1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại dịch HIV/AIDS trên thế giới đang ngày càng gia tăng, mang một
gánh nặng cho ngành Y tế và xã hội nói chung, cũng như mỗi gia đình có
người nhiễm HIV/AIDS nói riêng, một hiểm họa chẳng những cho hơm nay
mà cịn kéo dài cho tương lai, gia đình con cháu họ, nếu như chúng ta khơng
có biện pháp ngăn chặn tích cực và quyết liệt. Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS
trên thế giới cũng như Việt Nam ngày một tăng lên, diện đối tượng bị nhiễm
ngày nay không chỉ phổ biến ở tuổi thanh niên và trung niên mà đã xuất hiện
mọi lứa tuổi, ngay cả lứa tuổi trẻ em.
Nguyên nhân lây nhiễm HIV/AIDS như ta đã biết bằng nhiều con
đường: qua lối sống trụy lạc (như mại dâm, quan hệ đồng tính…) qua tiêm
truyền dịch, qua các dịch vụ Y tế không tuân thủ vệ sinh, nhưng con đường
lây truyền qua NCMT là một nguy cơ nặng nề nhất.
Tại Thanh Hóa là tỉnh có đa dạng địa hình như biển, đồng bằng, trung
du và miền núi biên giới, là tỉnh nằm trong vùng ảnh hưởng của tác động
kinh tế trọng điểm Bắc bộ, Bắc Lào và Trung bộ, là tỉnh có điều kiện thuận
lợi để giao lưu và phát triển kinh tế, xã hội và có đường biên giới dài hàng
chục ki-lô-mét với nước bạn Lào. Đồng thời cũng đối mặt với một loạt vấn
đề mới và dịch HIV/AIDS, là một trong số đó trường hợp nhiễm HIV đầu
tiên được phát hiện tháng 11 năm 1995 đến nay tổng số người nhiễm
HIV/AIDS trên toàn tỉnh là 5.103 người, đứng thứ 6 trên tồn quốc. Trong đó
số người chuyển sang giai đoạn AIDS là 2.494, tổng số tử vong do AIDS là
847 người, có 528/636 xã có người nhiễm HIV/AIDS, tỷ lệ nhiễm
HIV/AIDS/100.000 dân: 150 người trên 100.000 dân. Song song với hiện
trạng trên thì tình trạng nghiện chích ma túy ở Thanh Hóa cũng tăng lên theo
tỷ lệ thuận với nhiễm HIV. Hiện nay bệnh đang có xu hướng tăng lên ở các
huyện thị nhất là các khu đô thị du lịch [24] và các huyện miền núi.
2
Sầm Sơn là thị xã du lịch biển nằm ở phía đơng thành phố Thanh Hóa
với diện tích 28,6km2 dân số gần 58.300, phía Tây và phía Nam giáp với
huyện Quảng Xương, phía Bắc giáp huyện Hoằng Hóa, phía Đơng là biển
đơng, hàng năm đón khoảng gần hai triệu lượt khách đến thăm quan du lịch,
tắm biển, là nơi có tiềm năng du lịch phát triển nhất của Thanh Hóa, bên cạnh
sự phát triển mạnh về du lịch thì các tệ nạn xã hội cũng phát triển mạnh theo
như mại dâm, ma túy. 100% số xã phường đều có người nhiễm HIV theo số
liệu của trung tâm y tế Sầm Sơn tính đến 30/10/2011 số tích lũy 148 người
nhiễm HIV, số tích lũy tử vong 23 người, số tích lũy hiện cịn quản lý HIV
125 người, AIDS 28 người. Ngồi ra cịn có hàng trăm đối tượng trong địa
bàn và ở các vùng lân cận đến kiếm sống mà không được quản lý.
Cho đến nay trên địa bàn thị xã Sầm Sơn chưa có một nghiên cứu khoa
học nào về HIV/AIDS. Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài: “Thực trạng nhiễm HIV trên đối tượng nghiện chích ma túy
đến xét nghiệm tại phịng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trung tâm y tế Sầm
Sơn năm 2011”.
Với 2 mục tiêu sau:
1- Xác định tỷ lệ nhiễm HIV của người nghiện chích ma túy đến xét
nghiệm tại phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện Trung tâm y tế Sầm Sơn
trong năm 2011.
2- Mô tả một số kiến thức và yếu tố liên quan đến nhiễm HIV của
người chích ma túy đến xét nghiệm tại địa điểm trên.
Từ đó đề xuất một số biện pháp can thiệp nhằm góp phần làm giảm tỷ lệ
nhiễm HIV/AIDS trên đối tượng nghiện chích ma túy của thị xã .
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Virút gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV).
1.1.1. Một số đặc điểm của Virut HIV.
HIV có đặc điểm chung của họ Retroviridae, chúng có dạng hình cầu
kích thước khoảng 80 - 100mm. Genom là ARN một sợi và có enzym sao
chép ngược (RT: Reverse Transcritase).
Có 5 nhóm lớn trong họ Retroviridae một trong số 5 nhóm đó có khả
năng lây nhiễm trùng chậm là Lentivirus. HIV - 1, HIV - 2 của Lentivirus có
khả năng gây bệnh AIDS ở người.
1.1.2. Cấu trúc của Virut HIV.
Virut hồn chỉnh có cấu trúc gồm 3 lớp.[12,50]
* Lớp vỏ ngoài là một lớp lipid kép, với 72 cấu trúc lồi trên bề mặt, có
bản chất là glucoprotein, với trọng lượng 120 và 41 kilodalton.
* Lớp vở trong gồm 2 lớp prrotein:
- Lớp ngồi hình cầu, có cấu tạo bởi protein có trọng lượng phân tử là
17 kiloDalton (p17).
- Lớp trong hình trụ, có cấu tạo bởi protein có trọng lượng phân tử là 24
kilodalton. (p24).
* Lớp lõi là những thành phần bên trong lớp capsid, trong đó là:
- Genom của HIV, gen Gag mã cho các kháng nguyên đặc hiệu nhóm
(group specific antigen) gen polymerase mã hóa cho các Env (Envelop) mã
hóa cho các glycoprotein lớp vỏ ngồi. Các gen điều hịa q trình nhân lên
của HIV; gen Tat, Nef, Rev. Các gen mã cho các protein khác: Vif, Vpv,
Vpw.
4
* RT enzym sao chép ngược, dạng hoạt động của nó là P66/51 ở HIV-1
và P68/51 ở HIV-2. Enzym đảm nhiệm sao mã bộ gen virus thành AND bổ
sung.
* Protease (p12) có vai trị tách polyprotein được mã hóa bởi gen Gag và
Pol thành các phân tử hoạt động.
* Endonuclease (p31 ở HIV-1 và p34 ở HIV-2) có vai trị tích hợp AND
của virut vào tế bào chủ
1.1.3. Vịng đời của virut HIV.
Thời gian tồn tại của tế bào chủ nhiễm virut bị ngắn do virut sử dụng tế
bào chủ là nơi nhân lên virut. Hàng chục triệu virut được tạo nên trong 1
ngày. Sau 5-7 ngày bị phơi nhiễm, những tế bào bị nhiễm virut di chuyển đến
cơ quan lympho ngoại vi, tại đây virut sẽ nhân lên nhanh chóng. Q trình
này diễn ra trong 5 giai đoạn sau:
* Giai đoạn gắn kết. Nhờ phân tử CD4 và các đồng cụ thể CCR5 với đại
thực bào T, virut được hòa màng envelop của HIV với màng tế bào và xâm
nhập vào tế bào chủ.
* Giai đoạn sao chép ngược, nhờ RT, ADN bổ sung cho HIV được tạo
thành từ khn mẫu ảnh của nó, đầu tiên là phân tử lai ARN- ADN, sau đó là
ARN được tách ra khỏi ADN nhờ ARN - ase và sợi AND bổ sung mới được
tổng hợp tạo thành ADN chuỗi kép.
* Giai đoạn nhân lên bằng cách ADN chuỗi kép chui vào nhân tế bào
chủ và tích hợp vào AND tế bào nhờ intergrase. AND bổ sung của HIV sao
mã thành ARN genom, ARNm, các protein cần thiết của HIV.
* Giai đoạn nảy chồi, từ các thành phần đã được tổng hợp, các hạt HIV
mới được lắp ráp ở bào tương tế bào, các hạt vi rút tiến gần màng sinh chất
và đẩy màng nẩy chồi.
5
* Giai đoạn trưởng thành, từ cách nảy chồi các hạt virus được giải
phóng khỏi tế bào và tiếp tục gây nhiễm cho tế bào mới. Các tế bào giúp cho
virus nhân lên thì bị chết.
1.1.4. Động học của virus.
HIV nhân lên hàng ngày trong cơ thể người nhiễm. Song song với hàng
chục triệu virut nhân lên trong mỗi ngày thì tế bào lympho TCD4 bị tiêu diệt
trong mỗi ngày tương đương 1/5 số virut nhân lên.
Động học của HIV phụ thuộc vào đáp ứng miễn dịch của người nhiễm,
phụ thuộc vào HIV- 1 hay HIV-2 Phụ thuộc vào TCD4 hình thành mới nhiều
hay ít. Điều này được chứng minh bằng động học của kháng nguyên p24
trước sự biến đổi của kháng thể chống kháng nguyên p24, kháng thể tăng thì
kháng nguyên p24 giảm và ngược lại hoặc thời gian nung bệnh của HIV- 2
dài hơn HIV-1 hoặc tế bào lympho TCD4 mới nhiều thì sự giảm đi của TCD4
sẽ chậm hơn.
Một ít trường hợp virut tích hợp trong tế bào lympho TCD4 khơng hoạt
hóa q trình sao chép và dịch mã để tổng hợp ra các protein cần thiết của
virut thì tạo nên nhiễm trùng tiềm tàng.
HIV cịn tồn tại trong cơ thể vĩnh viễn mặc dù thuốc kháng Retrovirus
kéo dài. HIV sẽ nhân lên và phục hồi sau khi ngừng thuốc.
1.1.5. Tóm tắt đường lây truyền HIV.
* Qua đường tình dục (âm đạo - dương vật, miệng - sinh dục, hậu môn dương vật) với người bị nhiễm HIV nếu không dùng bao cao su.
* Qua đường máu: Truyền máu không được sàng lọc HIV dùng chung
kim tiêm và các vật sắc nhọn đâm qua da mà không được tiệt trùng đúng
cách. Bị dính máu và dịch cơ thể của người nhiễm HIV qua các vết thương
hở.
6
* Mẹ bị nhiễm HIV có khả năng truyền cho con trong quá trình mang
thai, khi đẻ, khi cho con bú.
* Qua đường tiêm chích ma túy
1.1.6 .Các giai đoạn của q trình nhiễm HIV.
Có 3 giai đoạn như sau:
* Giai đoạn nhiễm HIV cấp tính. Thường thường người ta khơng biết
mình nhiễm HIV vào lúc nào và cho tới khi thơng qua một xét nghiệm vì ốm
đau hay là vì một lý do nào đó thì mới biết. Có thể có một vài biểu hiện lâm
sàng, song ít được chú ý tới vì nó giống như bị cảm cúm.
* Giai đoạn HIV không triệu chứng.
Người nhiễm HIV vẫn khoẻ mạnh bình thường, hệ miễn dịch vẫn có khả
năng chống lại virus giai đoạn này gọi là thời kỳ “ủ bệnh” đây là khoảng thời
gian từ khi nhiễm HIV tới khi người nhiễm phát bệnh có virus, thời gian này
ở người lớn trung bình là 10 năm. Phần lớn người trong số họ chưa thấy bất
kỳ triệu chứng nào và nhiều người cịn chưa biết mình đã bị nhiễm HIV và họ
có thể làm lây nhiễm sang người khác.
* Giai đoạn có biểu hiện triệu chứng lâm sàng.
Sau thời kỳ ủ bệnh, người nhiễm HIV bắt đầu trở nên ốm yếu, virus làm
suy yếu hệ thống miễn dịch của họ tới mức họ mắc các bệnh nhiễm trùng mà
ở người có hệ miễn dịch bình thường có thể vượt qua được. Các bệnh nhiễm
trùng này còn gọi là nhiễm trùng cơ hội và một số bệnh ung thư là nguyên
nhân khiến người nhiễm HIV ốm đau.
1.1.7. Phương hướng dự phòng nhiễm HIV.
Cho đến nay chưa có loại thuốc nào chữa khỏi được cho các bệnh nhân
bị nhiễm HIV, vì vậy cơng tác dự phịng là biện pháp tốt nhất mà chúng ta có
7
thể làm được để ngăn chặn sự lây lan của loại virus này. Một trong những
biện pháp tốt nhất để phòng các bệnh truyền nhiễm là tiêm vaccin phòng
ngừa nhưng hiện nay chúng ta chưa có vaccin phịng HIV, hiện nay trên thế
giới công việc này mới chỉ đang ở trong giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm.
Do đó, cách tốt nhất là giáo dục cho mọi người biết cách đề phịng HIV khi
mà họ chưa bị nhiễm, hoặc khơng làm lây nhiễm HIV sang người khác bằng
các biện pháp cụ thể như sau: [2]
- Phòng nhiễm HIV lây qua đường tình dục như sống chung thủy một vợ
một chồng. Trong trường hợp quan hệ tình dục với một người chưa rõ có bị
nhiễm HIV hay khơng thì cần phải thực hiện tình dục an tồn bằng cách sử
dụng bao cao su. Dùng thuốc diệt tinh trùng và HIV.
- Phòng lây nhiễm HIV qua đường máu như: Chỉ truyền máu khi thật
cần thiết và chỉ nhận máu đã xét nghiệm HIV. Hạn chế tiêm chích nếu buộc
phải tiêm thì nên dùng loại bơm kim tiêm sử dụng một lần. Các dụng cụ phẫu
thuật phải được khử trùng bằng nhiệt hay bằng hóa chất. Tránh tiếp xúc trực
tiếp các dịch cơ thể của người nhiễm HIV. Đối với những người NCMT thì
dùng bơm kim tiêm sạch.
- Phòng lây nhiễm từ mẹ sang con như: Phụ nữ nhiễm HIV không nên
mang thai, nếu có thai thì uống thuốc dự phịng.
1.2. Dịch tễ học của nhiễm HIV/AIDS ở thế giới và ở Việt Nam
trong những năm gần đây.
1.2.1. Tổng hợp dịch HIV/AIDS trên thế giới đến năm 2010.
- Số người sống chung với HIV là 33,2 triệu, trong đó: người lớn có
30,8 triệu, Nữ có 15,4 triệu, Trẻ em dưới 15 tuổi là 2,5 triệu.
Số trường hợp mới bị nhiễm HIV trong năm 2007 là 2,5 triệu, trong đó
gồm có 2,1 triệu người lớn, trẻ em dưới 15 tuổi có 420.000.
8
Số tử vong do AIDS trong năm 2007 là 2,1 triệu người, trong đó có 1,7
triệu là người lớn và 330.000 là trẻ em dưới 15 tuổi.
1.2.2. Diễn biến về dịch tễ học của nhiễm HIV/AIDS trên thế giới.
Dựa trên phương thức lây truyền và thời điểm công bố những trường
hợp nhiễm HIV, các nhà dịch tễ học đã phân chia nhiễm HIV thành 3 mơ
hình dịch tễ:
Mơ hình I: Gặp ở Bắc Mỹ, Nhật Bản, Úc, New Zealand và tây Âu. Dịch
được phát hiện từ thập kỷ 80, lây truyền ban đầu qua đường tình dục đồng
giới và NC MT sau đó lây vào cộng đồng.
Mơ hình II: gặp ở Châu phi, dịch được phát hiện từ năm 1985, lây
truyền qua đường tình dục khác giới và các vật đâm chích qua da vơ trùng rồi
lan rất nhanh vào cộng đồng.
Mơ hình III: Gặp ở các vùng cịn lại trên thế giới như Đông Âu, Châu
Á ban đầu dịch bùng nổ trong nhóm người có hành vi nguy cơ cao như NC
MT, gái mại dâm sau đó qua quan hệ tình dục khác giới và bệnh lan tràn
nhanh vào cộng đồng. Như ta đã biết, người nhiễm HIV giai đoạn đầu trơng
vẫn khỏe mạnh, khơng có bộc lộ gì ra bên ngồi vì thời kỳ đó khơng có biểu
hiện các triệu chứng của HIV có thể từ 8 ->10 năm hoặc lâu hơn. Do đó, khi
ta biết được một người bị HIV/AIDS thì xung quanh đã có từ 8000 ->10.000
người bị nhiễm HIV.
Năm 1998 mỗi ngày trên thế giới có khoảng 16.000 người bị nhiễm
HIV- người nào bị nhiễm và nhiễm như thế nào là rất khác biệt giữa các vùng
khác nhau trên thế giới. Khi HIV bắt đầu xuất hiện ở một nước, phần lớn số
trường hợp nhiễm thường xảy ra ở những người có quan hệ tình dục khơng
an tồn [56] đặc biệt với những người có nhiều bạn tình, hoặc ở những người
NCMT những người được truyền máu. Những người này chiếm một tỷ lệ nhỏ
9
trong tồn bộ dân số, nhưng họ lại có nguy cơ lây nhiễm cao. Đây là giai
đoạn sớm của dịch. Khu vực Bắc Mỹ đang ở trong giai đoạn này, ở đó hầu
hết các trường hợp nhiễm HIV xảy ra trong nhóm người NCMT, bạn tình của
họ và những người quan hệ tình dục đồng giới.[5]
Năm 2000 có 40 triệu nam giới, phụ nữ và trẻ em sống chung với HIV,
phần lớn trong số đó sống trong các nước chậm phát triển. 27 triệu người trên
thế giới hiện nay chưa biết rằng họ đã bị nhiễm HIV. Nơi có số bị nhiễm HIV
cao nhất là vùng sa mạc Sahara.
Hầu hết các nước ở khu vực châu phi, số trường hợp nhiễm HIV ở phụ
nữ và nam giới là bằng nhau, điều này thể hiện virus lây truyền chủ yếu qua
quan hệ tình dục khác giới giữa nam và nữ. Ở một số nước khác, số trường
hợp nhiễm HIV ở nam cao hơn nữ. ở Mỹ, HIV lây truyền một cách nhanh
chóng ở trong nhóm NCMT và nam có quan hệ tình dục đồng giới và tiếp tục
lây lan trong nhóm nữ giới qua quan hệ tình dục và sử dụng ma túy. Trong
một vài năm tới, người ta tiên lượng rằng có thể số trường hợp nhiễm HIV
mới ở phụ nữ sẽ cao hơn so với nam giới.
Đến năm 2000, trọng tâm dịch sẽ là châu Á và nhất là ở Đông Nam Á
[17]
1.2.3. Diễn biến về dịch tễ học của nhiễm HIV ở Việt Nam.
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên ở Việt nam được phát hiện vào tháng
12/1990 tại thành phố Hồ Chí Minh, nhưng dịch thực sự bùng nổ từ năm
1993 và cũng bắt đầu từ thành phố Hồ Chí Minh, sau đó mới lan truyền ra
tồn quốc và tới năm 1998 thì tất cả các tỉnh thành đều đã phát hiện có người
nhiễm HIV [10]
Đến nay, dịch đã xuất hiện ở 64 tỉnh thành với gần 96% số huyện và hơn
67% số xã có người nhiễm HIV/AIDS. Nhiều tỉnh, thành có tới 100% số xã
10
đã có người nhiễm HIV. Tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS tập trung chủ yếu ở
các tỉnh, thành phố lớn.[1,37]
Cho đến ngày 31/12/2011 tồn quốc đã có 197.335 trường hợp nhiễm
HIV cịn sống trong đó có 29.575 trường hợp chuyển sang AIDS còn sống và
41.544 trường hợp tử vong do AIDS.
Năm 2008 cả nước phát hiện 20.260 trường hợp nhiễm HIV trong đó
7.452 chuyển AIDS và có 3.256 ca tử vong do AIDS.
Tình hình dịch HIV/AIDS ở Việt Nam có một số đặc điểm có thể chia
diễn biến dịch HIV/AIDS thành các thời kỳ sau:
Từ 1990 - 1993 dịch tập trung ở một số tỉnh với số nhiễm HIV phát hiện
dưới 1.500 trường hợp mỗi năm.
Từ 1994 - 1998 dịch lan ra toàn quốc với số nhiễm HIV phát hiện hàng
năm dưới 5.000 trường hợp.
Từ 1999 - 2002 số nhiễm HIV phát hiện trên 10.000 trường hợp mỗi
năm và dịch có xu hướng lan rộng đến các xã, phường. Giám sát trọng điểm
HIV cho thấy: tỷ lệ nhiễm HIV có chiều hướng tiếp tục gia tăng trong nhóm
đối tượng có nguy cơ cao, đồng thời có biểu hiện gia tăng trong các nhóm đối
tượng được coi là khơng có nguy cơ cao. Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam có
liên quan mật thiết với tình trạng tiêm chích ma túy và mại dâm.
Hình thái lây nhiễm HIV chủ yếu qua tiêm chích ma túy
Đa số người nhiễm HIV là người nghiện chích ma túy (khoảng 60%)
Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tăng từ 9,4% /năm
1996 lên tới 29,34% vào năm 2002 ở một số địa phương tỷ lệ này nâng cao
hơn 50% (trong 100 người nghiện chích ma túy có từ 30 đến 50 người nhiễm
HIV) [39]. Các tỉnh miền Bắc và miền Trung. HIV bị lây nhiễm qua tiêm
chích ma túy cao hơn khu vực miền Nam.
Nguy cơ lây nhiễm HIV qua tiêm chích ma túy ở mức rất cao do:
11
Tình trạng nghiện chích ma túy gia tăng, đặc biệt là tầng lớp trẻ tuổi.
Tình trạng dùng chung bơm kim tiêm vẫn còn phổ biến (hơn 40% ở
thành phố Hồ Chí Minh)
Tỷ lệ gái mại dâm có tiêm chích ma túy khá cao (điều tra hành vi cho
thấy hơn 40% gái mại dâm tại Hà Nội có tiêm chích ma túy). Vì vậy, ngăn
chặn lây nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy có ý nghĩa quan trọng
trong việc khống chế sự lan tràn HIV ở Việt Nam.
*Đối tượng nhiễm HIV có xu hướng “trẻ hóa” ngày càng rõ rệt [4]
[46].
Tỷ lệ người nhiễm HIV ở lứa tuổi 20 - 29 là 15% vào năm 1993 đã tăng
lên đến 62% vào cuối năm 2002.
Người nhiễm HIV ở lứa tuổi 15 - 49 chiếm 95% các trường hợp nhiễm.
Nhiễm HIV ở lứa tuổi vị thành niên (từ 10 - 19 tuổi chiếm 8,3% các
trường hợp nhiễm. [41]
* Lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục có xu hướng gia tăng và giao
động.
Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm gái mại dâm tiếp tục gia tăng hàng năm từ
0,6% năm 1994 lên tới 6% vào năm 2002. [33]
Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm bệnh nhân mắc các bệnh lây truyền qua
đường tình dục cũng tăng qua các năm và lên tới 2,9% vào năm 2001.
* Dịch HIV/AIDS đã có dấu hiệu lây lan ra cộng đồng.
Mức độ lây lan của dịch từ nhóm nguy cơ cao ra cộng đồng biểu hiện
qua tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong nhóm phụ nữ mang thai và nhóm thanh niên
khám tuyển nghĩa vụ quân sự.[43]
12
Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự
tăng 0,93% vào năm 2001.
- Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai năm 2002 là 0,34%.
- Đã phát hiện 373 trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi nhiễm HIV do lây
truyền từ mẹ sang con.
* Đối tượng nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam đa dạng có ở mọi địa
phương, diễn biến phức tạp.
Đối tượng nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam khơng cịn tập trung trong một
số nhóm nguy cơ cao mà đã xuất hiện trong nơng thơn, học sinh, sinh viên,
tân binh, thậm chí trong giới cơng chức cũng đã có người nhiễm HIV [31] cả
64 tỉnh, thành phố trên tồn quốc đều có người nhiễm HIV/AIDS, 97,53% số
quận, huyện và 70,51% số xã, phường đã phát hiện các trường hợp nhiễm
HIV, nhiều tỉnh, thành phố có 100% số xã, phường đã có người nhiễm
HIV/AIDS.
1.2.4. Một số nghiên cứu về HIV/AIDS và các hành vi nguy cơ.
Theo Nguyễn Lê Tâm, Dương Quang Minh với đề tài nghiên cứu “dịch
tễ học HIV/AIDS tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 1993-2004” cho thấy tỷ lệ
nam nhiễm HIV và 84,03% nữ là 15,96% [42]
Theo Hà Thị Lãm với đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ về
HIV/AIDS tại huyện Kiến Xương và thành phố Thái Bình” thấy rằng tỷ lệ
nam nhiễm HIV là 93,5% nữ là 6,5% [28]
Về các hành vi nguy cơ “Hành vi tình dục và kiến thức phòng chống
HIV/AIDS của người dân tộc dao xã Đại Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái”
của Nguyễn Thanh Hương và Lộc Thị Mai cho thấy: hiểu biết của người dân
về 3 biện pháp phòng lây nhiễm HIV còn hạn chế chỉ là 56,2% Tỷ lệ nam
giới có quan hệ tình dục trước hơn nhân với số lượng nhiều hơn 1 bạn tình là
13
60% ở nữ giới tỷ lệ này là 11,7%. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có sử dụng bao
cao su trong lần quan hệ tình dục đầu tiên khá thấp chỉ có 79% với lý do
khơng cần thiết 42,6% khơng nghĩ đến 87,6% [22]
Theo Khương Văn Duy, Nguyễn Trần Hiển nghiên cứu “kiến thức thái
độ và thực hành phòng chống HIV/AIDS của thanh thiếu niên từ 15 đến 24
tuổi) ở tỉnh Hà Tĩnh cho thấy [16] tỷ lệ thanh niên có sử dụng ma túy là 0,6%
nhưng khơng có đối tượng nào chuyển từ nghiện hút sang tiêm chích ma túy.
Tỷ lệ thanh thiếu niên có quan hệ tình dục với gái mại dâm chiếm 20%
với bạn tình thống qua chiếm 5% và người yêu chiếm 83,3% và tỷ lệ thanh
thiếu niên sử dụng bao cao su thường xuyên trong 12 tháng qua với gái mại
dâm là 58,3% và với người yêu là 7,4% [11].
Theo Lê Ngọc Yến và CS nghiên cứu “Nhận thức và hành vi nguy cơ dễ
nhiễm HIV của người nghiện ma túy” thấy tỷ lệ người nghiện ma túy hiểu
biết về cách phòng nhiễm HIV cao: phải dùng bơm kim tiêm sạch (70,6%) và
dùng bao cao su khi quan hệ tình dục (80,9%). Về thực hành an tồn cịn
thấp: 57,1% vẫn dùng chung bơm kim tiêm và chỉ có 20,6% dùng bơm kim
tiêm một lần: 34,9% dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, trong đó chỉ có
45,6%.
Theo Phan Văn Tường, Nguyễn Thị Nhung tìm hiểu “Kiến thức và thực
hành phòng chống HIV/AIDS của đối tượng nghiện chích ma túy ở phường
Cửa Nam, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An và một số yếu tố liên quan” thấy có
36,5% đối tượng khơng hiểu đường lây truyền của HIV/AIDS. Về thực hành
tỷ lệ đối tượng dùng chung bơm kim tiêm là 42,2%, với các lý do như:
Không có sẵn ở hiệu thuốc, khơng có tiền, ngại ngùng khi mang trong người
vì có thể là vật chứng khi bị Công an phát hiện. Các đối tượng này làm sạch
bơm kim tiêm bằng cách: Rửa nước (4,9%); luộc sôi (36,5%); rửa bằng xà
phòng, chất tẩy (16,2%); rửa bằng cồn (22,7%); cách khác (19,5%) [48].
14
Theo nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Bình, Phạm Đức Chấn và Đào Ngọc
Phong về “Một số yếu tố nguy cơ nhiễm HIV của phạm nhân tại trại giam
Quảng Ninh - Bộ Công An năm 2004” cho thấy: Tỷ lệ nhiễm HIV trong
phạm nhân là 21,4% tập trung ở phạm nhân nam là chủ yếu (94,6%) và lứa
tuổi thường gặp là 20 - 29 (62,2%). Tỷ lệ các phạm nhân có hiểu biết đúng về
cả 3 đường lây truyền HIV là dùng chung BKT, QHTD khơng an tồn và mẹ
mang thai truyền sang con là 59,8%. Nghiên cứu cho thấy đa số phạm nhân
đã từng có QHTD (78,7%) và phần lớn có QHTD trước tuổi 20 (62%). Có tới
32,8% phạm nhân đã từng QHTD với GMD, trong số đó 32,6% khơng dùng
BCS trong lần QHTD gần nhất. Đáng chú ý có trên 70% phạm nhân không
dùng BCS trong lần QHTD gần đây nhất với những bạn tình thống qua [6].
Cũng theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ phạm nhân đã từng sử dụng ma túy là
39,3%; thời gian sử dụng ma túy chủ yếu là dưới 10 năm (72,1%). Trong số
những phạm nhân nghiện ma túy, tỷ lệ dùng chung BKT là 51,5%; lý do là
khơng có BKT và khơng được hướng dẫn (32,4% và 30,9%). Tỷ lệ sử dụng
lại BKT cũ là 47% và có tới 30,8% phạm nhân khơng thường xuyên khử
trùng BKT [27].
Theo Khương Văn Duy và CS nghiên cứu “Thực trạng về kiến thức
phòng chống HIV/AIDS của đối tượng học sinh trung học phổ thơng ở Hải
Phịng, năm 2005” cho thấy: Tỷ lệ học sinh trung học phổ thơng ở Hải Phịng
có kiến thức về đường lây nhiễm HIV/AIDS (quan hệ tình dục, tiêm chích
ma túy, truyền máu và mẹ truyền cho con) rất cao (trên 89%), nhưng còn một
tỷ lệ nhỏ học sinh hiểu sai đường lây nhiễm HIV/AIDS (lây qua muỗi đốt và
ăn uống chung) [15], [26].
15
Theo Hồng Thị Bích Việt, Nguyễn Trần Hiển và Đào Thị Minh An
nghiên cứu “Kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến nhiễm HIV
ở người nghiện chích ma túy tại thành phố Hạ Long - tỉnh Quảng Ninh” cho
thấy: Tỷ lệ nhiễm HIV ở người NCMT có kiến thức về đường lây truyền HIV
khá cao (96,5% qua đường tình dục, 98,6% qua BKT, 90,8% do nhận máu
truyền, 87,9% lây từ mẹ sang con). Các đối tượng NCMT có kiến thức về
bệnh STDs chiếm 55%. Đối tượng NCMT nằm trong độ tuổi 20 -30 tuổi
chiếm 60,4%. Đối tượng TCMT ở đây có thời gian TCMT trên 5 năm chiếm
67,9% trong đó 99% là sử dụng heroin, tần suất tiêm chích 1 - 3 lần trong
ngày chiếm 75,1%. Tỷ lệ dùng lại BKT chiếm 12%, tỷ lệ không bao giờ làm
sạch BKT chiếm 32,4%. Người NCMT có bạn tình là gái mại dâm chiến tỷ lệ
37,4%, ngồi ra bạn tình là Bạn tình thống qua khơng trả tiền chiếm 8,6%.
Tỷ lệ luôn dùng BCS trong 12 tháng qua đối với gái mại dâm là 54,1% cao
hơn so với vợ, người u hoặc Bạn tình thống qua. Tỷ lệ người NCMT báo
cáo mắc STDs chiếm 4,7%. Tỷ lệ người NCMT đã xét nghiệm HIV chiếm
29,1%; trong số này 73,8% xét nghiệm tự nguyện. Nghiên cứu tìm thấy sự
kết hợp có ý nghĩa thống kê về nguy cơ lây nhiễm HIV với số năm TCMT:
Đối tượng NCMT có số năm TCMT trên 3 năm có nguy cơ lây nhiễm HIV
cao gấp 4 lần so với những người có số năm TCMT dưới 2 năm. Những
người mượn lại BKT có nguy cơ lây nhiễm HIV cao gấp 2,8 lần so với những
người không mượn lại BKT.
Theo nghiên cứu của Lê Khánh Trâm, Nguyễn Xuân Quang về tỷ lệ
nhiễm HIV và một số yếu tố liên quan trên đối tượng tư vấn và xét nghiệm tự
nguyện tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9/2005 đến 6/2006 cho thấy: Tỷ lệ
nhiễm HIV chung của đối tượng đến tư vấn xét nghiệm tự nguyện tại bệnh
viện Bạch Mai là 31,5%. Tỷ lệ nhiễm HIV là nam giới là 32,3%, nữ giới là
16
29,7%. Tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất ở nhóm tuổi 30 - 39 tuổi chiếm 35,8%, thứ
hai là nhóm 20 - 29 tuổi 32%. Tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất ở nhóm có trình độ
học vấn PTCS 41,5%, sau đó là nhóm mù chữ 40%; đối tượng góa và ly hơn
có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn 50% và 43,8%. Tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất ở
nhóm TCMT 58,7% thứ hai là nhóm TCMT và tình dục khơng an tồn
57,9%. Nhóm quan hệ tình dục khơng an tồn khác giới là 25,5%. Nghiên
cứu tìm ra những người TCMT có nguy cơ nhiễm HIV cao gấp 4,82 lần so
với người không TCMT.
Dương Thị Thu Hằng, Nguyễn Trần Hiển nghiên cứu “Mô tả các yếu tố
nguy cơ lây nhiễm HIV của người nghiện chích ma túy ở một số trọng điểm
tại Điện Biên năm 2004” cho thấy: Tỷ lệ hiện nhiễm HIV ở người NCMT tại
tỉnh Điện Biên năm 2004 là 51%. Tỷ lệ hiểu biết đúng về đường lây truyền
HIV qua QHTD và dùng BKT > 95%. Nhưng chưa có sự phù hợp giữa nhận
thức và hành vi, người NCMT vẫn có những hành vi nguy cơ cao như: Tỷ lệ
dùng lại BKT trong 1 tháng qua là 27,1% tỷ lệ người NCMT tại Điện Biên có
QHTD với gáI mại dâm trong 12 tháng qua là 19,1%, với bạn tình thống qua
là 6,0%. Tỷ lệ luôn dùng BCS trong 12 tháng qua đối với vợ là 46%; với gái
mại dâm là 76% với bạn tình thống qua là 25%. Những người có thời gian
TCMT > 4 năm có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn những người có thời gian
TCMT dưới 4 năm: OR = 4,23. Những người có tần xuất TCMT > lần/ ngày
có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn những người có tần xuất tiêm chích < 1 lần /
ngày với OR = 2,78.
1.2.5. Dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện tại Việt Nam.
Tư vấn xét nghiệm tự nguyện là hình thức kết hợp giữa tư vấn và xét
nghiệm HIV trong đó đối tượng tư vấn hồn tồn tự nguyện sử dụng và toàn
17
quyền lựa chọn dịch vụ tư vấn xét nghiệm HIV vô danh hoặc tư vấn xét
nghiệm HIV tự nguyện ghi tên.
Hoạt động dịch vụ tư vấn xét nghiệm tự nguyện tại Việt Nam xuất hiện
lần đầu tiên vào cuối năm 2002. Đến năm 2003 đã triển khai ở 18 tỉnh thành,
tư vấn xét nghiệm tự nguyện cho 5156 đối tượng có hành vi nguy cơ cao với
tỷ lệ nhiễm HIV là 21,8%. Sau 3 năm hoạt động, năm 2005 tư vấn xét
nghiệm tự nguyện đã phổ biến ở trên 40 tỉnh thành thu hút nhiều đối tượng
đến tư vấn và xét nghiệm với tỷ lệ nhiễm HIV cao. Tính đến tháng 3/2006 có
50 phịng tư vấn xét nghiệm tự nguyện hoạt động tư vấn cho 88000 đối tượng
với 80% có nguy cơ cao và tỷ lệ HIV dương tính là 17% [44]. Đến tháng 09
năm 2010 tư vấn xét nghiệm tự nguyện đã triển khai ở 50 tỉnh thành với gần
80 phịng tư vấn.
Mục đích của hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện là làm giảm số
mới nhiễm HIV thông qua tư vấn và thay đổi hành vi nguy cơ, chẩn đoán
nhiễm HIV và là cầu nối gắn kết cho các đối tượng có nguy cơ cao, đối tượng
nhiễm HIV tiếp cận với dịch vụ phòng tránh lây nhiễm và chăm sóc y tế
1.2.6. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Thanh Hóa từ năm 1997 đến
hết 2011.
18
Bảng 1.2. Tình hình nhiễm HIV/AIDS tại Thanh Hóa từ 1997 đến 2011.
STT
Năm
Số nhiễm HIV
mới
AIDS
Tử vong
Lũy tích
HIV/AIDS
1
1997
01
0
0
02
2
1998
09
0
0
11
3
1999
02
02
02
13
4
2000
210
08
04
223
5
2001
169
08
08
392
6
2002
214
17
10
606
7
2003
368
56
46
974
8
2004
303
119
73
1277
9
2005
359
205
152
1636
10
2006
457
85
52
2093
11
2007
673
268
63
2766
12
2008
771
542
149
3537
13
2009
736
595
151
4273
14
2010
709
548
124
4982
15
2011
518
432
86
5500
Cộng
5500
2885
802
28285
Số liệu trong bảng trên cho thấy số nhiễm người HIV mới từ năm 1994
đến năm 2003 tăng rất nhanh (Năm 2003 có 1569 ca mới nhiễm). Những năm
gần đây dịch HIV/AIDS có xu hướng giảm dần đi thể hiện ở số người nhiễm
mới giảm đi đáng kể (năm 2008 chỉ phát hiện 356 ca nhiễm mới).
19
Bảng 1.3: Tình hình HIV/AIDS tại Thanh Hóa
phân theo huyện/ thị xã/thành phố năm 2011.
HIV
Số
STT Quận, huyện
Tử vong
AIDS
mới
Số lũy
phát
tích
hiện
Số mới
phát
hiện
Số lũy
tích
Số mới
phát
hiện
Số lũy
tích
1
Hoằng Hóa
10
176
07
40
0
03
2
Nơng Cống
09
95
05
43
01
19
3
Nga Sơn
05
103
06
66
02
29
4
TP Thanh Hóa
84
1391
66
837
16
356
5
Hậu Lộc
07
120
10
60
03
10
6
Sầm Sơn
10
148
13
51
0
09
7
Đơng Sơn
09
193
04
65
0
22
8
Tĩnh Gia
20
204
20
112
06
55
9
Bỉm Sơn
16
226
17
125
03
35
10
Quảng Xương
23
329
14
153
05
64
11
Thọ Xuân
20
396
24
212
06
75
12
Yên Định
10
76
07
28
02
11
13
Hà Trung
20
143
15
92
01
27
14
Vĩnh Lộc
11
53
16
31
01
05
15
Triệu Sơn
09
122
03
39
01
08
16
Thiệu Hóa
18
96
08
42
01
12
17
Cẩm Thủy
20
101
15
56
05
23
18
Thạch Thành
05
44
04
26
02
10
19
Thường Xuân
26
125
10
44
01
07
20
Ngọc Lặc
15
122
12
58
0
03
21
Lang Chánh
08
76
07
45
0
15
20
22
Bá Thước
21
179
18
88
04
13
23
Như Xuân
06
41
04
21
01
11
24
Như Thanh
05
40
04
20
04
07
25
Quan Hóa
69
543
77
382
14
65
26
Quan Sơn
02
59
01
23
0
05
27
Mường Lát
60
340
45
125
07
20
Cộng
518
5548
432
2884
86
921
Theo Thống kê tại bảng 1.3 cho thấy: Tỷ lệ người nhiễm HIV tập trung
chủ yếu ở thành phố, thị xã và vùng miền núi biên giới là nơi có tỷ lệ người
nghiện chích ma túy và nhiễm HIV tăng cao.
* Tỷ lệ nhiễm HIV ở Thanh Hóa chia theo nhóm đối tượng từ 1995 2010.
- Tiêm chích ma túy: 58,72%
- Mại dâm: 8,12%
- Hoa liễu: 1,41%
- Lao: 8,03%.
- Phụ nữ mang thai: 1,59%
- Tân binh: 1,06%
- Mẹ truyền con: 0,95%
- Không rõ: 19,97%.
Qua đó ta thấy tỷ lệ nhiễm HIV trên đối tượng nghiện chích ma túy ở
Thanh Hóa chiếm tỷ lệ cao nhất 58,72%.
* Tỷ lệ nhiễm HIV ở Thanh Hóa chia theo khoảng tuổi từ 1997 - 2011:
- < 13 tuổi: 0,07%
- 13 đến 19 tuổi: 4,81%
- 20 đến 29 tuổi: 52,14%.
- 30 đến 39 tuổi: 4,81%
- 40 đến 49 tuổi: 4,81%
- > 50: 0,99%
Tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở Thanh Hóa chủ yếu tập trung ở nhóm đối
tượng từ 20 - 29 tuổi (tỷ lệ chiếm: 52.14%).
21
* Tỷ lệ nhiễm HIV ở Thanh Hóa chia theo giới tính từ 1997 - 2011:
- Nam: 88,8%
- Nữ: 11,2%.
Tỷ lệ nhiễm HIV ở Thanh Hóa nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn so với nữ.
1.3. Tình hình về tội phạm và nghiện chích ma túy ở Việt Nam
trong thời gian gần đây.
Dù rằng Nhà nước ta, cũng như thế giới đã có nhiều biện pháp cứng
rắn đối với bọn tội phạm buôn bán thuốc phiện và các biệt dược, thực hiện
nhiều hình thức tích cực trong việc hạn chế nghiện chích ma túy, song tình
hình về tội phạm ma túy vẫn diễn biến rất phức tạp, đặc biệt ở các tuyến biên
giới phía Tây Bắc, Bắc miền Trung và Tây Nam. Bọn tội phạm cấu kết với
nhau thường xuyên buôn bán vận chuyển ma túy với một số lượng rất lớn từ
bên ngoài vào nước ta và ngược lại. Có nhiều tên tội phạm về ma túy bị truy
nã đang lẫn trốn ở nước ngoài đã quay trở về lại móc nối với các tốn phỉ
thành lập các đường dây, các tụ điểm để buôn bán vận chuyển ma túy ngay ở
biên giới giữa nước ta với các nước láng giềng.
Trong năm 2006 trên tuyến biên giới Việt - Trung số vụ và lượng ma
túy vận chuyển qua biên giới tăng lên từ 20 - 30% so với trước đây. Tại biên
giới Việt - Lào, tăng thêm 27 địa bàn có tội phạm ma túy hoạt động, có xã,
bản gần như 100% các hộ gia đình có người tham gia buôn bán ma túy, bọn
tội phạm lợi dụng địa hình hiểm trở để tập kết thành các tụ điểm, tổ chức các
“chợ ma túy” trên biên giới thông qua những người dân qua lại trên biên giới
để cất dấu ma túy trong các hành lý…
Về tình hình nghiện chích ma túy: Theo báo cáo của những cơ quan
chuyên môn thì số người NCMT có hồ sơ kiểm sốt trong cả nước là trên
160.000 người (tính đến thời điểm cuối năm 2006) [7]. Trong số này mới chỉ
có hơn 31.000 NCMT hiện đang là phạm nhân, các học viên tại các cơ sở
22
giáo dục do bộ Công an quản lý. Thị xã Sầm Sơn là một trong 24 tỉnh thành
có số người NCMT tăng lên.
Trong số người NCMT, thì nam giới chiếm 97,34% nữ chiếm 2,66%.
Về độ tuổi: Dưới 16 tuổi chiếm tỷ lệ :
0,18%
Từ 16 đến 18 tuổi có tỷ lệ :
1,53%
Từ 18 đến 35 tuổi có tỷ lệ :
60,58%
Trên 35 tuổi có tỷ lệ là :
37,6%
Loại ma túy sử dụng phổ biến nhất là Heroin (83%), thuốc phiện
13,9%, Ma túy tổng hợp 1,5% và các loại khác là 1,6%.
Hình thức sử dụng chủ yếu là tiêm chích chiếm trên 80,00% [1].
Theo Nguyễn Bích Ngọc, Nguyễn Hồng Tùng với đề tài nghiên cứu
“Mơ tả q trình sử dụng Heroin của thanh thiếu niên có nguy cơ cao và một
số yếu tố ảnh hưởng tại Hà Nội năm 2005” thì đa số đối tượng sử dụng ma
túy trong vòng 1 tháng sau lần sử dụng đầu tiên (84,4%).
Trong số 92,3% đối tượng hút Heroin thì có 66,7% đối tượng chuyển
sang chích [32]. Việc chuyển từ hút sang chích hầu như xuất phát từ sự tị
mị, thích cảm giác mạnh và đặc biệt vì lý do kinh tế khơng đủ tiền mua thuốc
hút của các đối tượng tiêm chích.
Hành vi NCMT có nguy cơ nhiễm HIV rất cao vì các đối tượng này
thường dùng chung thuốc, chung bơm kim tiêm.
1.4. Một số điều tra về tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS.
Điều tra trên nhóm NCMT tại Khánh Hòa cho thấy: Tỷ lệ nhiễm HIV
là 12,8%, chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi 20 - 29 chiếm 67,9%, trình độ văn
hóa thấp từ cấp II trở xuống chiếm 61,1%. 50% người nhiễm HIV còn độc
thân chưa có gia đình [3].
Theo kết quả điều tra trên đối tượng NCMT tỉnh Ninh Bình năm 2009:
Tỷ lệ nhiễm HIV là 28,4%, 592% tập trung ở nhóm tuổi 26 -35, nam giới
23
chiếm 98,6%; 54% người nhiễm HIV có trình độ THCS; 77,2% làm nghề tự
do [36].
Với đề tài nghiên cứu “Dịch tễ học HIV/AIDS tỉnh Thừa Thiên Huế
năm 1993- 2004” cho thấy tỷ lệ nam nhiễm HIV là 84,03%, nữ là 15,96%
[36].
Theo kết quả “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ về HIV/AIDS tại
huyện Kiến Xương thành phố Thái Bình” thấy rằng tỷ lệ nam nhiễm HIV là
93,5%, nữ là 6,5% [26].
Theo kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm HIV và một số yếu tố liên
quan trên đối tượng TVXNTN tại bệnh viện Bạch Mai từ tháng 9/2005 đến
6/2006 cho thấy: Tỷ lệ nhiễm HIV chung của đối tượng đến TVXNTN tại
bệnh viện Bạch Mai là 31,5%. Tỷ lệ nhiễm HIV ở nam giới là 32,3%, nữ giới
là 29,7%. Tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất ở nhóm tuổi 30 - 39 chiếm 35,8%, thứ 2
là nhóm tuổi 20 - 29 chiếm 3,2%. Tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất ở nhóm có trình
độ học vấn PTCS 42,5%, sau đó là nhóm mù chữ 40%; đối tượng góa và ly
hơn có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn 50% và 43,8%. Tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất ở
nhóm TCMT 58,7% thứ hai là nhóm TCMT và tình dục khơng an tồn
57,9%.
1.5. Một số điều tra về kiến thức, thái độ và thực hành liên quan
đến nhiễm HIV/AIDS.
Hiện nay chưa tìm được vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu HIV/AIDS.
Vì vậy cơng tác giáo dục, truyền thơng các kiến thức về HIV đóng vai trị hết
sức quan trọng. Mục đích của cơng tác này là giúp cho mọi người có kiến
thức về HIV/AIDS, từ đó có ý thức, thái độ, hành độ tự bảo vệ mình, gia đình
và cộng đồng trước hiểm họa HIV/AIDS.
1.5.1. Thực trạng về kiến thức phòng chống HIV/AIDS.
Cũng theo kết quả nghiên cứu về kiến thức của đối tượng TCMT tỉnh
Ninh Bình về HIV/AIDS: Có hiểu biết cơ bản về HIV/AIDS chiếm 70%,
24
hiểu biết về 3 đường lây truyền chiếm tỷ lệ khá cao 86 - 92,4%, tuy nhiên 1/3
đối tượng trả lời không đúng [36].
Theo kết quả nghiên cứu hành vi nguy cơ và tủy lệ nhiễm HIV trong
nhóm NCMT và GMD tại 5 huyện, thành của tỉnh Thái Nguyên năm 2010:
Hiểu đúng về đường lây và cách phòng tránh của nhóm NCMT là 93,81%;
hiểu sai ít nhất 1 ý 11,73% trong đó 9,51% cho rằng muỗi đối có thể lây bệnh
và 6% cho tiếp xúc với người nhiễm HIV có thể lây bệnh. Cũng nghiên cứu
trên, nghiên cứu trên nhóm GMD chỉ có 44,5% kể được 2 đường lây truyền
chính, hiểu sai là 12%, hiểu đúng và đủ chỉ ở mức 43,5% [11].
Theo kết quả nghiên cứu “Thực trạng về kiến thức phòng chống
HIV/AIDS của đối tượng học sinh trung học phổ thơng ở Hải Phịng, năm
2005” cho thấy: Tỷ lệ học sinh trung học phổ thơng ở Hải Phịng có kiến thức
về đường lây nhiễm HIV/AIDS (QHTD, TCMT, truyền máu và mẹ truyền
cho con) rất cao (trên 89%), nhưng còn một tỷ lệ nhỏ học sinh hiểu sai về
đường lây nhiễm HIV/AIDS (lây qua muỗi đốt và ăn uống chung). Cũng theo
kết quả nghiên cứu tỷ lệ học sinh phổ thơng ở Hải Phịng có kiến thức về dự
phịng lây nhiễm HIV/AIDS (sử dụng BCS khi QHTD, sử dụng BKT riêng,
sạch) rất cao (trên 92%), nhưng vẫn còn một tỷ lệ nhỏ hiểu sai cách phòng
lây nhiễm HIV/AIDS (tránh muỗi đốt và không ăn uống chung với người
nhiễm HIV) [15], [24].
1.5.2. Thực trạng về thái độ liên quan đến nhiễm HIV/AIDS.
Về thái độ liên quan đến nhiễm HIV/AIDS. Theo kết quả đề tai: Đánh
giá tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS ở khách hàng đến XNTN tại phòng TV thị xã Thủ
Dỗu một tỉnh Bình Dương năm 2009. Tỷ lệ khách hàng chấp nhận XN
HIV/AIDS TN là 99,8%; có hành vi nguy cơ cao 65,7%; có bạn tình là người
NCMT (MD) 14,3%; bạn tình nhiễm HIV 6,96% [12].
25
Cũng theo nghiên cứu HIV/AIDS trên đối tượng NCMT tỉnh Ninh
Bình năm 2009 kết quả: Sử dụng ma túy bằng đường hút trước khi tiêm chích
63,2%; loại ma túy sử dụng nhiều nhất là heroin chiếm tỷ lệ cao 72,8%; tiếp
theo là thuốc phiện 23,2%; QHTD với bạn tình thường xun 62,7%; bạn
tình bất chợt 29,6%; bạn chích 4,1%; khác 3,6%; đối tượng có thời gian
TCMT trên 2 năm có tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn nhóm TCMT dưới 2 năm và
tần số TCMT trên 2 lần trong ngày sẽ có nguy cơ nhiễm HIV cao hơn 2,27
lần so với TCMT dưới 1 lần/ngày. Những đối tượng có > 2 bạn tình cũng có
tỷ lệ HIV cao hơn đối tượng có 1 bạn tình [36].
Cũng theo kết quả nghiên cứu [11] 33,4% số NCMT đã từng đến
TVXNTN trong đó: 80,6% đến do tự nguyện; 18,24% đến do người khác yêu
cầu; 80,6% được tư vấn và nhận kết quả XN.
1.5.3. Thực trạng về thực hành phòng chống HIV/AIDS.
Theo kết quả nghiên cứu “Hành vi tình dục và kiến thức phịng chống
HIV/AIDS của người dân tộc Dao xã Đại Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên
Bái”. Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu có sử dụng BCS trong lần QHTD lần đầu
tiên khá thấp chỉ có 79% với lý do khơng cần thiết 42,6%, khơng nghĩ đến
87,6% [21].
Về thực hành phịng chống HIV/AIDS của thanh thiếu niên (từ 15 đến
24 tuổi) ở tỉnh Hà Tĩnh cho thấy: Tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng BCS gần
đây nhất QHTD với GMD là 83,3% và với người yêu là 22,6% [13], trong
khi tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng BCS thường xuyên trong 12 tháng qua với
GMD là 58,3% và với người yêu là 7,4% [11].
Theo nghiên cứu “Hành vi và nguy cơ lây nhiễm HIV ở người nghiện
chích ma túy cho cộng đồng” cho thấy “Hành vi nguy cơ trong tiêm chích
của NCMT 6 tháng trước khi vào Trung tâm giáo dục lao động xã hội số 1 là
cho bạn mượn BKT (7,7%).