Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Thực trạng ngành luật kinh doanh ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.11 KB, 24 trang )

A.

BÁO CÁO THỰC TRẠNG

I. Mở đầu
Lý do chọn đề tài
Nhằm tìm hiểu về ngành học mà mình đang theo học, giải đáp những băn khoăn về
cơ hội làm việc sau khi ra trường. Nhóm 4 tiến hành điều tra cơ hội việc làm của
sinh viên ngành luật kinh doanh trường đại học Kinh tế quốc dân. Mục đích đề tài
có cái nhìn tổng quan về cơ hội việc làm của sinh viên ngành luật kinh doanh, để
sinh viên ngành này có thể tìm được một việc phù hợp, đồng thời chia sẻ thông tin
với các bạn sinh viên về yêu cầu của nhà tuyển dụng để có định hướng rèn luyện…
1.

Khách thể nghiên cứu
Nhóm đã tiến hành điều tra sinh viên khoa Luật trường đại học Kinh tế Quốc dân
Số lượng: 60 người trong đó
2.

-

+ Khóa 53: 30 người
+ Khóa 52: 15 người
+ Khóa 51: 15 người
Nhiệm vụ, mục đích
Nhiệm vụ của sinh viên về việc thực hiện bài tập này là:
Các thông tin về cơ hội việc làm thu thập được qua phiếu điều tra có đạt được yêu
cầu đầy đủ, chính xác và người đọc có hiểu được thông tin ghi trên phiếu không,
phần lớn phụ thuộc vào phiếu điều tra viên. Vì vậy mỗi thành viên trong nhóm
điều tra phải có nhiệm vụ cụ thể (do nhóm trưởng phân công): Là người có tinh
thần trách nhệm cao, có sức khỏe tốt, ai cũng phải có những cách thức và đề xuất ý


kiến của mình để tạo cho nhóm có hiệu quả cao.
Tìm hiểu về cơ hội việc làm của sinh viên ngành luật, cung cấp và chia sẻ thông tin
với các sinh viên trong ngành
3.

-

-

1



-

-

Mục đích của việc thực hiện bài tập này nhằm giúp sinh viên đạt được:
Kỹ năng: làm việc theo nhóm, sử dụng tin học, thiết kế phiếu điều tra, giao tiếp,
trình bày, phân tích, lập kế hoạch đề tài nghiên cứu, kỹ năng tìm tài liệu và tra cứu
tài liệu.
Thái độ: Có ý thức tốt trong công việc học tập, nhiệt tình.
Phương pháp
Điều tra, phân tích.

4.



Điều tra là phương pháp thu thập thông tin cần thiết về hiện tượng nghiên

cứu nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp và phân tích các hiện tượng nghiên cứu.
Đối tương nghiên cứu của điều tra là các hiện tượng số lớn và những hiện
tượng này rất phức tạp bao gồm nhiều đơn vị, phần tử, khác nhau mặt khác lại có
sự thay đổi, không ngừng theo không gian và thời gian. Vì vậy một yêu cầu đặt ra
là cần có môt phương pháp điều tra phù hợp với từng điều kiện, hoàn cảnh nhằm
thu được thông tin một cách đầy đủ, để đánh giá được nhu cầu và xu hướng cho
sinh viên hiện nay.


Thống kê xử lý số liệu

Sau khi thu thập được những số liệu điều tra thì vấn đề quan trọng nhất là
phải trình bày, xử lý những số liệu đó như thế nào để khai thác có hiệu quả những
số liệu thực tế đó, rút ra những nhận xét kết luận khoa học, khách quan đối với
những vấn đề nghiên cứu, khảo sát.
II.

Thực trạng

1. Bạn vào ngành Luật kinh doanh trường đại học Kinh tế quốc dân vì lý do gì?


Sở thích

54,2%



Điểm vào phù hợp


20,8%



Ý kiến của bố mẹ

8,3%



Lý do khác

16,7%
2


Xuất phát điểm khi lựa chọn vào ngưỡng cửa đại học đó là sở thích, đó là điều
quan trọng cốt lõi. vì thế lý do chọn vào ngành luật kinh doanh của đa sồ các bạn
sinh viên chiếm 54.2% là do sở thích. Tiếp theo, phải cân nhắc được nhu cầu việc
làm của ngành này? Biết lựa sức mình để chọn những trường “top” vừa phải
20,8% số người được điều tra chọn lý do điểm vào phù hợp. tuy nhiên trường hợp
bị lệ thuộc vào lời khuyên của người khác, ý kiến của cha mẹ... để thi vào ngành
học chiếm tỉ lệ 8,3%. Ngoài ra 14,8% chọn lý do khác.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân là trường đầu tiên trong các trường đại
học khối ngành kinh tế thành lập Khoa Luật nhằm kết hợp những ưu thế của các
môn luật học với các môn học kinh tế và quản trị kinh doanh trong viêc đào tạo cử
nhân ngành Luật. Mục tiêu ưu tiên là đào tạo cử nhân luật làm việc trong các
doanh nghiệp. Cử nhân luật tốt nghiệp các chuyên ngành từ Khoa Luật Trường Đại
học Kinh tế Quốc dân có kiến thức cơ sở về kinh tế và quản trị kinh doanh cần
thiết đồng thời cũng có kiến thức pháp luật chuyên sâu về các lĩnh vực kinh doanh

cơ bản cũng như đặc thù như pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp đồng,
pháp luật về cạnh tranh, pháp luật về thị trường chứng khoán, pháp luật về sở hữu
trí tuệ, pháp luật về chống bán phá giá … Đây là những lĩnh vực pháp luật đang rất
cần những chuyên gia pháp lý giỏi trong điều kiện nền kinh tế đang tiếp tục đổi
mới, hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta hiện nay. Ngoài ra, chương trình đào tạo
còn chú trọng và dành một thời gian đáng kể cho tiếng Anh cơ bản và chuyên
ngành (24 tín chỉ) nhằm vào những kỹ năng giúp sinh viên tốt nghiệp có thể giao
tiếp và sử dụng thành thạo tiếng Anh trong hoạt động nghề nghiệp.
2. Ngành Luật kinh doanh đối với bạn như thế nào?



Rất hay
Hay

30,4%
52,2%




Bình thường
Chán

17,4%
0%

Theo tổng hợp phiếu điều tra, đa số các bạn sinh viên đánh giá ngành luật kinh
doanh là một ngành hay thậm chí là rất hay, số ít còn lại cho rằng ngành này bình
thường. Nguyên nhân là do khi đang học năm thứ nhất, các bạn không tránh khỏi

bỡ ngỡ, lạ lẫm với môi trường đại học và còn nhiều băn khoăn về ngành học của
3


mình. Năm thứ nhất sinh viên chủ yếu học các môn đại cương và những môn lý
luận của chuyên ngành. Việc học chưa có gì hứng thú và làm cho sinh viên cảm
thấy ngành này rất bình thường. Tuy nhiên, bước sang những năm học tiếp theo,
càng học và nghiên cứu đi sâu vào chuyên ngành sinh viên càng nhận thấy sự hấp
dẫn và điểm lý thú trong mỗi môn luật, rèn luyện được nhiều kỹ năng cho bản thân
và nhận thấy đây là một ngành rất hay.
Ngành Luật kinh doanh đào tạo cử nhân luật có phẩm chất chính trị, đạo
đức và sức khoẻ tốt; có kiến thức cơ bản về pháp luật, thực tiễn pháp lý; có kỹ
năng chuyên sâu về pháp luật trong kinh doanh, đồng thời có kiến thức cơ bản về
kinh tế, quản trị kinh doanh, đủ khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp
lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh và quản lý nhà nước đối với nền
kinh tế của Việt Nam.
Sinh viên được trang bị các kỹ năng nghề nghiệp như: tư vấn, phát triển
doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp, đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng,
thực hiện chức năng của chuyên viên pháp lý tại các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế; có thể độc lập đưa ra các đề xuất giải quyết các tình huống pháp lý
trong kinh doanh, nắm vững các thao tác nghiệp vụ khi doanh nghiệp tham gia vào
các vụ tố tụng phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các doanh nghiệp, các Toà kinh tế thuộc hệ
thống Toà án nhân dân, các Trung tâm trọng tài thương mại, các đơn vị cung cấp
dịch vụ tư vấn pháp lý.
3. Theo bạn sau bao lâu khi ra trường sinh viên ngành Luật kinh doanh sẽ có
việc làm?
<= 6 tháng
34,8%
• Từ 6 tháng -> 1 năm

43,5%
• Hơn 1 năm
21,7%
Theo dữ liệu phiếu điều tra cơ hội việc làm của sinh viên ngành luât kinh
doanh trường đại học kinh tế quốc dân. Sau khi ra trương thời gian có việc làm là
43,5% từ 6 tháng đến 1 năm, <=6 tháng 34,8%, hơn 1 năm là 21,7%.
Nhiều người không hiểu được tại sao họ mãi gặp khó khăn khi tìm một công việc,


4


trong khi một số người khác lại dễ dàng được tuyển dụng. Điều này dễ dẫn đến
tâm trạng thất vọng, tức giận và tâm lý trì trệ.
Những lỗi trong quá trình tìm việc rất dễ gặp, đặc biệt nếu bạn là sinh viên mới ra
trường. Dù bạn đang tìm kiếm một công việc toàn hoặc bán thời gian, cố gắng
tránh những lỗi thông thường sau đây có thể giúp bạn đạt được công việc mong
muốn.
Không có kế hoạch đúng về thời gian
Đa số mọi người thường dành nhiều thời gian lên kế hoạch cho kỳ nghỉ hơn là cho
việc tìm kiếm công việc. Tìm kiếm công việc cũng giống như những việc khác
trong cuộc sống, nếu bạn không lên kế hoạch đúng, mọi cái sẽ không mang lại kết
quả như mong muốn.
Nghĩ rằng bạn không có kinh nghiệm làm việc phù hợp
Nếu bạn nghĩ mình không có những kỹ năng, kinh nghiệm và trình độ như nhà
tuyển dụng cần thì làm sao bạn có thể thuyết phục nhà tuyển dụng phỏng vấn bạn,
tuyển chọn bạn? Hãy tự tin bạn có thể chứng tỏ trước nhà tuyển dụng những kinh
nghiệm và kỹ năng bạn đã đạt được qua quá trình học tập, công việc làm thêm
hoặc các hoạt động trong trường học.
Nghĩ rằng chuyên ngành bạn chọn hạn chế việc lựa chọn công việc

Tất nhiên để làm kế toán thì bạn cần phải học chuyên ngành kế toán, hoặc học
ngành luật thì sẽ làm công việc liên quan tới luật pháp. Nhưng đại đa số chuyên
ngành học có nhiều cơ hội lựa chọn công việc khác nhau.
Nghĩ rằng cơ hội sẽ tự đến với bạn
Cơ hội tốt không tự nhiên đến. Người thành công là người biết tạo ra cơ hội. Có rất
nhiều công việc không được đăng tuyển trên các phương tiện quảng cáo. Thành
công phụ thuộc vào việc bạn tìm hiểu thông tin như thế nào. Bạn càng đầu tư thời
gian và công sức cho quá trình tìm việc thì bạn càng sớm có kết quả.
Có thể bạn đã vô tình mắc phải suy nghĩ rằng bạn đương nhiên có quyền được
nhận một công việc, bởi bạn đã tốt nghiệp, bạn đã tích lũy những kinh nghiệm liên
quan tới công việc trong thời gian học tập trong trường… Nhưng nhà tuyển dụng
không nghĩ thế. Nhà tuyển dụng không đánh giá cao những ứng viên có suy nghĩ
5


thụ động. Họ muốn bạn chứng minh bạn là người phù hợp cho vị trí tuyển dụng.
Họ cần biết bạn có thể đóng góp gì cho quá trình phát triển của công ty.
Đặt mục tiêu quá cao (hoặc quá thấp)
Tìm một vị trí phù hợp để ứng tuyển là rất quan trọng. Bạn có thể tìm hiểu qua
mạng lưới thông tin, hỏi ý kiến các chuyên gia, đặc biệt là những người đang làm
công việc tương tự vị trí bạn ứng tuyển.
Có thái độ khó chịu
Nếu bạn tham gia cuộc phỏng vấn trong tâm trạng vẫn tức giận với lãnh đạo cũ,
mọi sự thể hiện và suy nghĩ đều mang tính tiêu cực. Những người như thế có thể
có khả năng kinh doanh tốt, nhưng họ vẫn thất nghiệp dài hạn và không thể hiểu tại
sao.
Không nói chuyện với người làm trong ngành nghề bạn quan tâm
Đọc thông tin trong sách vở hoặc trên Internet để có thông tin về một công việc cụ
thể là rất tốt. Nhưng bạn sẽ không có những thông tin và cảm nhận thực sự về công
việc đó nếu bạn không trao đổi với người đang làm việc trong cùng lĩnh vực hoặc

đang làm tại công ty bạn muốn ứng tuyển.
Không chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn
Những ứng viên khác sẽ trang bị rất kỹ cho vòng phỏng vấn. Họ sẽ tập trả lời
những câu hỏi phỏng vấn khó, thậm chí đôi khi còn quay phim để xem lại và rút
kinh nghiệm. Vậy tại sao bạn không chuẩn bị?
Không đề nghị giúp đỡ
Mọi người muốn bạn tự tìm kiếm và đạt được công việc, nhưng không ai chỉ cho
bạn làm cách nào. Hiện nay rất nhiều công ty tư vấn có những chuyên viên nhân sự
có thể giúp bạn tiến hành quá trình tìm việc.
Đánh mất niềm tin
Thật khó để đối mặt với tình trạng bị từ chối liên tục từ nhà tuyển dụng. Tuy nhiên
bạn không thể để việc đó làm bạn nản chí, nếu không bạn sẽ không bao giờ có thể
tìm được một công việc. Người thành công nhất là người có thái độ lạc quan, dù
cho cuộc sống có chuyện gì xảy ra.
Có rất nhiều lỗi dễ gặp trong quá trình tìm việc. Nhưng nếu bạn tránh được những
lỗi trên thì bạn đã có được hướng đi đúng trong quá trình tìm việc.
6


4. Theo bạn ngành Luật kinh doanh ở Việt Nam có tiềm năng phát triển như thế
nào?


Rất cao

30,4%



Cao


30,4%



Bình thường

39,2%



Thấp

0%

Các ý kiến đều cho rằng ngành luật ở Việt Nam có tiềm năng phát triển: rất cao
30,4%, cao 30,4%, bình thường 39,2%.
Dù mức thu nhập chưa được tốt và vị trí xã hội chưa cao, nhưng may thay, triển
vọng của nghề Luật sư rất sáng sủa. Có thể phác qua một số nét cơ bản như sau:
- Xét về lý thuyết ở đại đa số các xã hội và thực tiễn ở một số nước phát triển, pháp
luật là tối thượng, là nền tảng cơ bản nhất để mọi xã hội vận hành. Tinh thần
thượng tôn pháp luật, dù sớm hay muộn, cũng sẽ phải là thực tế ở mọi quốc gia. Ở
Việt Nam có khái niệm "nhà nước pháp quyền", chính là đang hướng tới xây dựng
một nhà nước và xã hội vận hành hoàn toàn theo những nguyên tắc pháp luật đã
định sẵn. Và ở đâu Nhà nước và người dân tôn trọng pháp luật, sợ pháp luật thì ở
đó là mảnh đất màu mỡ cho Luật sư hành nghề. Việt Nam đang trên đường trở
thành một xã hội như vậy.

- Hệ thống pháp luật ở Việt Nam đang càng ngày càng phức tạp hơn và sẽ đạt đến
một mức độ phức tạp mà ít người có thể tưởng tượng được. Đó không phải là một

rừng luật bình thường, mà là một rừng rậm nhiệt đới. Trong cánh rừng đó, may
thay, Luật sư sẽ là người dẫn đường quan trọng nhất.

7


- Không những thế, thực tế hiển nhiên về quá trình toàn cầu hóa còn buộc chúng ta
vào những luật lệ còn phức tạp gấp bội của thế giới. Thật may mắn, Luật sư lại có
thêm cơ hội để làm ăn.
- Nghề Luật sư không bị ảnh hưởng nhiều bởi suy thoái kinh tế, bởi dù kinh tế đi
lên hay đi xuống, xã hội vẫn phải vận hành theo pháp luật. Nếu kinh tế đi lên, Luật
sư có nhiều dự án đầu tư để tư vấn, nhiều hợp đồng được thuê để soạn thảo. Nếu
kinh tế đi xuống, các hồ sơ giải thể, phá sản, tái cấu trúc, tranh chấp, tư vấn xử lý
khủng hoảng sẽ xếp hàng chờ các Luật sư. Lấy ví dụ như khủng hoảng vừa rồi ở
Mỹ, dù có khánh kiệt đến đâu, các công ty nộp đơn xin bảo hộ phá sản cũng phải
cắn răng mà móc ví trả một chi phí ngất ngưởng cho các Luật sư để họ tư vấn cách
vượt qua khủng hoảng.
Rất nhiều nghề cần đến kiến thức pháp luật và nhiều cơ quan, tổ chức cần người có
kiến thức về luật. Nhất là vai trò của pháp luật ngày càng được đề cao trong một xã
hội dân chủ và văn minh. Ở nhiều công ti lớn ở nước ngoài, dù bạn là người thừa
kế duy nhất cử chủ tịch công ti, muốn nhận được chức chủ tịch, bạn cũng phải có
ngành kinh tế và ngành luật. Ở nước ta hiện nay nghề luật đã bắt đầu được coi
trọng và tương lai sẽ phát triển rất mạnh. Theo báo cáo mới đây cử các cơ quan có
thẩm quyền thì mọi lĩnh vực đều thiếu cán bộ pháp luật. Tính đến năm 2010 tòa án
cần thêm 4000 thẩm phán , ngành kiểm sát cần thêm 2500 kiểm sát viên, nhu cầu
xã hội cần thêm hàng chục nghìn luật sư, đó là chưa kể nhiều lĩnh vực hoạt động
của ngành công an cần có cán bộ có trình độ cử nhân luật. Mặt khác với nghề luật
khả năng lụa chọn nơi công tác cũng rất lớn. Bạn có thêt tìm nơi làm việc phù hợp
trên mọi nơi tong toàn quốc. Nếu không muốn trở thành công chức nhà nước thì
bạn có thể làm việc trong các doanh nghiệp hay hành nghề luật sư.

Nghề luật có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực đời sống và được xã hội coi
trọng . Nhà nước ta rất coi trọng nghề luật . Đối với những người hành nghề luật
trong biên chế nhà nước như các thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên, mức
lương nhà nước trả thường cao hơn các nghề khác.
5. Bạn muốn làm việc ở môi trường trong nước hay quốc tế?

8




Trong nước

17,4%



Quốc tế

26,1%



Cả 2

56,5%

Tỉ lệ chọn môi trường trong nước là thấp nhất chiếm 17,4%. Môi trường quốc tế
chiếm 26,1% và 56,5% lựa chọn làm việc trong cả 2 môi trương này.Cử nhân luật
muốn làm việc ở môi trường quốc tế thì đòi hởi trình độ Tiếng Anh cao và kiến

thức chuyên môn sâu về luật quốc tế. Khi làm việc cả 2 môi trường trong nước và
quốc tế, các cử nhân luật sẽ có môi trường cạnh tranh cao, tạo nỗ lực phát triển bản
thân, hoàn thiện về mặt kiến thức. Tuy nhiên, muốn làm tốt ở hai môi trường, Cử
nhân luật phải chịu áp lực cao, sự khác biệt về phương thức làm việc ở mỗi môi
trường.
Nghề luật sư ở Việt Nam đang phát triển rất nhanh, không chỉ là những hình ảnh
khuôn thước xưa cũ mà ta vẫn lầm tưởng mà đã mang nhiều yếu tố hiện đại và
phóng khoáng, không thua kém bất cứ ngành nghề hấp dẫn nào đang có mặt hiện
nay. Khác với những năm trước kia khi nhu cầu về luật kinh doanh trong xã hội
chưa cao, trong nền kinh tế thị trường sôi động và sự hợp tác quốc tế ngày càng
rộng mở như ngày nay, nghề luật kinh doanh đang ngày càng chiếm được nhiều
cảm tình của các bạn trẻ. Trong xã hội có rất nhiều ngành cần đến kiến thức pháp
luật và rất nhiều cơ quan, tổ chức cần đến những người có kiến thức pháp luật.
Việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới
WTO đã đem lại cơ hội to lớn cho Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài và
tăng cường trao đổi thương mại với các nước. Nó cũng mở ra thời cơ vàng cho các
doanh nghiệp trong nước trên con đường hội nhập quốc tế. Từ đây, doanh nghiệp
Viêt Nam có thể tham gia bình đẳng vào sân chơi thương mại toàn cầu dưới sự bảo
hộ của các luật lệ và định chế của WTO. Nhưng song hành với những cơ hội đó là
muôn vàn thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt: cạnh tranh sẽ ngày càng gay
gắt hơn, sự bảo hộ của nhà nước sẽ giảm dần và đi đến chấm dứt, xung đột lợi ích
sẽ gia tăng, tính minh bạch của hệ thống chính sách ngày càng cao, quyền sở hữu
trí tuệ phải được bảo vệ triệt để, hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh doanh đều
9


vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của luật quốc gia và phải tuân thủ các điều ước và
cam kết quốc tế v.v... Để vượt qua thách thức đó, các doanh nghiệp cần được trang
bị những kiến thức và kỹ năng pháp lý thành thạo, đặc biệt là khả năng vận dụng
pháp luật vào các quan hệ kinh doanh và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình khi

có tranh chấp. Trong sứ mệnh đó, rất cần đến sự hỗ trợ của các nhà cung cấp dịch
vụ

vấn
pháp

chuyên
nghiệp.
6. Có quan điểm cho rằng “Cơ hội thành công trong ngành Luật của nam giới cao
hơn nữ giới”.Bạn nghĩ như thế nào về ý kiến này?
Đa số các ý kiến cho rằng quan niệm trên là đúng. Theo nhận định của một số
người trong cuộc, luật sư là một nghề có tính cạnh tranh cao giữa các cá nhân và
không khí làm việc ở các văn phòng luật thường “căng như dây đàn”, thậm chí đôi
khi xảy ra sự bon chen giữa các đồng nghiệp nhằm loại trừ ‘đối thủ’, tranh giành
cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.
Trong một bài bình luận gần đây trên báo Sydney Morning Herald, tác giả Emma
McDonald - nhà văn và là luật sư tại Sydney, cho biết nữ luật sư thường bị phân
biệt đối xử hơn so với nam luật sư. Họ có mức thu nhập thấp hơn và cơ hội thăng
tiến ít hơn các đồng nghiệp nam. Và Emma McDonald kết luận: “Những nữ luật sư
như tôi thật lo sợ, không dám đứng ra đặt câu hỏi về kiểu phân biệt đối xử hạ thấp
con người như vậy. Trong thâm tâm, các nữ luật sư luôn hiểu rằng giới tính của họ
chính là điểm yếu trong một môi trường đàn ông chiếm đa số”.
Nhưng ngành luật là 1 trong 10 ngành phù hợp với nữ giới. So với nam giới thì nữ
giới có rất nhìêu lợi thế hơn trong ngành luật. Nữ luật sư kiên trì, nhẫn nại hơn khi
thương thuyết hay hòa giải. Sự mềm mỏng nữ tính cũng là một lợi thế giúp nữ luật
sư thành công. Thêm vào đó, tính tỉ mỉ, chính xác, tận tâm, chu đáo cống hiến hết
mình cũng là yếu tố lợi thế hơn so với nam luật sư. Bên cạnh đó, các tố chất khác
như sự nhẹ nhàng, dịu dàng, có thể nắm bắt tâm lý người khác một cách tinh tế.
Nhưng tính trắc ẩn cao nên nữ luật sư dễ mềm lòng, bị tình cảm chi phối khi quyết
định công việc, khó làm việc với cường độ cao, khả năng phản ứng và lập chiến

lược cũng kém hơn nam giới…Vì là phái yếu nên nữ luật sự thường bị tình cảm
10


chi phối đến công việc. Nhiều công việc phải ngoại giao qua bàn tiệc, trách nhiệm
với gia đình, con cái cũng là trở ngại không nhỏ đối với nghề nghiệp.
7. Sau khi tốt nghiệp bạn có muốn làm đúng ngành không?




82,6%



Không

17,4%

82,6% có muốn làm đúng ngành mình đã học tại trường đại học.Khi làm đúng
ngành họ có thể phát huy hết những thứ mình đã học tại trường đại học.Nếu ra
trường họ không làm đúng ngành đã học tại đại học họ sẽ mất 1 thời gian để làm
quen với công việc hiện tại của bản thân họ làm chậm việc kiếm tiền của bản thân
mình. việc lựa chọn làm khác ngành nghề chỉ chiếm 17,4% có 1 vài lý do như định
hướng sai, không tìm được việc làm phù hợp đúng ngành......
Hiện nay, tỉ lệ sinh viên ra trường làm việc trái ngành học rất cao. Phần lớn người
làm việc trái ngành vì bắt buộc, không thể tìm được việc đúng chuyên ngành đào
tạo, nhưng cũng không ít người thành công với việc làm trái ngành.Hiện tại cả
nước cũng chỉ có hơn 20 trường đại học đạt tỷ lệ 60% sinh viên sau khi ra trường
có việc làm đúng ngành đào tạo. Các con số cho thấy thực trạng sinh viên ra

trường làm trái nghề là rất lớn.Ông Dean Borg (Giám đốc bán hàng toàn quốc BCI
ASIA Vietnam): “”Sinh viên làm trái ngành không có gì là không được, vấn đề
quan trọng là cần phải cho nhà tuyển dụng thấy được sự nhiệt tình và đam mê và
ham học hỏi của mình”. Để có được thái độ đúng đắn đó, ngay từ khi còn trên ghế
nhà trường, các bạn sinh viên cần một cái nhìn cụ thể, khách quan và sâu sát nhất
về bối cảnh trái ngành hiện nay, cũng như chuẩn bị cho mình những kiến thức, kĩ
năng cần thiết để có thể tự tin đối mặt với một công việc trái ngành, rất có thể xảy
ra, sau khi ra trường.
8. Bạn muốn làm việc ở đâu?


Cơ quan nhà nước

37,5%



Doanh nghiệp

50%

11




Văn phòng Luật riêng

4,2%




Trường đại học

0%



Nơi khác

8,3%

37.5% các bạn sinh viên lựa chọn làm việc trong cơ quan nhà nước.50% chọn làm
việc ở doanh nghiệp, 4,2% chọn văn phòng luật riêng và 8,3% ở nơi khác.
Sau khi ra trường mọi người luôn phân vân trong việc tìm nơi làm việc.sau khi
điều tra thì theo thống kê mọi sinh viên muốn làm việc tại doanh nghiệp vì họ cho
rằng khi làm việc tại doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát huy hết khả năng của mình và
đối với ngành luật hiện nay và đặc biệt đối với luật kinh doanh làm việc trong các
doanh nghiệp là đúng sở trường của sinh viên khi ra trường.nhu cầu địa điểm làm
việc của sinh viên là tại cơ quan nhà nước chiếm 37,5% vì mong muốn cống hiến
cho nhà nước và có một công việc ổn định.Chiếm 1 số ít là 4,2% là họ muốn kinh
doanh làm chủ và phát huy năng lực nên họ mở văn phòng luật riêng của bản thân
nhưng muốn vậy họ cần 1 khoản tiền lớn và tìm được địa điểm mở văn phòng
nhưng mở văn phòng riêng khá nguy hiểm dễ sụp đổ.còn lại 8,3% ở trong nơi khác
như muốn trái ngành v.v...
Nghề luật nói chung và đặc biệt là tư vấn luật thương mại và công ty chỉ mới phát
triển ở Việt Nam trong khoảng trên dưới 10 năm, mặc dù trước đó cũng đã có
những luật sư tranh tụng hay luật sư tu vấn hành nghề riêng rẽ. Có lẽ vào những
năm 1994-1995 thì ngành tư vấn luật ở Việt Nam mới bắt đầu phát triển vì vào
những năm đó, khoảng 7 năm sau khi Việt Nam mở cửa cho đầu tư nước ngoài, thì

nhu cầu tư vấn luật cho các công ty nước ngoài vào đầu tư tại Việt nam bắt đầu gia
tăng. Lúc bấy giờ Việt Nam chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa nên một loạt luật và quy định dưới
luật được ban hành để điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật trong giao dịch kinh
tế. Với tập quán sử dụng tư vấn luật để phân tích và đàm phán một giao dịch kinh
doanh nhất là tại một nước khác, như là một bước không thể thiếu trong công việc
12


kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài, những nhà đầu tư này khi vào Việt
Nam kinh doanh, những luật sư tư vấn của họ cũng đi tiền trạm để nghiên cứu luật
pháp và tư vấn cho họ. Những hãng luật quốc tế cũng rất nhanh nhạy, họ nhanh
chóng lập các chi nhánh của các hãng luật quốc tế tại Việt Nam để phục vụ khách
hàng của họ và tuyển dụng luật sư tập sự Việt Nam. Chính nơi đây là những lò đào
tạo các luật sư tư vấn chuyên nghiệp. Hầu hết những luật sư tư vấn tên tuổi của
Việt Nam hiện là giám đốc hoặc trưởng văn phòng luật tư vấn cũng từng được
“học nghề” tại đấy. Sau này khi kinh tế khủng hoảng vào những năm cuối của thập
niên 90, các hãng luật nước ngoài với các chính sách riêng của họ thu nhỏ hoặc
đóng của chi nhánh của họ. Khi đó nhu vầu tư vấn của doanh nghiệp Việt Nam là
nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn, và một số luật sư VN được đào tạo từ các hãng luật
nước ngoài cộng với một số luật sư có chí hướng đã nắm lấy thời cơ và phát triển
một ngành luật tư vấn. Từ đó đến nay, Việt Nam đã thêm một số luật sư không chỉ
được rèn luyện từ các hãng luật Nước ngoài tại Việt Nam mà được đào tạo chính
quy có hệ thống và được tiếp cận cách giảng dạy luật ở nước ngoài cũng như cách
tư vấn cho các công ti nước ngoài. Đó là nền tảng cho việc phát triển ngành luật tư
vấn của Việt Nam. Hiện tại với nhu cầu tư vấn ngày một gia tăng, ngành tư vấn
luật Việt Nam càng có đất dụng võ. Hệ thống tòa án là nơi đầu tiên bạn có thể nghĩ
đến khi tìm việc làm luật. Hệ thống tòa án rất rộng lớn bao gồm Tòa án nhân dân
tối cao, Tòa án tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án nhân dân huyện,
quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Bên cạnh hệ thống tòa án nhân dân kể trên

còn có hệ thống quân sự bao gồm: Tòa án quân sự trung ương và Tòa án quân sự
các quân khu. Như vậy, ở bất cứ địa phương nào cũng có cơ quan tòa án để bạn thử
sức.
Cũng giống tòa án, hệ thống Viện kiểm sát được tổ chức thành ba cấp: Viện kiểm
sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Bên
cạnh đó còn có Viện kiểm sát quân sự gồm Viện kiểm sát quân sự trung ương và
viện kiểm sát quân sự các quân khu. Ở đâu có tòa án thì ở đó có viện kiểm sát.

13


ở bất cứ tỉnh, thành phố nào trên đất nước ta cũng có phòng công chứng thuộc sở
Tư pháp. Một số địa phương còn có nhiều phòng do nho cầu công chứng của nhân
dân ngày càng cao. Đây cũng là điểm tuyển dụng của nghề luật.
Ngoài ra Bộ tư pháp, Bộ pháp chế và các cơ quan nhà nước quản lí luật, các văn
phòng luật sư, các tổ chức quốc tế, hay các trường học cũng là nơi thu hút tuyển
dụng ngành luật.
9. Có ý kiến cho rằng “Sinh viên ngành Luật phải đi du học mới có tương lai”.Bạn
có suy nghĩ gì về ý kiến này?
Qua điều tra, đa số ý kiến cho rằng điều này không hoàn toàn đúng, có nhiều lý do
dẫn đến ý kiến này.Một số cho rằng, đi du học, nâng cao trình độ sẽ có thêm nhiều
cơ hội về việc làm, trong nước và cả ngoài nước, có tương lai. Hay có thể tiếp xúc
với các nền văn hóa khác, thêm nhiều kinh nghiệm cần thiết cho công việc; cộng
thêm môi trường làm việc rộng hơn, năng động hơn,...
Một số khác cho rằng nếu có thể thì nên đi du học bởi điều kiện học tập và môi
trường nhưng không có nghĩa là phải đi ra nước ngoài mới có thể có được một
công việc tốt vì ở nước ta hiện nay,ngành luật đã trở nên phổ biến hơn và cần được
phát triển hơn nữa.
Phần còn lại cho rằng trên hoàn toàn không đúng, vì luật cần được áp dụng thích

hợp trên từng quốc gia, đi du học chưa chắc đã làm tốt luật ở Việt Nam, tuy nhiên,
đây là ý kiến của một số ít. Ngoài ra 1 vài người nghĩ học tập, làm việc ở Việt Nam
sẽ hiểu rõ hơn về văn hóa cũng như dễ làm việc hơn.
10. Bạn có ý định học thêm văn bằng 2 hoặc cao học không?


Văn bằng 2

30,4%



Cao học

26,1%



Cả 2

43,5%

Có thể thấy tỉ lệ của 3 sự lựa chọn này không quá cách xa nhau.
14


Tỉ lệ dự định học cao học thấp nhất với 26,1%. Bởi học cao học cần 1 vốn kiến
thức và trình dộ nhất định. Ngoài ra học cao học cũng cần sự kiên nhẫn và hiểu
biết chuyên sâu. Tỉ lệ dự định học văn bằng 2 cao hơn với 30,4%. Hiện nay, việc
học văn bằng 2 cũng đã trở nên quen thuộc hơn đối với sinh viên. Học văn bằng 2

giúp sinh viên tăng thêm khả năng tìm kiếm việc làm và mở rộng khả năng làm
việc ở nhiều nơi. Một phần cũng có thể do xu hướng. Trên thực tế, lựa chọn này
khá phổ biến ở sinh viên.
Tỉ lệ dự định học cả văn bằng 2 và học cao học là cao nhất, chiếm 43,5%. Khi có
thể học cả văn bằng 2 và cao học, cơ hội việc làm có thể sẽ tăng hơn rất nhiều so
với khi không học hay chỉ học 1. Lựa chọn cả 2 có thể thấy sinh viên hiên nay
muốn mở rộng kiến thức và tầm nhìn, không chỉ trên 1 lĩnh lực mà còn rộng hơn,
chuẩn bị cho tương lai của bản thân. Tuy nhiên trên thực tế, số lượng học cả văn
bằng 2 và cao học là không nhiều, sinh viên chọn 1 trong 2 và tập trung học 1 thứ,
văn bằng 2 hoặc cao học
III.

Kết luận

Hiện nay và nhiều năm tới, cần nhiều nhu cầu nhân lực về ngành luật. Học Luật có
thể làm việc tại tòa án, viện kiểm sát, công tác trong ngành công an, giảng viên
Luật và làm việc trong các cơ quan nhà nước, trong các doanh nghiệp, các tổ chức
tư vấn luật, phóng viên .. và nhiều lĩnh vực hoạt động thuộc các thành phần kinh tế
khác trong xã hội đều cần thiết nhân sự chuyên ngành Luật
Tốt nghiệp ngành Luật kinh tế, ngoài việc trở thành luật sư (kinh tế, dân sự, tranh
tụng trách nhiệm đối với sản phẩm…), những công việc tương đồng cũng có thể
thích hợp như: Làm chủ doanh nghiệp; kinh doanh chứng khoán; cố vấn tài chính;
thẩm định giá; giám đốc quản trị rủi ro; bảo hiểm; ngân hàng…
Theo Quyết định số 1072/QĐ-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, một
trong những nội dụng trọng yếu của Chiến lược phát triển nghề luật sư đến năm
2020: "Từ nay đến năm 2015, phát triển số lượng khoảng 12.000 luật sư, mỗi năm
15


được từ 800 đến 1.000 luật sư, trong đó tại mỗi địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn phát triển được từ 2 đến 3 luật sư”.

Chiến lược đề ra mục tiêu là đến năm 2020, phát triển số lượng khoảng từ 18.000 20.000 luật sư, đạt tỷ lệ số luật sư trên số dân khoảng 1/4.500 đáp ứng ngày càng
cao nhu cầu về dịch vụ pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp. Tại
mỗi địa phương có khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội có từ 30-50 luật sư, bảo
đảm tham gia 100% số lượng các vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành
tố tụng; số luật sư có khả năng tham gia tư vấn, giải quyết tranh chấp thương mại
quốc tế là khoảng 150 người.
Như vậy, cơ hội việc làm của ngành Luật trong tương lai rất cao.
B. Bài tập
Câu 1: Tại sao nói hoạt động là biểu hiện của tâm lí con người nhằm duy trì cuộc
sống hằng ngày?
Trả lời:
Khái niệm chung về hoạt động
- Theo nghĩa thông thường: hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ
bắp
của con người tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn những nhu cầu.
- Về phương diện TLH: Hoạt động là quá trình xác lập mối quan hệ tác ñộng qua
lại
giữa con người với thế giới ñể tạo ra sản phẩm về cả hai phía (con người và thế
giới).
Hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Trong mối quan hệ
giữa con người và thế giới có hai quá trình diễn ra ñồng thời, thống nhất và bổ
sung cho
16


nhau. đó là quá trình đối tượng hóa và quá trình chủ thể hóa. Như vậy, trong hoạt
động con
người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý của chính mình, hay
nói cách
khác tâm lý, ý thức, nhân cách được hình thành và được thể hiện trong hoạt động.

Thông
qua hoạt động mà năng lực, tính cách, đạo đức...của cá nhân được hình thành và
phát triển.
Các đặc điểm của hoạt động
- Hoạt động bao giờ cũng là “hoạt động có đối tượng”: đối tượng của hoạt động là
cái
con người cần làm ra, cần chiếm lĩnh.
-Hoạt động do chủ thể thực hiện, chủ thể hoạt động có thể là một hay nhiều người.
- Hoạtđñộng bao giờ cũng có mục đích. Mục ích của hoạt động là làm biến đổi thế
giới (khách thể) và biến đổi bản thân chủ thể hoạt ñộng. Hay nói cách khác, mục
đích của
hoạt động là tạo ra sản phẩm có giá trị vật chất hay tinh thần liên quan đến sự thoả
mãn nhu
cầu của con người và xã hội.
- Hoạt động tiến hành theo nguyên tắc gián tiếp. Có nghĩa là trong hoạt động, con
người gián tiếp tác động đến khách thể qua hình ảnh tâm lý ở trong đầu, qua việc
sử dụng
công cụ lao ñộng và các phương tiện ngôn ngữ.
Tâm lý, ý thức ñược hình thành, phát triển và thể hiện trong hoạt ñộng. Nhờ
17


có hoạt ñộng mà con người mới lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội, nền văn
hoá xã
hội để biến thành cái riêng của bản thân ñể phát triển nhân cách.
Vai trò của hoạt động và giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân
cách cá nhân. Hoạt động đóng vai trò quyết định đến sự hình thành và phát triển
tâm lý và nhân cách cá nhân thông qua hai quá trình:
. - Quá trình đối tượng hóa: chủ thể chuyển năng lực và phẩm chất tâm lý của
mình tạo thành sản phẩm. Từ đó, tâm lý người được bộc lộ, khách quan hóa trong

quá trình tạo ra sản phẩm, hay còn đươc gọi là quá trình xuất tâm.
Ví dụ: Khi thuyết trình một môn học nào đó thì người thuyết trình phải sử dụng
kiến thức, kỹ năng, thái độ, tình cảm của mình về môn học đó để thuyết trình.
Ttrong khi thuyết trình thì mỗi người lại có tâm lý khác nhau: người thì rất tự tin,
nói to, mạch lạc, rõ ràng, logic; người thì run, lo sợ, nói nhỏ, không mạch lạc. Cho
nên phụ thuộc vào tâm lý của mỗi người mà bài thuyết trình đó sẽ đạt yêu cầu hay
không đạt yêu cầu.
-

Quá trình chủ thể hóa: Thông qua các hoạt động đó, con người, tiếp thu lấy tri
thức, đúc rút được kinh nghiệm nhờ quá trình tác động vào đối tượng, hay còn
được gọi là quá trình nhập tâm.
Ví dụ: Sau lần thuyết trình lần đầu tiên thì cá nhân đó đã rút ra được rất nhiều
kinh nghiệm cho bản thân, và đã biết làm thế nào để có một bài thuyết trình đạt
hiệu quả tốt. Nếu lần sau có cơ hội được thuyết trình thì sẽ phải chuẩn bị một tâm
lý tốt, đó là: phải tư tin, nói to, rõ ràng, mạch lạc, logic, phải làm chủ được mình
trước mọi người,…
Kết luận
- Hoạt động quyết định đến sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân.

18


- Sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách cá nhân phụ thuộc vào hoạt động
chủ đạo của từng thời kỳ.
Ví dụ:



Giai đoạn tuổi nhà trẻ (1-2 tuổi) hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật: trẻ bắt

trước các hành động sử dụng đồ vật, nhờ đó khám phá, tìm hiểu sự vật xung quanh.
Giai đoạn trưởng thành (18-25 tuổi) hoạt động chủ đạo là lao động và học tập.
- Cần tổ chức nhiều hoạt động đa dạng và phong phú trong cuộc sống và công tác.
- Cần tạo môi trường thuận lợi để con người hoạt động.
Hiện tượng khách quan → Não người bình thường → Để lại dấu vết trên vỏ não
(hình ảnh tâm lý) → Tâm lý (hình thành trong hoạt động và bằng hoạt động).
Khi các thông tin về các thuộc tính của sự vật hiện tượng có được nhờ cảm giác
được truyền tới vỏ não thìn gày lập tức chúng được tổ chức, sắp xếp tạo nên một
hình ảnh đầy đủ có ý nghĩa về chính sự vật, hiện tượng đang tác động vào chính
giác quan của chúng ta.

Câu 2: Tại sao nói các thao tác tư duy là công cụ cho tư duy một sự vật hiện tượng
cụ thể trong hiện thực khách quan?
Trả lời:
Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ
và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách
quan mà trước đó ta chưa biết. Quá trình phản ánh này là quá trình gián tiếp, độc
lập mang tính khái quát, được nảy sinh trên cơ sở hoạt động thực tiễn, từ sự nhận
thức cảm tính nhưng vượt xa các giới hạn của nhận thức cảm tính.
Xét về bản chất thì tư duy là một quá trình cá nhân thực hiện các thao tác trí tuệ
nhất định để giải quyết vấn đề hay nhiệm vụ đặt ra. Cá nhân có tư duy hay không
là ở chỗ họ có tiến hành các thao tác tư duy trong đầu mình hay không. Cho nên
19


những thao tác tư duy là công cụ cho tư duy một sự vật và hiện tượng cụ thể trong
hiện thực khách quan. Những thao tác này còn được gọi là những quy luật bên
trong của tư duy. Quá trình tư duy gồm các thao tác cơ bản sau: phân tích và tổng
hơp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa.



Phân tích và tổng hợp
Phân tích là thao tác nhằm tách sự vật hiện tượng thành những thuộc tính,
những bộ phận cụ thể và chỉ ra từng mối liên hệ, quan hệ giữa những bộ phận,
thuộc tính này.Nhờ phân tích mà con người nhận thức đối tượng tượng sâu sắc
hơn.
Tổng hợp là thao tác đưa các thuộc tính, các bộ phận đã được phân tích vào một
chính thể bao quát hơn.
Phân tích, tổng hợp là hai thao tác cơ bản, có quan hệ mật thiết, bổ sung cho
nhau trong quá trình tư duy thống nhất. Phân tích là cơ sở của tổng hợp và tổng
hợp diễn ra trên cơ sở của phân tích được thực hiện trên kết quả của phân tích.
Không có quá trình phân tích thì không thể tiến hành tổng hợp được. Ngược lại,
phân tích không có tổng hợp thì quá trình đó trở nên vô nghĩa trong nhận thức.



So sánh
So sánh là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống và khác nhau, sự thống
nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữa các đối tượng
nhận thức.
Thao tác này liên quan chặt chẽ với thao tác phân tích và tổng hợp và rất quan
trọng trong việc nhận thức thế giới.



Trừu tượng hóa và khái quát hóa
Khác với nhận thức cảm tính, tư duy không phản ánh sự vật, hiện tượng một
cách cụ thể và riêng lẻ. Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi sự vật, hiện tượng
những thuộc tính, những dấu hiệu cá biệt, cụ thể, chỉ giữ lại những thuộc tính bản
20



chất chung cho nhiều sự vật hiện tượng, trên cơ sở đó mà khái quát những sự vật
hiện tượng riêng lẻ, nhưng có những thuộc tính chung thành một nhóm, một loại,
một phạm trù. Nói cách khác tư duy mang tính trừu tượng và khái quát.
+ Trừu tượng là dùng trí óc để gạt bỏ những mặt những thuộc tính, những mối liên
hệ, quan hệ thứ yếu không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết cho tư
duy.
+ Khái quát là dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm,
một loại, một phạm trù theo những thuộc tính,liên hệ,quan hệ chung nhất định.


Trừu tượng và khái quát có mối liên hệ mật thiết với nhau ở mức độ cao.Không
có trừu tượng thì không thể tiến hành khái quát, nhưng trừu tượng mà không khái
quát thì hạn chế quá trình nhận thức.
Phân tích ví dụ :
+ Nói về khái niệm “ cái cốc”, con người trừu xuất những thuộc tính không quan
trọng như chất liệu,màu sắc,kiểu dáng mà chỉ giữ lại những thuộc tính cần thiết
như hình trụ,dùng để đựng nước uống. Đó là trừu tượng.
+ Khái quát gộp tất cả những đồ vật có những thuộc tính cơ bản nói trên dù làm
bằng nhôm, sứ, thủy tinh…có màu xanh hay vàng…tất cả điều xếp vào một nhóm
“cái cốc”.
- Nhờ có đặc điểm này mà con người không chỉ giải quyết được những nhiệm vụ
hiện tại mà còn có thể giải quyết được những nhiệm vụ của tương lai,trong khi giải
quyết nhiệm vụ cụ thể vẫn có thể sắp xếp nó vào một nhóm,một loại,một phạm trù
để có những quy tắc,những phương pháp giải quyết tương tự.
Ví dụ: Khi tính diện tích hình chữ nhật ta có công thức : S = (a x b).Công thức này
được áp dụng cho nhiều trường hợp tương tự với nhiều con số khác nhau.
Tóm lại, giữa các thao tác tư duy đếu có mối quan hệ mật thiết với nhau, thống
nhất theo một hướng nhất định do nhiệm vụ tư duy quy định. Trong thực tế tư duy,

21


các thao tác trên đan chéo vào nhau, tương tác lẫn nhau. Tuỳ theo nhiệm vụ và
điều kiện tư duy, không nhất thiết quá trình tư duy nào cũng phải thực hiện theo
một trình tự máy móc các thao tác trên hay thực hiện tất cả các thao tác. Cho nên
có thể nói các thao tác tư duy là công cụ cho tư duy một sự vật hiện tượng cụ thể
trong hiện thực khách quan. Để rèn luyện và phát triển tư duy chúng ta cần rèn
luyện các thao tác tư duy nói trên.
Câu 3: Tại sao nói con người nhận thức được thế giới khách quan thông qua hàng
loạt các loại cảm giác?
Trả lời:
Thế giới khách quan xung quanh con người rất đa dạng phong phú,đó là các sự
vật,hiện tượng tác động vào cuộc sống thường ngày của con người.các sự vật, hiện
tượng bằng các thuộc tính của mình như màu sắc,âm thamh,hình dáng,khối lượng,
tính chất...tác động vào giác quan của con người,từ đó trong đầu óc của con người
có được hình ảnh về các thuộc tính của sự vật,hiện tượng.quá trình phản ánh một
cánh riêng lẻ từng thuộc tính,bề ngoài của sự vật hiện tượng đang tác động vào các
giác quan của con người,như vậy được gọi là cảm giác.Cảm giác là một quá trình
nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính,bề ngoài của sự vật hiện
tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người.
Cảm giác là một quá trình nhận thức phản ánh dấu hiệu trực quan, bề ngoài cụ thể
của sự vật và hiện tượng.Cảm giác củng cố được mối quan hệ tâm lý đơn giản nhất
đó là mối quan hệ giữa con người và môi trường.Cảm giác là định hướng đầu tiên
của con người trong hiện thực khách quan. Thông qua cảm giác con người thu
nhận các loại thông tin phong phú và đa dạng thế giới bên ngoài,cung cấp cho quá
trình nhận thức cao hơn sau này.Khi còn bé chúng ta nhận thức đơn giản về các sự
vật xung quanh như con chó, bông hoa nhưng sau này khi lớn lên ta thưởng thức
đánh giá các món ăn ngon .v.v...Cảm giác giúp cho não bộ ở trạng thái hoạt
hóa,đảm bảo cho hoạt động của hệ thần kinh,nhờ đó các hoạt động tinh thần của

con người được bình thường.Ngoài ra cảm giác là nhận thức hiện tượng khách
quan đặc biệt quan trọng đối với những người khuyết tật.Đối với 1 người bị mù
22


việc sờ nắm các đồ vật giúp họ biết được đồ vật đang cầm hay việc nóng lạnh của
đôi tay khi cầm đồ vật như đá hay hòn than.
Các cảm giác có nguồn gốc kích thích từ các sự vật hiện tượng trong thế giới
khách quan được gọi là cảm giác bên ngoài
Cảm giác bên ngoài gồm có cảm giác nhìn,cảm giác thị giác,cảm giác nghe,cảm
giác ngửi,cảm giác nếm,cảm giác da
+Cảm giác nhìn(thị giác):cơ quan cảm giác của thị giác của mắt cung cấp các
thông tin về màu sắc,hình dáng,kích thước,độ sang,độ xa của đối phương.
+Cảm giác thị giác:đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin.80%
thông tin từ thế giới xung quanh đi vào não qua con đường thị giác
+Cảm giác nghe(thính giác):là cơ quan tiếp nhận các kích thích liên quan tới sự
thay đổi về sóng âm.Khi các đồ vật hoạt động nó tạo ra âm thanh vì chúng khiến
các đồ vật rung lên.Năng lượng rung được truyền tới môi trường xung quanh đẩy
các phân tử đi tới đi lui tạo ra sóng âm.Cảm giác nghe giúp cho con người có được
các thông tin về không gian trên những khoảng cách xa,định hướng các sự kiện
ngoài tầm nhìn.Ngoài ra thính giác có vai trò đặc biệt quan trọng trong giao lưu
ngôn ngữ,là phương thức giác quan chính trong hoạt động giao lưu của con người
+Cảm giác ngửi(khứu giác):Là cảm giác cho biết tính chất của mùi vị.
+Cảm giác nếm(vị giác):được tạo nên do tác động của các thuộc tính hóa học ở
các chất hòa tan trong nước lên các cơ quan thụ giác ở lưỡi,họng..Có 4 vị cơ bản là
ngọt,mặn ,chua,đắng
+Cảm giác da(mạc giác):do những kích thích cơ học hoặc nhiệt tác động lê da tạo
nên.cảm giác da không chỉ chỉ có vai trò nhận biế sự tác động của sự vật mà còn có
vai trò trong sự phát triển sinh lý của con người.
Vì vậy, có thể nói thông qua hàng loạt các loại cảm giác con người có thể nhận

thức được thế giới khách quan.
23


24



×