TRƯỜNG CĐN QUỐC TẾ VABIS HỒNG LAM
KHOA XÂY DỰNG
MÔN HỌC: BẢO HỘ LAO ĐỘNG
MÃ MÔN HỌC: MH 08
NGHỀ: XÂY DỰNG
Trình độ: Trung cấp nghề
– 2013 –
Giáo trình lưu hành nội bộ
1
TRƯỜNG CĐN QUỐC TẾ VABIS HỒNG LAM
KHOA XÂY DỰNG
MÔN HỌC: BẢO HỘ LAO ĐỘNG
MÃ MÔN HỌC: MH 08
NGHỀ: XÂY DỰNG
Trình độ: Trung cấp nghề
Giáo viên biên soạn
Trưởng/ Phó khoa
Nguyễn Quốc Toản
Lê Văn Thường
– 2013 –
Giáo trình lưu hành nội bộ
2
MỤC LỤC
GIỚI THIỆU CHUNG.......................................................................................................................................................6
BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG..................................................................................8
I. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG.............................8
1. Khái niệm về bảo hộ lao động.............................................................................8
2. Mục đích bảo hộ lao động...................................................................................8
3. Ý nghĩa bảo hộ lao động......................................................................................8
II. NỘI DUNG CỦA BẢO HỘ LAO ĐỘNG.............................................................8
1. Pháp luật bảo hộ lao động....................................................................................8
2. Vệ sinh lao động.................................................................................................9
3. Kỹ thuật an toàn..................................................................................................9
4. Kỹ thuật phòng cháy – chữa cháy..........................................................................9
III. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG.............9
IV. CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA BẢO HỘ LAO ĐỘNG...........................9
BÀI 2: HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC BHLĐ......................................................................11
I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG............................................11
1. Khái niệm chung................................................................................................11
2. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác bảo hộ lao động ...11
II. TRÁCH NHIỆM CÁC CẤP, NGÀNH, TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG CÔNG TÁC
BHLĐ.......................................................................................................................12
1. Trách nhiệm của tổ chức cơ sở (doanh nghiệp)................................................12
2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp trên..........................................................12
3. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức công đoàn...............................................12
III. CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP...................12
1. Hội đồng bảo hộ lao động trong doanh nghiệp.................................................12
2. Trách nhiệm quản lý công tác BHLĐ trong khối trực tiếp sản xuất...................13
2.1. Quản đốc phân xưởng (hoặc chức vụ tương đương)...................................13
2.2. Tổ trưởng sản xuất (hoặc chức vụ tương đương)....................................13
2.3. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên....................................................................13
BÀI 3: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI LAO ĐỘNG..................14
I. QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG............................14
1. Nghĩa vụ...........................................................................................................14
2. Quyền hạn........................................................................................................14
II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG..........................................14
III. THỜI GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ NGƠI..........................................15
1. Thời gian làm việc.............................................................................................15
2. Thời gian nghỉ ngơi..........................................................................................15
3
IV. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ, LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH
NIÊN VÀ LAO ĐỘNG KHÁC........................................................................................15
1. Đối với lao động nữ..........................................................................................15
2. Đối với lao động chưa thành niên........................................................................15
3. Đối với lao động khác........................................................................................15
V. CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP, BỒI DƯỠNG....................................................................16
1. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm.............................................................................16
2. Chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân......................................................16
3. Chế độ trợ cấp, bồi thường tai nạn lao động....................................................16
4. Các phương tiện chăm sóc sức khoẻ.................................................................16
BÀI 4: TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP.....................................................................................17
I. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH XÂY DỰNG.......................................17
1. Điều kiện lao động các ngành khác (cơ khí, dệt may…)........................................17
2. Điều kiện làm việc ngành xây dựng.....................................................................17
II. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI N ẠN LAO ĐỘNG VÀ B ỆNH NGH Ề
NGHIỆP TRONG NGÀNH XÂY DỰNG.....................................................................17
1. Nguyên nhân kỹ thuật.........................................................................................17
2. Nguyên nhân tổ chức...........................................................................................18
3. Nguyên nhân vệ sinh môi trường........................................................................18
4. Nguyên nhân chủ quan........................................................................................18
III. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KHẮC PHỤC TAI N ẠN LAO ĐỘNG
VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP........................................................................................19
1. Thiết bị che chắn.............................................................................................19
2. Thiết bị bảo hiểm hay phòng ngừa...................................................................19
3. Tín hiệu, báo hiệu..............................................................................................19
4. Khoảng cách an toàn...........................................................................................20
5. Trang bị phương biện bảo vệ cá nhân................................................................20
6. Phòng cháy chữa cháy..........................................................................................20
7. Biện pháp vệ sinh lao động................................................................................20
BÀI 5: AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG.............................................................................................................22
I. KHÁI NIỆM LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH XÂY DỰNG.........................................22
II. CÁC QUY PHẠM VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG.......................................................22
III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI VI ỆC
AN TOÀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG......................................................................23
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG.........23
BÀI 6: KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN...........................................................................................................................26
I. SỬ DỤNG ĐIỆN TRONG NGÀNH XÂY DỰNG....................................................26
II. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA..................26
1. Các nguyên nhân gây ra tai nạn điện.......................................................................26
4
2. Biện pháp phòng ngừa........................................................................................27
III. CHỐNG SÉT CHO CÁC CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG.............................................28
1. Tác hại của sét....................................................................................................28
2. Biện pháp chống sét đánh thẳng............................................................................28
IV. CẤP CỨU NGƯỜI BỊ ĐIỆN GIẬT...................................................................29
BÀI 7: KỸ THUẬT PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY...................................................................................................31
I. CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY CHÁY NỔ..........................................................................31
1. Không thận trọng và coi thường khi dùng lửa.....................................................31
2. Cháy do điện.......................................................................................................31
3. Cháy do ma sát, va đập.........................................................................................31
4. Cháy do tĩnh điện................................................................................................31
5. Cháy do sét đánh.....................................................................................................32
6. Cháy do tàn lửa, đốm lửa.....................................................................................32
7. Sử dụng, tàn trữ, bảo quản nguyên vật liệu không đúng nơi qui định...................32
II. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA CHÁY NỔ............................................................32
1. Biện pháp phòng ngừa phát sinh đám cháy..............................................................32
2. Biện pháp hạn chế đám cháy lan rộng..................................................................32
3. Các phương pháp và phương tiện chữa cháy.........................................................32
BÀI 8: KỸ THUẬT AN TOÀN NGHỀ KỸ THUẬT XÂY DỰNG...........................................................................35
I. AN TOÀN TRONG CÔNG TÁC ĐÀO ĐẤT, Đ..........................................................35
Á
1. Nguyên nhân gây ra tai nạn...................................................................................35
2. Các biện pháp đề phòng tai nạn khi đào đất............................................................35
II. AN TOÀN TRONG CÔNG TÁC XÂY, TRÁT, LÁNG....................................................38
1. Nguyên nhân gây tai nạn.......................................................................................38
2. Biện pháp an toàn cho công tác xây........................................................................38
3. An toàn trong công tác trát, láng..............................................................................39
III. AN TOÀN TRONG TRỘN, VẬN CHUYỂN, ĐỔ BT, LẮP DỰNG CỐT THÉP...39
1. An toàn trong công tác ván khuôn..........................................................................39
2. An toàn trong công tác lắp dựng cốt thép..............................................................39
3. An toàn trong trộn, vận chuyển, đổ bê tông.........................................................41
IV. KỸ THUẬT AN TOÀN PHÒNG NGÃ CAO............................................................42
1. Các trường hợp ngã cao.......................................................................................42
2. Nguyên nhân gây tai nạn ngã cao...........................................................................42
3. Các biện pháp an toàn khi làm việc trên cao............................................................42
3.1. Yêu cầu và nội quy khi làm việc trên cao........................................................42
3.2. Kiểm tra đối với dàn giáo (TCXDVN 296 – 2004).......................................43
3.3. Kiểm tra đai an toàn (TCXDVN 296 – 2004)..............................................43
3.4. Kiểm tra việc leo lên, leo xuống (TCXDVN 5308 – 1991)........................44
3.5. Các dụng cụ thiết bị phòng chống ngã rơi (TCXDVN 5308 – 1991)............45
3.6. Kiểm tra máng trượt vận chuyển vật liệu.................................................45
5
GIỚI THIỆU CHUNG
Mã môn học: MH 08
Tên môn học: Bảo hộ lao động
Thời gian môn học: 20 tiết (Lý thuyết 20 tiết, thực hành 0 tiết)
Vị trí, tính chất của mô đun:
- Vị trí: Môn bảo hộ lao động là một trong các môn kỹ thuật cơ sở, được bố trí học
trước các môn học/mô đun chuyên môn nghề.
- Tính chất: Môn học Bảo hộ lao động là một trong những môn học có vị trí quan
trọng trong các môn cơ sở, là môn học bắt buộc đối với học sinh học nghề dài hạn chuyên
ngành xây dựng dân dụng công nghiệp.
Mục tiêu của mô đun:
* Kiến thức:
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về các điều luật bảo hộ lao động và pháp
lệnh bảo hộ lao động đối với người lao động;
- Nêu được các quy định hiện hành về công tác bảo hộ lao động, quyền lợi và
nghĩa vụ của người lao động.
* Kỹ năng:
- Áp dụng được các văn bản, quy phạm và các điều luật bảo hộ lao động vào trong
công việc, đảm bảo quyền và trách nhiệm của người lao động với công việc.
* Thái độ:
- Giúp cho người học ý thức được quyền và nghĩa vụ, phòng tránh được các bệnh
nghề nghiệp, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm với cộng đồng.
Nội dung của mô đun:
Thời gian
STT
Nội dung môn học
1
Tổng
số
Lý
thuyết
Bài 1: Những vấn đề chung về bảo hộ
lao động
1
1
2
Bài 2: Hệ thống tổ chức và quản lý
công tác bảo hộ lao động
2
2
3
Bài 3: Quyền và nghĩa vụ của người
sử dụng lao động và người lao động
nghiệp
2
2
4
Bài 4: Tai nạn lao động và bệnh nghề
3
3
5
Bài 5: An toàn và vệ sinh lao động
3
2
6
Thực
hành
Kiểm
tra
1
6
Bài 6: Kỹ thuật an toàn điện
3
2
7
Bài 7: Kỹ thuật phòng cháy chữa
cháy
3
3
8
Bài 8: Kỹ thuật an toàn nghề kỹ thuật
xây dựng
13
12
1
Cộng
30
27
3
7
1
BÀI 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
- Nêu được khái niệm, ý nghĩa, nội dung của công tác bảo hộ lao động.
- Biết vận dụng các quy định, hệ thống pháp luật về bảo hộ lao động vào thực tế
khi tham gia lao động sản xuất.
NỘI DUNG CỦA BÀI:
Khái niệm, mục đích, ý nghĩa về bảo hộ lao động
Nội dung bảo hộ lao động
Hệ thống pháp luật và các quy định về bảo hộ lao động
Công tác thanh tra, kiểm tra bảo hộ lao động
I. KHÁI NIỆM, MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1. Khái niệm về bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động (BHLĐ) là một môn khoa học nghiên cứu về hệ thống các văn bản
pháp luật, các biện pháp về tổ chức, kinh tế, xã hội và khoa học công nghệ để cải tiến
điều kiện lao động nhằm :
Bảo vệ sức khỏe, tính mang cho người cho người lao động.
Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Bảo vệ môi trường lao động nói riêng và môi trường sinh thái nói chung góp phần
cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
2. Mục đích bảo hộ lao động
Bảo đảm cho mọi người lao động có những điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh,
thuận lợi và tiện nghi nhất.
Giúp ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Tạo điều kiện nâng cao năng suất lao động.
Góp phần vào việc bảo vệ phát triển bền vững nguồn nhân lực lao động.
3. Ý nghĩa bảo hộ lao động
Mang lại hiệu quả xã hội và nhân đạo rất cao.
BHLĐ mang lại những lợi ích về kinh tế, chính trị và xã hội.
Lao động tạo ra của cải vật chất, làm cho xã hội tồn tại và phát triển.
Lao động là động lực chính của sự tiến bộ loài người.
II. NỘI DUNG CỦA BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1. Pháp luật bảo hộ lao động
Bao gồm những quy định về chính sách, chế độ, thể lệ lao động như:
Giờ làm việc và nghỉ ngơi
Chế độ bảo hộ lao động đối với người lao động nữ và lao động chưa thành niên.
Phụ cấp độc hại nguy hiểm, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân…
Trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, các tổ chức công đoàn trong công tác bảo hộ
lao động; nghĩa vụ và quyền lợi của người sử dụng lao động và người lao động….
8
Tiêu chuẩn, qui phạm vê kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy
nổ trong sản xuất….
2. Vệ sinh lao động
Ảnh hưởng của điều kiện lao động gây ra các bệnh nghề nghiệp cho người lao động
trong sản xuất như:
Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, công việc nặng nhọc.
Nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, bức xạ…
Các chất độc, các loại hơi khí đốt, bụi độc…
Ánh sáng quá tối hoặc quá chói..
3. Kỹ thuật an toàn
Quan sát, phân tích các nguyên nhân có thể dẫn đến tai nạn lao động.
Xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn, biện pháp và phương tiện về tổ chức, kỹ
thuật nhằm phòng tránh tác động của các yếu tố nguy hiển gây chấn thương cho
người lao động trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện làm việc an toàn đề đạt hiệu
quả cao nhất.
4. Kỹ thuật phòng cháy – chữa cháy
Nghiên cứu phân tích các nguyên nhân cháy nổ, trên công trường, trong sản xuất.
Đề xuất và thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy một cách hiệu quả;
đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất do hỏa hoạn gây ra.
III. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VÀ CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Hiến pháp nước CHXHCN VN 1992 điều 39, 56, 61, 63.
Chính sách, chế độ BHLĐ
Quy định thời gian lao động, tiền lương, bảo hiểm
Bộ luật lao động 1995.
Quy định thời gian làm việc, nghỉ ngơi.
Quy định ATLĐ, VSLĐ.
Bảo hiểm xã hội
Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân 1989.
Tạo điều kiện lao động
Khám sức khoẻ định kỳ
Luật bảo vệ môi trường 2005.
Luật công đoàn 1990.
Quy định trách nhiệm và quyền hạn của công đoàn trong công tác BHLĐ
IV. CÔNG TÁC THANH TRA, KIỂM TRA BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Hình thức: Thanh tra Nhà nước, kiểm tra của cấp trên với cấp dưới; tự kiểm tra của cơ
sở và việc kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn các cấp.
Hệ thống thanh tra Nhà nước:
Thanh tra về An toàn lao động đặt trong Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Thanh tra về vệ sinh lao động đặt trong Bộ Y tế.
9
Có nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện pháp luật về BHLĐ của tất cả các ngành,
các cấp, các tổ chức, cá nhân có sử dụng lao động.
Các cấp ở địa phương hoặc ngành trong phạm vi quản lý của mình:
Kiểm tra định kỳ
Kiểm tra đột xuất về BHLĐ đối với cơ sở.
Các cơ sở phải định kỳ tiến hành tự kiểm tra về BHLĐ để:
Đánh giá tình hình
Phát hiện những sai sót, tồn tại
Đề ra các biện pháp khắc phục
Tổ chức Công đoàn các cấp có quyền tiến hành kiểm tra giám sát:
Các ngành, các cấp tương ứng
Người sử dụng lao động
Người lao động trong việc chấp hành pháp luật BHLĐ.
Câu hỏi ôn tập:
1. Mục đích công tác BHLĐ là gì ?
2. Nội dung của công tác BHLĐ là gì ?
10
BÀI 2: HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC BHLĐ
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
- Nêu được hệ thống tổ chức và trách nhiệm của các cấp đối với công tác bảo hộ
lao động.
- Biết vận dụng để tham gia xây dựng các quy định về công tác bảo hộ lao động
trong các doanh nghiệp.
NỘI DUNG CỦA BÀI:
Hệ thống tổ chức về bảo hộ lao động
Trách nhiệm các cấp, các ngành, tổ chức công đoàn trong công tác bảo hộ lao
động
Công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp
I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VỀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1. Khái niệm chung
Công tác quản lý Nhà nước về BHLĐ bao gồm:
Ban hành và quản lý thống nhất:
Hệ thống tiêu chuẩn an toàn lao động.
Phân loại lao động
Các quy phạm an toàn, quy phạm vệ sinh lao động
Quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động
Nội dung huấn luyện, đào tạo về an toàn - vệ sinh lao động
Thanh tra, kiểm tra an toàn - vệ sinh lao động
Điều tra, thống kê tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Xử lý các vi phạm về an toàn - vệ sinh lao động
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an toàn - vệ sinh lao động
2. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác bảo hộ lao động
Bộ lao động thương binh – xã hội:
Ban hành các văn bản pháp luật, chế độ BHLĐ, ATLĐ, VSLĐ, phân loại lao
động.
Thanh tra ATLĐ.
Huấn luyên ATLĐ.
Bộ y tế:
Ban hành quy định VSLĐ, tiêu chuẩn sức khoẻ.
Thanh tra VSLĐ.
Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ.
Bộ khoa học công nghệ và môi trường:
Ban hành hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy cách các loại phương tiện bảo vệ
cá nhân.
Các bộ, ngành:
Ban hành hệ thông tiêu chuẩn quy phạm ATLĐ, VSLĐ cấp ngành.
Kiểm tra các đơn vị cơ sở quản lý về BHLĐ.
Uỷ ban nhân dân tình, thành phố trực thuộc trung ương:
11
Quản lý, thanh tra ATLĐ trong địa phương: các ngành, các cấp, cơ sở sản xuất.
Huấn luyện, bồi dưỡng công tác BHLĐ.
Điều tra tai nạn lao động.
Báo cáo định kỳ lên cấp trên.
Thành tra nhà nước về an toàn – vệ sinh lao động:
Thanh tra các quy định BHLĐ.
Điều tra tai nạn lao động.
Giải quyết các khiếu nại, tố cáo.
Xử lý vi phạm
II. TRÁCH NHIỆM CÁC CẤP, NGÀNH, TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG
CÔNG TÁC BHLĐ
1. Trách nhiệm của tổ chức cơ sở (doanh nghiệp)
Nắm vững, thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản pháp luật.
Tổ chức giáo dục, tuyên truyền, huấn luyện người lao động.
Cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Khám định kỳ, theo dõi sức khoẻ của người lao động.
Chịu trách nhiệm và giải quyết khi tai nạn xảy ra.
Tổ chức kiểm tra công tác BHLĐ.
2. Trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp trên
Thi hành và hướng dẫn đơn vị cấp dưới thực hiện quy định về BHLĐ.
Ban hành chỉ thị, hướng dẫn quy định về công tác BHLĐ.
Đào tạo, huấn luyện về công tác BHLĐ.
Xử lý vi phạm về BHLĐ trong phạm vi.
Điều tra, phân tích, thống kê về tai nạn lao động.
Kiểm tra công tác BHLĐ trong ngành và địa phương.
3. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức công đoàn
Thay mặt người lao động ở cơ sở ký thỏa thuận với người sử dụng lao động về các
biện pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật và các chế độ chính sách về bảo hộ
lao động.
Tổ chức tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động, tự giác chấp hành tốt
các quy định về BHLĐ.
Xây dựng các văn bản pháp luật, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy định về
BHLĐ đối với cơ sở.
Tham gia vào các đoàn kiểm tra, điều tra tai nạn lao động.
III. CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1. Hội đồng bảo hộ lao động trong doanh nghiệp
Là tổ chức phối hợp giữa người sử dụng lao động và Công đoàn doanh nghiệp:
Tư vấn cho người sử dụng lao động về các hoạt động BHLĐ ở doanh nghiệp
Bảo đảm quyền tham gia và quyền kiểm tra giám sát về BHLĐ của Công đoàn.
Thành phần của hội đồng gồm có:
12
Chủ tịch của hội đồng: Thường là phó giám đốc kỹ thuật
Phó chủ tịch hội đồng: Là chủ tịch hoặc phó chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp.
Ủy viên thường trực kiêm thư ký: Là trưởng bộ phận BHLĐ hoặc cán bộ phụ
trách công tác BHLĐ của doanh nghiệp.
2. Trách nhiệm quản lý công tác BHLĐ trong khối trực tiếp sản xuất
2.1. Quản đốc phân xưởng (hoặc chức vụ tương đương)
Trách nhiệm:
Tổ chức huấn luyện, hướng dẫn người lao động
Bố trí người lao động làm việc hợp lý
Thực hiện kiểm tra người lao động
Xử lý kịp thời các tình huống
Khai báo, điều tra tai nạn lao động
Quyền hạn:
Không để người lao động làm việc nếu không tuân thủ theo quy định.
Đình chỉ công việc đối với lao động vi phạm các quy định BHĐ.
2.2. Tổ trưởng sản xuất (hoặc chức vụ tương đương)
Trách nhiệm:
Hướng dẫn và thường xuyên kiểm tra người lao động.
Tổ chức nơi làm việc phải bảo đảm an toàn và vệ sinh.
Xử lý kịp thời các nguy cơ đe doạ đến an toàn.
Báo cáo kịp thời với cấp trên.
Kiểm tra, đánh giá người lao động.
Quyền hạn:
Từ chối nhận người lao động không đủ kiến thức về an toàn lao động.
Từ chối nhận công việc nếu thấy nguy cơ đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ
người lao động.
2.3. Mạng lưới an toàn vệ sinh viên
An toàn vệ sinh viên do tổ sản xuất bầu ra, họ là người lao động trực tiếp:
Có tay nghề cao
Am hiểu tình hình sản xuất, an toàn vệ sinh trong tổ
Có tinh thần trách nhiệm, gương mẫu.
Đôn đốc, kiểm tra, giám sát mọi người trong tổ chấp hành quy định về an toàn lao
động: bảo quản thiết bị, sử dụng bảo hộ lao động.
Tham gia đề xuất với tổ trưởng các nội dung kế hoạch bảo hộ lao động.
Khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toan – vệ sinh lao động.
Kiến nghị với cấp trên thực hiện đầy đủ công tác bảo hộ lao động.
13
BÀI 3: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG VÀ
NGƯỜI LAO ĐỘNG
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
- Nêu được quyền lợi, trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động.
- Nêu được quy đinh về các chế độ đối với lao động.
NỘI DUNG CỦA BÀI:
Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
Thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Chế độ làm việc đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên và một số lao động
khác
Chế độ phụ cấp, bồi dưỡng
I. QUYỀN, NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
1. Nghĩa vụ
Thực hiện hợp đồng lao động và những thoả thuận khác với người lao động
Tôn trọng danh dự, nhân phẩm và đối sử đúng đắn với người lao động.
2. Quyền hạn
Buộc người lao động phải tuân thủ các qui định, nội dung, biện pháp an toàn, vệ
sinh lao động.
Khen thưởng người lao động chấp hành tốt và kỷ luật người vi phạm thực hiện an
toàn, vệ sinh lao động.
Khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của thanh tra viên an toàn lao
động nhưng phải chấp hành quyết định đó.
II. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
1. Nghĩa vụ
Chấp hành các qui định về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến công việc và
nhiệm vụ được giao.
Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang bị, cấp
phát.
Phải báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc sự cố nguy hiểm
Tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động.
2. Quyền lợi
Yêu cầu đảm bảo điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh cũng như được cấp các thiết
bị cá nhân, được huấn huyện biện pháp ATLĐ.
Từ chối các công việc hoặc rời bỏ nơi làm việc khi thấy rõ nguy cơ gây tai nạn lao
động, đe dọa nghiệm trọng đến tính mạng, sức khỏe của mình và sẽ không tiếp tục
làm việc nếu như thấy nguy cơ đó vẫn chưa được khắc phục.
14
Khiếu nại hoặc tố cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khi sử dụng lao động
vi phạm qui định của Nhà nước hoặc không thực hiện các giao kết về an toàn, vệ
sinh lao động trong hợp đồng hoặc thỏa ước lao động.
III. THỜI GIAN LÀM VIỆC, THỜI GIAN NGHỈ NGƠI
1. Thời gian làm việc
Thời gian làm việc không quá 8 giờ/ngày hoặc 40 giờ/tuần.
Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm giờ, nhưng
không vượt quá 4 giờ/ngày, 200 giờ/năm.
2. Thời gian nghỉ ngơi
Người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì được nghỉ ít nhất nửa giờ, tính vào giờ
làm việc.
Người làm ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc.
Người làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác.
Mỗi tuần người lao động được nghỉ 48 giờ.
Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ.
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động
được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
IV. CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NỮ, LAO ĐỘNG CHƯA THÀNH
NIÊN VÀ LAO ĐỘNG KHÁC
1. Đối với lao động nữ
Người lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 6 tháng.
Không được sử dung lao động nữ có thai từ tháng thứ 7 hoặc dang nuôi con dưới
12 tháng làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa.
Trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng được nghỉ mỗi ngày 60 phút.
2. Đối với lao động chưa thành niên
Lao động dưới 18 tuổi gọi là chưa thành niên.
Nghiêm cấm trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, trừa một số nghề do Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội quy định.
Thời gian làm việc của người lao động chưa thành niên không được quá 7 giờ một
ngày và làm những việc phù hợp với sức khỏe của người lao động.
3. Đối với lao động khác
Thời giờ làm việc cho người tàn tật không quá 7 giờ một ngày và làm các công
việc phù hợp với sức khỏe của người tàn tật.
Cấm sử dụng người tàn tật đã suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm
thêm giờ, làm việc ban đêm.
15
V. CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP, BỒI DƯỠNG
1. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm
Đã sử dụng thiết bị an toàn nhưng chưa khắc phục được yếu tố độc hại.
Bồi dưỡng bằng hiện vật, không được trả bằng tiền: đường, sữa, hoa quả…
2. Chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
Lao động trực tiếp, hoặc tiếp xúc với môi trường có yếu tố độc hại, nguy hiểm.
Có hiệu quả trong việc ngăn ngừa yếu tố nguy hiểm và theo quy định ATLĐ.
3. Chế độ trợ cấp, bồi thường tai nạn lao động
Người sử dụng lao động thanh toán các khoản chi phí y tế và tiền lương từ khi sơ
cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định thương tật.
Tiền lương trả trong thời gian chữa trị được tính theo mức tiền lương đóng bảo
hiểm xã hội của tháng trước khi bị tai nạn lao động.
4. Các phương tiện chăm sóc sức khoẻ
Trang bị đầy đủ phương tiện kỷ thuật y tế thích hợp, có phương án cấp cứu dự
phòng để có thể sơ cấp cứu kịp thời.
Phải tổ chức lực lượng cấp cứu, tổ chức huấn luyện phương pháp cấp cứu tại chổ.
Tổ chức khám sức khỏe trước khi tuyển dụng; khám sức khỏe định kỳ 6 tháng
hoặc một năm một lần.
Tổ chức khám bệnh nghề nghiệp cho những người làm việc trong điều kiện có
nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp để phát hiện và điều trị kịp thời.
Câu hỏi ôn tập:
1. Nêu quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động ?
2. Nêu quyền và nghĩa vụ của người lao động ?
16
BÀI 4: TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
- Nêu được các nguyên nhân gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong ngành
xây dựng.
- Xác định được các biện pháp nhằm khắc phục tai nạn lao động
NỘI DUNG CỦA BÀI:
Điều kiện lao động trong ngành xây dựng
Những nguyên nhân gây tai nạn lao động trong ngành xây dựng
Những nguyên nhân gây bệnh nghề nghiệp trong ngành xây dựng
Những biện pháp chủ yếu nhằm khắc phục tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
I. ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH XÂY DỰNG
1. Điều kiện lao động các ngành khác (cơ khí, dệt may…)
Chổ làm việc công nhân tương đối ổn định:
Con người, máy móc thiết bị cố định.
Sản phẩm di chuyển theo dây chuyền sản xuất.
Không chịu ảnh hưởng của thời tiết.
2. Điều kiện làm việc ngành xây dựng
Chổ làm việc của công nhân di chuyển theo chu vi chiều cao của công trình phụ
thuộc vào tiến độ thi công.
Có nhiều công việc nặng nhọc, khối lượng công việc lớn, phải làm thủ công:
Công tác đất, đá.
Công tác bê tông.
Vận chuyển vật liệu.
Tư thế làm việc: quỳ, khom lưng, làm việc trên cao, dưới nước, dưới mặt đất.
Chịu ảnh hưởng thời tiết: mưa, nắng, gió…
Làm việc trong môi trường ô nhiễm, độc hại, tiếng ồn lớn, nhiều bụi (gia công,
sơn, trang trí…)
II. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY RA TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ
NGHIỆP TRONG NGÀNH XÂY DỰNG
1. Nguyên nhân kỹ thuật
Dụng cụ, phương tiện, thiết bị máy móc bị hư hỏng:
Đứt cáp, tuột phanh
Gãy vở đá mài
Gãy thang, sàn dàn giáo...
Thiếu các thiết bị an toàn hoặc các hệ thống che chắn an toàn không tốt:
Áp kế, nhiệt kế, van bảo hiểm
Chất cách điện
Thiết bị che chắn các bộ phận truyền động
Cơ cấu hảm của tời…
Vi phạm qui trình, qui phạm kỹ thuật an toàn:
17
Tháo dỡ ván khuôn, cột chống
Đào hố sâu kểu hàm ếch
Sử dụng không đúng điện áp khi làm việc ở môi trường nguy hiểm về điện…
Thao tác kỹ thuật không đúng, vi phạm qui tắt an toàn:
Hãm phanh đột ngột khi nâng hạ vật cẩu
Xe chạy vượt quá mức qui định
Dùng que sắt moi nhồi thuốc nổ trong lổ khoang nổ mìn…
2. Nguyên nhân tổ chức
Bố trí mặt bằng không gian sản xuất không hợp lý:
Chổ làm việc chật hẹp, đường đi lại có nhiều chổ giao cắt nhau,
Máy móc thiết bị, nguyên vật liệu bố trí sai nguyên tắc…
Sử dụng công nhân không đúng ngành nghề và trình độ chuyên môn, không đáp
ứng nhu cầu về sức khỏe và tuổi tác.
Công nhân chưa được huấn luyện và kiểm tra về an toàn lao động
Thiếu kiểm tra và giám sát thường xuyên để phát hiện và sử lý những vi phạm về
vệ sinh và an toàn lao động.
Thực hiện không nghiêm chỉnh về các chế độ bao hộ lao động:
Các chế độ về giờ làm việc và nghỉ ngơi
Trang bị bảo hộ lao động…
3. Nguyên nhân vệ sinh môi trường
Điều kiện khí hậu không tiện nghi:
Quá nóng, quá lạnh
Không khí trong nhà làm việc, sản xuất kém thông thoáng, ngột ngạt
Độ ẩm cao, thiếu ánh sáng…
Môi trường làm việc bị ô nhiễm các yếu tố độc hại vượt quá mức qui định:
Bụi hơi khí độc
Tiếng ồn, rung động, bứt xạ…
Làm việc trong điều kiện áp suất cao hoặc thấp hơn bình thường:
Trên cao, dưới sâu
Trong đường hầm, dưới nước sâu…
Không phù hợp với tiêu chuẩn ecgônômi (khoa học lao động) như:
Tư thế lao động gò bó
Cường độ lao động căng thẳng
Máy móc, dụng cụ, chổ làm việc không phù hợp
Không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh cá nhân trong sản xuất:
Không đủ nước uống đảm bảo chất lượng
Nhà vệ sinh, nước tắm rửa…
4. Nguyên nhân chủ quan
Tuổi tác, sức khỏe, giới tính, tâm lý không phù hợp với công việc.
Trạng thái tâm lý không bình thường, có những đột biến về cảm xúc
Vi phạm kỹ thuật lao động, nội qui an toàn lao động:
Đùa nghịch khi làm việc
Làm việc quá giờ
18
Vi phạm những vùng nguy hiểm của máy móc thiết bị không liên quan đến
nhiệm vụ của mình
Không sử dụng hoặc sử dụng không đúng các dung cụ phòng hộ cá nhân:
Làm việc trên cao, trên mái dốc trơn trợt không đeo dây an toàn…
III. NHỮNG BIỆN PHÁP CHỦ YẾU NHẰM KHẮC PHỤC TAI NẠN LAO ĐỘNG
VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP
1. Thiết bị che chắn
Mục đích che chắn:
Cách ly vùng nguy hiểm và người lao động.
Ngăn ngừa người lao động rơi, ngã, tụt, hoặc vật rơi bắn vào người lao động.
Tùy thuộc vào các yêu cầu che chắn mà cấu tạo thiết bị che chắn đơn giản hay
phức tạp và được chế tạo các loại vật liệu khác nhau.
Phân loại thiết bị che chắn:
Che chắn tạm thời hay di chuyển được như che chắn ở sàn thao tác trong xây
dựng
Che chắn lâu dài hầu như không di chuyển được như bao che các bộ phận
chuyển động.
Một số yêu cầu với thiết bị che chắn:
Ngăn ngừa được tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây ra
Không gây trở cho thao tác của người lao động
Không ảnh hưởng đến năng suất lao động, công suất của thiết bị
Dễ dàng tháo, lắp, sửa chữa cần thiết
2. Thiết bị bảo hiểm hay phòng ngừa
Ngăn chặn, hạn chế sự cố sản xuất.
Sự cố gây ra có thể do :
Quá tải, bộ phận chuyển động đã chuyển động quá vị trí giới hạn
Nhiệt độ cao hoặc thấp quá
Cường độ dòng điện quá cao..
Khi đó thiết bị bảo hiểm tự động dừng hoạt động của máy, thiết bị hoặc bộ phận
của máy.
Để bảo vệ thiết bị điện khi cường độ dòng điện vượt quá giới hạn cho phép có thể
dùng cầu chì, rơ le nhiệt, cơ cấu ngắt tự động…
Để bảo hiểm cho thiết bị chịu áp lực do áp suất vượt quá giới hạn cho phép, có thể
dùng van bảo hiểm kiểu tải trọng, kiểu lò so, các loại màng an toàn.
3. Tín hiệu, báo hiệu
Nhắc nhở cho mọi người lao động kịp thời tránh không bị tác động xấu của sản
xuất: biển báo, đèn báo, cờ hiệu, còi báo động…
Báo hiệu, tín hiệu có thể dùng :
Ánh sáng, màu sắc, thường dùng ba màu: màu đỏ, vàng, màu xanh
Âm thanh: thường dùng còi, chuông, kẻng…
Màu sơn, hình vẽ, bản chữ
19
Đồng hồ, dụng cụ đo lường: để đo cường độ, điện áp dòng điện, đo áp suất, khí
độc, ánh sáng, nhiệt độ, bức xạ…
Một số yêu cầu đối với tín hiệu, báo hiệu:
Dễ nhận biết, khả năng nhầm lẫn thấp
Độ chính xác cao, dễ thực hiện
Phù hợp với tập quán, cơ sở khoa học kỹ thuật và yêu cầu tiêu chuẩn hóa.
4. Khoảng cách an toàn
Là khoảng cách không gian nhỏ nhất giữa người lao động với loại phương tiện,
thiết bị, hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau để không bị tác động xấu
của các yếu tố sản xuất.
Như khoảng cách cho phép giữa đường dây điện trần tới người, khoảng cách an
toàn khi nổ mìn khai thác, đào đất…
Khoảng cách an toàn về vệ sinh lao động
5. Trang bị phương biện bảo vệ cá nhân
Bảo vệ mắt
Bảo vệ cơ quan hô hấp
Bảo vệ cơ quan thính giác
Bảo vệ tay, bảo vệ chân, bảo vệ thân và đầu người
6. Phòng cháy chữa cháy
Một số nguyên nhân gây cháy phổ biến nhất:
Do tác động của ngọn lửa trần, tàn lửa, tia lửa
Do tác dụng của năng lượng điện
Do ma sát chạm giữa các vật
Do phản ứng hóa học của hóa chất
Biện pháp phòng cháy chữa cháy:
Tuyên truyền, giáo dục, biện pháp kỹ thuật, biện pháp hành chính.
Lựa chọn vật liệu xây dựng, tường ngăn cháy, lối thoát nạn, hệ thống cấp nước
chữa cháy, thiết bị báo cháy, chữa cháy tự động…
Kiểm tra kỹ thuật an toàn máy móc thiết bị trước khi vận hành, thực hiện đúng
qui trình kỹ thuật.
7. Biện pháp vệ sinh lao động
Khắc phục điều kiện khí hậu
Chống bụi
Chống tiếng ồn và rung sóc
Chiếu sáng hợp lý
Phòng chóng bức xạ ion hóa phòng chóng điện từ trường
Một số biên pháp tổ chức sản xuất, tổ chức lao động
Tâm lý, sinh lý lao động.
Câu hỏi ôn tập:
1. Nêu điều kiện làm việc của ngành xây dựng ?
20
2. Nêu nguyên nhân gây ra tai nạn lao động, từ đó đề ra biện pháp phòng ngừa ?
21
BÀI 5: AN TOÀN VÀ VỆ SINH LAO ĐỘNG
MỤC TIÊU CỦA BÀI:
- Nêu được các quy định, quy phạm về an toàn lao động.
- Xác định được các biện pháp nhằm bảo vệ sức khoẻ người lao động.
NỘI DUNG CỦA BÀI:
Khái niệm lao động trong ngành xây dựng
Các quy phạm về an toàn lao động
Trách nhiệm của các cơ quan sử dụng lao động đối với việc an toàn của người lao
động
Một số biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe cho người lao động
I. KHÁI NIỆM LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH XÂY DỰNG
Mặt bằng thi công luôn biến động
Tính chất nguy hiểm cao và có nhiều yếu tố rủi ro, bất ngờ nên tai nạn lao động.
Công trường xây dựng rất đa dạng và có thời gian tồn tại tương đối ngắn.
Số công nhân thay thế luân chuyển cao
Số lao động thời vụ và lao động tự do lớn, trong đó có nhiều người không thạo
việc.
Làm việc trực tiếp ngoài trời.
Nghề nghiệp và loại hình công việc đa dạng.
II. CÁC QUY PHẠM VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
Quy phạm kỹ thuật an toàn trong xây dựng – TCVN 5308 – 91.
Quy phạm ATLĐ, VSLĐ, phòng chống cháy nổ.
Hồ sơ thiết kế tổ chức xây dựng phải thể hiện biện pháp đảm bảo ATLĐ.
Lãnh đạo các đơn vị thi công phải thực hiện đầy đủ và đúng đắn BHLĐ theo quy
định.
Cấm uống rượu trước và trong quá trình làm việc.
Công nhân làm việc trên cao và dưới hầm sâu phải có túi đựng dụng cụ đồ nghề.
Cấm vứt, ném các loại dụng cụ, đồ nghề hoặc bất cứ vật gì từ trên cao xuống.
Phải sử dụng đúng đắn các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được cấp phát; không
được đi dép lê và phải mặc quần áo gọn gàng.
Khi làm việc từ độ cao 2m trở lên hoặc chưa đến độ cao đó, nhưng dưới chỗ làm
việc có các vật chướng ngại nguy hiểm thì phải trang bị dây an toàn cho công nhân
hoặc lưới bảo vệ nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn.
Không được thi công cùng một lúc ở hai hoặc nhiều tầng trên một phương thẳng
đứng nếu không có thiết bị bảo vệ an toàn cho người làm việc ở dưới.
Không được làm việc trên dàn giáo, ống khói, đài nước, cột điện, trụ hoặc dầm
cầu, mái nhà hai tầng trở lên ... khi trời tối, lúc mưa to, giông, bão hoặc có gió từ
cấp 5 trở lên.
22
Sau mỗi đợt mưa bão, có gió lớn hoặc sau khi ngừng thi công nhiều ngày liền phải
kiểm tra lại các điều kiện an toàn trước khi thi công tiếp, nhất là những nơi nguy
hiểm có khả năng xảy ra tai nạn.
Làm việc dưới các giếng sâu, hầm ngầm, trong các thùng kín phải có đủ biện pháp
và phương tiện để phòng khí độc hoặc sập lở.
Trên công trường phải bố trí hệ thống đèn chiếu sáng đầy đủ trên các tuyến đường
giao thông đi lại và các khu vực đang thi công về ban đêm.
Khi thi công trên những công trình cao phải có hệ thống chống sét theo các quy
định hiện hành.
Trên công trường phải có đủ các công trình phục vụ các nhu cầu về sinh hoạt, vệ
sinh cho cán bộ công nhân.
Phải cung cấp đủ nước uống cho những người làm việc trên công trường.
III. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI
VIỆC AN TOÀN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
Trách nhiệm của người sử dụng lao động
Trang bị đầy đủ phương tiện BHLĐ, bảo đảm ATLĐ, VSLĐ và cải thiện điều kiện
lao động cho người lao động.
Các loại máy, thiết bị, vật tư, các chất phải có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ,
VSLĐ.
Phải bảo đảm nơi làm việc đạt tiêu chuẩn về không gian, độ thoáng, độ sáng, vệ
sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và
các yếu tố có hại khác. Các yếu tố đó phải được định kỳ kiểm tra đo lường.
Phải định kỳ kiểm tra, tu sửa máy, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng theo tiêu chuẩn
ATLĐ, VSLĐ.
Phải có đủ các phương tiện che chắn các bộ phận dễ gây nguy hiểm của máy, thiết
bị trong doanh nghiệp.
Có bảng chỉ dẫn về ATLĐ, VSLĐ đặt ở vị trí mà mọi người dễ thấy, dễ đọc.
Thông báo cho người lao động về những quy định, biện pháp an toàn, vệ sinh và
những khả năng tai nạn cần đề phòng trong công việc của từng người lao động.
Phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tai nạn lao động theo quy định của pháp
luật.
Phải chịu toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị xong cho
người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ SỨC KHOẺ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Đề phòng tình trạng mệt mỏi và tư thế lao động
Phòng chóng khí hậu đối với cơ thể cho người lao động
Chống tiếng ồn và rung động trong sản xuất
Thông gió trong công nghiệp và chiếu sáng trong sản xuất
Phòng tránh bụi trong sản xuất và xây dựng công trình
23
(1) Phải dùng mặt nạ chống bụi khi làm việc tại nơi có bụi
(2) Hệ thống thông thoáng được yêu cầu tại các nơi làm việc có bụi
(1) Phải được trang bị bảo hộ cá
nhân (găng tay chống rung, nút
bịt tai).
(2) Các máy có chế độ rung và
tiếng ồn thấp được khuyến
khích sử dụng.
(3) Công nhân phải được khám sức
khoẻ định kỳ.
(4) Phải có hướng dẫn an toàn khi
làm việc có yếu tố rung động
và tiếng ồn.
(5) Phải giới hạn thời gian làm
việc.
24
Câu hỏi ôn tập:
Trả lời câu hỏi tình huống sau:
Ống bơm bê tông bị vỡ tung khi bơm hỗn hợp bê tông tươi.
Bê tông tươi đã phun lên mặt của các công nhân.
1. Nêu các nguyên nhân gây ra tai nạn ?
2. Những hướng dẫn phòng ngừa tai nạn tương tự ?
25