Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Tiểu luận báo chí: môn bình luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.29 KB, 17 trang )

TIỂU LUẬN
MÔN: BÌNH LUẬN

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Trần Thế Phiệt
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Thu Trang
Lớp
: Báo InK30B
Khoa
: Báo Chí


LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử phát triển của hệ thống thể loại báo chí cho thấy những bài bình luận
thường giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng dư luận xã hội… Nó là, thể
loại không thể thiếu trong việc giáo dục tư tưởng chính trị cho quần chúng hướng
dẫn cách nhìn nhận và đánh giá thông tin. Vì vậy, mỗi tờ báo thường có những
chuyên mục bình luận riêng và những nhà báo làm công tác bình luận chuyên


nghiệp, nhiều tác phẩm bình luận báo chí trong những giai đoạn lịch sử nhất định
đã lý giải thành công các hiện tượng xã hội, thay đổi cách nhìn của công chúng và
dự báo được các chiều hướng vận động của đời sống xã hội. Trong một thế giới
hiện đại, một xã hội bùng nổ thông tin với nhiều biến động, sự phát triển như vũ
bão của các loại hình truyền thông thì bình luận lại càng trở nên quan trọng và cần
thiết cho đời sống, việc thẩm định, phân tích, đánh giá các sự kiện, vấn đề, từ đó
tìm ra bản chất, tác động của chúng đã trở thành đòi hỏi bức thiết của công chúng
đối với báo chí.
Mỗi một thể loại báo chí đều có những nét đặc trưng riêng gọi là đặc trưng
loại hình, đặc trưng về ngôn ngữ, cách khai thác thông tin, dung lượng... quy định
sự khác biệt về hình thức thể hiện, cách thức chuyển tải thông tin và đặc biệt là quy
định sự khác nhau trong cách viết loại bài bình luận. Bài bình luận vừa dựa trên


những cơ sở chung nhất nhưng lại là một sản phẩm mang dấu ấn cá nhân. Văn
chính luận thường khô khan, dập khuôn, công thức, tạo được bản sắc riêng trong
viết bình luận là rất khó làm cho bài viết trở nên hấp dẫn, sinh động, lôi cuốn người
đọc lại là điều khó hơn. Sức hấp dẫn của bài bình luận không nằm ở chi tiết giật
gân, ly kỳ mà chính là ở luận cứ, ở cách phân tích, mổ xẻ vấn đề một cách lôgíc,
mới mẻ, đem lại cho
người đọc những thông tin mới, nhận thức mới. Nếu ngôn ngữ là phương tiện thể
hiện thì lập luận chính là sương sống, là yếu tố cốt lõi quyết định sự thành công và
cá tính sáng tạo của mỗi nhà báo trong thể loại bình luận. Lập luận là sợi chỉ đỏ
đảm bảo tính mạch lạc về nội dung bên cạnh tính liên kết về hình thức của văn bản.
Là thể loại trụ cột trong nhóm báo chí chính luận, bình luận đang ngày càng
đóng vai trò quan trọng, khi các tờ báo thường dành những trang, mục có vị trí
trang trọng, bắt mắt để đăng tải các bài viết này. Tính chất và vị trí đặc biệt của bài
bình luận trong hệ thống thể loại báo chí chính luận đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi


cao đối với các nhà báo viết loại bài này. Thực tiễn báo chí chỉ ra rằng những cây
bút viết bình luận xuất sắc thường là những người có kiến thức sâu rộng, hiểu biết
sâu sắc về nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị đến
văn hoá- xã hội và cả thế giới tinh thần phong phú, phức tạp của con người. Những
bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong năm tháng kháng chiến dành độc lập dân
tộc, những bài bình luận chính trị sắc sảo của nhà báo lão thành Hoàng Tùng cho
đến loại bài bình luận ngắn, sâu sắc, hàm chứa của Hữu Thọ, Chu Thượng,… là
kho tư liệu đồ sộ để các thế hệ nhà báo sau này học tập về phương pháp thu thập và
xử lý thông tin; cách phân tích, đánh giá, kết luận vấn đề một cách xác đáng.
Chính từ nhận thức về tầm quan trọng của lập luận trong cách viết bình luận,
xuất phát từ lý luận ngôn ngữ và thực tế báo chí, bài viết xin đi giải quyết vẫn đề,
phân tích và làm sáng tỏ chủ đề môn học đã đưa ra.

NỘI DUNG

Câu1: Bằng lý luận thực tiễn báo chí hãy làm sáng rõ ý kiến chó rằng: “
Tác phẩm chính luận nói chung và bình luận nói riêng có nhiều ưu thế trong
việc đinh hướng báo chí và nhà báo”
Trả lời:
Nói đến định hướng của báo chí và của nhà báo, trước tiên ta đi làm rõ các
khái niệm về định hướng nói chung và về định hướng báo chí, của nhà báo nói
riêng. Định hướng: là hướng hoạt động con người vào một mục đích nhất định nào


đó; Định hướng báo chí: Trong tác phẩm của mình nhà báo đã dẫn dắt người đọc
theo hướng mà mình mong muốn, đây được coi như là mục đích của hoạt động báo
chí.
Định hướng là tất yếu của hoạt động báo chí bởi vì: Hoạt động của báo chí
(nhà báo) mang tính chính trị, xã hội. Nhà báo bao giờ cũng thuộc về một giai cấp,
dân tộc, tiếng nói của xã hội  nhà báo không thể không định hướng bạn đọc theo
ý mình mong muốn. Đây là yếu tố chủ quan của bản thân người làm báo, trong xã
hội còn tồn tại nhiều chính kiến, quan điểm, giai cấp khác nhau  nhà báo không
thể đứng trung lập trong một xã hội như vậy được. Tính tất yếu được hiểu ở các
cấp độ:
 Bất kể nền báo chí nào, dù phương Đông, hay Tây, vô sản hay
tư sản đều diễn ra việc định hướng.
 Bất cứ tờ báo nào, dù là chính trị hay xã hội, báo chuyên ngành
hay báo đoàn thể.
 Bất cứ nhà báo nào cũng phải tham gia định hướng cho tờ báo
ấy.
 Bất cứ thể loại tác phẩm báo chí nào
Định hướng lý tưởng chính trị; tình cảm, tình yêu quê hương đất nước, tinh
thần dân tộc, tình yeu thương gia đình, bạn bè, xã hội…và cái quan trong chính là
ở bản sắc dân tộc. Ngoài ra còn định hướng về thẩm mỹ đi cảm nhận và thưởng
thức cái đẹp

Sở dĩ việc có ưu thế đinh hướng là xuất phát chính ở đặc điểm của loại tác
phẩm này: Chính luận báo chí là một nhóm bao gồm các thể loại có nhiệm vụ,
đánh giá, phân tích, giải thích, bàn luận về những sự thật của đời sống. Thế mạnh
chủ yếu của các thể loại trong nhóm thể loại này là: biểu hiện thông tin lý lẽ, tất
nhiên lý lẽ ấy phải gắn liền với những sự kiện thời sự. Nói cách khác, đây là nhóm
không chỉ có nhiệm vụ thông tin Sức mạnh của một nền báo chí là sức mạnh của


việc nhanh chóng, kịp thời, truyền tải thông tin đến bạn đọc. Sức mạnh đó được
đánh giá ở hiệu quả, chất lượng thông tin, tác phẩm về sự thật mà còn có nhiệm vụ
phân tích , lý giải, bàn luận, đánh giá những sự thật đó trên cơ sở của một thái độ
rõ ràng nhằm hướng dẫn, điều chỉnh dư luận. Nội dung của tác phẩm chính luận
báo chí tập chung một cách rõ nhất, lập trường, quan điểm trong sứ mệnh định
hướng tư tưởng và hành động theo mục đích của báo chí, cụ thể là từng tờ báo,
từng nhà baó. Việc ưu thế thuộc về thể loại này nhưng tác phẩm chính luận phải có
những phương pháp định hướng cụ thể, phải đảm bảo tính phù hợp...
Trong nhóm này có các thể loại như bình luận, xã luận, điều tra, phỏng vấn
vấn đề…Trong đó thể loại Bình luận giữ vai trò là hạt nhân vì nó đã thể hiện sinh
động nhất những đặc điểm cơ bản của cả nhóm. Cụ thể: Bình luận là một kiểu bài
nghị luận tổng hợp trong đó sử dụng một cách rộng rãi nhiều yếu tố giải thích,
phân tích, chứng minh, khái quát, tổng hợp. Bình luận báo chí là cách đánh giá và
bàn luận về một sự kiện, một hiện tượng, hay là một vấn đề nào đó mà bạn đọc
quan tâm để đi đến nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn.
Hay cũng có thể hiểu đơn giản hơn về thể loại bình luận như sau: Bình luận
là một thể loại có chức năng giải thích, đánh giá, phân tích về những sự thật tiêu
biểu của đời sống. Đối tượng phản ánh của bình luận có thể là các sự kiện, hoàn
cảnh, tình hình, hiện trạng tiêu biểu của cuộc sống đang cần được làm sáng tỏ và
được định hướng. Với nghệ thuật lập luận mềm dỏe, linh hoạt bằng cách kết hợp
giữa các bằng chứng, luận cứ, luận điểm tác phẩm bình luận có thể thuyết phục
công chúng hiểu và hành động theo định hướng mà người viết bình luận hướng tới.

Bình luận không nhất thiết phải là chỉ thị để hành động có hướng theo phương
pháp quy nạp nó rút ra kết luận thông qua việc bàn luận về những cái cụ thể.


Cái quyết định giá trị của tác phẩm bình luận chính là bản lĩnh chính trị, tầm
tư tưởng, phương pháp giải quyết những vấn đề của nhà bình luận, bình luận chỉ
đúng khi nhà bình luận phải đạt được ba tiêu chí đúng sau: Đúng bản chất của sự
việc, vấn đề; Đúng xu thế phát triển của tình hình; Đúng quan điểm đường lối của
Đảng và Nhà nước.
Như vậy ta có thể nói rằng: Tác phẩm chính luận nói chung và bình luận nói
riêng có nhiều ưu thế trong việc thực hiện định hướng báo chí và nhà báo.

Câu 2: Trên cơ sở đặc trưng của loại, thể, hãy phân tích bài báo: “Về
chuyện mượn ghế” của Chu Thượng, trong cuốn tài liệu tham khảo trang 22.
Trả lời:
Về chuyện mượn ‘Ghế’
(Chu Thượng)
Nhận một lá đơn viết tay đề nghị cho bà Phùng Thi Tùnh được mượn ghế
Chủ tịch UBND huyện trong một thời gian 2 tháng để bà giải quết đơn thư khiếu
nại của công dân trong huyện. Không phải trả bà tiền lương. Sau hai tháng giải
quyết xong, bà trả lại ghế Chủ tịch UBND huyện…”


Chánh Thanh tra Nhà nước huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây là ông Nguyễn
Qúy Đảo đã ghi rõ như vậy trong giấy biên nhận đơn số 01 BN/KNTC khi nhận lá
đơn đề ngày 1.8.2001 có nội dung lạ lung nói trên. Điều thú vị là khi bà Tùng đến
phòng tiếp dân để đưa tận tay lá đơn của mình (Kính gửi Huyện ủy, HDND huyện
Quốc Oai) thì chính ông Bí thư Huyện ủy và quyền Chủ tịch huyện cũng có mặt tại
đấy. Mọi việc như thế là công khai, minh bạch, điều cần tìm hiểu là tại sao một
người dân bình thường lại nảy sinh ý tưởng xin làm Chủ tịch huyện trong vòmg hai

tháng để được như Bao Thanh Thiên xử lý những oai sai?Lúc đầu bà Tùng chỉ đi
kiện cho những oai sai của chính mình, nhưng đấy chỉ là ở góc độ riêng quyền lợi
của một công dân nhìn rộng ra huyện Quốc Oai từng có không ít nhưng vụ việc
tiêu cực như vụ khu phố quan dính dáng tới nhiều lãnh đạo huyện và thị trấn chia
thành chác đất đai, vụ biến đất đai hai vụ lúa thành đất ao hồ, vụ cán bộ làm giả
con dấu cấp trên…Nhiều đoàn thanh tra đã về “điểm nóng” Quốc Oai mà tình hình
vẫn chậm được cải thiện. Có lẽ chính vì thế mà bà Tùng mới nảy sinh ý tưởng
muốn lên “cầm quyền” chăng?. Phóng viên báo Thanh Niên vừa lên Quốc Oai hỏi
bà Tùng rằng, nếu được làm Chủ tịch xã thì bà sẽ làm thế nào thì được trả lời rằng:
“Tôi xử lý tất cả những vụ mà tôi đủ bằng chứng kết luận. Mà hiện giờ trong tay
tôi thì đã có đủ lắm rồi…Tại sao có thể kết luận về mấy vụ đất đai tày đình với tiền
tỉ của công quỹ thế mà vẫn không ai bị xử lý, vẫn không một đồng nào được thu
trở lại…Nếu vị Chủ tịch nhượng ghế tạm hai tháng tôi sẽ làm cho xong ngay!” Vậy
thì bà Tùng đâu có không bình thường! Lời nói của bà rất tỉnh táo, rất thuộc luật và
dũng cảm, tất nhiên sẽ không có chuyện cho bà mượn ghế Chủ tịch huyện trong hai
tháng để làm Bao Thanh Thiên nhưng tin chắc rằng, nếu những cán bộ lãnh đạo
huyện Quốc Oai có cái nhìn gần dân, sát dân, như người dân thì nói theo bà Tùng
việc xử lý mọi vụ việc tiêu cực “sẽ làm xong ngay” chỉ trong hai tháng!
a. Kết Cấu


-Bài Về chuyện mượn ‘ghế’ chủa tác giả Chu Thượng viết theo dạng kết cấu
không hoàn chỉnh, bài chỉ nêu vấn đề, sự kiện chứ không đi phân tích về các vấn
đề, sự kiện ấy.
-Bài bình luận dạng ngắn
Kết cấu không hòan chỉnh: là dạng kết cấu phù hợp với tác phẩm ngắn cần bộc lộ
ngay những quan điểm của người viết về sự kiện vấn đề, cần nhanh chóng góp
tiếng nói định hướng. Kết cấu này gồm hai phần:
+Phần1 Người viết tóm tắt diễn biến của sự kiện hiện tượng hoặc trực tiếp
thông báo thông tin dẫn dắt người đọc vào vấn đề mình quan tâm. Phần này mang

dáng dấp của loại thể thông tấn
Nhận một lá đơn viết tay đề nghị cho bà Phùng Thi Tùnh được mượn ghế
Chủ tịch UBND huyện trong một thời gian 2 tháng để bà giải quết đơn thư khiếu
nại của công dân trong huyện. Không phải trả bà tiền lương. Sau hai tháng giải
quyết xong, bà trả lại ghế Chủ tịch UBND huyện…”
+Phần2 Là sự phân tích bình giá với những lý lẽ được hình thành theo một
logic nhất định, phần này người viết trình bày hết sức sáng tạo và sinh động nhằm
thể hiện được chính kiến của mình (bày tỏ quan điểm của tác giả viết bình luận)
Chánh Thanh tra Nhà nước huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây là ông Nguyễn
Qúy Đảo đã ghi rõ như vậy trong giấy biên nhận đơn số 01 BN/KNTC khi nhận lá
đơn đề ngày 1.8.2001 có nội dung lạ lung nói trên. Điều thú vị là khi bà Tùng đến
phòng tiếp dân để đưa tận tay lá đơn của mình (Kính gửi Huyện ủy, HDND huyện
Quốc Oai) thì chính ông Bí thư Huyện ủy và quyền Chủ tịch huyện cũng có mặt tại
đấy. Mọi việc như thế là công khai, minh bạch, điều cần tìm hiểu là tại sao một
người dân bình thường lại nảy sinh ý tưởng xin làm Chủ tịch huyện trong vòmg


hai tháng để được như Bao Thanh Thiên xử lý những oai sai?Lúc đầu bà Tùng
chỉ đi kiện cho những oai sai của chính mình, nhưng đấy chỉ là ở góc độ riêng
quyền lợi của một công dân nhìn rộng ra huyện Quốc Oai từng có không ít nhưng
vụ việc tiêu cực như vụ khu phố quan dính dáng tới nhiều lãnh đạo huyện và thị
trấn chia thành chác đất đai, vụ biến đất đai hai vụ lúa thành đất ao hồ, vụ cán bộ
làm giả con dấu cấp trên…Nhiều đoàn thanh tra đã về “điểm nóng” Quốc Oai
mà tình hình vẫn chậm được cải thiện. Có lẽ chính vì thế mà bà Tùng mới nảy
sinh ý tưởng muốn lên “cầm quyền” chăng?. Phóng viên báo Thanh Niên vừa lên
Quốc Oai hỏi bà Tùng rằng, nếu được làm Chủ tịch xã thì bà sẽ làm thế nào thì
được trả lời rằng: “Tôi xử lý tất cả những vụ mà tôi đủ bằng chứng kết luận. Mà
hiện giờ trong tay tôi thì đã có đủ lắm rồi…Tại sao có thể kết luận về mấy vụ đất
đai tày đình với tiền tỉ của công quỹ thế mà vẫn không ai bị xử lý, vẫn không một
đồng nào được thu trở lại…Nếu vị Chủ tịch nhượng ghế tạm hai tháng tôi sẽ làm

cho xong ngay!” Vậy thì bà Tùng đâu có không bình thường! Lời nói của bà rất
tỉnh táo, rất thuộc luật và dũng cảm, tất nhiên sẽ không có chuyện cho bà mượn
ghế Chủ tịch huyện trong hai tháng để làm Bao Thanh Thiên nhưng tin chắc
rằng, nếu những cán bộ lãnh đạo huyện Quốc Oai có cái nhìn gần dân, sát dân,
như người dân thì nói theo bà Tùng việc xử lý mọi vụ việc tiêu cực “sẽ làm xong
ngay” chỉ trong hai tháng!
Trong bài: Về chuyện mượn ‘ghế’ của tác giải Chu Thượng ta thấy rõ được
sự bày tỏ thái độ của tác giả.
b. Ngôn Ngữ
Trong tác phẩm bình luận này chủ yếu là sử dụng từ đơn nghĩa có trong hệ
thống tư duy logic, trừu tượng hoặc khái quát nhanh chóng tác động vào nhận thức
của con người. Nó đơn nghĩa vì nó biểu đạt một cách chính xác tư tưởng thái độ


của người viết tránh sự suy diễn của người đọc, tuy nhiên để biểu đạt chính xác
không giới hạn tu từ và từ.
Tùy văn cảnh mà nó dung nạp các kiểu câu: Câu đơn- câu ghép, câu ngắncâu dài, trần thuật- ghi vấn; mệnh lệnh- cảm thán;
-Câu đơn- Câu ghép:
+Câu Đơn: Không phải trả tiền lương; Mọi việc như thế là đã công khai
minh bạch…
+Câu ghép: Sau hai tháng giải quyết xong, bà sẽ trả lại ghế Chủ tịch huyện
-Câu ngắn- Câu Dài:
+Câu ngắn: Nhiều đoàn thanh tra đã về “điểm nóng” Quốc Oai mà tình
hình vẫn chậm được cải thiện
+Câu Dài: Chánh Thanh tra Nhà nước huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây là ông
Nguyễn Qúy Đảo đã ghi rõ như vậy trong giấy biên nhận đơn số 01 BN/KNTC khi
nhận lá đơn đề ngày 1.8.2001 có nội dung lạ lung nói trên.
-Câu trần thuật- Câu Nghi vấn
+Trần thuật: Lúc đầu bà Tùng chỉ đi kiện cho những oan sai của chính
mình, nhưng đấy chỉ là ở góc độ riêng quyền lợi của một công dân nhìn rộng ra

huyện Quốc Oai từng có không ít nhưng vụ việc tiêu cực như vụ khu phố quan dính
dáng tới nhiều lãnh đạo huyện và thị trấn chia thành chác đất đai, vụ biến đất đai
hai vụ lúa thành đất ao hồ, vụ cán bộ làm giả con dấu cấp trên…(dạng kể)
+Câu nghi vấn: Nhiều đoàn thanh tra đã về “điểm nóng” Quốc Oai mà tình
hình vẫn chậm được cải thiện. Có lẽ chính vì thế mà bà Tùng mới nảy sinh ý tưởng
muốn lên “cầm quyền” chăng?


-Câu Mệnh lệnh - Câu Cảm thán
+Câu mệnh lệnh: là câu có tính chất sai khiến nên còn gọi là câu cầu khiến.
Một người ra lệnh hoặc yêu cầu cho một người nào đó
+Câu cảm than: Vậy thì bà Tùng đâu có không bình thường! Lời nói của bà
rất tỉnh táo, rất thuộc luật và dũng cảm, tất nhiên sẽ không có chuyện cho bà mượn
ghế Chủ tịch huyện trong hai tháng để làm Bao Thanh Thiên nhưng tin chắc rằng,
nếu những cán bộ lãnh đạo huyện Quốc Oai có cái nhìn gần dân, sát dân, như
người dân thì nói theo bà Tùng việc xử lý mọi vụ việc tiêu cực “sẽ làm xong ngay”
chỉ trong hai tháng!
Mặt khác để làm tăng thêm sức thuyết phục tác giả còn sử dụng các kiểu câu
phức hợp
-Điều thú vị là A…thì là B: Điều thú vị là khi bà Tùng đến phòng tiếp dân
để đưa tận tay lá đơn của mình (Kính gửi Huyện ủy, HDND huyện Quốc Oai) thì
chính ông Bí thư Huyện ủy và quyền Chủ tịch huyện cũng có mặt tại đấy.
-Nếu A…thì B: Nếu được làm Chủ tịch xã thì bà sẽ làm thế nào thì được
trả lời rằng: “Tôi xử lý tất cả những vụ mà tôi đủ bằng chứng kết luận. Mà hiện
giờ trong tay tôi thì đã có đủ lắm rồi…; Nếu những cán bộ lãnh đạo huyện Quốc
Oai có cái nhìn gần dân, sát dân, như người dân thì nói theo bà Tùng việc xử lý
mọi vụ việc tiêu cực “sẽ làm xong ngay” chỉ trong hai tháng
-Tại Sao A…vẫn không B: Tại sao có thể kết luận về mấy vụ đất đai tày
đình với tiền tỉ của công quỹ thế mà vẫn không ai bị xử lý, vẫn không một đồng
nào được thu trở lại…Nếu vị Chủ tịch nhượng ghế tạm hai tháng tôi sẽ làm cho

xong ngay!
c. Cách thức diễn đạt


Diễn đạt có nghĩa là: Trình bày bằng lời nói hoặc lời văn khiến người ta hiểu
được ý nghĩa, muốn diễn đạt đúng tư tưởng của mình thì phải trình bày minh bạch.
Trong bài: Về chuyện mượn ‘ghế’ tác giả đã sử dụng cách thức diễn đạt:
+Hình thức: là một bài bình luận, nhưng ở dạng bình luận chưa hòan chỉnh,
bởi tác giả chỉ nêu lên được sự kiện, vấn đề chứ chưa đi sâu vào phân tích nó
+Nội dung: Nói về sự việc là người dân là bà Tùng viết đơn lên đề nghị
được mượn ghế của Chủ tịch huyện trong vòng hai tháng như Bao Thanh Thiên
giải quyết mọi oan sai, nhưng đề nghị ấy là không thể…
Phần nội dung tác giả chỉ nêu được vấn đề sự kiện và một vài dẫn chứng có
liên quan đến chuyện vi phạm pháp luật, và nhưng oai sai của người dân không
được xử lý một cách nghiêm minh và công bằng, nhưng chưa đi sâu vào việc giải
quyết vấn đề, không phân tích và lý giải.
+Tít: ngắn gọn, xúc tích, đi đúng, đi trúng vấn đề tác giả muôn đề cập trong
bài viết của mình
+Thông điệp của bài là: sự chậm trễ của cán bộ trong việc xử lý nhưng oan
sai của dân. Phải chăng đã có gì uổn khúc trong vấn đề này?, người dân là đwocj
tại sao cán bộ lại không?
+Câu từ mạch lạc, rõ ràng làm cho người đọc dễ nhận ra và hiểu vấn đề của
sự việc.
 Chỉ mang tính cung cấp thông tin, nêu vấn đề chứ chưa đi phân tích, đánh
giá vấn đề đã nêu và bài chưa tạo được sức thuyết phục đối với người đọc


Câu 3: Bằng một đề tài tự chọn liên quan đến những vấn đề đời sống của
nhân dân ta hiện nay hãy hoàn thành một bài bình luận ngắn từ 500-600 chữ.
Bài Làm:

Sống thử là một trào lưu của giới trẻ
Vấn đề sống thử của giới trẻ đặc biệt đối với sinh viện hiện nay đã trở thành
một trào lưu vô cùng mạnh mẽ, nó đang trở thành một vấn đề nóng cần được quan
tâm, nhắc tới nó ta không thể coi đó là một hiện tượng mà nó đã ăn sâu vào tâm
thức của các bạn trẻ. Quan niệm về giới tính của họ “thoáng” hơn so với trước đây,
theo thăm dò của VnExpress của 13.500 độc giả thăm dò ý kiến với câu hỏi “Có
nên sống thử ?”. Mặc dù được khuyến cáo những cái lợi và hại song có đến 56%
đồng tình với quan điểm sống thử và chỉ 36% không ủng hộ.Nhưng đối với sinh
viên những con người còn đang sống phụ thuộc rất nhiều vào gia đình lại đang
phải học tập cho tương lại mai sau thì việc sống thử liệu có thực sự là phù hợp.
Việc sống thử tồn tại khách quan, nhưng nó lại có nguyên nhân từ quy luật
tâm sinh lý chủ quan trong mỗi người, Có thể có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến
việc sống thử, sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số nguyên nhân cơ bản mà chính
các sinh viên đã từng sống thử đã chia sẻ: Sống thử để “tiết kiệm”; Sống thử vì cần
có nhiều thời gian bên nhau; hay Sống thử theo trào lưu… Sống thử đang trở thành
xu hướng của một bộ phận giới trẻ Việt Nam trong thời đại @, đặc biệt nó như một
thứ "mốt" với các sinh viên xóm trọ vốn phải sống xa nhà, thiếu thốn tình cảm, khó
khăn trong cuộc sống nhưng lại chưa đủ bản lĩnh để bươn trải vào đời...Ở một góc
độ nào đấy có thể coi "sống thử" là một chiêu bài để thử nghiệm. Nếu coi "sống
thử" như "sống thật" thì đây là cơ hội để trải nghiệm, để tích luỹ cho việc xây dựng
cuộc sống hôn nhân bền vững sau này
Theo điều tra của một trường đại học trên địa bàn Hà Nội, có 6.5% sinh viên
sống thử trong tổng số 691 sinh viên được điều tra thì tỉ lệ sống thử ở sinh viên đến
từ thành thị, nông thôn, sống ở nhà trọ hay ký túc xá là khá phổ biến. Tỉ lệ “sống


thử” cao nhất ở những sinh viên ít giao tiếp với xung quanh, có 47,1% sinh viên
“sống thử” cho rằng được sự đồng ý của gia đình, 45,1% sinh viên đó “sống thử”
trên 1 năm. 100% sinh viên sống thử có quan hệ tình dục, nhưng chỉ có 21% có sử
dụng biện pháp tránh thai. Khi có thai số người chọn giải pháp nạo phá thai là 43%

, chỉ có 36% sẽ cưới.
Theo Tiến sĩ Triết học, chuyên gia nghiên cứu gia đình trẻ và trẻ em Nguyễn
Linh Khiếu cho rằng “Không nên dùng từ sống thử mà là chung sống trước hôn
nhân. Đối với Việt Nam, hiện tượng này còn mới nhưng ở phương Tây việc chung
sống trước hôn nhân rất bình thường. Và Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái giảng viên
Đại hoc Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn cho rằng hiện tượng sống thử mang trong
mình nhiều yếu tố tiêu cực hơn là tích cực, không thuận lợi cho sự phát triển của xã
hội.
Nhìn chung vấn đề sống thử không còn là một đề tài mới nhưng nó vẫn thu
hút đươc sự quan tâm của mọi người trong xã hội, mặc dù mới chỉ du nhập vào
Việt Nam từ những năm 90 nhưng đối với vấn đề này có rất nhiều quan điểm, ý
kiến khác nhau. Có quan điểm đồng tình ủng hộ với cách nhìn “thoáng”, bên cạnh
đó là quan điểm không đồng tình, phản đối với cách nhìn theo truyền thống văn
hóa phương Đông ( Đặc biệt là các bậc phụ huynh). Bên cạnh những mặt tích cực
về mặt vật chất thế nhưng không thể phủ nhận được những hệ quả tiêu cực là rất
lớn đối với những cặp đôi sống thử, không những thế lối sống được coi là “mốt”
này đang làm đảo lộn các chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Trinh tiết, phẩm hạnh
của người con gái Việt Nam đã và đang bị coi thường và cho rằng không quan
trọng như trước nữa, đã có những giải pháp được đưa ra từ nhà trường, gia đình, xã
hội nhưng đây là một vấn đề vẫn còn tồn tại trong giới sinh viên nói chung nên cần
phải tích cực tuyên truyền, giáo dục, cung cấp kiến thức đời sống hơn nữa.


Thu Trang

KẾT LUẬN
Khi đi nghiên cứu và thực hành viết bài bình luận em đã học hỏi thêm được
nhiều điều bổ ích về nhóm chinh luận báo chí nói chung và môn bình luận nói
riêng. Tuy nhiên, cũng do hạn chế của em về mặt kiến thức và kinh nghiệm trong
quá trình nhận thức và năng lực viết của em chưa có nhiều kinh nghiệm nên em

cũng chưa hòan thành tốt được tiểu luận của mình. Em rất mong nhận được nhiều ý
kiến đóng góp của các thầy cô, trực tiếp là thầy Trần Thế Phiệt để bổ sung, sửa
chữa và rút kinh nghiệm
Qua môn học này, em đã nhận thức được tầm quan trọng của báo chí, đặc
biệt là về về thể loại bình luận, là những sinh viên chuyên ngành báo in chúng em
lại càng ý thức được trách nhiệm của mình trong việc tiếp thu kiến thức từ thầy cô,
từ thực tế, để sau này bước ra nghề chúng em sẽ không thấy bỡ ngỡ.


Là một sinh viên dưới mái trường học viện báo chí và tuyên truyền, một cái
nôi đào tạo ra những nhà báo giỏi cung cấp cho các tòa soạn báo trong cả nước,
chúng em thấy tự hào vì được tu dưỡng học tập, được tiếp thu kiến thức từ những
thầy cô giàu kinh nghiệm, nhiệt tình truyền cho chúng em những vốn sống cần
thiết cho nghề báo, qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy Trần Thế Phiệt, một
lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy.



×