Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BÀI tập HÌNH PHẠT và QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.36 KB, 12 trang )

BÀI TẬP HÌNH PHẠT VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT
Bài tập 1:
Duyên là sinh viên của một trường đại học. Duyên đã quen biết anh Hùng-là người góa vợ và
có 1 con 2 tuổi tên là Sơn. Hai người quyết định cưới nhau. Trong thời gian chung sống, Duyên
đã sinh ra một bé trai và đã được 13 tháng tuổi. Không muốn phải nuôi bé Sơn. Duyên quyết định
giết bé Sơn. Ngày 25/10/1998 lấy lý do đưa bé Sơn về nhà Bà nội. Duyên đã đưa bé Duyên đến
khúc sông vắng người rồi đấy bé xuống sông.Về đến nhà, Duyên nói với chồng rằng bé Sơn ở lại
chơi với Bà nội ít hôm sẽ về. Vụ việc sớm bị phát giác ,khi người chồng liên lạc với mẹ của mình
hỏi thăm về bé Sơn. Hành vi của Duyên đã bị tòa án tuyên xử phạt tử hình. Bản án được tuyên
vào ngày 5/3/1999.
Hỏi: Quyết định về hình phạt tử hình của tòa án đối với hành vi giết người của Duyên có
được thay đổi khi BLHS năm 1999 có hiệu lực không? Nếu có thì hướng giải quyết thế nào?
Cho biết: Điều 27 BLHS 1985 quy định: "Không áp dụng tử hình đối với người chưa thành
niên phạm tội, đối với phụ nữ chưa có thai khi phạm tội hoặc khi xét xử .Tử hình được hoãn thi
hành đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi".
Bài giải:
* Trường hợp 1:
Bản án đã tuyên của Tòa án vào ngày 05/3/1999 đã có hiệu lực thi hành và bị cáo không
thực hiện việc kháng cáo, không có kháng nghị hoặc có kháng cáo, kháng nghị và đã thực hiện
các thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm nhưng chưa đến ngày Bộ Luật hình sự 1999 có
hiệu lực (01/7/2000) và đã bị Tòa án tuyên phạt tử hình thì không áp dụng Bộ luật hình sự 1999.
* Trường hợp 2:
Bản án tuyên của Tòa án ngày 05/3/1999 chưa có hiệu lực và bị cáo đưa đơn kháng cáo, có
kháng nghị và thủ tục xét xử kéo dài đến thời điểm Bộ luật hình sự 1999 được thông qua Quốc
hội (12/12/1999) và có hiệu lực ngày 01/7/2000, áp dụng điều 7 và điều 35 của Bộ luật hình sự
1999 thì không tử hình đối với Duyên, vì đến thời điểm Bộ luật hình sự 1999 có hiệu lực thì con
của Duyên được 33 tháng (dưới 36 tháng tuổi), trường hợp này luật quy định không áp dụng tử
hình mà chỉ áp dụng hình phạt tù chung thân.
Bài tập 2:
A phạm tội buôn lậu.Tội phạm được quy định tại điều 153 BLHS. Hãy xác định quyết định về
hình phạt mà tòa án áp dụng đối với A đúng hay sai trong các tình huống sau :


1.A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 1 và khoản 5 điều 153BLHS với mức án 3 năm tù
và tịch thu một phần tài sản.
2.A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 2 và khoản 5 điều 153 BLHS với mức án là 7 năm
tù và phạt tiền 20 triệu đồng.
3.A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 4 và khoản 5 điều 153 BLHS với mức án tử hình và
tịch thu toàn bộ tài sản.
Bài giải:
* Tình huống 1:
A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 1 và khoản 5 điều 153 BLHS với mức án 3 năm tù
và tịch thu một phần tài sản là đúng. Vì khoản 1 và khoản 5 điều 153 BLHS quy định:
1


Theo khoản 1 điều 153 “Người nào buôn bán trái phép qua biên giới thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng hoặc phạt tù từ 6
tháng đến 3 năm...”
Theo khoản 5 điều 153 “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba
mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất từ một năm đến năm năm.”
* Tình huống 2:
A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 2 và khoản 5 điều 153 BLHS với mức án 7 năm tù
và phạt tiền 20 triệu đồng là đúng. Vì khoản 2 và khoản 5 điều 153 BLHS quy định:
Theo khoản 2 điều 153 “Phạm tội một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai
năm đến năm năm...”
Theo khoản 5 điều 153 “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba
mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành
nghề hoặc làm công việc nhất từ một năm đến năm năm.”
* Tình huống 3:
A bị xử phạt về tội buôn lậu theo khoản 4 và khoản 5 điều 153 BLHS với mức án tử hình
và tịch thu toàn bộ tài sản là sai. Vì căn cứ Nghị quyết số 33/2009/NQ-QH12 ngày 19/6/2009 của

Quốc hội về việc thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 1999 và tại điểm
a khoản 2 điều 1 bỏ hình phạt tử hình đối với tội buôn lậu (điều 153).
Bài tập 3:
A phạm tội cố ý gây thương tích nên bị tòa án áp dụng khoản 1 điều 104 BLHS xử phạt 1 năm
cải tạo không giam giữ. Hãy xác định phần hình phạt còn lại mà A phải tiếp tục chấp hành là bao
lâu, nếu:
1. Trong quá trình điều tra vụ án A đã bị tạm giữ 3 ngày và tạm giam 3 tháng.
2. Trong quá trình điều tra vụ án A đã bị tạm giam 6 tháng.
Bài giải:
A Phạm tội cố ý gây thương tích nên bị Tòa án áp dụng khoản 1 điều 104 BLHS xử phạt 01
năm cải tạo không giam giữ.
1. Trong quá trình điều tra vụ án A đã bị tạm giữ 3 ngày và tạm giam 3 tháng thì phần hình
phạt còn lại mà A phải tiếp tục chấp hành là: Theo khoản 1 điều 31 BLHS thì 01 ngày tạm giữ,
tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ. Do đó A đã bị tạm giữ 03 ngày và tạm giam 03
tháng tức A đã chấp hành được 09 ngày 09 tháng cải tạo không giam giữ. Vậy phần hình phạt
còn lại A phải chấp hành là 02 tháng 21 ngày cải tạo không giam giữ.
2. Trong quá trình điều tra vụ án A đã bị tạm giam 6 tháng thì A được trả tự do tại Tòa, không
phải tiếp tục chấp hành bản án, vì: Theo khoản 1 điều 31 BLHS thì 01 ngày tạm giữ, tạm giam
bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ. Do đó A đã bị tạm giam 06 tháng tức A đã chấp hành
được 18 tháng cải tạo không giam giữ. Mà Tòa chỉ xử phạt A 1 năm cải tạo không giam giữ nên
A không phải tiếp tục chấp hành bản án.

Bài tập 4:
2


A là người 17 tuổi, đồng phạm trong vụ án trộm cắp tài sản và bị đưa ra xét xử theo khoản 1
điều 183 BLHS. Xét mức độ tham gia của A trong vụ án còn hạn chế, hoàn cảnh cơ nhỡ không có
cha mẹ, không gia đình nên tòa án quyết định không áp dụng hình phạt tù đối với
A. Hội đồng xét xử đưa ra 2 ý kiến:

1. Phương hướng thứ 1 là tuyên cảnh cáo đối với A và đưa A và đưa A vào trường giáo dưỡng
với thời hạn là 2 năm
2. Phương án thứ 2 là không tuyên cảnh cáo mà chỉ áp dụng biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng với thời hạn là 2 năm .
Hỏi: Nếu bạn rơi vào tình huống này, phương án nào được bạn lựa chọn. Chỉ rõ cơ sở sự
lựa chọn của bạn?
Bài giải:
Theo ý kiến cá nhân, tôi sẽ lựa chọn phương án 2 vì:
A là người chưa thành niên, mức độ tham gia trong vụ án còn hạn chế, hoàn cảnh cơ nhỡ
không có cha mẹ, không gia đình. Căn cứ theo khoản 4 điều 69 BLHS thì Tòa án sẽ áp dụng một
trong các biện pháp tư pháp là giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào Trường giáo dưỡng.
Trong trường hợp của A là cần thiết phải áp dụng biện pháp đưa vào Trường giáo dưỡng tại vì A
không có gia đình, cha mẹ, sống cơ nhỡ cần đưa A vào Trường giáo dưỡng nhằm mục đích buộc
A phải vào một tổ chức giáo dục có kỷ luật chặt chẽ để học tập, lao động … dưới sự giám sát
quản lý của nhà trường.
Phương án 1 là tuyên cảnh cáo đối với A và đưa A vào Trường Giáo dưỡng là chưa đúng
với nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội vì cảnh cáo là một hình phạt; Quyết
định đưa vào Trường giáo dưỡng là một biện pháp tư pháp, vì vậy ta chỉ được chọn một trong hai
trường hợp trên để tuyên đối với A.
Bài tập 5:
H là một thanh niện độc thân , đã có hành vi buôn bán chất ma túy trong một thời gian dài. H
bị bắt quả tang cùng với 2kg herôin được giấu trong cấp xe ô tô hiệu BMW do chính H đứng
tên .Trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định tài sản của H gốm có:
-Một chiếc xe ô tô hiệu BMW trị giá 50.00USD
-Một căn nhà có trị giá 300 triệu là tài sản thừa kế từ cha mẹ;
-Một nhà hàng trị giá 5 tỷ VND do H đầu tư từ lợi nhuận thu được do buôn bán ma túy.
Hỏi:
- Dựa vào quy định của BLHS tòa án phải được áp dụng biện pháp nào để xử lý 2kg hêrôin?
-Dựa vào quy định của BLHS tòa án phải áp dụng biện pháp nào liên quan đến tài sản của H.
Bài giải:

- Dựa vào quy định của BLHS Tòa án áp dụng biện pháp tịch thu tang vật (2kg heroin) theo
quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 41 BLHS.
- Dựa vào quy định của điểm b, khoản 1, điều 41BLHS Tòa án áp dụng biện pháp tịch thu tài
sản của H gồm một chiếc xe hiệu BMW trị giá 50.000 USD và một nhà hàng trị giá 5 tỷ VND
do H đầu tư từ lợi nhuận thu được do buôn bán ma túy.
- Riêng căn nhà trị giá 300.000.000đ là tài sản thừa kế của cha, mẹ Tòa án không áp dụng biện
pháp tịch thu. Tuy nhiên Tòa án vẫn có thể áp dụng quy định tại khoản 5, Điều 194 BLHS để
phạt tiền đối với H từ 5.000.000đ đến 500.000.000đ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
3


Bài tập 6:
A mượn xe HonDa của B.Sau khi mượn được xe, A đã dùng chiếc xe này làm phương tiện
cướp tài sản. Vụ việc bị phát giác, A bị tòa án xét xử về tội cướp tài sản theo khoản 1 điều 136
BLHS .Tòa án phải xử lý thế nào đối với chiếc xe của B đã cho A mượn?
Bài giải:
- A bị Tòa án xét xử về tội cướp tài sản theo quy định tại khỏa 1, Điều 136 BLHS. Dựa vào
quy định tại khoản 2, điều 41BLHS Tòa án không áp dụng biện pháp tịch thu chiếc xe Honda của
B cho A mượn vì B hoàn toàn không biết việc A mượn xe của B để thực hiện việc phạm tội của
A.
Bài tập 7:
A bị tòa án kết án về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
theo khoản 1 điều 202 BLHS nhưng có nhiều tình tiết giảm nhẹ đáng được khoan hồng đặc biệt
nên tòa án quyết định miễn hình phạt cho A. Về trách nhiệm dân sự A phải bồi thường thiệt hại
cho người bị tại nạn 10 triệu đồng .Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật được 5 tháng .(trong khi
việc bồi thường thiệt hại của A vẫn chưa chấp hành xong ) thì A phạm tội cố ý gây thương tích
theo khoản 1 điều 104 BLHS.
Hãy xác định:
1. A có phạm tội trong thời gian đang có án tích không? Tại sao?
2. Khi xét xử tội phạm mới A có bị áp dụng tình tiết tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm

không?Tại sao?
Bài giải:
- Theo quy định tại khoản 1, Điều 64 BLHS thì A đương nhiên được xóa án tích. Tuy nhiên
căn cứ khoản 3, Điều 67 thì trách nhiệm dân sự của A chưa thực hiện. Vì vậy, A có phạm tội
trong thời gian có án tích.
- Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 49 BLHS thì khi xét xử tội phạm mới thì A vẫn bị áp
dụng tình tiết tái phạm.
Bài tập 8:
Ngày 20/7/2005 .Nguyễn Văn A điều khiển mô tô loại 100 phân khối trên đường (A có bằng
lái). Do phóng nhanh , không kiểm soát được tốc độ nên đã gây tai nạn giao thông làm chết 1
người và bị đưa ra xét xử theo K1 Đ202 BLHS. Xem xét về nhân thân của A thấy rằng :Ngày
30/7/2001 .A đã bị kết án về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 điều 104/BLHS và bị xử phạt
2 năm tù, bồi thường tiền viện phí 235.000 đồng. Sau khi mãn hạn tù ,ngày 20/5/2003. A đã bồi
thường cho người bị hại và đóng án phí.
Hãy xác định:
1) Vào thời điểm phạm tội mới A có bị coi là người đang có án tích hay không?
2) Khi xét xử tội phạm mới A có bị áp dụng tình tiết tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm
không? Nếu có thì tình tiết này có ý nghĩa gì (định khung hoặc tăng nặng trách nhiệm hình sự)
trong vụ án cụ thể này?
Bài giải:
- Căn cứ vào quy định tại khoản 1, Điều 67 thì A chưa được xóa án tích, Vì vậy, vào thời
điểm phạm tội mới A vẫn bị coi là người đang có án tích.
4


- Căn cứ quy định tại khoản 1, Điều 49 BLHS thì khi xét xử tội phạm mới thì A vẫn bị áp
dụng tình tiết tái phạm.
- Theo quy định tại điểm g, khoản 1, Điều 48 BLHS thì việc tái phạm của A có ý nghĩa tăng
nặng trách nhiệm hình sự.
Bài tập 9:

A sinh năm 1976 đã có hành vi phạm tội như sau: Khoản 19h ngày 24/10/2006 A đã đến khu
chung cư Thanh Đa trộm cắp 1 chiếc xe HonDa.Việc trộm cắp bị bắt quả tang và A bị đưa ra xét
xử theo khoản 1 điều 138BLHS. Xét về nhân thân, A trước đây đã bị xét xử về các tội phạm sau:
-Ngày 25/4/2001 A đã bị xét xử về tội trộm cắp tài sản công dân và bị xử phạt 12 tháng tù,
cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 18 tháng.
-Ngày 20/11/2003 A tiếp tục phạm tội trộm cắp tài sản công dân và bị xử phạt 2 năm tù
Ngày 9/3/2007 A bị đưa ra xét xử hành vi trộm cắp xe HonDa đã thực hiện ngày 24/10/2000
Hỏi:
1.Hãy xác định với lần phạm tội cuối cùng. A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm
hay không?
2.Nếu A bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm thì tình tiết này có ý nghĩa như thế nào?
(tình tiết định khung hay tăng nặng trách nhiệm hình sự)?
Bài tập 10
Ngày 25/10/1990, A đã phạm tội giết ngưới có tính chất man rợ (lúc phạm tội A đã thành
niên). Hành vi phạm tội của A được quy định tại khoản 1 điều 101/BLHS năm 1985 (có mức cao
nhất của khung hình phạt là tử hình ). A bỏ trốn .Cơ quan có thẩm quyền không phát hiện ra
người thực hiện tội phạm nên vụ án bế tắc. Sau khi trốn về một tỉnh miền Tây, A đã thay đổi họ
tên, đến sinh sống tại một thị trấn nhỏ. Tại đây A đã lấy vợ, chăm chỉ làm ăn, nên cuộc sống trở
nên khấm khá. A đã có nhiều đóng góp cho địa phương, giúp đỡ vốn cho người có khó khăn về
kinh tế, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương bằng cách mở rộng sản xuất ,thu hút
nhân công. Trong đối xử với công nhân, A đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm giúp đỡ cho họ ổn
định cuộc sống.
Một hôm, A thú nhận tội lỗi về việc giết người với vợ và kể lại những dằn vặt mà A thầm
chịu đựng suốt những ngày tháng đã qua. Vợ A bàng hoàng và đã khuyên A ra trình diện. Ngày
24/11/2003 A đã ra trình diện với chính quyền địa phương, khai nhận tội lỗi. Vụ việc được đưa ra
xét xử.
Hãy xác định có những phương án xử lý như thế nào đối với A. Chỉ rõ căn cứ pháp lý (Biết
rằng:Điều 45 BLHS 1985 quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội giết người
theo khoản 1 điều 101/BLHS 1985 là 15 năm)
Bài giải:

Những phương án xử lý đối với A là:
Theo BLHS năm 1985 thì tội giết người có mức án cao nhất là tử hình và thời hiệu truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với tội giết người theo khoản 1 điều 101/BLHS 1985 là 15 năm. Nhưng
A giết người vào ngày 25/10/1990 và đi tự thú vào ngày 24/11/2003 là mới có 13 năm nên mức
án tử hình đối với A theo BLHS năm 1985 là vẫn còn hiệu lực.
5


Theo BLHS năm 1999 thì tội giết người có tính chất man rợ ở điểm i, khoản 1, điều
93/BLHS thì có mức án cao nhất là tử hình. Nhưng do A có 2 tình tiết giảm nhẹ là điểm p và
điểm o khoản 1 điều 46/BLHS nên tòa án có thể áp dụng điều 47/BLHS để quyết định một hình
phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung
hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật nên có thể xử A là tù chung thân, hai mươi năm hoặc
mười hai năm.
Nhà nước ta có tính nhân đạo nên 2 bộ luật trên nhà nước ta sẽ chọn bộ luật năm 1999 để có
những mức án có lợi nhất cho bị can, bị cáo.
Bài tập 11:
A là người đã thành niên phạm tội giết người theo khoản 1 điều 93/BLHS. Do A có nhiều
tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 điều 46/BLHS nên tòa án áp dụng điều 47/BLHS
tuyên phạt A 5 năm tù. Hãy nhận xét về quyết định của tòa án .
Bài giải:
Quyết định của tòa án là sai.
Vì A phạm tội giết người và mức hình phạt của A là 12 năm tù nhưng do A có nhiều tình tiết
giảm nhẹ được quy định tại khoản 1 điều 46/BLHS nên tòa án áp dụng điều 47/BLHS là hình
phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt nhưng phải liền kề nhẹ hơn của điều luật nên phải
là 7 năm tù. Vì vậy, tòa án tuyên phạt A 5 năm tù là sai không phù hợp với điều luật của bộ luật
đưa ra.
Bài tập 12:
A 18 tuổi đã cướp giật tài sản của người khác và bị truy tố theo điều 136/BLHS. Áp dụng
trường hợp quyết định hình phạt nhẹ hơn theo điều 47/BLHS thì có bao nhiêu phương án quyết

định hình phạt nhẹ hơn và hãy xác định mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng đối với A trong
mỗi phương án nếu:
1. A bị xét xử theo khoản 1 điều 136/BLHS
2. A bị xét xử theo khoản 2 điều 136/BLHS
Bài giải:
Mức hình phạt thấp nhất có thể áp dụng đối với A trong mỗi phương án sau:
1- A bị xét xử theo khoản 1 điều 136/BLHS là tù từ 1 năm đến năm năm thì mức án thấp nhất
đối với A trong trường hợp này có thể là 3 tháng.
2- A bị xét xử theo khoản 2 điều 136/BLHS là tù từ 3 năm đến 10 năm thì mức án thấp nhất
đối với A trong trường hợp này có thể là từ 1 năm đến 3 năm.

Bài tập 13:
A phạm tội trộm cắp tài sản bị tòa án xử phạt 2 năm cải tạo không giam giữ .Chấp hành hình
phạt cải tạo không giam giữ được 12 tháng thì A lại phạm tội cố ý gây thương tích và bị tạm
giam 3 tháng ngay sau khi gây án. Đối với tội cố ý gây thương tích, A bị tuyên 3 năm tù giam.
Hãy tổng hợp hình phạt của hai bản án trên.
Bài giải:
Căn cứ theo khoản 1 điều 31/BLHS
6


Bản án 1:
Hình phạt đối với A về trộm cắp tài sản là 2 năm cải tạo không giam giữ. Mà 2 năm cải tạo
không giam giữ nếu được tính theo ngày tù là 8 tháng tù. A chấp hành được 12 tháng cải tạo
không giam giữ tức là 4 tháng tù, A còn lại 12 tháng cải tạo không giam giữ tức là 4 tháng tù
chưa được chấp hành.
Bản án 2:
A lại tiếp tục phạm tội cố ý gây thương tích và bị phạt tù là 3 năm tù. Trong đó tạm giam 3
tháng ngay sau khi gây án. Vậy A còn phải chấp hành hình phạt là: 2 năm 9 tháng.
Tổng hợp hình phạt của hai bản án trên đối với A là: 4 tháng + 2 năm 9 tháng = 3 năm 1 tháng.

Bài tập 14:
A phạm tội trộm cắp tài sản và bị toà án áp dụng khoản 1 điều 138/BLHS và điều 60/BLHS
xử phạt một năm tù và cho hưởng án treo với thời gian thử thách là 18 tháng. Hai năm sau, kể từ
ngày bản án có hiệu lực A phạm tội vô ý làm chết người theo điều 98/BLHS. Hãy cho biết A có
tái phạm không? Tại sao? Nếu
A). Hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều 98/BLHS
B). Hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều 98/BLHS
Bài giải:
1- A tái phạm. Vì:
Bản án 1: A trộm cắp tài sản bị xử phạt 1 năm nhưng cho hưởng án treo với thời gian thử
thách là 18 tháng .
Bản án 2: A tiếp tục phạm tội vô ý giết người theo điều 98/BLHS.
Vì vậy, theo điểm a, khoản 2, điều 64 và khoản 1 điều 49 thì thời hạn xóa án tích của A là 1
năm sau khi chấp hành xong bản án nhưng A chưa chấp hành xong và chưa được xóa án tích lại
tiếp tục tái phạm về tội do vô ý làm chết người nên từ bản án 1 A đã tái phạm tiếp đến bản án 2.
2- Theo giả thuyết:
Nếu hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 điều 98/BLHS thì A bị phạt tù từ
6 tháng đến 5 năm nằm trong khung 2 của khung hình phạt thì A không tái phạm.
Nếu hành vi của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 điều 98/BLHS thì A bị phạt tù từ
3 năm đến 10 năm nằm trong khung 3 của khung hình phạt thì A tái phạm.
Bài tập 15 :
A (17 tuổi), B (15 tuổi) và C (18 tuổi) cùng nhau thực hiện hành vi giết người.Căn cứ theo
khoản 1 điều 93/BLHS, tòa án tuyên phạt A 18 năm tù giam; B 15 năm tù giam; C 17 năm tù
giam.Tòa án áp dụng khoản 3 điều 93/BLHS tuyên phạt 2 năm quản chế đối với A và 1 năm quản
chế đối với C.
Anh (chị) hãy nhận xét về quyết định trên của tòa án.
Bài giải:
A (17 tuổi) = 18 năm tù; B (15 tuổi)= 15 năm tù; C (18 tuổi)= 17 năm tù, căn cứ theo khoản 1
điều 93/BLHS.
Quyết định trên của tòa án là sai vì: trường hợp trên cho thấy A và B chưa thành niên nên.

Đối với A: Áp dụng khoản 1 điều 74 quy định “Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì
mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức
7


hình phạt cao nhất được áp dụng không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định”. Như
vậy nếu áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với A là 18 năm tù thì A chịu không quá 3/4 hình
phạt tù => A phải chịu hình phạt tù là 13 năm 2 tháng tù.
Đối với B: Áp dụng khoản 2 điều 74 quy định “Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16
tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì
mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức
hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định”.
Như vậy nếu áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với B là 15 năm là không đúng theo quy định.
Đối với C: là người đã thành niên thì áp dụng theo điều khoản 1 điều 93/BLHS là 17 năm
tù.
* Không áp dụng quản chế đối với A theo khoản 5 điều 69/BLHS.
Bài tập 16 :
T phạm tội giết người khi 17 tuổi 6 tháng. Tòa án đưa T ra xét xử thì T đã 18 tuổi 2 tháng.
Hỏi: khi xét xử T có được hưởng đường lối xử lý ưu đãi đối với người chưa thành niên phạm tội
không?
Bài giải:
Do thời điểm T phạm tội giết người là khi 17 tuổi 6 tháng, nhưng khi tòa án đưa T ra xét
xử đã 18 tuổi 2 tháng. Như vậy T vẫn được hưởng đường lối xử lý ưu đãi với người chưa thành
niên phạm tội theo điều 69/BLHS.
Bài tập 17:
Hãy xác định trách nhiệm hình sự của người 15 tuổi 6 tháng thực hiện hành vi cố ý gây
thương tích được quy định tại điều 104/BLHS.
Bài giải:
Áp dụng khoản 2 điều 12/BLHS quy định “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16

tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng”. do đó người 15 tuổi 6 tháng thực hiện hành vi cố ý gây thương tích nếu thuộc về
tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mới áp dụng theo điều
104/BLHS. Nhưng nếu thực hiện hành vi cố ý gây thương tích không thuộc 2 trường hợp trên thì
áp dụng điều 70/BLHS là giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng.
Bài tập 18 :
A sinh ngày 25/12/1986. Ngày 12/8/2004, A đã phạm tội giết người .Dựa vào quy định của
BLHS 1999 hãy xác định mức hình phạt tối đa có thể áp dụng đối với A (chỉ rõ căn cứ pháp lý)
1.A bị xét xử theo khoản 1 điều 93/BLHS.
2.A bị xét xử theo khoản 2 điều 93/BLHS.
Bài giải:
A sinh ngày 25/12/1986 ngày 12/8/2004 A đã phạm tội giết người. Do A thực hiện hành vi
phạm tội của mình lúc 17 tuổi 4 tháng 13 ngày nên A vẫn được hưởng đường lối ưu đãi đối với
người chưa thành niên phạm tội. vậy:

8


Trường hợp 1: A bị xét xử theo khoản 1 điều 93/BLHS thì mức hình phạt cao nhất mà A
phải chịu là chung thân hoặc tử hình nhưng áp dụng khoản 1 điều 74/BLHS thì A chỉ chịu hình
phạt là 18 năm tù.
Trường hợp 2: A bị xét xử theo khoản 2 điều 93/BLHS thì mức hình phạt cao nhất mà A
phải chịu là 15 năm tù nhưng áp dụng khoản 1 điều 74/BLHS thì A chỉ chịu hình phạt là 11 năm
2 tháng 15 ngày tù.
Bài tập 19:
A phạm hai tội: giết người (khoản 2 điều 93/BLHS) và trộm cắp tài sản (khoản 2 điều
138/BLHS). Nay đưa ra xét xử cả hai tội cùng một lúc trong một vụ án hình sự.Hãy xác định mức
tối đa của hình phạt chung của hai tội trên có thể áp dụng đối với A nếu:
1.A phạm tội giết người khi 17 tuổi và phạm tội trộm cắp tài sản khi 19 tuổi;
2.A phạm tội trộm cắp tài sản khi 17 tuổi và giết người khi 19 tuổi.

Bài giải:
A phạm 2 tội giết người (áp dụng theo khoản 2 điều 93/BLHS) và trộm cắp tài sản (khoản 2
điều 138/BLHS) nay đưa ra xét xử cùng một lúc.
Trường hợp 1: A phạm tội giết người khi 17 tuổi và phạm tội trộm cắp tài sản khi 19 tuổi.
Như vậy áp dụng khoản 1 điều 75/BLHS quy định “Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người
đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định
tại Điều 74 của Bộ luật này”. Vậy tổng hợp 2 hình phạt A phải chịu hình phạt là 11 năm 2 tháng
15 ngày tù.
Trường hợp 2: A phạm tội trộm cắp tài sản khi 17 tuổi và phạm tội giết người khi 19 tuổi.
Như vậy áp dụng khoản 2 điều 75/BLHS quy định “Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người
đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội”. do đó
áp dụng khoản 1 điều 50/BLHS thì tổng hợp 2 hình phạt A phải chịu là 15 năm tù đối với tội giết
người và 2 năm đối với tội trộm cấp tài sản tổng hợp 2 hình phạt là 17 năm tù.
Bài tập 20:
Năm 2001 A bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 điều 139/BLHS và bị xử
phạt 15 năm. Đang thụ hình trong trại giam được 3 năm thì A lại phạm tội cố ý gây thương tích
cho bạn tù. Sự việc xảy ra là do có có sự khiêu khích của người bị hại trong vụ án này. Về tội
phạm mới, A bị xét xử theo khoản 4 điều 104/BLHS vì đã gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và
bị xử phạt 12 năm tù .Chi phí điều trị cho người bị hại là 9.200.000 đồng .Gia đình của A đã gửi
cho gia đình người bị hại 5 triệu đồng dùng để điều trị cho người bị hại.
1.Hãy xác định:
A) Trong việc thực hiện tội phạm mới có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng nặng TNHS nào không?
“Nếu có thì hãy chỉ rõ điều luật quy định về giá trị giảm nhẹ của nó.
B) Trong lần phạm tội mới A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không?
C) Nếu là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm thì tình tiết đó có ý nghĩa là tình tiết tăng nặng
TNHS theo điều 48/BLHS hay là tình tiết định khung tăng nặng của tội phạm mới .
2 Tổng hợp 2 bản án trên để quyết định hình phạt chung đối với A
3. Xác định những vấn đề khác cần giải quyết trong vụ án này, chỉ rõ căn cứ pháp lý và hướng
giải quyết.
Bài giải:

9


1- Xác định
A- Về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
Theo điểm b và điểm đ, khoản 1, điều 46 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm
2009) thì A có hai tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đó là:
- Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả (A đã bồi
thường cho B số tiền thuốc trị thương là 5.000.000 đồng).
- A phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của B
gây ra.
B- Hành vi phạm tội cố ý gây thương tích của A là tái phạm nguy hiểm vì:
Căn cứ điểm a, khoản 2 điều 49 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy
định:
A đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý (hình phạt của A là
15 năm tù), chưa được xóa án tích (A đang chấp hành hình phạt) thì lại phạm tội rất nghiêm
trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý (A bị tuyên án 12 năm tù)
C- Việc tái phạm nguy hiểm của A không phải là tình tiết tăng nặng vì:
Tại khoản 2 điều 48 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định:
Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết
tăng nặng.
- Tại điểm i khoản 1 điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy
định tái phạm nguy hiểm là tình tiết định khung hình phạt.
2- Tổng hợp 2 bản án:
Căn cứ khoản 2 điều 51 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) quy định về
tổng hợp hình phạt của nhiều bản án.
Trong trường hợp này, hình phạt được tổng hợp như sau:
+ Hình phạt đối với A về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là 15 năm tù, A đã chấp hành được
3 năm, còn lại 12 năm.
+ Hình phạt đối với tội mới (cố ý gây thương tích là 12 năm). Tổng hợp hình phạt A phải

chấp hành sẽ là 12 năm + 12 năm = 24 năm.
3- Những vần đề cần giải quyết:
- A Phải tiếp tục bồi thường chi phí điều trị cho B phần còn lại là 9.200.000 – 5.000.000 =
4.200.000 đồng.
- Xử lý hành vi trái pháp luật của B dẫn đến việc kích động A phạm tội.
Bài tập 21 :
A (17 tuổi) phạm hai tội : tội “Cố ý gây thương tích “theo khoản 3 điều 104/BLHS vào ngày
1/10/2005 và tội “gây rối trật tự công cộng” theo khoản 1 điều 245/BLHS vào ngày 1/6/2006
Hãy xác định:
1. A có bị coi là phạm tội nhiều lần không?Tại sao?
2. Thời điểm hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các tội mà A đã thực hiện.
3. Mức hình phạt thấp nhất mà Tòa án có thể quyết định đối với A về tội cố ý gây thương
tích nếu áp dụng điều 47/BLHS đối với tội này.
Bài giải:
10


1. A không bị xem là phạm tội nhiều lần, vì A đã phạm vào hai tội khác nhau; phạm tội
nhiều lần là phạm một tội mà nhiều lần đối với cùng 1 người hoặc nhiều người. A bị xem là tái
phạm và tái phạm nguy hiểm theo Điều 49 BLHS năm 1999.
2. Thời điểm hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với A về tội Cố ý gây thương
tích là 15 năm kể từ 0 giờ 00 phút ngày 02/06/2021 và 10 năm đối với tội Gây rối trật tự công
cộng được quy định tại điểm b, c khoản 2 Điều 23 BLHS năm 1999 kể từ 0 giờ 00 phút ngày
02/06/2011.
3.Mức hình phạt thấp nhất mà Tòa án có thể quyết định đối với A về tội cố ý gây thương tích
nếu áp dụng điều 47/BLHS đối với tội này là 2 năm x ¾ (Căn cứ khoản 1 Điều 74) = 18 tháng.
Bài tập 22 :
A (17 tuổi) bị phạt 2 năm tù về tội cướp giật tài sản, phải bồi thường cho người bị hại 3 triệu
đồng và nộp án phí.
Hãy xác định:

1) Thời hiệu thi hành bản án về tội cướp giật tài sản nêu trên là mấy năm? Chỉ rõ căn cứ
pháp lý.
2) Thời điểm xóa án tích về tội cướp giật tài sản, nếu ngày 5/6/2006 A chấp hành xong hình
phạt, ngày 30/6/2006 A thực hiện xong bồi thường cho người bị hại và ngày 1/8/2006 đã đóng án
phí.
3) Tòa án có thể phạt tiền theo khoản 5 điều 136/BLHS đối với A được không? Tại Sao?
Bài giải:
1. Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 55 BLHS năm 1999 thì thời hiệu thi hành bản án đối với A
về tội Cố ý gây thương tích là 5 năm kể từ khi bản án có hiệu lực.
2. Căn cứ khoản 3 Điều 67; điểm a khoản 2 Điều 64; khoản 1 Điều 77 BLHS năm 1999.
Thời hạn để xóa án tích đối với người chưa thành niên là một ½ thời gian quy định tại Điều 64.
Thời điểm xóa án tích đối với A là: 3 năm / 2 = 1 năm 06 tháng. Do A chấp hành xong ngày
1/8/2006 nên thời điểm xóa án tích là ngày 02/02/2008.
3. Tòa án không thể phạt tiền đối với A theo khoản 5 Điều 136/BLHS năm 1999. Vì khoản 5
Điều 136 quy định đối với người thành niên phạm tội, riêng A chưa thành niên (17 tuổi) nên căn
cứ khoản 5 Điều 69, Điều 71, Điều 72 BLHS năm 1999 thì A đã bị tuyên phạt 2 năm tù giam là
hình phạt chính nên sẽ không áp dụng hình phạt bổ sung.
Bài tập 23 :
A phạm tội (tội X) và bị tòa án tuyên phạt 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo với thời gian
thử thách là 3 năm. Chấp hành được 2 năm thử thách thì A bị đưa ra xét xử về một tội phạm khác
(tội Y).
Hãy tổng hợp hình phạt đối với A trong trường hợp nếu tội phạm Y. Tòa án tuyên:
1) Phạt tù 3 năm.
2) Phạt tù 6 tháng nhưng cho hưởng án treo (biết rằng tội Y được thực hiện trước tội X).
3) Phạt cải tạo không giam giữ 2 năm.
4) Phạt tiền 5 triệu đồng.
Bài giải:
11



1. Do A đang trong thời gian chấp hành bản án về tội X nhưng phạm tội Y nên 18 tháng tù
treo được chuyển thành 18 tháng tù giam.
Căn cứ mục 6.3, Điều 6 Nghị định số: 01/2007/NQ-HĐTP, ngày 02/10/2007 hướng dẫn áp
dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản ản, miễn chấp hành hình
phạt, giảm chấp hành hình phạt; căn cứ khoản 2 Điều 51, điểm b khoản 1 Điều 50 của BLHS
năm 1999 thì tổng hình phạt là: 04 năm 06 tháng tù giam.
2. Do tội Y của A xảy ra trước tội X nên trường hợp của A không bị xem là phạm tội mới do
đó tổng hợp cả hai bản án đối với A.
Căn cứ mục 6.3, Điều 6 định số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 hướng dẫn áp dụng
một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản ản, miễn chấp hành hình phạt,
giảm chấp hành hình phạt; căn cứ khoản 2 Điều 51, điểm b khoản 1 Điều 50 của BLHS năm
1999; căn cứ khoản 5 Điều 60 BLHS năm 1999 thì tổng hình phạt là: 18 tháng tù treo + 06 tháng
treo = 24 tháng tù treo, 01 năm thử thách.
3. Tổng hợp hình phạt đối với A là:
- Tội cũ: do A phạm tội khi đang chấp hành nên 18 tháng tù treo được chuyển thành 18
tháng tù giam.
- Tội mới: Cải tạo không giam giữ 2 năm.
Căn cứ khoản 1 Điều 31; điểm b khoản 1 Điều 50; Điều 51 của BLHS năm 1999 thì quy đổi
02 năm cải tạo không giam giữ thành tù giam; cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ bằng 01 ngày
tù nên 02 năm cải tạo không giam giữ = 8 tháng tù giam.
Tổng hợp hình phạt: 18 tháng tù giam + 08 tháng tù giam = 26 tháng = 02 năm 02 tháng tù
giam.
4. Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 50, Điều 51, Điều 60 Bộ luật hình sự thì tổng hình phạt là 18
tháng tù treo, 01 năm thử thách và phạt tiền 05 triệu đồng.
HẾT

12




×