Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

bài tập nhóm luật dân sự 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.6 KB, 10 trang )

MỞ ĐÂU
Thời gian gần đây, việc quay clip, ghi âm rồi đưa lên mạng hay vì mục
đích mưu lợi cá nhân diễn ra liên tục khiến dư luận bàn tán xôn xao và người
trong cuộc cũng khổ trăm bề. Bỏ qua những vụ tung lên mạng với động cơ lên án
tiêu cực, cái xấu (vụ clip bảo mẫu Trần Thị Phụng (Bình Dương), clip ghi lại
cảnh CSGT bị tài xế taxi hất lên nắp capô...), bên cạnh đó thực trạng muốn “chơi
nổi” hoặc hạ uy tín, danh dự người khác bằng việc lén quay clip, ghi âm những
hành động bạo lực, những lời nói không hay rồi tùy vào mục đích có thể để xem;
cho bạn bè người thân xem cùng; phát tán trên mạng cho nhiều người cùng xem
hoặc in, sao chép ra và mang đến phát tán ở nơi công cộng như chợ, trường
học... đấy là những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức, những hành vi vô cùng
“xấu”. Nhận thức được vấn đề bất cập đó mà trong bài tập nhóm chúng em xin
phân tích 2 tình huống liên quan đến vấn nạn lén quay clip như sau:
Tình huống 1: Việc ông Triệu Đức Nhật (chủ nhà nghỉ tại xã Ea Tý, huyện
Ea Kar, Đắk Lắk) đã quay clip cảnh ông NgVB - một cán bộ TAND huyện này
mua dâm rồi sau đó tố cáo. Trong đơn ông Nhật trình bày, từ năm 2008 đến năm
2011, ông NgVB nhiều lần vào nhà nghỉ do vợ ông làm chủ để mua dâm, một
trong những lần đó vợ ông Nhật đã quay lại được một clip dài 35 phút. Năm
2011, vợ ông Nhật bị bắt và bị xử năm năm tù tội chứa mại dâm. Vì vụ án này,
ông Nhật đã bán nhà nghỉ và bỏ ra 200 triệu đồng để “chạy án” cho vợ. Ông
NgVB nằm trong số người được ông Nhật đưa tiền “chạy án”, tuy nhiên vợ ông
vẫn không thể thoát tội và ông nhiều lần đòi lại tiền nhưng không được. Mới
đây, trong lúc dọn dẹp nhà cửa, ông Nhật vô tình tìm được băng quay lại clip
mua dâm của ông NgVB nên đã làm đơn tố cáo với mục đích đòi lại số tiền
“chạy án”. Ông Nguyễn Xuân Cử - Phó Bí thư Huyện ủy Ea Kar cho biết ông
NgVB đang là huyện ủy viên nhiệm kỳ 2010-2015, thuộc diện cơ cấu. Hiện


Thường trực Huyện ủy đã mời ông NgVB lên làm việc và yêu cầu viết bản tường
trình chi tiết, nếu đúng như tố cáo thì sẽ kiên quyết xử lý, không bao che.
Ngoài đơn tố cáo ông NgVB, ông Nhật cũng cho biết vợ ông đã quay lại


clip mua dâm của nhiều cán bộ khác của huyện tại nhà nghỉ và sẽ tiếp tục làm
đơn tố cáo trong thời gian tới...
Tình huống 2: Dư luận trong quá khứ cũng đã rất bức xúc về việc 2 bảo
mẫu ở cơ sở mầm non Đông Phương với những hành động bạo hành các cháu
nhỏ. Nhưng ít ai biết rằng, “anh hùng thầm lặng” trong vụ phát hiện các bảo mẫu
này là một thợ xây với chiếc iPhone của mình. Anh H. (công nhân xây dựng, tạm
trú Q.Thủ Đức, TP.HCM) chứng kiến cảnh bảo mẫu đánh đập, ép các cháu ăn rất
đáng sợ. Anh H. cho rằng nếu không quay clip thì sẽ chẳng ai biết được sự thật
tàn nhẫn bên trong nhà trẻ, vì ngôi trường của bảo mẫu Phương dài tới 30m và
đóng kín cửa, không ai thấy được tường tận cảnh bên trong. Tranh thủ những lúc
không có người ở phía sau nhà, anh H. chọc thủng mấy lỗ tròn trên tấm tôn để
nhìn qua nhà trẻ và để quay lại toàn bộ sự việc. Sau khi quay được 3 đoạn clip,
anh H. mang tới công an P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức để tố cáo.
Hãy cho biết:
1, Hành vi quay camera trong hai trường hợp trên có hợp pháp không? Tại
sao?
2, Quyền đối với hình ảnh của cá nhân và quyền đối với bí mật đời tư của
cá nhân của người bị quay camera trong hai trường hợp trên có bị xâm phạm
không?Tại sao?
3, Đưa ra quan điểm giải quyết của nhóm theo quy định của pháp luật hiện
hành đối với từng trường hợp trên dưới giác độ so sánh.


GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG CỤ THỂ

1. Cơ sở pháp lí:
Điều 31 - BLDS: Quyền của cá nhân đối với hình ảnh
1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong
trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đu rm]ời lăm

tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của
người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích cộng đồng hoặc
pháp luật có quy định khác.
3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khacsmaf xâm phạm
danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh
Điều 38 - BLDS: Quyền bí mật đời tư
1. Quyền bí mật đời tư của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo
vệ.
2. Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải
được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi
dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành
niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp thu thập, công bố
thông tin, tư liệu theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá
nhân được đảm bảo an toàn và bí mật


Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử
khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật có quy định và phải
có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Hành vi quay camera trong hai trường hợp trên có hợp pháp không?
Tại sao?
Tình huống 1 : Hành vi quay camera tình huống 1 là không hợp pháp vì:
Hành vi tự ý lắp đặt camera ghi lại mọi hoạt động trong phòng tại nhà nghỉ
của nhiều khách thuê phòng do vợ chồng ông Nhật thực hiện không được luật
pháp cho phép. Hành vi quay camera này là vi phạm về bí mật đời tư của công
dân quy định tại BLDS. Bởi quy định về hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, khách
sạn hiện nay chỉ cho phép người chủ lắp đặt hệ thống camera ở khu vực hành
lang và nơi sinh hoạt tập thể như cổng ra vào, thang máy, phòng ăn tập trung...

Mục đích là để người chủ theo dõi an ninh và bảo vệ khách hàng trong trường
hợp cần thiết. Việc lắp đặt máy ghi hình, ghi âm ở những nơi riêng tư như trong
phòng ngủ, nhà vệ sinh của khách sạn, nhà nghỉ là vi phạm về bí mật đời tư của
công dân được quy định tại Điều 38 BLDS. Bất luận vì mục đích gì thì việc tự ý
lén ghi hình người khác cũng là vi phạm bí mật đời tư.
Hành vi của vợ chồng ông Nhật còn vi phạm quyền về hình ảnh cá nhân
theo Điều 31 BLDS. Nếu như phòng ngủ nào cũng có gắn camera thì chứng tỏ
người khách nào thuê phòng cũng bị quay lén cảnh sinh hoạt riêng tư. Như vậy
quyền về hình ảnh của cá nhân đã bị vợ chồng chủ nhà trọ xâm phạm một cách
nghiêm trọng nếu họ dùng hình ảnh ấy vào những mục đích khác nhau như gửi
cho cơ quan chức năng, tung lên mạng... Trong vụ này, ít nhất vợ chồng ông


Nhật đã sử dụng hình ảnh đó để tố cáo một cán bộ tòa án mà vị cán bộ này cũng
được BLDS bảo vệ với tư cách là một công dân.
Tình huống 2: Hành vi quay camera trong tình huống 2 là hợp pháp .
Hoàn cảnh tình huống đã nêu ra: Dư luận quá bức xúc về việc bảo mẫu ở
cơ sở mầm non Đông Phương với những hành động bạo hành các cháu nhỏ. Anh
H là thợ xây, anh đã quay clip chứng kiến sự hành hạ, đánh đập của bảo mẫu lên
các cháu nhỏ rất đáng sợ. Anh cho rằng nếu không quay clip thì sẽ chẳng ai phát
hiện ra sự thật tàn nhẫn này. Điều đó chứng tỏ rằng : Anh H không vì lợi ích các
nhân của bản thân. Vì muốn mang lại điều tốt, bảo vệ cho các cháu nhỏ, anh đã
dũng cảm quay clip này và hành động này chính là vì lợi ích cộng đồng. Hành
động trên của anh H không vi phạm pháp luật. Điều đó được thể hiện rõ theo
Khoản 2 Điều 31 BLDS: "Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người
đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa
đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc
người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi
ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác. ”


3. Quyền đối với hình ảnh của cá nhân và quyền đối với bí mật đời tư
của cá nhân của người bị quay camera trong 2 trường hợp trên có bị xâm
phạm không? Tại sao?
Ở tình huống thứ nhất: Rõ ràng là quyền của cá nhân đối với hình ảnh và
quyền bí mật đời tư của ông NgVB đã bị xâm hại. Bởi vì theo khoản 1 và 2 điều
31 (quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh), và khoản 1 và 2 điều 38
(quy định về quyền bí mật đời tư) của BLDS hiện hành thì hành vi quay camera
của vợ ông Nhật không có sự đồng ý của ông NgVB, cũng chẳng có quyết định


của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nào cho phép vợ ông được làm việc đó. Vậy
mà bà ta vẫn thực hiện, xét theo dữ kiện của tình huống ta có thể thấy, vợ ông
Nhật lúc quay camera đơn thuần chỉ là ghi lại hành vi mua dâm của ông NgVB
và không vì mục đích nào khác. Chỉ tới khi bà ta bị bắt, vì “chạy án” cho vợ
không được mà ông Nhật mới lấy cuộn băng đó ra tố cáo ông NgVB nhằm mục
đích đòi lại số tiền chạy án trị giá 200 triệu đồng từ ông NgVB mà thôi.
Ở tình huống thứ 2: Tại thời điểm anh H ghi hình, hai bảo mẫu đang có
hành vi hành hạ những đứa trẻ nhỏ lệ thuộc vào mình một cách dã man (nhúng
đầu các em bé vào thùng nước, đánh đập khi chúng không chịu ăn…), có thể anh
H lúc đó đã xâm hại 2 bảo mẫu kia về quyền bí mật đời tư của họ (Điều 38
BLDS) vì đã tự ý đục lỗ để quay và ghi lại tư liệu về đời sống của 2 cô bảo mẫu
kia mà không có sự đồng ý của họ cũng như quyết định của cơ quan tổ chức có
thẩm quyền tuy nhiên việc làm này là cần thiết vì sự việc đó diễn ra ngày qua
ngày mang tính chất lặp đi lặp lại và nguy hiểm, nếu anh H không có biện pháp
gì can thiệp ngay tức khắc mà còn đến xin ý kiến của 2 cô bảo mẫu hay chờ sự
đồng ý của cơ quan tổ chức có thẩm quyền thì có lẽ hành động đó đã không bao
giờ được phát giác. Gây hậu quả nghiêm trọng cho các em về sau.
Tuy nhiên trong trường hợp này thì quyền của cá nhân đối với hình ảnh lại
không bị xâm hại vì tại khoản 2 điều 31 BLDS hiện hành quy định về quyền này
như sau: “Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý… trừ

trường hợp vì lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định
khác”. Các em bé còn rất nhỏ, bị bạo hành mà không có khả năng kháng cự, việc
làm của 2 bảo mẫu đó có đủ yếu tổ cấu thành tội phạm ít nghiêm trọng, tội đó
được quy định tại điều 110 BLHS về tội hành hạ người khác, ở đây còn có thêm
tình tiết tăng nặng đó là phạm tội đối với trẻ em. Ta có thể thấy việc anh H quay
lại hình ảnh đó tức là anh đang thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình được


quy định tại khoản 1 Điều 25 Bộ luật Tố Tụng Hình Sự về trách nhiệm của tổ
chức công dân trong đấu tranh, phòng ngừa và chống tội phạm: “Các tổ chức,
công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; tham gia đấu
tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.” Mà việc này chính là “vì lợi ích
nhà nước, lợi ích công cộng và quy định khác của nhà nước” theo như khoản 2
điều 31 BLDS hiện hành quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh, vì vậy
ta có thể kết luận trong tình huống này quyền hình ảnh của 2 bảo mẫu không bị
xâm hại.

4. Đưa ra quan điểm giải quyết của nhóm theo quy định của pháp luật
hiện hành đối với từng trường hợp trên dưới giác độ so sánh.
Nếu xét về hình thức thì cả hai tình huống trên đều có liên quan đến
quyền bí mật đời tư và quyền hình ảnh của người khác, nhưng theo phân tích ở
câu 2 thì tình huống thứ nhất xâm phạm đến quyền nói trên nhưng tình huống
thứ 2 thì không. Vì vậy tùy tình huống khác nhau mà có thể đưa ra cách giải
quyết khác nhau. Theo cơ sở xét xử thực tiễn thì bí mật đời tư cá nhân được hiểu
là những gì thuộc về đời sống cá nhân như thông tin, tư liệu... được giữ kín,
không tiết lộ ra bên ngoài. Theo như điều 38 bộ luật dân sự thì quyền bí mật về
đời tư của mỗi cá nhân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ, việc thu thập thông
tin, tư liệu về đời tư cá nhân và phải được người đó đồng ý. Và theo điều 31 bộ
luật dân sự cũng quy định việc sử dụng hình ảnh cá nhân cũng phải được người

đó đồng ý.
Tình huống thứ nhất, căn cứ vào cơ sở pháp lý hành vi vợ chồng ông
Nhật tự ý lắp đặt camera trong nhà nghỉ của mình ghi lại cảnh sinh hoạt của


nhiều khách tới thuê phòng nghỉ mà không được sự đồng ý của người đó là vi
phạm về bí mật đời tư của người khác. Nếu người tới thuê phòng không phải là
ông NgVB mà là một người khác và họ đi cùng với ai thì sẽ vẫn bị quay như
thường, vấn đề này đặt ra chính là vợ chồng ông Nhật không chủ tâm chỉ quay
lén video của một số bộ phận cán bộ, quan chức. Nếu đoạn băng bị phát tán, phổ
biến cho nhiều người hay dùng để tống tiền thì lại liên quan đến hình sự và có
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc ông Nhật tố cáo ông B mua dâm với
mục đích đòi lại khoản tiền "chạy án" nhưng ông Nhật lại tự mình tìm tội cho
mình. Thứ nhất không làm giảm nhẹ án tù cho vợ mà còn làm thêm những tình
tiết tăng nặng trong vụ án này đồng thời tự tố cáo mình có hành vi hối lộ cán bộ,
công chức nhà nước. Đến cái kết này thì cả vợ chồng ông Nhật và cả ông NgVB
đều phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngược lại ở tình huống thứ hai, hành vi của anh H lại không vi phạm
pháp luật. Anh H quả thực có thực hiện hành vi quay lén. nhưng hành vi của hai
cô bảo mẫu này lại liên quan đến đạo đức xã hội, bạo hành trẻ em. nếu anh H
tuân theo những điều quy định trong bộ luật dân sự đến trình báo cơ quan công
an trước thì có lẽ hành vi bạo hành này không thể bị phát hiện và có lẽ những
đứa trẻ này sẽ tiếp tục bị hành hạ mà không thể lên tiếng. Nếu nói hành vi của H
xuất phát từ lợi ích cá nhân thì là sai, sau khi phát hiện hành vi sai trái và quay
được đoạn băng chứng cứ anh H không dùng nó vào lợi ích cá nhân mà lập tức
giao nộp cho cơ quan công an điều tra xử lý. Nên hành vi của anh H xuất phát từ
lợi ích của nhà nước, lợi ích của tập thể không vì lợi ích cá nhân là hành động
đúng đắn, nên làm. Đối với hành động của anh H nên được tuyên dương, khen
thưởng. Còn đối với những người như vợ chồng ông Nhật, ông NgVB nên bị xử
lý nghiêm minh trước pháp luật để làm gương cho mọi người.



KẾT LUÂN
Trên thực tế có biết bao vụ việc bất cập trên các lĩnh vực của xã hội. Xã hội ta
càng phát triển bao nhiêu thì các vấn nạn cũng gia tăng tỉ lệ thuận với sự phát
triển đó. Trên đây chỉ là 2 vụ việc cụ thể liên quan đến vấn nạn trong xã hội
nhưng mục đích của người quay clip trong 2 trường hợp trên lại hoàn toàn trái
ngược nhau. Một bên là vì mưu lợi cá nhân, một bên là vì mong muốn cho sự
thật được phơi bày để tất cả mọi người trong xã hội biết được hành vi vô cùng vô
nhân đạo của cô bảo mẫu. Qua đây chúng ta cũng nên rút ra được bài học cho
bản thân là nên tố cáo kịp thời những hành vi trái pháp luật, trái đạo đức mà
mình được chứng kiến, đồng thời các nhà làm luật cũng nên nghiêm khắc hơn
trong việc quy định chế tài xử phạt đối với những hành vi bôi xấu danh dự của
người khác nhưng cũng cần khen thưởng đối với những hành vi quay lén vì lợi
ích cộng đồng, lợi ích của xã hội.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập I,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2014
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Từ điển giải thích thuật ngữ luật học,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2014
3. Nguyễn Minh Tuấn, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Tư pháp, Hà Nội 2014
4. Bộ luật dân sự năm 2005
5. Bộ luật hình sự năm 2009
6. Bộ luật tố tụng hình sự
7. />8. />



×