Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI TRƯỜNG THCS NGUYỄN TẤT THÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TẠI TRƯỜNG
THCS NGUYỄN TẤT THÀNH

Người hướng dẫn:

Thầy Nguyễn Tiến Dũng
Thầy Nguyễn Danh Quân

Sinh viên:

Nguyễn Hằng Giang

Lớp:

K63E

Chuyên ngành:

Công nghệ TBTH


`

HA NỘI, 2016

GV: Nguyễn Tiến Dũng – Nguyễn Danh Quân


SV: Nguyễn Hằng Giang – K63E

1


Lời mở đầu
Trong quá trình học tập và rèn luyện tại khoa Sư Phạm Kỹ Thuật – Trường
ĐHSP Hà Nội, chúng em đã được tiếp cận và trang bị cho mình những kiến thức cơ
bản về công tác thiết bị dạy học trong nhà trường qua các bài giảng trên lớp và các
tiết thực hành trên phòng thí nghiệm của các thầy cô. Tuy nhiên để khỏi bỡ ngỡ sau
khi ra trường, nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em được tiếp cận với thực tế.
Thực tập chính là cơ hội cho chúng em được tiếp cận với thực tế, được áp dụng
những lí thuyết mình đã học trong nhà trường, phát huy được những ý tuởng mà
trong quá trình học chưa thực hiện được. Trong thời gian này chúng em được tiếp
cận với những công việc mình sẽ làm sau khi ra trường, để hiểu biết thêm về công
việc của mình, cũng như có thể quan sát học tập phong cách, kinh nghiệm làm việc.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với sinh viên sắp ra trường như chúng em
Khoảng thời gian thực tập 5 tuần tại trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành ,
chúng em đã được sự giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo
trong trường và sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng và thầy
Nguyễn Danh Quân
Từ đó em có điều kiện nắm bắt tổng quát chung về tình hình họat động của trường,
cũng như công việc của mình sau khi ra trường và hòan thành tốt đợt thực tập. Sau
đây là bài báo cáo thực tập của em.
2. Nội dung báo cáo thực tập tốt nghiệp
Phần I: Giới thiệu chung về trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành.
Phần II: Hệ thống cơ sở, vật chất, thiết bị dạy học của trường Nguyễn Tất
Thành.
Phần III: Kế hoạch và công việc thực tập.
Phần IV: Đánh giá về thực trạng công tác thiết bị trường học

Phần V: Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác thiết bị trường
học.
Phần VI: Kết luận


`

Phần I:
Khái quát về trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành.
1.1. Giới thiệu về trường thcs & thpt Nguyễn Tất Thành.

Nằm trong khuôn viên Trường ĐHSP Hà Nội, Trường THCS & THPT Nguyễn
Tất Thành trông rất khang trang và được biết đến là một môi trường sư phạm chất lượng
cao. Gần mười năm qua, các thế hệ thầy trò của ngôi trường mang tên Bác đã không
ngừng phấn đấu “Dạy tốt, học tốt” để trường phát triển và trở thành một trong những nơi
đào tạo học sinh toàn diện của thủ đô.

Toàn cảnh khuôn viên của Trường.
GV: Nguyễn Tiến Dũng – Nguyễn Danh Quân 1

SV: Nguyễn Hằng Giang – K63E


`

Được thành lập năm 1998, Trường Nguyễn Tất Thành bao gồm hai cấp: THCS và
THPT. Theo Th.s Nguyễn Thị Thu Anh - hiệu trưởng nhà trường -Trường THCS &
THPT Nguyễn Tất Thành được đặt dưới sự quản lí trực tiếp của Trường ĐHSP Hà Nội
và Sở GD&ĐT Hà Nội. Trường đã được Bộ GD&ĐT đầu tư nguồn kinh phí lớn cho việc
xây dựng cơ sở vật chất ban đầu và sắp tới sẽ còn tiếp tục được đầu tư về trang thiết bị để

xây dựng thành một trường hiện đại. Hiện nay, ngoài những phòng học khang trang,
phòng truyền thống, các phòng thí nghiệm, phòng đồ dùng dạy học, phòng học Ngoại
ngữ, phòng học Tin học và thư viện đạt chuẩn, nhà trường còn có phòng dạy mẫu và
phòng giáo dục nghệ thuật (dạy Âm nhạc và Mĩ thuật), đáp ứng những điều kiện tốt nhất
cho việc dạy học của giáo viên và học sinh.
Đến nay, nhà trường đã không ngừng lớn mạnh trong mọi lĩnh vực: đào tạo phổ
thông với hệ thống các lớp phổ cập, hệ thống các lớp chuyên, đặc biệt là hệ thống lớp
chất lượng cao có ngay từ ngày đầu thành lập.
Ngoài việc dạy và học, trường còn làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, công tác
từ thiện, tuyên truyền pháp luật.... Trường thường xuyên giáo dục truyền thống cho học
sinh bằng những hoạt động ngoại khoá như đi tham quan các di tích lịch sử, tổ chức dạ
hội Tiếng Anh, tổ chức sân khấu văn học... Hàng năm, trường đều cử cán bộ giáo viên và
học sinh đi thăm và tặng quà cho Trung tâm điều dưỡng Thương binh Thuận Thành Bắc Ninh và trao học bổng Nguyễn Tất Thành cho những học sinh có thành tích học tập
xuất sắc và những em là học sinh nghèo vượt khó, ngày 4/4/2015 đến ngày 6/4/2015 vừa
rồi trường đã có chuyến đi tình nguyện tại trường THCS Lý Tự Trọng và THCS Ngọc
Minh tỉnh Hà Giang. Đặc biệt, nhà trường đã phối hợp với Khoa Tâm lí của Trường
ĐHSP Hà Nội và UNESCO Việt Nam tổ chức phòng tham vấn học đường nhằm giúp
học sinh giải quyết những vướng mắc về tâm lí. Phòng tham vấn “Tâm sự tuổi hồng” của
trường hoạt động từ tháng 3/2006 đã thực hiện hàng trăm ca tư vấn cho học sinh và là địa
chỉ được các em và phụ huynh tin cậy. Nhà trường còn có CLB cha mẹ học sinh nhằm
cung cấp cho phụ huynh những kiến thức và kinh nghiệm nuôi dạy con. CLB này đã thu
hút nhiều phụ huynh học sinh tham gia.
Trường đã được Bộ GD&ĐT giới thiệu kết nghĩa với Trường Anderson Junior
College (Singapore). Hàng năm, nhà trường phối hợp với trường Raffles Institution và
Raffles Girl’s school (trường THPT đứng đầu Singapore) tuyển chọn học sinh lớp 9, 10
GV: Nguyễn Tiến Dũng – Nguyễn Danh Quân 2

SV: Nguyễn Hằng Giang – K63E



`

của trường sang học ở Singapore theo chế độ đài thọ 100% chi phí (học phí, ăn, ở, đi,
lại.)
Năm học 2006- 2007, Khối THCS của Trường được Sở GD&ĐT Hà Nội đánh giá xếp
loại Tốt trong đợt kiểm định các điều kiện và chất lượng giáo dục (toàn thành phố có
19/263 Trường được xếp loại Tốt). Nhà trường đã được công nhận là Trường THPT đạt
chuẩn Quốc gia vào tháng 5 năm 2007.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường.
- Tổng số học sinh của trường được chia thành 55 lớp,trong đó chia ra các khối: Khối
12, Khối 11, Khối 10, Khối 9, Khối 8, Khối 7, Khối 6.
- Số lớp trong trường là:
+ Khối 12: 12 lớp, 12A1, 12A2, 12A3, 12A4, 12A5, 12A6, 12A7, 12A8, 12D1, 12D2,
12D3, 12D4
+ Khối 11: 13 lớp, 11A1, 11A2, 11A3, 11A4, 11A5, 11A6, 11A7, 11A8, 11D1, 11D2,
11D3, 11D4, 11D5
+ Khối 10: 9 lớp, 10A1, 10A2, 10A3, 10A4, 10A5, 10D1, 10D2, 10D3,10D4
+ Khối 9: 4 lớp, 9A1, 9A2, 9A3,9A4
+ Khối 8: 5 lớp, 8A1, 8A2, 8A3, 8A4, 8A5
+ Khối 7: 6 lớp, 7A1, 7A2, 7A3, 7A4, 7A5, 7A6
+ Khối 6: 6 lớp, 6A1, 6A2, 6A3, 6A4, 6A5, 6A6
- Tổng số cán bộ lãnh đạo: Ban giám hiệu gồm
+ Hiệu trưởng: Th.S Nguyễn Thị Thu Anh.
Hiện nay, trường THPT Nguyễn Tất Thành có đội ngũ giáo viên giỏi, có trình độ
cao về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục (trong đó có 2 nhà giáo ưu tú, 70% giáo
viên là Tiến sĩ, Thạc sĩ). Nhiều giáo viên là cán bộ giảng dạy trường ĐHSP Hà Nội, giáo
viên các trường Chuyên ĐHNN, Chuyên ĐHSP, Chuyên ĐHKHTN Hà Nội.
1.3. Nhiệm vụ và tiêu chí.
Đổi mới cách dạy, cách học trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành tham gia
nghiên cứu khoa học giáo dục dưới sự chỉ đạo và giúp đỡ của trường ĐHSP Hà Nội, trước

hết nghiên cứu đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục học sinh để không ngừng nâng
cao chất lượng đào tạo toàn diện.

GV: Nguyễn Tiến Dũng – Nguyễn Danh Quân 3

SV: Nguyễn Hằng Giang – K63E


`

- Trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học phổ thông vững vàng, đáp ứng
được các yếu cầu, tiêu chí kiểm tra đánh giá của Bộ GD&ĐT. Đồng thời nâng cao các
môn học chính, nâng cao trình độ Tiếng Anh để học sinh dự tuyển vào các lớp Chuyên,
thi vào các trường Đại học và có đủ các điều kiện để đi du học.
- Chú trọng giáo dục toàn diện về Đức, Trí, Thể, Mỹ, giáo dục giá trị sống, kĩ
năng sống, tổ chức cho học sinh tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển năng khiếu.
- Xây dựng phương pháp học tập, tự học, khuyến khích năng lực sáng tạo, khả
năng hoạt động tự chủ và độc lập của học sinh.
- Đào tạo những công dân tương lai được phát triển toàn diện, khoẻ mạnh về thể
chất, dồi dào về trí tuệ, lành mạnh về tinh thần, có kỹ năng sống, có trách nhiệm với bản
thân, với gia đình, với xã hội, phù hợp với những tiêu chí giáo dục theo định hướng của
UNESCO: Học để biết – Học để làm – Học để làm người – Học để cùng chung sống.
Với sự cố gắng nỗ lực của tập thể nhà trường, nhà trường đã được công nhận là
Trường THPT đạt chuẩn Quốc gia vào tháng 5 năm 2007. Hơn thế nhà trường còn đạt
được: Huân chương lao động hạng Ba, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ,Các Bằng
khen của: Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao – Du lịch, UBND Thành phố
Hà Nội, Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Phần II: Kế hoạch và công việc thực tập.
2.1. Mục đích.

Có thể nói với bất cứ một ngành học nào sau thời gian học tập và nghiên cứu kiến
thức lí thuyết tại trường thì sinh viên đều cần có một đợt thực tập. Có như vậy sinh viên
mới có thể kiểm nghiệm xem mình đã vận dụng được những gì đã học vào trong thực tế.
Đối với ngành Công tác thiết bị trường học là một ngành hoàn toàn mới nhằm đào
tạo ra một đội ngũ cán bộ có cuyên môn về nghiệp vụ Công tác thiết bị trường học để
phục vụ cho quá trình đổi mới của ngành giáo dục nước ta hiện nay.
Trường ĐHSP Hà Nội nói chung, và khoa Sư Phạm Kỹ Thuật nói riêng đã lập ra
kế hoạch thực tập cho khoá chúng em trong khoảng thời gian 6 tuần, với những công
việc cụ thể để cho mỗi sinh viên có thể áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế. Đồng
thời còn tạo điều kiện cho sinh viên hiểu sâu hơn về thực tiễn, về lĩnh vực mình đang
học, nắm được cách thức làm việc, làm quen với công việc, ý thức được trách nhiệm của
mình với công việc, tự rút ra kinh nghiệm và tích luỹ kinh nghiệm quý báu đã học được
GV: Nguyễn Tiến Dũng – Nguyễn Danh Quân 4

SV: Nguyễn Hằng Giang – K63E


`

tại nơi thực tập, trau dồi kiến thức, phát huy khả năng sáng tạo sau khi ra trường về đơn
vị mình công tác.
2.2. Nhiệm vụ.
Được sự phân công thực tập của trường ĐHSP Hà Nội- Khoa Sư Phạm Kỹ Thuật
và sự tiếp nhận phân công công việc của trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành
nhằm củng cố kiến thức với thực hành em được giao nhiệm vụ cụ thể từ ngày 9/3/2015
đến 10/4/2015 với công việc cụ thể như sau:
- Tuần 1: Thực tập tại trường ĐHSP Hà Nội, chuẩn bị các công việc dưới sự
hướng dẫn của cán bộ giảng dạy của Khoa như: Nghiên cứu danh mục thiết bị của trường
phổ thông, nghiên cứu phân phối chương trình nhằm xác định các bài thực hành, các bài
thí nghiệm sẽ thực tập lắp đặt vận hành ở trường thực tập. Luyện lắp đặt vận hành các

thiết bị dùng chung. Xây dựng mẫu hồ sơ sổ sách bảo quản lưu trữ thiết bị.
Thời gian thực tập tại trường thực tập:
- Tuần 2: Ổn định tổ chức, ăn ở tại trường thực tập. Tìm hiểu về các hoạt động
giáo dục của nhà trường, về đổi mới phương pháp dạy học, về cơ sở vật chất và việc sử
dụng các thiết bị trong dạy và học của nhà trường.
- Tuần 3,4,5: Nhận và phục vụ các yêu cầu về thiết bị cho giáo viên dạy lý thuyết.
Tổ chức quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng thiết bị, lưu giữ, sử dụng hồ sơ thiết bị.
Lắp đặt và vận hành các thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục chung của nhà trường.
- Tuần 6: Nhận và phục vụ các yêu cầu về thiết bị cho giáo viên dạy lý thuyết. Tổ
chức quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng thiết bị, lưu giữ, sử dụng hồ sơ thiết bị. Lắp
đặt và vận hành các thiết bị phục vụ các hoạt động giáo dục chung của nhà trường. Hoàn
thành các hồ sơ sổ sách, bài thu hoạch. Tổng kết thực tập, chia tay với trường.
2.3. Nội dung cụ thể.
- Làm quen với tác phong làm việc, tham gia vào các hoạt động của nhà trường
như thành viên của nhà trường.
- Lập kế hoạch hàng tuần về công tác thiết bị phục vụ cho dạy học ác môn học
trong toàn trường
- Làm việc theo sự phân công chỉ đạo của cán bộ hướng dẫn nơi thực tập. Tổ
chức quản lý, bảo quản, bảo dưỡng, sử dụng thiết bị, lưu trữ, sử dụng hồ sơ thiết bị một
cách khoa học, hợp lý. Hỗ trợ về thiết bị cho giáo viên dạy các bài thực hành, thí nghiệm.
GV: Nguyễn Tiến Dũng – Nguyễn Danh Quân 5

SV: Nguyễn Hằng Giang – K63E


`

Lắp đặt các thiết bị cho các hoạt động chung của nhà trường (lắp đặt thiết bị âm thanh
cho giờ chào cờ, văn nghệ,…)
Trong quá trình thực tập tại trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành bản thân

em đã vận dụng được những kiến thức đã học vào công việc của mình. Bản thân em cũng
không ngừng phấn đấu, học hỏi trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình làm
việc. Qua quá trình đó bản thân em cũng thấy được ưu điểm, nhược điểm những tồn tại
trong cơ sở thực tập để tự tìm hiểu nâng cao nghiệp vụ của mình, cũng như hoàn thành
quá trình thực tập.

Phần III: Hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.
Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành được đặt dưới sự quản lí trực tiếp của
Trường ĐHSP Hà Nội và Sở GD&ĐT Hà Nội. Trường đã được Bộ GD&ĐT đầu tư
nguồn kinh phí lớn cho việc xây dựng cơ sở vật chất ban đầu và sắp tới sẽ còn tiếp tục
được đầu tư về trang thiết bị để xây dựng thành một trường hiện đại. Ngoài những phòng
học khang trang, phòng truyền thống, các phòng thí nghiệm, phòng đồ dùng dạy học,
phòng học Ngoại ngữ, phòng học Tin học và thư viện đạt chuẩn, nhà trường còn có
phòng dạy mẫu và phòng giáo dục nghệ thuật (dạy Âm nhạc và Mĩ thuật), đáp ứng
những điều kiện tốt nhất cho việc dạy học của giáo viên và học sinh.
3.1 Phòng thực hành Lý.

Hình 1.1: Phòng thực hành Lý.
Phòng thực hành Lý là phòng thực hành của bộ môn Lý, phòng được trang bị đầy
đủ các thiết bị thực hành về cơ, nhiệt, điện, quang cho cả khối THCS và THPT. Phòng có
GV: Nguyễn Tiến Dũng – Nguyễn Danh Quân 6

SV: Nguyễn Hằng Giang – K63E


`

2 tủ lớn và 1 giá lớn được chia thành các ngăn giá nhỏ để đựng các thiết bị. Các thiết bị
được phân loại và sắp xếp theo từng hạng mục đã được ghi tên trên giá như thiết bị, đồ
dùng dành cho phần quang học, nhiệt học, cơ học và điện lực học,… Ngoài các thiết bị

đó phòng thực hành Lý còn được nhà trường trang bị thêm các thiết bị như máy hiện
sóng, đồng hồ vạn năng, bộ dao động điều hoà con lắc lò xo,… để phục vụ đầy đủ cho
các tiết dạy học cho giờ hoạ và thực hành của giáo viên và học sinh. Ngoài các thiết bị
được sắp xếp, phân loại gọn gang trên giá thì phòng thực hành Lý còn có thêm bàn ghế
để phục vụ cho giáo viên chuẩn bị thiết bị-đồ dùng cho các giờ lên lớp thực hành.
3.2) Phòng thực hành Hoá.
Phòng hoá là phòng thực hành của bộ môn Hoá, phòng được trang bị đầy đủ các thiết bị
thực hành như ống nghiệm, bình cầu, đèn cồn, hoá chất,… cho cả khối THCS và THPT.
Phòng được trang bị 2 tủ lớn được chia ra làm các ngăn nhỏ để dọc theo hai bên phòng
để đựng hoá chất và dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, đèn cồn,…

Hình 1.2: Phòng thực hành hóa.
Ở giữa phòng được xây bàn có định để cho giáo viên cũng như cán bộ thiết bị
chuẩn bị các dụng cụ, cũng như hoá chất cần thiết để phục vụ cho giờ thực hành của giáo
viên và học sinh.
GV: Nguyễn Tiến Dũng – Nguyễn Danh Quân 7

SV: Nguyễn Hằng Giang – K63E


`

3.3) Phòng Thiết bị và đồ dùng dạy học.
Phòng bao gồm 2 giá lớn được ngăn thành các ngăn nhỏ để các đồ dùng và thiết bị
của môn Công nghệ và môn Toán. Bên cạnh đó phòng còn được trang bị giá dành riêng
cho tranh ảnh, bản đồ của các môn trong trường (trừ môn Sinh và môn Hoá).

Hình 1.3: Phòng Thiết bị và đồ dùng dạy học.
Các đồ dùng thiết bị của môn Công nghệ được xếp gọn gàng ngăn nắp theo từng
loại, từng lớp theo mô hình, các loại thiết bị điện cũng được để riêng.

Các thiết bị môn Toán dùng chung cho toàn trường cũng được lau chùi và sắp xếp
lại trên giá theo thứ tự.
Các thiết bị ở đây cũng đã được phân loại cụ thể và được sắp xếp theo từng ngăn
giá để từ đó giáo viên và học sinh dễ lấy để phục vụ cho các tiết học, giờ học.
Bên cạnh đó phòng này còn chứa tất cả các tranh ảnh trong trường nên luôn được
sắp xếp cẩn thận theo từng thể loại, từng môn học của từng khối lớp, từng lĩnh vực.
Tranh ảnh cũng luôn được kiểm tra phòng mối mọt, lau chùi bụi bẩn.

GV: Nguyễn Tiến Dũng – Nguyễn Danh Quân 8

SV: Nguyễn Hằng Giang – K63E


`

Tuy đã được sắp xếp và lau chùi lại phòng có gọn gàng hơn ngăn nắp hơn nhưng
qua quá trình sử dụng của giáo viên và học sinh thì một số thiết bị, dụng cụ cũng như
tranh ảnh của nhà trường bị hư hỏng, bị rách nhưng những điều đó đã được em và các
bạn cũng như thầy hướng dẫn khắc phục, cũng như bổ xung thêm một số thiết bị mới cho
môn Toán, nẹp thêm một số tranh ảnh mới cho các môn học nhằm giúp cho bài giảng của
giáo viên cũng như tiết học của học sinh được thực hiện sao cho đạt kết quả tốt nhất có
thể.
3.4) Phòng thực hành Sinh.
Phòng bao gồm 3 tủ lớn để đồ dùng môn Sinh học. Đây là phòng để dành riêng
cho giáo viên và học sinh học và thực hành kiến thức của môn Sinh học.

Hình 1.4: Phòng thực hành Sinh.
Đây là phòng học và thực hành chung của môn Sinh vì vậy trong phòng có các giá
đựng thiết bị đồ dùng, các giá và đồ dùng được lau chùi sạch sẽ và được phân loại xếp lại
ngăn lắp, ngay ngắn, thiết bị nặng được xếp ở ngăn dưới, thiết bị nhẹ được xếp ở ngăn

trên.

GV: Nguyễn Tiến Dũng – Nguyễn Danh Quân 9

SV: Nguyễn Hằng Giang – K63E


`

Các mô hình về quá trình tổng hợp Gen, tổng hợp Prôtêin, các thiết bị như đồ mổ,
dụng cụ làm thí nghiệm,…. được lau chùi lại và sắp xếp theo thứ tự ngăn giá. Các mẫu vật,
mô hình được nắp ghép lại và cho nên ngăn giá riêng. Những thiết bị và mô hình thường hay
được giáo viên và học sinh sử dụng thì được xếp bên ngoài để giúp cho giáo viên và học
sinh dễ lấy khi sử dụng, dễ quan sát. Thiết bị nào không được sử dụng sẽ được xếp sâu bên
trong tủ dành chỗ cho các thiết bị vật dụng và mô hình khác của môn Sinh.
3.5) Phòng thư viện.

Hình 1.5: Phòng thư viện.
GV: Nguyễn Tiến Dũng – Nguyễn Danh Quân 10

SV: Nguyễn Hằng Giang – K63E


`

Thư viện được bố trí ở tầng 2 với tổng diện tích 70m2 chia làm 2 phòng: phòng
đọc dành cho học sinh và phòng đọc dành cho giáo viên. Đây là một không gian rộng
thoáng và yên tĩnh, mang lại hiệu quả tối ưu cho việc đọc sách. Vốn tài liệu của thư viện
phong phú, đa dạng và đều đảm bảo chất lượng. Các em học sinh có thể dễ dàng tìm
mượn các loại sách thuộc nhiều lĩnh vực như: Toán học, Hóa học, Vật lí, Ngoại ngữ, Văn

học, Triết học, Sử học, Địa lí, Sinh học, Nghệ thuật, Thể dục thể thao,…
Thư viện xây dựng kho sách theo hình thức bán mở: Giá ngoài cùng gần bàn đọc
sách là giá sách chính các em học sinh được tự lựa chọn, giá phía trong là giá mượn theo
yêu cầu được xắp xếp rất khoa học dễ tìm. Trong đó có các loại sách là sách khoa học
thường thức với 6 khoang và sách tham khảo các môn học dành cho học sinh. Ngoài ra
còn có tủ sách liên cấp giúp cho các em học sinh có thể tìm hiểu về những kiến thức
ngoài cấp học của mình. Thư viện còn chia ra nhiều loại tủ sách giúp các em có thể
nhanh chóng tìm được tài liệu theo sở thích và theo hướng tìm của mình: Tủ sách tin học,
tủ sách tấm gương đạo đức Bác Hồ, tủ sách Ngoại văn, tủ sách sổ tay các môn học. Và
điều đặc biệt thư viện có tủ sách “ Let your ideas fly” (hãy để ý tưởng của bạn cất cánh)đó là những bài tập môn học, bài báo cáo chuyên đề, những tập san do chính các em học
sinh của trường biên soạn. Tài liệu được chọn là những bài được đánh giá có nội dung
tốt, thể hiện sự tìm tòi, sáng tạo của các em học sinh tạo nên một nguồn tài liệu có ích
cho việc giảng dạy và học tập của học sinh và giáo viên. Với cách phân loại sách này
giúp cho học sinh có thể dễ dàng tham khảo và tìm được loại tài liệu mình cần mà không
cần tra cứu lâu.
Cách bài trí trong thư viện cũng rất hợp lí. Bên cạnh các giá sách là “bảng tin thư
viện” đầy màu sắc với những thông tin về danh mục sách mới, thư mục “sách hồng tặng
thư viện”, lịch mượn... để bạn đọc của thư viện có thể cập nhật thông tin một cách dễ
dàng. Bảng tin có hiệu quả tác động trực quan là nhờ sự trang trí khéo léo của chính các
em học sinh trong nhà trường.

GV: Nguyễn Tiến Dũng – Nguyễn Danh Quân 11

SV: Nguyễn Hằng Giang – K63E


`

3.6) Phòng chức năng.


Hình 1.6: Phòng chức năng.
Đây là phòng học phục vụ cho tất cả các môn học trong nhà trường. Phòng được
trang bị đầy đủ các thiết bị như: dàn thiết bị âm thanh, loa, máy chiếu, máy tình để phục
vụ cho các tiết học thực hành của các lớp, phòng cũng được sử dụng cho các hoạt động
ngoại khoá của các lớp trong trường.
3.7) Phòng Nghệ thuật.

Hình 1.7: Phòng nghệ thuật.
GV: Nguyễn Tiến Dũng – Nguyễn Danh Quân 12

SV: Nguyễn Hằng Giang – K63E


`

Phòng nghệ thuật là phòng được phục vụ cho dạy Âm nhạc. Phòng được trang bị
đầy đủ các thiết bị như đàn, tivi, loa, thiết bị âm thanh, đầu đĩa,… đáp ứng những điều
kiện tốt nhất cho việc dạy học của giáo viên và học sinh cũng như phát triển năng khiếu
nhạc và sự đam mê âm nhạc của học sinh
Ngoài ra trong các phòng Lý, Hoá, Sinh, phòng chức năng còn được trang bị thêm
bàn ghế cho giáo viên và học sinh. Thiết bị dạy học được bảo quản bằng hồ sơ, sổ mượn
của giáo viên được lưu trữ và được sử dụng theo dõi qua các năm. Về cán bộ có 1 giáo
viên kiêm nghiệm được tập huấn về bảo quản cũng như sử dụng thiết bị, thiết bị luôn
được sắp xếp khoa học, và được bảo quản tốt theo quy định của bộ giáo dục. Thiết bị đồ
dùng trong các phòng luôn được sắp xếp theo loại để dễ bảo quản. Với đồ dùng môn
Sinh và môn Hoá hầu hết là dụng cụ thuỷ tinh và hoá chất nên sau khi lau rửa đều được
đặt nhẹ nhàng cẩn thận, hoá chất được bố chí ở khu vực riêng biệt.
Do thiết bị đồ dùng dạy học luôn thường xuyên được sử dụng nên không tránh
được tình trạng hỏng hóc, gây vỡ, rách nát… chính vì vậy nên khi sắp xếp lại các phòng
thì em và một số thầy cô cũng đã sửa chữa lau chùi, phục chế lại tranh ảnh, bản đồ bị

rách…Lau chùi bảo dưỡng các đồ dùng như máy chiếu, bảng phụ, các đồ tự làm của giáo
viên và học sinh.
* Tập phục vụ và sử dụng các thiết bị dùng chung trong các giờ.
Các thiết bị dùng chung là một phương tiện dạy học, tập hợp các đối tượng vật
chất được giáo viên sử dụng,, các thiết bị dùng chung này là một phương tiện tổ chức
điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh. Thiết bị đồ dùng chung là những thiết bị
hết sức quan trọng không thể thiếu được trong quá trình dạy học và học hiện nay. Các
loại thiết bị dùng chung như: màn hình tivi, đầu video, máy chiếu đa năng,…
Em đã được vận hành và sử dụng các thiết bị đó là đầu video, hệ thống loa âm
thanh, âm ly, micro, máy chiếu,…chuẩn bị loa đài cho các buổi lễ chào cờ đầu tuần.

GV: Nguyễn Tiến Dũng – Nguyễn Danh Quân 13

SV: Nguyễn Hằng Giang – K63E


`

Hệ thống các thiết bị dùng chung:
STT Tên thiết bị
1

Tivi, vô tuyến

Công dụng và khả năng sử dụng
- Sử dụng trong dạy học để kết nối với các thiết
bị khác
- Giải trí

2


Hệ thống tăng âm, micro,loa…

- Sử dụng khi dạy học trong phòng lớn.
- Sử dụng trong các sinh hoạt chính trị văn hoá,
văn nghệ như chào cờ, các buổi mít tinh.

3

Máy chiếu đa năng

- Sử dụng trong dạy học, sinh hoạt chuyên môn
của bộ môn.

4

Máy photo

- Sao chép văn bản, tài liệu với số lượng tuỳ ý.

5

Máy vi tính

- Quản lý nhân sự
- Quản lý hồ sơ học sinh
- Tạo văn bản tài liệu
- Sử dụng trong hoạt động chuyên môn giải trí

6


Máy in

- Sử dụng in ấn văn bản, tài liệu

7

Hệ thống mạng máy tính

- Sử dụng trong dạy học với chức năng là thiết
bị truyền tin và mang tin
- Sử dụng trong hoạt động chuyên môn và giải
trí

GV: Nguyễn Tiến Dũng – Nguyễn Danh Quân 14

SV: Nguyễn Hằng Giang – K63E


`

Phần IV: Đánh giá về thực trạng công tác thiết bị trường học.
Trong nhiều năm qua, ban giám hiệu cũng như thầy trò trường THCS & THPT
Nguyễn Tất Thành đều quan tâm tới việc sử dụng đồ dùng thiết bị trong giờ dạy lên lớp.
Với quan điểm sử dụng thiết bị dạy học có thể giúp nhiều cho sự nâng cao chất lượng
dạy và học, giúp giáo viên thực hiện hiệu quả các phương pháp dạy học mới, tăng cường
lao động trí tuệ của học sinh.
Như vậy với quan điểm sử dụng thiết bị dạy học rất quan trọng trong dạy học,
chính vì thế mà thấy trò trường THPT Nguyễn Tất Thành đã tận dụng tối đa các thiết bị
một cách triệt để, việc sử dụng đúng chỗ, đúng lúc không lạm dụng quá thiết bị cho các

môn học, tiết học không cần thiết. Đa số giáo viên rất tâm huyết với nghề, có tinh thần
trách nhiệm trong công việc, luôn đầu tư trăn trở, học hỏi kinh nghiệm để chất lượng
dạy- học ngày được nâng lên. Một số học sinh đã cố gắng vươn lên trong học tập.
Bên cạnh những việc tích cực sử dụng thiết bị vẫn còn bộ môn chưa được sử dụng
triệt để và đồ dùng còn rất ít. Một số giáo viên còn ngại khó trong việc sử dụng thiết bị
vào dạy- học.

Phần V: Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác thiết bị
trường học.
- Để nâng cao chất lượng công tác thiết bị trường học thì cần phải có người quản lý
thiết bị trường học,họ là những người có chuyên môn nghiệp vụ,họ biết cách sử dụng và
bảo quản tốt các thiết bị.
- Chủ động trong việc sử dụng vận hành lắp đặt các thiết bị để bài học được thuận
lợi nhất.
- Trang thiết bị dạy học sắp xếp hợp lý trong hệ thống tủ, giá, kệ chuyên dụng,
thuận tiện cho việc sử dụng và bảo quản.
- Phòng đa năng các thiết bị máy chiếu vật thể,máy vi tính. Phòng học bộ môn Tin
học được trang bị máy chủ, hệ thống máy tính nối mạng
- Số lượng trang thiết bị dạy học của phòng bộ môn phải đảm bảo theo qui định tại
danh mục thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

GV: Nguyễn Tiến Dũng – Nguyễn Danh Quân 15

SV: Nguyễn Hằng Giang – K63E


`

- Yêu cầu an toàn và kỹ thuật của phòng thí nghiệm:
+ Có hệ thống chống chaý nổ được thiết lập theo đúng quy định về tiêu chuẩn xây

dựng và lắp đặt hiện hành
+ Đường cấp điện –thoát nước phải đảm bảo kỹ thuật hớp lý – an toàn sử dụng .
+ Phòng thí nghiệm Sinh-Hóa phải có hệ thống thông gió, thoát khí thải, mùi và
hơi độc, tủ sấy, tủ hút, quạt hút, thải khí độc, có tủ thuốc y tế để sơ cứu khi xảy ra sự cố.
+ Cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng của phòng thí nghiệm bộ môn:điện nước,
trang thiết bị thí nghiệm… cho giáo viên bộ môn.
- Hỗ trợ giáo viên chuẩn bị các mẫu vật, dụng cụ và thiết bị cần thiết để tiến hành
các bài thí nghiệm trong chương trình.
- Hỗ trợ giáo viên tổ chức các bài thực hành tại phòng thí nghiệm.
- Các giáo viên nên đến trước buôi dậy cùng với người quản lý các thiết bị để
chuẩn bị các thiết bị trước buổi dậy.
- Đảm bảo vệ sinh,an toàn trong phòng thí nghiệm.
- Giáo viên muốn mượn các thiết bị, phòng đa năng để ,hay phòng thi nghiêm thì
phải đăng ký vào sổ đăng ký của giáo viên quản lý các thiết bị,tránh trường hợp các giáo
viên trùng lịch nhau cùng mượn-và để người quản lý các thiết bị phòng còn biết chuẩn bị
trước.
- Khi mượn xong giáo viên có nhiệm vụ hoàn thành trao trả lại các thiết bị,chìa
khóa ,điều khiển đa năng cho người quản lý các thiết bị.trong trường hợp các thiết bị sau
khi sử dụng bị hỏng hóc ,người quản lý các thiết bị có nhiệm vụ ghi lại thiết bị đó đã
hỏng chỗ nào,ở mức độ nào,thời gian hỏng hóc-người làm hỏng.để sau người quản lý các
thiết bị biết để trình bày với nhà trường-với bộ giáo dục-nhà nước.
- Người quản lý các thiết bị viết thời khóa biểu các bài học của từng môn cần mượn
các dụng cụ thí nghiêm hay tranh ảnh vào sổ đăng ký cho giáo viên
+ Thông qua kỳ thực tập em rút ra được các Trường không thể không có người
quản lý thiết bị Trường học,Vì chỉ có người quản lý thiết bị Trường học mới thực sự là
người có chuyên môn sắp đặt,lắp giáp các thiết bị nhờ đó mà tuổi thọ của các thiết bị mới
được lâu dài.
- Qua thời gian thực tập em rút ra được kinh nghiệm làm sổ sách.

GV: Nguyễn Tiến Dũng – Nguyễn Danh Quân 16


SV: Nguyễn Hằng Giang – K63E


`

Kết Luận:
+ Người quản lý thiết bị trường học phải có trình độ, chuyên môn về thực hành thí
nghiệm là người có trách nhiệm.
+ Là người hỗ trợ hướng dẫn học sinh sử dụng thiết bị thực hành, thí nghiệm.
+ Là người cập nhật sổ sách, mô tả, phân loại, sắp xếp khoa học và hệ thống các
thiết bị dậy học theo chương trình môn học.
+ Có kế hoạch kiểm tra định kỳ trang thiết bị dậy học theo chương trình môn
học,các yêu cầu dảm bảo kỹ thuật,an toàn sử dụng,tu dưỡng hoặc đề xuất sửa chữa, mua
sắm bổ sung.
+ Bảo quản được tiến hành thường xuyên, các thiết bị hư hỏng bất thường phải
được khắc phục ngay.Các hóa chất, vật liệu tiêu hao phải được bổ sung kịp thời để đảm
bảo phục vụ tốt cho hoạt động dậy học.
+ Học thêm để bồi dướng chuyên môn nghiệp vụ

GV: Nguyễn Tiến Dũng – Nguyễn Danh Quân 17

SV: Nguyễn Hằng Giang – K63E


`

Phần VI. Kết luận
6.1 .Kết luận
Thiết bị dạy học với phương tiện chứa đựng và truyền tải thông tin tới học sinh

được coi như là một trong những nguồn tri thức quan trọng góp phần nâng cao chất
lượng dạy và học.Theo quan điểm dạy học hiện đại thì quá trình dạy học không chỉ đơn
thuần giúp học sinh có kiến thức ,kỹ năng mà quan trọng hơn là tổ chức quá trình dạy
học sao cho học sinh phát huy hết mức tối đa tích cực ,chủ động sáng tạo.Thiết bị dạy
học đóng vai trò là nguồn cung cấp thông tin học tập cho học sinh tạo khả năng mới để
giáo viên và học sinh không ngừng nâng cao năng lực tư duy sáng tạo thói quen tự
học.Như vậy, chúng ta không thể không phủ nhận vai trò của thiết bị dạy học vì vậy nhà
trường cần phải quan tâm trong việc bổ sung thêm các thiết bị đồ dùng học tập khuyến
khích đồ dùng tự làm của giáo viên và học sinh. Hãy khai thác và sử dụng hiệu quả nhất
các thiết bị dạy học trong nhà trường để đảm bảo áp dụng phương pháp dạy học mới
trong nhà trường theo yêu cầu của bộ GD&ĐT đề ra.
6.2.Kiến nghị.
Trải qua một thời gian ngắn thực tập tại trường THCS & THPT Nguyễn Tất
Thành. Bản thân em đã có điều kiện áp dụng những kiến thức đã học trong sách vở vào
thực tế.Qua các cán bộ phụ trách các phòng đồ dùng thiết bị hướng dẫn thực tập em đã
học hỏi và đúc kết được nhiều kinh nghiệm và tự thấy bản thân mình có thể xây dựng
được sổ sách của các phòng đồ dùng thiết bị, nắm được cách ghi như thế nào cho khoa
học, tuần tự, gọn gàng dễ hiểu, biết cách bảo dưỡng các thiết bị cũng như sử dụng các đồ
dùng chung trong nhà trường.Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất cho những điều mong
muốn ngoài những hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ vững vàng thì bản thân em cần
có lòng yêu nghề, tận tâm với công việc, có ý thức sáng tạo trong công việc, rất cần thiết
và quan trọng với người cán bộ thiết bị trường học.

GV: Nguyễn Tiến Dũng – Nguyễn Danh Quân 18

SV: Nguyễn Hằng Giang – K63E




×