Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Giáo trình hướng dẫn thi công trần vách thạch cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 34 trang )

MỤC LỤC

Bài 1: Tổng quan về tấm thạch cao

Trang
02

Bài 2: Thi công trần công trình

10

Bài 3: Thi công trần nổi

11

Bài 4: Thi công trần chìm

19

Bài 5: Thi công vách ngăn

28

TÀI LIỆU THAM KHẢO

34


BÀI 1 : TỔNG QUAN VỀ TẤM THẠCH CAO
Mục tiêu dạy học: Học xong bài này, học viên có khả năng:
* Kiến thức:


- Trình bày được tính chất lý hóa của thạch cao, công nghệ sản xuất thạch cao
xây dựng.
- Trình bày được những đặc tính cơ bản của tấm thạch cao, công nghệ sản
xuất tấm thạch cao.
- Phân loại được các loại tấm thạch cao.
* Thái độ:
- Nghiêm túc, sáng tạo.
Nội dung:
1. KHOA HỌC VỀ THẠCH CAO
Thạch cao, tiếng Anh là gypsum mà trong tự điển Bách Khoa Encarta Encyclopedia
định nghĩa là một loại chất khoáng rất phổ thông mang tên hóa học là calcium sulfat
(CaSO4.2H2O). Đá thạch cao hầu như có mặt ở mọi vùng trên trái đất.
1.1. Công nghể sản xuất thạch cao:
Đầu tiên, thach cao tự nhiên được khai thác từ mỏ dưới dạng các tảng đá tựa như đá
vôi. Đá thạch cao được đem nung trong lò giống như nung vôi nhưng ở đây cấu trúc
canxisulfat không bị phân huỷ mà chỉ có phản ứng loại bỏ nước kết tinh.
o

o

CaSO4.2H2O → CaSO4.0,5H2O + 1,5H2O( t =125 - 180 C )
Thạch cao ra lò là thạch cao nửa nước sẽ được nghiền nhỏ ở dạng bột mịn.
Để sản xuất tấm thạch cao, người ta pha thạch cao bột thành một dung dịch dạng sữa
và đổ vào khuôn. Phản ứng đóng rắn của thach cao chính là quá trình Hydrat hoá, tạo
liên kết tinh thể Hydrat. Phản ứng có toả nhiệt là quá trình ngược với quá trình nung
thạch cao ở trên. Tấm thạch cao được đổ theo các hình dạng, kích thước và hoa văn
khác nhau và được trộn với một số chất phụ gia khác để tạo ra các tính năng phù hợp
với mục đích sử dụng.
1.2. Tác dụng của thạch cao:
Thạch cao được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sự phát triển của con người bởi

các tính năng của nó như: Làm thuốc trong y học, dùng làm thực phẩm…và đặc biệt
trong nghành xây dựng bởi các đặc tính cách nhiệt, ngăn lửa, giảm tiếng ồn, chống
ẩm…tiện lợi, bền, đẹp, giảm chi phí khi sử dụng.
Ngoài ra, Thạch cao còn được xem là loại vật liệu truyền thống và thân thiện với con
người và đã được thừa nhận trên toàn thế giới.
1.3. Công nghệ sản xuất thạch cao nhẹ cốt sợi:
Thạch cao nhẹ có cấu trúc tổ ong (thạch cao tổ ong) là loại thạch cao nhẹ chứa một
số lượng lớn các lỗ nhân tạo ở trạng thái kín có kích thước bé (0.5- 2mm) được phân


bố đều trong thể tích thạch cao.
Hệ thống lỗ rỗng này được hình thành theo hai phương pháp:
- Phương pháp hoá học: Dùng chất tao khí trộn vào hỗn hợp thạch cao ta sẽ thu
được sản phẩm thạch cao khí.
- Phương pháp cơ học: Dùng chất tạo bọt trộn bột thạch cao và nước và thêm một
số
chất phụ gia khác sẽ tạo được sản phẩm thạch cao bọt. Đôi khi người ta cũng dùng
phụ gia cuốn khí để tạo rỗng cho thạch cao tổ ong.
Công nghệ sản xuất thạch cao bọt khá phức tạp, được tiến hành theo các bước sau:
- Chế tạo bọt kỹ thuật.
- Trộn hỗn hợp bột thạch cao và phụ gia.
- Trộn hỗn hợp vữa thạch cao với bọt và tạo hình.
Tính chất cơ lý và nhiệt vật lý của thạch cao bọt phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tỷ lệ
nước, bột thạch cao, các chất phụ gia, lượng bọt và công nghệ tạo bọt (kích thước và
độ ổn định của bọt). Thạch cao bọt được chế tạo thành tấm từ việc đổ hoặc bơm hỗn
hợp vào khuôn đúc sau đó có thể để nguyên tấm hoặc cắt ra thành những tấm nhỏ có
kích thước khác nhau tùy yêu cầu sử dụng. Công nghệ sản xuất thạch cao bọt đã được
nghiên cứu và áp dụng thành công ở nước ta. Tuy nhiên việc sản xuất thạch cao bọt
phức tạp hơn thạch cao ở dạng khí vì nguồn bọt chủ yếu phải nhập khẩu.
Bên cạnh đó, việc tạo rỗng cho thạch cao nhẹ có thể thực hiện bằng cách sử dụng

cốt sợi (thường dùng sợi thủy tinh).Sự đan xen của sợi vô hướng trong thạch cao sẽ
hình thành lỗ rỗng. Để tăng hiệu quả tạo rỗng người ta thường sử dụng kết hợp với
chất tạo bọt.
Điểm mạnh của thạch cao nhẹ cốt sợi là cách nhiệt, chịu kéo uốn, chống va đập tốt,
độ bền dẻo dai cao. Do đó, chúng rất phù hợp với những kết cấu cần cách nhiệt, cách
âm, đồng thời chịu kéo uốn hay va đập. Sự có mặt của sợi làm giảm đáng kể hiện
tượng biến đổi thể tích của thạch cao nhẹ trong quá trình rắn chắc hay do quá trình
thay đổi nhiệt độ hay độ ẩm. Điều này làm tăng tuổi thọ của thạch cao cốt sợi.
Cốt sợi sử dụng trong thạch cao siêu nhẹ có nhiều loại. Nhưng phổ biến nhất là bông
sợi thủy tinh, sợi amian, sợi tổng hợp…Nhìn chung, các loại sợi có độ bền và khả
năng dính bám cao. Hiện nay, ở nước ta đã chế tạo thành công thạch cao cốt sợi thủy
tinh nói chung và thạch cao nhẹ nói riêng cùng các loại khác được dùng trong xây
dựng và trang trí nội thất chủ yếu ở dạng tấm, vách ngăn. Loại này có khối lượng thể
tích khoảng 1000-1600 kg/m3 , cường độ nén 10-12 Mpa, cường độ kéo 4-6 Mpa.
Gần đây, Viện Khoa học công nghệ vật liệu xây dựng đã chế tạo thành công tấm


Composit từ cốt sợi rơm. Tuy nhiên sản phẩm này kém bền trong môi trường ẩm.
2. TỔNG QUAN VỀ TẤM THẠCH
CAO
Hiện nay, thạch cao hiện là vật liệu được sử dụng khá nhiều trong lĩnh vực trang trí
nội thất bởi sự đa dạng, đáp ứng những yêu cầu nghiêm ngặt về kỹ thuật như chống
cháy, chống ẩm, cách âm và tiêu âm.
Thạch cao có thể được sử dụng làm tường, làm trần. Vì vậy hiểu, phân loại và sử
dụng đúng cách cho từng mục đích sẽ mang lại hiệu quả cao cho ngôi nhà cuả bạn.
Tấm thạch cao là một trong những vật liệu phổ biến dùng để làm trần hoặc tường
nội thất trong xây dựng gia dụng và thương mại. Vật liệu này ngày càng được sử
dụng nhiều hơn trong xây dựng dân dụng và công nghiệp do có đặc tính thi công
nhanh gọn, tính thẩm mỹ cao, không độc hại, không cháy, cách âm, cách nhiệt, đem
lại hiệu quả kinh tế do giảm trọng lựơng kết cấu công trình vì nhẹ hơn các loại vật

liệu trần, tường khác.
2.1. Đặc tính
thạch cao

của

tấm

- Bề mặt mịn, phẳng, đẹp mắt, dễ dàng trang trí và có độ cứng
tốt.
- Dễ dàng ghép nối các tấm lại với nhau, tường nhà và trần sẽ rất phẳng mịn. Hơn
nữa vì bề mặt của tấm thạch cao mịn láng hơn tất cả các loại tường bê-tông nên
nó tạo cho ngôi nhà một dáng vẻ vượt trội.
- Sau khi hoàn tất trang trí, có thể sử dụng sơn tay hay sơn xịt hoặc các loại
trang trí khác như giấy dán tường hoặc gạch trang trí.
- Đặc tính hữu cơ của tấm thạch cao là mềm dẻo nên không bị nứt dù được sử
dụng một thời gian dài, đó là một lợi thế đáng kể trong việc sử dụng tấm thạch
cao cho các công trình xây dựng.
- Thạch cao hiện nay dễ kết hợp với đèn trang trí nên có thể tạo được không gian
kiến trúc hài hòa, bắt nhịp cùng với cảnh quan xung quanh, có thể che giấu các
hệ thống kỹ thuật công trình như phần lạnh, điện, nước, đường truyền
Internet… Với trần chìm, do đặc tính dễ cắt, ghép, uốn cong nên có thể tạo
được nhiều hình dạng đặc biệt theo ý muốn như hình khối 3D dạng uốn lượn.
- Tấm thạch cao cũng có thể dễ dàng ứng dụng cho các tường có độ cong
vênh.


2.1.1. Khả năng cách nhiệt và cách âm của tấm thạch cao

Hình 1.1 - Cấu tạo tấm thạch cao cách âm

- Tấm thạch cao có khả năng chống cháy và cách nhiệt rất tốt. Nó không hấp
thu độ nóng và tỉ lệ dẫn nhiệt thấp hơn các loại vật liệu khác như bê-tông,
gạch, kính… Do vậy tấm thạch cao có thể ngăn cản sức nóng và giảm đi năng
lượng tiêu thụ cho hệ thống máy điều hòa.
- Vì có đặc tính cách nhiệt nên tấm thạch cao được sử dụng rộng rãi cho trần và
tường nội thất để ngăn ngừa hỏa hoạn. Hơn nữa, nó cũng rất thường được dùng
như là phần bọc ngoài của các cấu trúc cao tầng nhằm ngăn ngừa thiệt hại trong
trường hợp có cháy. Tấm thạch cao có khả năng chịu đựng được lửa trong hơn 3
giờ đồng hồ.
- Một chức năng khác nữa là cách âm. Tấm thạch cao có khả năng làm giảm
đi âm thanh từ khoảng giữa 35-60dB. Đây chính là lý do vì sao các rạp hát,
nhà máy… thường chọn tấm thạch cao cho hệ thống cách âm.
2.1.2. An toàn sức khoẻ và môi trường
Không độc hại: Tấm thạch cao không chứa hỗn hợp Ami-ăng và chất gây ung thư.
Trong trường hợp hỏa hoạn, tấm thạch cao sẽ không sản sinh ra khí độc hại. Vì thế
tấm thạch cao bảo đảm một môi trường khỏe mạnh và an toàn.
Dễ dàng lắp đặt: tấm thạch cao có thể dễ dàng lắp ráp với khung thép, khung gỗ hoặc
có thể dễ dàng ghép vào tường bê-tông bằng một hợp chất keo dính (Dri-wall


Adhesive), đồng thời dễ dàng sửa chữa với những nơi bị hư hỏng mà không phải thay
toàn bộ tấm, giúp tiết kiệm thời gian cũng như kinh phí.
Trọng lượng nhẹ: Trọng lượng tấm thạch cao chỉ vào khoảng 6.5-9.5kg/m2, rất dễ
dàng vận chuyển, xử lý hoặc lưu kho mà không cần phải thay đổi kết cấu.
2.2. Quy cách chung
Tấm thạch cao có 2 kiểu cạnh chính, phù hợp với các mục đích sử dụng khác
nhau:Thi công trần nổi (T-Bar), trần chìm và hệ thống tường nội thất.
Tấm cạnh vuông (SE – Square Edge)

Tấm cạnh vát (RE - Recessed Edge, TE Tapered Edge)


Hình 1.2 – Tấm cạnh vuông
Thích hợp thi công trần nổi (T-Bar) và hệ

Hình 1.3 – Tấm cạnh vát
Thích hợp cho thi công các loại trần và tường

thống tường nội thất – không cần xử lý mối nội thất cần bề mặt phẳng - phải xử lý mối nối
nối giữa hai tấm thạch cao.

giữa hai tấm thạch cao bằng bột thạch cao xử
lý mối nối chuyên dùng.


Quy cách tấm thạch cao
Quy cách

Hệ mét

Hệ inch

Kích thước

Độ dày (mm)

Chiều rộng (mm)

Chiều dài (mm)

1200


2400

9

1210

2425

9

1220

2440

9

1200

2400

12

1200

2400

15

4’


8’

3/8’’

4’

8’

1/2’’

4’

8’

5/8’’

Lưu ý:
- Tấm thạch cao là loại vật liệu kỵ nước. Do vậy, trước khi thi công cần
phải kiểm tra toàn bộ mái và hệ thống nước trong nhà, tránh sự rò rỉ của
nước xuống hệ thống trần và tường thạch cao.
- Trần thạch cao có tính bền vững, nếu thi công đúng kỷ thuật, tuổi thọ
trung bình của trần thạch cao trên 10 năm.
- Thạch cao vẫn bị co ngót vật liệu, cho nên thường bị nứt ở các chỗ trét
mastic khi thi công trần khung chìm hoặc tường nội thất. Những vết nứt
này có khi chỉ giống như một sợi tóc chạy ngang, nhưng sẽ tạo sự khó
chịu cho chủ nhân và lâu ngày vết nứt sẽ lớn dần, mất thẩm mỹ. Do vậy
đễ hạn chế hiện tượng này, cần phải thi công đúng yêu cầu kỹ thuật, xử
lý mối nối giữa hai tấm thạch cao bằng bột chuyên dùng, trong trường
hợp cần thiết, nên tham khảo ý kiến của nhà phân phối.

- Khi thi công những bề mặt tường, trần dài quá 8m thì phải thiết kế khe co
giãn.
2.3. Phân loại tấm thạch cao
2.3.1. Thạch cao chịu nước và chống cháy


a) Đặc tính
Được làm bằng bột thạch cao trộn lẫn với thủy tinh để tạo đặc tính chống cháy. Giấy
bao thạch cao được thiết kế để cách nhiệt từ 1-3 h.
Tấm thạch cao chịu nước dùng cho trang trí trần và vách ngăn, rất tiện dụng vì có
những đặc tính như: siêu nhẹ với công nghệ tạo bọt thạch cao, không bắt lửa, không
lan truyền lửa, ngăn cháy, không sinh ra khói bụi như tấm bao giấy hoặc phủ các loại
vật liệu khác và không phát nóng khi ngăn cháy, ngăn ngừa được nấm mốc.
b) Công dụng
Dùng để lắp đặt tại các khu vực có yêu cầu ngăn cháy như: lối thoát hiểm, nhà kho,
nhà hát... Dùng để bao phủ bên ngoài cấu trúc khung thép nhằn ngăn chặn sự biến
dạng của cấu trúc này trong trường hợp hỏa hoạn.
Tấm thạch cao chống cháy có khả năng chống cháy lên đến 2 tiếng tùy theo chiều dày
cũng như số lớp tấm lắp đặt cho vách. Loại tấm chống cháy thường được sử dụng cho
khu vực thoát hiểm và phòng lưu trữ dữ liệu, thông tin.
2.3.2. Thạch cao cách âm
a) Đặc tính
Sản phẩm được sản xuất dựa trên công nghệ đặc biệt với lớp giấy phản âm Glass
Matt và cấu trúc lỗ hổng tròn. Mức độ cách âm của vách và trần thạch cao phụ thuộc
vào chiều dày tấm cũng như số lớp lắp đặt cho vách và trần. Khả năng tiêu âm lên
đến hơn 70%.
b) Công dụng
Những sản phẩm này thích hợp cho các không gian như chiếu bóng, phòng sinh hoạt,
phòng ngủ, phòng hội họp… và cả những căn hộ tiếp xúc trực tiếp tiếng ồn, công
trình gần đường giao thông có yêu cầu cao về vật liệu cách âm.

Dễ sử dụng, không hại sức khỏe và thân thiện môi trường, bền và nhẹ.
Chất lượng (hiệu quả) giảm âm: Được gia cường bằng vải thủy tinh nên tạo cho tấm
thạch cao tiêu âm đạt được tỷ lệ giảm tiếng ồn vượt mức 0.6 NRC.


Bảng phân loại thạch cao theo tính năng


Hình 1.4 - Tấm trần thạch cao tại Trung tâm Hội nghị quốc gia


BÀI 2 : THI CÔNG TRẦN CÔNG TRÌNH
Mục tiêu dạy học: Học xong bài này, học viên có khả năng:
* Kiến thức:
- Trình bày được mục đích làm trần cho công trình.
-Trình bày được cấu tạo chung của các loại trần nói chung và trần thạch cao
nói riêng
- Phân biệt được các loại trần và phạm vi ứng dụng của nó.
* Thái độ:
- Nghiêm túc, sáng tạo.
Nội dung:
1. THI CÔNG TRẦN CÔNG
TRÌNH
1.1. Mục đích làm trần công trình
Hiện nay yếu tố mỹ quan của các công trình kiến trúc ngày càng trở nên vô cùng
quan trọng, trong đó nội thất bên trong công trình đã là một vấn đề được quan tâm rất
nhiều trong thiết kế cũng như trong xây dựng công trình. Nội thất làm tăng vẻ đẹp của
công trình, tăng giá trị công năng của công trình, giúp cho con người có cuộc sống tốt
hơn trong công trình. Các nhà thiết kế và thi công dùng trần công trình làm nhiệm vụ
che khuất các bộ phận của Kết cấu và M&E, với các hoạ tiết kiến trúc và mỹ thuật kết

hợp với màu sắc và ánh sáng làm tăng vẻ đẹp, vẻ lộng lẫy của nội thất công trình. Vì
vậy hầu hết các phòng sinh hoạt chung, các phòng nghỉ, các phòng làm việc,… đều
được làm trần sau khi đã làm xong phần xây dựng.
1.2. Cấu tạo chung của các loại trần
Tuỳ theo chức năng căn phòng, là phòng sinh hoạt chung, phòng ở, phòng hội họp,
… mà người ta thiết kế trần phù hợp. Cấu tạo các loại trần rất đa dạng và phong phú
nhưng nó có thể được phân làm các loại sau:
1.3. Hệ khung trần
Khung xương có thể được làm bằng gỗ, thép, hợp kim nhôm. Hiện nay hệ khung
xương bằng hợp kim nhôm được sử dụng khá rộng rãi.
2. PHÂN LOẠI TRẦN
- Trần bằng gỗ tự nhiên, gỗ nhân tạo.
- Tấm trần bằng nhựa
- Tấm trần thạch cao
- Tấm trần bằng hợp kim nhôm
Trần có thể được thiết kế giật cấp, phẳng đáy hay kiểu thả tấm,…


BÀI 3 : THI CÔNG TRẦN NỔI
Mục tiêu dạy học: Học xong bài này, học viên có khả năng:
* Kiến thức:
-Trình bày được cách sử dụng các dụng cụ, máy móc, thiết bị phục vụ công
tác thi công Trần nổi.
- Trình bày được cấu tạo hệ khung xương của trần nổi.
- Trình bày được trình tự thi công trần nổi.
- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật thi công trần nổi.
* Kỹ năng:
- Sử dụng các dụng cụ, máy móc, thiết bị phục vụ công tác thi công Trần nổi.
- Đọc hiểu được bản vẽ và tài liệu kỹ thuật về Trần nổi.
- Thi công trần nổi đạt yêu cầu kỹ thuật.

- Tính toán được khối lượng, vật liệu, nhân công phục vụ công tác thi công.
* Thái độ:
- Nghiêm túc, sáng tạo, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác, gọn gàng , tiết kiệm vật tư.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, hợp tác tốt theo nhóm, tổ để thực hiện công việc.
- Đảm bảo an toàn lao động khi làm việc.
Nội dung:
1. Giới
thiệu
- Trần nổi là bộ phận của công trình có tác dụng bao che, cách nhiệt và trang trí
nội thất. Hệ thống khung trần nổi sẽ thấy được khung viền phối với tấm trần
trước và sau khi công trình hoàn thiện.
- Trần nổi rất phù hợp cho các công trình như : trường học, bệnh viện, văn phòng,
nhà
xưởng, căn tin,…
- Trần nổi cũng có thể sử dụng cho nhà ở với tấm thạch cao có màu sắc, hoa
văn đa dạng. Tấm thạch cao dùng cho trần nổi thường được sản xuất có kích
thước
60*60cm, 60*90cm, 60*120cm

Tấm trần thả GH-T01
605 x 1221 x 9

Tấm trần thả GH-T02
605 x 1221 x 9

Tấm trần thả GH-T03
605 x 1221 x 9


Tấm trần thả GH-T04

605 x 1221 x 9

Tấm trần thả GH-T05
605 x 1221 x 9

Tấm trần thả GH-T06
605 x 1221 x 9

Tấm trần thả GH-T07
605 x 1221 x 9

Tấm trần thả GH-T08
605 x 1221 x 9

Tấm trần thả GH-T09
605 x 1221 x 9

Hình 3.1 - Một số loại tấm trần thả có hoa văn
2. Cấu tạo
Thanh chính: là thanh chịu lực chính, được treo lên trần bằng các cụm ty treo,tăng đơ
và vít nở.
Thanh phụ: là thanh được liên kết với thanh chính để tạo thành kiểu dáng theo đúng
yêu cầu thiết kế
Thanh viền tường: thanh viền tường được liên kết với tường hoặc vách ngăn.
Các tấm trang trí: Các tấm trần sẽ được đặt lên các hệ thanh (chính, phụ, viền tường)
tạo thành bề mặt trần trang trí.


Hình 3.2 – Hình công trình trần nổi


Hình 3.3 – Phối cảnh trần nổi


Hình 3.4 – Phối cảnh hệ khung xương trần nổi Vĩnh Tường


Hình 3.5 – Hệ khung xương trần nổi Slimline Vĩnh Tường


Hình 3.6 – Bản vẽ thi công trần nổi


3. Trình tự thi công lắp đặt và hoàn thiện
Sau khi hoàn chỉnh phần mái, hệ thống M&E, chuẩn bị các vật liệu cần thiết để lắp
đặt trần. Bao gồm những bước cơ bản sau:
Bước 1: Xác định độ cao trần theo cao độ sàn hoàn thiện, dùng thước thủy hoặc ống
cân nước, đánh dấu cao độ, búng mực để lắp đặt thanh viền tường .
Thông thường dấu được đánh cao độ ở mặt dưới thanh viền tường.
Bước 2: Lắp đặt khung có thể dùng búa định hoặc khoan để cố định thanh viền tường
bằng đinh bê-tông hoặc vít nở với định khoảng không quá 300mm tùy theo loại
tường, vách.
Bước 3: Xác định khoảng cách giữa các điểm treo theo hệ khung xương sử dụng.
Bước 4: Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc) sao cho phù hợp với
hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn qui định và đo độ phẳng
của khung.
Bước 5: Liên kết các thanh phụ (thanh ngang) với thanh chính với khoảng cách theo
hệ khung được dùng.
Bước 6: Thả tấm lên các ô giữa thanh chính và thanh phụ, chỉnh sửa và hoàn thiện.
* Ưu điểm: Sau này nếu hư tấm nào tháo ra thay tấm đó, dễ dàng bảo trì và sửa
chửa hệ thống M&E.

* Nhược điểm: Trần nổi không đẹp, sang trọng và gây ấn tượng bằng trần chìm.


BÀI 4 : THI CÔNG TRẦN CHÌM
Mục tiêu dạy học: Học xong bài này, học viên có khả năng:
* Kiến thức:
-Trình bày được cách sử dụng các dụng cụ, máy móc, thiết bị phục vụ công
tác thi công Trần chìm.
- Trình bày được cấu tạo hệ khung xương của trần chìm.
- Trình bày được trình tự thi công trần chìm.
- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật thi công trần chìm.
* Kỹ năng:
- Sử dụng các dụng cụ, máy móc, thiết bị phục vụ công tác thi công Trần chìm.
- Đọc hiểu được bản vẽ và tài liệu kỹ thuật về Trần chìm.
- Thi công trần chìm đạt yêu cầu kỹ thuật.
- Tính toán được khối lượng, vật liệu, nhân công phục vụ công tác thi công.
* Thái độ:
- Nghiêm túc, sáng tạo, cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác, gọn gàng , tiết kiệm vật tư.
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, hợp tác tốt theo nhóm, tổ để thực hiện công việc.
- Đảm bảo an toàn lao động khi làm việc.
Nội dung:
1. Giới thiệu
Là một bộ phận của công trình góp phần bao che, cách âm, cách nhiệt và để xử lý
những khiếm khuyết trong xây dựng trang trí nội thất. Hệ thống khung trần chìm sẽ
được bao phủ bằng tấm thạch cao bên ngoài sau khi công trình hoàn thiện.
Kiểu trần này thường được thi công trong phòng khách, phòng hội họp, sảnh, phòng
ngủ vì tính thẩm mỹ cao, sang trọng và tạo ấn tượng mạnh.
Trần chìm có thể được thiết kế phẳng đáy, giật cấp, trần cong và các hình dạng khác
nhau.
*** Nhược điểm : Giá thành cao. Nếu hư, ố không sửa đư ợc từng tấm mà phải gỡ

nguyên trần, vì khi thi công trần phải kèm theo nhiều thứ như : hệ thống M&E, hoa
văn trang trí,…
2. Cấu tạo
Thanh chính: Là thanh chịu lực chính được treo lên trần bằng các cụm ty treo và pát
điều chỉnh.
Thanh phụ: Được liên kết với thanh chính và tiếp xúc trực tiếp với tấm trần.
Thanh viền: Là thanh được liên kết giữa tường hoặc vách với thanh chính và phụ.
Tấm thạch cao: Các tấm trần sẽ được liên kết với các thanh phụ và thanh viền tường
bằng vít và keo.
Phụ kiện: Dùng để liên kết các thanh và tấm trần với nhau tạo thành hệ trần chìm
hoàn chỉnh. Bao gồm: tăng đơ, ty treo, tắckê thép, pát 2 lổ, khóa liên kết,...


Hình 4.1 – Phối cảnh Hệ khung xương trần chìm

Hình 4.2 – Hệ khung xương trần chìm Vĩnh Tường mẫu A


Hình 4.3 – Hệ khung xương trần chìm Vĩnh Tường mẫu B


Hình 4.4 – Hệ khung xương trần chìm OMEGA Vĩnh Tường


Hình 4.5 – Hệ khung xương trần chìm TRI-FLEX Vĩnh Tường


Hình 4.6 – Bản vẽ thi công trần chìm
3. Trình tự thi công lắp đặt và hoàn
thiện

Sau khi hoàn thiện phần sàn, mái, hệ thống M&E cần chuẩn bị các vật liệu và tiến
hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định độ cao trần theo cao độ sàn hoàn thiện bằng cách lấy dấu chiều cao
bằng ống nước, thước thủy, đánh dấu mặt bằng trần. Thông thường nên vạch dấu cao
độ ở đáy thanh viền tường và thanh phụ.


Bước 2: Tuỳ thuộc vào loại trần mà ta cố định thanh viền tường bằng búa đinh hay
khoan và định khoảng lỗ đinh chốt không quá 300mm.
Bước 3: Phân chia lưới thanh chính bằng việc xác định khoảng cách phù hợp với các
điểm ty treo theo khoảng cách đã định và khoảng cách tối đa giữa các điểm treo xác
định theo hệ khung xương sử dụng.

Bước 4: Thanh chính được liên kết với ty zen của điểm treo tạo ra khung dọc.
Khoảng cách giữa các thanh dọc được xác định theo hệ khung xương sử dụng.

Bước 5: Liên kết các thanh ngang với các thanh dọc (thanh chính) bằng cách gài mép
của thanh ngang vào răng cá hoặc pát liên kết của thanh chính với khoảng cách theo
hệ khung và tấm sử dụng.

Bước 6: Lấy mặt phẳng của dàn khung và bắt tấm vào thanh ngang bằng đinh vít và
keo. Các mũ vít phải chìm vào mặt tấm ≥2mm.


×