Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.49 KB, 22 trang )

Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lí luận.
Môn GDCD trong nhà trường THPT trang bị cho họ sinh kiến thức về hai lĩnh
vực chính là đạo đức và chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Dạy học đạo
đức để góp phần bồi dưỡng phẩm chất, năng lực, nhân cách cho thế hệ trẻ Việt Nam
trong thời kì mới. Dạy học pháp luật để giúp cho các em có hiểu biết cơ bản về pháp
luật Việt Nam, hình thành kĩ năng sống và làm việc theo Hiến Pháp và Pháp Luật.
Tuy nhiên cả hai mảng kiến thức này đều có nhiều khái niệm lí luận trừu tượng. Học
sinh khó lĩnh hội được trong quá trình học tập trên lớp và nảy sinh cảm giác tẻ nhạt,
nhàm chán, không coi trọng môn học. Đối với giáo viên, dạy học là một nghệ thuật.
Nghệ thuật trong dạy học môn GDCD là người giáo viên phải biết biến cái khó
thành dễ, cái phức tạp thành cái đơn giản, cái trừu tượng thành cái đơn giản, cụ thể
bằng cách làm đa dạng hóa giờ học để thu hút sự chú ý của học sinh. Các em sẽ thấy
học môn GDCD cũng thật bổ ích và thú vị. Muốn vậy giáo viên phải biết vận dụng
linh hoạt nhiều phương pháp trong một giờ dạy đặc biệt là các phương pháp mới.
Một trong các phương pháp mới đó là “tổ chức trò chơi”.
Hiện nay, chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp trong giảng dạy
để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong quá trình lĩnh hội
kiến thức. “Tổ chức trò chơi ”là một phương pháp đáp ứng được các yêu cầu đó.
Tham gia vào trò chơi trong giờ học do giáo viên tổ chức là học sinh đã vượt lên
chính bản thân mình, chiến thắng tính nhút nhát, hòa mình vào tập thể đồng thời
cũng tự mình suy nghĩ, giải đoán đáp án thậm chí còn tự mình sáng tạo ra đáp án
mới, cách làm mới. Đây thực sự là cách để học sinh chủ động lĩnh hội, khắc sâu kiến
thức bài học.
Xu hướng tích hợp trong dạy học GDCD ở nhà trường phổ thông hiện nay
đòi hỏi giáo viên không chỉ có kiến thức chuyên nghành mà phải biết vận dụng các



Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10
kiến thức và phương pháp của nhiều bộ môn khoa học khác nhau, nhiều lĩnh vực
khác nhau trong đời sống. Tổ chức trò chơi là điều kiện để giáo viên vận dụng kiến
thức của các bộ môn như ngữ văn, lịch sử, địa lí, vật lí, toán học...góp phần trang bị
kiến thức toàn diện cho học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên còn có thể vận dụng sáng
tạo một số trò chơi tổ chức trên truyền hình vào trong bài học. Việc làm này cũng
rất bổ ích và thiết thực trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động
ngoại khóa hay trong các buổi sinh hoạt tập thể...
Bằng sự quan sát và tìm hiểu của riêng mình, tôi nhận thấy: mặc dù phương
pháp tổ chức trò chơi được đề cập đến từ lâu, được hướng dẫn trong nhiều tài liệu
tham khảo như : Tài liệu hướng dẫn thực hiện đổi mới phương pháp của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Sách giáo viên, một số quyển tạp chí chuyên nghành như Giáo dục
và thời đại, Thế giới trong ta....nhưng tất cả mới chỉ dừng lại ở sự định hướng, gợi ý
chứ chưa có tài liệu nào nêu cụ thể và hướng dẫn tỉ mỉ giáo viên cách thực hiện
từng trò chơi trong quá trình dạy học.

2. Cơ sở thực tiễn
Xuất phát từ thực tiễn giang dạy môn GDCD ở trường phổ thông, tôi cũng
nhận thấy:
- Hiện nay các trường THPT đã có đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy
đúng chuyên ngành GDCD không còn tình trạng kiêm nhiệm như trước kia. Chính
vì vậy đây là một điều kiện rất thuận lợi để nâng cao chất lượng dạy và học môn
GDCD nói chung và ở trường THPT nói riêng. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn một
bộ phận giáo viên chưa nhận thức đầy đủ vị trí, vai trò môn học, còn xem nhẹ chưa
chú trọng đầu tư công sức, thời gian để dạy tốt môn học này.
- Tâm lí chung của mọi người cho rằng đây là một môn học phụ, kết quả học tập
thế nào không quan trọng lắm. Vì vậy không quan tâm động viên học sinh học tập.
- Giáo viên giảng dạy vận dụng phương pháp hiệu quả còn thấp, vận dụng một
cách tràn lan hoặc chưa đổi mới phương pháp trong giờ học, hoặc sử dụng còn hình



Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10
thức, đơn điệu nhàm chán, chưa phù hợp với bài học, với thực tiễn, với đối tượng
học sinh địa phương đang sống.
Từ những lí do trên đây, tôi chọn đề tài: “Tổ chức trò chơi trong dạy học môn
GDCD phần đạo đức lớp 10” cho sáng kiến kinh nghiệm của mình.
II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
1. Mục đích: Thực hiện đề tài này, tôi muốn đưa ra cách thức tổ chức các trò
chơi một cách cụ thể để các bạn đồng nghiệp có thể coi đó như một tài liệu tham
khảo bổ ích, phục vụ thiết thực cho công tác giảng dạy bộ môn ở nhà trường THPT.
2. Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích trên, bài sáng kiến của tôi phải giả
quyết các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài để xây dựng cho mình một cơ sở lí
luận thích hợp
- Tìm hiểu thực tế giảng dạy môn GDCD ở một số trường THPT trong địa phương
và ngoài địa phương để nắm bắt cụ thể tình hình, cách thức tổ chức trò chơi trong
dạy học bộ môn của các giáo viên khác để tham khảo.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến này là “Cách
thức tổ chức các trò chơi trong dạy học môn GDCD lớp 10” .
2. Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ của một sáng kiến kinh nghiệm, tôi
hạn chế phạm vi nghiên cứu của đề tài là: “Phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy
học môn GDCD lớp 10 ở trường THPT”.
IV. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI


Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10
1. Ý nghĩa lí luận: Thực hiện đề tài này, tôi mong muốn góp một tiếng nói vào
việc áp dụng phương pháp mới vào dạy học các môn ở nhà trường THPT nói riêng

và với riêng việc dạy học môn GDCD nói riêng.
2. Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể sử dụng
được trước hết trong dạy học môn GDCD nói riêng và một số môn học khác hoặc
trong các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài này, tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra thực tiễn
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích diễn dịch
- Phương pháp quy nạp..
VI. BỐ CỤC CỦA SÁNG KIẾN
Sáng kiến này ngoài phần mở đầu, kết luận, bài học kinh nghiệm, hạn chế của đề
tài, kiến nghị đề và tài liệu tham khảo, được chia làm 4 chương
Chương I: Đặc điểm và biện pháp áp dụng trò chơi
Chương II. Vận dụng một số trò chơi trong dạy học GDCD
Chương III. Kết luận
Chương IV. Một số hạn chế của đề tài
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGV GDCD 10
2. Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử,GDCD lớp 10
3. Thế giới trong ta
4. Báo Giáo Dục và Thời Đại
5. SGK GDCD 10.
6. Một số tài liệu khác.


Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM VÀ BIỆN PHÁP ÁP DỤNG TRÒ CHƠI

1. Đặc điểm và tác dụng của việc tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD ở
trường THPT.
Giảng dạy GDCD để gây hứng thú cho học sinh, giáo viên phải đa dạng hóa
các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học bộ môn: Khắc phục tính chất đơn
điệu, nghèo nàn trong việc áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Trò chơi là phương pháp rất có hiệu quả để thu hút sự tham gia của học sinh. Trong
cuộc chơi mỗi người đều bình đẳng và đều có cố gắng thể hiện hết mình. Vì vậy tổ
chức trò chơi chẳng những là biện pháp để tăng cường hứng thú trong học tập, nâng
cao sự chú ý, thay đổi các trạng thái tâm lí mệt mỏi trong quá trình nhận thức mà
còn là biện pháp rèn luyện các kĩ năng ứng xử giao tiếp, củng cố và phát triển khả
năng tự tin của các em trong học tập và trong ứng xử xã hội. Cụ thể phương pháp
này có tác dụng:
-> Tăng cường khả năng chú ý nắm bắt nội dung bài học của các em.
-> Nâng cao hứng thú cho người học, góp phần làm giảm mệt mỏi, căng thẳng
trong trong học tập của học sinh.
-> Tăng cường khả năng giao tiếp giữa giáo viên và học sinh, và giữa học sinh với
nhau, giúp học sinh rèn luyện khả năng ứng xử, giao tiếp
-> Thu hút cả lớp theo dõi tham gia các hoạt động.
Trong quá trình dạy học môn GDCD có thể vận dụng phương pháp tổ chức trò
chơi nhằm:
- Hình thức tri thức mới
- Hình thành kĩ năng


Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10
Ngoài việc tổ chức trò chơi khác nhau còn có tác dụng củng cố tri thức, hình
thành thái độ liên quan đến chuẩn mực hành vi quy định.
Để vận dụng thành công phương pháp tổ chức trò chơi trong giảng dạy phần
đạo đức môn GDCD lớp 10 cần thực hiện những bước sau:
Bước 1: Tôi đã linh hoạt lựa chọn các biện pháp sau:

+GV chọn thời gian vận dụng phương pháp
+GV chọn những nội dung tổ chức trò chơi
+GV cần sử dụng phương tiện tổ chức trò chơi
+GV chọn cáh thức tổ chức như thế nào cho có hiệu quả
Bước 2: Sáng tạo trò chơi
GV có thể tùy từng bài, từng thời gian sử dụng và phụ thuộc thực tế học sinh để
tổ chức với những trò chơi sau: Trò chơi sắm vai, trò chơi ô chữ, trò chơi tiếp sức,
trò chơi đoán tên hành động, trò chơi “Tam sao thất bản”, trò chơi đố vui.

2. Biện pháp áp dụng tổ chức trò chơi
2.1: Lựa chọn thời gian vận dụng trò chơi.
Chúng ta nên lưu ý rằng, trong giảng dạy GDCD không nhất thiết giờ nào cũng
bắt buộc áp dụng phương pháp mới này. Tài liệu “Bồi dưỡng GV giảng dạy SGK
lớp 10” môn GDCD viết : Tùy từng bài, từng phần, tường điều kiện dạy học của nhà
trường, khả năng của học sinh và năng lực sở trường của giáo viên mà lựa chọn
phương pháp . Chính vì điều đó, khi áp dụng giáo viên phải biết lựa chọn thời điểm
nội dung bài cần áp dụng để thích hợp nhất.
* Sử dụng trò chơi vào đầu giờ học để kiểm tra bài cũ và giới thiệu bài mới
Cách vận dụng đó vừa kiểm tra được kiến thức bài cũ để giải quyết trò chơi đồng
thời bước đầu nhận ra nội dung kiến thức bài học. Bên cạnh đó, còn tạo tâm lí thoải
mái, hứng khởi, học sinh hào hứng học tập hơn, giải tỏa tâm lí mệt mỏi, căng thẳng
tinh thần do giờ học trước hoặc mệt mỏi do hoàn cảnh xung quanh gây ra.
* Sử dụng trò chơi nhằm hình thành tri thức mới


Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10
Trò chơi thường được tổ chức sau khi đã tìm hiểu hoạt động 1 ( đặt vấn đề hoặc
thông tin - sự kiện), từ những kiến thức thực tế qua hoạt động 1, vận dụng những
kiến thức đó giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh khám phá, phát hiện ra tri thức
đó nằm ngay trong nội dung bài học.

* Sử dụng trò chơi để hình thành kĩ năng
Xác định mục đích của việc tổ chức trò chơi nhằm hình thành kĩ năng cho các em,
chúng ta tổ chức trò chơi trên cơ sở vận dụng những tri thức của bài học, từ đó giúp
học sinh hình thành được những kĩ năng xử lí tình huống đạo đức, pháp luật. Vì đây
là thời điểm thử nghiệm để học sinh dựa vào lí thuyết giải quyết những vấn đề xảy
ra trong môi trường xung quanh, rèn luyện được kĩ năng lựa chọn cách giải quyết
khi gặp những tình huống đạo đức, pháp luật trong thực tế cuộc sống.
* Sử dụng trò chơi nhằm củng cố tri thức, hình thành thái độ
Khác với việc tổ chức trò chơi vào các thời điểm, mục dích khác nhau như trên,
ở thời điểm tổ chức trò chơi để củng cố, tri thức, hình thành thái độ có mục đích
khác đó là: Để học sinh thâu tóm được nội dung bài học, giúp khắc sâu nhớ rõ hơn
nội dung vừa học xong, từ đó vận dụng vào các tình huống giả định, vào trò chơi giả
định nào đó để học sinh bày tỏ thái độ của mình trước môi trường tập dượt đó. Thời
điểm tổ chức trò chơi với mục đích này thiết nghĩ vào cuối giờ học là hợp lí nhất.
2.2 Lựa chọn nội dung tổ chức trò chơi
Cụ thể nội dung trò chơi cần đảm bảo những yêu cầu như:
- Phù hợp với bài đạo đức mà học sinh đang học, nếu có nội dung “lạ” thì các em
rất khó xác định.
- Nội dung phải vừa sức học sinh, phải đảm bảo đủ thông tin kiến thức mà học sinh
đã nắm được, không dễ quá và cũng không khó quá.
- Nội dung cần phù hợp với cuộc sống thực tế của học sinh, giúp các em dễ vận
dụng vào thực tiễn.
- Nội dung trò chơi phải có tính khả thi, trò chơi đưa ra phải phù hợp với thực tế


Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10
trường, lớp kẻo không đủ phương tiện để tổ chức.
2. 3. Sử dụng phương tiện khi tổ chức trò chơi
Từ lâu, qua các giờ thăm lớp dự giờ ở trường tôi và trường bạn, tôi thấy thường
khi cho học sinh chơi trò chơi đa số chỉ tổ chức “suông” mà thiếu sự chuẩn bị như:

không hóa trang nhân vật, không đủ phiếu cá nhân, không có thẻ xanh, thẻ đỏ đẻ
phục vụ đánh giá, không có phần thưởng...Chính vì điều đó mà mỗi lần tổ chức trò
chơi là một lần thiếu hấp dẫn học sinh, dẫn đến sự đơn điệu và nhàm chán.
2.4: Chọn cách tổ chức trò chơi có hiệu quả.
* Bước phổ biến trò chơi
- Giáo viên giúp học sinh nắm vững trò chơi như: tên trò chơi, nội dung, cách chơi,
cách phân thắng bại....
- Giáo viên chọn một số học sinh tham gia trò chơi, đảm bảo qua các giờ học, lần
lượt được học sinh tham gia cả, đặc biệt chú ý những học sinh nhút nhát, ít phát
biểu.
* Bước học sinh thực hiện trò chơi
- Các em thảo luận với nhau về việc thực hiện trò chơi.
- một nhóm học sinh thực hiện trò chơi trước lớp - cả lớp theo dõi.
- Những em khác, nhóm khác có thể tiếp tục thực hiện trò chơi ( đối với trò chơi
sắm vai thì có cách giải quyết khác)
* Bước tổng kết, đánh giá.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá việc thực hiện trò chơi: trò chơi có được
thực hiện đúng quy tắc không ? có thể rút ra bài học gì qua việc thực hiện trò chơi
này ?
- Giáo viên nhận xét đánh giá chung và tuyên bố nhóm (hay cá nhân) thắng cuộc
(nếu có).
- Giáo viên khen thưởng nhóm có kết quả tốt bằng cách
+ Tặng một tràng pháo tay cùng với những lời động viên khen ngợi


Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10
+ Cho điểm các thành viên trong nhóm
+ Trao thẻ xanh cho nhóm thực hiện tốt, thẻ đỏ cho nhóm chưa tốt
+ Trao thưởng một hay hai gói quà cho đội thắng.
Như vậy, với những biện pháp đã vận dụng vào từng thời điểm, mục đích, nội

dung khác nhau, nó thực sự phát huy hiệu quả. Giờ dạy, học thực sự là một giờ vừa
học vừa chơi, kết hợp giữa học với hành, hấp dẫn học sinh và tạo nên chú ý học
nhiều hơn.

CHƯƠNG II. MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN DỤNG TRONG GIẢNG
DẠY PHẦN ĐẠO ĐỨC GDCD LỚP 10
Việc sáng tạo và lựa chọn một số trò chơi để vận dụng nhằm nâng cao hiệu qủa
giờ học GDCD lớp 10 trong trường THPT là một vấn đề hết sức cần thiết.
1: Trò chơi sắm vai
Sắm vai là phương pháp học sinh thực hành, làm thử một số cách ứng xử nào
đó trong một tình huống đạo đức, pháp luật giả định. GV cần để học sinh lựa chọn
cách giải quyết một vấn đề xảy ra trong cuộc sống thực tế, nhằm tập dượt cho học
sinh kịp thời ứng phó khi bắt gặp. Khi đó các em sẽ đứng trước những lựa chọn có
thể xấu hoặc tốt...áp dụng vào đầu hoặc cuối giờ học.
Cách thức tiến hành trò chơi
- Đưa tình huống lên máy chiếu
- Cho học sinh các nhóm thảo luận cách giải quyết, hóa trang nhân vật.
- GV đến từng nơi để góp ý cho từng nhóm, sau đó cho các nhóm len diễn.
- Cả lớp và GV nhận xét, tổng hợp và đưa ra cách gải quyết tối ưu nhất.
- Tổng kết, khen thưởng
VD: Khi dạy bài 10: “Quan niệm về đạo đức”, tôi đưa ra tình huống lên máy chiếu.
Em sẽ làm gì trong trường hợp sau đây: Trên đường đi học về, tình cờ em đi cùng


Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10
chiều với một phụ nữ vừa bế con, vừa xách một túi nặng? Tại sao em lại làm như
vậy?
Và sau đó yêu cầu 3 nhóm thảo luận và sắm vai thể hiện cách giải quyết của mình.
Sau khi diễn giáo viên cho học sinh kết luận được: Trong trường hợp trên em sẽ
giúp người phụ nữ đó vì trong cuộc sống mỗi cá nhân phải biết tự điều chỉnh hành vi

của mình cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của xã hội.
2: Trò chơi ô chữ hoặc hoàn thành cây thư mục
Trò chơi ô chữ bí mật với phương châm học mà chơi. chơi mà học sẽ tạo được
tâm lí thoải mái cho học sinh, tạo được không khí hòa đồng giữa giáo viên và học
sinh và sẽ thu hút được nhiều em tham gia.
Còn gì thú vị hơn khi kết thúc một giờ học, các em thật sự thỏa mãn, hài lòng với
tiết học khi mình đã thực sự chinh phục được trí thức bằng hoàn thành cây thư mục.
Cách tiến hành trò chơi
- Chuẩn bị cây thư mục khi soạn bài, cây thư mục không quá ngắn cũng không
quá dài
- Thực hiện ở trên lớp, khi dạy nội dung bài học GV treo bảng phụ và thành lập
các đội chơi đồng thời đặt tên cho đội chơi phù hợp với nội dung bài dạy, sau đó cử
đội trưởng cho mỗi đội.
- GV nêu luật chơi
- Tổng kết : GV ghi nhận thành tích đội thắng, động viên đội còn lại có gắng hoàn
thành phần của mình.
VD: Khi dạy bài 12: “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình” tôi đưa lên
màn chiếu cây thư mục để học sinh hoàn thành bằng câu hỏi :
? Dựa vào kiến thức bài học em hãy hoàn thành cây thư mục sau?


Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10
Cây thư mục

Những điều nên
tránh trong tình
yêu

Đáp án
Yêu đương quá sớm

Những điều
nên tránh trong
tình yêu

Yêu một lúc nhiều người

Có quan hệ tình dục trước hôn nhân

Thực hiện tốt trò chơi này, học sinh sẽ nắm chắc nội dung cần thiết nhất của phần
học, dễ nhớ hơn nữa sẽ thay đổi không khí giờ học.
3: Trò chơi tiếp sức
Áp dụng trò chơi này nhằm huy động tính tích cực của hầu hết học sinh trong
lớp, em nào cũng phải động não suy nghĩ và hoạt động kể cả học sinh yếu kém. Trò
chơi này áp dụng khi GV nêu yêu cầu HS tìm những chuẩn mực đạo đức hay pháp


Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10
luật. Biểu hiện của chuẩn mực đạo đức hay pháp luật trong cuộc sống hàng ngày rất
nhiều, vì thế các em có thể thảo luận và nêu ra những biểu hiện đó.
Cách thức tiến hành trò chơi
- Chuẩn bị bảng phụ và phiếu học tập cá nhân
- Trên lớp GV treo bảng phụ, chia nhóm và công bố luật chơi
- Tổng kết rút kinh nghiệm và khen thưởng
VD: Khi dạy bài 13 “Công dân với cộng đồng”
Mỗi nhóm được phát một tập phiếu trắng, các em hãy suy nghĩ và ghi lại những
biểu hiện của Hợp tác và những biểu hiện ngược lại với hợp tác trong cuộc sống vào
phiếu (mỗi khiếu được ghi một biểu hiện). Sau đó mỗi nhóm lần lượt từng người lên
dán phiếu vào bảng phụ cho phù hợp hai cột của nhóm mình. Trò chơi diễn ra 3
phút, nhóm nào tìm được nhiều biểu hiện hơn thì thắng cuộc ( Lưu ý HS lần lượt
từng người lên, người trước dán xong người sau mới được lên)

- GV tuyên bố kết thúc cuộc chơi
- GV hướng dẫn học sinh nhẫn ét góp ý
- GV bổ sung thêm những biểu hiện mà HS chưa đề cập đến.
4: Trò chơi đoán tên hành động
Đây là hình thức tổ chức trò chơi “kịch câm trên lớp”. Nội dung của trò chơi là:
- Cho tình huống để học sinh cả lớp theo dõi, đồng thời cho diễn viên đóng kịch
thảo luận tình huống giải quyết tốt nhất phù hợp với chuẩn mực đạo đức vừa học
GV cần góp ý cách diễn cho các diễn viên
- Cho diễn viên diễn “kịch câm” sau khi đã thảo luận
- HS cả lớp theo dõi vở kịch và đoán tên hành động, đoán cách giải quyết của
những diễn viên khi gặp những tình huống đó như thế nào, có ưu thế không.
Với trò chơi, bằng cách nhận biết từ việc đoán tên hành động của trò chơi để nắm
chắc hơn phần nội dung bài học và học tập cách ứng xử khi gặp tình huống thực ở
ngoài đời. Hơn nữa, vừa rèn được cách nhận biết, óc phán đoán đồng thời phát triển


Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10
được năng khiếu làm diễn viên rèn luyện được sự mạnh dạn, tự tin khi đứng trước
tập thể.
VD: Khi dạy bài 12, “Công dân với tình yêu, hôn nhân và gia đình”, có tình huống
sau: “Một cô gái có hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, nhưng khi lấy chồng lại
muốn cha mẹ phải tổ chức linh đình, vì cô gái đó cho rằng, đời người chỉ có một lần
nên phải tổ chức thật to để mở mày mở mặt với bạn bè”, Nếu là em, em sẽ nói gì với
cô gái đó?
Cho một nhóm học sinh thảo luận có sự giúp đỡ của giáo viên. Sau đó một vài học
sinh lên lớp chuẩn bị để diễn kịch theo cách giải quyết của mình rồi học sinh cả lớp
đoán tên hành động và nhận xét.
5: Trò chơi Tam sao thất bản
Vận dụng trò chơi trên truyền hình VTV 3, GV áp dụng sáng tạo vào các giờ dạy
để gây hứng thú cho người học.

Trong trò chơi này, GV làm người dẫn chương trình, chia thành hai đội chơi
(mỗi đội khoảng hai em)
GV cho học sinh xem tranh có liên quan đến kiến thức bài học trong khoảng 3
phút sau đó để hai học sinh trong đội chơi nói thầm với nhau và liệt kê những chuẩn
mực đạo đức, pháp luật có trong tranh lên bảng phụ, đội nào ghi được số lượng
nhiều hơn đội đó sẽ thắng cuộc.
6: Trò chơi đố vui
Trò chơi này áp dụng ở cuối tiết học, sau khi đã học xong phần lí thuyết. Để học
sinh biết liên hệ thực tế với lí thuyết, GV đưa ra một số câu đố vui. Đố vui cũng
nhằm xua đi những mệt mỏi, tù túng sau những giờ học trước đó, từ đó tạo tinh thần
sảng khoái, vui tươi.
Cách tiến hành trò chơi
- GV vận dụng những câu đố dân gian hoặc sáng tạo ra nhiều câu đố vui để hấp dẫn
cả lớp


Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10
- Câu đố phải phù hợp với bài học, ngắn gọn dễ hiểu
- Sau khi đố xong, GV cho HS thảo luận trả lời, GV nhận xét và công bố đáp án.
- GV: Cho điểm cá nhân nào trả lời xuất sắc
VD 1: Khi dạy bài13: “Công dân với cộng đồng” phần nhân nghĩa. Tôi đưa ra câu
dố như sau để tạo hứng thú, vừa tạo sự liên tưởng thích hợp giữa thực tế với bài
dạy, giữa môn học này với môn học khác.
Câu đố: “Vua nào áo vải
Đánh bạ quân Thanh
Lên ngôi Hoàng đế ? ”
(Đáp án: Vua Quang Trung - Nguyễn Huệ )
VD 2: Khi dạy bài 15: “ Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại”, tôi đố
vui với các em rằng: “Đố các em ở Hà Tĩnh con sông nào ô nhiễm nhất ? ”
( Đáp án: Sông Rác )

7: Trò chơi hái hoa dân chủ
Đây là một trò chơi khá quen thuộc. GV thường sử dụng trò học này trong phần
củng cố tiết học. Nội dung của trò chơi là: GV chuẩn bị kĩ câu hỏi ghi trong phiếu
học tập được cắt theo nhiều hình thù khác nhau, có nhiều màu sắc, có thể treo hoặc
dán lên bảng phụ...để học sinh tự mình lấy trả lời
Cách thức tiến hành trò chơi
- GV cử 1 đến 2 học sinh làm người dẫn chương trình
- HS xung phong lên bảng trả lời nhanh các câu hỏi
- HS nhận xét
- GV: đánh giá có phần thưởng
VD: khi dạy tiết “ôn tập học kì 2” GV chuẩn bị câu hỏi ra phiếu học tập, cho HS
dán lên bảng. Lần lượt một vài học sinh được mời lên bảng bốc câu hỏi và trả lời
Câu1/ Sự điều chỉnh hành vi thông qua yêu cầu tối thiểu là của:


Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10
A. Pháp luật

B. Đạo đức

C. Phong tục tập quán

D. a, b, c dều sai

Câu 2/ Trách nhiệm của cá nhân đối với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng,
của xã hội là
A. Nghĩa vụ
B. Lương tâm
C. Nhân phẩm
D. Danh dự

Câu 3/ Sự điều chỉnh hành vi thông qua yêu cầu cao là điều chỉnh của
A. Pháp luật
B. Đạo đức
C. Phong tục, tập quán

D. a, b, c đều sai

Câu 4/ Năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong
mối quan hệ với người khác và xã hội là
A. Nghĩa vụ
B. Lương tâm
C. Nhân phẩm
D. Danh dự
Câu 5/ Giá trị làm người của mỗi con người là
A. Nghĩa vụ
B. Lương tâm
C. Nhân phẩm
D. Danh dự
Câu 6/ Dư luận coi trọng đánh giá cao giá trị tinh thần của một người thì đó là:
A. Nghĩa vụ
B. Lương tâm
C. Nhân phẩm
D. Danh dự
Cõu 7: Tự trọng là:
A. Kiềm chế những nhu cầu ham muốn không chính đáng.
B. Cố gắng tuõn theo những chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xó hội.
C. Biết làm chủ nhu cầu của bản thõn, và biết kiềm chế những nhu cầu ham
muốn khụng chớnh đỏng.
D. Biết làm chủ nhu cầu của bản thõn.
Câu 8: Khi một cá nhân biết tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm và danh dự của

mình, thì người ta gọi ngưởi đó là người :
A. Tự trọng.
B. Danh dự.
C. Tự ái.
D. Tự cao.
Câu 9: Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” phản ánh điều gì?
A. Nhân phẩm.
B. Danh dự.
C. Lương tâm.
D. Nghĩa vụ
Câu 10: Luật Hôn nhân - Gia đình qui định độ tuổi kết hôn đối với nam - nữ là:
A. 21 – 20 tuổi trở lên
B. 26 – 20 tuổi trở lên
C. 19 – 18 tuổi trở lên.
D. 20 – 18 tuổi trở lên.
- GV nhận xét từng câu trả lời của học sinh
- GV nhận xét bổ sung đánh giá và trao phần thưởng cho người có câu trả lời xuất
sắc nhất.


Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10
Như vậy, bằng cách vận dụng những trò chơi đó, tôi thấy bài giảng hấp dẫn và lôi
cuốn học sinh, giờ học đỡ nhàm chán và đơn điệu hơn trước. Học sinh bị cuốn hút
bởi những phương pháp mới được vận dụng linh hoạt, phù hợp với những bài giảng
GDCD ở lớp 10 THPT.
Bên cạnh các trò chơi đó, mỗi giáo viên có thể sáng tạo thêm nhiều trò chơi khác,
miễn sao phải phù hợp với bài học, phù hợp với thực tế học sinh và môi trường nơi
giảng dạy.
VD như trò chơi: Tập làm phóng viên, trò chơi vận động,trò chơi ghép đôi...
Vì thời gian có hạn, tôi chưa thể vận dụng, sáng tạo thêm nhiều trò chơi khác

vào bài viết này được. Nếu vận dụng trò chơi như vậy, tôi chắc chắn các bạn sẽ
thành công.

CHƯƠNG III. KẾT LUẬN
1. “Học mà chơi, chơi mà học” phương pháp tổ chước trò chơi trong giờ học là
một hình thức “chơi mà học “ ở ngay trong giờ học. Bằng việc áp dụng phương pháp
này giờ học là nơi phát hiện ra năng khiếu, rèn luyện được những phẩm chất nhân
cách con người mới, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của xã hội.
2. Bằng việc khảo sát thực tế, tôi nhận thấy, áp dụng phương pháp này trong giờ
học GDCD không những học sinh thấy thích thú với bài học hơn nữa mà chất lượng
giờ học được nâng lên rất nhiều, tỉ lệ học sịnh hiểu bài ngay tại lớp khá cao. Tôi đã
làm phiếu khảo trên 100 học sinh thuộc diện khá, giỏi của trường. Và khảo sát trên
100 em học sinh trung bình và yếu của trường bằng bài kiểm tra 15 phút. Tôi nhận
thấy kết quả như sau:
Trong 4 tuần đầu của học kì II, năm học 2010 – 2011 , trước khi áp dụng phương pháp tổ
chức trò chơi.

Tỉ lệ học sinh hiểu bài

Tỉ lệ học sinh không hiểu bài


Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10

Học sinh TB và yếu
Học sinh khá, giỏi

(%)
40/ 100 = 40 %
70/100 = 70 %


(%)
60/100 = 60 %
30 / 100 = 30 %

Trong 4 tuần tiếp theo của Học kì II , tôi đã áp dụng phương pháp tổ chức trò
chơi trong các bài giảng của mình và khảo sát lại tôi thấy:

Học sinh yếu, kém
Học sinh khá, giỏi

Tỉ lệ học sinh hiểu bài

Tỉ lệ học sinh không hiểu bài

(%)
70/ 100 = 70 %
95 /100 = 95 %

(%)
30 /100 = 30 %
5 / 100 = 5 %

Từ bảng trên chúng ta có thể thấy rằng sử dụng phương pháp này có tác dụng tốt
đối với cả những học sinh yếu, kém. Trên thực tế, tôi nhận thấy những học sinh
yếu, kém lại là học sinh nhiệt tình tham gia vào các trò chơi này. Tham gia trò chơi
sẽ giúp các em xóa bớt mặc cảm là mình học yếu, không bằng các bạn khác, các em
sẽ tự tin vào bản thân mình hơn và có cố gắng nỗ lực hơn trong tập các bộ môn
khác.


CHƯƠNG IV: HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
Tuy phương pháp mà tôi áp dụng có thể đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy nhưng
nếu vận dụng thiếu linh hoạt thì thời gian dành cho tổ chức trò chơi là tương đối
nhiều nên có thể không khai thác hết nội dung bài học. Câu hỏi làm thế nào để sử
dụng phương pháp này có hiệu quả mà vẫn tiết kiệm được thời gian ? khiến tôi phải
tiếp tục nghiên cứu để tìm ra cách làm hay hơn nữa.
- Nếu giáo viên điều khiển học sinh không dứt khoát thì sẽ dế dẫn đến lộn xộn, gây
mất trật tự ảnh hưởng đến các lớp khác.

C: BÀI HỌC KINH NGHIỆM.


Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10
Qua quá trình dạy học và qua các bài kiểm tra, tôi thấy rằng sử dụng phương pháp
tổ chức trò chơi theo cách thức như trên là phù hợp. Song để ứng dụng đề tài đạt kết
quả tốt cần lưu ý một số điểm sau:
- Về nội dung: Những nội dung để tổ chức trò chơi có thể là nội dung của phần đặt
vấn đề, nội dung bài học, bài tập hoặc củng cố, có khi đó là phần khởi động kiểm tra
bài cũ để dẫn dắt vào bài mới. Nhưng mỗi giờ học chỉ nên tổ chức 1 đến 2 trò chơi ở
1 đến 2 đơn vị nội dung bài học. Không nên lạm dụng qúa sẽ dẫn đến dàn trải, thiếu
trọng tâm, không khai thác hết nội dung bài học, kết quả giờ học lại không cao.
- Về tổ chức: Để tổ chức được một trò chơi, GV phải chuẩn bị rất công phu, từ nội
dung câu hỏi, tình huống, ô chữ hoặc cắt dán...., vì vậy muốn thành công, giáo viên
nên có sự định hướng, gợi ý trước cho học sinh, giao trước nhiệm vụ cho học sinh
chuẩn bị để các em chủ động hơn trong giờ học, tránh được hiện tượng mất thời
gian, hoặc để thời gian trống trong khi học.
- Về phương pháp: GV cần thực hiện theo đúng tiến trình của các trò chơi , điều
khiển học sinh dứt khoát đặc biệt là với các tình huống nhạy cảm để đảm bảo sự
công bằng khi chơi, tránh sự thiên vị.


D: ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG
1/ Đối với giáo viên: Giáo viên phải có vai trò quyết định đến sự thành công của quá
trình tổ chức trò chơi. Vì vậy để đảm bảo thực hiện có hiệu quả giáo viên phải thực
hiên tốt một số yêu cầu sau đây:
- Giáo viên phải điều khiển dứt khoát mọi hoạt động chơi của học sinh.
- Giáo viên phải chuẩn bị kiến thức vững vàng, dự kiến những tình huống sư phạm
xảy ra trong quá trình tổ chức trò chơi.
- Trò chơi đưa ra phải khoa học


Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10
2/Đối với học sinh:
Phải có ý thức học tập nghiêm túc, có tinh thần tập thể, ý thức tự giác cao, tự
tin vào bản thân và tích cực tham gia vào các trò chơi do giáo viên tổ chức với tinh
thần học hỏi là chính chứ không vì phần thưởng.

E: KẾT LUẬN
Như vậy phương pháp tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD tuy đem lại
hiệu quả cao trong quá trình dạy học ở trường THPT nhưng nếu giáo viên hiểu
không rõ về phương pháp này, không thực hiện đúng các yêu cầu sư phạm thì việc
tổ chức học tập bằng phương pháp trò chơi sẽ không đạt hiệu quả. Điều đó cho thấy,
bất cứ một phương pháp dạy học nào khi đưa vào sử dụng thì người sử dụng phương
pháp đó không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải hiểu rõ về phương pháp và đặc
biệt là có kĩ năng và nghệ thuật khi vận dụng phương pháp đó vào việc giảng dạy
những đơn vị kiến thức thì mới đạt được mục tiêu của bài học.

G. KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
- Cần trang bị đồng bộ phương tiện hiện đại và khuyến khích giáo viên sử dụng
các phương tiện hiện đại hỗ trợ cho tiết dạy cũng như cho phương pháp tổ chức trò
chơi.

- Về phía giáo viên cũng nên tích cực đầu tư thời gian chuẩn bị cho việc ứng dụng
phương pháp này trong mỗi giờ học . Phương pháp tổ chức trò chơi như trên tôi đã
trình bày, không chỉ áp dụng được với môn GDCD mà còn áp dụng được với nhiều
môn học khác như: Lịch sử, địa lí...
Tiên lữ, ngày 10 tháng 05 năm 2011
Người thực hiện


Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10

Vũ Trọng Biên


Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10

MỤC LỤC
Trang
Phần mở đầu..............................................................................................................1
Mục I. Lí do chọn đề tài..............................................................................................1
Mục II. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài....................................................................3
Mục III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................3
Mục IV.Ý nghĩa của đề tài..........................................................................................3
Mục V. Phương pháp nghiên cứu................................................................................4
Mục VI. Bố cục của sáng kiến.....................................................................................4
Mục VII.Tài liệu tham khảo........................................................................................4
Phần B. Nội dung
Chương I. Đặc điểm và biện pháp áp dụng trò chơi....................................................5
Chương II. Một số trò chơi vận dụng trong dạy học phần đạo đức GDCD 10............9
Chương III. Kết luận..................................................................................................16
Chương IV. Hạn chến của đề tài................................................................................17

Phần C. Bài học kinh nghiệm...................................................................................17
Phần D. Điều kiện áp dụng.......................................................................................18
Phần E. Kết luận.......................................................................................................18
Phần G. Kiến nghị đề xuất........................................................................................19


Tổ chức trò chơi trong dạy học môn GDCD phần đạo đức lớp 10



×