Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước cho các chương trình kinh tế lớn và dự án kinh tế trọng điểm ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 196 trang )

đại học quốc gia hà nội

Trờng đại học kinh tế
*****

Nghiêm quý hào

TíN DụNG ĐầU TƯ PHáT TRIểN CủA NH nớc
cho các chơng trình kinh tế lớn v
dự án kinh tế trọng điểm ở việt nam
Chuyên ngnh: Kinh tế chính trị
Mã số:
62 31 01 01

Luận án tiến sĩ kinh tế chính trị

Ngời hớng dẫn khoa học : pgs.ts phạm văn dũng

H Nội - 2015


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... .i
DANH MỤC BẢNG, BIỂU .....................................................................................ii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH KINH TẾ
LỚN VÀ DỰ ÁN KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM ........................................................ 30
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC CHO
CÁC CHƯƠNG TRÌNH KINH TẾ LỚN VÀ DỰ ÁN KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM. ........... 30


1.1.1. Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. .......................................... .30
1.1.2. Các chương trình kinh tế lớn và dự án kinh tế trọng điểm .................. 33
1.1.3. Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các chương trình kinh tế
lớn và dự án kinh tế trọng điểm .................................................................... .41
1.1.4. Hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các
chương trình kinh tế lớn và dự án kinh tế trọng điểm.................................... 54
1.2. TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA
TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ............................... 63

1.2.1. Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ở một số quốc gia trên thế
giới ................................................................................................................ .63
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .................................................... .71
Chương 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN
CỦA NHÀ NƯỚC CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH KINH TẾ LỚN VÀ DỰ ÁN
KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM Ở VIỆT NAM ....................................................................... 78
2.1. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH KINH TẾ LỚN, DỰ ÁN KINH TẾ
TRỌNG ĐIỂM Ở VIỆT NAM ........................................................................................... .78

2.1.1. Môi trường pháp lý .............................................................................. 78
2.1.2. Chính sách tín dụng đầu tư phát triển cho các chương trình kinh tế lớn
và dự án kinh tế trọng điểm .......................................................................... .83
2.1.3. Bản chất của hoạt động tín dụng đầu tư phát triển cho các chương
trình kinh tế lớn và dự án kinh tế trọng điểm................................................ .91
2.1.4. Năng lực của Tổ chức thực hiện tín dụng đầu tư phát triển cho các
chương trình kinh tế lớn và dự án kinh tế trọng điểm................................... .94


2.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH
KINH TẾ LỚN, DỰ ÁN KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA ... 99


2.2.1. Tín dụng đầu tư phát triển cho các chương trình kinh tế lớn ............... 99
2.2.2. Tín dụng đầu tư phát triển cho các dự án kinh tế trọng điểm ............ 114
2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHO
CÁC CHƯƠNG TRÌNH KINH TẾ LỚN, DỰ ÁN KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM Ở VIỆT
NAM THỜI GIAN QUA ................................................................................................... 117

2.3.1. Mức độ huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư phát triển nền kinh
tế ................................................................................................................... 117
2.3.2. Tín dụng ĐTPT cho các chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng
điểm trong việc hình thành, gia tăng giá trị tài sản cố định, cơ sở vật chất
của nền kinh tế ............................................................................................. 119
2.3.3. Hỗ trợ các ngành, lĩnh vực công nghiệp trọng điểm, then chốt, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH ................................................ 121
2.3.4. Hỗ trợ phát triển địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, khu
vực nông nghiệp, nông thôn, đảm bảo an sinh xã hội.................................. 124
2.3.5. Bảo toàn, phát triển và sử dụng vốn của Tổ chức cho vay ................ 128
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TD ĐTPT CỦA NHÀ NƯỚC CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH
KINH TẾ LỚN VÀ DỰ ÁN KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI GIAN TỚI ................................................................................... 134
3.1. BỐI CẢNH MỚI ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHO
CÁC CHƯƠNG TRÌNH KINH TẾ LỚN VÀ DỰ ÁN KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM Ở VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ...................................................................................... 134

3.1.1. Bối cảnh quốc tế ................................................................................. 134
3.1.2. Bối cảnh trong nước ........................................................................... 137
3.2. QUAN ĐIỂM VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHO CÁC CHƯƠNG
TRÌNH KINH TẾ LỚN, DỰ ÁN KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM Ở VIỆT NAM TRONG
THỜI GIAN TỚI ............................................................................................................... 143


3.2.1. TD ĐTPT là rất cần thiết cho các chương trình kinh tế lớn và dự án
kinh tế trọng điểm ........................................................................................ 143
3.2.2. Xây dựng các chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng điểm thật
sự khoa học là điều kiện, cơ sở nâng cao hiệu quả của TD ĐTPT cho hoạt
động tín dụng này ......................................................................................... 149


3.2.3. Xây dựng mô hình cung ứng hợp lý; tăng cường kiểm tra, kiểm soát
là nhân tố trực tiếp quyết định hiệu quả TD ĐTPT cho các chương trình
kinh tế lớn, dự ánkinh tế trọng điểm ........................................................... .150
3.3. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH KINH TẾ LỚN VÀ
DỰ ÁN KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI ......... 152

3.3.1. Nhóm giải pháp về hoạch định các chương trình kinh tế lớn và dự án
kinh tế trọng điểm ........................................................................................ 152
3.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế, chính sách đối với
TD ĐTPT cho các chương trình kinh tế lớn và dự án kinh tế trọng điểm ... 155
3.3.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện mô hình hoạt động, tổ chức thực hiện và
quản lý TD ĐTPT cho các chương trình kinh tế lớn và dự án kinh tế trọng
điểm. ............................................................................................................. 161
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 167
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................ 169
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 170
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 178


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Từ viết
Từ tiếng Anh/tiếng nước ngoài
tắt
CAR Capital Adequacy Ratio
CDB China Development Bank

Nghĩa tiếng Việt
Hệ số an toàn vốn
Ngân hàng Phát triển Trung
Quốc

CP

Chính phủ

CNH

Công nghiệp hóa

HĐH

Hiện đại hóa

DBJ Development Bank of Japan
DNNN
ĐTPT

Ngân hàng Phát triển Nhật Bản
Doanh nghiệp nhà nước

Đầu tư phát triển

GDP Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc dân

KfW Kreditanstalt fur Wiederaufbau

Ngân hàng Tái thiết Đức



Nghị định

NQ

Nghị quyết

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHPT

Ngân hàng Phát triển Việt Nam


NSNN

Ngân sách Nhà nước

ODA Official Development Assistance

TCTD
TD

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
Quyết định
Tổ chức tín dụng
Tín dụng đầu tư phát triển

ĐTPT
TDNN

Tín dụng nhà nước

TPCP

Trái phiếu Chính phủ

VDB Vietnam Development Bank

Ngân hàng Phát triển Việt Nam

WTO World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới



DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

1

Tỷ trọng dư nợ tương ứng với các mức lãi suất cho vay trong

88

tổng dư nợ
2

Tỷ lệ số trả nợ vốn huy động đến hạn trong tổng số vốn huy động

91

mới hàng năm
3

Vốn TD ĐTPT cho vay Chương trình kiên cố hóa kênh mương

102


4

Phân loại tổng số 1.016 con tàu thuộc Chương trình đóng tàu

111

đánh bắt cá xa bờ
5

Số lượng các dự án trọng điểm (nhóm A) trong tương quan với

114

các nhóm dự án khác được tài trợ vốn TD ĐTPT
6

Dư nợ cho vay và tỷ trọng cho vay các dự án trọng điểm (nhóm

115

A) trong tổng số vốn cho vay TD ĐTPT
7

Tỷ trọng vốn TD ĐTPT trên GDP

118


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ


Tên phụ lục

Trang

Đối tượng cho vay vốn tín dụng đầu tư phát triển qua các thời kỳ

177

lục
01

(2000 – 2014)
02

Một số dự án trọng điểm ngành điện vay vốn tín dụng đầu tư phát

182

triển
03

Một số dự án trọng điểm ngành phân bón vay vốn tín dụng đầu tư

183

phát triển
04

Một số dự án trọng điểm ngành luyện kim, khoáng sản vay vốn

tín dụng đầu tư phát triển

184


PHẦN MỞ ĐẦU
1. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu, lý do lựa chọn đề tài
Trong quá trình phát triển, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, nhu cầu
vốn để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng và các dự án chiến lược,
trọng điểm quốc gia là rất thiết yếu, cấp bách trong khi đó nguồn vốn đầu tư từ
ngân sách nhà nước không đáp ứng đủ do nguồn thu nhỏ bé, bội chi thường xuyên.
Ở các nước này, hệ thống ngân hàng thương mại với chức năng chủ yếu là huy
động và cho vay ngắn hạn nên không sẵn lòng tài trợ cho các công trình, dự án
trọng điểm có thời gian cho vay dài, khả năng sinh lời thấp, rủi ro cao. Đồng thời,
thị trường vốn trung và dài hạn chưa phát triển để có thể hỗ trợ cho việc huy động
nguồn lực một cách dễ dàng. Trong khi đó, các nhà đầu tư tư nhân không muốn
hoặc không có khả năng tài trợ cho các công trình, dự án trọng điểm đòi hỏi vốn
đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài.
Để khắc phục, sửa chữa những thất bại thị trường đối với một số ngành
nghề, lĩnh vực có tính chất thiếu yếu, nền tảng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước song lại khó thu hút vốn đầu tư tư nhân, nhiều quốc gia trên
thế giới đã can thiệp vào nền kinh tế thông qua việc sử dụng công cụ tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước để huy động nguồn tài chính bù đắp thâm hụt ngân sách
và thực hiện đầu tư vốn cho các chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng điểm
cho những lĩnh vực, ngành nghề then chốt hoặc những lĩnh vực, ngành nghề có ý
nghĩa bảo đảm an sinh xã hội, phát triển bền vững.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc sử dụng đầu tư của nhà nước nói chung,
đầu tư của nhà nước thông qua hình thức tín dụng đầu tư phát triển cho các chương
trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng điểm như một phương thức can thiệp của Nhà
nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại nhằm khắc phục các khuyết tật thị

trường, điều tiết vĩ mô, ổn định nền kinh tế đã được thực hiện hiệu quả ở nhiều
quốc gia. Hơn nữa, việc sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo dựng hệ thống an
sinh xã hội hiệu quả… đã trở thành một lựa chọn thích hợp ở nhiều quốc gia, nhất

1


là ở các quốc gia đang phát triển nơi mà nguồn vốn ngân sách nhà nước dành cho
đầu tư phát triển luôn trong tình trạng eo hẹp, khó khăn.
Trong thời gian qua, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ở Việt Nam đã
thực hiện tài trợ vốn đầu tư vào nhiều lĩnh vực then chốt, quan trọng của nền kinh
tế, có tác động đến thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; các lĩnh vực,
ngành nghề khó thu hồi vốn; các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,
đặc biệt khó khăn… thông qua các chương trình kinh tế lớn, dự án trọng điểm của
Chính phủ. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thời gian
qua cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế, xảy ra tình trạng tín dụng đầu tư ở một
số ngành, lĩnh vực, chương trình kinh tế không thực hiện được mục tiêu như mong
muốn, gây lãng phí nguồn lực xã hội; một số chương trình kinh tế lớn như chương
trình đánh bắt cá xa bờ, chương trình mía đường, … đã thất bại, phá sản.
Xuất phát từ vai trò, sứ mệnh của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
nói chung và thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các
chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng điểm ở Việt Nam thời gian qua, câu
hỏi nghiên cứu mà Luận án đặt ra là: Hoạt động tín dụng này ở Việt Nam thời gian
qua có hiệu quả kinh tế - xã hội như thế nào? Có những giải pháp nào nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động tín dụng này ở Việt Nam trong thời gian tới?
Từ cách đặt vấn đề như nêu trên, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề "Tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các chương trình kinh tế lớn và các
dự án kinh tế trọng điểm ở Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu cho Luận án.
1.2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Từ việc xây dựng khung khổ lý luận và thực tiễn về hoạt động tín dụng đầu
tư phát triển cho các chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng điểm ở Việt
Nam; đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng này ở Việt Nam thời gian qua, luận
án đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng này
trong thời gian tới.
Để thực hiện mục tiêu trên, luận án có các nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Xây dựng khung khổ lý luận về tín dụng đầu tư phát triển cho các chương
trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng điểm và vai trò của hoạt động tín dụng này
trong nền kinh tế thị trường; xác định một số chỉ tiêu cơ bản làm cơ sở cho khung
phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng này; nghiên cứu kinh nghiệm quốc

2


tế và rút ra một số bài học kinh nghiệm phù hợp và có thể áp dụng cho Việt Nam
trong quản lý, triển khai hoạt động tín dụng đầu tư của nhà nước nói chung, hoạt
động tín dụng đầu tư cho các chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng điểm
nói riêng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng đầu tư phát triển cho các
chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng điểm thời gian qua ở Việt Nam; chỉ ra
những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
- Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín
dụng đầu tư phát triển cho các chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng điểm ở
Việt Nam trong thời gian tới.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động cho vay vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước cho các chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng điểm
ở Việt Nam trong thời gian qua do Ngân hàng Phát triển Việt Nam thực hiện.
Dưới góc độ Kinh tế chính trị, hoạt động tín dụng đầu tư phát triển cho

chương trình kinh tế lớn và dự án kinh tế trọng điểm này được nghiên cứu với tư
cách là một công cụ kinh tế - tài chính của Nhà nước để can thiệp vào nền kinh tế
nhằm góp phần khắc phục các khuyết tật của cơ chế thị trường, định hướng sự phát
triển của nền kinh tế.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
*Phạm vi nội dung
Hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một hình thức tín
dụng nhà nước, ban đầu ra đời và đi vào hoạt động với hình thức tín dụng đầu tư
(cho vay các dự án đầu tư phát triển). Hiện nay, hoạt động tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước bao gồm tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu (cho vay ngắn
hạn theo các hợp đồng xuất khẩu).
Trong đó, hình thức tín dụng đầu tư bao gồm nghiệp vụ cho vay đầu tư và
hỗ trợ sau đầu tư. Nghiệp vụ hỗ trợ sau đầu tư (là việc Nhà nước hỗ trợ một phần
lãi suất cho chủ đầu tư vay vốn của tổ chức tín dụng để đầu tư dự án, sau khi dự án
đã hoàn thành đưa vào sử dụng và trả được nợ vay) chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng
vài chục tỷ đồng trên tổng số hàng chục ngàn tỷ đồng vốn tín dụng đầu tư giải

3


ngân hàng năm. Và trên thực tế, hầu như chỉ có nghiệp vụ cho vay đầu tư thực hiện
tài trợ vốn cho các chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng điểm.
Từ thực tế đó, Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu chỉ là hình thức tín
dụng đầu tư, cụ thể là nghiệp vụ cho vay đầu tư trong tín dụng đầu tư, chủ yếu là
cho vay đầu tư vào các chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng điểm. Luận
án không nghiên cứu các hình thức tín dụng đầu tư phát triển khác như tín
dụng xuất khẩu của Nhà nước, hỗ trợ sau đầu tư…
Phạm vi giới hạn trên phù hợp với yêu cầu đề ra là nghiên cứu cơ sở lý luận,
thực trạng và đề xuất các kiến nghị, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các chương trình kinh tế lớn, dự án kinh

tế trọng điểm ở Việt Nam.
Ngoài ra, Luận án xem xét, tham khảo kinh nghiệm quốc tế ở một số quốc
gia có hoạt động cho vay tín dụng chính sách, tín dụng chỉ định (về bản chất tương
tự như hoạt động cho vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ở Việt Nam)
nhằm rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
Hoạt động tài trợ phát triển thông qua hình thức tín dụng chính sách được
nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và điều
kiện tiếp cận tài liệu, Luận án lựa chọn một số quốc gia có các định chế tài trợ phát
triển thực hiện nhiệm vụ cho vay tín dụng chính sách tiêu biểu cho các giai đoạn,
các mô hình khác nhau trong quá trình hình thành, phát triển các định chế tài trợ
phát triển trên thế giới và tiêu biểu cho các trình độ phát triển kinh tế khác nhau
trên thế giới, có những kinh nghiệm phù hợp mà Việt Nam có thể áp dụng. Cụ thể
như sau:
- Định chế tài trợ phát triển ở Trung Quốc (Ngân hàng Phát triển Trung
Quốc) tiêu biểu cho mô hình định chế tài trợ phát triển ở một nước đang phát triển,
có hệ thống chính trị và tổ chức nhà nước tương đồng với Việt Nam, được thành
lập năm 1994 và có đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Trung
Quốc thời kỳ cải cách hệ thống tài chính và mở rộng công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội thị trường ở Trung Quốc những năm gần đây.
- Định chế tài trợ phát triển ở Nhật Bản (Ngân hàng Phát triển Nhật Bản)
tiêu biểu cho mô hình định chế tài trợ phát triển ở một nước tư bản chủ nghĩa phát
triển, nằm ở châu Á, được thành lập cuối những năm 40, đầu những năm 50 thế kỷ

4


20, đã có những đóng góp to lớn trong việc triển khai thực hiện các chính sách
công nghiệp của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 và quá trình công nghiệp
hóa thành công của Nhật Bản những năm 60-70 thế kỷ 20 cũng như tiếp tục có
những đóng góp trong quá trình phát triển của Nhật Bản hiện nay.

- Định chế tài trợ phát triển ở CHLB Đức (Ngân hàng Phát triển Đức) tiêu
biểu cho mô hình định chế tài trợ phát triển ở một nước tư bản chủ nghĩa phát triển
ở trình độ cao, công nghiệp hóa rất sớm song đến nay vẫn đang tiếp tục được sử
dụng như một công cụ đắc lực của Chính phủ trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở quốc gia này.
*Phạm vi không gian và thời gian
Tín dụng nhà nước ở Việt Nam trong thời gian qua bao gồm một số hình
thức tín dụng khác nhau như tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được thực
hiện qua một số ngân hàng thương mại nhà nước và hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển
nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam; tín dụng nhà nước cho người nghèo và các
đối tượng chính sách khác được thực hiện qua hệ thống Ngân hàng Chính sách xã
hội; tín dụng của nhà nước hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương do
các Quỹ đầu tư phát triển địa phương ở một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương thực hiện…
Từ năm 2000, hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (hay còn
được gọi là tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển) đã được chính thức ghi nhận
riêng tại một văn bản pháp lý cao nhất là Nghị định của Chính phủ về tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước. Đồng thời, cũng từ năm 2000, hình thức tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước đã được Chính phủ chính thức giao cho một đầu mối
duy nhất là Quỹ Hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam) thống
nhất tổ chức thực hiện từ 01/01/2000 đến nay.
Do vậy, Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Quỹ Hỗ trợ phát triển trước đây (tổ chức
tiền thân của Ngân hàng Phát triển Việt Nam) và Ngân hàng Phát triển Việt Nam
hiện nay thực hiện từ 01/01/2000 đến năm 2013.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, luận án
sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

5



*Phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp
Đây là hai phương pháp được sử dụng trong toàn bộ luận án. Phương pháp
phân tích được sử dụng trước hết để xem xét những ưu nhược điểm của những
quan niệm về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước cho các chương trình kinh tế
lớn, dự án kinh tế trọng điểm. Sau đó, phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái
quát những vấn đề liên quan đến khung lý luận về tín dụng đầu tư phát triển nói
chung, tín dụng đầu tư phát triển cho các chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế
trọng điểm nói riêng cũng như xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động
tín dụng này.
Phương pháp phân tích còn được sử dụng để phân tích thực trạng tín dụng
đầu tư phát triển cho các chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng điểm ở nước
ta, theo khung khổ lý luận và thực tiễn đã xây dựng ở chương 1. Sau đó phương
pháp tổng hợp được sử dụng để chỉ ra những ưu nhược điểm của hoạt động này.
Trên cơ sở những vấn đề được bàn ở chương 1 và 2, luận án sử dụng phương pháp
tổng hợp để đề xuất các quan điểm và giải pháp ở chương 3. Sau đó, phương pháp
phân tích được sử dụng để lý giải vì sao tác giả lại đưa ra các quan điểm và giải
pháp đó.
*Phương pháp lô gich và phương pháp lịch sử
Để xây dựng khung khổ lý thuyết về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước cho các chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng điểm, phương pháp lô
gich được sử dụng để làm rõ những mối quan hệ bên trong của các khái niệm,
phạm trù liên quan đến vấn đề này. Phương pháp này còn được sử dụng để kết nối
chương 1 với chương 2 và chương 3: việc phân tích thực trạng ở chương 2 và đề
xuất quan điểm ở chương 3 được dựa trên khung khổ lý thuyết và thực tiễn ở
chương 1.
Phương pháp lịch sử được sử dụng chủ yếu ở chương 2, khi phân tích thực
trạng tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các chương trình kinh tế lớn, dự
án kinh tế trọng điểm ở nước ta. Thực tế của hoạt động này chính là những minh
chứng cho các lập luận, nhận xét, đánh giá.

*Phương pháp trừu tượng hóa khoa học
Thực tiễn liên quan đến tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước cho các
chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng điểm ở Việt Nam rất phong phú, đa

6


dạng. Để làm rõ bản chất của hoạt động này ở nước ta, những ưu nhược điểm của
nó, phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng để loại bỏ những hiện
tượng bề ngoài, những yếu tố ngẫu nhiên không bản chất để nghiên cứu.
*Các phương pháp khác
Trong quá trình phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng này, luận
án đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như so sánh, thống kê, mô tả, nghiên
cứu tình huống, tham khảo… để chỉ ra những kết quả, đánh giá những thành công,
hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế đó trong hoạt động cho vay tín dụng đầu
tư phát triển vào các chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng điểm ở Việt
Nam thời gian qua và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động tín dụng này trong thời gian tới.
Nguồn số liệu, dữ liệu được sử dụng trong luận án là từ các báo cáo hoạt
động hàng năm của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, báo cáo đánh giá 3 năm, 5
năm hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, một số bài báo về hoạt động
của Ngân hàng Phát triển Việt Nam. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng một số số liệu
từ Báo cáo của Thanh tra Nhà nước về hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam công bố năm 2012; các chỉ tiêu, số liệu trong các quyết định của Thủ tướng
Chính phủ có liên quan đến một số chương trình kinh tế lớn thực hiện bằng nguồn
vốn tín dụng đầu tư phát triển; một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong các báo cáo của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội
hàng năm tại các kỳ họp Quốc hội…
Trong khuôn khổ một luận án tiến sĩ, luận án chưa có điều kiện để tiếp cận
số liệu cũng như đưa ra được một khung phân tích đánh giá, đo lường hiệu quả

kinh tế - xã hội một cách đầy đủ về các chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế
trọng điểm đã thực hiện ở Việt Nam thời gian qua – vốn có bản chất là một công
việc vô cùng khó khăn, phức tạp, đòi hỏi công sức, trí tuệ, thời gian và kinh phí
khổng lồ, cần thiết được thực hiện bởi các cơ quan liên ngành của nhà nước. Điều
này đặc biệt càng đúng trong bối cảnh các chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế
trọng điểm thường có quy mô đầu tư lớn, địa bàn thực hiện rộng, phạm vi tác
động, ảnh hưởng trên một vùng dân cư, lãnh thổ rộng lớn hoặc có tác động, ảnh
hưởng, lan tỏa đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực khác chịu ảnh hưởng, tác động của
dự án kinh tế trọng điểm đóng vai trò nền tảng, tạo ra các yếu tố đầu vào cho việc

7


hình thành, phát triển của các ngành, lĩnh vực ấy. Ngoài ra, một đặc trưng lớn khác
cần xem xét là thời gian thực hiện các chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng
điểm thường kéo dài (từ 5-10 năm đến 15 năm) và có độ trễ lớn trong hiệu quả, tác
động kinh tế - xã hội. Đây cũng là một rào cản trong nghiên cứu, đánh giá hiệu quả
về hoạt động tín dụng đầu tư phát triển cho các chương trình kinh tế lớn, dự án
kinh tế trọng điểm.
Mặt khác, để đánh giá tương đối chính xác hiệu quả cũng như sự đóng góp,
tác động kinh tế - xã hội của các dự án, chương trình kinh tế này, rất cần xây dựng
được các tiêu chí đánh giá, thẩm tra, các tiêu chí đánh giá kết quả “đầu ra” trong
quá trình hình thành, xây dựng, quyết định chủ trương đầu tư, chuẩn bị đầu tư,
thẩm định, phê duyệt các chương trình, dự án này cũng như đòi hỏi xây dựng một
hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật do nhà nước ban hành chính thức, thống nhất,
rõ ràng, khoa học, hợp lý, tiên tiến về hiệu quả, tác động kinh tế - xã hội khi thực
hiện các chương trình, dự án kinh tế trọng điểm. Sau đó, sau khi các chương trình,
dự án được thực hiện xong, cần thực hiện các cuộc điều tra, khảo sát, đánh giá
công phu, với chi phí thực hiện hết sức tốn kém, huy động nhiều nguồn lực để xác
định, đánh giá hiệu quả của các chương trình, dự án này. Chưa kể, trong nhiều

trường hợp, kết quả của việc điều tra, khảo sát, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội
của các chương trình, dự án còn chịu sự tác động, chi phối của các cá nhân và các
cấp quản lý vì những lý do khác nhau…
Chính vì vậy, trong phạm vi nguồn số liệu, tài liệu thu thập được, luận án đã
sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để rút ra các kết luận nghiên cứu
khoa học của luận án. Đồng thời, các nghiên cứu tình huống, phụ lục về kết quả
thực hiện một số chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng điểm được sử dụng
trong việc minh chứng cho các đánh giá về thành công, hạn chế và nguyên nhân
của các hạn chế đó trong hoạt động cho vay tín dụng đầu tư phát triển vào các
chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng điểm ở Việt Nam thời gian qua. Trên
cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động
tín dụng này trong thời gian tới.
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

8


Đề tài nghiên cứu "Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các
chương trình kinh tế lớn và các dự án kinh tế trọng điểm ở Việt Nam" có một số
điểm mới và đóng góp mới như sau:
- Nếu các nghiên cứu từ trước đến nay mới chỉ bàn đến tín dụng nhà nước
hoặc tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển nói chung thì Luận án đã lần đầu tiên
đề cập đến tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước cho các chương trình kinh tế
lớn, dự án kinh tế trọng điểm ở Việt Nam thời gian qua.
- Luận án đã hệ thống hóa, bổ sung và làm sáng tỏ hơn về mặt lý luận về
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nói chung, xây dựng mới khung khổ lý
luận về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các chương trình kinh tế lớn
và dự án kinh tế trọng điểm, bao gồm: khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết của các
chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng điểm; khái niệm, đặc điểm và vai trò
của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các chương trình kinh tế lớn, dự

án kinh tế trọng điểm. Đồng thời, Luận án đã làm rõ quan điểm về hiệu quả kinh tế
- xã hội đối với hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các chương
trình kinh tế lớn và dự án kinh tế trọng điểm, đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản nhằm
đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng này.
- Luận án đã đánh giá một cách đầy đủ về đặc điểm, tính chất, ưu nhược
điểm, mặt mạnh và hạn chế của hoạt động tín dụng đầu tư phát triển cho các
chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng điểm. Luận án đã chỉ ra rằng, tính
chất cho vay theo chỉ đạo là lợi thế để tín dụng đầu tư phát triển đóng vai trò công
cụ của Nhà nước trong thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội quốc gia trong
từng thời kỳ, song cũng chính tính chất này tiềm ẩn và là nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến những sai lầm mang tính chủ quan đưa đến những thất bại của các chương
trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng điểm thời gian qua.
- Bằng kết quả nghiên cứu của luận án, Luận án đã trả lời câu hỏi nghiên
cứu được đưa ra và khẳng định rằng: mặc dù còn một số dự án, chương trình chưa
hiệu quả, song thông qua các chương trình kinh tế lớn, dự án kinh tế trọng điểm,
tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đã đóng vai trò là một công cụ đắc lực để
Nhà nước định hướng thị trường, góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH đất nước, phát triển nông nghiệp, nông
thôn, hỗ trợ các địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn,

9


vùng sâu, vùng xa, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao mức sống của
người dân, qua đó góp phần thực hiện các mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.1.1. Nghiên cứu về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Các công trình nghiên cứu về tài chính, tín dụng ngân hàng và hoạt động
của các ngân hàng thương mại đã được công bố tương đối nhiều. Tuy nhiên, do

tính đặc thù về mục đích, đối tượng, phạm vi, phương thức hoạt động mà lĩnh vực
tín dụng nhà nước không có nhiều nghiên cứu, trong đó công trình nghiên cứu về
tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển có số lượng khá khiêm tốn, biệt là các luận
án tiến sĩ.
Để làm rõ những đóng góp của các công trình đã công bố về tín dụng nhà
nước cho đầu tư phát triển cũng như vạch ra những khoảng trống nghiên cứu trong
lĩnh vực này, có thể khái quát lại các kết quả nghiên cứu đi trước theo một số
nhóm vấn đề như sau:
*Khái niệm, nội dung hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước
- Đề tài khoa học cấp bộ “Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý tín dụng
nhà nước cho đầu tư phát triển ở Việt Nam” của nhóm tác giả TS.Thái Bá Cẩn –
TS.Lê Xuân Hiếu, Viện Nghiên cứu tài chính, Bộ Tài chính (2001) có đối tượng
nghiên cứu là phân tích, đánh giá, nhận xét những mặt được và chưa được về chính
sách, cơ chế quản lý tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển hiện hành, rút ra
những vấn đề bất cập để làm căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện cho thời gian tới.
Vì vậy, trong đề tài đã đề cập đến khái niệm và nội dung tín dụng nhà nước cho
đầu tư phát triển. Nội dung tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển được nhóm tác
giả đề cập gồm các vấn đề cơ bản như: đặc điểm của tín dụng nhà nước cho đầu tư
phát triển; tính lịch sử của tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển; các hình thức
hoạt động tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển; vai trò của tín dụng nhà nước
cho đầu tư phát triển trong việc điều tiết kinh tế; các nguyên tắc trong quản lý của
tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển.

10


- Luận án tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành tài chính, lưu thông tiền tệ và tín
dụng “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước” của
tác giả Trần Công Hòa, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (2007) có giải

quyết các vấn đề về khái niệm và nội dung hoạt động tín dụng đầu tư phát triển.
Trong đó, nội dung hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bao gồm:
các hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước (cho vay đầu tư, bảo lãnh tín
dụng đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư), tổ chức thực hiện tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước, đặc điểm của hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
- Luận án tiến sĩ Kinh tế Chuyên ngành Tài chính, lưu thông tiền tệ và tín
dụng “Hoàn thiện phương thức huy động vốn tín dụng Nhà nước bằng trái phiếu
Chính phủ ở Việt Nam” của Lê Quang Cường, Trường Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh (2007) mặc dù bàn về trái phiếu chính phủ nhằm góp phần tăng tính
khả thị của trái phiếu chính phủ để góp phần huy động vốn vay cho nhà nước và
phát triển thị trường trái phiếu chính phủ song trong phần cơ sở lý luận tổng quan
về tín dụng nhà nước bằng trái phiếu chính phủ, tác giả cũng đã luận giải một số
vấn đề liên quan đến tín dụng nhà nước. Cụ thể, tác giả đã đưa ra các nội dung
như: khái quát về nguồn gốc ra đời, phát triển và sự cần thiết của tín dụng nhà
nước; khái niệm, bản chất và đặc điểm của tín dụng nhà nước; vai trò của tín dụng
nhà nước trong nền kinh tế thị trường; các hình thức huy động vốn tín dụng nhà
nước và mối quan hệ giữa các hình thức huy động vốn tín dụng nhà nước; các
phương thức huy động vốn tín dụng nhà nước bằng trái phiếu chính phủ.
- Luận án tiến sĩ Kinh tế Chuyên ngành Kinh tế tài chính Ngân hàng “Hoàn
thiện nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước” của tác giả Nguyễn Chí Trang, Học viện Tài
chính (2009) lấy đối tượng nghiên cứu tập trung vào hai nội dung chính là nội
dung thẩm định dự án đầu tư và phương pháp thẩm định dự án đầu tư. Tuy vậy, do
phạm vi nghiên cứu là các dự án đầu tư từ nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước nên trong phần cơ sở lý luận - những vấn đề chung về dự án đầu tư và
thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có nội dung khái quát về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, gồm: khái niệm;
các hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; đặc điểm của hoạt động tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

11



- Luận án “Tín dụng Nhà nước đối với phát triển kinh tế các tỉnh Tây
Nguyên” của Vũ Mạnh Bảo, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh
(2011) có đối tượng nghiên cứu là vấn đề “Tín dụng nhà nước đối với phát triển
kinh tế các tỉnh Tây Nguyên” với phạm vi nghiên cứu là hoạt động tín dụng nhà
nước tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các chi nhánh khu vực Tây Nguyên,
bao gồm các hình thức tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu của Nhà
nước, cho vay lại vốn ODA…Do vậy, trong phần cơ sở lý luận về tín dụng nhà
nước, tác giả đã luận bàn về một số vấn đề liên quan đến tín dụng nhà nước nói
chung như: khái niệm tín dụng nhà nước trong cơ chế thị trường; đặc điểm của tín
dụng nhà nước; phân loại tín dụng nhà nước; điểm khác biệt giữa tín dụng nhà
nước với tín dụng ngân hàng và vốn ngân sách nhà nước; vai trò của tín dụng nhà
nước trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội.
- Luận án “Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam” của tác giả Trương Thị Hoài Linh (2011) lấy hiệu quả hoạt động của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam làm đối tượng nghiên cứu. Do vậy, luận án không nghiên
cứu về khái niệm và nội dung hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
*Hiệu quả của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
- Đề tài khoa học cấp bộ “Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý tín dụng
nhà nước cho đầu tư phát triển ở Việt Nam” của nhóm tác giả TS.Thái Bá Cẩn –
TS.Lê Xuân Hiếu, Viện Nghiên cứu tài chính, Bộ Tài chính (2001) lấy chính sách,
cơ chế quản lý tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển làm đối tượng nghiên cứu
nên đề tài không đề ra nhiệm vụ nghiên cứu về hiệu quả tín dụng nhà nước cho đầu
tư phát triển. Đề tài tập trung đi sâu vào phân tích chính sách, cơ chế quản lý tín
dụng nhà nước cho đầu tư phát triển, từ đối tượng cho vay, mức vốn cho vay, thời
hạn cho vay đến lãi suất cho vay, bảo đảm tiền vay…để từ đó đề ra các giải pháp
hoàn thiện chính sách cơ chế quản lý tín dụng đầu tư nhà nước.
- Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành tài chính, lưu thông tiền tệ và tín
dụng “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước” của

tác giả Trần Công Hòa, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (2007) đã đưa ra
khái niệm về hiệu quả nói chung và quan niệm về hiệu quả hoạt động tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước. Theo đó, tác giả chủ trương xem xét hiệu quả hoạt
động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đòi hỏi phải được đánh giá một cách

12


tổng thể về mọi phương diện, theo phạm vi quản lý, hiệu quả có thể được xem xét
ở cấp độ vĩ mô và ở cấp vi mô (doanh nghiệp); mặt khác tác giả cũng cho rằng
hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cũng được xem xét
trên các khía cạnh: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Tác giả cũng đã xây dựng
hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước bao gồm:
+ Hiệu quả đối với nền kinh tế quốc dân: thúc đẩy sự phát triển của nền
kinh tế, đánh giá thông qua các chỉ tiêu tổng quát trên giác độ nền kinh tế bao gồm
cả về kinh tế và xã hội.
+ Hiệu quả hoạt động của tổ chức tài trợ: các chỉ tiêu phản ánh khả năng
huy động và tài trợ tín dụng, an toàn tín dụng, khả năng tăng trưởng và phát triển
bền vững với mục tiêu cao nhất là an toàn, giảm thiểu sự hỗ trợ của Nhà nước và
thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế.
+ Hiệu quả hoạt động của các dự án, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp: các chỉ tiêu về hoạt động sản xuất kinh doanh (lãi, lỗ),
doanh thu, khả năng hoàn trả vốn vay...
- Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành tài chính, lưu thông tiền tệ và tín
dụng “Hoàn thiện phương thức huy động vốn tín dụng Nhà nước bằng trái phiếu
Chính phủ ở Việt Nam” của Lê Quang Cường, Trường Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh (2007) tập trung nghiên cứu về trái phiếu chính phủ nói chung và
phương thức phát hành trái phiếu chính phủ ở Việt Nam thời gian qua nói riêng
nên không có nội dung đề cập đến hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của Nhà

nước.
- Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế tài chính - ngân hàng “Hoàn
thiện nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước” của Nguyễn Chí Trang, Học viện Tài chính
(2009) có mục tiêu là nghiên cứu cơ sở về nội dung và phương pháp thẩm định dự
án đầu tư, phân tích, đánh giá thực trạng về nội dung và phương pháp thẩm định
dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước. Vì vậy tác
giả chỉ tập trung phân tích về dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư và nội dung
thẩm định dự án đầu tư, phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát

13


triển Việt Nam. Luận án không đề cập đến các nội dung về hiệu quả tín dụng đầu
tư phát triển của Nhà nước.
- Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành kinh tế tài chính, ngân hàng “Tín
dụng Nhà nước đối với phát triển kinh tế các tỉnh Tây Nguyên” của Vũ Mạnh Bảo,
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (2011) nhằm mục tiêu nghiên
cứu một cách có hệ thống về tín dụng nhà nước; khảo sát hoạt động tín dụng nhà
nước tại các Chi nhánh NHPT ở Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk-Đăk
Nông, Lâm Đồng). Trên cơ sở lý luận và khảo sát thực tế, quy hoạch phát triển
Tây Nguyên giai đoạn 2010-2020, tác giả đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm
phát triển tín dụng nhà nước một cách có hiệu quả trên địa bàn Tây Nguyên. Tuy
vậy, tác giả cũng đã có nghiên cứu về hiệu quả tín dụng nhà nước qua việc đưa ra
quan niệm về hiệu quả tín dụng nhà nước và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín
dụng nhà nước (bao gồm các hình thức của tín dụng nhà nước như tín dụng đầu tư
phát triển, tín dụng xuất khẩu, cho vay lại vốn ODA…). Theo tác giả, hiệu quả tín
dụng nhà nước bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội mà các dự án đầu tư
mang lại. Tác giả đã xây dựng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng nhà nước
bao gồm:

+ Đối với nền kinh tế: gồm hiệu quả kinh tế (tác động đến tốc độ tăng
trưởng kinh tế GDP; đóng góp cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế; giá trị kim
ngạch xuất khẩu tăng thêm; giá trị đóng góp cho NSNN tăng thêm); hiệu quả xã
hội (công ăn việc làm tăng thêm, mức thu nhập tăng thêm, tỷ lệ xóa đói giảm
nghèo, bảo vệ môi trường, số hộ thay đổi phong tục tập quán canh tác, hiệu quả đối
với doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế).
+ Đối với tổ chức quản lý tín dụng nhà nước: nợ xấu/tổng dư nợ; nợ khó
đòi/tổng dư nợ; nợ khó đòi ròng/tổng dư nợ; vòng quay vốn tín dụng xuất khẩu
(ngắn hạn); thời gian cho vay trung dài hạn bình quân của tổ chức tín dụng.
+ Đối với các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế tiếp nhận và sử dụng vốn
tín dụng nhà nước: hiệu quả hoạt động tín dụng nhà nước là một bộ phận trong
hiệu quả của doanh nghiệp, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với hiệu quả sản
xuất kinh doanh hay hiệu quả hoạt động chung của doanh nghiệp mà có quan hệ
mật thiết với các loại hiệu quả này. Việc đánh giá hiệu quả này có thể được xem

14


xét qua các chỉ tiêu định tính, định lượng về kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, khả năng trả nợ của dự án, số việc làm tạo ra, đóng góp cho xã hội…
- Luận án tiến sĩ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế tài chính ngân hàng “Nâng
cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam” của Trương Thị
Hoài Linh (2011) có mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và đối tượng nghiên cứu tập
trung vào hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam nên luận án
không đề cập đến nội dung hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
* Đề xuất các giải pháp và kiến nghị
- Đề tài khoa học cấp bộ “Hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý tín dụng
nhà nước cho đầu tư phát triển ở Việt Nam” của nhóm tác giả TS.Thái Bá Cẩn –
TS.Lê Xuân Hiếu, Viện Nghiên cứu tài chính, Bộ Tài chính (2001) nghiên cứu
toàn diện về hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý tín dụng nhà nước cho đầu tư

phát triển ở Việt Nam. Đề tài có phạm vi nghiên cứu bao hàm tất cả các mặt
nghiệp vụ của tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển, gồm: hoạt động cho vay
đầu tư của tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển; hoạt động hỗ trợ lãi suất sau
đầu tư của tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển; hoạt động bảo lãnh tín dụng
nhà nước cho đầu tư phát triển. Chính vì vậy, các giải pháp và kiến nghị, đề xuất
của đề tài xoay quanh vấn đề hoàn thiện chính sách cơ chế cho vay đầu tư, hoàn
thiện chính sách cơ chế hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; hoàn thiện chính sách cơ chế bảo
lãnh tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển. Luận án không đề xuất các giải pháp,
kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của tín dụng đầu tư phát triển.
- Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành tài chính, lưu thông tiền tệ và tín
dụng “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước” của
tác giả Trần Công Hòa, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (2007) có phạm
vi nghiên cứu là hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tại
Việt Nam giai đoạn 2000-2006, lấy Quỹ Hỗ trợ phát triển (nay là Ngân hàng Phát
triển Việt Nam) làm trọng tâm nghiên cứu. Do vậy, sau khi phân tích thực trạng
hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ở Việt Nam, tác giả đã
đưa ra 5 nhóm giải pháp lớn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước và một số kiến nghị điều kiện thực hiện các giải pháp đối
với Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, doanh nghiệp. 5 nhóm giải pháp của tác
giả gồm: (i) ổn định môi trường KT-XH và hoàn thiện hệ thống luật pháp; (ii) hoàn

15


thiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; (iii) hoàn thiện mô hình
tổ chức hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; (iv) xây dựng chiến lược
phát triển dài hạn cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam; (v) nâng cao năng lực quản
trị rủi ro của NHPT.
- Luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành tài chính, lưu thông tiền tệ và tín
dụng “Hoàn thiện phương thức huy động vốn tín dụng Nhà nước bằng trái phiếu

Chính phủ ở Việt Nam” của Lê Quang Cường, Trường Đại học Kinh tế Thành phố
Hồ Chí Minh (2007) có liên quan đến tín dụng Nhà nước qua khía cạnh phương
thức huy động vốn tín dụng Nhà nước bằng trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, do
phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn trong khuôn khổ hình thức huy động vốn tín dụng
nhà nước bằng trái phiếu Chính phủ nên các kiến nghị, giải pháp của đề tài tập
trung vào hoàn thiện phương thức huy động vốn tín dụng nhà nước bằng trái phiếu
Chính phủ ở Việt Nam, đề tài không có các giải pháp, kiến nghị về nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
- Luận án tiến sĩ Kinh tế, chuyên ngành kinh tế tài chính, ngân hàng “Hoàn
thiện nội dung và phương pháp thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước” của Nguyễn Chí Trang, Học viện Tài chính
(2009) nhằm mục tiêu nghiên cứu và hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm
định dự án đầu tư nên các giải pháp, kiến nghị được tác giả nêu ra trong đề tài
xoay quanh việc hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư như xây dựng Quy
chế thẩm định dự án đầu tư mới; đề nghị lựa chọn áp dụng một số phương pháp
thẩm định dự án đầu tư….Đề tài không có các giải pháp, kiến nghị về nâng cao
hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
- Luận án tiến sĩ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế tài chính, ngân hàng “Tín
dụng Nhà nước đối với phát triển kinh tế các tỉnh Tây Nguyên” của Vũ Mạnh Bảo,
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (2011) có mục đích nghiên
cứu cuối cùng là đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục tình trạng việc
phát triển tín dụng nhà nước trên địa bàn Tây Nguyên còn hạn chế (thể hiện qua số
dư nợ, tổng mức cung ứng vốn tín dụng nhà nước trong toàn hệ thống NHPT còn
rất thấp…), qua đó để phát triển tín dụng nhà nước một cách có hiệu quả trên địa
bàn Tây Nguyên. Chính vì vậy, các giải pháp, kiến nghị của đề tài tập trung vào
việc phát triển tín dụng nhà nước trên địa bàn Tây Nguyên như: hoàn thiện cơ chế,

16



chính sách và điều hành tín dụng nhà nước có tính đến đặc thù Tây Nguyên; đổi
mới điều hành tác nghiệp tín dụng nhà nước của các chi nhánh NHPT trên địa bàn
với mục tiêu phát triển an toàn, bền vững; tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng
nhà nước, trước hết là đột phá trong công tác thẩm định, đổi mới trong khâu giám
sát; nâng cao năng lực tiếp cận tín dụng nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa
bàn. Đề tài không đề cập đến các giải pháp, kiến nghị về nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển.
- Luận án tiến sĩ kinh tế Kinh tế chuyên ngành Kinh tế tài chính ngân hàng
“Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam” của Trương
Thị Hoài Linh (2011) nhằm đến các mục đích chủ yếu là: nghiên cứu những cơ sở
lý luận cơ bản về Ngân hàng Phát triển và vai trò của Ngân hàng Phát triển đối với
nền kinh tế, hoạt động của NHPT, xây dựng tiêu chí về hiệu quả của NHPT; phân
tích và và đánh giá thực trạng hoạt động của NHPT; đưa ra các đề xuất các giải
pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHPT. Do mục đích nêu
trên, luận án chỉ đề cập đến các giải pháp, kiến nghị về nâng cao hiệu quả hoạt
động của NHPT. Luận án không đề cập đến các giải pháp, kiến nghị về nâng cao
hiệu quả của tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển.
2.1.2. Nghiên cứu về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cho các
chương trình kinh tế lớn và các dự án kinh tế trọng điểm
Trong các công trình nghiên cứu về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
được nghiên cứu sinh tham khảo đến nay chưa thấy có nghiên cứu nào về tín dụng
đầu tư phát triển cho các chương trình kinh tế lớn và dự án kinh tế trọng điểm.
Trong các công trình nghiên cứu về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
nêu ở trên, có thể tìm thấy khái niệm “chương trình kinh tế lớn”, “dự án kinh tế
trọng điểm” ở một vài công trình nghiên cứu. Tuy nhiên, đây mới chỉ là các cụm từ
được nhắc đến một cách ngẫu nhiên, không gắn với tên đề tài nghiên cứu, không
phục vụ trực tiếp cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài, luận án đó. Chẳng hạn, trong
luận án tiến sĩ “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước” của Trần Công Hòa, Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (2007), cụm
từ chương trình kinh tế lớn của Nhà nước xuất hiện trong một đoạn của luận án

như sau: “Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nhằm thực hiện hỗ trợ vốn,
khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất thuộc các ngành, lĩnh

17


vực, chương trình kinh tế lớn của Nhà nước và các vùng khó khăn cần khuyến
khích đầu tư. Đó chính là đầu tư mới, sửa chữa, thay thế khôi phục tài sản cố định,
cải tiến kỹ thuật, đổi mới quy trình công nghệ, xây dựng mới các công trình hạ
tầng kinh tế kỹ thuật và xã hội có khả năng thu hồi vốn trực tiếp” [28, tr. 83].
2.2. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài có liên quan
2.2.1. Về tín dụng nhà nước
Qua các công trình mà nghiên cứu sinh tiếp cận, tham khảo, có thể thấy, các
nghiên cứu về tín dụng nhà nước hoặc được đề cập dưới tên gọi/thuật ngữ khác
như tài chính công, tín dụng công hoặc tín dụng chỉ định, tín dụng chính sách của
các tác giả ở nước ngoài không nhiều.
Vấn đề tín dụng nhà nước (hoặc được gọi bằng các tên gọi như tín dụng
chính sách, tín dụng chỉ định, tín dụng ưu đãi…) thường được tìm thấy trong các
luận giải về các chủ đề liên quan đến chính sách công nghiệp, chính sách kinh tế vĩ
mô khác.
Bên cạnh đó, có thể tìm thấy một số ít nghiên cứu về tài trợ phát triển nói
chung (có ý nghĩa như tài trợ chính sách) cũng như về các định chế tài trợ phát
triển - thường được gọi dưới tên ngân hàng phát triển – với tư cách là một công cụ
tài chính tín dụng, hoạt động cho vay chính sách, tập trung vốn phục vụ cho các
chính sách phát triển công nghiệp, thúc đẩy công nghiệp hóa ở các nước đang phát
triển, kém phát triển. Các nghiên cứu này chủ yếu do các nhà kinh tế học hoặc hiệp
hội các định chế tài trợ phát triển nghiên cứu và công bố.
Với mục đích “xem xét lại những nhân tố quan trọng quyết định tới thành
tựu của Đông Á từ giác độ quốc gia hoặc khu vực và chỉ ra kinh nghiệm của những
năm 90, hoặc đã thay đổi, hoặc tái khẳng định ra sao những quan điểm chính thống

đầu những năm 90 (của thế kỷ 20) vốn thường được thấy trong Sự thần kỳ Đông Á,
(Ngân hàng Thế giới 1993) [38] và nhiều ấn phẩm khác”, Shahid Yusuf [82] đã
đưa ra kết luận của ông về chính sách công nghiệp ở các nước Đông Á đã được
hậu thuẫn bởi chính sách tài chính của Chính phủ như thế nào, cụ thể là tín dụng
chỉ định (của Chính phủ), đối với sự phát triển của các ngành công nghiệp ở các
quốc gia Đông Á.
Theo đó, thập kỷ 80 của thế kỷ 20 khép lại với việc nhấn mạnh điểm yếu
của chính sách “chọn kẻ thắng cuộc” bằng cách hỗ trợ những người thắng cuộc

18


×