Tải bản đầy đủ (.doc) (139 trang)

Luận văn ngôn ngữ tiểu phẩm báo chí của chủ tịch hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (632.8 KB, 139 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Hồ thị hà

Ngôn ngữ tiểu phẩm báo chí
của chủ tịch hồ chí minh

luận văn thạc sĩ ngữ văn

VINH - 2007

1


Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

Hồ thị hà

Ngôn ngữ tiểu phẩm báo chí
của chủ tịch hồ chí minh
Chuyên ngành: lí luận ngôn ngữ
MÃ số: 60.22.01

luận văn thạc sĩ ngữ văn
Ngời hớng dẫn:
TS. Nguyễn hoài nguyên

VINH - 2007


2


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU............................................................................................
1. Lí do chọn đề tài.......................................................................
2. Lịch sử vấn đề.............................................................................

1
1
3

3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................

7

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu.................................

8

5. Đóng góp của luận văn................................................................

9

6. Cấu trúc của luận văn..................................................................

10

CHƯƠNG 1: NHỮNG GIỚI THUYẾT LIÊN QUAN ĐỀ TÀI..........


11

1.1. Nhà báo Hồ Chí Minh.................................................................

11

1.1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về báo chí...........................

12

1.1.2. Dấu ấn độc đáo của chủ thể Hồ Chí Minh qua báo chí.....

16

1.1.3. Đặc sắc ngơn ngữ và sự đa dạng thể loại báo chí..............

21

1.2. Tiểu phẩm báo chí và tiểu phẩm báo chí Hồ Chí Minh...............

25

1.2.1. Tiểu phẩm báo chí.............................................................

25

1.2.1.1. Thể loại tiểu phẩm báo chí........................................

25


1.2.1.2. Sự hình thành tiểu phẩm báo chí..............................

26

1.2.1.3. Vấn đề tiểu phẩm và tiểu phẩm báo chí....................

28

1.2.1.4. Châm biếm - đặc trưng cơ bản của tiểu phẩm báo chí.. 30
1.2.2. Tiểu phẩm báo chí Hồ Chí Minh........................................

32

1.3. Tiểu kết.........................................................................................

35

CHƯƠNG 2: TỪ NGỮ VÀ HÌNH THỨC DIỄN ĐẠT TRONG TIỂU PHẨM
BÁO CHÍ HỒ CHÍ MINH.....................................................................

37

2.1. Sử dụng từ ngữ.............................................................................

37

2.1.1. Sử dụng từ khẩu ngữ..........................................................

37


3


2.1.2. Sử dụng từ phiên âm..........................................................

54

2.1.3. Sử dụng từ ngược nghĩa (từ trong dấu ngoặc kép)............

62

2.2. Hình thức diễn đạt trong tiểu phẩm báo chí Hồ Chí Minh..........

68

2.2.1. Nghệ thuật lẩy Kiều..........................................................

68

2.2.2. Sử dụng thơ........................................................................

73

2.2.3. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ..............................................

80

2.3. Tiểu kết........................................................................................


92

CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC VĂN BẢN TRONG TIỂU PHẨM BÁO CHÍ
HỒ CHÍ MINH........................................................................................

94

3.1. Tiêu đề.........................................................................................

94

3.1.1. Tiêu đề và tiêu đề văn bản.................................................

94

3.1.2. Tiêu đề tiểu phẩm báo chí Hồ Chí Minh............................

96

3.1.2.1. Tiều đề văn bản trong phong cách báo chí.................

96

3.1.2.2. Tiêu đề tiểu phẩm báo chí Hồ Chí Minh....................

97

3.1.3. Cách tổ chức tiêu đề tiểu phẩm báo chí Hồ Chí Minh.......

106


3.1.3.1. Cấu trúc......................................................................

106

3.1.3.2. Chức năng..................................................................

113

3.2. Các thủ pháp liên kết văn bản tiểu phẩm báo chí Hồ Chí Minh....
3.3. Tiểu kết..........................................................................................

116
126

KẾT LUẬN............................................................................................

127

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................

130

PHỤ LỤC..........................................................................................

146

Phụ lục 1: Danh mục các tiểu phẩm báo chí của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.........................................................................................................
Phụ lục 2: Một số hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh..................


4


Më ĐÇu
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, một danh nhân

văn hóa thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh có một cuộc đời hoạt động cách
mạng cao cả và một sự nghiệp văn học rạng rỡ. Báo chí tuy chỉ là một bộ
phận nhỏ trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
nhưng là di sản vô cùng quý báu của dân tộc. Người sử dụng báo chí như một
vũ khí tuyên truyền, vận động cách mạng nhưng lại tạo nên những nét dấu ấn
phong cách báo chí riêng, độc đáo. Hồ Chí Minh đến với trang viết, dù là bài
báo hay tác phẩm văn chương cũng đều với tư cách của người chiến sĩ cách
mạng. Trong lần gặp gỡ và trả lời một nhà báo nước ngồi, Người nói: Tơi là
cây bút tiểu phẩm, nhà chính luận. Gọi tơi là người tun truyền tơi cũng
khơng cãi, và nhà chuyên nghiệp là đúng nhất [91]. Hồ Chí Minh viết báo, văn
chính luận nhằm tố cáo tội ác của thực dân Pháp, thức tỉnh tinh thần yêu nước
và ý thức giai cấp của quần chúng lao động. Người là nhà báo vô sản lỗi lạc
đầu tiên của dân tộc. Hồ Chí Minh - nhà chính trị - nhà báo ln hịa quyện và
song hành với nhau. Người đã để lại cho các thế hệ những người làm báo
nhiều bài học lớn về nghề báo, trong đó có kinh nghiệm về cách nói, cách viết
báo của Người. Trong cuộc đời viết báo của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh hết
sức chú trọng cách nói, cách viết vì đấy là công cụ để biểu đạt tư duy, ý nghĩ,
quan điểm và tình cảm của con người đến với con người. Lối viết và cách nói
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đạt đến độ chuẩn về văn phong trong sáng, rõ ràng,
khúc chiết, dễ hiểu, gần gũi, dân tộc và đại chúng, đi thẳng vào lịng người.
Là lãnh tụ có trí lực un thâm, thơng thạo nhiều ngoại ngữ, am hiểu nhiều
nền văn hóa nhưng Người lại hiểu biết và sử dụng tiếng Việt một cách nhuần

nhuyễn, mẫu mực nên dấu ấn phong cách của Người trong các bài viết, bài
nói là rất đậm nét.

5


1.2. Trong di sản to lớn về tinh thần và văn hóa mà Chủ tịch Hồ Chí Minh
để lại cho chúng ta có một di sản vơ cùng q báu là ngơn ngữ. Việc tìm hiểu,
học tập, kế thừa và phát huy di sản ngơn ngữ của Người đó là cơng việc vơ
cùng to lớn, địi hỏi sự cố gắng của nhiều người, của nhiều thế hệ tiếp nối.
Thấm nhuần tinh thần ấy chúng tơi bước đầu mạnh dạn tìm hiểu ngơn ngữ các
tiểu phẩm báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong lĩnh vực báo chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với thể loại tiểu phẩm
như đến với một thể loại gọn nhẹ, linh hoạt, giàu tính chiến đấu, có tác dụng
to lớn, mạnh mẽ với một thứ ngơn ngữ sinh động, giàu tính hình tượng và trào
lộng, châm biếm. Bên cạnh những áng văn chính luận nóng bỏng khí thế cách
mạng, những lời kêu gọi hùng hồn khích lệ nhân dân cả nước trong hai cuộc
kháng chiến; bên cạnh các bài kí và truyện kí thâm thúy… thì tiểu phẩm báo
chí là thể loại chiếm tỉ lệ khơng nhỏ trong di sản báo chí của Người. Có thể
nói rằng, tiểu phẩm báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất đặc sắc, vừa thể
hiện phong cách riêng rất tài hoa trong sáng tạo ngôn từ vừa phản ánh cái
nhìn sâu sắc đối với các sự kiện chính trị - xã hội. Với cách sử dụng tiếng
Việt hết sức nhuần nhuyễn và có những sáng tạo đặc biệt, những tiểu phẩm
báo chí của Người đã trở thành những tác phẩm báo chí đặc sắc nhưng lại
mang màu sắc văn học. Việc nghiên cứu ngôn ngữ tiểu phẩm báo chí của Chủ
tịch Hồ Chí Minh là góp phần làm rõ nét và cụ thể hơn phong cách ngôn ngữ
tiểu phẩm báo chí của Người.
1.3. Cảm nhận về một nhân cách cao cả, một tài năng xuất chúng của Chủ
tịch Hồ Chí Minh làm nảy sinh những ước vọng và những tình cảm khi
nghiên cứu về Người, đặc biệt là nghiên cứu về ngơn ngữ báo chí Hồ Chí

Minh. Ngơn ngữ Hồ Chí Minh đa dạng, phong phú, ngồi tiếng Việt, Người
còn dùng tiếng Pháp, tiếng Hán và một số ngoại ngữ khác. Nghiên cứu ngơn
ngữ Hồ Chí Minh giúp cho việc tìm hiểu, nghiên cứu con người Hồ Chí Minh

6


qua ngôn ngữ của Người đạt hiệu quả. Việc nghiên cứu ngơn ngữ tiểu phẩm
báo chí Hồ Chí Minh khơng chỉ nhằm phát hiện những giá trị quý báu, rút ra
những bài học kinh nghiệm nghề nghiệp trong lĩnh vực sáng tạo báo chí mà
cịn cho chúng ta có thể tiếp cận từ một góc độ mới với những quan điểm
phong phú, đúng đắn của Người về ngôn ngữ, về các lĩnh vực khác của đời
sống xã hội.
1.4. Có thể nói, những nghiên cứu về ngơn ngữ báo chí của Chủ tịch Hồ
Chí Minh nói chung, ngơn ngữ tiểu phẩm báo chí của Người nói riêng là chưa
tương xứng với khối lượng đồ sộ và vai trò to lớn của tiểu phẩm báo chí Hồ
Chí Minh. Do đó, nguồn tư liệu mà luận văn thu thập, tức là những tiểu phẩm
báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với các kết quả nghiên cứu của luận
văn sẽ góp phần làm sáng tỏ những nét đặc sắc trong ngôn ngữ tiểu phẩm báo
chí Hồ Chí Minh, qua đó chứng tỏ sự phong phú và đa dạng trong phong cách
ngôn ngữ của Người. Các kết quả mà luận văn đạt được góp phần nhận diện
một thể loại báo chí có tính chất “giao thoa” giữa báo chí và văn học - thể loại
tiểu phẩm báo chí. Mặt khác, những nét đặc sắc trong ngơn ngữ tiểu phẩm báo
chí Hồ Chí Minh là sự thể hiện cách khai thác và sử dụng tài tình ngơn ngữ
dân tộc của Người nên đề tài này cũng góp phần khơi dậy tinh thần tự hào dân
tộc và tình cảm trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, làm
cho mọi người thấy được “tiếng nói là thứ của cải vơ cùng lâu đời và vơ cùng
q báu của dân tộc”.
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Ngôn ngữ tiểu phẩm báo chí
của Chủ tịch Hồ Chí Minh để làm luận văn tốt nghiệp cao học.


2. Lịch sử vấn đề
Trong nửa thế kỷ qua ở Việt Nam cũng như ở nước ngồi đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu về các tác phẩm của Hồ Chủ tịch. Trong đó khơng ít
các bài viết, các cơng trình chun luận, chun khảo về đặc điểm ngôn ngữ

7


với của Hồ Chí Minh. Có thể nói, dù chưa đi đến tận cùng của những phát
hiện song các bài viết, các cơng trình nghiên cứu đã đem lại những giá trị
khoa học rất bổ ích trên con đường nghiên cứu văn hóa, ngơn ngữ và tư
tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu của nửa thế kỷ
qua, dù có những thành tựu rất đáng kể vẫn chưa khai thác hết được những
tiềm năng vô cùng to lớn ẩn sau mỗi tác phẩm cũng như mỗi trang viết của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, Người khơng chỉ là một lãnh tụ kiệt xuất của
giai cấp vô sản, của tồn thể dân tộc Việt Nam mà cịn là một chính trị gia,
một nhà văn hóa, một nhà báo, một nhà văn, nhà thơ... Trong tâm hồn và trí
tuệ của Người có sự hội tụ, kết tinh của truyền thống văn hóa và ngơn ngữ
Việt Nam. Mỗi lời Người nói, mỗi câu Người viết ra đều ẩn chứa bao điều sâu
xa nhưng lại vô cùng dễ hiểu và gần gũi.
Tìm hiểu các di sản tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơng việc của
tồn dân. Đối với di sản ngơn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lâu nay, các
nhà ngôn ngữ học đã quan tâm nghiên cứu trên nhiều bình diện và với những
mức độ khác nhau. Các tác giả Hoàng Tuệ (1976), Lê Anh Hiền (1980)
Nguyễn Như Ý (1988), Lê Anh Trà (1990), Nguyễn Lai (1996)…qua các bài
viết, bài nói của Hồ Chí Minh tìm hiểu phong cách ngơn ngữ của Người trên
những khía cạnh khác nhau. Các tác giả Nguyễn Phan Cảnh (1965), Nguyễn
Kim Thản (1970), Đào Thản - Hoàng Văn Hành (1980), Lí Tồn Thắng Nguyễn Hồng Cổn (1988)…đi sâu khám phá những nét đặc sắc trong ngơn
ngữ Hồ Chí Minh. Các tác giả Hoàng Tuệ (1980), Nguyễn Thiện Giáp (1988),

Lê Kinh Khiên (1980)… đi vào tìm hiểu những bài học về cách viết, cách
dùng phương thức tập Kiều, cách dùng thành ngữ, tục ngữ…Trong các bài
viết của Người, sự đa dạng trong ngôn ngữ do sự tiếp xúc ngôn ngữ trong
ngôn ngữ Hồ Chí Minh cũng được các tác giả Nguyễn Huy Thông (1988),
Phan Văn Các (1980), Đặng Anh Đào (1990)… đặt vấn đề nghiên cứu, lí giải.

8


Nhìn chung, các nhà ngơn ngữ học đã đặt vấn đề nghiên cứu ngơn ngữ Hồ
Chí Minh qua các bài nói, bài viết của Người ở các thể loại khác nhau song
việc nghiên cứu ngơn ngữ báo chí Hồ chí Minh thì chưa nhiều. Về thể loại
tiểu phẩm báo chí cũng đã có những nghiên cứu của Bùi Khắc Việt (1980),
Đậu Thị Kiều Nga (2005) .Hai tác giả đã khảo sát cấu trúc và chức năng tiêu
đề các bài báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cịn các tác giả Nguyễn Thành
(1995), Hà Minh Đức (2000) khi tìm hiểu sự nghiệp báo chí Hồ Chí Minh
cũng dành một số trang làm nổi bật sự phong phú của sắc điệu ngôn ngữ và sự
đa dạng của thể loại.
Những nhà lãnh đạo cũng như các tác giả nghiên cứu đã đưa ra những
nhận xét về ngơn ngữ báo chí Hồ Chí Minh. Chẳng hạn, Phạm Văn Đồng
nhận xét: Trong một bài viết hoặc bài nói Bác khơng chỉ chú ý từng câu, từng
chữ mà cịn chú ý nói cái gì trước, cái gì sau, bởi vì đó là điều quan trọng bậc
nhất. Và bằng tất cả những gì đã trải nghiệm của chính mình, cố Thủ tướng
Phạm Văn Đồng đã có đánh giá vừa khái qt vừa cụ thể, hồn tồn chính
xác: Hồ Chí Minh là nhà chiến lược, nhà lãnh đạo, nhà tổ chức, đồng thời là
nhà văn hóa, nhà báo, nhà thơ lớn. Người đã mở đầu và góp phần quan trọng
hiện đại hóa ngơn ngữ Việt Nam. Suốt đời Hồ Chí Minh là người cầm bút,
chiến đấu trên mặt trận văn hóa, báo chí với một văn phong đa dạng, nhiều
sắc thái với điểm nổi bật mà trong tất cả chúng ta ai cũng có thể cảm nhận. Đó
là tính quần chúng, cách suy nghĩ và diễn đạt dân gian, dễ hiểu, đi sâu vang

vọng trong lòng người, gợi mở những tư tưởng lớn lao, thúc đẩy những việc
làm tốt đẹp, bằng những lời lẽ giản dị giàu hình tượng, nói lên được những
điều lớn bằng những chữ nhỏ [91].
Khi nhận xét về văn phong của Người, đồng chí Trường Chinh đã khẳng
định rõ: Cách nói, cách viết của Hồ Chủ tịch có những nét độc đáo: nội dung
khẳng khái, thấm thía, đi sâu vào tình cảm của con người, chinh phục được

9


trái tim và khối óc của người ta; hình ảnh Bác dùng bao giờ cũng rất sinh
động, giản dị, dễ hiểu, giàu tính dân tộc và tính nhân dân [91].
Nguyễn Thúy Khanh khái quát về đặc điểm ngôn ngữ báo chí của Người:
Ngơn ngữ báo chí của Hồ Chủ tịch trên cơ sở lí luận, thơng tin báo chí là tìm
thấy một mẫu mực cho ngơn ngữ báo chí nói chung,...Với nghệ thuật khai thác
và sử dụng ngôn ngữ tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những lí luận, ngun
tắc về ngơn ngữ báo chí đã được thực hiện một cách tiêu biểu, mẫu mực. Nó
chứng minh cho một quan niệm hồn chỉnh về cách nói và cách viết [35].
Tố Hữu đã có nhận xét khái quát về văn phong của Người: Văn Hồ Chủ
tịch bao giờ cũng bình dị sâu sắc, sáng rõ và gọn gàng, mãnh liệt và âm thầm,
thiết thực mà bóng bẩy, lắm khi hài hước kín đáo mà vẫn giữ mực trang
nghiêm, soi vào trí thấm vào lịng nhân dân như ánh sáng mùa xn ấm áp, nó
kết hợp một cách kì diệu những tư tưởng khoa học với điệu cảm, cách nói của
dân tộc [33].
Lê Anh Trà nghiên cứu đặc điểm cách viết, cách sử dụng ngơn ngữ Việt
Nam trong văn chính luận của Hồ Chí Minh đã khẳng định phong cách ngơn
ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Phong cách ngơn ngữ trong lối viết của
Người là giản dị, trong sáng, gọn gàng, học hỏi lời ăn tiếng nói của nhân dân,
nhưng có đề cao nhất định. Tác giả cịn nhận xét: Những từ Hồ Chủ tịch dùng
là những từ được thông dụng trong quần chúng. Đặc biệt Hồ Chủ tịch hay

dùng thành ngữ cụ thể và giàu hình ảnh [81].
Nguyễn Phan Cảnh nhận xét về tính mục đích và vai trị ngôn ngữ của
Người: Là một người suốt đời phục vụ cách mạng, Bác Hồ của chúng ta đã tìm
thấy ở ngơn ngữ một vũ khí đấu tranh cách mạng sắc bén, dùng nó phục vụ
đắc lực cho việc tuyên truyền [4].
Giới ngữ học Việt Nam cũng đã sớm có những ghi nhận thống nhất: Tiếng
Việt cung cấp những phương tiện phong phú để Hồ Chủ tịch diễn đạt tư tưởng,

10


cịn Người đã có cơng lớn là góp phần làm cho tiếng Việt phong phú.(...) Nhất
là thông qua những sáng tạo của mình về từ ngữ, về cách diễn đạt... Người
đóng góp cho sự phát triển ngơn ngữ, thậm chí ảnh hưởng lớn đến chiều
hướng phát triển của ngôn ngữ tiếng Việt [91].
Đúng như GS.Nguyễn Kim Thản đánh giá, ngôn ngữ của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã trở thành một đối tượng vô cùng phong phú cho giới Việt ngữ học
nghiên cứu lâu dài: Những bài nói, bài viết và những ý kiến của Chủ tịch Hồ
Chí Minh về ngơn ngữ là nguồn tư liệu không bao giờ cạn cho ngôn ngữ học
nước ta và những ngành khoa học liên quan khai thác... Tìm hiểu ngơn ngữ
của Hồ Chủ tịch, chắc chắn là chúng ta khơng thể nào khơng tìm hiểu vai trị
của ngơn ngữ đối với sự phát triển của xã hội, cụ thể là đối với việc giải thích
chân lí cách mạng, tổ chức lực lượng cách mạng và tổ chức đấu tranh cách
mạng cũng như đối với tất cả những gì liên quan đến việc duy trì và phát triển
những truyền thống lịch sử vốn có của một dân tộc... [91]
Như vậy, việc tìm hiểu ngơn ngữ báo chí Hồ Chí Minh nói chung ngơn
ngữ tiểu phẩm báo chí Hồ Chí Minh nói riêng ln là vấn đề mới mẻ, cấp
thiết cần được các nhà Việt ngữ học quan tâm nghiên cứu. Vấn đề này nếu
nghiên cứu thấu đáo chắc chắn sẽ có đóng góp về mặt lí luận cũng như thực
tiễn. Hi vọng đề tài này sẽ đóng góp về mặt khoa học và thực tiễn khi tìm hiểu

về ngơn ngữ tiểu phẩm báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Kế thừa các cơng trình nghiên cứu về ngơn ngữ báo chí và phong cách
ngơn ngữ báo chí Hồ Chí Minh, luận văn xác định một cách tìm hiểu về thể
loại tiểu phẩm báo chí và tiểu phẩm báo chí Hồ Chí Minh, từ đó khảo sát các
đặc trưng ngôn ngữ trong các tiểu phẩm báo chí Hồ Chí Minh.

11


Đối tượng nghiên cứu cụ thể của luận văn là ngơn ngữ trong các tiểu phẩm
báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được tập hợp trong các tập Hồ Chí
Minh tồn tập (các tác phẩm viết bằng tiếng Việt).

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Chúng tôi đặt ra cho luận văn phải nghiên cứu, giải quyết những vấn đề sau:
- Thống kê định lượng, tập hợp và lập danh sách các tiểu phẩm báo chí
của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Từ góc độ ngơn ngữ học, luận văn đi sâu tìm hiểu những vấn đề về nội
dung và hình thức của ngơn ngữ tiểu phẩm báo chí của Chủ tịch Hồ Chí
Minh; cách sử dụng từ ngữ, hình thức diễn đạt, cách tổ chức văn bản.
- So sánh ngôn ngữ tiểu phẩm báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngơn
ngữ tiểu phẩm báo chí Ngơ Tất Tố. Từ đó khẳng định những đóng góp to lớn
của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ngơn ngữ tiểu phẩm báo chí ở cả hai phương
diện lí thuyết và ứng dụng.

4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu

Sự nghiệp sáng tác của Hồ Chí Minh hết sức đa dạng và phong phú gồm
nhiều thể loại nhưng luận văn tập trung khảo sát các tiểu phẩm báo chí Hồ
Chí Minh viết trong thời gian từ năm 1945 - 1968 trong các tập Hồ Chí Minh
tồn tập gồm 12 tập, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.
Theo Tạ Ngọc Tấn (2000) [62], Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết 169 tiểu
phẩm báo chí đăng trên các báo báo Le Parie, báo L’Humanite, báo Cứu
quốc, báo Sự thật, báo Nhân dân, với nhiều bút danh khác nhau: TL, C.B,
Chiến sĩ, Đ.X, Bình Sơn, Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc… Trong số 169 tiểu
phẩm báo chí thì có 23 bài viết bằng tiếng Pháp, 146 bài viết bằng tiếng Việt
(chữ quốc ngữ).

12


Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là ngôn ngữ tiểu phẩm báo chí của
Chủ tịch Hồ Chí Minh nên chúng tôi không khảo sát những tiểu phẩm báo chí
viết bằng tiếng nước ngồi mà tư liệu chúng tơi khảo sát là những tiểu phẩm
báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bằng tiếng Việt (chữ quốc ngữ)
Các tiểu phẩm này được thống kê từ:
- Hồ Chí Minh tồn tập, gồm 12 tập, Nxb Chính trị quốc gia, H.2000
- Tuyển chọn các tác phẩm tiểu phẩm báo chí Hồ Chí Minh, Tạ Ngọc Tấn,
Nxb Văn hóa thơng tin, H.2000

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những nhiệm vụ đã đề ra, luận văn sử dụng các phương
pháp và thao tác nghiên cứu sau đây:
- Thống kê, định lượng để thu thập, phân loại và xử lí tư liệu.
- Phân tích, tổng hợp các đặc điểm ngơn ngữ tiểu phẩm báo chí của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, chỉ ra những nét đặc sắc về ngôn ngữ trong tiểu phẩm báo
chí của Người.

- So sánh đối chiếu để chỉ ra được những nét phong cách ngơn ngữ báo
chí của Người và những đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh về ngơn ngữ
trong tiểu phẩm báo chí.

5. Đóng góp của luận văn
5.1. Luận văn tìm hiểu những nét đặc sắc về ngơn ngữ tiểu phẩm báo chí
của Chủ tịch Hồ Chi Minh, rút ra những bài học kinh nghiệm trong lĩnh vự
sáng tạo báo chí, trong việc sử dụng từ ngữ, các hình thức diễn đạt và cách tổ
chức văn bản báo chí.
5.2. Qua tìm hiểu ngơn ngữ tiểu phẩm báo chí Hồ Chí Minh, luận văn
chứng tỏ những nét đặc sắc trong phong cách ngôn ngữ của Người, đồng thời
góp phần làm rõ hơn đặc điểm của một thể loại báo chí Việt Nam, giúp cho
những người viết báo, nghiên cứu tìm hiểu ngơn ngữ báo chí hiểu được nghệ

13


thuật khai thác và sử dụng ngơn ngữ tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
những lí luận, nguyên tắc về ngơn ngữ báo chí đã được thể hiện một cách tiêu
biểu, mẫu mực.
5.3. Luận văn tìm hiểu những giá trị to lớn của tiếng Việt được sử dụng
trong tiểu phẩm báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó chứng tỏ Chủ tịch
Hồ Chí Minh có cơng lớn trong việc góp phần làm cho phong phú tiếng Việt.
Mặt khác, nghiên cứu ngơn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh để thấy rõ hơn vai trị
và chức năng của ngơn ngữ trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng và phát triển
văn hóa dân tộc; đồng thời hết sức tự hào với tiếng mẹ đẻ, như Người đã
khẳng định: Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của
dân tộc. Các kết quả của luận văn góp phần giáo dục tình cảm trân trọng
những giá trị đặc sắc của tiếng Việt, ý thức bảo vệ, gìn giữ sự trong sáng của
tiếng Việt trong các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là bộ phận học sinh - sinh

viên.

6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần phụ lục và tài liệu tham khảo, phần chính luận văn gồm có 129
trang. Trừ phần mở đầu gồm 10 trang, kết luận gồm 3 trang, nội dung luận
văn trình bày thành ba chương:
Chương 1: Những vấn đề giới thuyết liên quan ti
Chng 2: Từ ngữ và hình thức diễn đạt trong tiểu phẩm báo chí Hồ
Chí Minh
Chương 3: Tổ chức văn bản trong ngơn ngữ tiểu phẩm báo chí Hồ
Chí Minh

14


Chơng 1: NHữNG giới thuyết liên quan đề tài
1.1. Nh báo Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà báo cách mạng vĩ đại, Người đã khai sinh ra
nền báo chí cách mạng Việt Nam, là người thầy vĩ đại của báo chí nước ta. Hồ
Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên sử dụng báo chí như một vũ khí chiến
đấu hết sức mầu nhiệm trong suốt lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc; là
người mở đầu cho dịng báo chí cách mạng Việt Nam và ln giương cao
ngọn cờ chiến đấu của báo chí vơ sản chống mọi kẻ thù dân tộc và giai cấp; là
người Việt Nam cống hiến trí tuệ, tài năng cho sự hình thành và phát triển của
lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp báo chí của chủ tịch Hồ Chí
Minh là một bộ phận quan trọng trong tồn bộ sự nghiệp cách mạng và tư
tưởng của Người. Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng
đồng thời là bậc thầy về ngơn ngữ báo chí.
Trong lịch sử phát triển của báo chí Việt Nam, Hồ Chí Minh thuộc tầng lớp
những nhà báo đầu tiên v Ngời lại là nhà báo vô sản lớn nhất của báo chí cách

mạng Việt Nam. Có thể nói, đối với nhà báo Hồ Chí Minh, trong một con ngời
mang nhiu phong cỏch bỏo khác nhau, có mặt ở nhiều nơi để phát hiện, tìm
hiểu, khai thác vấn đề và sử dụng nhiều bút pháp khi trang nghiêm, khi đanh
thép, khi châm biếm đả kích, khi gần gũi, thông cảm, xót th¬ng. Người viết báo
ở nhiều thể loại nhưng với một mục đích chung là phục vụ cách mạng, phục
vụ nhân dân và ở thể loại nào Người đạt được những thnh cụng. Tt cả
những bài báo của Ngời đều nhất quán trong tôn chỉ mục đích, quan điểm chính
trị và đa dạng về thể tài, phơng thức biểu hiện, phong cách báo chí luôn rộng
mở phát triển và sáng tạo, độc đáo. Hoạt động báo chí của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đà tạo hiệu quả và tác động rất lớn đến phong trào cách mạng, c biệt là

15


thức tỉnh lòng yêu nớc, kêu gọi toàn dân đoàn kết chống giặc ngoại xâm và xây
dựng Tổ quốc.

1.1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về báo chí
B¸o chÝ cã một vai trò rất quan trọng trong đời sống chính trị - xà hội. Nó vừa
là một trong những vũ khí sắc bén trong lĩnh vực văn húa - t tëng, võa lµ mét
thø “qun lùc thø t” trong x· hội hiện đại. Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngời đầu
tiên sử dụng báo chí nh một vũ khí chiến đấu hết sức mầu nhiệm trong suốt lịch
sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Cng nh nhiu lónh t ca giai cấp vơ sản,
Hồ Chí Minh bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng của mình bằng tiếng nói
đấu tranh của báo chí. Nếu tính từ tác phẩm đầu tiên Quyền của các dân tộc
thuộc địa đăng trên báo Nhân đạo ngày 18/6/1919 đến tác phẩm cuối cùng
Thư trả lời tổng thống Mỹ đăng trên báo Nhân dân ngày 25/8/1969 thì cả cuộc
đời làm báo Hồ Chí Minh đã để lại hơn 2000 bài báo các loại. Hồ Chí Minh
cũng đã sáng lập ra 9 tờ báo: Người cùng khổ (Le Paria năm 1922), Quốc tế
nông dân (1924), Thanh niên (1925), Cơng nơng (1925), Lính Kách mệnh

(1925), Thân ái (1928), Đỏ (1929), Việt nam độc lập (1941), Cứu quốc
(1942).
Ngay từ những năm hai mươi đầu thế kỉ, Hồ Chí Minh đã thấy rõ tầm
quan trọng của báo chí cách mạng và trong suốt cuộc đời hoạt động cách
mạng của Người, Người đã dành một phần thời gian, tâm huyết cho hoạt động
báo chí. Cùng với việc thành lập tờ báo Người cùng khổ, năm 1920 tại Đại hội
Tua, Người đã tố cáo thực dân Pháp ở Việt Nam: Chúng tôi khơng có quyền tự
do báo chí và tự do ngơn luận, ngay cả quyền tự do hội họp và lập hi cng
khụng cú... Chúng tôi phải sống trong cảnh ngu dốt, tối tăm vì chúng tôi
không có quyền tự do häc tËp [19]. Tiếng nói ấy càng mạnh mẽ hơn, sâu sắc
hơn qua nhiều bài viết của Người về hoạt động báo chí. Người đưa ra một
nghịch lí: Giữa thế kỉ XX, ở một nước có đến hai mươi triệu dân mà khơng có

16


ly mt t bỏo. Các bạn có thể tởng tợng đợc nh thế không? Không có lấy một
tờ báo bằng tiếng mẹ đẻ của chúng tôi [27]. Theo Ngi, bỏo chí dưới chế độ
cũ phải thực hiện chức năng phê phán, phê phán chế độ chính trị tàn bạo và
khuynh hướng nô dịch của bọn thực dân. Sau này, khi báo chí cách mạng đã
hình thành Người chỉ rõ nhiệm vụ của báo chí là phục vụ nhân dân, phục vụ
cách mạng đồng thời báo chí cách mạng phải mang tính tiên phong, định
hướng trong cuộc sống. Ở bài nói chuyện tại Đại hội lần thứ 3 của Hội nhà
báo Việt Nam ngày 8/9/1962, Người đã chỉ rõ Cán bộ báo chí cũng là chiến sĩ
cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ. Người thường xun
nhắc nhở đối với nhà báo phải có dũng khí, khơng để ngịi bút phụ thuộc vào
tiền tài, danh vị, quyền lực, khơng bẻ cong ngịi bút và nhân tố quyết định cho
phẩm chất đó là lập trường chính trị vững chắc. Người cho rằng: Đối với
những người viết báo chúng ta, cái bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch
cách mạng để động viên quần chúng đoàn kết đấu tranh chống chủ nghĩa thực

dân cũ và mới, chống chủ nghĩa đế quốc đứng đầu là đế quốc Mỹ, vì độc lập
dân tộc, tiến bộ xã hội v hũa bỡnh th gii [2].
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tính chiến đấu của báo chí cách
mạng thể hiện một cách đầy đủ, cô đọng, sâu sắc mà cũng giản dị, dễ hiểu trong
bn nội dung sau: một l, báo chí là một mặt trận; hai là, cán bộ báo chí cũng là
chiến sĩ cách mạng; ba là, cây bút trang giấy là vũ khí sắc bén của ngời làm
báo; bốn là, bài báo là tờ hịch cách mạng.
H Chớ Minh n vi bỏo chớ vi tư cách là người sáng lập, người tổ chức
nền báo chí cách mạng Việt Nam. Vậy nên, theo Người, báo chí cách mạng là
người tiên phong, mở đường truyền bá những tư tưởng và tri thức tiến bộ cho
cuộc sống.
Là tác giả của hàng ngàn bài báo, nhà báo Hồ Chí Minh ln chú ý đến
đối tượng phục vụ. Theo Người, báo chí phải có màu sắc riêng, phải có nghệ

17


thuật ngơn từ, phải có cách viết phù hợp với quần chúng, phải làm thế nào
cho ai cũng hiểu được, làm cho quần chúng đều hiểu. Với Hồ Chí Minh, sự
chân thực của nội dung giao tiếp báo chí sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả
bài báo. Trong giao tiếp ngơn ngữ, hiệu lực mạnh mẽ của lời nói, câu văn xuất
phát từ quan hệ giao tiếp hoàn chỉnh giữa chủ thể giao tiếp và đối tượng giao
tiếp. Người đã thâu tóm cách viết trong những ý cơ đúc Vì ai mà mình viết?
Mục đích viết để làm gi? Viết cái gì? Cách viết như thế nào? Những yêu cầu
về cách viết khơng thuần túy là những địi hỏi hình thức mà xuất phát từ
những quan điểm trong hoạt động tư tưởng và văn hóa của Người. Người đặc
biệt chú ý đến tính dân tộc và tính đại chúng của ngơn ngữ báo chí. Người
khun chúng ta phải học cách nói, cách viết của quần chúng: Chúng ta muốn
tuyên truyền, phải học cách nói của quần chúng, mới nói lọt tai quần chúng...
Nói cũng phải học... vì cách nói của dân chúng rất đầy đủ, rất hoạt bát, rất

thiết thực mà lại rất giản đơn. Khi nói chuyện với các nhà báo, Hồ Chí Minh
khẳng định: Báo chí ta khơng phải để cho một số ít người xem, mà để phục vụ
nhân dân, để tuyên truyền, giải thích đường lối chính sách của Đảng và Nhà
nước, cho nên phải có tính chất quần chúng và tinh thần chiến đấu [17]. Báo
chí cách mạng Việt Nam suốt sáu, bảy thập kỷ đà làm theo chỉ thị của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, luôn luôn góp phần đấu tranh vì cách mạng, phục vụ nhân dân.
Chính báo chí đà góp phần làm nên cách mạng tháng Tám và phục vụ sát sao
hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Để có đợc những bài
báo xứng đáng với dân tộc ta và thời đại ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu mỗi
nhà báo phải thờng xuyên trau dồi t tởng, trau dồi cỏch vit, phải gắn bó mật
thiết với quần chúng nhân dân bởi không có khám phá, sáng tạo nào mà không
bắt nguồn từ thực tiễn của quần chúng, của đời sống xà hội. Đây là một vấn đề
rất cơ bản của mỹ học Mác - Lê nin mà đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí
Minh vận dụng để xây dựng đờng lối văn húa, văn nghệ. Xuất phát từ quan

18


điểm vì dân, cho dân nên Ngời đà tạo nên cách viết giản dị. Ngời cố viết làm
sao cho mọi ngời kể cả những ngời ít học nhất, những ngời mù chữ, khi nghe
đều có thể hiểu đợc. Ngời luôn tìm cách diễn đạt mạch lạc, bố cục rõ ràng, khúc
chiết, rất ít dùng những từ Hán và chỉ dùng những từ mợn, từ nớc ngoài trong
những trờng hợp cần thiết. Trái lại, Ngời hay sử dụng ca dao, tục ngữ, thnh
ng..., cách nói dõn gian để qun chỳng d tip nhn. Ngời đặc biệt nhắc nhở
phải viết ngắn bởi đặc trng của ngôn ngữ báo chí là phải ngắn gọn nhng viết
gọn gàng vắn tắt không phải cụt đầu, cụt đuôi mà phải có đầu có có đuôi.
Trong nhng quan điểm của mình về báo chí, Hồ Chí Minh nhấn mạnh
đến tính chuẩn mực của ngơn từ. Bởi ngơn ngữ là yếu tố quan trọng của hình
thức nghệ thuật. Tính chuẩn mực trước hết phải là chọn lọc từ để dùng thích
hợp và diễn tả chính xác nội dung. Người phê phán cách viết dài dòng, “tràng

giang đại hải”, Người nói: Tiếng Việt của ta rất phong phú, ta phải làm giàu
cho tiếng của ta nhưng không nên vay mn lu bự lũe thiờn h. Những yêu
cầu về cách viết của Hồ Chí Minh không thuần tỳy chỉ là những đòi hỏi về hình
thức mà đều xuất phát từ những quan điểm trong hoạt động t tởng và văn húa
của Cách mạng. Chính từ quan điểm đó, Hồ Chí Minh đà có nhiều bài báo phê
phán, đả kích kẻ thù với cứ liệu chính xác, ngôn ngữ sắc bén khi châm biếm
trào lộng nhẹ nhàng, khi đả kích sâu cay. Ngời chú ý đến tính dân tộc của ngôn
ngữ báo chí, không thể chấp nhận tình trạng lạm dụng từ nớc ngoài, nhất là từ
Hán Việt: Khuyết điểm nặng nhất là dùng chữ nớc ngoài quá nhiều và nhiều
khi dùng không đúng [27].
H Chớ Minh ó xut những quan điểm cơ bản có tính hệ thống về hoạt
động báo chí: vấn đề tự do báo chí, báo chí là phục vụ cách mạng, đặc trưng
của hoạt động báo chí, cách viết báo. Có thể nói, Người đã xây dựng cả một
chiến lược khi viết báo. Hå ChÝ Minh luôn có ý thức về vai trò tiên phong và
hiệu quả của báo chí. Theo Ngời, báo chí cách mạng phải giữ vị trí tiên phong
và mang giá trị tỉng kÕt b»ng hiƯu qu¶ thùc tÕ. Các quan niệm về báo chí của

19


Người đã có sự khái qt hóa thành lí luận. Sự khái quát này dựa trên cơ sở
hoạt động thực tiễn của chính Người trong lĩnh vực báo chí, tuyên truyền và
bằng năng lực báo chí thiên tài, bằng khả năng sử dụng ngơn ngữ tài tình.
Đồng thời, chính Người đã sử dụng thành cơng báo chí như một phương tiện
quan trọng cho sự nghiệp cách mạng và thông qua đó Người đóng góp vào
ngơn ngữ báo chí, lí luận giao tiếp báo chí những tri thức q giá. §iỊu đáng
trân trọng là giữa quan điểm lí luận và hoạt động báo chí thực tiễn của Ngời
luôn luôn phù hợp, gắn bó một cách nhuần nhuyễn lí thuyết và thực hành. Sự
nghiệp báo chí của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một bộ phận đặc biệt quan trọng
trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng và t tởng của Ngời. Hồ Chí Minh là tấm gơng sáng về đạo đức cách mạng, đạo đức nhà báo cũng nh nghệ thuật làm b¸o.


1.1.2. Dấu ấn độc đáo của chủ thể Hồ Chí Minh qua báo chí
Khác với khu vực sáng tạo nghệ thuật, báo chí là hoạt động chính luận
nhằm thơng tin và tuyên truyền nên vai trò của chủ thể sáng tạo bộc lộ kín đáo
trong giới hạn của thể loại. Tuy nhiên, với những nhà báo tài năng, có bản
lĩnh thì thường biểu hiện chủ đề trên những trang viết. Hồ Chí Minh - một nhà
cách mạng, một lãnh tụ chính trị tham gia mặt trận báo chí đã viết khoảng
2000 bài báo thật là một tài năng lỗi lạc, một nghị lực hiếm có. Đây là một di
sản vơ cùng quý báu Người để lại cho dân tộc Việt Nam và nhân dân thế giới.
Cuộc đời hoạt động báo chí của nhà báo lớn Hồ Chí Minh trên năm mươi năm
trải qua nhiều giai đoạn nên cái tôi (chủ thể sáng tạo) biểu hiện với nhiều tư
cách: người chiến sĩ cách mạng, vị Chủ tịch nước, vị tướng lĩnh chỉ huy
kháng chiến, người cha, người anh với quảng đại quần chúng. Với lịng u
nước mãnh liệt, Hồ Chí Minh đã mang hết tài năng nghị lực, trí thơng minh
để phát hiện nhạy bén mọi khả năng, vận dụng mọi phương tiện, sử dụng mọi
vũ khí nhằm phục vụ cho mục tiêu cách mạng đã xác định. Báo chí là một
phương tiện - một thứ vũ khí đã được nhà cách mạng Hồ Chí Minh sử dụng

20


một cách tuyệt vời trong sự nghiệp đấu tranh của mình, Người trở thành
người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận báo chí vơ sản ở Việt Nam. G¾n bã sâu
sắc báo chí với đời sống xà hội là nguyên tắc lớn trong hoạt động báo chí của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể thấy sự am hiểu sâu sắc bản chất của cuộc sống ở
mỗi thời kì lịch sử, nhận thức rõ những vấn đề đang đặt ra của xà hội và tìm hớng giải quyết bao giờ cũng là vấn đề quan trọng nhất của hoạt động báo chí.
Điều đó thấy rất rõ ở tác phẩm báo chí cđa Hå ChÝ Minh. Hå ChÝ Minh lµ nhµ
chÝnh ln, nhà báo nên hớng t duy, cảm nhận luôn hớng về đời sống thực tế, và
những chuyện cụ thể trong đời sống xà hội. Ngời không thích những sự luận
bàn trừu tợng, dông dài, ít ý nghĩa xà hội và t¸c dơng thùc tÕ. Người để lại dấu

ấn độc đáo qua báo chí. Có thể nói dấu ấn chủ quan đậm nét trong báo chí Hồ
Chí Minh chính là khí chất mạnh mẽ được biểu hiện qua chất thép của chính
luận. Trong thơ, Người đã nói đến chất thép nhưng trong báo chí chất thép đó
lại càng bộc lộ rõ nét. Chất thép biểu hiện ở sự cứng rắn trên những vấn đề
nguyên tắc, ở nhiệt tâm, nhiệt huyết đấu tranh cho chân lí cách mạng, ở sự
phân minh của những lẽ phải trái, ở sự rạch ròi về ranh giới địch - ta, bạn thù. Với ngòi bút điêu luyện, linh hoạt cùng với bộ óc vĩ đại, Hồ Chí Minh đã
viết những tác phẩm chính luận xuất sắc, đanh thép, giàu hình tượng, chặt
chẽ. Trong đối thoại, luận chiến với kẻ thù, Người sử dụng văn phong rắn rỏi,
sắc sảo. Trong chính luận về những vấn đề lớn của đất nước dân tộc, văn
Người trang trọng, hùng tráng. Trong bàn luận về những vấn đề thường ngày
Người dùng giọng văn dí dỏm, tự nhiên như lời nói hµng ngµy cđa quần
chúng. Khi đả kích kẻ thù thực dân đế quốc, Người viết sắc nét, vui tươi dí
dỏm mà sõu cay. Hồ Chí Minh trong các bài báo đà kết hợp giữa vốn tri thức
của nhân loại với văn húa dân tộc, văn húa phơng Đông và phơng Tây làm nền
cho các bài báo. Những bài báo của Hồ ChÝ Minh thêng cã chiỊu s©u vỊ tri thøc
x· héi, bề dày của văn húa và trình độ điêu luyện về ngôn từ. Ngời viết báo

21


bằng tiếng Pháp thì rất Pháp. Ngời viết bằng tiếng Hán thì sâu sắc đến mức
khó mà phát hiện tác giả là ngời Trung Quốc hay ngời Việt Nam. Hồ Chí Minh
biết chọn lọc tinh hoa của hai nền văn húa Đông và Tây đồng thời vận dụng có
hiệu quả cho hoạt động báo chí và cái gốc bền vững nhất là văn húa dân tộc.
Chỗ đứng vững chắc của Ngời chính là truyền thống của văn húa dân tộc,
truyền thống ấy không hề bị mất đi bản sắc trong những năm tháng hoạt động ở
nớc ngoài, giao lu với nhiều nền văn húa của các dân tộc, cuối cùng đợc bồi đắp
thêm nên Ngời viết bằng tiếng Việt rất trong sáng, dễ hiểu. Trong các bài báo,
Ngời đà viết với ngôn ngữ dân dÃ, dễ nhớ và dễ làm theo. Hồ Chí Minh đà vận
dụng chủ động và sáng tạo kết hợp giữa báo chí với văn học và nhiều hoạt động

tinh thần khác. Trong nhiều bài báo, Ngời đà sử dụng có hiệu quả những phơng
thức biểu hiện nh: hình ảnh, nghệ thuật ngôn từ, giọng điệu châm biếm... tạo
cho các bài báo có thêm nhiều màu sắc và giá trị. Không ít trờng hợp Ngời đÃ
đa thơ, lẩy Kiều, dùng thành ngữ, tc ng... vào các bài báo. Ngời dùng thủ
pháp chơi chữ nh: Trong trần ai, ai cịng ghÐt ai ®Ĩ chÕ giƠu chun Aixenhao
mÊt ghÕ tổng thống, hoặc Tay lo rồi chân cũng lo để bóc trần thất bại của tớng
Taylo ở miền Nam Việt Nam.
Ngời viết nhiều thể loại, mà thể loại nào Ngời cũng viết hay, xuất sắc, cho
đến nay phần lớn những bài báo vẫn có sức sống và mới mẻ, vẫn có tác động tới
hiện tại. Ngời đà kết hợp đợc tính thời sự với tính chất lâu dài bền vững ở các
bài báo. Các bài báo của Ngời có lí luận sắc sảo, ngôn ngữ chọn lọc, cứ liệu
vững chắc. Chưa có một người viết báo nào lại sử dụng thành thạo nhiều thể
loại, vận dụng nhiều thứ ngôn ngữ báo chí và đã đạt được thành cơng to lớn
như Hồ Chí Minh. Một phong cách đặc biệt, độc đáo của Người qua các bài
báo là viết ngắn, giản dị, chữ ít, ý sâu, lời lẽ như tiếng nói của chính người
đọc. Lê nin nói: Tối đa cho chủ nghĩa Mác = tối đa cho tính phổ thơng và tính
giản dị [48]. Cịn với Hồ Chí Minh thì u cầu phải làm thế nào cho ai cũng
hiểu được, làm cho quần chúng đều hiểu. Báo chí Hồ Chí Minh cũng bộc lộ

22


qua cái vui tươi dí dỏm, Người đã chứng tỏ mình là cây bút châm biếm trào
phúng xuất sắc. Phong cách châm biếm trào phúng vốn là bút pháp quen
thuộc để tiến công kẻ thù. Đối với nhân dân, Người Ýt dùng vũ khí châm biếm,
trào phúng, tuy nhiên Người cng bc l thái độ phê phán nhng nhẹ nhàng, vui
tươi, hài hước. Có thể nhìn thấy rất rõ trong ngơn ngữ báo chí Người thể hiện
một con người giàu chất trí tuệ, kiên định, mạnh mẽ lại có thêm nụ cười nhân
ái, vui tươi tạo nên khơng khí gắn bó, chan hịa giữa mọi người. Ngêi ý thøc
khai th¸c triệt để những t liệu của địch trên báo chí để phản kích. Phê phán lại

kẻ địch là một hớng viết khá quen thuộc trong những bài báo của Hồ ChÝ Minh.
ë mét sè tiĨu phÈm b¸o chÝ, Hå ChÝ Minh đà khéo chọn lựa những t liệu trên
báo chí Mỹ. Nói về Văn minh kiểu Mỹ Ngời dẫn chứng: Hiện nay, bốn quyền
tự do ở Mỹ đà biến thành bốn cái sợ: sợ kinh tế khủng hoảng, sợ cộng sản,
mình tự sợ minh và sợ tự do.
Ai núi những lời ấy? Phải chăng là những ngời cộng sản tuyên truyền
chống Mỹ?
Tha không phải. Câu thứ 1, thứ 3 và thứ 4 là lời bình luận của ba tờ báo t
sản Mỹ. Câu thứ 2 của ông Cốttenlô, một tài tử nổi tiếng ở Mỹ. Câu cuối cùng
là lời của Stivenxơn, một chính khách rất nổi tiếng, lÃnh tụ của đảng dân chủ
(t bản) năm ngoái đà tranh cử Tổng thống và suýt đợc làm Tổng thống Mỹ.
Xem những lời trên đây thì chúng ta có thể đoán biết chính trị của Mỹ nh
thế nào? (Cứu quốc, tháng 4/1954)
Và đây là những t liệu trích dẫn từ báo Mỹ về cái gọi là nhân đạo Mỹ: Báo
Mỹ Hoa Thịnh Đốn điện tín (tháng 11/1953) đăng tin rằng: Từ năm 1944 Mỹ
đà dùng hơn 2000 phạm nhân làm vật thí nghiệm để tiêm thử các thứ thuốc
độc. Năm 1953 hơn 550 phạm nhân ở ba nhà tù đà bị tiêm các thứ vi trùng.
Những ngời bị tiêm đều ốm o, gầy mòn, sống dở chết dở. Trong thời kỳ xâm lợc Triều Tiên, Mỹ đà dùng nhiều tù binh Trung - Triều để tiêm thử các thứ

23


thuốc độc và nhiều ngời bị tiêm mà ốm chết. Văn minh Mỹ và nhân đạo Mỹ là
nh thế đó (Cøu quèc, 31/3/1954)
Cuộc đời của Người là cuộc đời không ngừng tranh đấu. Suốt trên ba mươi
năm tranh đấu để giải phóng dân tộc, lại tiếp tục lãnh đạo hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và Mỹ vì thế báo chí Hồ Chí Minh là những lời kết tội, tố
cáo thực dân, những luận chiến chống kẻ thù, những lời kêu gọi nhân dân...
nên tất cả đều in đậm dấu ấn của một nhà chính trị kiệt xuất có bản lĩnh, một
chủ thể có cốt cách trang trọng, khí chất mạnh mẽ nhưng tình đời lại gần gũi,

đằm thắm. Do vậy, những bài báo của Hồ Chí Minh dù nội dung nào, hướng
đến đối tượng nào đều thực sự là những trang viết có hồn, chất liệu khách
quan hội tụ và thấm nhuần yếu tố chủ quan một cách hài hòa, thích hợp.
Từ sau cách mạng tháng Tám, chúng ta tiếp nhận cái tơi chân tình, đằm
thắm qua những bài báo của Người. Người quan tâm đến mọi đối tượng.
Người chia sẻ, động viên khích lệ mọi người với một tình cảm tha thiết, chân
tình, gần gũi hết lịng vì dân, vì nước. Chân tình, gần gũi mà vẫn theo đúng
quy tắc văn hóa, điều đó tạo ra những trang viết, những bài báo Hồ Chí Minh
ln hấp dẫn và lơi cuốn người đọc. Trong viết báo cũng như công tác cách
mạng nói chung, Người ln chú ý đến hiệu quả thực tế, khơng hề câu nệ gị
bó, Người chăm lo cho ngịi bút của mình hướng đi vào đơng đảo đồng bào,
đồng chí. Người chỉ có ý viết những bài báo có sức thuyết phục, thực tiễn, giục
giã hành động nhưng tấm lòng của Người đã chuyển những lời kêu gọi ấy
thành những áng văn tuyệt tác, tràn trề nhựa sống và tình người [77].
Hồ Chí Minh là nhà chiến lược, nhà lãnh đạo, nhà tổ chức đồng thời là
nhà báo, nhà văn hóa lớn. Người đã mở đầu và gúp phn quan trng cho quá
trình hin i húa ting Việt. Suốt đời, Hồ Chí Minh là người cầm bút chiến
đấu trên mặt trận báo chí với một văn phong đa dạng nhiều sắc thái mà điểm
nổi bật là tính quần chúng, cách suy nghĩ và diễn đạt dân gian, bằng những lời

24


lẽ ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, giản dị, giàu hình tượng nói lên được những
điều lớn bằng những chữ nhỏ.

1.1.3. Đặc sắc ngôn ngữ và sự đa dạng thể loại báo chí
Một trong những yếu tố góp phần tạo nên phong cách báo chí Hồ Chí
Minh là tính chất phong phú và đặc sắc của sắc điệu ngôn ngữ. Ngơn ngữ báo
chí Hồ Chí Minh là ngơn ngữ chính luận mà đặc điểm chung là giới thiệu,

phân tích, luận bàn để tổ chức ý tưởng, luận điểm của mình mt cỏch ni bt
nhất. Và ở mức cao hơn Nhiệm vụ của ngôn ngữ chính luận không phải chỉ
bày tỏ và giải thích những vấn đề quan trọng mà còn phải thuyết phục ngời
nghe, để họ trở thành những ngời tham gia tích cực vào việc giải quyết những
vấn đề x· héi tríc m¾t [11]. Ngơn ngữ báo chí Hồ Chí Minh mang nhiều đặc
điểm: ngơn ngữ luận chiến, châm biếm giàu hình ảnh cụ thể nhưng thấm sâu
chất tư duy trí tuệ, ân cần đầm ấm. Hồ Chí Minh ln ln ý thức nhiệm vụ
của ngơn ngữ chính luận khơng phải chỉ là bày tỏ và giải thích những vấn đề
quan trọng mà còn phải thúc giục người nghe, động viên họ tích cực tham gia
giải quyết những nhiệm vụ xã hội trước mắt. Ngôn ngữ luận chiến mang tính
chất tiến cơng nên phải có khí thế và hơi thở mạnh mẽ, ngôn từ trang trọng,
sắc sảo. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đời hoạt động của mình đã luận
chiến với nhiều đối thủ có vị trí xã hội và quyền lực cao nhất. Cách sử dụng
ngơn ng÷ biĨu hiƯn từ lời xưng hơ đến ngơn ngữ luận bàn đều có dụng ý.
Trước Cách mạng tháng Tám, có thể nói ngơn ngữ báo chí Hồ Chí Minh là
ngơn ngữ luận chiến, châm biếm nhưng trí tuệ, uyên bác. Sau Cách mạng
tháng Tám, với cương vị là Chủ tịch nước, ngơn ngữ báo chí Hồ Chí Minh
trang trọng mà ân cần, sắc sảo nhưng lại mang màu sắc trữ tình, đầm ấm. Khi
dùng các bút danh khác để viết báo nhằm mục đích trực tiếp đả kích kẻ thù,
vạch mặt bọn xâm lược thì giọng điệu, ngơn ngữ biểu hiện sự châm biếm sắc
sảo, là ngôn ngữ luận chiến. Như đã biết, các nhà hoạt động chính trị thường

25


×