận, phê bình đang được giới nghiên cứu quan
tâm, có thể nói, chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện về
những thành tựu và hạn chế của q trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học Việt
Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX.
Từ trước năm 1945, lĩnh vực nghiên cứu, phê bình cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu
đề cập đến. Các vấn đề như quan điểm, phương pháp, thể loại, tác giả, tác phẩm đã được các
tác giả Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Thạch Lam, Kiều Thanh Quế, Diệu Anh Đinh Gia Trinh,
Nguyễn Văn Tố… đem ra bàn bạc. Toàn bộ hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn này đều
được các nhà nghiên cứu gọi chung là: phê bình văn học. Và như thế là xuất hiện một kiểu
“phê bình của phê bình”. Trong Nhà văn hiện đại (1942) của Vũ Ngọc Phan, chúng ta thấy
tác giả đã có ý xếp riêng những nhà văn viết phê bình và nghiên cứu vào cùng một phần để
đánh giá và phê bình các tác giả đó.
Từ sau năm 1945 đến 1975, các bộ lịch sử văn học đều dành sự quan tâm khảo sát giai
đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Bên cạnh phần nói về hoạt động sáng tác, các cơng trình đều có đề
cập ít nhiều đến hoạt động nghiên cứu văn học. Tuy vậy, các công trình phần lớn đều xem
hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn này như là một hình thức của phê bình văn học. Có
thể kể những cơng trình tiêu biểu có đề cập đến hoạt động phê bình, nghiên cứu văn học giai
đoạn nửa đầu thế kỷ XX như: Lược thảo văn học Việt Nam (tập 3, 1957, Nhóm Lê Quý Đôn
soạn); Bảng lược đồ văn học Việt Nam (Nxb Phong trào Văn hóa, Sài Gịn, 1967) và Phê
bình văn học thế hệ 1932 - 1945 (Nxb Phong trào Văn hóa, Sài gịn, 2 tập, 1972 - 1975) của
Thanh Lãng; Việt Nam văn học sử giản ước tân biên 1862 - 1945 (Nxb Quốc học tùng thư,
Sài Gòn, 1965) của Phạm Thế Ngũ, Lược khảo văn học: Nghiên cứu và phê bình văn học
(tập 3, Nxb Nam Sơn, Sài Gịn, 1968) của Nguyễn Văn Trung.
Trong những cơng trình nêu trên, cơng trình Phê bình văn học thế hệ 1932-1945 của
Thanh Lãng có tầm bao quát rộng hơn cả. Trong tác phẩm này và một phần của Bảng lược
đồ văn học Việt Nam, Thanh Lãng đã phác họa tổng quát bức tranh nghiên cứu - phê bình
văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX như: Đặc điểm của giai đoạn, Lý thuyết về phê bình,
Sự phân hóa của lực lượng cầm bút, Mười vụ án văn học, Sáu khuynh hướng phê bình; Giới
thiệu và nhận định về 17 nhà phê bình... Các cơng trình của Thanh Lãng có một đặc điểm
chung là mang tính khảo cứu, mơ tả và liệt kê sự kiện; cho nên chưa thể hiện rõ quá trình và
những quy luật phát triển của ngành nghiên cứu văn học Việt Nam trong giai đoạn nửa đầu
thế kỷ XX. Đã thế, ở tập I của bộ sách Phê bình văn học thế hệ 1932, tác giả lại dành cả
chương II để phát biểu chung về phê bình văn học và giới thiệu một số trường phái phê bình
của thế giới. Sau đó, sang tập II, ơng lại giới thiệu các trường phái của thế giới đã dẫn ở tập
I. Vì vậy, ấn tượng tản mạn của bộ sách lại càng thể hiện rõ rệt. Nhưng cái đáng quý của các
cơng trình này là đã cung cấp một khối lượng tư liệu giá trị rất cần thiết cho các thế hệ
nghiên cứu sau này.
Tập 3 của bộ Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (1862 - 1945) của Phạm Thế Ngũ
là cơng trình biên khảo được viết một cách nghiêm túc về tình hình văn học trong khoảng
thời gian từ 1862 đến 1945. Trong cơng trình này, Phạm Thế Ngũ chủ yếu đề cập đến thành
tựu về sáng tác văn học. Tuy vậy, ơng cũng có dành một số trang để giới thiệu hoạt động
biên khảo và phê bình giai đoạn từ 1907 đến 1932, cũng như để đánh giá cao hoạt động phê
bình giai đoạn 1940 - 1945.
Trong Lược khảo văn học (tập 3) sau khi đề cập qua về sự ra đời của phê bình văn học,
Nguyễn Văn Trung đã mơ hình hóa các dạng hoạt động của phê bình và các loại tác gia phê
bình. Theo tác giả, giai đoạn này có năm quan niệm phê bình: Phê bình ấn tượng chủ quan
giáo điều (Đào Duy Anh, Thiếu Sơn, Hồi Thanh, Vũ Ngọc Phan, Trương Chính), Phê bình
giáo khoa (Trần Thanh Mại, Lê Thanh, Kiều Thanh Quế, Dương Quảng Hàm…), Phê bình
luân lý (Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Hải Triều, Mộng
Sơn, Thái Phỉ, Lê Thanh…), Phê bình phân tâm học (Nguyễn Văn Hanh, Trương Tửu), Phê
bình xã hội (Hải Triều, Nguyễn Bách Khoa)...
Ngồi những cơng trình vừa nêu, rải rác trong cuốn sách Văn học sử thời kháng Pháp
1858 - 1945 (Nxb Trí Đăng, Sài Gịn, 1972), Lê Văn Siêu có đề cập đến vấn đề biên khảo và
phê bình, cũng như có giới thiệu qua các nhà phê bình, nghiên cứu văn học như Đào Duy
Anh, Đặng Thai Mai, Phan Văn Hùm, Hồ Hữu Tường, Trần Thanh Mại, Hoài Thanh,
Trương Tửu.
Sau 1975, các cơng trình nghiên cứu về hoạt động phê bình, nghiên cứu văn học giai
đoạn nửa đầu thế kỷ XX ngày càng được quan tâm. Bên cạnh các bộ Lịch sử văn học Việt
Nam giai đoạn 1900 - 1930 (Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1981) và Lịch sử văn học Việt Nam giai
đoạn 1930 - 1945 do Huỳnh Lý, Nguyễn Trác, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung,
Hoàng Dung biên soạn chỉ dành một số trang viết khiêm tốn về hoạt động phê bình, nghiên
cứu văn học so với hoạt động sáng tác, thì gần đây, chúng ta thấy có nhiều bài viết, sách
chuyên khảo, luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ đề cập riêng đến thành tựu nghiên cứu và phê
bình của một số nhà nghiên cứu - phê bình đã sống qua cả hai thời kỳ. Luận văn thạc sĩ của
Phạm Thị Mến: Những đóng góp về mặt lý luận phê bình của Hồi Thanh trước Cách mạng
tháng Tám (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, 2001); luận án tiến sĩ
của Trần Hạnh Mai: Sự nghiệp phê bình văn học của Hoài Thanh (Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội, Hà Nội, 2000, Nxb Giáo dục, 2003); luận văn thạc sĩ của Dương Thu Thuỷ: Đóng
góp về phê bình và nghiên cứu lịch sử văn học của Trần Thanh Mại (Trường Đại học Sư
phạm Huế, Huế, 2004); luận văn thạc sĩ của Hồ Vi Thường: Khuynh hướng phê bình mác xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (1900 - 1945) (Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí
Minh, 2005)… Nghiên cứu về lý luận, phê bình những thập niên đầu thế kỷ XX phải kể đến
cuốn sách Lý luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX của Trần Mạnh Tiến (Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 2001). Có một cơng trình được tác giả cho là “cơng trình chun biệt đầu tiên
tập trung nghiên cứu một cách toàn diện, tồn bộ hoạt động phê bình văn học thời trước
Cách mạng” mang tên: Lịch sử phê bình văn học Việt Nam (giai đoạn đầu thế kỷ XX đến
năm 1945) của Trần Thị Việt Trung (Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002). Cơng
trình Phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (1900 - 1945) của Nguyễn Thị Thanh
Xuân (Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh) cũng ra đời vào năm 2004.
Lịch sử phê bình văn học Việt Nam (Giai đoạn đầu thế kỷ XX đến năm 1945) của Trần
Thị Việt Trung là cuốn sách nghiên cứu về phê bình văn học giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến
năm 1945. Trong công trình này, tác giả đã nêu lên những tiền đề về lịch sử xã hội và văn
hố của phê bình văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ đến năm 1945, trong đó có đề cập đến vai
trị của hoạt động báo chí, đội ngũ những nhà văn tham gia hoạt động phê bình văn học....
Tác giả giới thiệu diện mạo và đặc điểm của phê bình văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu
thế kỷ XX, dựng lên một số chân dung nhà phê bình chủ yếu ở giai đoạn 1930 - 1945 như
Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Hải Triều. Vì vậy, theo chúng tơi, cuốn sách Lịch sử
phê bình văn học Việt Nam (Giai đoạn đầu thế kỷ XX đến năm 1945) của Trần Thị Việt
Trung chủ yếu đánh giá về hoạt động phê bình văn học như mục đích của tác giả đặt ra chứ
chưa thể hiện rõ toàn bộ hoạt động nghiên cứu văn học.
Trong cơng trình Lý luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX, Trần Mạnh Tiến
đã khái quát một cách tồn diện và có hệ thống về tình hình, đặc điểm và thành tựu lý luận
phê bình văn học 30 năm đầu thế kỷ. Tác giả đã nêu lên một số đặc trưng của văn học, các
mối quan hệ cơ bản của văn học, tác dụng của văn học; quan niệm về tác phẩm văn học và
đề cập đến hai thể loại chính là thơ và tiểu thuyết; về phê bình văn học, Trần Mạnh Tiến nêu
ra hai khuynh hướng trong phê bình văn học đầu thế kỷ là phê bình truyền thống và phê bình
mới, giới thiệu các quan điểm cũng như những đánh giá về cuộc tranh luận Truyện Kiều giữa
những năm 20 của thế kỷ XX. Tóm lại, cuốn sách trên chỉ đề cập về lý luận phê bình văn học
Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Cũng nghiên cứu về phê bình văn học, Nguyễn Thị Thanh Xn trong cơng trình Phê
bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (1900 - 1945) đã khái quát sự hình thành và phát
triển của phê bình văn học Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX, đồng thời giới thiệu 12
tác giả phê bình tiêu biểu ở giai đoạn này là: Phạm Quỳnh, Thiếu Sơn, Hồi Thanh, Trần
Thanh Mại, Trương Chính, Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan, Hải Triều, Trương Tửu Nguyễn Bách Khoa, Đặng Thai Mai, Lê Thanh, Kiều Thanh Quế. Theo tác giả, phê bình văn
học giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX là một nền phê bình văn học “đã có cơ sở lý luận tuy chưa
hồn chỉnh”, phê bình văn học giai đoạn này đã phát triển một cách nhanh chóng về nhiều
mặt, trong đó rõ nhất là ngơn ngữ phê bình. Và cuốn sách cũng tập trung đề cập đến mảng
phê bình của ngành nghiên cứu văn học.
Gần đây, trong cuốn Phương pháp luận nghiên cứu văn học (Nxb Khoa học Xã hội,
Hà Nội, 2004), Nguyễn Văn Dân cũng đã đánh giá sự đóng góp về mặt phương pháp nghiên
cứu của một số tác giả thời trước Cách mạng như Trần Thanh Mại, Hoài Thanh và Trương
Tửu - Nguyễn Bách Khoa, đồng thời chỉ ra những hạn chế về quan điểm phương pháp luận
của họ. Nhưng đây vốn là một cuốn sách bàn về Phương pháp luận nên tác giả chỉ chủ yếu
nêu lên những đóng góp cũng như những hạn chế về phương pháp nghiên cứu của các tác giả
Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám để minh họa cho vấn đề “phương pháp luận nghiên
cứu văn học” chứ chưa phải là cuốn sách chuyên sâu về hoạt động nghiên cứu văn học giai
đoạn này.
Cuốn sách Văn học Việt Nam thế kỷ XX - Những vấn đề lý luận và lịch sử (Nxb Giáo
dục, Hà Nội, 2004) do Phan Cự Đệ chủ biên chủ yếu đề cập đến lý luận, phê bình văn học
Việt Nam thế kỷ XX. Nghiên cứu lý luận, phê bình thời kỳ nửa đầu thế kỷ, Trần Đình Sử
phân chia làm hai giai đoạn: Lý luận, phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1900 - 1932; Lý
luận, phê bình văn học 1932- 1945. Ở giai đoạn đầu, sau khi nêu diện mạo chung của đời
sống lý luận, phê bình văn học ba mươi năm đầu thế kỷ; cuộc tranh luận văn học đầu tiên mở
đầu thế kỷ: Tranh luận Truyện Kiều; tác giả đã giới thiệu những nhà nghiên cứu, phê bình
văn học đầu tiên gồm: Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh, Võ Liêm Sơn. Sang giai đoạn từ 1932
đến 1945, Trần Đình Sử cho rằng đặc điểm chủ yếu của giai đoạn này là giai đoạn hình thành
tư tưởng mới; phủ nhận tư tưởng cũ, nổ ra nhiều cuộc tranh luận quan trọng, và đây cũng là
giai đoạn hình thành lý luận văn học như là một “thể loại mới” xưa nay chưa từng có và
đồng thời xuất hiện những nhà lý luận, phê bình văn học chuyên nghiệp. Trần Đình Sử chia
ra sáu thể loại phê bình chủ yếu ở giai đoạn này gồm: thể bút chiến, thể phê bình tác giả, thể
danh nhân truyện ký, thể phê bình khoa học hay nghiên cứu chuyên đề, thể loại bình chú,
bình văn, thể loại văn học sử. Ơng phân chia thế hệ các nhà lý luận, phê bình văn học giai
đoạn 1932 - 1945 theo bốn khuynh hướng: các nhà phê bình có xu hướng tổng kết (Thiếu
Sơn, Hồi Thanh, Vũ Ngọc Phan); các nhà phê bình mác-xít (Hải Triều, Đặng Thai Mai); các
nhà phê bình, nghiên cứu văn học theo phương pháp khoa học (Trần Thanh Mại, Đào Duy
Anh, Nguyễn Bách Khoa); các nhà văn học sử và biên khảo (Dương Quảng Hàm, Nguyễn
Đổng Chi, Ngô Tất Tố, Lê Thanh, Kiều Thanh Quế). Trong mỗi tác giả, Trần Đình Sử có
giới thiệu những tác phẩm tiêu biểu, kèm theo vài lời nhận định hết sức ngắn gọn.
Chuyên luận Lý luận, phê bình văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945 (Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005) do Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên đã giới thiệu 27 bài viết về
hoạt động lý luận, phê bình nửa đầu thế kỷ của các tác giả: Nguyễn Ngọc Thiện, Hà Công
Tài, Cao Kim Lan, Trịnh Bá Đĩnh, Tôn Thảo Miên, Nguyễn Đăng Điệp, Đinh Thị Minh
Hằng. Cuốn sách ngoài phần mở đầu (Khái quát: Động lực lớn của lý luận - phê bình văn
học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX) và phần kết luận (Sự phát triển tiếp nối của lý luận, phê
bình văn học nửa đầu thế kỷ XX đến nay) có ba chương. Chương một và chương hai, nghiên
cứu về sự phát triển của lý luận và phê bình văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX. Chương
ba giới thiệu mười tác gia lý luận, phê bình văn học tiêu biểu gồm: Phan Khơi, Thiếu Sơn,
Hải Triều, Hồi Thanh, Trần Thanh Mại, Trương Chính, Trương Tửu - Nguyễn Bách Khoa,
Lê Thanh, Vũ Ngọc Phan, Đặng Thai Mai. Tóm lại, nội dung chính của cuốn sách là nghiên
cứu về lý luận, phê bình văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945.
Ngoài các cuốn sách nói trên, ta cịn có thể tìm gặp những ý kiến nhận xét, đánh giá về
từng tác gia, hay từng tác phẩm phê bình, nghiên cứu văn học giai đoạn này trên nhiều sách,
bài báo, tạp chí của các nhà nghiên cứu, nhà văn có uy tín. Tuy nhiên, hầu như chưa có một
cuốn sách nào tập trung khảo sát và tổng kết về q trình hiện đại hố hoạt động nghiên cứu
văn học ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Đây vẫn còn là một lĩnh vực cần phải bổ khuyết, và
đề tài Quá trình hiện đại hoá hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ
XX của chúng tơi sẽ cố gắng đóng góp cho cơng việc tổng kết này.
4. Giới hạn của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là các cơng trình nghiên
cứu văn học ở giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX đã có độ lùi thời gian nhất định của các nhà
nghiên cứu văn học chun nghiệp hoặc khơng chun. Trong đó, luận án tập trung chủ yếu
vào sự hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX qua những
thành tựu chủ yếu, qua các phương pháp nghiên cứu và nguyên nhân dẫn đến những thành
tựu đó. Những vấn đề khác khơng phải là đối tượng nghiên cứu của luận án. Với yêu cầu
nhằm vào sự hiện đại hố, chúng tơi sẽ tập trung vào những cơng trình nghiên cứu tiêu biểu,
có đóng góp về mặt đổi mới trong quan điểm lý thuyết và phương pháp thực hành.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: phạm vi của đề tài, chúng tôi xác định chỉ tập trung nghiên cứu
những yếu tố nổi trội đã góp phần làm nên q trình hiện đại hóa trong hoạt động nghiên cứu
văn học Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX (từ năm 1900 đến năm 1945); khơng có tham vọng
nghiên cứu toàn bộ các tác giả và tác phẩm xuất hiện ở giai đoạn này mà chỉ giới hạn ở phạm
vi những tác phẩm tiêu biểu nhất của những tác giả có những đóng góp cụ thể trong hoạt
động nghiên cứu văn học giai đoạn này.
4.3. Giới thuyết một số khái niệm
4.3.1. Khái niệm nghiên cứu văn học
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Nghiên cứu văn học còn gọi là khoa văn học hoặc
khoa học về văn học, là khoa học nghiên cứu các quy luật và hiện tượng trong sự tồn tại và
phát triển của văn học. Từ điển văn học (Bộ mới - xuất bản năm 2004) định nghĩa: Nghiên
cứu văn học là một chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn mà đối tượng nghiên cứu là
nghệ thuật ngôn từ (văn học).
Nghiên cứu văn học, theo truyền thống, bao gồm ba bộ mơn chính: Lý luận văn học,
Lịch sử văn học, Phê bình văn học. Trong đó, Lý luận văn học nghiên cứu những quy luật
chung của cấu trúc và sự phát triển văn học; Lịch sử văn học (còn gọi là văn học sử) lấy đối
tượng nghiên cứu là văn học quá khứ, khảo sát nó như một q trình, hoặc khảo sát một
trong số các thời đoạn của q trình đó; Phê bình văn học chú ý đến trạng thái hiện tại của
văn học đương thời, nó cũng chú ý lý giải văn học quá khứ từ quan điểm những vấn đề xã
hội và nghệ thuật hiện thời. Ở trình độ phát triển cao và tính chun mơn sâu, nghiên cứu
văn học là tên gọi chung cho nhiều bộ môn nghiên cứu cụ thể, tương đối độc lập, tiếp cận
cùng một đối tượng nghiên cứu là văn học từ những góc độ khác nhau.
Căn cứ vào những nội hàm khái niệm vừa nêu, chúng ta thấy rằng phê bình văn học và
nghiên cứu văn học là hai bộ phận có mối quan hệ gần gũi nhưng là hai bộ phận khác nhau.
Phê bình văn học có tính chất khen chê những tác phẩm mang tính thời sự, kịp thời; trong
khi nghiên cứu văn học nhìn một cách tồn diện, thấy được bản chất bên trong và ngoài của
đối tượng thường là đã ổn định. Từ phê bình văn học chuyển sang nghiên cứu văn học chỉ là
một bước đơn giản. Chẳng hạn: Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam, Vũ Ngọc Phan trong
Nhà văn hiện đại, nghiên cứu về những nhà văn, nhà thơ đương thời vừa có chất phê bình
nhưng giá trị nghiên cứu vẫn rõ nét vì chất khái quát của người viết. Nghiên cứu văn học và
phê bình văn học đều phải lấy lý luận làm nền. Sự phát triển mạnh mẽ của nghiên cứu nằm
chung trong hệ thống nghiên cứu, lý luận, phê bình chứng tỏ nền văn học dân tộc đã phát
triển tới mức tồn diện.
Trên cơ sở tích hợp và tiếp biến những khái niệm nghiên cứu văn học trong các cơng
trình đã nêu trên, chúng tôi quan niệm: hoạt động nghiên cứu văn học là quá trình xem xét,
tìm hiểu, đánh giá một cách hệ thống, toàn diện các tác gia, tác phẩm, hiện tượng văn học
quá khứ hoặc đương thời đã có độ lùi thời gian nhất định (kể cả văn học trong nước và nước
ngồi).
4.3.2. Khái niệm “Q trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học”
Đến đầu thế kỷ XX, hiện đại hóa văn học đã trở thành một yêu cầu tất yếu của lịch sử
văn học Việt Nam. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giáo dục … lúc này đã hội
đủ các yếu tố nội sinh và ngoại nhập, tạo nên các nhân tố thúc đẩy văn học phát triển theo
hướng hiện đại hóa.
Nói đến văn học hiện đại là nói đến văn học phát triển trong môi trường kinh tế tư bản
chủ nghĩa, có sự hình thành giai cấp tư sản, giai cấp vơ sản …. Như vậy, khái niệm hiện đại
hóa xuất hiện và được sử dụng khi con người bước sang thời kỳ chủ nghĩa tư bản và ở mỗi
lĩnh vực nó mang một nội hàm khái niệm khác nhau. Theo nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà:
Hiện đại hóa trong chừng mực nhất định, nó đồng nghĩa với khái niệm phương Tây hóa, là
q trình thu nhận những ảnh hưởng của văn học phương Tây để có những đặc điểm của văn
học phương Tây [192, tr.40].
Khái niệm hiện đại hóa văn học ở đây được sử dụng theo nghĩa phân biệt với khái niệm
văn học trung đại. Đó là quá trình chuyển từ loại hình văn học cũ sang loại hình văn học mới
hiện đại hơn, nghĩa là, khi mà nền văn học phong kiến khơng cịn thích ứng nữa thì yêu cầu
của xã hội là phải đổi mới để thực hiện chức năng phản ánh hiện thực một cách đầy đủ và
hiệu quả hơn. Văn học hiện đại hóa là văn học đã thoát khỏi hệ thống thi pháp của văn học
trung đại để xác định một hệ thống thi pháp mới, thi pháp văn học hiện đại nhằm đáp ứng
yêu cầu phản ánh xã hội mới và đáp ứng thị hiếu mới của công chúng thời điểm ấy.
Như vậy, hiện đại hóa là q trình tất yếu của một nền văn học. “Nó xuất phát từ nhu
cầu sáng tạo nội tại của văn học, từ tác động của hồn cảnh xã hội, từ địi hỏi của cơng chúng
và từ kết quả của sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia, các dân tộc” [192, tr.40].
Quá trình hiện đại hóa của văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945 tất nhiên
không phải một sớm một chiều mà nó là cả một q trình diễn ra liên tục không ngừng. Ở
giai đoạn ba mươi năm đầu thế kỷ (từ 1900 đến 1930) là bước chuẩn bị cho sự chuyển mình
của văn học, trong đó mười năm cuối của giai đoạn này, cơng cuộc hiện đại hóa văn học đã
đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận. Giai đoạn từ 1930 đến 1945, q trình hiện đại hóa
nền văn học được đẩy lên một bước mới với nhiều cuộc cách tân văn học sâu sắc và toàn
diện, đặc biệt là sự ra đời các thể loại văn học mới. Đến đây, sự đổi mới đã thể hiện một cách
toàn diện, triệt để. Nền văn học Việt Nam lúc này, nhìn tổng thể, đã mang tính hiện đại từ
nội dung đến hình thức, khơng cịn lạc điệu trong văn học của thế giới hiện đại.
Đặt vào bối cảnh chung của quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam giai đoạn này,
theo chúng tơi: hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học là sự thay đổi về tư duy của các
nhà nghiên cứu để từ đó có sự đổi mới trong cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu cũng như
phương pháp nghiên cứu nhằm đánh giá đối tượng một cách khách quan, khoa học và tồn
diện. Đó là một q trình diễn ra liên tục, khơng ngừng, khiến văn học nói chung và hoạt
động nghiên cứu văn học nói riêng dần dần mang những đặc điểm và tính chất riêng của văn
học đương thời so với văn học thời trung đại.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Đây là đề tài nghiên cứu một giai đoạn trong lịch sử nghiên cứu văn học Việt Nam,
nhằm tổng kết và đánh giá những thành tựu và hạn chế của cơng cuộc hiện đại hố hoạt động
nghiên cứu văn học, do vậy, phương pháp chủ yếu được sử dụng trong luận án này là
phương pháp nghiên cứu văn học sử. Sử dụng phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải
đặt đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ với mơi trường văn hóa, xã hội, lịch sử giai
đoạn nửa đầu thế kỷ XX, đồng thời phải xem xét và khảo sát chúng trong sự vận động chung
của văn học Việt Nam trong thời điểm nghiên cứu.
5.2. Ngồi phương pháp chủ yếu nói trên, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp khác như
sau:
- Phương pháp hệ thống loại hình được dùng để hệ thống hóa và phân loại các cơng
trình nghiên cứu, từ đó xác định vị trí và ý nghĩa của các cơng trình nghiên cứu. Qua đó, có
thể phân ra các xu hướng, trường phái để đánh giá những đóng góp của chúng về mặt lý
thuyết và phương pháp.
- Phương pháp lịch sử loại hình: phương pháp này cho phép chúng tơi nghiên cứu so
sánh các đối tượng cùng loại trong lịch đại và đồng đại để thấy được tính hiện đại của chúng.
Đồng thời phối hợp nhiều thao tác như: phân tích, tổng hợp, phân loại…
6. Đóng góp của luận án: hồn thành đề tài, chúng tơi dự kiến sẽ có những đóng góp như
sau:
6.1. Trình bày một bức tranh tổng thể về hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu
thế kỷ XX, với những điểm nhấn về tiến trình hiện đại hoá hoạt động này.
6.2. Đánh giá thành tựu và hạn chế của công tác nghiên cứu văn học Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XX; rút ra được những kinh nghiệm cần thiết về phương pháp đổi mới nghiên cứu văn
học; đóng góp và gợi ý cho việc soạn thảo lịch sử văn học Việt Nam hiện đại.
6.3. Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo giảng dạy về lĩnh vực nghiên cứu
văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
7. Cấu trúc luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận cũng như Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận án gồm ba chương:
Chương 1- Những tiền đề cơ bản của quá trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn
học Việt Nam
Chương 2- Những chặng đường phát triển của hoạt động nghiên cứu văn học Việt Nam
nửa đầu thế kỷ XX
Chương 3- Những đổi mới về phương pháp nghiên cứu
Chương 1 - NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HĨA
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VĂN HỌC VIỆT NAM
1.1. Những tiền đề lịch sử - xã hội
1.1.1. Quá trình xâm lăng của thực dân Pháp và những chuyển biến về thể chế chính
trị
1.1.1.1. Năm 1858, thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên ở Đà Nẵng, báo hiệu cuộc xâm
lược chính thức nước ta. Tính từ khi đồn Kỳ Hịa thất thủ (1861), Pháp chiếm ba tỉnh miền
Đơng (1862) rồi chiếm cả sáu tỉnh Nam Kỳ (1867), cho đến hịa ước Patenơtre (1884) thì
Việt Nam hồn tồn mất hết độc lập chủ quyền. Từ đó đã dẫn đến nhiều chuyển biến cực kỳ
quan trọng trong xã hội: nước Việt Nam phong kiến nông nghiệp trở thành nước thuộc địa
nửa phong kiến với hai tầng áp bức: thực dân Pháp và vua quan, địa chủ phong kiến. Chính
biến cố trọng đại này đã làm biến đổi sâu xa mọi phương diện, trong đó có văn học nghệ
thuật, của đất nước ta.
Ngay sau khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhân dân Nam Kỳ đã không ngừng
đứng lên chống Pháp, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Hồ Huân Nghiệp,
Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương, Nguyễn Trung Trực… Trong hoàn cảnh bấy giờ, tuyệt
đại đa số nhân dân khơng hợp tác với chính quyền địch. Có nhiều nơi, người dân tự tay đốt
nhà cửa, vườn tược. Những người khơng có điều kiện đi theo nghĩa qn thì họ cũng “tị địa”
ra khỏi “đất quỷ” (vùng đất bị Pháp chiếm - Dương Thu Thủy).
Tuy nhiên, các phong trào kháng Pháp lần lượt đi vào bế tắc, thất bại. Năm 1896, với
sự tuẫn tiết của Phan Đình Phùng, phong trào chống Pháp dưới lá cờ Cần Vương rầm rộ suốt
mấy mươi năm nổ ra ở hầu hết các tỉnh đã chấm dứt. Như vậy đến lúc này, về căn bản, thực
dân Pháp đã hồn thành cơng cuộc “bình định” Việt Nam về mặt quân sự, và trên cơ sở đó,
họ đã có thể bắt tay vào khai thác thuộc địa Việt Nam nói riêng cũng như Đơng Dương nói
chung.
Chính sách khai thác thuộc địa về kinh tế được thực hiện một cách triệt để như độc
chiếm thị trường, mua rẻ nông phẩm; độc quyền ngoại thương và các ngành kinh doanh
quan trọng (khai mỏ, giao thông, làm muối, nấu rượu, thuốc phiện,…). Độc quyền ngân hàng
đầu tư vào các ngành có lợi cho việc vơ vét tài nguyên, hàng hóa để xuất khẩu.
Với mục đích biến Việt Nam trở thành một bộ phận của “Pháp quốc hải ngoại”, thực
dân Pháp đã đầu tư với tốc độ nhanh, qui mô lớn vào các ngành kinh tế ở Việt Nam. Theo
thống kê: chỉ trong vòng 6 năm (1924 - 1929), số vốn đầu tư vào Đông Dương, chủ yếu là
vào Việt Nam, lên khoảng 4 tỷ phrăng (Lịch sử 12 - Nhà xuất bản Giáo dục năm 2008).
Trong đó, vốn đầu tư vào nông nghiệp, chủ yếu là cho đồn điền cao su. Diện tích trồng cao
su được mở rộng, nhiều đồn điền cao su xuất hiện như: đồn điền cao su Cam Tiêm, đồn điền
cao su Phú Riềng... Pháp cịn mở rộng một số ngành cơng nghiệp như: dệt, muối, xay sát…
Các nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy cưa Bến Thủy … lần lượt ra đời. Nhà máy dệt
Nam Định được xây dựng từ những năm cuối thế kỷ XIX nay được mở rộng, nâng cấp để trở
thành một trung tâm dệt nổi tiếng trên toàn quốc với một tổ hợp nhà máy khép kín từ khâu
đầu đến khâu cuối. Tư bản Pháp rất coi trọng đến việc khai thác mỏ, trước hết là than. Công
ty than Hòn Gai thành lập năm 1888, một năm sau tổng sản lượng than ở Đông Dương đã lên
tới 260.000 tấn. Từ năm 1890 đến 1904 các cơng trình khai thác than càng được đẩy mạnh.
Ngoài than, các cơ sở khai thác thiếc ở Tĩnh Túc (Cao Bằng), bạc ở Ngân Sơn (Bắc Cạn),
vàng ở Bồng Miêu (Quảng Nam)… đều được bổ sung thêm vốn, nhân công và đẩy mạnh tiến
độ khai thác. Giao thông vận tải, đã được thực dân Pháp đầu tư xây dựng ngay từ đầu, nay
được tiếp tục đầu tư vốn và kỹ thuật. Ngoài các tuyến đường sắt ở miền Nam, thực dân Pháp
tiếp tục xây dựng các tuyến đường sắt như Vinh - Đông Hà, Đồng Đăng - Na Sầm. Đường
bộ cũng tiếp tục được xây dựng. Nếu như đường sắt, đường bộ có vị trí quan trọng trong
kinh tế đối nội, thì đường thủy đóng vai trị chủ đạo trong kinh tế đối ngoại. Vì thế, cùng với
các hải cảng đã xây dựng trong đợt khai thác thuộc địa lần thứ nhất như cảng Sài Gòn, Hải
Phòng, Đà Nẵng, thực dân Pháp tiếp tục cho xây dựng các hải cảng mới như Hòn Gai, Bến
Thủy... Mạng lưới vận tải đường sông vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long cũng
được khai thác triệt để.
Bên cạnh đó, thực dân Pháp cịn lợi dụng quyền thống trị về chính trị để duy trì bộ máy
quan liêu, cường hào và những luật lệ của chế độ phong kiến để ra sức chiếm đoạt ruộng đất,
tăng cường bóc lột sưu thuế, sưu dịch, làm phá sản nông dân và thợ thủ công, tạo ra nguồn
nhân công rẻ mạt để thực hiện công cuộc khai thác tại thuộc địa và xuất khẩu lao động sang
Pháp. Kết quả của các chính sách ấy là nền kinh tế cổ xưa bị phân giải, lưu thơng hàng hóa
phát triển, nước ta bị kéo vào quỹ đạo chủ nghĩa tư bản. Thực dân Pháp biến Việt Nam từ
một nước đang theo chế độ “quân chủ” thành một nước theo chế độ “thực dân nửa phong
kiến”.
1.1.1.2. Sau khi đặt xong bộ máy chính quyền ở Việt Nam, thực dân Pháp bắt đầu thực
hiện âm mưu và chính sách Pháp hóa đối với dân tộc ta. Với chính sách chia để trị, thực dân
Pháp chia Việt Nam ra làm ba kỳ riêng biệt (Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ). Mỗi kỳ có một
chính sách luật lệ riêng, trong đó Nam Kỳ trở thành xứ thuộc Pháp với những nét riêng về
chính trị, kinh tế, xã hội rộng, thoáng hơn so với Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Pháp tăng cường
tuyển mộ lính và khai thác kinh tế thuộc địa, lập nhiều đồn điền ở Nam Bộ, xây dựng cảng
Sài Gòn, mở đường xe lửa Sài Gịn - Mỹ Tho, xây cầu trên sơng Vàm Cỏ, lập nhiều cơng
xưởng như đóng tàu, nhà máy xay lúa ở Sài Gòn, Chợ Lớn…. Những cơ sở kinh tế ban đầu
này khiến nền kinh tế Nam Kỳ phát triển mạnh mẽ, tạo độ chênh lớn giữa ba miền Bắc Trung - Nam.
Cùng với những chính sách về kinh tế, thực dân Pháp còn tiến hành nhiều chủ trương
và biện pháp chính trị vừa mang tính chất cải lương vừa thể hiện sự giả dối bịp bợm, nhằm
mục đích củng cố quyền vị thống trị của chúng. Chẳng hạn: thành lập các Viện dân biểu Bắc
Kỳ, Trung Kỳ. Các phịng thương mại và canh nơng của những thành phố lớn được mở rộng
cho người Việt tham gia. Năm 1928, thực dân Pháp lập ra Đại hội đồng Kinh tế Tài chính
Đơng Dương với tư cách là cơ quan tư vấn về vấn đề kinh tế, tài chính trong Liên bang Đông
Dương. Ở khu vực nông thôn, thực dân Pháp tiến hành "cải lương hương chính” nhằm từng
bước can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ của làng xã, loại bỏ dần tính chất tự trị của nó.
Mặc dù, trên ngun tắc, cơng cuộc “cải lương hương chính” vẫn chấp nhận cơ chế quản lý
làng xã cổ truyền, nhưng trong một chừng mực nào đó thực dân Pháp đã đạt được mục tiêu
can thiệp trực tiếp vào công việc làng xã bằng cách kiểm soát nhân sự, tài chính của bộ máy
làng xã. Song song đó, chúng đẩy mạnh chính sách văn hóa ngu dân và tư tưởng nô dịch đối
với quần chúng nhân dân. Chúng mở nhiều nhà tù hơn trường học, chúng bắt học sinh từ 18
tuổi trở lên ở các trường tư thục phải đóng thuế thân để hạn chế việc học tập của con em tầng
lớp nghèo. Chính quyền thực dân cấm nhân dân ta đọc và lưu hành những tác phẩm có nội
dung, tư tưởng tiến bộ. Trước thế chiến thứ II, do phong trào đấu tranh của quần chúng, chế
độ kiểm duyệt của thực dân Pháp có lúc được nới lỏng, nhưng từ khi đại chiến thế giới lần
thứ II sắp bùng nổ, lệnh kiểm duyệt của chúng trở nên gắt gao hơn. Mặt khác, chúng cho du
nhập những sản phẩm văn hóa phản động, đồi trụy của phương Tây vào Việt Nam. Chúng lại
không ngừng rêu rao quan điểm: thực dân Pháp sang Việt Nam với sứ mệnh đem ngọn đuốc
văn minh của nước mẹ Đại Pháp sang truyền bá cho nhân dân Việt Nam. Và để đạt được
mục đích, chúng chủ trương mị dân như: chính sách “Pháp - Việt đề huề”; phát động các
phong trào “Âu hoá”, “Vui vẻ trẻ trung” ở khắp các thành thị để mê hoặc và ru ngủ lớp thanh
niên mới lớn. Song song với các chủ trương mị dân này, thực dân Pháp còn xây dựng và thiết
lập hệ thống giáo dục, trong đó, tiếng Pháp đã lấn át tiếng mẹ đẻ. Mục đích của chương trình
này là nhằm đào tạo ra những con người phục vụ cho chính quyền thực dân. Tuy nhiên, trong
các trường Pháp - Việt, học sinh, sinh viên Việt Nam cũng có điều kiện tiếp thu được một
phần nền văn hóa tiến bộ của phương Tây.
Có thể thấy rằng, với cơng cuộc khai thác về kinh tế, việc áp đặt về chính trị, thực hiện
chính sách ngu dân cực kỳ thâm độc; chế độ thực dân nửa phong kiến hình thành khiến đời
sống nhân dân ta, đặc biệt là nông dân lâm vào cơ cực. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng,
đối với tình hình trì trệ lâu đời của xã hội phong kiến Việt Nam, quá trình khai thác thuộc
địa, việc thiết lập hệ thống chính trị mới của thực dân Pháp ở nước ta về khách quan đã mang
đến những biến đổi lớn lao làm cho mọi hoạt động của xã hội Việt Nam đều thay đổi trong
đó có văn học nghệ thuật nói chung và nghiên cứu văn học nói riêng.
1.1.2. Những biến động lớn của xã hội
Như đã trình bày, chính q trình khai thác thuộc địa ngày một mở rộng cùng với việc
đẩy nhanh sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở một số đơ thị lớn như Hải Phịng, Vinh,
Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Sài Gịn… đã làm cho sự phân hóa giai cấp diễn ra vơ cùng sâu sắc
và nhanh chóng làm xuất hiện nhiều giai cấp và tầng lớp mới trong xã hội. Trước hết là sự
xuất hiện của giai cấp tư sản. Đây là những người tham gia hoạt động kinh tế ở các lĩnh vực
thương mại, sản xuất có qui mô lớn, nhỏ khác nhau tùy theo sự thành đạt. Do điều kiện kinh
doanh, giai cấp tư sản Việt Nam tự phân thành hai bộ phận: tư sản mại bản và tư sản dân tộc.
Tư sản mại bản là những nhà đại lý cho tư bản nước ngoài, những tư sản hùn vốn kinh doanh
với tư sản Pháp hoặc có quan hệ bn bán với nước ngồi. Tư sản dân tộc có mặt trong hầu
hết các lĩnh vực kinh tế. Lực lượng này đáng lẽ ra phải đóng vai trị “ơng chủ” mới của xã
hội Việt Nam lúc bấy giờ, nhưng thực tế vừa mới ra đời đã bị tư bản Pháp chèn ép, kìm hãm
nên thế lực kinh tế yếu. Vì thế, để tồn tại và phát triển, bộ phận này thường liên kết với nhau
trong kinh doanh và do đó nhìn chung họ có tinh thần dân tộc.
Tiếp đến là sự hình thành giai cấp cơng nhân. Đây chính là con đẻ của giai cấp nơng
dân nhưng đã bị tước đoạt hết ruộng đất, bị bần cùng hóa, phải từ giã ruộng vườn kéo nhau
ra thành thị để bán sức lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, cơng xưởng... Dù bị bóc lột
nặng nề nhưng về cơ bản, họ có thu nhập ổn định nên có nhu cầu hưởng thụ văn hóa. Đó
cũng là lý do để hoạt động văn học đổi mới và phát triển.
Cuối cùng là sự xuất hiện của giai cấp tiểu tư sản. Chính q trình khai thác thuộc địa,
sự xuất hiện hệ thống thành thị kiểu phương Tây và nền giáo dục mới ra đời đã làm cho lực
lượng này ngày càng trở nên đông đảo. Trong khi đó, ở nơng thơn giai cấp địa chủ khơng
những khơng bị thu hẹp mà trái lại được phát triển đủ mạnh để có thể trở thành nền tảng xã
hội của chế độ thuộc địa. Và sau lũy tre xanh vẫn là một vịng trịn khép kín, tù đọng đè
nặng, làm cho đời sống của người nông dân sống nơi “bùn lầy nước đọng” ngày càng bị bần
cùng hóa.
Trong các giai cấp và tầng lớp mới xuất hiện này, có thể thấy, tầng lớp trí thức tiểu tư
sản giữ một vai trị quan trọng trong lĩnh vực văn hóa nói chung và văn học nói riêng. Tầng
lớp này, tuy có hồn cảnh xuất thân khơng giống nhau: trí thức (học sinh, sinh viên), tiểu
thương (những người buôn bán nhỏ), thợ thủ công, nhưng về cơ bản, họ sống ở các đô thị, có
nếp sống tương đối ổn định và đầy đủ trong một xã hội đang nhanh chóng thay đổi. Họ có
điều kiện để học hành, để tiếp xúc với những thơng tin về chính trị, văn hóa, xã hội. Chính
tầng lớp này và cuộc sống đô thị đã làm nảy sinh những nhu cầu mới về hưởng thụ văn hóa
khác với nhu cầu của con người dưới chế độ phong kiến. Họ cần cập nhật thơng tin, vì thế
báo chí ra đời; cần cập nhật tác phẩm vì thế xuất bản phát triển. Văn học nghệ thuật trở thành
hàng hóa, vì vậy xuất hiện ngành kinh doanh hàng hóa văn học bao gồm những người kinh
doanh và viết văn. Đời sống văn học hình thành nên một đội ngũ tác gia mới - những nhà
văn chuyên nghiệp, sống bằng nghề và với nghề. Chính họ là những người quyết định sự
phát triển của nền văn học mới. Từ đây: người ta quan niệm việc cầm bút viết văn như một
chuyên mơn của một số trí thức nhằm hướng đạo xã hội, phụng sự nghệ thuật, trong xã hội
xuất hiện tầng lớp nhà văn chuyên nghiệp, sống bằng nghề viết văn, thậm chí “Vợ dại con
thơ, sự sinh hoạt trơng nhờ một ngọn bút” (Giấc mộng con).
Nhìn chung, chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Paul Doumer và lần thứ
hai của Albert Sarraut (trước và sau đại chiến thế giới lần thứ nhất 1914 - 1918) là nhân tố
chính làm chuyển biến sâu sắc cơ cấu xã hội Việt Nam. Lúc bấy giờ, nền kinh tế phong kiến
bị phân giải, người nơng dân bị bần cùng hố. Do quá trình khai thác thuộc địa ngày càng
được đẩy mạnh nên từ Nam chí Bắc, những trung tâm kinh tế, văn hoá của xã hội thực dân
nửa phong kiến đã mọc lên. Sự ra đời của thành thị đã làm xuất hiện nhiều tầng lớp xã hội
mới như: tư sản, tiểu tư sản (viên chức, học sinh, dân nghèo thành thị…), cơng nhân như đã
nói ở trên. Cùng với sự phát triển của các đô thị, số thị dân cũng tăng nhanh. Trong quá trình
sinh tồn, thị dân đã tạo ra một lối sống riêng, tập quán riêng, vừa kế thừa những giá trị truyền
thống, nhưng đồng thời cũng có những nét khác với lối sống của nông dân. Hệ thống thành
thị phát triển, thị dân ngày càng đông đúc là những tiền đề, những điều kiện để tiếp nhận văn
hóa phương Tây và thúc đẩy nền văn học nhanh chóng hiện đại hóa trong đó có hoạt động
nghiên cứu văn học.
1.2. Tiền đề văn hóa - văn học
1.2.1. Cơng cụ biểu đạt mới
Đầu thế kỷ XX, cùng với những biến đổi về lịch sử - xã hội, đời sống văn hố cũng có
những nét mới đáng kể. Yếu tố đầu tiên quan trọng, tác động tích cực đến sự phát triển của
văn học nói chung và hoạt động nghiên cứu văn học nói riêng giai đoạn này là sự phổ biến
chữ quốc ngữ.
Như đã biết, chữ quốc ngữ là thứ chữ được các giáo sĩ phương Tây cùng các trí thức
Việt Nam xây dựng từ thế kỷ XVII để ghi âm tiếng Việt với mục đích là truyền đạo Thiên
Chúa. Từ khi nước ta thành thuộc địa, chính quyền thực dân đã bỏ ra nhiều tiền của, công
sức và cả biện pháp hành chính, kinh tế cưỡng bức nhân dân ta học chữ quốc ngữ. Trong
nghị định ngày 6 - 4 - 1878, thực dân Pháp đã đặt ra yêu cầu: “Kể từ ngày 1 - 1 - 1882 không
một tuyển dụng nào được thi hành, không một thăng trật nào được cho phép trong ngạch
phủ, huyện, tổng đối với bất cứ ai trong tình trạng khơng viết được chữ quốc ngữ” [79,tr.33].
Đồng thời, để khuyến khích việc học chữ quốc ngữ, thực dân Pháp cũng đã dùng những
chính sách đãi ngộ như: miễn thuế thân, miễn tạp dịch và thưởng hậu hĩnh đối với công
chức, nhân viên, các quan tịa, sĩ quan... phụ trách việc chỉ huy binh lính và dân chúng mọi
địa hạt nếu họ tích cực học chữ quốc ngữ [79,tr.34]. Mặt khác, thực dân Pháp cũng đã
“Không ngần ngại phát những trợ cấp lúc ban đầu từ 50 đến 100 quan cho những làng nào
viết được các công văn bằng chữ quốc ngữ” (Thông tư ngày 28 - 10 - 1874). Ngoài ra, trong
các trường Pháp - Việt, cùng với việc học tiếng Pháp là chính, thực dân Pháp còn bắt buộc
học chữ quốc ngữ và chữ Hán. Và trong kỳ thi Hương (1906), cũng có qui định một phần thi
luận chữ Việt (quốc ngữ). Mục đích của người Pháp ở đây là muốn đem chữ quốc ngữ thay
thế chữ Hán và chữ Nôm, cách ly nhân dân Việt Nam khỏi truyền thống văn hoá dân tộc,
cũng như khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc, và trước mắt chặt đứt ảnh hưởng của giới sĩ phu
đối với nhân dân... để dễ dàng thống trị nước ta.
Đối với nhân dân ta, trong mấy thập kỷ cuối thế kỷ XIX, ngày càng có nhiều người hơn
theo học chữ quốc ngữ, thế nhưng nhìn chung, thứ văn tự này vẫn ít được tín nhiệm, bởi nó
bị xem là thứ chữ của “quân cướp nước” nên không dễ dàng thay thế được chữ Hán - Nôm.
Dù vậy, cùng với sự phát triển của đô thị và sự xuất hiện của nhiều tầng lớp xã hội mới, chữ
quốc ngữ từng bước được công chúng làm quen và thực sự được thừa nhận vào thập niên đầu
của thế kỷ XX. Riêng đối với các sĩ phu Việt Nam, lúc đầu, họ xem chữ quốc ngữ là sản
phẩm và công cụ cai trị của quân xâm lăng nên không tiếp nhận. Đến đầu thế kỷ XX, các nhà
Nho yêu nước và duy tân nhận rõ ưu thế dễ đọc, dễ viết của chữ quốc ngữ nên đã chuyển từ
thái độ phản ứng sang nhiệt tình cổ động, hơ hào học và dùng chữ quốc ngữ
“Trước hết phải học ngay quốc ngữ
Khỏi đôi đường tiếng, chữ khác nhau;
Chữ ta, ta phải thuộc làu,
Nói ra nên tiếng, viết câu nên bài,
Sẵn cơ sở để khai tâm trí...
(Thơ Đơng Kinh nghĩa thục)
hay “Một đằng thì mất mấy năm trời để đi học một thứ chữ khác hẳn tiếng mình mà vẫn
khơng có cơng hiệu, một đằng thì chỉ mất khơng tới sáu tháng là học ngay được văn tự của
tiếng mình. Vậy thì khơng thể khơng theo chữ nước ta” (Văn minh tân học sách - 1904). Sự
truyền bá chữ quốc ngữ qua các phong trào Minh Tân (ở Nam Bộ), phong trào Đông Kinh
nghĩa thục (ở Bắc Bộ) vào những năm 1907 - 1908 đã gây ảnh hưởng sâu rộng trong quần
chúng khiến thứ chữ này dần dần được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong sự tiếp thu của nhiều
tầng lớp nhân dân. Ngay nhà Nho yêu nước Nguyễn Đình Chiểu là người kiên quyết khơng
hợp tác với Pháp nhưng lại có ý thức tiếp nhận chữ quốc ngữ khi đồng ý cho con gái là
Nguyễn Thị Khuê (Sương Nguyệt Anh, sau này là chủ bút tờ Nữ giới chung - tờ báo nữ giới
đầu tiên tại Việt Nam, cũng là tờ báo có chủ trương truyền bá chữ quốc ngữ) học chữ quốc
ngữ. Các phong trào duy tân này là động lực của bước đầu hiện đại hóa văn học Việt Nam,
khơng những trên hình thức mà cả trong chiều sâu tư tưởng của văn chương.
Chữ quốc ngữ cũng ảnh hưởng tích cực và phần nào mang tính quyết định đến sự ra đời
và phát triển của nền văn xi nước ta. Với sự phát triển nhanh chóng, chữ quốc ngữ đã
khiến câu văn xi tiếng Việt có nhiều đổi mới, đồng thời việc sáng tác văn chương bằng
quốc ngữ cũng giúp cho chữ quốc ngữ ngày càng diễn đạt tinh tế hơn cuộc sống, tâm tư tình
cảm của con người. Góp cơng đầu trong việc đổi mới này phải kể đến các học giả như
Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trần Chánh Chiếu, Nguyễn Trọng Quản... ở miền Nam,
Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn... ở miền Bắc. Trong số
này, người có cơng đầu tiên là Trương Vĩnh Ký (1837-1898) - nhà bác học biết nhiều thứ
tiếng nhưng vẫn dành tâm huyết cho việc phiên âm các văn bản văn chương cổ điển và biên
soạn văn học dân gian bằng chữ quốc ngữ như Truyện Kiều (1875), Đại Nam quốc sử diễn
ca (1887), Lục súc tranh cơng (1889), Phan Trần truyện (1889), Lục Vân Tiên truyện
(1889)...
Có thể thấy rằng, sau hàng nghìn năm bị lệ thuộc phong kiến phương Bắc và tiếp biến
nền giáo dục khoa cử Trung Hoa, người Việt Nam đã mượn chữ Hán làm công cụ diễn đạt
nhận thức cũng như tâm tư tình cảm của mình qua các trang viết (sáng tác, nghiên cứu, thi
cử...). Tuy nhiên, chữ Hán chỉ được tiếp nhận bởi những tầng lớp quan lại trong hệ thống
triều đình phong kiến Việt Nam, đại đa số người bình dân Việt Nam không thể tiếp cận được
văn bản chữ Hán. Đến khi ý thức độc lập dân tộc thực sự được khơi phục thì chữ Nơm ra
đời, nhưng chữ Nôm lại dựa trên cơ sở của chữ Hán, và vì vậy, dù rất có ý thức độc lập tự
chủ, chữ Nơm vẫn là một loại chữ khó học. Chính vì thế, chữ quốc ngữ La-tinh đã thực sự
trở thành một thứ chữ viết dễ học và dễ đọc. Nó đã phát triển nhanh chóng và thật sự thuyết
phục trước nhu cầu biết đọc và biết viết của người Việt. Thông qua các nhà văn Tây học, chữ
quốc ngữ đã thật sự trở thành công cụ diễn đạt hữu hiệu nhằm phản ánh cuộc sống và tâm tư,
tình cảm con người Việt Nam, được sử dụng phổ biến và đưa văn học đến gần với người
đọc. Chính vì thế, nó trở thành một công cụ, một phương tiện quyết định để chuyển tải văn
hóa, văn học phương Tây thâm nhập vào đời sống văn học Việt Nam, giúp văn học dân tộc
từng bước tiệm cận với dòng chảy chung của văn chương thế giới. Có thể khẳng định, chữ
quốc ngữ La-tinh là một trong những nhân tố quyết định góp phần vào q trình hiện đại hóa
nền văn học Việt Nam nói chung và q trình hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học nói
riêng.
1.2.2. Nền giáo dục mới
Năm 938, với chiến công hiển hách của Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng, dân tộc Việt
Nam khôi phục nền độc lập, thống nhất quốc gia, xây dựng nhà nước phong kiến. Nền giáo
dục phong kiến được hình thành và phát triển. Trải qua 10 thế kỷ, nội dung, cách tổ chức
việc dạy và học, thi hành chế độ khoa cử của nền giáo dục phong kiến qua các triều đại cơ
bản là giống nhau. Chẳng hạn: nội dung dạy và học từ lớp ở thôn xã đến các trường ở lộ,
phủ, kinh đô đều lấy Tứ thư, Ngũ kinh làm sách giáo khoa; các triều đại Lý, Trần, Lê,
Nguyễn tổ chức các khoa thi (thi Hương, thi Hội, thi Đình) về cơ bản là giống nhau… Trải
qua nghìn năm lịch sử, nền giáo dục phong kiến Việt Nam đã đào tạo nên nhiều nhà bác học,
nhà văn, nhà viết sử, nhà giáo, thầy thuốc … có danh tiếng cùng những thế hệ trí thức giữ vai
trò quan trọng trong việc xây dựng, vun đắp nền văn hiến Việt Nam. Một nền giáo dục
phong kiến coi trọng luân lý, lễ nghĩa, góp phần cơ bản xây dựng nền tảng đạo đức xã hội.
Tuy nhiên, ý thức tồn cổ của Nho giáo đã cản trở những tư tưởng cải cách, kìm hãm sự phát
triển của xã hội; phương pháp học khuôn sáo, giáo điều,... là những hạn chế của nền giáo dục
phong kiến Việt Nam.
Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm chiếm nước ta. Ngay khi nắm chính quyền ở Việt
Nam, bên cạnh những hoạt động về chính trị và kinh tế, thực dân Pháp cũng chú ý đến việc
truyền bá văn hóa Pháp, hạn chế ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa trong đời sống người
dân Việt Nam. Vì vậy, một trong những việc đầu tiên của người Pháp lúc này là phải thay
thế nền giáo dục phong kiến bằng một hệ thống giáo dục mới nhằm phục vụ cho guồng máy
cai trị. Cho nên, khi vừa chiếm được Nam Kỳ, thực dân Pháp lập tức khai tử nền giáo dục
Nho học. Kỳ thi Hương bị xóa bỏ ở Nam Kỳ sớm nhất (1864). Ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, sự
thay đổi về giáo dục chậm hơn. Kỳ thi Hương cuối cùng ở Bắc Kỳ là năm Ất Mão (1915),
và ở Huế năm Mậu Ngọ (1918). Chế độ giáo dục và khoa cử Nho học thực sự cáo chung với
khoa thi Hội cuối cùng vào năm Kỷ Mùi (1919) ở Huế.
Từ 1878 chữ Hán trong giấy tờ công văn các cơ quan hành chánh được thay thế bằng
chữ Pháp và chữ quốc ngữ. Trên tinh thần ấy, trước tiên thực dân Pháp dựng lên những cơ sở
văn hóa để truyền bá chữ Pháp và thiết lập các trường đào tạo thông ngôn. Đây là những
bước đầu trong việc thiết lập một nền giáo dục của Pháp.
Khi xây dựng nền giáo dục mới nhằm thay thế dần lối học khoa cử của Nho gia, thực
dân Pháp đã hướng giáo dục vào mục đích đào tạo lớp người thừa hành chính sách xâm lược
của mình ở Việt Nam và cả Đông Dương, tiếp đến là truyền bá tư tưởng Pháp, và cuối cùng
là nhằm vào mục đích mị dân. Để đạt được mục đích này, hệ thống giáo dục của thực dân
Pháp đã được người Pháp ở Việt Nam điều chỉnh cho phù hợp với thực tế ở đất nước thuộc
địa. Hệ thống giáo dục này được gọi là giáo dục Pháp - Việt. Trong nền giáo dục Pháp Việt, tiếng Pháp là ngơn ngữ chính được dùng để trao đổi trong lớp học. Chỉ ở ba lớp đầu
cấp tiểu học là được dùng tiếng Việt, còn các lớp, bậc học sau đó, tiếng Việt chỉ cịn được
học như một phụ ngữ.
Hệ thống giáo dục Pháp - Việt được chia làm hai phần: giáo dục phổ thông và giáo dục
cao đẳng chuyên nghiệp (đại học). Chương trình giáo dục phổ thơng Pháp - Việt có ba bậc
với 13 năm. Bậc Tiểu học 6 năm. Học hết chương trình tiểu học, học sinh được thi bằng Tiểu
học yếu lược hay Sơ đẳng tiểu học. Bậc trung học phổ thông 4 năm, học xong được thi bằng
Cao đẳng tiểu học (còn gọi là bằng Thành chung). Bậc Trung học chuyên khoa gồm 3 năm,
học xong 2 năm đầu được thi lấy bằng Tú tài phần thứ nhất. Có bằng Tú tài thứ nhất rồi, học
xong năm thứ ba được thi lấy bằng Tú tài toàn phần.
Sau khi có bằng Tú tài tồn phần, người học sẽ được thi tuyển vào các trường cao đẳng
chuyên nghiệp (đại học) Pháp - Việt. Nhưng, như đã trình bày, mục đích của thực dân Pháp
mở các trường Pháp - Việt là nhằm đào tạo một số công chức cho bộ máy cai trị của chúng,
vì vậy, hệ thống các trường được thành lập không nhiều và số lượng tuyển sinh hằng năm rất
hạn chế. Một số trường cao đẳng được thành lập lúc bấy giờ có thể kể như: Cao đẳng Sư
phạm, Cao đẳng Canh Nông, Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, Cao đẳng Y khoa Đông
Dương (sau đổi thành Đại học Y khoa), Cao đẳng Luật (sau đó cũng đổi thành Đại học
Luật). Và đây chính là những nơi đào tạo ra đội ngũ trí thức cấp cao, đưa nền học vấn Việt
Nam lúc bấy giờ phát triển. Trong các trường Pháp - Việt, họ đã được tiếp xúc trực tiếp với
những tri thức văn hóa khoa học hiện đại của phương Tây, đặc biệt là của Pháp. Hơn thế nữa,
họ đã chịu ảnh hưởng khá sâu sắc những tư tưởng mới về văn học, triết học và xã hội của
phương Tây hiện đại. Số lượng sinh viên, học sinh có bằng tú tài, tốt nghiệp cao đẳng, đại
học ở các trường Pháp - Việt ngày càng đông. Phần lớn trí thức Tây học đều hướng vào
những nghề tương đối tự do như làm thầy giáo, làm báo, hoạt động khoa học kỹ thuật,….
Trong số này, một số người đã đi vào con đường sáng tác văn chương và nghiên cứu văn
học, trở thành một đội ngũ tác gia tân học thay thế dần đội ngũ tác gia cựu học, chẳng hạn:
Lê Thước, Đặng Thai Mai, Hoàng Ngọc Phách, Dương Quảng Hàm (tốt nghiệp cao đẳng sư
phạm), Phạm Huy Thông (tốt nghiệp đại học ở Paris), Phạm Quỳnh (tốt nghiệp Trường
Thông ngôn), Huy Cận (tốt nghiệp Cao đẳng Canh nơng), Thiếu Sơn, Hồi Thanh, Vũ Ngọc
Phan,…(đều qua bậc tú tài) và tự nâng cao trình độ bằng con đường tự học.
Trong quá trình học tập ở các trường Pháp - Việt, những trí thức Tây học đã được tiếp
thu một khối lượng kiến thức cơ bản về lịch sử, văn hóa, văn học của các nước phương Tây,
nhất là của Pháp, trong đó có cả các nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Vì thế trên phương
diện lý thuyết họ là những người chịu ảnh hưởng rõ những lý thuyết nghiên cứu của phương
Tây. Chẳng hạn: rất dễ nhận thấy sự ảnh hưởng của phương pháp trực giác, phương pháp
tiểu sử, phương pháp xã hội học, phương pháp xã hội học mác-xít…trong những cơng trình
của các nhà nghiên cứu giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX như: Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Vũ Ngọc
Phan, Trần Thanh Mại, Hải Triều, Đặng Thai Mai… Đặc biệt do việc sử dụng cuốn Lịch sử
văn học Pháp (1894) của Gustave Lanson (1857 - 1934) làm sách giáo khoa về văn học Pháp
trong các trường trung học Pháp - Việt đã khiến cho phương pháp lịch sử và so sánh mà
Lanson áp dụng vào cơng việc nghiên cứu văn học, đã có một ảnh hưởng nổi bật ở Việt
Nam. Có thể nói, sự tiếp thu một cách nhanh nhạy có chọn lọc và vận dụng khá thành công
những phương pháp nghiên cứu hiện đại của Phương Tây (từ phương pháp trực giác cho đến
phương pháp xã hội học mác-xít) là một trong những điều kiện quan trọng dẫn đến quá trình
hiện đại hóa hoạt động nghiên cứu văn học trong giai đoạn này.
Tất nhiên, ai cũng nhận thức được rằng: việc đưa hệ thống giáo dục phương Tây vào
Việt Nam là nhằm mục đích áp đặt nền giáo dục của chủ nghĩa thực dân trong âm mưu đồng
hóa người Việt; song, khi mọi việc đã lùi về quá khứ, với cách nhìn nhận khách quan khoa
học, có thể nói: chính nền giáo dục ấy đã góp phần chuyển tải những tri thức khoa học mọi
mặt của phương Tây vào Việt Nam, đẩy lùi lối giáo dục nặng nề lý thuyết theo khuôn mẫu
của nền giáo dục khuôn phép, khoa cử, quan phương thiếu sáng tạo dưới sự thống trị của
những trang sách thánh hiền. Người Việt có câu “trong họa có phúc”, có lẽ ở bình diện nhìn
nhận này, phải cơng bằng mà nói rằng: nền giáo dục mới từ phương Tây áp đặt vào nước ta
như một cơng cụ đồng hóa, trên thực tế đã trở thành một luồng gió mới giúp cho nền giáo
dục dân tộc có điều kiện biến đổi và tiếp thu cả hệ thống lý thuyết và kiến thức khoa học cụ
thể, để nhận thức và áp dụng những tri thức mới mẻ vào cuộc sống. Riêng trong lĩnh vực văn
học, nó đã góp phần vào việc biến đổi tư duy nghiên cứu văn học của thế hệ những trí thức
trẻ.
1.2.3. Nền văn học mới
Trước thế kỷ XX, văn học Việt Nam vẫn thuộc phạm trù văn học trung đại, chịu ảnh
hưởng sâu sắc của văn học Trung Quốc cả về tư tưởng, loại thể, chữ viết. Lúc bấy giờ, văn
học chính thống do nhà Nho viết, sinh hoạt văn chương chỉ thu hẹp trong giới trí thức Nho
sĩ. Tác phẩm văn học cũng chưa được phổ biến rộng rãi mà chủ yếu là sáng tác cho cá nhân,
bạn bè. Viết văn chưa phải là một nghề, tác phẩm văn chương chủ yếu là món ăn tinh thần
cao cấp của tầng lớp trí thức quý tộc. Văn chương mang tính quy phạm với niêm luật chặt
chẽ, đề tài, nhân vật, cốt truyện... đều nằm trong hệ thống ước lệ.
Sang đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam có những biến động đáng kể, nhiều đơ thị mọc
lên, nhiều tầng lớp xã hội mới xuất hiện. Những tầng lớp mới này có nhu cầu văn hố thẩm
mỹ mới, đòi hỏi một thứ văn chương mới. Cùng với những biến động xã hội, hoạt động văn
hố có những yếu tố mới như: sự xuất hiện của chữ quốc ngữ, báo chí, in ấn, dịch thuật. Đây
chính là những điều kiện cơ bản thúc đẩy nền văn học mới ra đời và phát triển để nhanh
chóng hiện đại hóa.
1.2.3.1. Khi văn học Việt Nam đi vào quỹ đạo cận hiện đại, văn xuôi phát triển trước hết
và phát triển khá nhanh. Cuối thế kỷ XIX, một số tác phẩm văn xuôi đơn giản xuất hiện như:
Chuyện đời xưa (1866), Chuyện khôi hài, Kiếp phong trần (1882), Chuyến đi Bắc Kì năm Ất
Hợi (1876) của Trương Vĩnh Ký; Chuyện giải buồn (1866) của Huỳnh Tịnh Của. Nhưng cái
mốc đánh dấu sự hình thành văn xi hiện đại Việt Nam có thể tính từ khi Nguyễn Trọng
Quản cho xuất bản Truyện thầy Lazarô Phiền năm 1887. Đây là cuốn truyện quốc ngữ đầu
tiên của văn học Việt Nam đã có những cách tân, tuy nhiên tính tiên phong của Nguyễn
Trọng Quản đã không được tiếp nối, bởi “Truyện thầy Lazarô Phiền chỉ là một con chim lạc
từ phương Tây đáp xuống một vùng đất cịn vắng bóng đồng loại. Bởi lẽ đó, nó nổi lên như
một ốc đảo chơi vơi vào nửa sau thế kỷ XIX, không riêng gì Nam Kì mà ở cả Việt Nam”
[44,tr.303]. Sau Nguyễn Trọng Quản, mãi đến những năm 20, với sự xuất hiện của Nguyễn
Bá Học, Phạm Duy Tốn (ở miền Bắc), truyện ngắn quốc ngữ hiện đại mới thực sự được
khẳng định. Đọc tác phẩm của hai ông, ta thấy hiện lên cái thực tại đen tối, xấu xa của xã hội
đương thời. Mặc dù, truyện của hai ông chỉ mới là “những truyện thốt ly hẳn được cái
khn sáo của truyện Tàu, chưa thể coi là những đoản thiên tiểu thuyết tả chân được”
[139,tr.120], nhưng hai ơng đã có cơng khai phá, đặt nền móng cho truyện ngắn Việt Nam
hiện đại. Tiếp đây về sau, truyện ngắn Việt Nam phát triển càng phong phú về nội dung, đa
dạng về phong cách và bút pháp. Những tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan, Thạch Lam,
Nguyễn Tn, Thanh Tịnh, Tơ Hồi, Nam Cao... đã làm nên những đỉnh cao về truyện ngắn.
1.2.3.2. Thể loại tiểu thuyết ở nước ta xuất hiện muộn. Mãi đến đầu thế kỷ XIX với sự
xuất hiện Hoàng Lê nhất thống chí của Ngơ gia văn phái, nước ta mới có tác phẩm quy mơ,
tầm cỡ xứng đáng gọi là tiểu thuyết. Tuy nhiên, xét về nhiều mặt, nó vẫn thuộc phạm trù tiểu
thuyết phương Đơng. Sang đầu thế kỷ XX, cùng với sự biến đổi của xã hội, đời sống văn hoá
của con người ngày càng cao, yếu tố đời tư ngày càng được chú ý. Người ta muốn đọc những
tác phẩm mô tả cuộc sống thực tại với mọi yếu tố ngổn ngang, bề bộn của cuộc đời để soi
chiếu vào mình, để tìm cho mình cách ứng xử, cách sống. Đó chính là điều kiện cho tiểu
thuyết ra đời và phát triển.
Tiểu thuyết buổi đầu xuất hiện trước tiên ở Nam Bộ với các tác giả và tác phẩm tiêu
biểu như: Trần Thiên Trung (Hoàng Tố Anh hàm oan - 1910), Trương Duy Toản (Phan Yên
ngoại sử - 1910)… Tuy nhiên, đây chỉ là những thử nghiệm bước đầu, dung lượng tác phẩm
còn ngắn, chất lượng nghệ thuật chưa cao. Đến Nguyễn Chánh Sắt (Nghĩa hiệp kỳ duyên -
1919), Phú Đức (Châu về Hiệp Phố - 1926), đặc biệt là Hồ Biểu Chánh với một loạt tác
phẩm: Ai làm được (viết 1912 - xuất bản 1922), Chúa Tàu Kim Quy (viết năm 1913 - xuất
bản 1922), Cay đắng mùi đời (1922)…, thì tiểu thuyết quốc ngữ đã có bước vận động và có
những cách tân rõ rệt: ngày càng đa dạng về thể tài, khuynh hướng, nghệ thuật diễn đạt,
giọng điệu; ngôn ngữ phong phú và gần gũi hơn với độc giả. Trong số này, Hồ Biểu Chánh
là tiểu thuyết gia tiêu biểu của Nam Bộ đầu thế kỷ XX được độc giả quan tâm, bởi tác phẩm
của ông đã đáp ứng được yêu cầu tâm lý của người đọc Nam Bộ lúc này: trọng nghĩa, thương
người, thủy chung, thẳng thắn… Đóng góp đáng chú ý của Hồ Biểu Chánh trong tiểu thuyết
buổi đầu là đưa vào tác phẩm những cảnh trí, con người và lối sống của mọi tầng lớp nhân
dân Nam Bộ. Tuy nhiên, Hồ Biểu Chánh vẫn chưa thoát khỏi bố cục chương hồi, nội dung
dù phản ánh khía cạnh nào của cuộc sống, bàn về vấn đề gì của xã hội cũng khơng ngồi vấn
đề đạo lý: khuyên lành tránh dữ, tích ác phùng ác, tích thiện phùng thiện; cho nên cách kết
truyện bao giờ cũng có hậu. Ngơn ngữ trong tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh mang đậm tính
bình dân, giàu thực tế nhưng chưa đạt tính chuẩn mực của ngơn ngữ văn chương. Tóm lại,
tiểu thuyết Nam Bộ dù xuất hiện sớm, nhưng chưa có những đột phá đáng kể, nên ảnh hưởng
chủ yếu chỉ tỏa lan ở Nam Kỳ.
Ở miền Bắc, tiểu thuyết ra đời muộn hơn nhưng dần vươn lên vị trí dẫn đầu. Trong số
các tác phẩm xuất hiện lúc bấy giờ như: Giấc mộng con - 1917, Giấc mộng lớn - 1929 (Tản
Đà); Cành lê điểm tuyết - 1921, Cuộc tang thương - 1923 (Đặng Trần Phất); Kim Anh lệ sử 1925 (Trọng Khiêm); Quả dưa đỏ - 1925 (Nguyễn Trọng Thuật); Tố Tâm - 1925 (Hoàng
Ngọc Phách)… thì Tố Tâm của Hồng Ngọc Phách được chú ý đặc biệt bởi nó đã gây một
tiếng vang lớn “như một trái bom nổ giữa khung trời tình cảm”, vừa xuất hiện đã tạo ra một
làn sóng dư luận khắp cả nước “Từ Bắc đến Nam không ai không biết đến Tố Tâm”. Với Tố
Tâm, Hoàng Ngọc Phách được xem là cây bút tiên phong mở đường cho trào lưu lãng mạn
trong văn học Việt Nam buổi đầu thế kỷ. Tố Tâm được coi là cuốn tiểu thuyết báo hiệu bước
phát triển mới của loại hình văn xi tự sự. Từ đây về sau, tiểu thuyết Việt Nam càng phát
triển nhanh với những phong cách hiện đại của các nhà tiểu thuyết trong nhóm Tự lực văn
đồn cũng như các cây bút tiểu thuyết thuộc trào lưu hiện thực: Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất
Tố, Nguyên Hồng, Vũ Trọng Phụng….
1.2.3.3. Nghiên cứu q trình hiện đại hóa văn xi quốc ngữ khơng thể khơng đề cập đến
sự hình thành và phát triển của thể loại phóng sự. Như đã trình bày, xã hội Việt Nam giai
đoạn nửa đầu thế kỷ XX là một xã hội đầy biến động. Để kịp thời ghi nhận và phản ánh