Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác PHÒNG CHỐNG CHÁY nổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.86 KB, 25 trang )

MỤC LỤC

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người để tạo ra của cải vật
chất và các giá trị tinh thần của xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng
cao của con người. Lao động có năng suất, chất lượng, hiệu quả là nhân tố quyết
định đến sự phát triển của một đất nước, một dân tộc hay nói rộng hơn là cho xã
hội loài người. Do đó an toàn - vệ sinh lao động là một vấn đề có ý nghĩa rất quan
trọng trong các doanh nghiệp hiện nay. Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là điều
kiện để nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Một trong những
nguyên nhân cản trở sự phát triển của doanh nghiệp đó là những ảnh hưởng, thiệt
hại, tai nạn do cháy nổ gây nên. Trên thực tế, hiện nay vấn đề cháy nổ đang ngày
càng diễn ra phức tạp. Nhận thấy được sự tác động không hề nhỏ của cháy nổ đồng
thời nhóm em cũng mong muốn hiểu rõ hơn nội dung của học phần nên nhóm quyết
định lựa chọn nghiên cứu đề tài :
“ NGHIÊN CỨU VỤ CHÁY NỔ TẠI CÔNG TY VIETNAM SAMHO VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP”
Nội dung thảo luận được chia làm ba phần :
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÁY NỔ VÀ AN TOÀN CHÁY NỔ
PHẦN 2: NGHIÊN CỨU VỤ CHÁY NỔ TẠI CÔNG TY VIETNAM SAMHO
PHẦN 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG
CHÁY NỔ TẠI CÔNG TY VIETNAM SAMHO
Để có thể hoàn thành tốt bài thảo luận này, nhóm 1 xin gửi lời cảm ơn sâu sắc
tới cô Nguyễn Thùy Trang – giảng viên bộ môn quản trị dịch vụ – khoa khách sạn du
lịch trường đại học Thương Mại đã nhiệt tình giảng dạy, tạo điều kiện và cung cấp
những tài liệu và kiến thức bổ ích giúp chúng em lĩnh hội được những kiến thức
hữu ích từ môn học này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24/9/2015.
PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÁY NỔ VÀ AN TOÀN CHÁY NỔ
1.1. Cháy nổ
1




1.1.1. Khái niệm


Bản chất của sự cháy
Sự cháy là quá trình lý hóa phức tạp mà cơ sở của nó là phản ứng oxy hóa xảy
ra 1 cách nhanh chóng có kèm theo sự tỏa nhiệt và phát ra tia sáng.
Trong điều kiện bình thường, sự cháy xuất hiện và tiếp diễn trong tổ hợp gồm
có chất cháy, không khí và nguồn gây lửa. Trong đó chất cháy và không khí tiếp xúc
với nó tạo thành hệ thống cháy, còn nguồn gây lửa là xung lượng gây ra trong hệ
thống phản ứng cháy. Hệ thống chỉ có thể cháy được với 1 tỷ lệ nhất định giữa chất
cháy và không khí. Quá trình hóa học của sự cháy có kèm theo quá trình biến đổi lý
học như chất rắn cháy thành chất lỏng, chất lỏng cháy bị bay hơi.
1.1.2. Nguyên nhân
Do sự vi phạm các điều kiện an toàn sẽ phát sinh ra những nguyên nhân cháy.
Tuy nhiên những nguyên nhân gây ra cháy có rất nhiều và cũng khác nhau, những
nguyên nhân đó cũng thay đổi liên quan đến sự thay đổi các quá trình kỹ thuật
trong sản xuất và việc sử dụng các thiết bị, nguyên vật liệu, các hệ thống chiếu sáng
đốt nóng…
1.1.3. Phân loại những nguyên nhân gây cháy nổ

 Lắp ráp không đúng, hư hỏng, sử dụng quá tải các thiết bị điện gây ra sự cố trong

mạng điện, thiết bị điện

 Sự hư hỏng các thiết bị có tính chất cơ khí và sự vi phạm quá trình kỹ thuật, vi

phạm điều lệ phòng hóa trong quá trình sản xuất.
 Không thận trọng và coi thường khi dung lửa, không thận trọng trong khi hàn..

 Bốc cháy và tự bốc cháy của một số vật liệu khi dự trữ, bảo quản không đúng (Bo
kết quả của tác dụng hóa học…)
 Do bị sét đánh khi không có cột thu lôi hoặc thu lôi bị hỏng
 Các nguyên nhân khác như: Theo dõi kỹ thuật trong quá trình sản xuất không đầy
đủ; không trông nom các trạm điện, máy kéo, các động cơ chạy xăng và các máy
móc khác, tang trữ bảo quản nhiên liệu không đúng.
 Tóm lại trên các công trường, trong sinh hoạt, trong các nhà công cộng, trong sản

xuất có thể có nhiều nguyên nhân gây ra cháy. Phòng ngừa cháy có liên quan nhiều
đến việc tuân thủ theo các điều kiện an toanfkhi thiết kế, xây dựng và sử dụng các
công trình nhà cửa trên công trường và trong sản xuất.
1.2. Phòng chống cháy nổ

2


1.2.1. Điều kiện an toàn phòng cháy
Các điều kiện mà khi đó khả năng phát sinh ra cháy bị loại trừ được gọi là các
điều kiện an toàn phòng cháy, tức là :





Thiếu 1 trong những thành phần cần thiết chi sự phát sinh sự cháy.
Tỷ lệ của chất cháy và oxy để tạo ra hệ thống cháy không đủ
Nguồn nhiệt không đủ để bốc cháy môi trường đấy.
Thời gian tác dụng của nguồn nhiệt không đủ để bốc cháy hệ thống cháy.
1.2.2. Mục đích








Phòng ngừa hỏa hoạn trên công trường là thực hiện các biện pháp nhằm
Đề phòng sự phát sinh ra cháy.
Tạo điều kiện ngăn cản sự phát triển ngọn lửa.
Nghiên cứu các biện pháp cứu thoát người và đồ đạc quý trong thời gian cháy.
Tạo điều kiện cho đội cứu hỏa chữa cháy kịp thời.
1.2.3. Biện pháp phòng cháy
1.2.3.1. Điều kiện lựa chọn biện pháp phòng cháy







Chọn biện pháp phòng cháy phụ thuộc vào
Tính chất và mức độ chống cháy (chịu cháy) của nhà cửa và công trình.
Tính nguy hiểm khi bị cháy của các xí nghiệp sản xuất (quy trình sản xuất)
Sự bố trí quy hoạch nhà cửa và công trình.
Điều kiện địa hình ….
1.2.3.2. Biện pháp
a, Biện pháp phòng cháy kĩ thuật

 Hạn chế khối lượng của chất cháy(hoặc chất oxy hóa) đến mức tối thiểu
 Ngăn cách sự tiếp xúc của chất oxy hóa khi chúng chưa tham gia vào quá trình sản






xuất.
Trang bị phương tiện PCCC.
Huấn luyện sử dụng các phương tiện PCCC, các phương án PCCC.
Cơ khí và tự động hóa quá trình sản xuất.
Dùng thêm các chất phụ gia trơ, các chất ức chế, các chất chống nổ để giảm tính

cháy nổ của hỗn hợp cháy.
 Cách ly hoặc đặt các thiết bị hay công đoạn đễ cháy nổ ra xa các thiết bị khác.
 Loại trừ mọi khả năng phát sinh ra mồi lửa tại những chỗ sản xuất có lien quan đến
các chất dễ cháy nổ.
b, Biện pháp phòng cháy phi kĩ thuật
 Tuyên truyền pháp lệnh PCCC
 Phổ biến cho công nhân cán bộ điều lệ an toàn phòng hỏa, tổ chức thuyết trình nói

chuyện, chiếu phim về an toàn phòng hỏa.

3


 Treo cổ động các khẩu hiệu, tranh vẽ và dấu hiệu để phòng tai nạn do hỏa hoạn gây







ra.
Nghiên cứu sơ đồ thoát người và đồ đạc khi cháy.
Tổ chức đội cứu hỏa.
Sử dụng đúng đắn máy móc, động cơ điện, nhiên liệu, hệ thống vận chuyển.
Giữ gìn an toàn nhà cửa, công trình trên quan điểm an toàn phòng hỏa.
Thực hiện nghiêm chỉnh biện pháp về chế độ cấm hút thuốc lá, đánh diêm, dùng lửa
ở những nơi cấm hoặc gần những vật liệu dễ cháy.
1.2.3.3. Các công cụ chữa cháy
Các đội chữa cháy chuyên nghiệp được trang bị những phương tiện chữa cháy
hiện đại như: xe chữa cháy, xe thông tin, xe thang… cà các hệ thống báo cháy tự
động. Ở xí nghiệp, công trường, kho tang, đường phố người tat rang bị cho các đội
chữa cháy các loại dụng cụ chữa cháy như: gàu vảy, bơm, vòi rồng, thang, câu liêm,
xô xách nước, bình chữa cháy, bao tải…
Hiện nay ở nước ta dung rất nhiều lại hình bọt chữa cháy của các nước và của
ta chế tạo. Tuy kết cấu có khác nhau, nhưng nguyên tắc tạo bọt và cách sử dụng khá
giống nhau. Dưới đây là 3 loại điển hình:



Bình chữa cháy bọt hóa học OIB

4


1. Thân bình 2.Bình chứa H SO 3.Bình chứa Al (SO ) 4.Lò xo
2 4
2 43
5.L−ới hình trụ 6.Vòi phun bọt


7.Tay cầm 8.Chốt đập 9.Dung dịch kiềm

Na CO .
2 3


Bình chữa cháy tetaccloruacacbon CCl4

1.Thân bình 2.Bình nhỏ chứa CO 3.Nắp 4.ống xiphông 5. Vòi phun
2
6. Chốt đập 7.Màng bảo hiểm 8.Tấm đệm 9.Lò xo 10. Tay cầm.


Bình chữa cháy bằng khí CO2 (loại OY-2)

5


1.Thân bình 2.ống xiphông 3.Van an toàn 4.Tay cầm
5.Nắp xoáy 6.ống dẫn 7.Loa phun 8.Giá kê


Vòi rồng chữa cháy: Hệ thống vòi rồng cứu hỏa có tác dụng tự động dập tắt đám

cháy bằng nước khi nó mới xuất hiện. Vòi rồng gồm có:
 Vòi rồng kín: Có nắp ngoài bằng kim loại dễ cháy, đặt hướng vào đối tượng cần bảo
vệ. Khi có đám cháy, nắp hợp kim sẽ chảy ra và nước sẽ tự động phun ra để dập
đám cháy.
 Vòi rồng hở: Không có nắp đậy, mở nước có thể bằng tay hoặc tự động. Hệ thống vòi
rồng hở để tạo màng nước bảo vệ các nơi sinh ra cháy.

1.2.3.4. Các phương tiện chữa cháy


Xe chữa cháy chuyên nghiệp, xe chữa cháy : Xe thông tin và ánh sáng, xe phun bọt
hóa học, xe hút khói…

• Phương tiện báo và chữa cháy tự động
 Phương tiên báo tự động để phát hiện cháy từ đâu và báo ngay về trung tâm chỉ

huy chữa cháy
 Phương tiện chữa cháy tự động là phương tiện tự động đưa các chất chảy vào đám


cháy và dập ngọn lửa.
Các trang bị chữa cháy tại chỗ: Bơm tay, cát, xẻng, xô đựng nước, câu liêm ….

1.3. Mục đích, ý nghĩa của công tác ATVSLĐ nói chung và ý nghĩa của
viêc nghiên cứu vấn đề tai nạn lao động do cháy nổ nói riêng
1.3.1. Mục đích, ý nghĩa của công tác công tác ATVSLĐ


Mục đích của công tác AT-VSLĐ
6


 Bảo vệ sức khỏe và tính mạng NLĐ, góp phần tăng năng suất lao động, giảm thiệt

hại cho doanh nghiệp và người lao động.
 Ngăn ngừa tai nạn lao động bà bệnh nghề nghiệp và những thiệt hại khác cho
người lao động.

• Ý nghĩa của công tác AT-VSLĐ
 Ý nghĩa chính trị
 AT- VS LĐ thực hiện bản chất ưu việt của chế độ XHCN, thể hiện quan điểm coi con
người là động lực, là mục tiêu của sự phát triển.
 Trong XH có tỷ lệ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thấp là XH luôn coi trọng
người lao động là vốn quý nhất, phải được tôn trọng, phải được bảo vệ.
 Thực hiện tốt công tác AT-VS LĐ chính là góp phần chăm sóc sức khỏe , tính mạng
và đời sống của con người- lực lượng quan trọng nhất để phát triển đất nước.
 Ý nghĩa xã hội
 AT-VS LĐ vừa là yêu cầu cần thiết của sản xuất, vừa là quyền lợi, nguyện vọng chính
đáng của người lao động, là biểu hiện thiết thực nhất chăm lo đến đời sống, hạnh
phúc của họ.
 AT-VS LĐ tốt đảm bảo cho xã hội trong sang, lành mạnh, đội ngũ giai cấp công nhân
có điều kiện phát triển toàn diện về trí lực và thể lực.
 Lợi ích về kinh tế
 Tạo ra các điều kiện lao động tốt, người lao động làm việc được liên tục đạt năng
suất cao.
 Bảo đảm thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật ATLĐ đúng theo quy phạm, quy
trình và chỉ tiêu sẽ đảm bảo cho máy móc thiết bị nhà xưởng sử dụng được lâu dài,
không bị sự cố hư hỏng, bảo vệ được tài sản cố định và do đó cũng tránh được tai
nạn lao động.

 Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, phát triển kinh

doanh
 Làm tốt công tác AT-VS LĐ là nội dung xúc tiến thương mại, tạo điều kiện cho sản
phẩm vượt rào cản phi thuế quan và tiêu chuẩn lao động, quản lý chất lượng sản
phẩm, không gây ô nhiễm môi trường, là điều kiện doanh nghiệp nâng cao năng lực
cạnh tranh trên thị trường, phát triển kinh doanh.
 Thực hiện tốt AT-VS LĐ là hành động thiết thực nhất để xây dựng văn hóa an toàn

tại nơi làm việc của doanh nghiệp.

7


1.3.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu tai nạn lao động do cháy nổ
Cháy nổ là một loại tai nạn dễ xảy ra và khi đã xảy ra thì vật chất bị thiêu hủy,
gây thiệt hại đến tính mạng con người, cơ sở vật chất kỹ thuật để lại những hệ lụy
không chỉ với doanh nghiệp, với người lao động mà còn cả với toàn thể xã hội.
Trong sự nghiệp xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã Hội Chủ
Nghĩa, công tác phòng chống cháy nổ có một vị trí hết sức quan trọng. Phòng chống
cháy nổ tốt sẽ làm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà
nước, tài sản tập thể và của công dân.
Vì vậy các doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh nghiên cứu vấn đề này để thấy rõ
những tác động, những nguy hiểm có thể xảy ra trong doanh nghiệp của mình để có
cơ sở xây dựng nên những biện pháp phòng tránh kịp thời và phù hợp.

PHẦN 2: NGHIÊN CỨU VỤ CHÁY NỔ TẠI CÔNG TY VIETNAM SAMHO
2.1. Tình hình cháy nổ 2014
Theo thống kê của Cục Cảnh sát PCCC và CNCH, trong năm 2014 cả nước
xảy ra 2.375 vụ cháy (trong đó có 2.025 vụ cháy tại các cơ sở, nhà dân, phương tiện
giao thông và 350 vụ cháy rừng). Thiệt hại do cháy gây ra làm chết 90 người, bị
thương 143 người, về tài sản ước tính trị giá 1.307,078 tỷ đồng và 1.352 ha rừng.
Trong thời gian này toàn quốc cũng xảy ra 42 vụ nổ làm chết 29 người, bị thương
8


30 người, thiệt hại về tài sản trị giá 3.432 triệu đồng. Trong công tác cứu nạn, cứu
hộ(CNCH) lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH đã thực hiện 694 vụ CNCH. Tổ chức
hướng dẫn thoát nạn được hàng nghìn người, trực tiếp cứu chữa được 255 người

(không tính số người cứu được trong các vụ cháy, nổ); tìm được 163 xác nạn nhân
bàn giao cho lực lượng chức năng xử lý.
Trong năm 2014 tình cháy tuy có nhiều diễn biến phức tạp nhưng đã được
kiềm chế, giảm cả về số vụ và thiệt hại về tài sản. Đáng chú ý đã xảy ra 31 vụ cháy
lớn, gây thiệt hại tài sản 907,801 tỷ đồng tập trung nhiều khu công nghiệp, khu chế
xuất: cháy tại kho hàng công ty cổ phần len Hà Đông, địa chỉ đường Vạn Phúc,
phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, TP. Hà Nội xảy ra ngày 19/2/2014 đã hủy hoại
hoàn toàn 3.000m2 nhà kho và gây thiệt hại tài sản trị giá 105,7 tỷ đồng; vụ cháy
xảy ra ngày 04/5/2014 tại Công ty CP Giấy Thành Đạt, cụm công nghiệp Phong Khê
2, xã Phong Khê, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã hủy hoại khoảng 5.000m2 nhà
xưởng, thiệt hại tài sản ước tính khoảng 100 tỷ đồng; vụ cháy xảy ra ngày
18/10/2014 tại xưởng gỗ của Công ty Việt Hà và kho của Công ty Nippon Express,
địa chỉ lô 38B Khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội đã hủy hoại 7.000m2
nhà kho, nhà xưởng và gây thiệt hại tài sản khoảng 130 tỷ đồng….
Cháy lớn tập trung chủ yếu ở các cơ sở sản xuất kinh doanh các mặt hàng dễ
cháy, nổ có diện tích mặt bằng sản xuất, kinh doanh rộng, nhà xưởng chủ yếu bằng
khung thép mái lợp tôn, tường gạch bao quanh, trữ lượng hàng hóa, nguyên vật
liệu sản xuất lớn. Nguyên nhân cháy lớn chủ yếu là do phát hiện và báo cháy không
kịp thời; các cơ sở sản xuất này đều chưa quan tâm đầu tư đúng mức cho công tác
PCCC, cơ sở tự ý thay đổi công năng sử dụng của công trình mà không tổ chức thực
hiện đảm bảo các quy định về an toàn PCCC phù hợp với thực trạng cơ sở.
2.2 Nghiên cứu vụ cháy nổ tại công ty TNHH Vietnam Samho

9


2.2.1. Giới thiệu về công ty




Lĩnh vực hoạt động:
Cty Việt Nam Samho TNHH là nhà cung cấp sản phẩm giày, dép xuất
khẩu 100% vốn Hàn Quốc (tiền thân là công ty Samyang Việt Nam), chuyên sản
xuất giày thể thao nhãn hiệu Nike (xuất khẩu 100%).
Nhà xưởng với quy mô rộng hàng chục hecta với nhiều khu sản xuất với số
lượng công nhân viên khoảng 8.500 người.



Địa chỉ
Địa chỉ: ấp Thạnh An, Xã Trung An, Huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày hoạt động: 15/11/1995 (Đã hoạt động 20 năm) trong lĩnh vực sản xuất giày
dép xuất khẩu.
2.2.2. Tình hình cháy nổ
Vào lúc 20 giờ 35 phút tối 6-3- 2015, tại khu A Công ty Việt Nam SamHo
(100% vốn Hàn Quốc, chuyên gia công giày thể thao, xã Trung An, huyện Củ Chi, TP
HCM) đã xảy ra 1 vụ cháy lớn gây thiệt hại lớn về tài sản cho công ty. Ngọn lửa

10


bùng phát tại kho chứa nguyên vật liệu để sản xuất giày và không có công nhân làm
việc.

Biển lửa bao trùm công ty VietNam SamHo

Lực lượng cảnh sát PCCN tiếp cận ngọn lửa để chữa cháy
Phát hiện đám cháy, bảo vệ của công ty đã dùng nhiều bình CO2 và nước dập
lửa nhưng không thành do khu vực cháy chứa nhiều da, vải…nên ngọn lửa nhanh
chóng bao trùm nhà xưởng. Lửa và khói đen bốc lên cuồn cuộc kèm theo những

11


tiếng nổ lớn. Sau đó, lực lượng PCCC đã có mặt tại hiện trường và tiến hành chia ra
nhiều hướng để cô lập ngọn lửa, tránh cháy lan sang các khu vực xung quanh. Do
quy mô của vụ cháy rất lớn nên lực lượng chữa cháy đã phải điều động đến 100 cán
bộ chiến sĩ của các phòng cùng 25 xe nước loại, 2 xe trạm bơm, 5 máy bơm tham gia
công tác chữa cháy. Đến 23h cùng ngày, đám cháy đã cơ bản được khống chế,
không để cháy lan sang các nhà xưởng bên cạnh. Đến 4h sáng 7/3, đám cháy mới
được dập tắt hoàn toàn.
Theo đó, nhà xưởng xảy ra cháy rộng khoảng 10.000 m2, đám cháy đã thiêu
rụi khoảng 5.000 m2 và lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp đã bảo vệ được diện
tích còn lại.
2.2.3. Nguyên nhân
Đám cháy lớn xảy ra tại công ty TNHH Việt Nam Samho đã gây ra thiệt hại về
tài sản vô cùng nghiêm trọng. Nguyên nhân của vụ cháy này đã được các lực lương
ban hành chức trách tiến hành điều tra. Mặc dù đã xác định nguyên nhân chính của
vụ cháy này là do chập điện nhưng đến nay vẫn chưa hề có căn cứ và thông tin
chính xác cho sự cố lớn này. Do đó đám cháy có thể xảy ra không ngoại trừ các
nguyên nhân sau:


Không thận trọng và coi thường khi dùng lửa
Nguyên nhân này có thể là khó xảy ra vì sự cố cháy lớn tại công ty VietNam
Samho không có thiệt hại về người và đám cháy xảy ra khi toàn bộ công nhân viên
đã ngừng làm việc. Tuy nhiên có thể trong quá trình làm việc nhân viên đã không
cẩn thận để các vật dụng dễ cháy nổ ở vị trí dễ dàng tiếp xúc với nhau hoặc do sơ ý
không kiểm tra, theo dõi bếp ga, các thiết bị phát lửa khi ra về để ngọn lửa có thể
bùng phát tạo ra đám cháy lớn, hơn nữa công ty lại chưa nhiều vật liệu dễ bắt lửa
và cháy như bao bì, thùng giấy, nhựa, vải, da, dung môi hóa chất...dần tới lửa bùng

phát nhanh và lan rộng.



Cháy do điện
Đây có lẽ là nguyên nhân chiếm tỉ lệ khá cao trong các vụ cháy lớn tại các
doanh nghiệp sản suất và cũng là nguyên nhân được xác định đầu tiên. Trong vụ
cháy tại nhà máy công ty Samho cũng được xác định đến hơn 85% là do sự cố chập
điện gây ra. Bỡi lẽ theo nguồn tin ban đầu, khu vực xảy ra cháy đầu tiên là khu nhà
12


kho có một phòng nhỏ của trưởng kho làm việc và ở đó chất chất liệu điện. Cũng có
thể là do Samho là một doanh nghiệp sản xuất giầy gia công do vậy thương xuyên
phải sử dụng các thiết bị máy móc sử dụng đến điện với công suất lớn và rất dễ gây
chập điện khi nhiệt độ cao dẫn tới cháy nổ trên diện rộng với các vật liệu để sản
xuất giầy là những vật liệu rất dễ bắt lửa.


Cháy do ma sát, va đập
Công ty Samho hiện đang sử dụng rất nhiều máy móc thiết bị phục vụ cho việc
gia công sản phẩm giầy thể thao do đó có thể xảy ra sự va chạm do ma sát, va đập
giữa các vật liệu và cụng cụ gia công sẽ biến cơ năng thành nhiệt năng. Với nhiệt độ
cao như vậy trong thời gian dài sẽ rất dễ gây ra tình trạng lửa xuất hiện, kèm theo
đó là có các vật liệu dễ bắt lưả nên lửa bùng cháy và lan rộng nhanh.

• Do ý thức người lao động
 Người lao động chưa có ý thức chấp hành tốt, thiếu hiểu biết trong việc bố trí, sắp

xếp các thiết bị, dụng cụ, để các thiết bị dụng cụ, hóa chất lẫn lộn, gần nhau có thể

gây ra phản ứng hóa học dẫn tới phát nhiệt, phát lửa và dẫn tới cháy nổ.
 Do ý thức của người lao động khi không nắm vững các kiến thức về an toàn lao
động, phòng cháy chữa cháy khiến cho quy mô đám cháy ngày càng phát tán mạnh
mẽ và nguy hiểm.
• Do doanh nghiệp
 Chưa đề cao công tác phòng ngừa rủi ro trong doanh nghiệp.
 Thiếu cơ sở vật chất, các phương tiện, thiết bị đảm bảo an toàn và phòng chữa cháy
nổ trong doanh nghiệp.
 Công tác đào tạo nhân viên về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ chưa có, hoặc
chưa được chú trọng dẫn tới người lao động thiếu hiểu biết.
• Thiếu sự quan tâm theo dõi của người quản lý sản xuất
Đây là nguyên nhân gián tiếp đối với mọi vụ hỏa hoạn. Người quản lý không
sát sao kiểm tra kỹ càng các thiết bị, các khu phòng, không phân công, giao nhiệm
vụ kiểm tra cho các nhân viên khác một cách cụ thể hay chưa chú ý tới công tác
phòng cháy chữa cháy và không có biện pháp phòng cháy chữa cháy. đo lường
trước các hậu họa xảy ra là sẽ tạo điều kiện cho đám cháy xảy ra bất cứ lúc nào và
dẫn tới việc lửa phát tán trên diện rộng.
2.2.4. Thiệt hại


Về tài sản

13


Vụ hỏa hoạn làm khoảng 5.000 m2 nhà xưởng bị đổ sập, nhiều hàng hóa máy
móc bị thiêu rụi. Toàn bộ 2 khu nhà xưởng và tài sản bị hủy hoại hoàn toàn, chỉ còn
trơ lại những khung kệ sắt, tổng thiệt hại ước tính khoảng hàng chục tỷ đồng.

Toàn bộ nhà xưởng bị cháy hoàn toàn


Bên trong nhà xưởng, nhiều vật tư, nguyên liệu bị thiêu rụi
Ảnh hưởng
 Nhà xưởng bị đổ sập, doanh nghiệp cần phải có thời gian để khắc phục thiệt hại làm

cho quá trình sản xuất bị đình trệ sẽ làm giảm năng suất lao động, hiệu quả kinh
14


doanh hơn nữa doanh nghiệp cần thêm thời gian để bố trí, sắp xếp lại các nguồn lực
đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
 Tốn kém chi phí cho việc sửa sang, xây dựng lại nhà xưởng, chi phí thay thế các máy

móc bị hư hỏng, các nguyên liệu bị cháy đang trong quá trình sản xuất.
 Tốn kém chi phí chi trả lương, trợ cấp cho người lao động trong thời gian tạm

ngừng việc.


Về nhân lực

 Ảnh hưởng tới tâm lý của người lao động

Do công ty vừa mới xây một xưởng mới nên đã tạm bố trí nhiều công nhân
sang xưởng mới làm việc, còn khoảng hơn 2.000 công nhân chưa được bố trí phải
tạm ngừng việc. Có thể phải mất 1 tuần thì hoạt động của công ty mới trả lại ổn
định. Vụ cháy đã dẫn đến thiếu việc làm cho những lao động có khu vực bị cháy. Cần
phải có thời gian để khôi phục lại và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Mất việc làm trong khi giá cả thị trường lại liên tục tăng, khiến cho không ít
người lao động phải sống vô cùng chật vật, tạo ra tâm lý hoang mang. Trong lúc

chờ đợi công việc họ dễ đánh mất lòng tin đối với công ty, sự gắn bó của họ đối với
VietNam Samho cũng giảm đi, họ có xu hướng tìm một công việc khác có thu nhập
ổn định hơn để trang trải cho cuộc sống.
2.2.5. Biện pháp giảm nhẹ thiệt hại, giải quyết hậu quả
2.2.5.1. Biện pháp giảm nhẹ thiệt hại


Giảm nhẹ đám cháy
Vụ hỏa không gây thiệt hại cho con người nhưng nhiều hàng hóa máy móc
thiệt bị thiêu rụi. Vì là công ty sản xuất giầy các nguyên vật liệu như: vải, nhựa, chỉ,
…dễ cháy nên sử dụng các phương pháp hạn chế khối lượng của chất cháy đến mức
tối thiểu. Lính cứu hỏa nên cô lập dập tắt ngọn lửa khu chứa nguyên vật liệu dễ
cháy bằng nước, bụi nước,hơi nước,… làm tăng bề mặt tiếp xúc của nó với đám
cháy.
Khu vực nhà xưởng chứa nhiều vật liệu dễ cháy như da, keo,mút là nguyên
nhân ngọn lửa lan nhanh nên để cách riêng ra và khi có đám cháy phải cô lập khu
vực này để cho ngọn lửa phân tán. Dùng các phương tiện phòng cháy chữa cháy

15


như chất halogen luôn được tích trữ để kìm hãm tốc độ đám cháy của mút dễ thấm
ướt.
• Giảm nhẹ hư hỏng máy móc
 Xưởng bị cháy 5000m2 còn làm cho máy móc bị hư hỏng nặng. Do máy móc là chất

kim loại nên lính cứu hỏa nên dùng bột chữa cháy để giảm thiểu hỏng các máy móc.
Từ đây công ty để cách ly hoặc đặt các thiết bị dễ cháy ra xa các thiết bị khác như
vải, nhựa, chỉ,…cách xa xưởng máy móc kim loại dễ chập điện và sẽ gây cháy lớn.
 Công ty cơ khí và tự động hóa quá trình sản xuất có tính nguy hiểm dễ nổ trong

xưởng, nơi chứa nguyên vật liệu dễ cháy. Công ty chuẩn bị và đầu tư mua để dự trữ
các chất phụ gia trở, các chất ức chế, các chất chống nổ để giảm tính cháy nổ hỗn
hợp cháy.
2.2.5.2. Biện pháp giải quyết hậu quả
• Nâng cao ý thức phòng chống cháy nổ
 Bên cạnh biện pháp phòng tránh giảm nhẹ hỏa hoạn, thiệt hại tài sản cho doanh

nghiệp thì công ty cũng phải có biện pháp về phòng cháy chữa cháy cho con người,
nâng cao tự bảo vệ cho bản thân. Mở các lớp huấn luyện về cách xử lý tình huống
khi có hỏa hoạn xảy ra, hay có thể làm ngăn chặn ngọn lửa khi chưa có lính cứu hỏa
đến.
 Sức nóng của biển lửa khiến nhiều can nhựa đựng dung môi, hóa chất nổ liên tiếp
gây sập mái, tầng nên công ty loại trừ trước mọi khả năng phát sinh ra mồi lửa tại
những chỗ sản xuất dễ gây phát nổ. Công ty phải có huấn luyện sử dụng các phương
tiện phòng cháy chữa cháy, đầu tư cho các chất chữa cháy.
 Công ty phải nghiên cứu và xây dựng những cửa thoát hiểm cho công nhân khi xảy
ra hỏa loạn, có bài hướng dẫn nơi nào cần tránh khi có tai nạn xảy ra như những
nơi dễ nổ, dễ bùng cháy,…công nhân sẽ bảo vệ được chính họ trước khi đợi có người
đến cứu hay họ hoảng loạn chạy vào những nơi nguy hiểm hơn.
• Ổn định sản xuất và việc làm cho người lao động
Khi vụ tai nạn không mong muốn xảy ra công ty thiệt hại số tài sản khá lớn
nhưng rất may không có thiệt hại về người. Nhưng điều đáng nói sau khi vụ cháy xả
ra có hơn 10.500 công nhân phải nghỉ việc 10 ngày. Trong thời gian nghỉ để khắc
phục sự cố thì công ty vẫn trả lương đầy đủ cho công nhân mặc dù thiệt hại rất
nặng nề. Trước cách hành xử đó thì công nhân trong công ty tự nguyện đóng góp 1
tháng lương của mình hay người nghèo thì 1 ngày lương để chia sẻ khó khăn với

16



công ty nhưng công ty nghĩ cảnh công nhân còn nhiều khó khăn họ không nhận
khoản tiền giúp đỡ đó vì công ty vẫn có thể xoay xở được. Được kết quả như vậy
cũng là biện pháp trước tai nạn không mong muốn xảy ra,chính là sự chung tay của
công ty vào các hoạt động của Công Đoàn như: xây dựng mái ấm Công Đoàn, hỗ trợ
chi phí chữa bệnh cho công nhân bị bệnh hiểm nghèo, giúp đỡ công nhân có hoàn
cảnh khó khăn, trao học bổng cho con công nhân có thành tích học tập xuất sắc,phụ
cấp chuyên cần, phụ cấp nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi… đã khiến công nhân ngày càng
có cảm tình và gắn bó với doanh nghiệp.
PHẦN 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG
CHỐNG CHÁY NỔ
3.1. Xu hướng
Theo thống kê của Cảnh sát PCCC tỉnh Bình Dương trong năm 2014, toàn tỉnh
xảy ra 32 vụ cháy, chủ yếu xảy ra tại doanh nghiệp, cơ sở tư nhân, nhà dân, gây
thiệt hại về tài sản ước tính hơn 62 tỷ đồng. So với năm 2013, số vụ cháy giảm 10
vụ. Tuy nhiên, tăng 2 người chết, tăng 1 người bị thương, thiệt hại về tài sản tăng
hơn 40 tỷ đồng. Trong đó có những vụ cháy điển hình gây khó khăn cho công tác
chữa cháy như: tại thị xã Bến Cát, vụ cháy của Công ty TNHH TNA thiệt hại về tài
sản ước tính 20 tỷ đồng; Công ty TNHH gỗ GHP Intertional vốn đầu tư Đài Loan
cháy thiệt hại ước tính 14 tỷ đồng…Trong số 40 vụ cháy từ đầu năm 2014 đến nay,
nguyên nhân gây cháy do chập điện 20 vụ, bất cẩn 5 vụ, cố ý gây cháy 4 vụ, sự cố kỹ
thuật 2 vụ, đang chờ kết luận giám định 9 vụ
Nhận xét
Tình hình cháy nổ chung tại tỉnh Bình Dương có xu hướng ngày càng diễn
biến phức tạp có nguy cơ tăng về thiệt hại mặc dù số vụ cháy nổ giảm đi. Số vụ cháy
trong năm khá lớn (32 vụ) gây thiệt hại rất nhiều về người và của. Nguyên nhân
chủ yếu do các thiết bị điện sử dụng quá tải, bất cẩn, cố ý gây cháy,… Vì vậy cháy nổ
là vấn đề vô cùng cấp thiết đối với các doanh nghiệp đặc biệt là các khu công
nghiệp, do đó các doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh công tác phòng chống cháy nổ
đồng thời nâng cao nhận thức của người lao động trong doanh nghiệp về vấn đề
này.

17


3.2. Giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng chống
cháy nổ
3.2.1. Biện pháp đối với doanh nghiệp


Nâng cao công tác phòng cháy chữa cháy tại chỗ: bởi địa bàn Huyện Củ Chi rộng
lớn có khá nhiều khu công nghiệp nhưng lực lượng chữa cháy ở xa khu công

nghiệp, điều xe từ chỗ khác tới sẽ mất nhiều thời gian
 Đầu tư cơ sở vật chất về công tác phòng cháy chữa cháy: Bình bọt AB, Bột khô như
cát, nước......
 Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động, bán tự động.
 Tăng cường huấn luyện về công tác phòng cháy chữa cháy: Công ty nên tổ chức các
buổi tập huấn thường xuyên và định kỳ cho cán bộ công nhân viên trước hết để
tránh tâm lý hoang mang, lo sợ, thứ hai để họ chuẩn bị được kĩ cả về kiến thức và kĩ
năng xử lý khi có hỏa hoạn xảy ra.
• Mua bảo hiểm phòng cháy chữa cháy cho cán bộ công nhân viên và cho doanh
nghiệp để bù đắp thiệt hại.

• Biện pháp đối với công tác quản lý
 Đưa ra các nội quy, quy định cụ thể, rõ ràng về công tác phòng cháy chữa cháy tại

doanh nghiệp.
 Thường xuyên kiểm tra, phát hiện những yếu tố gây cháy nổ để có các biện pháp
phòng cháy kịp thời.
3.2.2. Biện pháp phòng chống cháy nổ đối với người lao động trong
doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần nâng cao kỹ năng làm việc an toàn cho người lao động,
nhất là với những người lao động trực tiếp làm việc tại những nơi dễ gây cháy nổ
thông qua những quy định về an toàn cháy nổ, những việc người lao động nên và
không nên làm trong quá trình làm việc như:
 Không để các vật dễ cháy gần thiết bị điện tiêu thụ điện. Không dùng quá nhiều thiết

bị điện chung một ổ cắm, đặc biệt các thiết bị có công suất lớn.
 Ô tô, xe máy và các phương tiện, dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để phải

cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt; thiết bị chứa, dẫn xăng dầu… phải đảm bảo
kín.
 Không tự ý câu mắc điện. Các đường dây điện phải đi âm tường hoặc lắp đặt gọn

gàng.

18


 Không lắp đặt, câu mắc cầu dao hoặc ổ cắm điện ở những nơi ẩm ướt và phải cách

xa tầm tay.
 Trước khi giải lao hay hết giờ làm việc phải kiểm tra cẩn thận các thiết bị xem đã

tắt an toàn chưa.
 Không để các vật dụng gây cản trở hành lang và cầu thang bộ thoát hiểm.
 Mỗi người phải được đào tạo cơ bản về công tác an toàn trong phòng chống cháy

nổ.
3.2.3. Biện pháp đối với cơ quan chức năng có thẩm quyền về phòng
chống cháy nổ.

 Đào tạo bài bản, huấn luyện đội ngũ cán bộ công nhân viên chi tiết, cụ thể và cách

xử lý cháy nổ khi xảy ra.
 Đưa ra các bộ luật, quy chế, quy định...rõ ràng về công tác phòng chống cháy nổ cho
tất cả các đối tượng lao động.
 Có trách nhiệm tuyên truyền, huy động các doanh nghiệp, người lao động cùng hợp
tác trong công tác phòng chống cháy nổ.
 Kiểm tra đánh giá thường xuyên công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác phòng
chống cháy nổ trong công ty.
KẾT LUẬN
Khi xã hội ngày càng phát triển, các doanh nghiệp có nhiều điều kiện ứng
dụng khoa học kĩ thuật, máy móc thiết bị hiện đại trong sản xuất mà nhận thức của
người lao động còn hạn chế thì nguy cơ cháy nổ xảy ra ngày càng cao. Mặc dù đã có
những biện pháp phòng chống cháy nổ từ bản thân doanh nghiệp và các cơ quan
nhà nước nhưng mối nguy hiểm luôn tiềm ẩn khắp mọi nơi, chỉ cần sơ ý có thể dẫn
đến cháy nổ gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của. Cháy nổ là điều mà không
một doanh nghiệp nào thực sự muốn. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp phải tự nắm bắt
được các khả năng cháy nổ có thể xảy ra, các nguyên nhân gây ra cháy nổ để từ đó
có các biện pháp phòng và chống kịp thời, giảm thiểu thiệt hại.

19



×