Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu thành phần loài và ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường lên sự biến thái của ký sinh trùng perkinsus ký sinh trên một số loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN THỊ BẢO VÂN

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LOÀI VÀ PHƯƠNG THỨC
LÂY NHIỄM KST Perkinsus spp. KÝ SINH TRÊN NHUYỄN
THỂ TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:

60620301

Quyết định giao đề tài:

989/QĐ-ĐHNT ngày 07/10/2014

Quyết định thành lập HĐ:

1044/QĐ-ĐHNT ngày 10/11/2015

Ngày bảo vệ:

27/11/2015

Người hướng dẫn khoa học:


TS. PHẠM QUỐC HÙNG
Chủ tịch Hội đồng:
PGS.TS. LẠI VĂN HÙNG
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân tôi thực hiện,
được sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn – Tiến sĩ Phạm Quốc Hùng. Các số liệu
được chú thích, trích dẫn rõ ràng. Các số liệu trong luận văn là trung thực và lấy từ
một phần trong đề tài “Nghiên cứu đặc điểm loài và phương thức lây nhiễm của
KST Perkinsus spp. ký sinh trên nhuyễn thể tại Việt Nam” của TS. Phạm Quốc
Hùng.

Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Bảo Vân

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực
của bản thân, đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân. Nhân đây
tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Phạm Quốc Hùng - Viện Nuôi
trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang đã định hướng và chỉ bảo tận tình cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Hứa Thị Ngọc Dung – người trực tiếp
giúp đỡ tận tình, quan tâm tôi trong suốt thời gian làm đề tài để tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Qua đây, tôi xin chân thành cảm ơn cô Đặng thị Đoan Trang, cô Nguyễn Thị
Thùy Giang, thầy Lê Thành Cường và tập thể lãnh đạo, các cán bộ, chuyên viên của
Viện Nuôi trồng thủy sản đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn Trung tâm thí nghiệm và phòng thực hành Bệnh học thủy sản – Đại
học Nha Trang đã tạo điều kiện cơ sở vật chất giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn hai em Kiều Thị Ái Vân và Lương Thị Hải Yến lớp
Nuôi trồng thủy sản khóa 53 đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, các đồng nghiệp và các em ở kí túc xá
K5 giúp đỡ tôi trong thời gian thực tập.
Cuối cùng tôi xin dành sự biết ơn to lớn đến gia đình, chồng và con gái đã luôn
bên cạnh động viên giúp tôi vượt qua khó khăn trong suốt những năm học vừa qua.

Nha Trang, tháng 10 năm 2015
Học viên thực hiện

Nguyễn Thị Bảo Vân

iv


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................iii
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................iv
MỤC LỤC..........................................................................................................................v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................. vii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... ix

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ................................................................................................x
MỞ ĐẦU............................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ..........................................................................................4
1.1

Tổng quan về vùng nghiên cứu ........................................................................4

1.1.1

Vị trí địa lý thủy văn của Bến Tre ....................................................................4

1.1.2

Vị trí địa lý thủy văn của Vũng Tàu.................................................................5

1.1.3

Vị trí địa lý thủy văn của Khánh Hòa...............................................................6

1.1.4

Vị trí địa lý thủy văn của Cát Bà (Hải Phòng) .................................................7

1.2.1

Hệ thống phân loại và phân bố.........................................................................8

1.2.2

Hình thái cấu tạo.............................................................................................10


1.3

Các nghiên cứu về bệnh Perkinsiosis trên nhuyễn thể hai mảnh vỏ ..............11

1.3.1

Bệnh Perkinsiosis ở động vật nhuyễn thể ......................................................11

1.3.2 Những nghiên cứu về bệnh Perkinosis ở nhuyễn thể hai mảnh vỏ ....................14
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................20
2.1 Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu........................................................20
2.2 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu............................................................................21
2.3 Vật liệu nghiên cứu................................................................................................21
v


2.4 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................22
2.4.1 Xác định mức độ cảm nhiễm KST Perkinsus spp trên nghêu Bến Tre, nghêu lụa,
tu hài và ngao dầu........................................................................................................22
2.4.2

Nghiên cứu sự biến thái của KST Perkinsus..................................................25

2.4.2.1 Khảo sát sự biến thái KST Perkinsus từ thể dinh dưỡng sang bào tử nghỉ trong
điều kiện tương tự tự nhiên .........................................................................................25
2.4.2.2 Khảo sát sự biến thái KST Perkinsus dưới tác động các yếu tố sinh thái......26
2.5

Phương pháp xử lý số liệu..............................................................................27


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...............................................................30
3.1 Nghiên cứu hình thái và mức độ cảm nhiễm KST Perkinsus spp trên ngao dầu, tu
hài, nghêu lụa và nghêu Bến Tre .................................................................................30
3.1.1 Hình thái bào tử Perkinsus sp. sau khi nuôi cấy trong môi trường FTM..........30
3.1.2 Mức độ cảm nhiễm KST Perkinsus trên tu hài, nghêu Bến Tre, ngao dầu và
nghêu lụa......................................................................................................................32
3.1.3 Nghiên cứu mô bệnh học....................................................................................35
3.2 Nghiên cứu sự biến thái của KST Perkinsus.........................................................38
3.2.1 Khảo sát sự biến thái KST Perkinsus từ thể dinh dưỡng sang bào tử nghỉ trong
điều kiện tương tự tự nhiên .........................................................................................38
3.2.2 Khảo sát sự biến thái KST Perkinsus dưới tác động các yếu tố sinh thái..........39
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................46
4.1 Kết luận..................................................................................................................46
4.2 Kiến nghị ...............................................................................................................46
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CĐCN

Cường độ cảm nhiễm

ctv

Cộng tác viên

ĐBSCL


Đồng bằng sông Cửu Long

FAO

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (Food and
Agriculture Oraganization of the United Nations)

FTM

Fluid Thioglycolate Medium

KST

Kí sinh trùng

OIE

Office International des Epizooties

PBS

Phosphate Buffered Saline

PCR

Polymerase Chain Reaction (Phản ứng khuếch đại gen)

TLCN


Tỷ lệ cảm nhiễm

TLN

Tỷ lệ nhiễm

sp.

Loài chưa xác định được tên

ssp.

Nhiều loài chưa xác định được tên

vii


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Các hóa chất môi trường sử dụng ........................................................22
Bảng 2.2: Các đối tượng nghiên cứu ....................................................................24
Bảng 2.3: Cơ quan nghiên cứu của các đối tượng ................................................24
Bảng 2.4: Thanh đánh giá mức độ nhiễm Perkinsus ............................................28
Bảng 3.1: Đường kính bào tử Perkinsus trên vật chủ (400x) ...............................31
Bảng 3.2: Thời gian thu mẫu các đối tượng thí nghiệm .......................................32
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu sinh học và mức độ nhiễm Perkinsus..........................32
Bảng 3.4: Ngày xuất hiện bào tử nghỉ dưới ảnh hưởng của nhiệt độ ...................40
Bảng 3.5: Ngày xuất hiện bào tử nghỉ dưới ảnh hưởng của độ mặn ....................42
Bảng 3.6: Ngày xuất hiện bào tử nghỉ dưới ảnh hưởng của pH ...........................44


viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Kí sinh trùng Perkinsus (40x)...............................................................11
Hình 1.2: Vòng đời của kí sinh trùng Perkinsus olseni trên nghêu T. decussatus
..............................................................................................................................12
Hình 1.3: Bản đồ phân bố các loài Perkinsus .......................................................13
Hình 1.4: Bào tử nghỉ KST Perkinsus (40x) ........................................................17
Hình 2.1: Địa điểm thu mẫu..................................................................................20
Hình 2.2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ……………………………………...21
Hình 2.3: Quá trình xử lý mẫu ..............................................................................23
Hình 3.1: Bào tử nghỉ KST Perkinsus sp. (40x)...................................................30
Hình 3.2: Biểu hiện mô bệnh học trên cơ quan mang (400x)...............................36
Hình 3.3: Biểu hiện mô bệnh học ở cơ quan tiêu hóa (400x)...............................37
Hình 3.4: Biểu hiện mô bệnh học ở cơ chân bò (400x) ........................................38

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Nhuyễn thể hai mảnh vỏ là một trong những loài đóng một vài trò rất quan trọng
trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, nghề nuôi nhuyễn thể cũng đang gặp rất nhiều
khó khăn về dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, con giống, thị trường tiêu thụ. Từ đầu
năm 2003 cho đến nay, Việt Nam ghi nhận hiện tượng nhiều loài động vật hai mảnh
vỏ nuôi trong các mô hình bị chết liên tục trên phạm vi cả nước, gây thiệt hại nghiệm
trọng cho kinh tế, xã hội và môi trường của quốc gia. Kí sinh trùng đơn bào Perkinsus
được ghi nhận gây thiệt hại nghiêm trọng nhất như gây ra tỷ lệ chết cao và thường
xuyên cho các loài nhuyễn thể (hào, điệp, bào ngư, nghêu, vẹm, trai ngọc và sò huyết)
nước mặn có giá trị ở tất cả các châu lục. Hiện nay trên thế giới đã có 10 loài

Perkinsus công bố.
Mẫu nghiên cứu được thực hiện trên một số loài nhuyễn thể: Ngao dầu, tu hài,
nghêu lụa và nghêu Bến Tre thu tại tỉnh Hải Phòng, Khánh Hòa, Vũng Tàu và Bến
Tre. Nghiên cứu thực hiện theo nghiên cứu mô học của Howard et. al. (2004) và
phương pháp định lượng của Ray (1992) được điều chỉnh theo Choi và ctv (1989) để
xác định các yếu tố về mức độ cảm nhiễm, nhiệt độ, độ mặn, pH.
Bào tử kí sinh trùng Perkinsus được nuôi cấy trong môi trường FTM có dạng
hình cầu, oval với lớp vỏ dầy đặc trưng, đường kính trung bình 72,96 ± 1,388 µm.
Bằng phương pháp nghiên cứu mô học và nuôi cấy trong môi trường FTM, mang là cơ
quan đầu tiên mà kí sinh trùng xâm nhập. Mức độ cảm nhiễm trên nghêu lụa là cao
nhất, tiếp đó là nghêu Bến Tre, trên tu hài chỉ phát hiện kí sinh trùng trên mang, trên
cơ thịt không phát hiện và ngao dầu không phát hiện kí sinh trùng.
Nghiên cứu sự biến thái kí sinh trùng Perkinsus trong điều kiện tượng tự tự nhiên
cho thấy bào tử nghỉ kí sinh trùng Perkinsus có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt
của môi trường trong một thời gian trong điều kiện thí nghiệm. Nghiên cứu sự biến
thái kí sinh trùng Perkinsus trong điều kiện sinh thái thấy rằng khoảng nhiệt độ tối ưu
30 – 350C, khoảng độ mặn 15 - 30‰, pH 7,0.
Vậy bào tử kí sinh trùng Perkinsus được nuôi cấy trong môi trường FTM có dạng
hình cầu, oval với lớp vỏ dầy đặc trưng, đường kính trung bình 72,96 ± 1,388 µm.

x


Mức độ cảm nhiễm trên nghêu lụa là cao nhất và trong điều kiện thuận lợi tối ưu cho
quá trình biến thái: nhiệt độ 30 – 350C, độ mặn 15 - 25‰, pH 7,0.
Từ khóa: Kí sinh trùng Perkinsus sp, nhuyễn thể hai mảnh vỏ.
Khánh Hòa, ngày 16 tháng 12 năm 2015
Học viên
(Ký và ghi rỗ họ tên)


Nguyễn Thị Bảo Vân

Chủ tịch hội đồng

Người hướng dẫn

(Ký và ghi rỗ họ tên)

(Ký và ghi rỗ họ tên)

PGS.TS. LẠI VĂN HÙNG

TS. PHẠM QUỐC HÙNG

xi


MỞ ĐẦU
Cùng với các đối tượng thủy sản chính của nước ta như tôm và cá da trơn,
nhuyễn thể hai mảnh vỏ đóng một vài trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. So
với năm 1998, sản lượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ nuôi của Việt Nam đã tăng 95 lần
đạt mức trên 180 triệu tấn năm 2010 và đứng thứ tám trong 10 nước dẫn đầu thế giới
về sản lượng nhuyễn thể [1]. Nhiều đối tượng chủ lực như nghêu, hàu, trai ngọc, sò
huyết, ốc hương, bào ngư, vẹm, tu hài đã và đang được nuôi rất phổ biến dưới nhiều
hình thức nuôi tại các địa phương trong cả nước.
Tuy nhiên, nghề nuôi nhuyễn thể cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về dịch
bệnh, ô nhiễm môi trường, con giống, thị trường tiêu thụ. Đặc biệt, con giống được coi
là yếu tố quan trọng đối với nghề nuôi nhưng phần lớn giống nhuyễn thể 2 mảnh vỏ là
nhập từ Trung Quốc nên khó kiểm soát chất lượng; trong khi, sản xuất giống trong
nước chưa kiểm soát tốt đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nghề nuôi…Từ

đầu năm 2003 cho đến nay, Việt Nam ghi nhận hiện tượng nhiều loài động vật hai
mảnh vỏ nuôi trong các mô hình bị chết liên tục trên phạm vi cả nước, gây thiệt hại
nghiệm trọng cho kinh tế, xã hội và môi trường của quốc gia. Theo báo cáo của Sở
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Bình gần 5 tấn nghêu chết vào tháng
05/2003. Sau đó nghêu chết cũng được báo cáo tại nhiều tỉnh thuộc khu vực đồng bằng
sông Cửu Long như 100% nghêu chết trên 400 ha tại Tiền Giang; 900 ha nuôi nghêu
của huyện Bình Đại - Bến Tre bị thiệt hại chết hàng chục tỷ đồng. Hiện tượng nghêu
chết không rõ nguyên nhân cũng được ghi nhận trên 800 ha nuôi nghêu tại Cần GiờThành phố Hồ Chí Minh cuối năm 2007 [2]. Cho đến thời điểm hiện tại, hiện tượng
nghêu chết vẫn liên tục xảy ra và lan nhanh tại Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình,
Thanh Hoá và một số tỉnh ĐBSCL (Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu). Nghêu chết ở
mọi kích cỡ (chủ yếu là cỡ 50-90 con/kg), tỷ lệ chết 20-80% (nhiều nhất là 50-60%) và
thường xảy ra ở các quần thể nghêu ở vùng cao triều và ở mọi kích cỡ.
Cho đến nay nguyên nhân chính gây ra dịch bệnh trên nhuyễn thể nuôi của Việt
Nam là không được biết. Tuy nhiên, các công bố bước đầu của các nhóm nghiên cứu
cho thấy có rất nhiều nguyên nhân liên quan đến hiện tượng chết hàng loạt của nghêu,
tu hài ở Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hoá và một số tỉnh ĐBSCL [3]. Các
tác nhân sinh học như vi khuẩn, virus đã được phân lập với tỷ lệ cao trên các nhóm
1


động vật hai mảnh vỏ này, đồng thời các nguyên nhân từ môi trường như nắng gay gắt,
nhiệt độ và độ mặn cao kéo dài trong nhiều ngày đã khiến các chỉ số COD, NH4 và
H2S đều vượt ngưỡng cho phép; chất rắn lơ lửng cũng cao hơn mức giới hạn (thậm chí
có nơi cao gấp 5-6 lần mức cho phép, khiến nước rất đục đều được nghi ngờ là nguyên
nhân gây chết động vật hai mảnh vỏ nuôi [4].
Đặc biệt, một số nghiên cứu cho thấy có sự tồn tại của kí sinh trùng (KST)
Perkinsus trong các loài nhuyễn thể nuôi tại một số địa phương. Khảo sát của Thảo
(2008) trên đối tượng nghêu lụa (Paphia undulata) tại Hà Tiên-Kiên Giang và Bà RịaVũng Tàu cho thấy có sự hiện diện của KST có đặc điểm hình thái ở giai đoạn bào tử
nghỉ giống với Perkinsus sp. Tại Bến Tre, tình trạng nghêu chết rải rác bắt đầu từ
khoảng giữa tháng 3 với diện tích khoảng 200 ha, nghêu chết có kích cỡ 60 - 65

con/kg chiếm 40%, kích cỡ 200 - 250 con/kg chiếm 60% phát hiện có sự hiện diện của
KST Perkinsus [5]. Hiện nay, các kết luận về loài Perkinsus kí sinh trên động vật thủy
sản Việt Nam chủ yếu dựa vào các mô tả hình thái và vật chủ, chính vì vậy mà thông
tin chính xác về đặc điểm di truyền của các loài Perkinsus vẫn chưa được khẳng định.
Hệ quả của thực tế này là việc xác định khả năng gây hại, mức độ gây hại của KST
này đối với vật chủ là chưa được biết, gây nên những khó khăn trong công tác phòng
ngừa và điều trị tác nhân này.
Chính vì vây, nghiên cứu xác định thành phần loài, đặc điểm sinh thái, sinh lý,
hình thái và di truyền của mỗi giai đoạn của Perkinsus ở Việt Nam là rất cần thiết. Do
đó, chúng tôi đề xuất thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần loài và ảnh hưởng
của một số yếu tố môi trường lên sự biến thái của kí sinh trùng Perkinsus kí sinh
trên một số loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ ở Việt Nam”.
Mục tiêu của đề tài
- Mục tiêu chung: Nghiên cứu hình thái và phương thức lây nhiễm của KST
Perkinsus kí sinh trên nhuyễn thể tại Việt Nam.
- Mục tiêu cụ thể:
Nghiên cứu về mức độ cảm nhiễm và ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường
lên quá trình biến thái từ thể dinh dưỡng sang giai đoạn bào tử nghỉ của KST
Perkinsus spp. kí sinh trên một số loài nhuyễn thể hai mảnh ỏ ở Việt Nam làm cơ sở
cho những nghiên cứu chuyên sâu hơn.
2


Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu hình thái và mức độ cảm nhiễm KST Perkinsus spp trên nghêu Bến
Tre (Meretrix lyrata), nghêu lụa (Paphia undulata), tu hài (Lutraria rhynchaena) và
ngao dầu (Meretrix meretrix).
- Nghiên cứu sự biến thái từ thể dinh dưỡng sang giai đoạn bào tử nghỉ của KST
Perkinsus spp. kí sinh trên nhuyễn thể ở những điều kiện môi trường khác nhau.
Ý nghĩa thực tiễn và khoa học

Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp những thông tin ban đầu về đặc điểm hình thái của KST Perkinsus kí
sinh trên một số loài nhuyễn thể ở Việt Nam.
Ý nghĩa khoa học
- Cung cấp những số liệu khoa học về mức độ cảm nhiễm và tác hại của KST
Perkinsus spp. gây ra trên một số loài nhuyễn thể làm cơ sở đề xuất hướng phòng
tránh bệnh và nghiên cứu ứng dụng khác.
- Là cơ sở khoa học vững chắc cho việc đề xuất các giải pháp và điều trị bệnh do
tác nhân Perkinsus gây ra trên động vật nhuyễn thể ở Việt Nam.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1

Tổng quan về vùng nghiên cứu

1.1.1 Vị trí địa lý thủy văn của Bến Tre
Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nằm cuối nguồn sông
Cửu Long. Điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 9048’ Bắc, cực Bắc nằm trên vĩ độ 10020’
Bắc, cực Đông nằm trên kinh độ 106048’ Đông và điểm cực Tây nằm trên kinh độ
105057’ Đông. Bến Tre tiếp giáp biển Đông với chiều dài đường biển khoảng 65 km
và các tỉnh Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, có độ
cao trung bình từ 1 – 2 m so với mực nước biển, thấp dần từ tây bắc xuống đông nam,
độ cao chênh lệch khá lớn, tối đa là 3,5 m. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa kéo
dài từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ
26 – 270C. Lượng mưa trung bình năm từ 1.250 – 1.500 mm [6].
Bến Tre nằm ở hạ lưu sông MeKong, giáp với biển Đông, với mạng lưới sông
ngòi chằng chịt có tổng chiều dài xấp xỉ 6.000 km, trong đó có sông Cổ Chiên dài 82

km, sông Hàm Luông dài 71 km, sông Ba Lai dài 59 km, sông Mỹ Tho dài 83 km. Hệ
thống sông ngòi ở Bến Tre rất thuận lợi về giao thông đường thủy, nguồn thủy sản
phong phú, nước tưới cho cây trồng ít gặp khó khăn, tuy nhiên cũng gây trở ngại đáng
kể cho giao thông đường bộ, cũng như việc cấp nước vào mùa khô, khi thủy triều biển
Đông đưa mặn vào sâu trong kênh rạch vào mùa gió chướng [6].
Hiện nay, toàn tỉnh Bến Tre có 8 hợp tác xã (HTX) nuôi nghêu gồm: Thạnh Lợi,
Thạnh Phong, Thanh Bình (Thạnh Phú), Tân Thủy, Bảo Thuận, An Thủy (Ba Tri),
Rạng Đông, Đồng Tâm (Bình Đại). Diện tích có khả năng nuôi nghêu toàn tỉnh là
15.000 ha, trong đó diện tích nuôi tính đến năm 2014 là 7.164 ha. Diện tích có nghêu
là 3.043 ha, trong đó nghêu giống 482 ha, nghêu thịt 2.561 ha. Tổng sản lượng đạt
khoảng 4.489 tấn, trong đó nghêu thịt 3.848 tấn, nghêu giống 641 tấn. Hiện tượng
nghêu chết xảy ra cục bộ một số HTX như Bình Minh, Tân Thủy, Đồng Tâm, Rạng
Đông, với tổng thiệt hại khoảng 290 ha. Nghêu chết ở vùng cao triều lên tới 60%,
vùng trung triều chết với tỷ lệ 20%, vùng thấp triều chưa xảy ra hiện tượng chết. Mẫu
nghêu thu được có sự hiện diện của KST đơn bào nội kí sinh Perkinsus sp,
Paramophrys sp và Copepod. Vào khoảng tháng 3/2011, người nuôi nghêu tại các
huyện Ba Tri, Bình Đại và Thạnh Phú rất lo bởi tình trạng nghêu chết hàng loạt, làm
thiệt hại về kinh tế và đời sống. Do nhiệt độ và độ mặn tăng cao trong những tháng
4


mùa khô nên nghêu bị thiếu dinh dưỡng và suy yếu dần, tạo điều kiện cho mầm bệnh
ký sinh trùng Perkinsus sp phát triển gây chết nghêu hàng loạt. Nghêu chết hàng loạt
cũng là vấn đề nhức nhối ở huyện Ba Tri, nơi có 100% diện tích nghêu chết vào tháng
Ba và tháng Tư năm 2011. Họ cũng cho rằng nguyên nhân xuất phát từ sự thay đổi
hình thái thời tiết, sự gia tăng nhiệt độ bề mặt nước biển và độ mặn. Hợp tác xã nghêu
An Thủy ở Ba Tri vẫn đang gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn nghêu giống cho các
vụ nuôi tiếp theo. Nghêu chết tập trung ở vùng cao triều là vào thời điểm thủy triều
kém, thời gian phơi bãi trong ngày dài kết hợp với nắng nóng và mật độ tăng cao đột
ngột. Đặc biệt, tỷ lệ nghêu mang trứng và cường độ nhiễm ký sinh trùng Perkinsus sp

cao và nghêu vào mùa sinh sản rất nhạy cảm với điều kiện sống biến động xấu.Ký sinh
trùng nội ký sinh Perkinsus sp ưa phát triển và gây hại trong điều kiện nhiệt độ cao, độ
mặn cao đã gây chết nghêu.
1.1.2 Vị trí địa lý thủy văn của Vũng Tàu
Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng trọng điểm kinh
tế phía Nam. Lãnh thổ của tỉnh gồm 2 phần: đất liền và hải đảo. Bà Rịa – Vũng Tàu có
địa giới hành chính chung dài 16,33 km với thành phố Hồ Chí Minh ở phía Tây, 116,5
km với Đồng Nai ở phía Bắc, 29,26km với Bình Thuận ở phía Đông, Nam và Tây Nam
là biển Đông. Chiều dài bờ biển là 305,4 km với trên 100.000 km2 thềm lục địa [7].
Bà Rịa – Vũng Tàu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của đại
dương. Nhiệt độ trung bình khoảng 270C; sự thay đổi nhiệt độ của các tháng trong năm
không lớn. Số giờ nắng dao động trong khoảng 2.370 – 2.850 giờ và phân phối đều các
tháng trong năm. Lượng mưa trung bình hàng năm thấp (khoảng 1.600 mm) và phân
bố không đều theo thời gian, tạo thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
11, chiếm 90% lượng mưa cả năm; và 10% tổng lượng mưa tập trung vào mùa khô là
các tháng còn lại trong năm [7].
Diện tích nuôi nhuyễn thể trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 427,1 ha tập
trung chủ yếu trên sông Chà Và, Dinh, Rạng, Rạch Tranh. Trong đó, diện tích nuôi
nghêu, sò là 177,6 ha tại cầu Cửa Lấp, cầu Sông Ray; nuôi trai ngọc khoảng 100 ha tại
Côn Đảo. Từ đầu năm 2015 đến nay, tại huyện Long Điiền diện tích nghêu chết lên
đến trên 400 ha, gây thiệt hại rất lớn đến người dân. Theo kết quả xét nghiệm mẫu
nghêu, mẫu bùn cho thấy, các mẫu nước, bùn và mẫu nghêu có sự hiện diện của vi
khuẩn Vibrio alginolyticus và vi khuẩn Vibrio parahaemolytocus; có 1 mẫu nghêu cho
5


kết quả dương tính với ký sinh trùng Perkinsus spp, các mẫu còn lại đều âm tính
với Perkinsus olseni. Về kết quả xét nghiệm mẫu nước, kim loại, khí độc cho thấy các
mẫu nước có chỉ tiêu độ đục, COD (nhu cầu ô xy hóa học - Chemical Oxygen
Demand) cao hơn ngưỡng cho phép. Chỉ tiêu kim loại là sắt vượt ngưỡng từ 0,1 0,13mg/l so với ngưỡng cho phép, các chỉ tiêu khác đều bình thường ở trong mức cho

phép. Các loài vi khuẩn hiện diện trong các mẫu xét nghiệm không phải là nguyên
nhân gây ra tình trạng nghêu chết hàng loạt, mà chỉ là tác nhân cộng hưởng với các
nguyên nhân khác như: Mật độ nuôi quá dày; chỉ tiêu về độ đục, chỉ tiêu về nhu cầu
oxy hóa học và chỉ tiêu kim loại là sắt đều vượt ngưỡng cho phép, từ đó dẫn đến giảm
khả năng nguồn thức ăn tự nhiên của nghêu, ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của thủy
sinh vật nói chung... Tổng hợp các yếu tố trên cộng với tình hình thời tiết bất lợi, môi
trường biến đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn... đã làm cho
nghêu chết hàng loạt và kéo dài trong thời gian qua.
1.1.3 Vị trí địa lý thủy văn của Khánh Hòa
Khánh Hòa là một tỉnh ven biển miền Trung và nằm trong khu vực nhiệt đới gió
mùa, trong khoảng 11041’53’’ – 12052’10’’ vĩ độ Bắc và 108040’42’’ – 109030’00’’
kinh Đông. Độ dài bờ biển xấp xỉ 200 km. Khánh Hòa có khoảng 200 hòn đảo với
tổng diện tích khoảng 600 km2. Các vịnh và đầm phá phân bố liên tục và dọc theo
đường bờ biển của Khánh Hòa: Vũng Rô – Đại Lãnh, Vũng Bến Gói – Vịnh Vân
Phong, Vịnh Bình Cang, Đầm Nha Phu và Đầm Thủy Triều – Vịnh Cam Ranh. Hệ
thống vịnh góp phần vào đặc trưng về địa mạo, trầm tích cũng như các yếu tố thủy động
lực làm cho Khánh Hòa phức tạp, đa dạng và phong phú về nguồn lợi sinh vật [8], [9].
Khí hậu Khánh Hòa mang tính gió mùa của Nam Trung Bộ. Mùa mưa chính bắt
đầu từ tháng 9 đến tháng 11 với lượng mưa đạt từ 250 – 350 mm, từ tháng 5 đến tháng
6 là thời kỳ mưa tiểu mãn (lượng mưa đạt từ 60 – 120 mm). Mùa khô kéo dài từ tháng
3 đến tháng 8. Chế độ gió mùa đã ảnh hưởng lớn đến chế độ dòng chảy ở đây. Gió
mùa Tây – Nam từ tháng 6 đến thàng 9 và gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau [8], [9].
Thành phố Cam Ranh là địa phương có điều kiện thuận lợi để phát triển nghề
nuôi tu hài. Tu hài nuôi tại thành phố Cam Ranh chỉ mất khoảng 4 – 6 tháng là cho thu
hoạch (các địa phương khác mất 8 – 12 tháng mới thu). Tu hài chủ yếu được nuôi tại
6


các phường Cam Nghĩa và Cam Phúc Bắc. Từ năm 2012 đến nay, do môi trường nuôi

ngày càng ô nhiễm, thời tiết diễn biến thất thường nên tu hài mới thả nuôi được vài
tháng đã chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng cho người nuôi. Tu hài chết chủ yếu do môi
trường ô nhiễm, vi khuẩn Vibrio và vi khuẩn khác có trong nước quá cao, vượt mức
cho phép. Thời tiết nắng nóng kéo dài kèm theo mưa trái mùa tạo điều kiện cho vi
khuẩn phát triển mạnh, gây bệnh làm tu hài chết nhanh, hàng loạt.
1.1.4

Vị trí địa lý thủy văn của Cát Bà (Hải Phòng)

Quần đảo Cát Bà cách Hải Phòng 45 km về phía Đông, cách thành phố Hạ Long
25km về phía Nam và cách Hà Nội khoảng 150 km về phía Đông Nam. Phía Bắc giáp
Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp đảo Cát Hải, huyện Cát Hải, thành phố
Hải Phòng, phía Đông và Nam là biển Đông trong khoảng tọa độ: Vĩ độ Bắc
20042’40’’ – 20052’45’’, kinh độ Đông 106054’11’’ – 107007’05’’. Tọa độ trung tâm
là 20047’42’’ vĩ độ Bắc, 107000’38’’ kinh độ Đông. Tổng diện tích đất tự nhiên của
khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà là 26.240 ha, trong đó diện tích mặt đất (đảo)
17.040 ha và 9.200 ha mặt nước biển. Quần đảo Cát Bà có rừng mưa nhiệt đới trên đảo
đá vôi, rừng ngập mặn, các rặng san hô, thảm rong - có biển, hệ thống hang động,
tùng áng, là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm các yêu
cầu của khu dự trữ sinh quyển thế giới theo quy định của UNESCO [9].
Quần đảo Cát Bà nằm trong khu vực nhiệt dới gió mùa chịu ảnh hưởng của đại
dương nên các chỉ số trung bình về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa cũng tương đương như
các khu vực xung quanh, tuy nhiên có đặc điểm là mùa đông thì ít lạnh hơn và mùa hè
thì ít nóng hơn so với đất liền. Cụ thể là lượng mưa: 1.700 – 1.800 mm/năm, dao động
theo mùa. Mùa mưa chủ yếu là tháng 7,8. Nhiệt độ trung bình: 25 – 280C, dao động
theo mùa. Về mùa hè có thể lên trên 300C, về mùa đông trung bình 15 – 200C nhưng
có thời điểm có thể xuống dưới 100C (khi có gió mùa đông bắc). Độ ẩm trung bình:
85%. Dao động của thủy triều: 3,3 – 3,9 m [9].
Tại Hải Phòng, hiện tượng ngao chết xảy ra cả ở ngao giống và ngao thương
phẩm, tỷ lệ chết lên tới 70-80%, xảy ra vào cuối tháng 3 và kéo dài trong khoảng một

tháng. Nguyên nhân của việc ngao chết hàng loạt là do thời tiết nắng nóng gay gắt xuất
hiện sớm; vào thời điểm ngao chết, nhiệt độ môi trường có thể lên đến 40oC, độ mặn
33-37‰; chất lượng môi trường kém, chất rắn lơ lửng nhiều; vi khuẩn Vibrio cũng có
thể liên quan đến hiện tượng ngao chết trong thời gian vừa qua.
7


1.2

Một số đặc điểm về các đối tượng nhuyễn thể hai mảnh vỏ nghiên cứu

1.2.1 Hệ thống phân loại và phân bố
Nghêu Bến Tre Meretrix lyrata (Sowerby, 1851)
Ngành Mollusca
Lớp Bivalvia
Lớp phụ Heterodonta
Bộ Venerida
Họ Veneridae
Giống Meretrix
Loài Meretrix lyrata (Sowerby, 1851)
Tên tiếng Anh: Clam
Tên tiếng Việt: Nghêu Bến Tre
- Phân bố
Vùng phân bố của nghêu ở vùng biển ấm Tây Thái Bình Dương, từ Đài Loan đến
Việt Nam. Nghêu phân bố ở các vùng cửa sông, vùng eo vịnh, các bãi triều. Vùng
sóng gió nhẹ, nước chảy lưu thông và có lượng nước ngọt nhất định chảy vào.
Phân bố ở vùng có độ mặn từ 7 – 30 ‰, thích hợp 15 - 25‰.
Nhiệt độ từ 15 – 350C, trong đó nhiệt độ thích hợp là từ 20 – 250C.
pH: 7,5 – 8,5
Chất đáy: Cát bùn (cát 60 – 90%), nhiều bùn nghêu dễ bị ngạt, nhiều cát ảnh

hưởng đến nghêu vì khô và nóng.
Độ sâu: Phân bố ở độ sâu từ trung triều thấp đến độ sâu -2m so với số không hải đồ.
Ở Việt Nam nghêu phân bố nhiều ở các bãi triều của các tỉnh Cần giờ (tp Hồ Chí
Minh), Gò Công Đông (Tiền Giang), Bình Đại, Ba Tri, Thạnh Phú (Bến Tre), Cầu
Ngang, Duyên Hải (Trà Vinh), Vĩnh Châu (Sóc trăng), Bạc Liêu, Vĩnh Lợi (Bạc Liêu),
Ngọc Hiển (Cà Mau), trong đó ở Bến Tre nhiều nhất nên có tên gọi là Nghêu Bến Tre.
Nghêu lụa Paphia undulata (Born, 1778)
Ngành
Lớp

Mollusca
Bivalvia

Phân lớp
Bộ

Heterodonta
Veneroida
8


Họ

Veneridae
Giống Paphia
Loài

Paphia undulata (Born, 1778)

- Phân bố

Nghêu lụa sống ở vùng đáy cát bùn ven bờ. Khu vực phân bố ở Việt Nam: Hà
Tiên, Rạch Giá (Kiên Giang), quanh đảo Bà Lụa (Bình Thuận).
Mùa vụ khai thác từ tháng 12 năm trước đến tháng 6 năm sau.
Tu hài Lutraria rhynchaena (Jonas, 1844)
Ngành Mollusca
Lớp Bivalvia
Lớp phụ Heterodonta
Bộ Venerida
Họ Mactridae
Giống Lutralia
Loài Lutraria rhynchaena (Jonas, 1844)
Tên tiếng Anh: Clam
Tên tiếng Việt: Tu hài
- Phân bố
Tu hài phân bố ở vùng triều có độ mặn từ 20 - 34‰, nhiệt độ 18 – 330C, chất đáy
là cát, sỏi có pha ít bùn và mảnh động vật thân mềm. Tu hài sống vùi trong đáy, lỗ của
chúng thường sâu 20 – 50 cm. Để tránh kẻ thù ban ngày tu hài thụt ống thoát hút nước
vào bên trong vỏ hoặc chỉ thò 1/3 ra ngoài, ban đêm chúng vươn dài ống thoát hút
nước để hút lọc thức ăn trong môi trường. Ống thoát hút nước tu hài rất nhạy cảm chỉ
cần chạm nhẹ hoặc gặp kẻ thù chúng co ống thoát hút nước lại rất nhanh và chui sâu
vào lỗ. Đây là bản năng tự vệ giúp tu hài tránh được kẻ thù.
Ở Việt Nam, tu hài phân bố tập trung ở miền Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng), hầu
hết các tỉnh miền Trung từ Thanh Hóa đến Bình Thuận, ở Khánh Hòa tu hài phân bố ở
vịnh Vân Phong, Cam Ranh, Nha Trang.
Ngao dầu Meretrix meretrix (Linnaeus, 1758)
Ngành Mollusca
Lớp Bivalvia

9



Lớp phụ Heterdonta
Bộ Venerida
Họ Veneridae
Giống Meretrix
Loài Meretrix meretrix (Linnaeus, 1758)
Tên tiếng Anh: Clam
Tên tiếng Việt: Ngao dầu
- Phân bố
Ngao dầu phân bố ở các vùng cửa sông, vùng eo vịnh, các bãi triều. Vùng sóng
gió nhẹ, nước chảy lưu thông và có lượng nước ngọt nhất định chảy vào.
Phân bố ở vùng có độ mặn từ 10 – 30‰. Độ mặn thích hợp 20 – 25‰.
Là loài sống rộng nhiệt, nhiệt độ từ 5 – 350C, trong đó nhiệt độ thích hợp là từ 20
– 250C, pH: 7,5 – 8,5.
Chất đáy: Cát bùn (cát 60 – 80%), nhiều bùn ngao dễ bị ngạt, nhiều cát ảnh
hưởng đến ngao vì khô và nóng.
Độ sâu: Phân bố ở độ sâu từ trung triều thấp đến độ sâu -2 m so với số không hải
đồ.
Trên thế giớ ngao phân bố nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Ở Việt
Nam ngao phân bố nhiều ở các bãi triều của các tỉnh miền Bắc và miền Trung.
1.2.2 Hình thái cấu tạo
Cấu tạo ngoài
Các loài hai mảnh vỏ nghiên cứu có cơ thể dẹp, đối xứng hai bên. Vỏ gồm 2
mảnh, che kín 2 bên thân và dính với nhau nhờ bản lề mặt lưng. Khác với các loài
khác, tu hài khép vỏ trước sau đều không kín.
Cấu tạo trong
Màng áo: Nằm tiếp giáp với vỏ, gồm 2 phiến từ lưng kéo dài xuống 2 bên bao
bọc lấy nang nội tạng. Phần giữa màng áo rất mỏng, xung quanh mép màng áo dày.
Màng áo của nghêu có 2 điểm kết hợp nên có 3 lỗ hút nước vào ra. Tu hài có sự khác
biệt, phần cuối màng áo tu hài phát triển tạo thành ống thoát hút nước.


10


Hệ hô hấp: Các loài này hô hấp chủ yếu bằng mang. Mang nằm trong xoang
mang, gồm các đôi lá mang đối xứng nhau, bao gồm đôi lá mang trong và đôi lá mang
ngoài. Mỗi mang gồm hai tấm mang, trên mỗi tấm mang có nhiều sợi mang, trên sợi
mang có các sợi tiêm mao.
Hệ tiêu hóa: Hệ thống tiêu hóa gồm mang, xúc biện, miệng, thực quản, dạ dày,
manh mang tiêu hóa, sợi keo, ruột…
Hệ sinh dục: Tuyến sinh dục bao gồm túi sinh dục, ống sinh dục, ống dẫn sản
phẩm sinh dục.
Một số đặc điểm sinh học khác
Phương thức dinh dưỡng: Phương thức bắt mồi hoàn toàn bị động, bắt mồi theo
hình thức lọc thức ăn nhiều lần. Thức ăn thay đổi theo giai đoạn phát triển của cơ thể.
Giai đoạn ấu trùng phù du chúng ăn sinh vật phù du kích thước nhỏ. Giai đoạn trưởng
thành, chúng ăn sinh vật phù du. Cơ quan bắt mồi (mang, xúc biện) không có khả năng
lựa chọn chủng loại thức ăn. Tất cả các loại mà vừa miệng đều được nuốt hết, do đó
trong dạ dày ta thường thấy có nhiều vật không tiêu hóa được.
1.3

Các nghiên cứu về bệnh Perkinsiosis trên nhuyễn thể hai mảnh vỏ

1.3.1 Bệnh Perkinsiosis ở động vật nhuyễn thể
Ngành: Perkinsozoa
Lớp: Perkinsea
Bộ: Perkinsida
Họ: Perkinsidae
Giống: Perkinsus
Loài: Perkinsus spp.


Hình 1.1: Kí sinh trùng Perkinsus (40x)
11


Vòng đời
Các loài Perkinsus có vòng đời tương tự nhau vói nhiều giai đoạn. Tuy nhiên, tùy
theo loài mà thời gian phát triển vòng đời của chúng khác nhau.
Vòng đời của Perkinsus thường trải qua 3 giai đoạn biến thái chính, bao gồm: thể
dinh dưỡng – Trophozoite, bào tử nghỉ - Hypnospore và bào tử động – Zoospore. Giai
đoạn đầu tiên – Trophozoite xảy ra trong các mô của vật chủ. Nó là một tế bào hình
cầu với một không bào lệch tâm choáng chỗ phần lớn trong tế bào, và có một vòng
tròn nhiều ngoại vi nên được gọi là tế bào nhẫn (signet ring). Thể dinh dưỡng tăng sinh
trong mô vật chủ và tiến hành phân chia bên trong tế bào vật chủ. Khi thành tế bào bị
vỡ cho phép giải phóng các tế bào con hình cầu hoặc thể dinh dưỡng chưa trưởng
thành. Những cá thể dinh dưỡng chưa trưởng thành sau đó sẽ dần dần mở rộng, tạo
thành một không bào bên trong và trở thành một thể tự dưỡng hoàn chỉnh.
Những mô của vật chủ bị nhiễm Perkinsus được ủ trong dung dịch FTM (Fluid
Thioglycolate Medium) thể dinh dưỡng của chúng mở rộng, thành tế bào phát triển
dày lên, hình thành một giai đoạn phát triển mới gọi là bào tử nghỉ. Khi bào tử nghỉ
được sản sinh trong FTM sẽ được phân lập và chuyển vào trong môi trường nước biển,
và quá trình hình thành bào tử động bắt đầu. Hàng trăm bào tử động sẽ hình thành và
được phóng thích ra môi trường ngoài thông qua hai ống nhỏ. Hai ống này sẽ xuất hiện
trên mỗi bào tử nghỉ trước khi quá trình phân chia tế bào hình thành bào tử động bên
trong diễn ra. Bào tử động mới sẽ sử dụng roi để di chuyển vào vật chủ và lặp lại chu
kỳ sống của chúng. Vòng đời của Perkinsus được khái quát qua hình 1.2.

Hình 1.2: Vòng đời của kí sinh trùng Perkinsus olseni trên nghêu
T. decussatus [10]
12



Giai đoạn nhân bản vô tính (Vegetative multiplication stage) trong mô vật chủ,
nơi xảy ra sự nhân lên của hàng trăm thể dinh dưỡng (Schizogony), làm suy giảm sức
đề kháng của tế bào vật chủ, dẫn đến sự hình thành của các u nang và u hạt.
Giai đoạn tăng trưởng xảy ra khi vật chủ chết, tạo ra môi trường yếm khí thích
hợp cho sự biến đổi từ thể dinh dưỡng sang giai đoạn tiền bào tử động. Theo như quan
sát, các mô sắp chết cung cấp môi trường ki khí gần tương đồng với những thông số
môi trường trong môi trường FTM.
Giai đoạn tăng sinh trong nước biển là nơi mà các tiền bào tử động trưởng thành
và tiến hành nguyên phân, dẫn đến sự giải phóng của hàng trăm bào tử động thông qua
ống phóng.
Giai đoạn lây nhiễm xảy ra khi các bào tử động tự do di chuyển trong nước bằng
2 roi. Các con nghêu khỏe có thể bị lây nhiễm trong quá trình lọc thức ăn từ nước biển
khi ăn phải các bào tử động này, chúng sẽ biến thành các thể dinh dưỡng và lặp lại chu
kì sống.
Phân bố
Châu Âu: Bồ Đào Nha, Galicia (Tây Bắc Tây Ban Nha), bờ biển Huelva và biển
Địa Trung Hải (Tây Nam Tây Ban Nha).
Châu Á: Bờ biển phía Tây và Nam Hàn Quốc; Quận Kumamoto và Hiroshima
(Nhật Bản); dọc bờ biển phía Bắc Trung Quốc; Việt Nam.
Châu Mỹ: Virginia, Maryland (vịnh Chesapeake), Mỹ.
Châu Úc: Giải đá ngầm, phía Nam Úc.

Hình 1.3: Bản đồ phân bố các loài Perkinsus [11]
13


Bệnh Perkinosis
Dấu hiệu bệnh lý

Nhuyễn thể hai mảnh vỏ bị bệnh Perkinosis với cường độ nhiễm cao sẽ xuất hiện
những nốt sần màu trắng trên mặt của màng áo, mang và chân bò. Quan sát tiêu bản
mô ta thấy Perkinsus thường xuất hiện từng đám trên màng áo, mang, mô liên kết
tuyến tiêu hóa, mô liên kết tuyến sinh dục. Những đám bào tử này gây tổn thương và
xung huyết trên mang sẽ làm giảm hiệu quả lọc thức ăn. Kết quả làm giảm sinh
trưởng, mở vỏ và chết hàng loạt đối với vật chủ [12], [13].
Điều kiện lây nhiễm
KST lan truyền trực tiếp từ cá thể này sang cá thể khác khi chúng sống trong
nước có mặt Perkinsus. Quá trình phân hủy xác chết của động vật thân mềm đã nhiễm
Perkinsus phóng thích nhiều KST này. Những động vật thân mềm bị nhiễm nhưng còn
sống cũng phóng thích số lượng nhỏ KST này thông qua phân của chúng. Tuy nhiên
con đường xâm nhập và các điều kiện môi trường để Perkinsus hình thành các giai
đoạn tiếp theo trong tự nhiên vẫn chưa được biết.
Việc tăng sinh của tất cả các giống loài Perkinsus cũng liên quan đến sự ấm lên
của nhiệt độ nước, khi đó sự tăng thêm về dấu hiệu lâm sàng và tỷ lệ chết của vật chủ
cao nhất. Chính vì vậy, bệnh trên nghêu nói riêng và hai mảnh vỏ nói chung xuất hiện
nhiều vào mùa hè, hạn hán hay thời gian phơi bãi triều kéo dài. Bên cạnh đó, độ mặn
cũng ảnh hưởng đến cường độ và tỷ lệ nhiễm Perkinsus spp. Nhóm KST này kém phát
triển ở nhiệt độ < 200C và độ mặn <15‰. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong của nhuyễn
thể hai mảnh vỏ giảm trong thời kỳ độ mặn thấp, ở các cửa sông ít bị ảnh hưởng nhưng
bênh vẫn xuất hiện ở độ mặn 5‰ khi nuôi hàu với mật độ cao [14].
Phương pháp chuẩn đoán bệnh
Bệnh KST Perkinosis có thể được phát hiện dựa vào dấu hiệu bệnh lý, nuôi trong
môi trường Ray (Fluid Thioglycollate Medium – FTM), mô bệnh học, kính hiển vi
điện tử, phương pháp sinh học phân tử Polymerase Chain Reaction (PCR).
1.3.2 Những nghiên cứu về bệnh Perkinosis ở nhuyễn thể hai mảnh vỏ
Thế giới
KST đơn bào Perkinsus được ghi nhận gây thiệt hại nghiêm trọng nhất về mặt
kinh tế trên phạm vi toàn cầu. KST nội kí sinh này đã được báo cáo gây ra tỷ lệ chết
cao và thường xuyên cho nhiều loài nhuyễn thể (hào, điệp, bào ngư, nghêu, vẹm, sò

14


huyết và trai ngọc) nước mặn có giá trị ở tất cả các châu lục [14]. Cho đến nay, 10 loài
Perkinsus khác nhau đã được công bố, tuy nhiên chỉ có 7 loài là có giá trị và được
chấp nhận do sự khác biệt một số đặc điểm chính như: cấu trúc di truyền, độc lực, sự
biến đổi vòng đời, phạm vi địa lý phân bố của KST và các dạng vật chủ [15]. Do
những nguy cơ nghiêm trọng cho thương mại thủy sản toàn cầu, Perkinsus marinus và
P. olseni là hai tác nhân đã được tổ chức Thú y Thế giới đưa vào danh mục các bệnh
bắt buộc phải công bố và kiểm dịch trên nhuyễn thể xuất [16].
Perkinsus olseni (=Perkinsus atlanticus) là kí sinh gây bệnh trên nhiều loài
nhuyễn thể nhất với hơn 40 loài đã được báo cáo cảm nhiễm tự nhiên và nhân tạo với
tác nhân này. So với các loài trong cùng một giống, P.olseni có phân bố địa lý rộng
lớn nhất bao gồm các vịnh thuộc cả châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ và Châu Đại Dương
[16]. Chính vì vậy tác nhân này được cho là đã gây ra sự sụt giảm sản lượng và thiệt
hại kinh tế nghiêm trọng cho nền công nghiệp nuôi trồng thủy sản hai mảnh vỏ của
nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Australia, những nốt sần trên cơ làm giảm giá trị
thương mại và gây chết trên diện rộng cho bào ngư môi đen Haliotis ruber, H.
laevigata và nghêu Tridacna crocea được xác định do sự cảm nhiễm bởi P. olseni
[17]. Tại Hàn Quốc, Park và Choi (2001) cũng cho rằng dịch bệnh do P.olseni là
nguyên nhân gây sụt giảm 80% sản lượng nghêu Ruditapes philippinarum trong những
năm 1990. Tác nhân này cũng được phát hiện kí sinh và trong nhiều trường hợp gây
nên các dịch bệnh cho nhiều loài nhuyễn thể ở các quốc gia châu Á khác như Nhật
Bản, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Blackbourn, Bower và Meyer (1998) đã mô tả loài Perkinsus thứ ba, P. qugwadi
gây hại chủ yếu cho loài điệp Patinopecten yessoensis phân bố tại vùng British
Columbia-Canada với tỷ lệ gây chết cho điệp dưới 1 tuổi và trên 2 tuổi lần lượt là
100% và 60%. Tuy nhiên, các loài điệp khác như Chlamys rublda và C. hastata sống
cùng khu vực với điệp P.yessoensi lại không cho thấy bị nhiễm KST này ngay cả khi
bị cảm nhiễm nhân tạo. Điều này cho thấy tính đặc thù về vật chủ cao của P. qugwadi.

Gần đây hơn, một số loài Perkinsus mới đã được công bố như P. chesapeaki/andrewsi
kí sinh và gây chết trên nghêu vỏ mềm Mya arenaria tại vịnh Chesapeake, nghêu
Macoma balthica, M.mercenaria [18]. P. mediterraneus kí sinh trên hào Châu Âu
Ostrea edulis tại biển Tây Ban Nha và Địa Trung Hải. P. beihaiensis kí sinh trên hào

15


×