Tải bản đầy đủ (.pdf) (450 trang)

kho tàng lễ hội cổ truyền việt nam phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.79 MB, 450 trang )

Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

Hội đền Hét
Nguyễn Thanh

Làng Bích Du nay thuộc xã Thái Thượng, huyện Thái Thuỵ, tỉnh
Thái Bình là một làng cổ giàu truyền thống, nằm kề cửa biển Diêm Điền
(thời xa xưa còn có tên là cửa Đại Bàng hay Đại Toàn, Diêm Hộ...). Địa
danh này đã đi vào sử sách, gắn với những chiến công từ thuở Ngô ĐinhTiền Lê và Lý- Trần- Lê. Trong cuộc kháng chiến chống quân NguyênMông thời Trần, nơi đây là một trong những cứ điểm xung yếu trong
phòng tuyến chống giặc. Tướng quân Phạm Ngũ Lão được triều đình giao
trọng trách cầm đầu đội quân tinh nhuệ bảo vệ cửa biển này và triển khai
các trận đánh chiến lược chống quân Nguyên Mông.
Tương truyền khi quân đội nhà Trần đóng tại làng Bích Du, Phạm
Ngũ Lão đã có nhiều hình thức phong phú để rèn luyện quân sĩ trong đó
có môn thể thao độc đáo gọi là môn vật cầu. Khi Phạm Ngũ Lão qua đời,
triều đình xuống chiếu cho dân làng Bích Du xây đền thờ, ban sắc cho
Phạm Ngũ Lão là thượng đẳng thần, đền có tên là đền Hét, cách đền thờ
Lý Bí một quãng đồng. Hiện tại đền Hét còn giữ được nét kiến trúc khá
nguy nga bề thế cùng với đồ tế khí, sắc phong, thần tích qua các triều đại
từ Lê đến Nguyễn. Hàng năm dân làng mở hội đền vào ngày mồng sáu và
giã hội vào ngày mồng chín tháng ba âm lịch.
Nhìn chung về nghi thức tế lễ, rước sách ở hội đền Hét cũng không
có gì khác biệt hơn so với nhiều lễ hội cổ truyền ở vùng đồng bằng Bắc
Bộ nhưng nét đáng chú ý ở phần hội trong lễ hội đền Hét có khá nhiều trò
chơi, trò diễn, đua tài, giải trí mang tính thượng võ như bơi chải, đi kheo,
đánh đu, kéo co, vật đô và đặc biệt là trò thi vật cầu ít thấy được tổ chức ở
các lễ hội khác trong vùng.
Về hình thức đấu vật cầu ta có thể hình dung nó gần giống với môn
bóng rổ hiện đại, nhưng nét độc đáo của môn vật cầu là vừa phải có thể
lực tốt vừa phải có lòng quả cảm mới có thể tham gia thi đấu và giành
thắng lợi.


Trước cách mạng tháng Tám (1945), làng Bích Du có năm giáp.
Hàng năm cứ ăn tết Nguyên đán xong là các giáp cử người tham gia tập
luyện để chuẩn bị vào hội thi đấu. Những trai tráng này thường là chủ lực
trong gia đình với nghề đi biển kiếm sống. Với những người gia cảnh khó
khăn có con em tham gia tập luyện thường được hàng giáp hỗ trợ một
539


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

phần. Các buổi tập luyện thường diễn ra vào các buổi chiều trên bãi biển
sau giờ đi biển về. Từ năm 1992 trở lại đây, khi hội đền Hét được mở lại
thì trò vật cầu cũng được khôi phục. Lực lượng thanh niên, trung niên
trong xã được chia thành hai đội Nông- Ngư để thi đấu. Tuỳ theo địa hình
để bố trí sân thi đấu nhưng thường thì sân đấu phải là bãi cát (vận động
trên cát thường khó khăn hơn, khó có tốc độ nhanh dễ trượt trên cát).
Theo thông lệ sân có chiều dài 36 mét, mỗi bên 18 mét được phân bằng
một vạch ngang giữa sân. Bề rộng của sân là 18 mét. ở giữa vạch ngang
chôn quả cầu trên phủ cát không còn dấu vết chỗ đặt cầu. Hai bên sân
chôn hai chiếc sọt ở giữa vạch ngang phía dưới. Quả cầu được tạo bằng
một củ chuối hột, loại củ chuối to cỡ nhất nhì trong làng, được gọt tròn
nhẵn với đường kính khoảng 40 50cm. Hai chiếc sọt được tạo từ hai cây
luồng to (dân ở vùng này vẫn gọi là luồng nhất) phần gốc để nguyên chôn
xuống đất, phần trên mặt đất cao 1,8 mét được chia thành 18 nan, ken theo
hình hoa loa, phất giấy màu. Bên tả phất giấy đỏ, bên hữu phất giấy xanh.
Trên nền giấy màu là hai chữ tả, hữu. Đấu thủ mỗi bên gồm 9 người, một
tướng và 8 quân. Tất cả tướng và quân đều cởi trần, vận khố. Quân bên tả
có đai khố màu đỏ, quân bên hữu đai khố màu xanh, tướng của mỗi bên
đầu chít khăn theo màu của bên mình.
Trước khi vào trận đấu, quân của hai bên tả hữu xếp thành hàng,

hai vị tướng dẫn đầu hai cánh quân theo đường biên hợp thành hàng đôi
vào lễ thánh. ở trong đền, người thủ lễ được thánh nhập vào hét một tiếng
vang trời giật chiếc lình trên giá, vung lên xiên qua hai bên má. Chiếc lình
sắt dài 1,8m có đường kính 18 ly (trông tựa chiếc xà beng). Hai thanh niên
mình trần, vận khố đầu chít khăn đỏ đứng phù thánh đỡ một đầu chiếc
lình, phía đầu nhọn của lình được cắm vào quả cau lấy từ ban thờ thánh,
đầu kia buộc dải tua ngũ sắc. Pháo nổ dồn, trống chiêng, tù và vang dậy,
“Thánh” dõng dạc bước ra sân đấu, hai thanh niên đi theo phù thánh đỡ
chiếc lình cùng “thánh” tiến đến chiếc ghế có lọng che sẵn để chứng giám
cuộc thi.
Trống cái điểm vào cuộc, hai bên dùng chân gạt cát tìm quả cầu
chôn sâu dưới cát 20cm. Khi thấy cầu thì tranh nhau dùng chân hất lên.
Gẩy được quả cầu lên khỏi mặt đất mới được dùng tay. Đây là một thao
tác khó vì đông người tranh nhau, người này gảy lên thì người kia lại gạt
trôi xuống. Cầu lên khỏi mặt đất các đấu thủ tranh nhau cướp cầu bằng tay
chuyền cho nhau, khi nào ném được vào sọt của đối phương thì thắng
cuộc. Trong truyền thống, bên nào thắng cuộc được làng thưởng 1,8 quan
tiền tương đương với sáu thùng thóc (mỗi thùng 12 kg). Sau hai tiếng

540


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

đồng hồ thi đấu nếu không bên nào bỏ cầu vào sọt đối phương thì hoà
giải. “Thánh” rút lình đưa hai bên tả hữu vào đền tạ.
Vật cầu là một trò thể thao đòi hỏi sức khoẻ bền bỉ, dẻo dai vì quả
cầu nặng tới gần 10kg mà các đấu thủ phải tranh cướp, giành giật, chuyền
nhau tung hứng chuẩn xác để có thể đưa vào sọt. Miệng sọt chỉ có đường
kính 0,6m lại ở độ cao 1,8m nếu sức không khỏe, tung không chuẩn thì

khó đưa cầu vào sọt.
Ngoài trò thi vật cầu, hội làng còn có nhiều trò vui khác nhưng
đáng chú ý là trò kéo co. ở các hội khác dây để kéo thường dùng dây
thừng hoặc dây chão bện bằng đay, gai, ở hội Bích Du, dây kéo được tạo
bằng hai cây tre cái bánh tẻ, gốc tre đập dập xoắn vào nhau, các đốt tre
được đẽo gọt nhẵn trơn. Hai giáp kéo thi với nhau, mỗi giáp 9 người, một
tướng và tám quân kéo nhau ba tư thế đứng, ngồi, quỳ. Giáp nào thắng cả
ba tư thế được thưởng 1,8 quan tiền. Kéo co bằng thân cây tre cái là cực
khó khăn vì thân tre trơn bóng không có độ ma sát để bám vì vậy giành
phần thắng trong cuộc đua này không chỉ bằng sức mà còn bằng mẹo nữa.
Mấy năm qua, từ ngày hội đền Hét được mở lại, năm nào cũng có
các trò vui truyền thống đặc biệt là thi vật cầu, vật đô. Hội mở lại năm sau
đông vui hơn năm trước, thu hút hàng ngàn lượt du khách từ nhiều vùng
Hải Phòng, Nam Định tìm về trảy hội và xem vật cầu. Hội làng truyền
thống hàng năm được tổ chức từ mồng sáu đến mồng chín tháng ba nhưng
trò thi vật cầu bao giờ cũng chỉ tổ chức vào ngày mồng tám. Các cụ già ở
làng Bích Du cho rằng mồng tám tháng ba là ngày tướng quân Phạm Ngũ
Lão đã lập chiến công đánh bại quân Nguyên Mông ở cửa biển này.
Còn một điều chúng tôi suy nghĩ mà các cụ giải thích chưa thoả
đáng đó là sự trùng lặp về con số 18 (sân thi đấu vật cầu mỗi bên 18 mét,
quân sỹ hai bên 18 người, thi kéo co cũng mỗi bên 9 quân, chiếc sọt tre để
ném cầu cao 1,8m, tiền thưởng là 1,8 quan...). Đây có phải là sự trùng lập
ngẫu nhiên không? Hay là một tín hiệu để chúng ta đi vào thế giới tâm
linh của người xưa.
Lời giải cho vấn đề này đang còn ở phía trước. Phải chăng vì thế
mà hội đền Hét càng có sức mời mọc khách bốn phương?!
N.T

541



Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

Lễ hội làng Hiền Quan
NguyễnMinh Hoàng

Từ bao đời nay, người dân làng Hiền Quan (nay thuộc xã Hiền
Quan huyện Tam Thanh tỉnh Phú Thọ) hằng truyền tụng câu ca:
Mười một là hội Hương Nha
Mười hai Gia Dụ, mười ba hội Hiền.

Vui nhất là hội Đông Viên
Lắm bạc, lắm tiền là hội Hiền Quan.
để nhắc về lễ hội làng Hiền Quan nổi tiếng trong vùng. Ngày nay, từ Hà
Nội, du khách đi ô tô hay tàu hoả đến thị xã Phú Thọ, sau đó qua phà Ngọc
Tháp, xuôi khoảng 1km là đến Hiền Quan. Ngoài ra, cũng có thể đến Việt
Trì, theo đường đi Cao Xá, qua cầu Phong Châu ngược lên 7km sẽ đến nơi.
Hiện tại, làng Hiền Quan có 1 đình và 1 đền. Đình thờ 4 vị thần là
Sơn Thắng, Thiên Cương, Hắc Long và Hổ Long, đều là những vị tướng có
công với các vua Hùng thời dựng nước. Ngoài ra đình còn thờ thánh Mộc
Trang Vương đời Đinh Tiên Hoàng.
Đền Hiền Quan thờ Thiều Hoa, một nữ tướng của Hai Bà Trưng đã
có nhiều công lao với dân làng và góp phần to lớn vào cuộc khởi nghĩa của
Hai Bà Trưng. Đền xây theo kiểu chữ Đinh (chữ Hán) gồm 2 toà: tiền tế và
hậu cung, quay hướng Đông- Nam. Trước mặt là dòng sông Thao, sau đền
là một gò đất lớn. Xưa, ở đền Hiền Quan dân làng tổ chức hai lễ hội lớn,
vào ngày mồng 2 tháng Giêng tương truyền là ngày sinh của Thiều Hoa và
vào ngày 13 tháng Giêng.
Theo thần tích của làng Hiền Quan thì: ở động Lăng Xương ven
sông Đà có đôi vợ chồng già nhà nghèo làm nghề kiếm củi, một hôm qua

sông sang núi Tản, trưa nắng nghỉ dưới gốc tùng cùng nằm mơ thấy thần
Tản Viên đến cho một người con gái. Bà mang thai và ít lâu sinh ra một cô
gái, đặt tên là Thiều Hoa. Mười tuổi Thiều Hoa đã có sức khoẻ hơn người,
biết chèo chống lũ vượt sông, lặn và bơi giỏi như cá, 13 tuổi đã cầm đá
ném hai tên lính Hán đi cướp của dân chài. 14 tuổi, mồ côi cha mẹ phải đi
ở chăn trâu. Trong khi đi thả trâu, Thiều Hoa đã bầy trò chơi đánh phết với
543


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

lũ trẻ. Cô chia bạn bè thành hai phe lấy gậy đánh một củ chuối, phe nào
đưa được củ chuối vào một cái hố sâu là bên ấy thắng. Mải chơi, giằng co
nhau quần áo rách bươm, Thiều Hoa thả trâu trong bãi cỏ rồi ngồi vá quần
áo trên một quả đồi, dưới bóng một cây đa cổ thụ. Vá xong nàng túm lấy rễ
đa đánh đu. Thiều Hoa nhanh nhẹn như con sóc. Một lần theo chú đi săn,
Thiều Hoa vung lao ném trúng một con cáo lông vàng, khiến mọi người
đều kinh ngạc.
Nghe tin Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa, Thiều Hoa tụ họp
những người dân nghèo có nghĩa khí kín đáo luyện tập hưởng ứng. Bà cho
quân đẽo gỗ xoan làm quả cầu lấy gậy đẽo vát góc, ôn lại các trò chơi thuở
chăn trâu. Quân lính những lúc nghỉ ngơi lại cùng nhau đánh vật, đánh
phết, vừa luyện tập vừa giải trí gây tinh thần hăng hái.
Xưa làng Hiền Quan tổ chức 2 lễ hội trong năm: lễ hội ngày mồng 2
tháng Giêng tổ chức tại đình và lễ hội ngày 13 tháng Giêng tổ chức tại đền.
1. Lễ hội ngày mồng 2 tháng Giêng:
Tương truyền, dân làng tổ chức lễ hội trong ngày này là ngày sinh
của Thiều Hoa. Vào ngày này, dân làng có tổ chức trò phóng lao duyệt
binh, tương truyền đó là môn võ mà khi xưa bà Thiều Hoa cùng quân lính
luyện tập để ra trận. Tục này được dân làng quen gọi là tục cầu đâm lao.

Có truyền thuyết kể rằng đó là cách để Thiều Hoa tuyển chọn người tài cho
đội quân của mình. Từ sớm ngày mồng 2, cờ quạt cùng các đồ tế khí đã
được bày biện tại sân đình thật rực rỡ. Tiếng trống tiếng chiêng vang dậy
thúc dục lòng người. Những lá cờ được cắm khắp nơi trong sân tung bay
trước gió xuân. Bên trong đình các quan viên, chức dịch và bô lão tiến
hành cuộc tế lễ rất long trọng. Dân làng và khách thập phương cùng dự và
lễ bái cầu thánh ban cho một năm mới nhiều may mắn và khoẻ mạnh. Các
tuần tế cùng các nghi thức cho buổi tế được tiến hành nghiêm ngặt theo
phong tục. Sau khi tế lễ đã xong, cuộc “Đâm lao” bắt đầu.
Từ trước đó người ta đã làm sẵn một tấm bia bằng gỗ đặt tại sân
đình. Bia dày 3cm, rộng 0,3m, dài 1,8m được sơn son, trên có vẽ vòng tròn
nhất điểm, tại đó được viết một chữ “thọ”. Sau khi tế xong trong đình,
những hồi trống thúc quân dồn dập vang lên báo hiệu và lôi cuốn mọi
người ra bãi đâm lao. Những người muốn tham gia đâm lao tay cầm sẵn
một cây sắt dài khoảng 2 sải tay, đầu được vót nhọn lần lượt xếp hàng vào
ném lao. Người ném lao đứng cách xa bia 10 bước chân, tìm tư thế thích
hợp nhằm tâm của vòng tròn mà phóng lao. Những ngọn lao bay vun vút
trước sự chứng kiến của dân làng. Tuy khoảng cách không xa, song do sự
544


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

hồi hộp trước một cử toạ đông đúc ồn ào như vậy nên người ném lao khó
mà đâm trúng được tâm điểm ngay từ lần đầu. Tiếng bàn luận, bình phẩm
từng tư thế, từng người cầm lao xôn xao cả một khoảng sân đình. Người
nào ném trượt phải ra ngoài để lấy lại bình tĩnh và luyện tay bằng cách ném
những hòn cuội vào lỗ nhỏ như trò đánh đáo lỗ, sau đó lại ném tiếp. Ai
ném trúng giữa bia sẽ được thưởng, tuy vậy không phải vì giá trị phần
thưởng mà là sự khâm phục và ngưỡng mộ của hàng ngàn con mắt dân

làng và khách thập phương. Hơn thế nữa đó là sự may mắn cho năm tới
của bản thân và gia đình người ném trúng đích.
Cuộc “Đâm lao” cứ như vậy kéo dài cho đến hết ngày mồng 2 tết.
2. Lễ hội ngày 13 tháng Giêng:
Đây là ngày hội chính của làng Hiền Quan. Hội mở ngày 13 nhưng
trước đó, mọi công việc chuẩn bị đã được tiến hành cũng khá nhộn nhịp,
với đám rước kiệu, bát nhang, hương án từ đình về đền và từ đền trả lại
đình. Trong ngày hội này có trò hất phết/ đánh phết/ cướp phết rất độc đáo.
Đó là trò diễn nhằm nhắc lại sự tích tụ tập nghĩa binh dấy cờ khởi
nghĩa của bà Thiều Hoa. Tổ chức hất phết không chỉ để tưởng niệm Bà mà
còn là sự nhắc nhở cho con cháu đương thời một thời kỳ oanh liệt đã qua
của dân tộc. Thực hiện tục hất phết đồng thời cũng là để dân làng Hiền
Quan cầu mong sự che chở tâm linh của đức Thánh phù hộ cho dân làng
được người khang vật thịnh trong năm, tránh được những tai ương dịch
bệnh.
Hàng tháng trời trước đó ban thượng của các cụ bô lão đã họp bàn
xung quanh lệ cướp cầu vào dịp hội. Tại cuộc họp này người ta phân công
những công việc phải làm cho từng giáp một cách cụ thể, cắt cử chủ tế và
người chuẩn bị quả phết và dùi phết. Sau khi bàn bạc, tranh luận kỹ lưỡng,
ban thượng thông báo các quyết định cho toàn dân làng được biết. Từ đó
trở đi, người nào việc nấy, cứ vậy mà làm cho đúng thời gian vào hội.
Quả phết là một củ tre hoặc củ bương non mới mọc măng. Người
được cử phải đi tìm, đào ở trong khóm tre để chọn lấy một củ vừa ý sao
cho tròn, đẹp mà lại không phải là củ tre già. Khi chọn được rồi, đem về
đẽo gọt sạch sẽ sao cho thật đẹp. Dùi phết là những gốc tre nhỏ vừa tầm
tay cầm, để cả củ, dài khoảng 1,5m có thể chẻ đôi hoặc để nguyên cả đoạn
được đẽo gọt sạch sẽ. Để bảo đảm cho khi hất vừa khoẻ vừa thuận tiện
người làm dùi phải chọn được những đoạn gốc tre vừa tầm, già, củ tre cong
hình móc câu nhưng phải cong đều, không xù xì để thuận tiện lúc đánh quả
phết.

545


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

Cũng tại buổi họp của ban thượng người ta phân công cả những
người làm cỗ thờ gồm bánh chưng, bánh dầy, xôi, chuối và rượu mộng. Cắt
cử các chân kiệu, những người lo đảm trách việc dọn dẹp chuẩn bị sân bãi,
đình đền v.v... Còn lại tất cả nam giới từ 18 tuổi trở lên đều tham gia đánh
phết, ai không đi thì sẽ bị làng phạt vạ bằng trầu cau. Nộp phạt thì không
lớn nhưng cái lớn là mang tiếng với cả làng và có lỗi với Thánh và bị
“dông” cả năm đó.
Từ sau ngày mồng 2 tết, công việc chuẩn bị cho ngày hội hất phết
ngày càng khẩn trương hơn. Những gia đình được phân công làm cỗ thờ ấy
phải làm tết to hơn, phải nhờ anh em bà con đến giúp đỡ, kẻ vào người ra
tấp nập, ăn uống linh đình vui vẻ. Người ta coi đó vừa là dịp để bà con
trong họ hàng ăn uống, gặp gỡ nhau nhân dịp đầu xuân, nhưng cũng là để
lấy lộc thánh. Do vậy việc chuẩn bị làm cỗ thờ phải được làm hết sức chu
đáo và cẩn thận, những người khác thì cũng chuẩn bị các lễ vật tuy không
lớn, không chính thức để vào ngày hội đem ra đền cúng Thánh.
Sáng ngày 13 tháng Giêng, sau khi tiến hành các nghi lễ ở đình,
người ta rước kiệu nhang án cùng các đồ tế khí khác từ trên đình đi xuống
đền, tế lễ được tiến hành tại đền. Sau các nghi lễ chính thức là đến cuộc
cướp phết náo nhiệt đầy ấn tượng. Người từ khắp các nẻo lũ lượt đổ về
quây vòng trong vòng ngoài quanh bãi cướp phết ở đền để chứng kiến
những giờ phút thiêng liêng và sôi nổi của ngày hội.
Những người tham gia được chia thành hai đội khác nhau. Mỗi đội
có một người chỉ huy dẫn đầu, theo lệnh phất cờ của anh ta đoàn quân cơ
nào đội ấy đi theo hàng ngũ chỉnh tề, kỷ luật. Khi tiếng trống lệnh buổi
cướp phết bắt đầu thì hai đoàn quân kéo ra bãi phết từ hai hướng khác

nhau, ngược chiều nhau. Họ lần lượt kéo ba vòng xung quanh bàn thờ và
lăng bà Thiều Hoa theo một vòng khép kín. Khi hai đoàn giáp mặt nhau thì
tất cả cùng reo lên “hú...hú...hí”. Cả ba vòng đều nhắc lại như thế. Sau khi
kéo hết ba vòng như vậy, cả hai đoàn song song tiến vào trước ban thờ rồi
kéo thành một vòng tròn xoáy trôn ốc. Tương truyền đây là cuộc kéo quân
vây thành. Sau đó, họ quay ra xếp thành hai hàng đối diện nhau. Ông chủ tế
từ từ rước quả phết từ trong đền đi ra giữa hai hàng quân, ông đi tới đâu
đoàn quân reo hò tới đấy rồi vỗ tay đi theo sau ông. Khi tới lô phết (vị trí đặt
quả phết để hai phe cướp nhau) ông dừng lại và trịnh trọng đọc bài văn gọi
là để dặn quả phết.
Nội dung bài văn trình bày việc đánh phết hàng năm của dân làng
như một tục lệ bất di bất dịch, nhằm nhớ ơn tới đức thánh Bà Thiều Hoa.
Và qua việc làm nghi lễ này để cầu mong đức thánh ủng hộ, giúp đỡ cho
546


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

dân làng được “già già sức khoẻ, trẻ trẻ bình an, lục súc thành phần, chư tai
tống tiễn, lúa tốt bằng đầu, dâu tốt bằng mạ...”.
Sau khi đọc hết bài văn dặn quả phết, ông chủ tế thả quả phết xuống
lò tế. Khi đó hai đội cử mỗi bên một người cầm gậy đánh phết ngoắc sẵn
vào nhau để dưới hố nơi ông chủ tế sẽ thả xuống. Sau khi quả phết được
thả xuống hố, hai người kia từ từ nhắc gậy đánh phết lên. Lần thứ nhất dò
ba lần, lần thứ hai dò năm lần, lần thứ ba dò mười lần. Trong những lần thả
xuống ngoắc lên như thế, khi nào móc được quả phết lên hai bên thi nhau
cướp phết. Quả phết được đánh bổng lên, hàng trăm gậy phết nhấp nhô
trên đầu người chờ đón quả phết. Quả phết cứ như thế bay ngược bay xuôi
liên hồi trên không trung qua lại ở hai bên. Trong sân chơi người ta cắm
mốc quy định cho từng phe bên nào để quả phết bay khỏi giới hạn đó là

thua. Do đó tất cả phải hết sức chú ý đánh để cho quả phết không vượt quá
giới hạn mà mình bảo vệ nhưng lại phải cướp mà đánh nó bay quá giới hạn
của phía đối phương. Như vậy là thắng cuộc.
Bên nào thắng sẽ được thưởng. Mỗi lần quả phết bay quá giới hạn
quy định của một sân phe nào thì kết thúc một bàn. Sau đó lại lặp lại tiếp
tục sang bàn hai, bàn ba. Khi chơi phết bàn ba cũng là lúc cả người xem
lẫn người chơi đều mệt người ta chuyển sang trò ném chúi. Ném chúi chỉ
cần cầm quả phết ném qua giới hạn quy định của đối phương là thắng
cuộc. Việc ném như vậy cũng tiến hành ba lần.
Sau khi biểu diễn hết các tục lệ ấy. Mọi người đổ xô lại để chờ tiết
mục cuối cùng là ném tiền cho quân cướp. Sau đó là kết thúc hội. Người ta
tranh nhau, giằng xé nhau để cướp những đồng tiền nhỏ nhoi nhưng đầy uy
lực. Câu ca: “Lắm bạc nhiều tiền là hội Hiền Quan” ra đời là như vậy.
Sau này do việc cầm những chiếc gậy tre như vậy mà tranh cướp thì
rất nguy hiểm nên người ta chuyển sang cướp bằng tay chứ không đánh
bằng gậy nữa. Tuy nhiên để bảo đảm phong tục khi cầu vẫn phải có dùi
phết để làm nghi lễ tượng trưng. Người ta hăng say, náo nức, xả thân để
lao vào cướp phết với ý niệm nếu thắng không những bản thân anh ta mà
cả giáp năm đó sẽ làm ăn thịnh vượng và gặp nhiều may mắn. Vì thế sự
kích thích để giành chiến thắng thể hiện rõ ràng ở các cuộc đua hàng năm.
Hội phết làng Hiền vui vẻ là thế./.
N.M.H

547


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

Hội chiếu Hới
Phạm Minh Đức - Phạm Thị Nết

- Phạm Thị Lan

Làng Hới hay còn gọi là làng Hải Hồ (nay là Hải Triều xã Tân Lễ
huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình) - vùng đất ngã ba sông - một trung tâm
trao đổi, buôn bán, của đất “quan hà”, ngay từ thế kỷ thứ XV. Không biết
nghề chiếu ở đây có từ bao giờ để xuất hiện câu ca: “ăn cơm hòm, nằm
giường hòm, đắp chiếu Hới”. Các cụ già làng Hới cho biết: nghề chiếu ở
Hải Hồ có từ rất sớm, ít nhất khoảng thế kỷ thứ X, thứ XI và đến thế kỷ
thứ XV chiếu Hới đã nổi tiếng không chỉ quanh vùng Hải Hồ mà đã có
tiếng khắp vùng Kinh đô, Kinh Bắc. Thiên tình sử giữa Nguyễn Thị Lộ,
cô thôn nữ xinh đẹp, giỏi giang nhất vùng Hải Hồ với vị quan Hàn lâm
thừa chỉ đặc phong tướng quốc - Nguyễn Trãi đã mách bảo điều đó.
Đã có rất nhiều giai thoại và câu chuyện kể xung quanh lá chiếu
làng Hới, mà đến nay chính người Hải Triều cũng không nhớ hết. Nhưng
có điều không ai và không khi nào quên được, đó là: sự phát triển của
chiếu Hải Triều gắn liền với tên tuổi của trạng nguyên Phạm Đôn Lễ.
Sử cũ chép: “Phạm Đôn Lễ tự là Ngu Khanh, sinh ra tại làng Hải
Triều, huyện Ngự Thiên, phủ Tiên Hưng 1. Trong lần đi sứ tới vùng
Ngọc Hà, châu Quế Lâm (Quảng Tây - Trung Quốc) thấy dân ở đây có
nghề dệt chiếu ông liền chuyên chú khảo sát. Khi về nước được sự tán
đồng của vua Lê, ông đem truyền bá nghề này cho dân miền duyên hải 2.
Phạm Đôn Lễ sinh năm 1457, năm 27 tuổi thi đỗ Tam nguyên, làm
quan thị lang, chức Thượng Thư. Vì có công lao cải tiến kỹ thuật để nghề
chiếu ở làng Hải Hồ phát triển nên dân ở đây gọi ông với cái tên: quan
“Trạng chiếu”. Sau khi ông mất, dân làng Hới lập đền thờ ông, gọi đền
đó là đền “Quan Trạng”. Ghi nhớ công lao của Phạm Đôn Lễ, hàng năm
cứ vào mồng 6 tháng giêng (ngày Phạm Đôn Lễ ra đi) làng Hải Triều lại
mở hội.
“Qua bến triều dương anh nhớ về làng Hới
1


Đại Việt sử ký toàn thư, tập III, trang 375.
Tứ dân văn tuyển dẫn theo Thái Bình nhân vật chí. Ký hiệu: DCV- 15- Mục địa chí. Thư
viện KHKT Thái Bình.
2

549


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

Mùa xuân tháng giêng làng em mở hội
Trai gái thi tài dệt chiếu, trao gon...”
Với nét độc đáo của làng Hải Triều nên hội làng ở đây có tên là
“Hội chiếu”.
Nghi lễ đầu tiên không thể thiếu của hội làng Hải Triều là rước kiệu
“Trạng chiếu”. Ngay sáng sớm trai gái làng Hới lộng lẫy trong trang
phục ngày hội, vác cờ quạt, tán lọng, rước kiệu quan trạng. Đám rước uy
nghiêm, vàng son rực rỡ. Với lòng cảm phục tôn kính, biết ơn người có
công lao cải tiến kỹ thuật giúp cho nghề dệt chiếu ở làng Hới tồn tại và
phát triển đến ngày nay.
Sau nghi lễ rước kiệu là hoạt động thi chiếu và thi dệt chiếu. Theo
sự hướng dẫn của ban tổ chức hội, ở ngoài chợ từ rất sớm chiếu đã được
bày la liệt. Người xem thấy có rất nhiều loại chiếu: chiếu cải, chiếu đậu,
chiếu đót, chiếu trơn, chiếu kẻ sọc màu, chiếu in hoa, chiếu cạp điều,
chiếu sợi xe... với nhiều kích thước khác nhau. Thợ chiếu làng Hới dệt
được cả chiếu cải hoa hình rồng phượng. Người đi hội thật sự bị cuốn hút
bởi màu sắc, hình hài trang trí trên chiếu, bởi mùi thơm ngan ngát dễ
chịu của cói mới, và đặc biệt trước trí tuệ, tài hoa của người dân làng
chiếu. Kết thúc hội thi, làng nào, giáp nào trong tổng có lá chiếu đẹp nhất

sẽ được thưởng tiền hay một vật phẩm nào đó. Điều quan trọng hơn đối
với làng, giáp được nhận thưởng là niềm tin năm ấy họ sẽ làm ăn phát
đạt. Sau hội thi người dự hội sẽ được mua chiếu rẻ để cầu may.
Vui và náo nhiệt hơn trong ngày hội ở Hải Triều là phần thi dệt
chiếu. Kỹ thuật dệt chiếu ở Hải Triều có thể chia làm hai giai đoạn. Giai
đoạn 1: Bàn dệt đứng không có ngựa đỡ. Sau khi được Phạm Đôn Lễ
truyền bí quyết kỹ thuật dệt chiếu ở Trung Quốc nên kỹ thuật dệt chiếu ỏ
đây tiến bộ hơn: Bàn dệt nằm có ngựa đỡ sợi (giai đoạn 2), làm cho sợi
đay căng người trao gon nhanh hơn, sợi đan đều hơn, chiếu dẹt đẹp hơn.
Để chuẩn bị cho cuộc thi, ngay từ ngày 5 tết, từng giáp chọn các
tay thợ giỏi chuẩn bị thi tài. Trên sân đình và các khu vực xung quanh,
ban tổ chức hội phân cho mỗi làng, mỗi giáp một vị trí nhất định, các
giáp chuẩn bị dàn dệt và mắc sợi từ trước.
“Đề bài thi” thường là dệt chiếu hoa có hoạ tiết trang trí rất phức
tạp, phải đảm bảo trong một thời gian nhất định.
Trên mỗi dàn dệt, “hai thí sinh” đã trong tư thế sẵn sàng, làm
người xem càng hồi hộp. Hồi trống hiệu vừa dứt, các tay thợ thoăn thoắt
trao gon, đập go... từng tấc chiếu được nối dài thêm trong tiếng trống đổ
550


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

dồn cùng tiếng cổ vũ của hàng ngàn người dự hội. Cái âm thanh ấy sẽ
kéo dài vô tận nếu không có hồi trống báo giờ “nộp bài”, để rồi trong
tiếng vỗ tay vang dội của cả tổng Thanh Triều “ban giám khảo” trao giải
thưởng cho cặp thợ có lá chiếu đẹp nhất...
Trong lễ hội dân gian truyền thống thì hội trình nghề là một hình
thức độc đáo của nền văn minh nông nghiệp. Hội trình nghề dệt chiếu
làng Hới đã là một đóng góp làm phong phú thêm hội lễ dân gian truyền

thống của Thái Bình. Việc duy trì củng cố và mở rộng hội chiếu Hới sẽ là
một đóng góp vào sự phát triển kinh tế hàng hoá ở Thái Bình không chỉ
với hiện tại mà cả với tương lai, để rồi mỗi khi xuân về du khách lại
nhớ:
“Qua bến Triều Dương, anh lại về làng Hới
Mùa xuân tháng giêng xem làng em mở hội...”./.
P.M.Đ - P.T.N - P.T.L

551


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

Hội đền Hùng
Lê Hồng Lý

Đền Hùng là cả một quần thể di tích đã khắc sâu vào trái tim khối
óc mỗi người Việt Nam. Với tâm thức con một cha nhà một nóc của
người Việt, con Lạc cháu Hồng, cùng chung một bọc, ý thức hướng về tổ
tiên đã tiếp thêm sức mạnh cho hiện tại, hướng về quê cha đất tổ... Vì thế
hội đền Hùng không chỉ là ngày hội lớn, mà còn là một cuộc hành hương
trở về cội nguồn của lớp lớp con cháu người Việt Nam ở mọi miền đất
nước và kiều bào nước ngoài.
Theo quốc lộ số 2 Hà Nội - Lào Cai, khách thập phương đi từ Hà
Nội đến Việt Trì, từ Việt Trì chỉ còn 15 km nữa là đến đền Hùng. Theo
đường sắt Hà Nội - Lào Cai, bạn có thể xuống ga Tiên Kiên đi xuống
hoặc ga Phủ Đức đi lên, đường cũng chẳng còn xa. Ngoài hai con đường
chính ấy, còn có nhiều nẻo đường khác, nhiều cách đi khác đến đền
Hùng, mà ngày hội người khắp nơi cứ nườm nượp đổ về, nào xe, tàu,
thuyền và đi bộ, không ai quản ngại xa xôi.

Nơi diễn ra hội đền Hùng hàng năm là một khu di tích lịch sử và
văn hóa. Đó là các đền đài, lăng tẩm nằm xung quanh ngọn Nghĩa Lĩnh
và một khu vực rừng núi bao gồm 285 hécta. Thiên nhiên đã tạo nên một
vẻ đẹp vừa huyền bí vừa thanh tao của khu di tích lịch sử. Các ngôi đền
được xây dựng từ chân núi lên đỉnh, có lối đi liên hoàn tạo cho người đi
niềm hứng thú của sự tìm kiếm những điều mới lạ trên từng cung bậc.
Núi Nghĩa Lĩnh thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, huyện Phong Châu,
tỉnh Phú Thọ.
Nếu đi theo lối cổng chính, khi tới chân núi Nghĩa Lĩnh ta sẽ gặp
cổng lên đền. Phía đối diện của cổng đền là nhà công quán, nay được xây
dựng thành bảo tàng Hùng Vương rất đồ sộ. Qua cổng trèo lên hơn một
trăm bậc (nay đã thành đường đi) khách hành hương sẽ gặp khu di tích
đền Hạ và chùa. Truyền rằng chính ở nơi đây bà Âu Cơ đã sinh ra cái bọc
trăm trứng nở thành trăm con trai. Khi các con đã khôn lớn, Lạc Long
Quân dẫn 50 người về xuôi, Âu Cơ dẫn 49 người lên ngược, để lại người
con trưởng làm vua xưng là Hùng Vương, đóng đô ở thành Văn Lang
(Việt Trì) và đặt tên nước là Văn Lang. Từ đó sinh ra các dân tộc Việt
Nam, người miền xuôi cũng như người miền núi đều là anh em trong một
552


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

nhà. Khu vực đền Hạ cũng như chùa chính là nơi Hồ Chủ Tịch đã nói
chuyện với cán bộ chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong trước khi về tiếp
quản thủ đô. Câu nói: "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta
phải cùng nhau giữ lấy nước", có xuất xứ từ đây. Chỗ sân đền Hạ và
chùa cũng là chỗ rộng nhất và bằng phẳng nhất trong toàn bộ khu di tích.
Trèo tiếp lên cao ta sẽ gặp đền Trung, tương truyền đó là nơi các
vua Hùng thường lên ngắm cảnh, bàn việc nước, cũng là nơi Lang Liêu

dâng bánh chưng, bánh dày nhân ngày đầu năm mới thuở xưa. Sự tích
bánh chưng bánh dầy đầy huyền ảo và xúc động có từ đó, và hai thứ bánh
ấy cũng trở thành đặc sản truyền thống của người Việt Nam đến tận bây
giờ mỗi dịp vào năm mới.
Đền Thượng được dựng trên đỉnh núi, đó là nơi hàng năm vua
Hùng làm lễ tế trời đất thờ thần lúa. Tại đây Hùng Vương thứ 6 lập đền
thờ Thánh Gióng sau khi Ngài đánh thắng giặc Ân. Nơi đây còn giữ một
cột đá tương truyền là của Thục Phán An Dương Vương khi được
nhường ngôi đã dựng lên, và thề rằng sẽ đời đời trông nom sơn hà xã tắc
cơ nghiệp của các vua Hùng. Cũng ở khu vực đền Thượng có lăng Hùng
Vương được xây vào đời Nguyễn.
Theo bậc xuống ở phía lăng Hùng Vương, đi xuống chân núi về
phía đông - nam ta sẽ đến đền Giếng. ở đây còn giữ được một cái giếng
gọi là giếng Ngọc, nơi sinh thời hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc
Hoa hàng ngày thường soi mình xuống bóng nước để chải tóc. Sau này
người ta xây thành đền thờ hai bà.
Xung quanh các đền Thượng, đền Trung và đền Hạ còn lưu truyền
một sự tích khác. Chuyện rằng thời xưa, trước thời Lý Trần ở đây mới
chỉ có đền Trung do thôn Trẹo thờ cúng các vua Hùng. Thôn này có
nhiều cây gỗ Trẹo nên gọi là thôn Trẹo. Người làng Trẹo nên sau đó có
họ Trẹo và viết Hán hóa thành họ Triệu, và làng thành làng Triệu Phú.
Làng Triệu Phú dân số phát triển đông lên chia thành ba làng Triệu Phú,
Cổ Tích, Vi Cương. Vì tách thành ba làng mới nên làng nào cũng xây
thêm đền để làng đó thờ cúng. Làng Cổ Tích giàu làm đền Thượng, làng
Vi Cương ở xa hơn nên làm đền Hạ, còn làng Triệu Phú là làng gốc nên
1
vẫn được thờ cúng ở đền cũ, đó là đền Trung
Theo truyền thuyết và ngọc phả có thể hội đền Hùng bắt đầu muộn
nhất là từ thời Thục Phán? Phải chăng từ sự cảm kích được vua Hùng
nhường ngôi mà Thục Phán đã dựng cột đá thề như đã nói ở trên và từ

1

Theo nhà khảo cổ học Lê Tượng, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hùng Vương.

553


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

việc trông nom hương khói tại đền Hùng đã trở thành lễ hội? Còn ca dao
thì vẫn tự bao đời:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba
Muôn đời truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm.
Theo cuốn Hùng đồ thập bát diệp thánh vương ngọc phả cổ truyền
do Nguyễn Cố soạn năm 1470, năm 1600 sao lại có đoạn: "Phụng ban
hương Trung Nghĩa làm dân trưởng tạo lệ, cấp 500 mẫu ruộng tại xã Hy
Cương, lại cho thu tô thuế ruộng của một vùng phía trên từ Tuyên
Quang, Hưng Hóa, phía dưới đến Việt Trì, đều đem nộp cho dân trưởng
1
tạo lệ làm hương hỏa thờ phụng "thập bát diệp hùng đồ" .
Qua các triều đại phong kiến, việc tế lễ các vua Hùng hàng năm
luôn luôn được coi trọng và đã trở thành việc của cả nước. Từ trước cách
mạng tháng Tám, hội đền Hùng đã rất nổi tiếng trong cả nước.
Ngày giỗ Tổ chính thức trước đây là ngày 11 tháng 3. Còn ngày 10
tháng 3 chỉ là ngày các chức sắc làm lễ trước. Việc tế lễ hàng năm trước
đây do viên tuần phủ Phú Thọ làm chủ tế. Hai viên tri phủ Lâm Thao và
tri huyện Phù Ninh làm bồi tế. Thừa phái phủ Lâm Thao đọc văn. Còn
các viên tri phủ, tri huyện tri châu khác vào các chân đông xướng, tây

xướng, tiến hương, tiến tửu v.v... khi tế còn có phường nhà tơ Do Ngãi
múa thờ. Việc tế lễ được tiến hành tại đền Thượng.
Lễ vật tế ngoài hoa quả, có lễ tam sinh gồm lợn sống cạo lông, bỏ
lòng, mỡ chài phủ kín toàn thân một con. Bò dê mỗi thứ một con thui
vàng đều bỏ sạch lòng, để nguyên cả con, cùng với xôi màu trắng, tím,
đỏ và bánh dày trắng, rượu mộng.
Sau khi tiến hành quốc lễ tại đền Thượng, lúc ấy các làng xung
quanh đền Hùng mới tế lễ. Đó là những nơi thờ vua Hùng và vợ con các
vua. Do đó ngày hội vừa mang tính của cả nước và riêng một vùng
quanh đó.
Như mọi hội làng ở Việt Nam ngày xưa, hội đền Hùng cũng có tất
cả các trò chơi phổ biến như: tổ tôm điếm, cờ tướng, đấu vật, đu tiên, xóc
thẻ, hát chèo, hát trống quân v.v... Ngoài ra còn có những trò diễn đặc
biệt mang những nét độc đáo của địa phương như: tung còn, hát xoan, thi
1

Tài liệu do ông Nguyễn Lộc - Vĩnh Phú cung cấp.

554


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

rước kiệu... Dưới đây chúng tôi xin lược kể một vài trong số những trò
diễn đặc sắc đó.
Thi rước kiệu.
Phần rước ở hội đền Hùng rất phong phú. Có tới 40 làng rước kiệu
từ đình làng mình tới chầu tại chân đền. Các kiệu phải đặt ở đây để chấm
giải. Kiệu nhất của năm nay thì năm sau sẽ được rước lên đền Thượng,
còn kiệu năm nay được rước lên là kiệu nhất của năm trước. Điều này

càng tạo nên sự long trọng, tôn nghiêm và giá trị của cỗ kiệu được giải.
Không chỉ là niềm vinh hạnh cho những người trực tiếp tham gia mà còn
là vinh dự của cả làng. Đám rước được tổ chức rất kỳ công với ba cỗ kiệu
đi liền nhau. Mỗi kiệu đều được trang hoàng lộng lẫy, do 16 người
khiêng. Cỗ kiệu đầu bày hương, hoa, đèn, nến, trầu cau, bình nước và
nậm rượu. Cỗ thứ hai rước khay ấn, bài vị thánh có lọng, tàn quạt che.
Cỗ thứ ba rước bánh dày, bánh chưng hoặc xôi, thủ lợn luộc hay cả con
lợn. Đi đầu là viên quan dịch cầm loa quả bầu báo cho nhân dân hai bên
đường và khách thập phương biết trước để dẹp đường và đón xem. Tiếp
đến là phường chèo dông đường - có ý dọn đường, vừa đi vừa múa hát.
Sau đó là chiêng trống đánh nhịp cho đoàn rước. Rồi đến người vác cờ
thần dẫn đầu, theo sau là 8 người cầm cờ đuôi nheo, 8 người cầm đồ
chấp kích, ông chủ tế cùng các quan chức chia nhau hộ giá trước và sau
kiệu... Đó là qui định thường thấy của cuộc rước, còn những năm tổ chức
thi rước kiệu thì thật là thú vị.
Vào những năm được mùa, hội lớn có tới bảy làng thuộc hai phủ
huyện Lâm Thao và Phù Ninh tham dự. Có nơi rước tới ba kiệu như Kẻ
Xốm. Mỗi đám rước ấy đều có các lễ vật như trên đã nói.
Người rước mặc áo nỉ đỏ, nẹp xanh, giữa thêu hổ phù, cổ viền lá đề
đen trắng, đầu đội nón chóp nhỏ sơn xanh nhạt, chân quấn xà cạp trắng.
Hai ông hiệu cờ cầm cờ đuôi nheo nhỏ chỉ huy. Họ mặc áo võ đen,
thêu rồng mây lộng lẫy, hai vai còn cắm bốn lá cờ đuôi nheo đỏ, đội mũ
võ, chân quấn xà cạp, đi ủng đen. Hai ông này một đi trước và một đi sau
kiệu. Một ông kiệu trống đánh trống khẩu cầm chịch, y phục như người
đi trước. Đi trước kiệu là 8 người cầm cờ, 8 người cầm chấp kích và
phường bát âm như đã kể ở trên. Ngoài ra còn có bốn người khiêng hai
trống, một trống lớn và một trống cái.
Khi rước, trống, chiêng đánh lên ba tiếng. Người rước đi bước một,
sau chừng 15-18 tiếng thì lại đổ dồn ba hồi liền. Ông hiệu cờ phất đi,
phất lại. Ông hiệu trống vừa bồi trống vừa reo: "hú... u...". Tất cả mọi


555


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

người đồng thanh reo: "hú... u...". Khi lên dốc, qua cầu, chỗ khó đi, tiếng
trống khẩu đập vào tang canh cách. Trống, chiêng đổ ngũ liên, mục đích
để người rước chú ý khỏi nghiêng ngả. Vui nhất là đoàn kiệu rước đến
khu vực đền Hạ, chỗ rộng rãi bằng phẳng, các cỗ kiệu, cờ xí, đều chạy
vòng quanh sân đền, do vậy mà gọi là kiệu bay. Tiếng chiêng, trống, đàn,
sáo, tiếng hò reo tạo nên âm thanh rộn rã, cùng với màu sắc lộng lẫy của
cờ, kiệu, áo quần và khói hương nghi ngút làm cho không khí ngày hội
thật náo nhiệt.
Múa hát xoan.
Hát xoan ở đền Hùng chủ yếu là hát thờ và hát chào thánh, chừng
bốn đến sáu đào kép họ xoan Kim Đức (phường xoan nổi tiếng Vĩnh
Phú) về hát thờ. ở đây không nhất thiết phải hát hết các tiết mục của
Xoan. Có khi là hát giáo trống, giáo pháo, tức là khi hát có đốt pháo và
đánh trống điểm. Ngoài việc hát chào, hát chúc theo lề lối, kép xoan cũng
có thể hát vài quả cách vui với những lời cầu mong sung túc của các
nông gia xưa. Đôi khi cũng có những điệu hát kèm múa phỏng theo lời
hát.
Chàm thau.
Là tục đánh trống đồng của người Mường trong dịp lễ hội đền
Hùng. Khi đánh, trống được treo thẳng đứng trên giá, mặt trống ở phía
trên, miệng trống được đặt trên một cái hố đã đào sẵn. Người đánh dùng
chày đâm thẳng xuống mặt trống đồng. Âm thanh phát ra từ chiếc hố ấy
nghe âm vang như tiếng vọng tự núi rừng. Biểu diễn chàm thau có người
làm “cái”, có người làm “con”. Người cái cầm hai dùi, con cầm một dùi.

“Cái” đánh trước, “con” đánh sau một nhịp theo tiết tấu riêng hợp với
thân hình đong đưa uyển chuyển của “cái” và “con”. “Chàm thau” gợi lại
1
lối sống “bầy đàn” của người tiền sử, chất phác, những đêm hội lửa trại
.
Đâm đuống.
Cũng như chàm thau, đâm đuống là một sinh hoạt văn hóa của
người Mường ở Vĩnh Phú. Từ công việc thực tế hàng ngày là giã gạo
trong cối gỗ dài, sau đó trở thành một trò diễn văn hóa. Tiếng chày đâm
vào cối gỗ tạo thành một âm thanh “tông tông tông...” vừa thú vị vừa lạ
tai. Và khi người đánh biết dừng theo từng nhịp đều nhau tạo thành một
bản nhạc mang nhiều màu sắc của núi rừng. Người đâm đuống thường là
1

Thạch Phương, Lê Trung Vũ. 60 lễ hội truyền thống Việt Nam, H, 1995, tr. 178.

556


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

phụ nữ, cũng như công việc giã gạo là việc hàng ngày của họ. Sau này
khi thành trò diễn thì có cả nam giới cùng diễn theo cặp đôi. Họ ăn mặc
trang phục đẹp của dân tộc cùng nhún nhảy chuyển đi, chuyển lại dọc
theo cối gỗ, giã xuống cối theo nhịp nhạc rất uyển chuyển. Người xem
vừa được nhìn các đôi giã vào đuống vừa được nghe một bản nhạc thú vị.
Ngoài những trò diễn đã kể trên đây, ngày hội còn có nhiều trò vui
khác ngày một phong phú như bơi thuyền, hát xoan trên các đầm nước
dưới chân núi Nghĩa, hát tuồng, chèo, đu tiên, v.v... mà ca dao còn ghi
như:

Hội đền vui lắm ai ơi
Kẻ thời giỗ Tổ, người thời đu tiên
Tổ tôm đánh ở bên trên
Có người bên dưới, đôi bên vui vầy
Lại thêm phường rối leo dây
Múa dao, tung quả có hay chăng là
Lại thêm có đám xướng ca
Để cho trai gái gần xa vui vầy...
Có một phong tục không phải tiến hành trong ngày hội nhưng lại là
tục rất quan trọng và liên quan đến hội đền Hùng. Đó là tục rước chúa
gái.
Đây là trò diễn có tính chất nghi lễ nhắc lại sự tích đưa công chúa
Ngọc Hoa về nhà chồng hay còn gọi là Tản Viên đón vợ. Một trò diễn
vừa long trọng, vừa trang nghiêm nhưng lại vô cùng hấp dẫn trước ngày
hội hàng năm vào dịp tháng giêng đầu xuân. Đây là trò diễn do hai làng
Vi và Trẹo đảm trách.
Hàng năm vào ngày 25 tháng chạp, hai làng cử các ông từ lên mở
cửa đền Trung và đền Hạ của làng mình. Sau khi làm lễ ở đó hai thôn về
đình Cả để bàn nhau ngày cầu cúng và bàn nhau việc rước chúa gái. Sau
khi thống nhất thì hai thôn về lựa chọn chúa gái. Người được chọn phải
là cô gái xinh đẹp, nết na, tuổi từ 18 đến 25 chưa chồng, gia đình phong
quang đề huề, gia thế. Ngày 28 tháng chạp, hai làng làm lễ tại đình để
chọn chúa gái. Nếu cả hai đều chọn được một cô đủ tiêu chuẩn như trên
thì làm lễ âm dương để Thánh ứng vào ai thì người đó được làm.
Khi chúa gái được chọn rồi thì cả hai làng có trách nhiệm phải lo
chuẩn bị cho cô. Người ta đến để trang trí nhà của chúa gái với đầy đủ
557


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam


các y môn, màn trầu và đưa 10 đến 15 người nữ quang quẻ, trinh tiết
xinh đẹp đến để phục vụ chúa gái. Từ chiều 30 tết đến ngày 7 tháng
giêng chúa gái không được ra ngoài, mọi sinh hoạt cũng như tiếp xúc của
chúa gái đều do những người phục vụ đảm trách. Gia đình của chúa gái
phải thực hiện mọi nghi thức khi con mình được chọn như dọn dẹp nhà
cửa thành nơi thờ kính, sắm sửa quần áo, nữ trang v.v... cho con mình.
Từ ngày 28 đến 30 tháng chạp ở hai đình của hai làng bắt đầu tế lễ
để đón năm mới. Nhà chúa gái được treo đèn kết hoa, lập bàn thờ, chăng
vải đỏ tựa nhà lầu công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung thờ ở đền Giếng.
Đến ngày mồng 8 tháng giêng, chúa gái được cả hai bên võng sang
đình Hậu Lộc để bà chúa thay quần áo, rồi lên một cỗ kiệu gọi là kiệu
chúa gái. Kiệu được rước từ đình Hậu Lộc về đình Cả để dân làng làm lễ
tạ. Kiệu chúa gái có 4 đòn cái, 4 đòn con do 8 người khiêng, giữa là một
sập vuông trên có một chiếc ghế bành trông tựa cái ngai, xung quanh
kiệu kết hoa và chăng vải đỏ, phía trên có một cái quạt to che cho khỏi
mưa nắng. Chúa gái ngồi trên kiệu chỉ hở phía trước. Nàng mặc áo mớ
năm, mớ bảy, váy dài đầu chít khăn đỏ có chân chỉ hạt bội, chân đi hài
cong.
Tám người rước là 8 cô gái mặc áo nỉ đỏ, nẹp xanh đỏ, chân quấn
xà cạp, đầu chít khăn vàng. Đi bên kiệu chúa gái có hai người che quạt
cũng là con gái trẻ đẹp, trang phục giống như người rước kiệu.
Chúa gái đi kiệu có cờ dong trống mở, cùng rước với kiệu chúa gái
có kiệu văn rước sắc và kiệu bát cống rước lễ vật, nghi trượng và nghi
thức rất trọng thể. Có đầy đủ cờ, quạt, chiêng, trống, tàn, tán, lọng, bát
bửu, voi ngựa gỗ, gươm kiếm giáo mác. Theo đám rước có phường bát
âm, bô lão, chức dịch và dân làng, phường đồng văn. Chúa trai đi bộ
ngay sau kiệu chúa gái. Phường đồng văn hóa trang làm nhiều trò như:
múa, câu cá, trình nghề... Khi kiệu chúa gái đến gần đình Cả (khoảng
500m) thấy có 2 voi, 4 ngựa to như ngựa thật làm bằng giấy bồi trên

khung tre nứa có bánh kẹo, chờ đón đoàn rước kiệu cùng đi. Mỗi thôn
làm một voi, hai ngựa với đủ bành, đủ yên cương như voi ngựa thật, hai
ngựa 1 con đỏ, 1 con trắng.
Khi rước kiệu chúa gái thì voi ngựa làng Trẹo đi trước kiệu, voi
ngựa làng Vi đi sau kiệu. Tới đình Cả kiệu lễ vật và kiệu sắc văn để lên
trên sân đình, phía cuối bãi là kiệu chúa gái, sau cùng là 2 voi, 4 ngựa.
Người xem đông đặc vây quanh đình thật náo nức.

558


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

Sau khi lễ tạ chúa gái ở đình Cả xong, kiệu chúa gái được rước tiếp
qua làng Triệu Phú để theo sông Hồng trở về núi Tản.
Đến cây hương đầu làng, theo truyền thuyết, vì thương cha nhớ mẹ
nên Ngọc Hoa nhất quyết ngồi lại không đi nữa. Dân làng phải tổ chức
nhiều trò vui để vỗ về nàng. Ngọc Hoa vui dần và đồng ý để rước đi tiếp.
Tới cầu tây (cầu Cáp) chúa gái được đưa xuống mảng xuôi theo ngòi.
Người lái đò từ từ chèo mảng xuôi dòng ra bến sông Hồng qua sông về
bên núi Tản. Dân làng cùng người xem lưu luyến đưa tiễn nàng khuất
dần bóng.
Trò diễn đến đây kết thúc. Bố của cô gái đóng làm chúa gái chạy
tới cõng con chạy về nhà. Qua khỏi cổng, ông cõng con chui qua chuồng
trâu để vào nhà, ngụ ý để cho chúa khỏi bắt mất hồn vía người con gái
của mình.
Hội đền Hùng không chỉ thu hút người xem bởi những sinh hoạt
văn hóa đặc sắc của nó mà còn ở tính chất thiêng liêng của cuộc hành
hương trở về cội nguồn của các thế hệ người Việt Nam chúng ta. Nó thức
tỉnh trong tâm hồn mỗi người một tình yêu thương, lòng ngưỡng mộ về

quê cha đất tổ, một truyền thống đã ăn sâu vào tâm thức mọi người Việt
Nam, dù họ ở bất cứ nơi đâu./.
L.H.L

559


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

Lễ hội Đình Hùng Lô
Kim Chung

Đình Hùng Lô tên nôm là đình Xốm thuộc xã Hùng Lô huyện
Phong Châu tỉnh Phú Thọ được xây dựng dưới triều vua Lê Hy Tông, niên
hiệu Chính Hoà năm thứ 18 (1698).
Đến thời Nguyễn, đình được trùng tu, tách tiền tế và đại bái ra,
dựng thêm long đình, lầu chiêng, lầu trống. Bên cạnh đình còn có một
ngôi miếu cổ, mang nhiều nét chạm của nghệ thuật điêu khắc thời Lý
Trần. Đình Hùng Lô là một khu di tích còn khá nguyên vẹn của một tổng
thể nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc đồ sộ, nhiều di vật quý, nhiều bức
chạm đẹp mang nội dung phong phú và chủ đề tư tưởng cao như:
“Đinh Tiên Hoàng chăn trâu”; “Đường Tăng đi Tây Trúc lấy
kinh”; “Trúc Lâm thất hiền”; “Bát Tiên quá hải”; “Ngũ Lão đăng sơn”;
“Võ Tòng đả hổ”; “Long Vân đại hội” v.v... Các bức chạm hoàn chỉnh cả
về nghệ thuật chạm khắc gỗ dân gian và nội dung lịch sử.
Đình Hùng Lô thờ vọng vua Hùng Vương thứ 18 vì thế ngày hội
lớn nhất của làng cũng vào dịp giỗ Tổ 10- 3 âm lịch hàng năm. Hội làng
được mở từ ngày 9 đến 11. Lễ rước kiệu từ đình về đền Hùng trong ngày
tiệc chính 10- 3.
Lễ rước kiệu của đình Hùng Lô mang những nét đặc trưng của

vùng trung du Vĩnh Phú. Lo việc lễ hội là ông mạnh bái- một người có
chức sắc trong làng. Các công việc chuẩn bị như việc chọn gà, chọn gạo,
chọn người để khiêng kiệu và sắm các vai trong đám rước v.v... được lo
trước hàng tháng.
Trước hết chọn trong làng 5 gia đình có nền nếp gia giáo để nhận
vinh dự nuôi gà để làm lễ vật dâng cúng ở đình. Gà được nuôi rất công
phu. Thức ăn của gà là cơm, được người nuôi (người này phải kiêng cữ,
ăn chay) nấu và viên, sau đó bón cho gà ăn. Tới ngày hội, chọn 5 con gà
đẹp nhất, béo tròn mọng như quả sim chín rồi làm kiệu rước “ông bà” ra
đình để làm cỗ thờ. Tới khâu chọn gạo cũng công phu không kém. Gạo
nếp được xay giã cẩn thận. Sau đó chọn các cô gái trinh tiết, xinh đẹp
trong làng ra chọn bỏ những hạt xấu, hạt gẫy để còn lại 10 hạt như nhau
cả mười, bấy giờ mới cử người khéo tay nấu xôi làm cỗ.

561


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

Chọn trong làng đủ 300 nam giới tuổi từ 25 đến 50 khoẻ mạnh,
trước ngày hội phải ăn chay để chuẩn bị rước kiệu.
Tất cả các công việc được chuẩn bị phải hoàn tất trước ngày 9-3
âm lịch để tới sáng 9-3 cả làng bắt đầu mổ trâu bò làm cỗ. Không khí
chuẩn bị náo nức và vui lan toả khắp mọi nhà. Chiều 9-3 các cỗ thờ và
kiệu rước đã chuẩn bị xong. ông mạnh bái, đồng thời là ông Chủ tế cùng
với các ông bồi tế, Đông xướng, Tây xướng, hai người nội xướngv.v... tất
cả đã được quy định nghi thức cẩn thận với nghi lễ trang trọng.
Sau khi làm lễ tại đình xong là đến phần tổ chức rước kiệu về đền
Hùng.
Đi đầu là đoàn người hát chèo, múa sư tử, sau đó là 300 trung nam

mặc quần áo trắng, chân quấn xà cạp, thắt lưng hoa lý đội nón chóp tay
cầm đồ chấp kích, bát bửu... đi trước và sau kiệu làm nhiệm vụ rước và
bảo vệ.
Ông mạnh bái được ngồi trên xe kéo có người che lọng, người hầu
điếu tráp.
Đi sau đoàn rước kiệu là các cô gái gánh cơm nước theo phục vụ.
Tối 9-3 kiệu được rước tới chân núi thì làm lễ hạ kiệu, nghỉ ngơi
xem hát chờ tới sáng 10- 3 mới rước kiệu lên đền Thượng làm lễ. Buổi
chiều sau khi làm lễ ở đền Thượng xong, đến lượt rước kiệu trở về nhà
ông mạnh bái. Nhà chủ tế phải lo cơm nước cho cả đoàn rước kiệu xong
mới ra đình làm lễ hạ cỗ thờ và tiệc vui kéo dài tới sáng.
Trong số những di vật còn lại của đình Hùng Lô hiện nay còn một
biển thưởng năm Mậu Ngọ ghi “Hùng Vương kỷ niệm hội”.
Đình Hùng Lô giờ đây đã trở thành một trung tâm văn hoá- một
ngôi nhà chung của cộng đồng làng xóm trang nghiêm mà ấm cúng hoà
quyện gắn bó thiên nhiên quê hương với con người. Khu di tích đình
Hùng Lô đang được tu sửa lại khang trang cổ kính nguyên vị trí xưa. Đình
đã được xếp hạng là di tích LS - VH của Nhà nước.
Hội rước kiệu Hùng Lô cũng sẽ từng bước được khôi phục lại với
những nghi thức đầy đủ, trang trọng và có ý nghĩa./.
K.C

562


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

Hội chùa Hương
Nguyễn Hữu Thức - Lê Trung Vũ


Người Việt Nam, mấy ai lại không biết tới hội chùa Hương. Phan
Huy Chú một học giả lỗi lạc đầu thế kỷ XIX từng đánh giá hội chùa
Hương là hội vui bậc nhất ở cõi trời Nam.
Hội chùa diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, trong địa phận huyện
Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây: Xã gồm sáu thôn (Tiên Mai, Phú Yên, Hội Xá,
Đục Khê, Yến Vĩ, Hạ Đoạn). Đầu thế kỷ XIX, các thôn này thuộc tổng
Phù Lưu thượng, huyện Hoài An, trấn Sơn Nam thượng1.
Hương Sơn nay là xã lớn nhất của huyện Mỹ Đức, dân số chừng
1,2 vạn người, diện tích khoảng 30km2, chiều dài 6km, bề rộng 5km, nằm
ven bờ sông Đáy, có dãy núi đá vôi Hương Tích nhấp nhô, những dòng
suối chảy men chân núi, những cánh đồng màu mỡ mở rộng trông ra
châu thổ. Cảnh thiên nhiên ấy thật như ca dao địa phương miêu tả:
Một vùng non nước bao la
Rằng đây lạc quốc hay là Đào Nguyên
Hương sơn là chốn non tiên
Bồng lai mà thấy ở miền nhân gian
Hàng năm, khách thập phương (trong đó có rất nhiều đoàn khách
quốc tế) trẩy hội về quần thể di tích Hương Sơn tới hàng chục vạn người
2
. Những hôm cao điểm khách về hội tới vạn người. Điều đó, phản ánh
sức hút của hội chùa đến nhường nào.
Hội trải dài trên ba tuyến:
+ Tuyến Hương Tích (tuyến chính)
+ Tuyến Tuyết Sơn
+ Tuyến Long Vân
1. Hội chùa Hương, lễ hội dài nhất nước

1

Xem: Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX - Nxb KHXH - HN - 1981, tr. 51.

Theo báo cáo của Sở Văn hóa Thông tin Hà Sơn Bình, hội xuân 1990 ước tính có 200.000
khách tới vãng cảnh, hội Xuân 1993 ước tính có 320.000 khách tới vãng cảnh.
2

564


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

Ngày xưa, các cụ nói hội chùa tự mở và tự đóng. Thường là sau tết
Thượng Nguyên (rằm tháng giêng) khách đã đông đúc về hội đến khoảng
rằm tháng ba thì vãn khách.
Ngày nay, hội chùa mở sớm hơn, Ban tổ chức hội lấy ngày mồng
sáu tháng giêng để khai hội. Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa
rừng) của người làng Yến Vĩ và Phú Yên. Lễ mở cửa rừng của làng Yến
Vĩ tổ chức ở đền Ngũ Nhạc, xưa, đền thờ sơn thần (ông Hổ), một tín
ngưỡng linh vật. Sau đó có sự hòa trộn với nhân thần để ra đời vị thần tên
là Hùng Lang con ông Hùng An một vị tướng thời Hùng Vương có công
dẹp giặc Ân trừ bạo cho nước3. Còn làng Phú Yên làm lễ mở cửa rừng ở
đền Hạ cũng thờ sơn thần. Lễ khai sơn vốn là nghi lễ nông nghiệp của
người Việt cổ tạ thần núi, tạ chúa sơn lâm mong trong năm làm ăn gặp
nhiều may mắn, mưa gió thuận hòa, con người an khang tráng kiện,
không bị thú dữ ăn thịt. Nay lễ này còn sót lại ở một số vùng người
Mường. Đối với cư dân ở đồng bằng, lễ khai sơn không còn nữa mà có lễ
hạ cây nêu (mồng bảy tháng giêng) chấm dứt một tuần vui tết để bắt tay
vào mùa làm ăn mới.
Mâm lễ của làng Yến Vĩ dâng sơn thần phải có một mặt lợn cạo
sạch để sống, còn làng Phú Yên là con chó thui, chỉ những khi không
kiếm được chó thì thay bằng khúc cổ lợn, đấy là những thứ sơn thần hay
ăn. Sau những nghi thức cúng tế, làng Yến Vĩ cử một cụ ông (vợ chồng

ăn ở thuận hòa, đã từng sinh con đẻ cái mau ăn chóng lớn) bước vào rừng
cầm dao chặt đứt một cành cây, vài sợi dây leo; làng Phú Yên cũng cử
một cụ ông đẹp lão, có kinh nghiệm làm rừng, dùng dao chặt đứt một
cành cây rừng. Sau lễ khai sơn, dân chúng hai thôn mới chính thức đi
rừng.
Ngày nay, nghi thức mở cửa rừng hàm chứa ý nghĩa mới, đồng
nghĩa với mở cửa chùa. Do biến động về địa lý nên đền Trình của chùa
Hương, xưa là ở đình của làng Đục Khê, gần con sông Đáy, nay chuyển
vào đền Ngũ Nhạc của thôn Yến Vĩ (nơi diễn ra lễ mở cửa rừng) và có
tên gọi mới là đền Trình.
Ngày mồng sáu tháng giêng là lễ khai hội; khách du lịch, các tín đồ
rất đông. Ngày hội có lễ dâng hương tưởng nhớ vị tướng của vua Hùng
do nhà chức trách địa phương đảm nhiệm. Hôm ấy, dân Yến Vĩ tổ chức
múa rồng ở sân đền Trình, bơi thuyền múa rồng trên dòng suối Yến.
3

Xem: Trần Lê Văn, Thắng cảnh Hương Sơn, Sở Văn hóa Thông tin Hà Sơn Bình xuất
bản, 1989, tr. 25.

565


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

Sau lễ mở cửa chùa du khách trẩy hội trên ba tuyến đó đông dần,
mà cao điểm nhất là ngày 18 tháng hai âm lịch. Tương truyền là ngày
khánh đản Đức Quan Thế Âm, nghĩa là ngày sinh của bà Chúa Ba ở chùa
Hương.
Hội cứ đông vui tấp nập đến tháng ba. Khi cái nắng đầu hè oi bức
thì cái thú leo núi chẳng còn hấp dẫn du khách nữa, hội vãn dần. Cứ theo

tiến trình ấy thì hội chùa Hương diễn ra suốt ba tháng xuân, hết quí đầu
của vòng luân hồi Xuân - Hạ - Thu - Đông của trời đất. Nói thế, gọi là
khép hội chùa, chứ lễ chùa, du lịch thắng cảnh Hương Sơn thì đâu đã hết.
Mồng một, hôm rằm và các ngày chủ nhật những tháng sau đó, khách
vẫn thường lui tới với đất danh thắng Hương Sơn.
2. Quần thể Hương Sơn, một đại kỳ quan của đất nước
Trước hết phải ghi nhận chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng.
Tạo hóa khéo bày đặt ở vùng này những dãy núi đá gồ ghề bên cạnh sự
mềm mại của các dòng suối. Màu sắc xám đanh, già dặn, dãi dầu của đá
trơ ra bên màu xanh non tơ của cây lá. Quần thể núi non tạo ra những
dáng hình kỳ thú. Dáng núi tựa hai con rồng đá tranh hòn Ngọc ốc ở cánh
đồng Đục Khê. Núi nổi trên cánh đồng nước ở gần đền Trình tạo thành
hình bốn con vật (rồng, sư tử, rùa, phượng) linh thiêng trong tâm thức
người Việt. Lại có núi ông Sư và Vãi, núi Mâm Xôi, núi Con Gà. Tuyến
Tuyết Sơn có dãy núi như chiếc thuyền rồng, như đầu sư tử.
Sự hấp dẫn của Hương Sơn không chỉ ở bề ngoài, mà còn ở bên
trong. Đó là vẻ đẹp sâu lắng, giàu triết lý dân gian của các hang động. Du
khách đến chùa Hương có cái thú ngồi thuyền chiêm ngưỡng bầu trời,
cảnh bụt, khoái cảm nhìn sông ngắm núi như thấy một góc của non sông
đất nước vừa thơ, vừa thực thu gọn trong tầm mắt và cũng ảo huyền như
lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh. Sau đấy là thú vui trèo núi, thật dân dã
trong tay cây gậy lụi, cứ theo con đường núi lấm tấm hoa dại, lây lan
thơm gợi mùi hoài cổ, lạ lẫm một dáng cây, thoảng nghe tiếng chim rừng,
uống một bát chè lão mai, ăn một quả mơ đặc sản của Hương Sơn, thật
như ngỡ mình đang thoát thực để tận hưởng đến viên mãn cái đẹp của
thiên nhiên đất nước, để thêm yêu cuộc đời.
Hang động ở Hương Sơn là yếu tố cấu thành quan trọng để quần
thể Hương Sơn trở thành danh thắng nổi tiếng. Đây là một hình thức bắt
nguồn từ thời kỳ tối cổ của loài người, dần dần hình thức này hội nhập
với tôn giáo thích ứng để biến thành một miền thánh địa. Hiện nay cả

người Kinh và người miền núi cũng còn sử dụng nhiều hang làm chùa -

566


Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam

như nhiều chùa Mường, rồi chùa Bà Đen (Tây Ninh), chùa Non Nước
(Đà Nẵng)... Cả ba tuyến du lịch (Hương Tích, Long Vân, Tuyết Sơn)
đều khai thác các vị trí động đá để thu hút khách. Ven suối có hang Sơn
Thủy Hữu Tình, hang Long Vân, hang Cá. Trên núi có hang Hồng Sơn,
hang Sũng Sàm, hang Trú Quân, có động Tiên, động Tuyết Sơn, động
Hương Tích. ở Hương Sơn thường chùa đi liền với hang, hay gọi đúng
tên là chùa hang (chùa ở trong hang) như chùa Tuyết Sơn, chùa Cá, chùa
Cây Khế, chùa Hinh Bồng, chùa Tiên, chùa Giải Oan... Trong tất cả các
hang động, nổi bật hơn cả là động Hương Tích và động Tuyết Sơn.
Động Hương Tích đã to lại rộng. Người xưa coi động Hương Tích
là miệng con rồng. Theo quan niệm dân gian, đã đi chùa Hương mà chưa
tới động Hương Tích coi như chưa tới chùa Hương. Du khách đến Hương
Tích lặng người chiêm ngưỡng những nhũ đá - những tác phẩm tuyệt mỹ
mà tạo hóa phải thầm lặng hàng triệu năm bồi hoàn mới thành khối,
thành hình lạ lùng đến thế. Bởi vậy vào năm Canh Dần (1770) Tĩnh Đô
vương Trịnh Sâm, người có tài văn chương tuần thú qua vùng Hương
Sơn, đề thơ ở động chùa Tiên, sau lên thăm động Hương Tích đã đặt bút
cho khắc năm chữ: “Nam thiên đệ nhất động” (động đẹp nhất trời Nam).
Điều đó, chứng tỏ không phải ngày hôm nay mà cách đây hơn hai thế kỷ
non nước Hương Sơn đã nổi tiếng.
Sau động Hương Tích là động Tuyết Sơn. Động này Phan Huy Chú
đã từng giới thiệu trong sách Lịch triều hiến chương loại chí: “Tuyết Sơn
ở huyện Hoài An, có nhiều lớp núi cao, trong núi có động rất đẹp. Trong

động có nhũ đá nhủ xuống, trùng trập hiện ra, coi như vảy rồng. Trên
ngọn núi có tượng phật bằng đá, lại có những cây thông mọc từng hàng,
coi như một dãy tán. Cảnh trí xanh tốt, âm u”. Chỗ nhũ đá như ổ rồng
được đặt tên là động Ngọc Long. Chúa Trịnh Sâm đã thăm thú nơi này,
cảm tác hai bài thơ (một Hán, một Nôm) tạc đề ở cửa động. Chùa Tuyết
được xác lập vào năm Giáp Tuất (1694) do bà Quận phu nhân Hoàng
Ngọc Hương bỏ tiền ra tu chỉnh. Bia Chính Hòa năm 24 (1703) ở chùa
Tuyết có ghi về việc này 4
Không phải ngẫu nhiên các bậc tao nhân mặc khách của nhiều thời
đã tìm đến Hương Sơn và để lại nhiều bài thơ hay, lắng sâu trong trái tim
bạn đọc, sống mãi với thời gian, góp tiếng nói đưa Hương Sơn trở thành
danh thắng không của một vùng mà của cả nước5 . Cũng không phải
4

Xem: Trần Lê Văn, Thắng cảnh Hương Sơn, tài liệu đã dẫn.
Xem: Nhiều tác giả - Chùa Hương (tập thơ xưa và nay) - Ty Văn hóa Thông tin Hà Đông,
1973, dày 108 trang.
5

567


×