Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

CƠ CHẾ tác ĐỘNG của chất có hoạt tính sinh học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 41 trang )

ĐẠI HỌC
VI N CÔNG NGH SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM


TIỂU LUẬN
Môn: HÓA SINH THỰC PHẨM 2
Đề tài 27: Các chất có hoạt tính sinh học, cơ chế tác
động,phương pháp chiết suất, kiểm tra

GVHD: Nguyễn Thị Mai Hương
Lớp : ĐHTP8B
SVTH:

Nguyễn Thái Thanh Huyền 12092591
Lê Thị Thanh Trà

12087811

Lê Nhật Quỳnh

12025171

Phạm Thị Bích Phượng

12023481

Tp HCM, ngày 18 tháng 6 năm 2014
1


MỤC LỤC


Lời mở đầu.
Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC.....................4
I.

KHÁI NIỆM..........................................................................................................4

II.

MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC..........4

Chương 2: MỘT SỐ CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC TRONG TỰ NHIÊN..........5
I.

ANCALOID...........................................................................................................5

II.

FLAVONOID......................................................................................................11

III.

GLYCERID TRỢ TIM........................................................................................17

IV.

COUMARIN.......................................................................................................22

V.

TERPENOID......................................................................................................26


VI.

SAPONIN...........................................................................................................31

KẾT LUẬN.....................................................................................................................40
Tài liệu tham khảo...........................................................................................................41


Các chất có hoạt tính sinh học, cơ chế tác động, chiết xuất, kiểm tra

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, con người có cuộc sống tốt hơn với những tiến bộ vượt bậc của khoa
học và công nghệ. Tuy nhiên, thiên nhiên vẫn luôn gắn liền, đồng hành với cuộc sống
của con người, sống hài hòa cùng thiên nhiên, con người ngày càng khám phá ra những
điều kì diệu từ thiên nhiên. Trong đó phải kể đến các chất có hoạt tính sinh hoc từ thiên
nhiên mang đến giá trị đóng góp có ý nghĩa vào nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học
trong y học, dược phẩm, mỹ phẩm, chăn nuôi, thú y,...
Đặc biệt trong 20 năm trở lại đây, các hợp chất có hoạt tính sinh học từ thiên nhiên
càng được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả trong sản xuất các thực phẩm chức năng, bổ
sung dinh dưỡng hay thực phẩm thuốc là các sản phẩm nâng cao sinh lực, nâng cao sức
khỏe con người, chống oxy hóa, chống lão hóa, tăng cường miễn dịch, phòng và hỗ trợ
điều trị bệnh tật, nâng cao tuổi thọ.
Qua bài tiểu luận này, chúng ta sẽ hiểu hơn về các chất có hoạt tính sinh học, cơ
chế tác động của nó cũng như các phương pháp chiết suất, kiểm tra. Bài tiểu luận còn
nhiều thiếu sót mong nhận được góp ý từ cô giáo và các bạn. Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm tiểu luận.

3



CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÁC CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC.
I. Khái niệm:
Chất có hoạt chất sinh học là các hợp chất hóa học có trong tự nhiên và khi đưa
vào cơ thể, nó tác động đến một chuỗi các quá trình sinh hóa xảy ra trong cơ thể.
Chất có hoạt chất sinh học từ cây thuốc có tiềm năng nâng cao sức khỏe bằng
những cách tốt hơn các vitamin, khoáng chất thông thường và các thảo dược bổ sung có
thể cung cấp. Các nhà khoa học độc lập trên toàn thê giới đã công nhận rằng một số
lượng đáng kể các chất có hoạt tính sinh học mang lại các lợi ích có thể kiểm chứng và
không có các tác dụng phụ có hại.
II. Một số ứng dụng của các chất có hoạt tính sinh học:
Các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học không những được sử dụng rộng rãi
trong y học, mà còn được dùng phổ biến trong chăn nuôi, trồng trọt, thú y và mỹ phẩm.
Hiện nay, hầu hết các nghiên cứu về hoạt tính sinh học của các hợp chất có nguồn
gốc thực vật ứng dụng trong phòng ngừa và điều trị một số bệnh của người và động vật
tập trung vào các hướng:
- Ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
- Ức chế sự nhân lên của các vi khuẩn, virus gây bênh và khả năng kháng viêm
- Các hợp chất có khả năng tham gia vào các quá trình sinh hóa hạn chế một số
loại bệnh như tiểu đường, ngộ độc hóa chất...
- Các hợp chất chống oxy hóa, hạn chế sự sản sinh các gốc tự do, hạn chế đột biến
gen.
- Hạn chế tác động tiêu cực của hội chứng mãn kinh ở phụ nữ và phòng tránh các
bệnh liên quan đến hội chứng mãn kinh.
- Nghiên cứu cấu trúc của các hợp chất có hoạt tính phòng và trị bệnh khởi đầu
cho việc tổng hợp các chất mới có hoạt tính tương tự hoặc mạnh hơn hoạt tính của các
hợp chất tự nhiên kết quả là các dược phẩm mới ra đời.


Các chất có hoạt tính sinh học, cơ chế tác động, chiết xuất, kiểm tra


CHƯƠNG 2: MỘT SỐ CHẤT CÓ HOẠT TÍNH SINH HỌC
TRONG TỰ NHIÊN
I. Ancaloid:
1. Đặc điểm cấu tạo và tính chất:
Ancaloid là một hợp chất hữu cơ có cấu tạo phức tạp mà mỗi phân tử của nó đều
chứa ít nhất một nguyên tử nitơ dưới dạng dị vòng. Do đó, chúng là nhóm các hợp chất
không thuần khiết về mặt hoá học. Các ancaloit thông thường là các dẫn xuất của các axít
amin và phần nhiều trong số chúng có vị đắng. Chúng được tìm thấy như là các chất
chuyển hóa phụ trong thực vật (ví dụ khoai tây hay cà chua), động vật (ví dụ các loại
tôm, cua, ốc, hến) và nấm.

Cấu trúc hóa học của ephedrin, một ancaloit nhóm phenetylamin
Hiện nay, người ta đã tìm được khoảng gần 6000 ancaloid và chủ yếu là các chất
ít tan trong nước nhưng dễ tan trong các dung môi hữu cơ, nhiều chất có hoạt tính sinh
học cao đối với cơ thể người và động vật, được sử dụng trong y học với vai trò như là
các chất giảm đau hay gây tê, cụ thể như morphinhay codein, cũng như trong một số ứng
dụng khác.
 Phân loại: Các nhóm ancaloit hiện nay bao gồm:
+ Nhóm pyridin: piperin, coniin, trigonellin, arecaidin, guvacin, pilocarpin, cytisin,
nicotin, spartein, pelletierin.
+ Nhóm pyrrolidin: hygrin, cuscohygrin, nicotin.
+ Nhóm tropan: atropin, cocain, ecgonin, scopolamine.

5


+ Nhóm quinolin: quinin, quinidin, dihydroquinin, dihydroquinidin, strychnin,
brucin, veratrin, cevadin
+ Nhóm isoquinolin: Các ancaloit gốc thuốc phiện như morphin, codein, thebain,

papaverin, narcotin, sanguinarin, narcein, hydrastin, berberin.
+ Nhóm phenethylamin: mescalin, ephedrin, dopamin, amphetamin
+ Nhóm indol:
Các tryptamin: DMT, N-metyltryptamin, psilocybin, serotonin.
Các ergolin: Các ancaloit từ cựa ngũ cốc/cỏ như ergin, ergotamin, axít lysergic.
Các beta-cacbolin: harmin, harmalin, yohimbin, reserpin, emetin.
Các ancaloit từ chi Ba gạc (Rauwolfia): reserpine.
+ Nhóm purin:
Các xanthin: caffein, theobromin, theophyllin
+ Nhóm terpenoit:
Các ancaloit aconit: aconitin
Các steroit: solanin, samandari (các hợp chất amoni bậc bốn): muscarin, cholin,
neurin
+ Các ancaloit từ dừa cạn (chi Vinca) và các họ hàng của nó: vinblastin,
vincristin. Chúng là các chất chống ung thư và liên kết các nhị trùng (dime) tubulin tự do,
vì thế phá vỡ cân bằng giữa trùng hợp (polyme hóa) và phản trùng hợp vi quản, tạo ra sự
kìm hãm các tế bào trong pha giữa của quá trình phân bào.
 Tính chất vật lí:
- Phân tử lượng: khoảng 100-900
- Mùi vị: Đa số không mùi, có vị đắng và một số ít có vị cay như capsaixin,
piperin…
- Màu sắc: Hầu hết các alcaloid đều không màu, trừ một số ancaloid có màu vàng
như berberin, palmatin, chelidonin.
- Độ tan: Alkaloid base không tan trong nước, dễ tan trong các dung môi hữu cơ
như methanol, ethanol, ether, chloroform, benzen…Một số ancaloid do có thêm nhóm
phân cực như –OH nên tan một phần trong nước hoặc kiềm như morphin, cephalin. Các


Các chất có hoạt tính sinh học, cơ chế tác động, chiết xuất, kiểm tra
muối của ancaloid tan được trong nước và ancol, hầu như không tan trong dung môi hữu

cơ. Dựa vào độ tan khác nhau của alcaloid base và muối alcaloid người ta sử dụng dung
môi thích hợp để chiết xuất và tinh chế alcaloid.
Phần lớn ancaloid trong thiên nhiên công thức cấu tạo có oxy thường ở thể rắn ở
nhiệt độ thường, có điểm chảy rõ ràng nhưng cũng có một số alcaloid không có điểm
chảy vì bị phân hủy ở nhiệt độ trước khi chảy (ví dụ: Morphine, codein, strychnin, quinin,
reserpine, berberin)
Các ancaloit không chứa các nguyên tử ôxy trong cấu trúc thông thường là chất
lỏng ở điều kiện nhiệt độ phòng, bay hơi được và thường vững bền, không bị phân hủy ở
nhiệt độ sôi nên cất được bằng hơi nước để lấy ra khỏi dược liệu. (ví dụ nicotin, spartein,
coniin)
 Tính chất hóa học:
- Tính kiềm phụ thuộc vào khả năng sẵn có của các cặp điện tử đơn độc trên
nguyên tử nitơ và kiểu khác (dị) vòng cùng các phần thay thế.
- Đa số các alcaloid đều có tính base yếu nên có thể giải phóng alcaloid ra khỏi
muối của nó bằng dung dịch kiềm trung bình và mạnh như NH4OH, NaOH… như cafein,
piperin,…
- Một số alkaloid có tác dụng như base mạnh có khả năng làm xanh giấy quỳ tím
như nicotin. Vài trường hợp ngoại lệ như colchicin, ricinin, theobromin không có phản
ứng kiềm.
- Cá biệt cũng có chất có phản ứng acid yếu như arecaidin, guvacin
- Tạo kết tủa với dd acid phosphotungstic, phosphomolipdic, picric,…
- Khả năng tạo ra muối với các axít vô cơ (ví dụ: với HCl, H2SO4, HNO3) hay
các axít hữu cơ (như các muối tartrat, sulfamat, maleat)
- Các alcaloid cho phản ứng với một số thuốc thử chung của alcaloid.
 Hoạt tính sinh học: rất đa dạng và phong phú, tùy theo từng loại alkaloid.
- Tác dụng lên hệ thần kinh.
- Kích thích thần kinh trung ương: strychnine, caffeine.
7



- Ức chế thần kinh trung ương: morphin. Codeine.
- Kích thích thần kinh giao cảm: ephedrine.
- Liệt giao cảm: yohimbin, atropine.
- Kích thích phó giao cảm: pilocarpin.
- Gây tê: cocaine.
- Tác dụng hạ huyết áp: reserpine, serpentin.
- Tác dụng chống ung thư: taxol, vinblastine, vincristine.
- Tác dụng diệt ký sinh trùng, diệt khuẩn: quinine, berberine, arecoline, emetine
2. Cơ chế tác động:
Tác dụng dược lý của alkaloid rất phức tạp. Những hợp chất này có thể đồng thời
biểu hiện tính kích thích và đối kháng các thụ thể alpha-adrenalin, thụ thể dopamin, và
thụ thể serotonin. Alkaloid cũng ức chế tái hấp thu norepinephrin. Do có thể gây co mạch
ngoại vi mạnh, cần sử dụng thận trọng khi điều chế thuốc cho bệnh nhân bị bệnh mạch
vành hoặc bệnh mạch máu ngoại vi.
Alkaloid còn có tác dụng ức chế alpha-adrenalin nhiều hơn nữa và do đó ít gây co
mạch ngoại vi hơn. Tác dụng thúc đẻ. làm co mạch mạch máu tiếp nhận nhiều hơn mạch
máu đối kháng, nó làm tǎng hồi lưu tĩnh mạch và làm giảm ứ máu tĩnh mạch, giúp cho
ngǎn ngừa huyết khối tĩnh mạch sau khi dùng cùng với heparin. Tác động trên huyết áp
không thể dự đoán được. Cơ chế tác dụng trong điều trị bệnh đau đầu do mạch máu có lẽ
là nhờ gây co trực tiếp nền động mạch cảnh đã giãn trong khi làm giảm biên độ nhịp
mạch máu.
Alkaloid còn là chất chủ vận thụ thể dopamin. Tác dụng kích thích thụ thể
dopamin ở hệ thần kinh trung ương, hữu ích trong việc làm giảm cương vú sau đẻ và
trong điều trị bệnh parkinson. Vì thụ thể dopamin là trung gian gây ra một số triệu chứng
của hội chứng cai cocain.
3. Chiết xuất:
Cơ sở và nguyên tắc:
 Dựa vào định luật chi phối quá trình chiết xuất là khuếch tán, thẩm thấu, thẩm
tích, độ hòa tan.



Các chất có hoạt tính sinh học, cơ chế tác động, chiết xuất, kiểm tra
 Dựa vào khả năng hòa tan của các ancaloid trong dung môi hữu cơ, vô cơ và
nước mà ta tiến hành tách chiết các ancaloid ra khỏi nguyên liệu.
 Dựa vào các tính chất lí hóa để tách chiết và tinh sạch chúng.
Một số đặc tính cần chú ý trong quá trình chiết:
+ Trong cây, ancaloid tồn tại dưới dạng muối của các acid hữu cơ nhưng một số
kết hợp với tanin, vì vậy đối với nguyên liệu có nhiều tanin thì dùng dung môi có độ phân
cực mạnh hơn hoặc chiết nóng để tách ancaloid ra khỏi tanin và hòa tan vào dung môi.
+ Một số ancaloid là các ester như Atropin, Cocain, Heliotrin có thể bị thủy phân
trong quá trình chiết xuất nên cần hạn chế sử dụng nhiệt độ cao. Ngược lại, một số
ancaloid trong cây tồn tại dưới dạng Glycocit (Glycoancaloit)

như Solamacgin,

Solasonin trong các loài Solanum để chiết các ancaloid này cần có giai đoạn thủy phân.
+ Một số Ancaloid là chất tương đối bền vững so với những chất khác trong tự
nhiên. Nhưng một số hợp chất thuộc nhóm indol rất dễ bị thủy phân hoặc biến chất bởi
ánh sáng và các tác nhân oxi hóa-khử nên cần chú ý khống chế các yếu tố có thể làm
hỏng Ancaloid trong quá trình chiết xuất trong khí quyển nitơ.
 Trường hợp ancaloid dễ bay hơi: Có trong cây ở trạng thái muối.
Nguyên liệu được phơi khô và nghiền nát thành bột, cho chất kiềm thường là
NH4OH, NaOH để phóng thích ancaloid. Sau đó chưng cất lôi cuốn hơi nước để thu
ancaloid.
 Trường hợp ancaloid của base ổn định:
Chiết bằng dung môi hữu cơ trong cồn:

9



Bột dược liệu được tẩm kiềm
chiết nóng CHCl3
Cất thu hồi
CHCl3. Hòa cặn
vào nước acid
1%
Dung dịch acid
kết tủa bằng kiềm
pH=10-12

Dd chiết CHCl3 lắc
với nước acid 1-2%
Dịch chiết acid lắc
dung môi hữu cơ loại
tạp
Dịch chiết ancaloid đã loại
tạp + kiềm, chiết với CHCl3

Dd acid lần lượt chiết
CHCl3 ỏ pH khác nhau
pH=2, ancaloid base yếu

pH=7,ancaloid base trung
bình

Dịch chiết CHCl3 cất dung
môi

pH=12, ancaloid base
mạnh


Ancaloid toàn phần

Chiết bằng dung dịch acid hoặc bazơ:
Dược liệu chiết cồn hoặc nước acid

Nếu chiết cồn, cất
và thu hồi cồn

Cô còn 1/3-1/5 thể tích

Nếu chiết cồn, cất
và thu hồi cồn

Dd acid qua cột
cation

Dd cô (acid) để yên từ
1-3 ngày. Lọc

Dd acid để lạnh loại
tạp

Kiểm soát cột
bằng NH4OH

Dịch lọc + kiềm chiết
CHCl3

Rửa cột bằng cồn

Dịch chiết CHCl3 cất
thu hồi

Ancaloid toàn phần

Dd lọc kiềm hóa
pH=12
Hòa tan kết tủa vào
dd acid, lại kết tủa
với kiềm


Các chất có hoạt tính sinh học, cơ chế tác động, chiết xuất, kiểm tra
Sau đó phân tích bằng sắc kí cột hoặc sắc kí bản mỏng để phân lập riêng từng
ancaloid ra khỏi hỗn hợp ancaloid.
4. Kiểm tra:
- Định tính alcaloid trong cây tiến hành như sau: lấy khoảng 10g nguyên liệu khô,
sau đó được tẩm bằng hơi NH3 trong bình hút ẩm cho vào bình tam giác và rót vào
khoảng 60ml CHCl3 lắc đều rồi để yên. Sau đó dịch chiết được lọc và chuyển vào phễu
chiết. Tiếp theo cho vào dung dịch này khoảng 10ml HCl 10%, hỗn hợp này được lắc cẩn
thận trong vài phút rồi để yên, sau đó chiết lấy phân trên (phần tan trong dung dịch HCl).
Lấy phần dung dịch này để thử định tính.
- Để định tính có thể dùng các thuốc thử sau.
+ Thuốc thử Dragendoff: cho vài giọt thuốc thử này vào dung dịch cần định tính
nếu thấy kết tủa màu da cam thì chứng tỏ có alcaloid.
+ Thuốc thử Wagner: cho vài giọt thuốc thử này vào dung dịch cần định tính nếu
thấy có eets tủa màu nâu chứng tỏ có alcaloid.
II. Flavonoid:
1. Đặc điểm cấu tạo và tính chất:
Flavonoid là dẫn xuất của phenol có hầu hết ở người, động thực vật và vi sinhvật

do đưa trực tiếp vào từ nguồn thức ăn. Bản thân con người không có khả năng tự tổng
hợp được phenol. Flavonoid tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất, sinh tổng hợp
và quá trình enzym. Về mặt cấu tạo, flavonoid là các polyphenol có tính acid, đính nhóm
hydroxy tự do ở các vòng.

11


Flavonoid là một nhóm hợp chất rất thường gặp trong thực vật, có trong hơn nửa
các loại rau quả dùng hàng ngày. Flavonoid cũng là một nhóm hoạt chất lớn trong dược
liệu.
Phần lớn các Flavonoid có màu vàng. Ngoài ra còn có những chất màu xanh, tím,
đỏ hoặc không màu.
Cấu trúc hóa học: khung cơ bản theo kiểu C6-C3-C6 (2 vòng benzene nối với
nhau qua một mạch 3 carbon).

Tùy thuộc vào cấu tạo của phần mạch C3 trong bộ khung C6-C3-C6 mà
flavonoids được phân thành các phân nhóm sau:
+ Eucoflavonoid: flavon, flavonol, flavanol, chalcon,anthocyanin,…: đều không
màu nhưng khi tác dụng với acid vô cơ thì có màu đỏ, có tính quang hoạt, dễ bị oxi hóa
và trùng hợp nên khó phân lập, không tan trong dung môi không phân cực hoặc ít phân
cực như benzene, chloroform,…


Các chất có hoạt tính sinh học, cơ chế tác động, chiết xuất, kiểm tra
+ Isoflavonoid: isoflavon, isoflavanon, rotenoid. Tất cả isoflavonoid không có
màu, tạo thành axetat theo cơ chế đóng vòng với phenylalamine, cinnamate dẫn xuất
được sát nhập vào vòng B và C -2,-3,-4 dị vòng.

+ Neoflavonoid: calophylloid


Flavonoid tồn tại chủ yếu ở hai dạng: dạng tự do (aglycol) và dạng liên kết với
glucid (glycosid). Trong đó, dạng aglycol thường tan trong các dung môi hữu cơ như ete,
aceton, cồn nhưng hầu như không tan trong nước, còn dạng glycosid thì tan trong nước
nhưng không tan trong các dung môi không phân cực như aceton, benzen, cloroform.
 Hoạt tính sinh học của flavonoid: Flavonoid là một nhóm các hợp chất được
gọi là "những người thợ sửa chữa sinh hóa của thiên nhiên" nhờ vào khả năng sửa chữa
các phản ứng cơ thể chống lại các hợp chất khác trong các dị ứng nguyên, virus và các
chất sinh ung thư.
- Các Flavonoid là những chất oxy hóa chậm hay ngăn chặn quá trình oxy hóa do
các gốc tự do, có thể là nguyên nhân làm cho tế bào hoạt động khác thường. Các gốc tự
13


do sinh ra trong quá trình trao đổi chất thường là các gốc tự do như OH•, ROO• (là các
yếu tố gây biến dị, huỷ hoại tế bào, ung thư, tăng nhanh sự lão hoá,…).
- Một trong những nhóm flavonoids thực vật hữu ích nhất là proanthocyanidins
(còn được gọi là procyanidins). Một hỗn hợp gồm các proanthocyanidins liên kết với
nhau dạng dime, trime…polime được gọi chung là procyanidolic oligomer, gọi tắt là
PCO. PCO có khả năng:
+ Bắt giữ gốc tự do hydroxyl.
+ Bắt giữ lipide peroxide.
+ Làm chậm trễ đáng kể sự khởi đầu của quá trình peroxide hóa lipide.
+ Kìm giữ các phân tử sắt tự do, giúp ngăn chặn sự peroxide hóa lipide do sắt.
+ Ức chế sự sản sinh ra gốc tự do bằng cách ức chế không cạnh tranh men xanthin
oxidase
+Ức chế sự tổn thương do các enzyme (hyaluronidase, elastase,collagenase...) có
thể làm thoái hóa cấu trúc mô liên kết.
- Các Flavonoid còn có khả năng tạo phức với các ion kim loại nên có tác dụng
như những chất xúc tác ngăn cản các phản ứng oxy hoá . Do đó, các chất flavonoid có tác

dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, tai biến mạch, lão hoá, thoái hoá gan,
tổn thương do bức xạ.
- Có tác dụng với khối u và một số dạng ung thư như enpatin (3,5,3'-trihydroxy6,7,4'-trimetoxyflavon), enpatoretin (3,3'-dihydroxy -5,6,7,4'-tetrametoxyflavon).
- Nâng cao tính bền của thành mạch máu như quercetin, rutin, myciretin.
- Có tác dụng estrogen như glycosid quecxetin và kaempferol- 3-3-ramnogalacto7-ramnorid.


Các chất có hoạt tính sinh học, cơ chế tác động, chiết xuất, kiểm tra
- Flavonoid còn có các tác dụng khác như: chống dị ứng, chống co giật, giãn phế
quản, giãn mạch, lợi mật, giảm đau và có tác dụng diệt nấm... Một số dẫn chất của
flavonoid có tác dụng thông tiểu như quercetin (có trong lá diếp cá), kháng khuẩn như
acvicularin. Đặc biệt, flavonoid còn có hoạt tính vitamin P, làm bền những mao mạch và
giảm tính giòn của thành mạch.
Các kết quả nghiên cứu khoa học đã kết luận rằng: tác dụng sinh học của
flavonoid là do khả năng chống oxy hoá của chúng quy định. Do khả năng ức chế quá
trình oxy hoá nên chúng có hiệu ứng chống u lành tính và u ác tính. Các flavonoid còn
được ứng dụng rộng rãi để điều trị các bệnh nhiễm trùng như chống viêm loét dạ dày,
viêm mật cấp tính và mãn tính, viêm gan, thận, thương hàn, lị...
2. Cơ chế tác động:
Một trong những cơ sở sinh hóa quan trọng nhất để flavonoid thể hiện được hoạt
tính sinh học của chúng là khả năng kìm hãm quá trình oxi hóa dây chuyền sinh ra bởi
các gốc tự do hoạt động. Quá trình này diễn ra theo cơ chế thế gốc.Tuy nhiên, hoạt tính
này thể hiện mạnh hay yếu phụ thuộc vào đặc điểm, cấu tạo hóa học của từng chất
flavonoid cụ thể.
Trong cơ thể người có sẵn một vài enzyme dùng để bảo vệ và ngăn ngừa nhiều
loại gốc tự do làm nguy hại như: superoxide dismutaza (SOD), phân hóa tố (catalaza)
trong nhiều tế bào như hồng cầu và gan hoặc glutathione peroxidaza. Tuy nhiên, vì số
lượng gốc tự do trong cơ thể quá nhiều nên phải nhờ đến các chất chống oxi hóa bổ sung
từ ngoài vào cơ thể theo dạng thức ăn nước uống…Ngày nay, nhiều nhà khoa học cho
rằng flavonoid là chất chống oxi hóa lí tưởng đối với con người.

Khi đưa flavonoid vào cơ thể sẽ sinh ra gốc tự do bền vững hơn các gốc tự do hình
thành trong quá trình bệnh lí (viêm nhiễm, ung thư, lão hóa,…) chúng có khả năng giải
tỏa các điện tử từ trên mạch vòng của nhân thơm và hệ thống nối đôi liên hợp, làm triệt
tiêu các gốc tự do hoạt động. Các gốc tự do tạo nên bởi flavonoid phản ứng với các gốc
tự do hoạt động và trung hòa chúng nên không tham gia vào dây chuyền phản ứng oxi

15


hóa tiếp theo. Kết quả là hạn chế quá trình bệnh lí do cắt đứt dây chuyền phản ứng oxi
hóa.
Ví dụ: Khi ở dạng quinon hoặc semiquinon, flavonoid loại trừ gốc tự do hoạt động
theo cơ chế sau:

R• là gốc tự do hoạt động. Kết quả là hai gốc R• bị triệt tiêu và tạo thành sản phẩm
không còn gốc tự do.
Khi flavonoid ở dạng hidroquinon, phản ứng cũng xảy ra tương tự:
RO2• + Ar-OH

→ RO2H + ArO•

Như vậy các gốc phenolxyl bền vững sẽ thay thế các gốc tự do kém bền vững
trong phản ứng peoxid hóa nên dây chuyền phản ứng sẽ bị cắt đứt. Vì vậy các nhà khoa
học gọi các “gốc tự do bền vững” này là “những tác nhân thu dọn và hủy diệt” các gốc tự
do độc hại để bảo vệ cơ thể.
Ngoài cơ chế trên, flavonoid còn kìm hãm sự phát sinh các gốc tự do hoạt động,
do có khả năng tạo phức với các ion kim loại chuyển tiếp như Fe++, Cu++,…để chúng
không thể xúc tác cho phản ứng Fenton sinh ra các gốc hoạt động như –OH, ROO-…Tác
dụng chống oxi hóa của flavonoid đã được nhiều công trình nghiên cứu cứng minh và
được ứng dụng trong y học ngày nay.

3. Chiết suất:
Không có một phương pháp chung nào để chiết xuất các flavonoid vì chúng rất
khác nhau về độ tan trong nước và trong các dung môi hữu cơ. Các flavonoid glycosid
thường dễ tan trong các dung môi phân cực, các flavonoid aglycon dễ tan trong dung môi
kém phân cực. Các dẫn chất flavon, flavonol có OH tự do ở vị trí 7 tan được trong dung


Các chất có hoạt tính sinh học, cơ chế tác động, chiết xuất, kiểm tra
dịch kiềm loãng, dựa vào đó để chiết. Ví dụ để chiết rutin trong hoa hòe ta có thể dùng
dung dịch kiềm Na2CO3 loãng để hoà tan flavonoid ra khỏi nguyên liệu, sau đó acid hoá
bằng HCl để kết tủa lại rutin.
Thông thường để chiết các flavonoid glycosid, người ta phải loại các chất thân dầu
bằng ether dầu hỏa sau đó chiết bằng nước nóng hoặc methanol hoặc ethanol hay hỗn hợp
CHCl3 và ethanol. Cồn ở các nồng độ khác nhau và nước thường chiết được phần lớn các
flavonoid. Hỗn hợp CHCl3 và cồn hay dùng để chiết các dẫn chất methoxy flavonoid.
Các chất anthocyanin thường kém bền vững nhất là các acyl anthocyanin được acyl hoá
với các acid aliphatic do đó người ta thường chiết bằng methanol có mặt của các acid yếu
như acid acetic, tartric hoặc citric thay vì HCl. Có tác giả dùng một lượng nhỏ acid mạnh
dễ bốc hơi là trifluoroacetic acid (0,5-3%) để chiết các polyacylanthocyanin phức tạp vì
acid này dể bốc hơi trong quá trình làm đậm đặc. Dịch chiết đem làm đậm đặc dưới chân
không ở nhiệt độ thấp (40-70oC). Ðối với những chất dễ bị biến đổi thuộc các nhóm
flavan-3-ol, anthocyanin, flavanon, chalcon glycosid thì nên làm đông khô.
Ðôi khi để tinh chế hoặc tách flavonoid, người ta dùng muối chì (xem phần định
tính) để kết tủa. Sau khi thu tủa người ta tách chì bằng cách sục dihydrosulfid thì
flavonoid được giải phóng.
Ðể phân lập từng chất flavonoid người ta áp dụng phương pháp sắc ký cột. Chất
hấp phụ thông dụng là bột polyamid. Có thể dùng các chất khác như bột cellulose,
silicagel, magnesol, polyvinylpyrolidon. Silicagel dùng để tách các chất flavanon,
isoflavon, methyl và acetyl flavon và flavonol, khai triển bằng CHCl3 và hỗn hợp CHCl3
với ethyl acetat hoặc ether hoặc benzen và hỗn hợp benzen với ethyl acetat hay methanol.

Polyamid dùng để tách tất cả các loại flavonoid, khai triển bằng ethanol hoặc methanol
với độ cồn giảm dần, hoặc một số hỗn hợp dung môi khác. Muốn có đơn chất tinh khiết
thì cần phải sắc ký cột lại vài lần hoặc sắc ký chế hoá. Các flavonoid dimer, trimer có thể
tách bằng sephadex LH-20.
4. Kiểm tra:
Cho khoảng 5 gam nguyên liệu đã giã nhỏ vào bình cầu, sau đó thêm khoảng 50ml
cồn 95% và đun trên bếp cách thuỷ cho đến sôi, lắc bình vài lần, đóng nút bình lại và để
17


khoảng 3 – 4 h (có thể để qua đêm) dịch chiết còn lại được rót ra và cô đặc lại đến còn
khoảng 15ml. Được chia làm 3 phần và chuyển vào trong 3 ống nghiệm.
- Phản ứng xianidin: thêm vào ống nghiệm thứ nhất khoảng 3ml dung dịch HCl
đặc và một mảnh kim loại Mg, quan sát trong 10 phút, nếu có màu từ vàng, đỏ, xanh thì
chứng tỏ có flavonoid. Thêm vào ống nghiệm thứ 2 khoảng 2ml dung dịch HCl, đun
cách thuỷ 5 phút nếu có màu đỏ.
Ống thứ 3 làm đối chứng.
- Phản ứng với thuốc thử : FeCl31%+K3[Fe(CN)6] dung dịch cho màu xanh thẫm.
- Phản ứng với H2SO4 cho màu hồng nhạt.
III. Glycosid trợ tim:
1. Đặc điểm cấu tạo, tính chất:
Glycosid là hợp chất hữu cơ tạo thành do sự ngưng tụ giữa 1 phân tử đường với 1
phân tử hữu cơ khác, với điều kiện nhóm hydroxy bán acetal của phần đường phải tham
gia vào sự ngưng tụ.
Phần không đường được gọi là aglycon hoặc genin, có cấu trúc khác nhau, tác
dụng sinh học phụ thuộc phần này. Phần không đường có thể chia thành hai phần nhỏ:
phần hydrocacbon (là dẫn chất của 10,13dimetylxyclopentanopehydrophenantren
(steroid) , đính vào nhân này còn có các nhóm chức có chứa oxy ) và mạch nhánh là vòng
lacton.
Glycosid trợ tim là những glycosid steroid có tác dụng đặc biệt lên tim. ở liều điều

trị thường có tác dụng cường tim, làm chậm và điều hoà nhịp tim. Nếu quá liều thường
gây nôn làm chảy nước bọt, mờ mắt, ỉa chảy, yếu các cơ, loạn nhịp tim, giảm sức co bóp
của tim và cuối cùng làm ngừng tim ở thời kỳ tâm thu trên tim ếch và tâm trương trên
động vật máu nóng.
Nguồn gốc: Glycosid tim có trong hơn 45 loài thực vật chủ yếu thuộc các họ:
Apocynaceae, Asclepiadaceae, Celastraceae (Dây gối) , Cruciferae, Euphorbiaceae,
Fabaceae,

Liliaceae,

Meliaceae,

Moraceae,

Ranulculaceae,

Scrophulariaceae,

Sterculiaceae, Tiliaceae (Đay),.... và trong một số côn trùng, ở trong cây glycosid tim có
ở các bộ phận: lá, hoa, vỏ thân, rễ, thân rễ, , nhựa mủ.


Các chất có hoạt tính sinh học, cơ chế tác động, chiết xuất, kiểm tra

 Tính chất vật lí :
- Kết tinh, dạng vô định hình hoặc lỏng sánh.
- Đa số không màu (trừ anthraglycosid có màu đỏ, flavonoid có màu vàng).
- Vị đắng.
- Độ tan : tan trong nước, cồn, ít hoặc không tan trong dung môi hữu c ơ. độ tan
phụ thuộc vào mạch đường (dài, ngắn), vào nhóm ái nước của aglycon. Phần genin có độ

tan ngược lại.
 Tính chất hóa học :
- Đa số các Glycosid không có tính khử.
- Có thuốc thử đặc hiệu cho các aglycon phụ thuộc vào cấu trúc hóa học
- Nếu glycosid có đường đặc biệt (2,6-desoxy) cho phản ứng đặc hiệu.
- Glycosid có thể bị enzym thủy phân. Sự thủy phân có tính chọn lọc (mỗi enzym
chỉ cắt một loại dây nối). Các enzyme có khả năng cắt các đơn vị đường ở cuối mạch
(xa aglycon) thường là glucose để chuyển thành các các glycoid thứ cấp như enzyme

19


dililanidase trong lá Digitalis lanata, digipurpidase trong lá Digitalis purpurea,
strophanthobiase trong hạt Strophanthus courmontii,…
 Hoạt tính sinh học:
Tác dụng của glycosid tim làm tăng sức co bóp của cơ tim cả ở người lành lẫn
người bệnh. Làm tăng trương lực cơ tim: làm ngắn chiều dài của các sợi cơ tim đã bị
căng, giãn do vậy làm tăng trương lực cơ tim, giảm thể tích và kích thước tim; làm chậm
nhịp tim: do vừa có tác dụng trên dây thần kinh phế vị, vừa làm giảm tính tự động của nút
xoang; làm giảm dẫn truyền trong nhĩ, đặc biệt nút nhĩ thất; làm giảm tính kích thích của
cơ tâm nhĩ, nhưng trái lại, làm tăng tính kích thích của cơ tâm thất; gây lợi tiểu nhẹ do
giảm tái hấp thu natri ở ống lượn gần.
2. Cơ chế tác động:
Các glycosid trợ tim đều ức chế các ATPase màng, là enzym cung cấp năng lượng
cho “bơm Na+ - K+” của mọi tế bào. “Bơm” này có vai trò quan trọng trong khử cực
màng tế bào, do đẩy 3 ion Na+ ra để trao đổi với 2 ion K+ vào trong tế bào. Tác dụng của
glycosid phụ thuộc vào tính nhạy cảm của ATPase của từng mô. Trên người, cơ tim nhạy
cảm nhất, vì vậy: với liều điều trị, glycosid có tác dụng trước hết là trên tim.
Khi ATPase bị ức chế, nồng độ Na+ trong tế bào tăng sẽ ảnh hưởng đến một hệ
thống khác, hệ thống trao đổi Na+ - Ca++. Bình thường, hệ thống này sau mỗi hiệu thế

hoạt động sẽ đẩy 1 ion Ca++ và nhập 4 ion Na+ vào tế bào. Dưới tác dụng của glycosid,
nồng độ Na + trong tế bào sẽ tăng cản trở sự trao đổi này và làm nồng độ Ca ++ trong tế
bào tăng cao, gây tăng lực co bóp của cơ tim, vì ion Ca++ có vai trò hoạt hóa myosin ATPase để cung cấp năng lượng cho sự co cơ (các sợi actin trượt trên sợi myosin).
Sau cơ tim ATPase của các tế bào nhận cảm áp lực của cung động mạch chủ và
xoang động mạch cảnh cũng rất nhạy cảm với glycosid. Khi ATPase bị ức chế, tần số
phóng “xung tác giảm áp” hướng tâm tăng, kích thích trung tâm phó giao cảm và làm
giảm trương lực giao cảm sẽ làm tim đập chậm lại và làm giảm dẫn truyền nhĩ - thất.


Các chất có hoạt tính sinh học, cơ chế tác động, chiết xuất, kiểm tra
Tác dụng trên tim là tác dụng chủ yếu vì làm tâm thu ngắn và mạnh, tâm trương
dài ra, nhịp tim chậm lại. Nhờ đó, tim được nghỉ nhiều hơn, máu từ nhĩ vào thất ở thời kỳ
tâm trương được nhiều hơn, cung lượng tim tăng và nhu cầu oxy giảm. Do đó bệnh nhân
đỡ khó thở và nhịp hô hấp trở lại bình thường, glycocid còn làm giảm dẫn truyền nội tại
và tăng tính trợ của cơ tim nên nếu tim bị loạn nhịp, có thể làm đều nhịp trở lại.
Trên thận: làm tăng thải nước và muối nên làm giảm phù do suy tim.
Cơ chế của tác dụng này là: một mặt làm tăng cung lượng tim, nên nước qua cầu thận
cũng tăng; mặt khác, ức chế ATPase ở màng tế bào ống thận làm giảm tái hấp thu natri
và nước.
Trên cơ trơn: với liều độc, ATPase của “bơm” Na + - K+ bị ức chế, nồng độ Ca++
trong tế bào thành ruột tăng làm tăng co bóp cơ trơn dạ dày, ruột (nôn, đi lỏng), co thắt
khí quản và tử cung (có thể gây xảy thai).
3. Chiết suất:
Nguyên liệu → Loại tạp (chất béo) bằng dung môi Ether dầu hỏa hay hexan → Nguyên
liệu đã loại chất béo → Chiết bằng nước hoặc cồn thấp độ → Dịch chiết nước hoặc cồn
thấp độ → Loại tạp gôm, chất nhầy, pectin, tanin .. (hoặc Chiết bằng dung môi đặc
hiệu) → Sắc ký cột (silica gel, oxy nhôm)→ Glycosid thô →Tinh chế → Chất tinh
khiết.
4. Kiểm tra:
Lấy 10 gam nguyên liệu khô đã giã nhỏ vào bình tam giác thêm vào 100ml cồn 20

– 30% và để lại sau 1 ngày, thỉnh thoảng khuấy trộn, sau đó lọc thu được dịch chiết. Để
tủa chất bẩn trong dịch chiết ta tiến hành tủa lần lượt bằng chì axetat và dung dịch
natrisunfat bão hoà. Từ dung dịch đã lọc bỏ chất bẩn lấy các glycozet ra bằng hỗn hợp
CHCl3 và cồn (3:1), phân đoạn khoảng 20ml dịch chiết CHCl3 - cồn của các glycosid
được làm khô bằng natrisunfat khan và lọc vào bình cầu. Chưng cất thu hồi dung môi
đến khô trên bếp cách thuỷ.
Định tính glycosid tim: Hỗn hợp các glycosid thu được từ cách điều chế trên được
xác định bằng phản ứng định tính Keller – Kiliani: trong 2ml axit acetic băng chứa oxit
sắt ( trộn 99ml axit axetic băng với 1ml dung dịch FeCl3 5%) được hoà tan 1 -2 mg
21


glycosid, dung dịch được chuyển sang theo thành ống nghiệm của một ông nghiệm khác
chứa sẵn 2ml H2SO4 đặc sao cho phân làm hai lớp, ở giới hạn hai lớp xuất hiện màu nâu
hoặc nâu đen, ở trên mặt vành màu nâu từ từ xuất hiện lớp màu xanh lục hoặc xanh trong
vòng 1 – 2 phút thì kết luận có glycosid tim.
Các thuốc thử định tính cũng như dịnh lượng chủ yếu dựa trên các thuốc thử tạo
màu ở ánh sáng thường hoặc tạo huỳnh quang dưới ánh sáng cực tím.
Các thuốc thử chia làm 2 loại: thuốc thử phản ứng với dường 2,6 deoxy và thuốc
thử phản ứng với aglycol.
 Thuốc thử tác dụng lên phần đường:
- Thuốc thử xanthydrol: gồm 10mg xanthydrol hòa trong 99 ml acid acetic và
thêm 1ml HCL, trộn đều. Phản ứng cho màu đỏ mận rõ và ổn định.

Thực hiện: Lấy khoảng 20-200 µg mẫu chứa glycocid cho vào ống nghiệm khô,
thêm 5ml thuốc thử, trộn đều, đậy nút bông, đặt trên nồi cách thủy sôi 3 phút sau đó làm
lạnh bằng cách ngâm 5 phút vào nước đá và để ở nhiệt độ phòng 10 phút. Đo quang phổ
ở bước sóng 550nm. Định tính thì không cần làm lạnh.
- Thuốc thử acid phosphoric đậm đặc: 10-20 µg mẫu chứa glucocid hòa trong 1ml
aceton. Thêm 5ml acid phosphoric đậm đặc(d=1,7) trộn đều, nhúng trong nước nóng 15

phút, làm nguội. dd có màu vàng đo bằng quang phổ kế ở bước sóng 474nm.
 Thuốc thử tác dụng trên phần aglycon:
- Thuốc thử Liebermann-burchardt: cho mẫu thử vào ống nghiệm, thêm vài giọt
acid acetic sau đó thêm vài ml hh anhydride acetic: acid sunfuric (1:1), trộn đều, màu
thay đổi từ hồng đến xanh lá.


Các chất có hoạt tính sinh học, cơ chế tác động, chiết xuất, kiểm tra

:
Thuốc thử Baljet: hòa tan 1.1 g acid piric (2,4,6-trinitro phenol) trong 25 ml
etanol thêm hh 5ml NaOH 15% và 70 ml nước, trộn đều. các glycocid tim có màu đỏ
cam tương đối bền.

Ngoài ra có thể dùng các thuốc thử khác: Tattje, Raymond-Marthoud, Kedde, legal,…
IV.Coumarin :
1. Đặc điểm, tính chất:

Coumarin là một hữu cơ thơm, đó là một chất kết tinh không màu . Coumarin và
các dẫn xuất của nó được coi là tất cả phenylpropanoids .
Một số dẫn xuất coumarin tự nhiên gồm umbelliferone (7-hydroxycoumarin),
aesculetin(6,7dihydroxycoumarin), herniarin (7methoxycoumarin), psoralen,…

23


 Phân bố trong tự nhiên:
Coumarin được tìm thấy tự nhiên trong nhiều thực vật , đặc biệt là ở nồng độ cao
trong đậu tonka ( Dipteryx odorata ), vani cỏ (Anthoxanthum odoratum ), Woodruff
ngọt ( Galium


odoratum ), cây

thảo

bản

bông

vang ( Verbascum spp.), cỏ

ngọt ( Hierochloe odorata ), quế quế ( Cinnamomum cassia ) không nên nhầm lẫn
với quế thật ("Ceylon quế", Cinnamomum zeylanicum) có chứa ít coumarin, ngọt cỏ ba
lá ( Melilotus ssp.), và deertongue ( Dichanthelium clandestinum ). Coumarin cũng được
tìm thấy trong chất chiết xuất từ Justicia pectoralis .
Phân loại: Các hợp chất có nguồn gốc từ coumarin còn được gọi là coumarin hoặc
coumarinoids bao gồm: brodifacoum , bromadiolone, difenacoum, aurapteneen, saculin,
phenprocoumon (Marcoumar), Scopoletin có thể được cô lập từ vỏ cây Shorea
pinanga, warfarin.
 Hoạt tính sinh học:
- Coumarin có tính ức chế sự thèm ăn, mà trong các nhà máy có thể làm giảm tác
động của động vật ăn cỏ. Mặc dù các hợp chất có mùi ngọt ngào dễ chịu, nó có vị đắng,
và động vật có xu hướng tránh nó.
- Coumarin có làm loãng máu, chống nấm và các hoạt động chống khối u.
Coumarin không nên dùng khi sử dụng thuốc chống đông máu. Coumarin làm tăng lưu
lượng máu trong các tĩnh mạch và mao mạch giảm tính thấm. Coumarin có thể độc hại
khi sử dụng ở liều cao trong một thời gian dài.
- Hoạt động coumarin bao gồm chống HIV, chống khối u, chống tăng huyết áp,
chống loạn nhịp tim , chống viêm , chống loãng xương , chất khử trùng , và giảm
đau . Nó cũng được sử dụng trong điều trị bệnh hen suyễn và phù bạch huyết .

- Coumarin độc vừa đến gan và thận, với một liều gây chết trung bình (LD 50 )
275 mg / kg, một độc tính thấp so với các hợp chất có liên quan. Mặc dù nó chỉ là một
chút nguy hiểm đối với con người, coumarin là độc cho gan ở chuột nhưng ít hơn ở


Các chất có hoạt tính sinh học, cơ chế tác động, chiết xuất, kiểm tra
chuột. Con người chuyển hóa nó chủ yếu là để 7-hydroxycoumarin , một hợp chất độc
tính thấp hơn. Viện Liên bang Đức đánh giá rủi ro đã thiết lập một tiêu thụ hàng ngày
chấp nhận được (TDI) là 0,1 mg coumarin mỗi kg trọng lượng cơ thể, mà còn tư vấn cho
rằng lượng cao hơn trong một thời gian ngắn là không nguy hiểm. Các An toàn và sức
khỏe nghề nghiệp Quản lý (OSHA ) của Hoa Kỳ không phân loại coumarin như một chất
gây ung thư cho con người.
2. Cơ chế tác động:
Tác dụng đáng chú ý của các dẫn chất coumarin là chống co thắt, làm giãn nở
động mạch vành mà cơ chế tác dụng tương tự như papaverin. Hàng loạt các chất
coumarin tự nhiên cũng như tổng hợp đã được thí nghiệm. Người ta nhận thấy rằng đối
với coumarin nhóm 1 nếu OH ở C-7 đuợc acyl hóa thì tác dụng chống co thắt tăng, gốc
acyl có 2 đơnvị isopren (ví dụ geranyloxy) thì tác dụng tốt nhất. Ðối với nhóm psoralen,
nếu nhóm hydroxy,methoxy hay isopentenyloxy ở vị trí C-5 hay C-8 thì tăng tác dụng.
Ðối với nhóm angelicin, nếu có methoxy ở C-5 hay C-5 và C-6 cũng tăng tác dụng.
Những dẫn chất acyldihydrofuranocoumarin và acyldihydropyranocoumarin thì tác dụng
chống co thắt rất tốt, nhóm acyl ở đây tốt nhất là có 5 carbon nếu kéo dài mạch carbon thì
tác dụng bị hạ thấp .
Dẫn xuất của coumarin và indention là thuốc chống đông máu, do có cấu trúc
giống vitamin K nên ức chế cạnh tranh enzyme epoxid-reductase làm cản trở sự khử
vitamin K-epoxid thành vitamin K cần khiết cho sự ôi carboxyl hóa thành các yêu tố
đông máu: II,VII,IX là X. Vì thế nhóm này được gọi là thuốc kháng vitamin K.
3. Chiết xuất:
Spath dựa vào sự đóng mở vòng lacton để chiết xuất một số coumarin. Trước hết
là chiết coumarin bằng ether dầu hoặc bằng một dung môi hữu cơ khác. Tiếp theo, lắc

dung môi hữu cơ với dung dịch natri hydroxyd. Tách riêng lớp kiềm rồi lại acid hóa, sau
đó lại chiết lại với dung môi hữu cơ, bốc hơi dung môi rồi tinh chế.
Đối với các dẫn chất coumarin có nhiều nhóm OH hoặc đối với coumarin glycosid
thì chúng khó hòa tan trong dung môi hữu cơ, hơn nữa các phenolcoumarin rất dễ bị oxy
25


×