TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BÀI TẬP HẾT MÔN
DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM
Chủ đề: Bệnh do virus Ebola
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thị Hà
Mã Sinh viên: 1313000081
Hà Nội 2016
Nguyễn Thị Hà 1313000081
Mục Lục
Mục Lục......................................................................................................................................i
Danh mục viết tắt.......................................................................................................................ii
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................................1
I.Tổng quan về virus Ebola........................................................................................................2
1. Khái quát về bệnh do virus Ebola......................................................................................2
2.Triệu chứng và chẩn đoán...................................................................................................2
2.1 Lâm sàng......................................................................................................................2
2.2 Xét nghiệm...................................................................................................................2
2.3 Chẩn đoán ca bệnh Ebola.............................................................................................2
3. Tại sao EBOLA lại là bệnh truyền nhiễm đáng được quan tâm?.......................................3
II. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh..............................................................................................3
1. Khái niệm cơ bản................................................................................................................3
1.1 Định nghĩa....................................................................................................................3
1.2 Tác nhân gây bệnh........................................................................................................3
1.4 Phương thức lây truyền................................................................................................4
1.5 Khối cảm thụ (đối tượng có nguy cơ mắc bệnh) .........................................................4
2. Gánh nặng bệnh tật.............................................................................................................5
2.1 Thực trạng....................................................................................................................5
2.2 Thiệt hại về kinh tế.......................................................................................................7
III. Các biện pháp dự phòng và kiểm soát dịch..........................................................................8
1. Biện pháp dự phòng...........................................................................................................8
2. Biện pháp chống dịch.........................................................................................................8
2.1. Tổ chức........................................................................................................................8
2.2. Chuyên môn................................................................................................................8
3. Nguyên tắc điều trị.........................................................................................................8
4. Kiểm dịch y tế biên giới.................................................................................................9
IV. Hệ thống giám sát dịch ở Việt Nam...................................................................................10
1. Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam..........................................................11
2. Khuyến nghị sử dụng phần mềm giám sát và kiểm soát dịch..........................................11
Đại học Y tế Công cộng
i
Nguyễn Thị Hà 1313000081
Tài liệu tham khảo....................................................................................................................13
[7] WHO “Ebola Situation Report - 16 March 2016”..............................................................13
[8] Bộ Y tế - “Thông tindịch bệnh EBOLA đến ngày 21/9/2015”...........................................13
[10] WHO “New Ebola case in Sierra Leone. WHO continues to stress risk of more flareups”...........................................................................................................................................13
/>[13] Cảnh báo những tác hại kinh tế nặng nề do Ebola gây ra đối với châu Phi.....................14
[14] Ebola và những được mất trên thị trường chứng khoán...................................................14
Danh mục viết tắt
HIV/AIDS
AST
ALT
BTN
BYT
CDC
DALY
EWARS
GSBTN
KDYT
PCR
TTYTDP
WHO
Human immunodeficiency virus infection / acquired
immunodeficiency syndrome
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
Aspartate Amino Transferase
Alanin Amino Transferase
Bệnh truyền nhiễm
Bộ Y tế
Centers for Disease Control and Prevention
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ
Disability adjusted life years
Số năm sống điều chỉnh theo bệnh tật
Early warning and response system
Cảnh báo sớm và đáp ứng trong trường hợp khẩn cấp.
Giám sát bệnh truyền nhiễm
Kiểm dịch y tế
polymerase chain reaction
Phản ứng khuếch đại DNA
Trung tâm y tế dự phòng
World health organization
Tổ chức Y tế thế giới
Danh mục bảng biểu
Tình hình dịch bệnh Ebola đến năm 2014
Số trường hợp mắc và chết của virus Ebola tính đến 16/3/2016
Sơ đồ giám sát bệnh Ebola tại cửa khẩu
Sơ đồ giám sát bệnh Ebola tại cộng đồng
Đại học Y tế Công cộng
ii
Trang 5
Trang 6
Trang 10
Trang 10
Nguyễn Thị Hà 1313000081
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mô hình bệnh tật của Việt Nam những năm gần đây đã thay đổi, trong đó các
bệnh không truyền nhiễm và chấn thương có xu hướng ngày càng tăng và chiếm tỷ lệ
cao trong tổng gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam.Tuy nhiên, bệnh truyền nhiễm vẫn
được coi là vấn đề y tế công cộng cần được quan tâm ở Việt Nam.
Mặc dù tỷ trọng gánh nặng bệnh tật và tử vong do các bệnh lây nhiễm đã giảm
trong thời gian vừa qua, song số trường hợp tử vong và gánh nặng bệnh tật gây ra do
các bệnh này vẫn ở mức cao. Năm 2012, các bệnh lây nhiễm gây ra 86100 trường hợp
tử vong (so với 97,7 ngàn trường hợp năm 2000) và gây ra 5,6 triệu DALY (so với 6,7
triệu năm 2000) [1]. Bên cạnh đó, các bệnh lây nhiễm hiện nay thường khó kiểm soát
hơn và gây ra gánh nặng kinh tế lớn hơn trước đây vì chi phí điều trị cao hơn do tình
trạng biến đổi khí hậu, thay đổi môi trường, tình trạng đề kháng với các loại thuốc,
hoá chất, một số bệnh mới chưa có phương pháp điều trị, phòng ngừa đặc hiệu.
Để chứng tỏ bệnh lây nhiễm tiếp tục là một vấn đề cần quan tâm và là một
thách thức đối với hệ thống y tế công cộng trong những năm tiếp theo, tôi xin trình
bày cụ thể về bệnh sốt xuất huyết EBOLA
Đại học Y tế Công cộng
1
Nguyễn Thị Hà 1313000081
I.Tổng quan về virus Ebola
1. Khái quát về bệnh do virus Ebola
Bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ebola thuộc nhóm A trong Luật Phòng, chống
bệnh truyền nhiễm[2] ( nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm có
khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác
nhân gây bệnh)
Là một trong nhiều bệnh sốt xuất huyết do virus gây ra, gây nguy cơ tử vong
cao thường xuất hiện ở người và động vật linh trưởng như khỉ đột, tinh tinh. Những
loài Ebolavius được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1976 tại nơi nay là nước Cộng hòa
Dân chủ Congo, gần bờ sông Ebola. Kể từ đó, dịch bệnh xuất hiện thưa thớt.
Ngoài ra, vật chủ tự nhiên của Ebola là dơi quạ ăn trái, tinh tinh và các động
vật rừng khác được nhiều người dùng làm thức ăn hằng ngày. Virus Ebola có thể lây
nhiễm thông qua tiếp xúc với máu của động vật nhiễm bệnh. Bất cứ loại virus nào có
thể nhiễm qua thức ăn đều tiềm ẩn lấy đi nhiều sinh mạng.Bệnh do virus Ebola còn rất
khó nhận biết triệu chứng vì nó gần giống với các bệnh thông thường khác như sốt rét,
sốt xuất huyết, sốt thương hàn...
2.Triệu chứng và chẩn đoán
2.1 Lâm sàng
- Thời gian ủ bệnh từ 2-21 ngày (trung bình từ 4-10 ngày)
- Các triệu chứng thường gặp bao gồm: sốt cấp tính; đau đầu; đau mỏi cơ; nôn/buồn
nôn; tiêu chảy; đau bụng; viêm kết mạc; phát ban; xuất huyết…
- Sốc và suy đa tạng dẫn đến tử vong
2.2 Xét nghiệm
- Công thức máu: thường có giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu.
- Hóa sinh máu: tăng AST, ALT, amylase. Creatinin và urê máu có thể tăng trong thời
gian tiến triển của bệnh.
2.3 Chẩn đoán ca bệnh Ebola.
2.3.1. Ca bệnh xác định
Là ca bệnh nghi ngờ và được khẳng định bằng xét nghiệm RT-PCR dương tính.
2.3.2. Chẩn đoán phân biệt
Bệnh do vi rút Ebola cần phải phân biệt với:
+ Sốt xuất huyết Dengue.
+ Bệnh do liên cầu lợn (Streptococcus suis).
+ Nhiễm trùng huyết do não mô cầu.
+ Nhiễm khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn.
Đại học Y tế Công cộng
2
Nguyễn Thị Hà 1313000081
+ Bệnh do xoắn khuẩn (Leptospira).
+ Sốt rét có biến chứng. [4]
3. Tại sao EBOLA lại là bệnh truyền nhiễm đáng được quan tâm?
- Tỷ lệ sống sót thấp: Cơ hội sống sót gần như bằng 0, đặc biệt ở châu Phi. Nó giết
chết 90% số người nhiễm.Cái chết là chắc chắn nếu bệnh nhân bị chảy máu.
Từ quan điểm y tế, bất cứ ai nhiễm bệnh này đều nên bị cách ly - để đợi cái chết. Nó
giết người nhanh hơn AIDS. Người chết không thể được chôn theo cách thông thường
vì bệnh nhân còn sống hay đã chết đều có khả năng truyền bệnh.
- Hầu như không có cách chữa: Hiện nay chưa có thuốc hay biện pháp điều trị.
Vaccine còn đang trong giai đoạn thử nghiệm.Có một vài loại thuốc cho các bệnh
nhân HIV/AIDS để giúp họ kéo dài sự sống và có chất lượng cuộc sống tốt hơn.Cách
điều trị được dùng cho bệnh Ebola chỉ là để người bệnh ra đi đỡ đau đớn và thanh
thản hơn.Thuốc kháng virus không có giá trị gì.
- Rất dễ lây: Ebola chỉ cần tiếp xúc với cơ thể nhiễm bệnh. Người có nguy cơ nhiễm
Ebola cao nhất là nhân viên y tế, người thân và bạn bè của người bệnh. Thợ săn khỉ,
dơi và những người hay ăn thịt cũng cần cẩn thận.
- Không có cách cụ thể nào để bảo vệ chính mình: Không có cách nào cụ thể, rõ ràng
để ngăn ngừa Ebola. Bạn được khuyên là rửa sạch tay thường xuyên với xà phòng và
nước, tránh tiếp xúc với người nhiễm bệnh (và các chất tiết, máu của họ), tránh tiếp
xúc với những người đã tiếp xúc với người bệnh. Tất cả cách phòng bệnh chỉ bằng
việc vệ sinh và sử dụng dụng cụ bảo hộ.
II. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh
1. Khái niệm cơ bản
1.1 Định nghĩa
Bệnh do vi rút Ebola (còn gọi là sốt xuất huyết Ebola) là một bệnh truyền nhiễm
nặng, dễ lây lan và bùng phát thành dịch; tỷ lệ tử vong cao, có thể lên đến 90%. Bệnh
lây truyền do tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với mô, máu và dịch cơ thể của động vật
hoặc người nhiễm bệnh (chất nôn, phân, nước tiểu, nước bọt, tinh dịch, mồ hôi hoặc
đồ vật của bệnh nhân bị nhiễm vi rút như đồ vải, kim tiêm đã sử dụng,...).
- Ebolavirus bao gồm 5 chủng khác nhau là:
+ Zaire ebolavirus (EBOV), Sudan ebolavirus (SUDV), Bundibugyo ebolavirus
(BDBV), Taï Forest ebolavirus (TAFV), Reston ebolavirus (RESTV)
+ Trong đó, BDBV, EBOV, và SUDV đã từng gây dịch lớn tại châu Phi, trong khi
RESTV và TAFV chưa từng gây dịch.[4]
1.2 Tác nhân gây bệnh
- Bệnh Ebola: gây ra bởi giống vi rút là Ebolavirus thuộc họFiloviridae. Giống
Ebolavirus hiện có 4 loài gây bệnh lấy theo tên 4 địa điểm phân lập. Đây làvi rút lõi
Đại học Y tế Công cộng
3
Nguyễn Thị Hà 1313000081
ARN sợi đơn, âm, khoảng 15-20 kb. Hạt virion hình sợi tròn (đường kính khoảng 80
nm x 1100 nm), bao bọcbởi vỏ cấu trúc lipoprotein nguồn gốc màng tế bào chủ và
nuclecapsid bản chất glyco-lipoprotein.[5]
1.3 Nguồn truyền nhiễm:
Từ động vật
- Ổ chứa chính là: dơi ăn quả. Các động vật khác gồm: Tinh tinh, khỉ đột, chuột, linh
dương…
Từ người sang người
- Tiếp xúc, tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc bị tổn thương, dịch tiết cơ thể của
người hoặc động vật nhiễm bệnh
- Ổ chứa và nguồn truyền nhiễm: các loài tinh tinh, vượn người, khỉ rừng, linh dương
và nhím Châu Phi. Người bệnh và người mang vi rút tiềm ẩn cũng có vai trò nguồn
truyền nhiễm trong chu trình lây người - người.
- Thời kỳ lây truyền trong trường hợp lây từ người: Bắt đầu từ khi có sốt cho đến khi
hết hẳn các triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm PCR âm tính 2 lần liên tiếp cách nhau
48h.vi rút Ebola phân lập từ tinh dịch sau khoảng 9 tuần. [5]
1.4 Phương thức lây truyền
- Bệnh Ebola chủ yếu lây theo đường tiếp xúc trực tiếp với máu và chất tiết của người
bệnh hay động vật nhiễm vi rút, thông qua các dụng cụ, đồ vật ô nhiễm trong khi giết
mổ động vật, dụng cụ điều trị tại bệnh viện hay trong sinh hoạt hàng ngày.
- Vi rút cũng có thể lan truyền qua các giọt nước bọt và dịch tiết hô hấp bắn ra từ
người bệnh.
- Cũng có thể gặp lây nhiễm do sinh hoạt tình dục (qua dịch tiết âm đạo và tinh dịch)
và lây nhiễm tại phòng thí nghiệm do thiếu an toàn sinh học.
1.5 Khối cảm thụ (đối tượng có nguy cơ mắc bệnh)
+ Thành viên gia đình hoặc những người có tiếp xúc gần với người bị bệnh.
+ Nhân viên lễ tang, nhân viên y tế tiếp xúc trự tiếp với bệnh nhân
+ Thợ săn, người sống trong rừng có tiếp xúc với động vật ốm hoặc chết (tinh tinh,
vượn người, khỉ rừng, linh dương, nhím, dơi ăn quả.).
+ Người vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ động vật bị nhiễm vi rút.
Đại học Y tế Công cộng
4
Nguyễn Thị Hà 1313000081
1.6 Tính cảm nhiễm và miễn dịch:
Mọi người, ở mọi lứa tuổi chưa có miễn dịch đều có thể nhiễm vi rút và mắc sốt xuất
huyết do các vi rút Ebola. Chỉ số lây nhiễm được đánh giá là cao và rất cao.
2. Gánh nặng bệnh tật
2.1 Thực trạng
- Bệnh Ebola: Bệnh mang tính lưu hành địa phương ở một số vùng thuộc Châu Phi
như Sudan, Cộng hòa Công gô, Uganda, Zimbabwe, Kenia. Nhóm người phát bệnh
thường là những người có tiếp xúc trực tiếp hoặc giết mổ, ăn thịt các loài thú như khỉ,
vượn, tinh tinh, hoặc một số loài thú hoang dại khác trong vùng.
- Bệnh Ebola được phát hiện đầu tiên năm 1976 tại Sudan trong một ổ dịch có hơn
600 người dân địa phương mắc, tỷ lệ chết/mắc lên tới 90%.
Tình hình dịch bệnh Ebola đến năm 2014 (theo CDC) [6]
Dịch bệnh Ebola năm 2014 là lớn nhất trong lịch sử, ảnh hưởng tới nhiều quốc gia ở
Tây Phi và một số quốc gia khác.
Theo báo cáo của WHO, bệnh do vi rút Ebola trên thế giới ghi nhận số ca mắc/tử vong
là 28639/11316 ca. Tỷ lệ tử vong khoảng 40% (tính đến 16/03/2016) [7]
Phần lớn những trường hợp mắc và chết được báo cáo từ tháng 8 đến tháng 12 năm
2014, sau đó các trường hợp này bắt đầu giảm dần do kết quả của sự mở rộng điều trị,
cách ly nhanh chóng và khả năng chon cất an toàn của các nước trong khu vực
Khu vực bùng phát dịch ở Tây phi
-
Guinea báo cáo số mắc là 3804 người, số tử vong 2536
-
Liberia báo cáo số ca mắc là 10675 người, số tử vong 4809
-
Sierra Leone báo cáo số mắc là 14124, số tử vong 3956
Đại học Y tế Công cộng
5
Nguyễn Thị Hà 1313000081
Các quốc gia khác
+ Nigeria (20/8), Senegal (1/0), Mali (8/6);
+ Tây Ban Nha (1/0), Mỹ (4/1), Anh (1/0), Italy (1/0).
Riêng Cộng hòa dân chủ Congo là ổ dịch riêng biệt đã ghi nhận 66 trường hợp nhiễm
Ebola, trong đó 49 trường hợp tử vong. Hiện nay ổ dịch tại quốc gia này đã khống chế
hoàn toàn. [7]
Các trường hợp nhiễm Ebola ở cán bộ y tế:
- Guinea (196/100), Sierra Leone (307/221), Liberia (378/192)
- Nigeria (11/5), Mali (2/2)
- Tây Ban Nha (1/0), Mỹ (3/0), Anh (1/0), Italy (1/0)
- Cộng hòa dân chủ Công Gô (8/8) [8]
Số trường hợp mắc và chết của virus Ebola tính đến 16/3/2016 [7]
Đây là vụ dịch lớn nhất của căn bệnh này trong lịch sử gần 4 thập kỷ qua
-
Bệnh được WHO đánh giá là một sự kiện bất thường (extraordinary event) và
là một nguy cơ về y tế công cộng cho các quốc gia khác
-
Ngày 7/8/2014 WHO đã công bố tình trạng khẩn cấp về nguy cơ lan tràn của
dịch do vi rút Ebola [9]
-
Ngày 14/1/2016 WHO đã công bố kết thúc dịch Ebola, tuy nhiên ngay sau đó
vào ngày 17/1 và 24/1 họ phát hiện thêm 1 trường hợp nhiễm Ebola mới tại
Đại học Y tế Công cộng
6
Nguyễn Thị Hà 1313000081
Sierra Leone [10]
-
Ngày 17/3/2016, 42 ngày sau khi phát hiện ca bệnh cuối cùng ở Sierra Leone
(2 chu kì ủ bệnh của virus) không phát hiện một ca bệnh mới nào, WHO tuyên
bố kết thúc dịch Ebola bùng lên ở Sierra Leone [11]
-
Mặc dù hiện tại dịch Ebola đã tạm thời kết thúc, các chuyên gia y tế cũng chỉ ra
rằng nguy cơ lớn nhất là khả năng tồn tại dai dẳng của virus Ebola trong các
dịch cơ thể, điển hình là trong tinh trùng của nam giới đã khỏi bệnh. Thậm chí,
loại virus này có thể sống tới một năm sau khi họ khỏi bệnh mà không có biểu
hiện bệnh.
-
Việt Nam đang ở trong tình huống 1 của Kế hoạch phòng chống dịch bệnh do
virus Ebola (chưa có ca bệnh nào). Bộ Y tế cũng đã kích hoạt một số hoạt động
của tình huống số 2 (khi có ca bệnh vào Việt Nam). Để chủ động đối phó với
dịch bệnh do virus Ebola, Bộ Y tế đã triển khai việc khai báo y tế tại tất cả các
cửa khẩu quốc tế; đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo tăng cường giám
sát, phòng chống dịch bệnh [11]
2.2 Thiệt hại về kinh tế
- Theo ước tính chưa đầy đủ, trong giai đoạn 2014-2017, hàng năm, các nước
bùng phát dịch ở Tây Phi thiệt hại khoảng 3,6 tỷ USD, trong khi các nước khác
trong khu vực cũng bị mất trắng hàng tỷ USD do các hậu quả tai hại từ dịch
bệnh này. Tính tổng thể, thu nhập của mỗi người dân khu vực này trong giai
đoạn 2015-2017 mỗi năm sẽ bị mất 18 USD [12]
-
Trong trường hợp xấu nhất, nền kinh tế Guinea có thể giảm tăng trưởng 2,3%
vào năm 2015, trong khi tăng trưởng ở Sierra Leone có thể giảm 8,9%. Liberia
dự báo sẽ là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất với mức giảm 11,7 % [13]
-
Nhà đầu tư Dave Lutz vừa thống kê cổ phiếu của các doanh nghiệp bị ảnh
hưởng trực tiếp bởi Ebola. Theo danh sách này, cổ phiếu của các công ty dược,
vận tải và khách sản chịu ảnh hưởng lớn nhất từ Ebola [14]
-
Tại Việt Nam, tuy chưa có thống kê chính thức nhưng dịch Ebola cũng đưa tới
nhiều thiệt hại về kinh tế, du lịch. Các cơ quan chính phủ, đặc biệt là Bộ Y tế
phải thực hiện rất nhiều văn bản quy định, hướng dẫn cho các cơ sở tuyến dưới;
xây dựng hệ thống giám sát khẩn cấp đối với dịch Ebola. Nền du lịch cũng bị
ảnh hưởng do giảm lượng khách tới từ khu vực lưu hành dịch …
-
Các bộ, ngành: Giao thông vận tải, Công an, Văn hoá-Thể thao và Du lịch,
Thông tin và Truyền thông cùng Y tế dự phòng các địa phương và các cơ quan
thông tấn, báo chí đã có những cú bắt tay chiến lược giúp ngăn ngừa, kiểm soát
và theo dõi tình hình dịch.
Đại học Y tế Công cộng
7
Nguyễn Thị Hà 1313000081
III. Các biện pháp dự phòng và kiểm soát dịch
1. Biện pháp dự phòng
- Biện pháp kiểm dịch y tế biên giới là rất quan trọng nhằm kịp thời phát hiện những
trường hợp nghi mắc bệnh có thể xâm nhập vào từ các khu vực có lưu hành bệnh trên
thế giới.
- Hướng dẫn và tổ chức cho nhân viên y tế, đặc biệt là người làm việc tại khu vực cửa
khẩu về các quy định giám sát, kiểm soát, xử lý phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết
do vi rút Ebola. Nhân viên phòng xét nghiệm phải được tập huấn định kỳ về an toàn
sinh học đối với các vi rút thuộc nhóm bệnh này. Trang bị đầy đủ dụng cụ bảo vệ cá
nhân có độ an toàn sinh học cấp 3 cho nhân viên y tế khi tiếp xúc, làm việc với tác
nhân nghi là vi rút Ebola.
- Tuyên truyền giáo dục cộng đồng để có những hiểu biết cơ bản nhất và cách phòng
chống khi có nguy cơ cảnh báo về khả năng xâm nhập của các vi rút Ebola.
2. Biện pháp chống dịch
2.1. Tổ chức.
- Báo cáo khẩn cấp cơ quan y tế cấp trên về mọi trường hợp nghi ngờ ca bệnh SXH
do vi rút Ebola ở bất cứ địa điểm nào trong nước. Có thể báo cáo vượt cấp lên tới Bộ
Y tế.Duy trì báo cáo cho tới khi hết tình trạng cảnh báo dịch bệnh xâm nhập.
- Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch SXH do vi rút Ebola khẩn cấp ở các tuyến
theo quy định của Chính phủ khi có tình trạng cảnh báo dịch xâm nhập.
2.2. Chuyên môn.
- Cách ly bắt buộc người bệnh tại bệnh viện, trong khu cách ly nghiêm ngặt đối với
các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Khử khuẩn dịch cơ thể của bệnh nhân; quần áo, đồ
dùng, buồng bệnh … Thời gian theo dõi cách ly trong vòng 14 - 21 ngày sau khi phát
bệnh.
- Lập danh sách, tổ chức theo dõi sức khỏe trong thời gian 3 tuần kể từ khi phơi nhiễm
cho những người tiếp xúc trực tiếp hay cùng sống với người bệnh từ trước khi phát
bệnh 5 ngày hoặc nhân viên phòng thí nghiệm trong thời gian làm việc với bệnh phẩm
có vi rút; phát hiện kịp thời các trường hợp nghi ngờ mới phát bệnh để có thể cách ly,
điều trị. [15]
- Biện pháp dự phòng bằng vắc xin: Rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành và theo
đó, nhiều vaccine được tìm ra với hứa hẹn ban đầu có thể giúp các loài động vật linh
trưởng chống lại virus Ebola .
• Đến nay, ít nhất 15 vắc xin đang được phát triển (ở Bắc Mỹ, Châu Âu, liên
bang Nga và Trung Quốc) [16]
• Trong tương lai, nếu vaccine Ebola được thử nghiệm thành công sẽ trở thành
một công cụ quan trọng trong việc ngăn chặn dịch Ebola.
3. Nguyên tắc điều trị
- Bệnh hiện chưa có thuốc đặc trị (các loại vaccine đang được thử nghiệm chỉ có tác
dụng phòng sự lây lan của virus Ebola chứ không có tác dụng chữa bệnh) vì vậy điều
Đại học Y tế Công cộng
8
Nguyễn Thị Hà 1313000081
trị theo các nguyên tắc: phát hiện, điều trị sớm; tập trung chủ yếu điều trị triệu chứng
như giảm sốt, giảm đau, chống xuất huyết; chống suy gan, thận; trợ tim mạch, chống
dị ứng, chống sốc; hạn chế tối đa các biến chứng muộn. Có thể sử dụng một số hóa
dược kháng vi rút như Ribavirin. Chỉ dùng kháng sinh khi có biểu hiện bội nhiễm vi
khuẩn.
4. Kiểm dịch y tế biên giới
- Tự khai báo bệnh khi quá cảnh.
- Giám sát, theo dõi sức khỏe những người quá cảnh có tiếp xúc gần với bệnh nhân
- Kết hợp kiểm dịch động vật đối với các loài linh trưởng, thú gặm nhấm, nhập khẩu,
theo dõi 21 ngày kể từ khi rời khu vực có bệnh SXH do vi rút Ebola
Đại học Y tế Công cộng
9
Nguyễn Thị Hà 1313000081
IV. Hệ thống giám sát dịch ở Việt Nam
Người có yếu tố
dịch tễ bệnh Ebola
Ca bệnh
nghi nghờ
Lập danh sách người
tiếp xúc gần
Chuyển tới cơ sở y tế
điều trị, xét nghiệm
Ca bệnh xác
định
Sơ đồ giám sát bệnh Ebola tại cửa khẩu
Sơ đồ giám sát bệnh Ebola tại cộng đồng [17]
Đại học Y tế Công cộng
10
Không nghi
ngờ mắc bệnh
Nguyễn Thị Hà 1313000081
1. Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam
- Hệ thống thông tin báo cáo dịch BTN bắt đầu được thực hiện có hệ thống theo chỉ thị
10/1998/CT- BYT ngày 28/12/1998 của Bộ Y tế với 26 BTN. Sau khi các TTYTDP
tuyến tỉnh/thành phố được quy định rõ chức năng nhiệm vụ và tổ chức, hoạt động
GSBTN ngày càng được củng cố và hệ thống thông tin báo cáo được Bộ Y tế quy định
theo Quyết định số 4880/2002/QĐ-BYT. Hệ thống giám sát gồm 2 loại hình chủ yếu là
giám sát thường xuyên và giám sát trọng điểm.
Hệ thống này đã được thiết lập và củng cố từ trung ương đến địa phương, đặt dưới sự chỉ
đạo của Cục Y tế dự phòng có nhiệm vụ phát hiện và báo cáo các BTN theo quy định.
[18]
-Mặc dù hệ thống đã ghi nhận và đạt được những hiệu quả đáng kể, nhưng trên thực tế
triển khai vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập: Nhiều đầu mối tham gia nên thiếu sự tập trung và
thống nhất; hệ thống văn bản pháp quy còn chưa cụ thể, chồng chéo; đội ngũ nhân lực tại
tuyến tỉnh và cơ sở thiếu, trình độ chuyên ngành còn hạn chế… tất cả nếu không được
điều chỉnh và thay đổi phù hợp sẽ khó có khả năng đáp ứng một cách kịp thời và triệt để
đối với những diễn biến bất thường của bệnh dịch và yêu cầu hội nhập Quốc tế trong
công tác kiểm soát dịch bệnh.
- Bộ Y tế cũng triển khai áp dụng phần mềm giám sát BTN trong cả nước.
• Phần mềm này được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) triển khai thí điểm tại bảy tỉnh
bao gồm Hà Nội, Yên Bái, Thái Bình, Bình Định, Bình Dương, Đồng Tháp và
Đắc Lắk từ tháng 7/2012.
• Sau gần hai năm triển khai thí điểm, đến nay cả nước đã có 49 tỉnh, thành thực
hiện báo cáo các bệnh truyền nhiễm qua phần mềm này.
• Cục Y tế dự phòng đã ban hành quyết định triển khai việc áp dụng phần mềm này
trong cả nước kể từ ngày 1/7/2014, như một kênh báo cáo chính thức. [19]
2. Khuyến nghị sử dụng phần mềm giám sát và kiểm soát dịch
Để ứng phó với diễn biến phức tạp của các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh
truyền nhiễm mới nổi hiện nay Hệ thống giám sát dịch ở Việt Nam cần sử dụng nghiên
cứu ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao độ chính xác, tính đầy đủ, kịp thời của
số liệu giám sát, qua đó nâng cao hiệu quả của công tác giám sát bệnh truyền nhiễm.
Phần mềm EWARS (Early warning and response system) là phần mềm cảnh báo sớm và
đáp ứng trong trường hợp khẩn cấp. Đây là chương trình phần mềm ngoài chức năng thu
thập, quản lý, báo cáo số liệu, còn có thêm chức năng xử lý phân tích và xây dựng các
đường cong thể hiện ngưỡng cảnh báo dịch (outbreak alert threshold) và ngưỡng bùng
dịch (outbreak threshold) để giúp phát hiện sớm và chính xác dịch ở các tuyến. [20]
Đại học Y tế Công cộng
11
Nguyễn Thị Hà 1313000081
Phần mềm này có những khả năng sau:
- Nhập, phân tích tự động, trích xuất, lưu trữ số liệu giám sát bệnh truyền nhiễm theo mã
số bệnh đăng ký trong báo cáo tuần của Bộ Y tế
- Ghi nhận các số liệu đầu vào: dân số địa phương, ca bệnh, ca chết, chùm ca bệnh, ca
bệnh trong chùm ca bệnh.
- Ghi nhận số liệu giám sát đầu vào và đầu ra theo đơn vị thời gian: ngày, tuần, tháng, 3
tháng, năm; và theo tuyến huyện, tỉnh, khu vực, và Quốc gia
- Một số chỉ số dịch tễ có thể trích xuất đầu ra: số lượng ca bệnh, ca chết, chùm ca
bệnh/chết, số ca bệnh trong 1 chùm ca bệnh, tỷ lệ hiện mắc, tỷ lệ mắc mới (tuần,
tháng…), tỷ lệ chết/mắc (%).
- Khả năng hiển thị số liệu đầu ra: số liệu thô, bảng số liệu, biểu đồ thể hiện các chỉ số
bệnh, dịch hiện có so sánh với các loại ngưỡng cảnh báo dịch, tuyến được cảnh báo dịch,
bản đồ phân bố tình trạng bệnh, dịch.
- Phương thức chuyển tải thông tin: theo cả phương thức ofline hoặc online trên mạng
diện rộng. Hiện nay chủ yếu hoạt động theo offline, số liệu được tập hợp dưới dạng các
tệp (files) rồi chuyển đi dưới dạng thư điện tử (email) qua mạng internet tới địa chỉ nhận.
[21]
Mặc dù còn nhiều hạn chết về cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn nhưng nếu phần mềm
cảnh báo sớm và đáp ứng trong trường hợp khẩn cấp (EWARS) được áp dụng đại trà sẽ
trở thành một bước ngoặt lớn trong hệ thống giám sát dịch tại Việt Nam hiện nay. Giúp
đảm bảo các yêu cầu chất lượng về tính chính xác, tính đại diện với độ bao phủ cao, đảm
bảo độ nhạy của hệ thống … Giúp cho việc xây dựng kế hoạch phòng chống dịch và ra
các quyết định đáp ứng chống BTN có hiệu quả.
Đại học Y tế Công cộng
12
Nguyễn Thị Hà 1313000081
Tài liệu tham khảo
[1] Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm (JARH) 2015
[2] Bộ Y tế - “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh do virus Ebola”
/>[3] Nigerian Muse “Why Ebola differs from other viruses”
/>[4] Sở Y tế tỉnh KonTum “Những điều cần biết về bệnh do vi rút Ebola”
[5] Bộ Y tế “Sốt xuất huyết do virút Ebola, Lassa, Marburg”
/>[6] Bác sĩ nội trú “Dịch tễ, biểu hiện, chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh Ebola”
/>[7] WHO “Ebola Situation Report - 16 March 2016”
/>[8] Bộ Y tế - “Thông tindịch bệnh EBOLA đến ngày 21/9/2015”
/>[9] Trạm y tế trường Đại học y tế công cộng – “Bệnh do virus Ebola”
/>[10] WHO “New Ebola case in Sierra Leone. WHO continues to stress risk of more
flare-ups”
/>[11] Bộ văn hóa, thể thao và du lịch “Tình hình dịch Ebola trên thế giới và Việt Nam”
[12] Đánh giá thiệt hại do dịch Ebola gây ra ở Tây Phi
/>Đại học Y tế Công cộng
13
Nguyễn Thị Hà 1313000081
[13] Cảnh báo những tác hại kinh tế nặng nề do Ebola gây ra đối với châu Phi
/>[14] Ebola và những được mất trên thị trường chứng khoán
/>[15] Bộ y tế “Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh do virus Ebola”
/>[16] WHO “Medicines and health products - Ebola treatments and interventions –
vaccine”
/>[17] Bộ Y tế “Quy trình giám sát bệnh do virus Ebola” />[18] Nguyễn Thị Phương Liên “Thực trạng hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm gây
dịch và thử nghiệm giải pháp can thiệp”
[19] Bộ Y tế - Cụ Y tế dự phòng “Triển khai hướng dẫn sử dụng phần mềm giám sát
bệnh truyền nhiễm”
/>03_DPDT_03_10_2013.pdf?
MOD=AJPERES&CACHEID=6046fb80426ea0d49129dd732c5cbe66
[20] Environmental Heath Project “Assessment of Early Warning and Reporting Systems
(EWARS) in NEPAL” />[21] Nguyễn Thị Thu Yến “Xây dựng mô hình giám sát điểm một số bệnh truyền nhiễm
gây dịch tại tỉnh Hải Dương”
Đại học Y tế Công cộng
14