Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

HỌC PHẦN DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN CÁC BỆNH lây QUA ĐƯỜNG TÌNH dục và HIVAIDS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.68 KB, 23 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA XÃ HỘI HỌC

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN
ĐỀ TÀI:

CÁC BỆNH LÂY QUA ĐƯỜNG TÌNH DỤC VÀ HIV/AIDS
CHỦ ĐỀ:

DÂN SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN

Hà Nội - 2012


MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết – lý do chọn vấn đề.
Hiện nay với quá trình toàn cầu hóa và tự do về thương mại dẫn đến sự
giao lưu về lối sống không lành mạnh giữa các nước khác nhau, lối sống
không lành mạnh tệ nạn mại dâm phổ biến cũng là một yếu tố nguy cơ rất cao
của bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Ở Việt Nam tính đến tháng 11-2000 đã phát hiện 27.290 người nhiễm
HIV ở 61/61 tỉnh, thành phố, trong dó 4.461 người chết vì AIDS hơn nữa phụ
nữ nước ta trong độ tuổi sinh đẻ mắc nhiều bệnh nhiễm khuẩn phụ khoa
những căn bệnh lây nhiễm này làm cho tỉ lệ tử vong trẻ sơ sinh gia tăng
nhanh. Vì HIVở trẻ em tiến triển rất nhanh tiến triển thành AIDS. Tỷ lệ phụ
nũ này được điều tra ở vùng Thừa thiên – Huế là 20% phụ nữ trong tuổi sinh
đẻ. Tỷ lệ này xấp xỉ tỷ lệ chung của nhiểu nước đang phát triển. Thành phố
Hồ Chí Minh là nơi dẫn đầu về số nhười nhiềm bệnh, thứ nhì là Quảng Ninh,
Hà Nội xếp hàng thứ bảy.Tính đến đầu năm 2003, 60% ngàn người nhiễm
HIV ,thì 52% là thuộc nhóm tuổi 20-29, nó đang hủy hoại chất lượng lực


lượng lao động trẻ của nước ta.
Da số chi phí để chữa bệnh LNQĐTD rất đắt người bệnh còn phải nghỉ
làm việc để chữa bệnh gây thiệt hại về kinh tế là rất lớn.
Vể mặt xã hội, những người bệnh cảm thấy xấu hổ, xa lánh mọi người.
Ở một số nơi, những người bị mắc bệnh còn bị kì thị và phân biệt đối xử.
Người phụ nữ khi đã mắc bệnh có thể bị chổng ly dị . Hơn hết nếu bố mẹ bị
chết sẽ để lại những đứa trẻ mồ côi với bao khó khăn đau khổ trên con đường
đời. Vì vậy những những thông tin và kiến thức về các bệnh LQĐTD cần thiết
với mọi lứa tuổi nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên đang còn ngồi trên ghế nhà
trường.

2


II. Lịch sử nghiên cứu thế giới và Việt Nam.
-Nhằm xác định các vấn đề ưu tiên trong nghiên cứu khoa học về
HIV/AIDS, Cục Phòng, chống HIV/AIDS đã phối hợp với Tổ chức sức khỏe
gia đình quốc tế (FHI 360), các đơn vị liên quan, các nhà khoa học trong nước
và quốc tế xây dựng dự thảo định hướng nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS
tại Việt Nam giai đoạn 2012-2015.
-BS. Trương Hữu Khanhnghiên cứu nhiều đề tài gây tiếng vang trong
giới y khoa. Khoa nhiễm BV nhi đồng 1, nơi đầu tiên tiếp nhận nhũ nhi nhiễm
HIV/AIDS vào năm 1997 và số trẻ nhập viện điều trị HIV cũng ngày một
nhiều hơn. Trong quá trình làm việc, anh nghiệm ra nhiều vấn đề, nếu không
làm tổng kết số trẻ nhiễm HIV thì khó có thể “đi đường dài”. Rồi anh vừa
điều trị bệnh vừa thu thập số liệu. Đến năm 2001, anh là người đầu tiên đã
đưa ra “Nghiên cứu lâm sàng điều trị bệnh nhi HIV/AIDS
- Bác sĩ Lê Thúy Lan Thảo, chuyên viên Văn phòng thường trực Phòng
chống AIDS TP HCM. Đề tài nghiên cứu mang tên "Sự bùng phát dịch
HIV/AIDS tại TP HCM" của chị là một trong số 7 công trình được trao giải

thưởng dành cho các nhà nghiên cứu trẻ (dưới 35 tuổi) tại Hội nghị quốc tế
lần thứ 14 về HIV/AIDS.
-Trường Đại học Y tế Công cộng Hà Nội phối hợp với Trung tâm y tế
Nha Trang, Hội phụ nữ thành phố Nha Trang tiến hành nghiên cứu” Hành vi
nguy cơ lây nhiễm HIV và các yếu tố liên quan ở phụ nữ thành phố Nha
Trang năm 2005”
- bác sĩ Trần Thị Thuỷ Hà, giám đốc Trung tâm Phòng, chống
HIV/AIDS tỉnh Tiền Giang đã dành nhiều công sức nghiên cứu và ứng dụng
thành công hơn 10 đề tài khoa học, chỉ đạo tuyến, giám sát dịch tễ các hoạt
động: truyền thông, tư vấn, chăm sóc người nhiễm, can thiệp giảm tác hại,
góp phần tích cực giảm kỳ thị phân biệt đối xử với người có HIV đẩy lùi đại
dịch HIV/AIDS... Chị còn quản lý, khám, điều trị, tư vấn cho hơn 220 bệnh
nhân AIDS, vận động điều hành các dự án hỗ trợ chăm sóc người nhiễm, trẻ
3


em bị ảnh hưởn bới HIV. Bác sỹ Hà đã nhận được bằng khen của Thủ tướng,
ngành và địa phương trong dịp đánh giá thành tựu 20 năm phòng chống
HIV/AIDS tại Việt Nam.
- Nghiên cứu “Tổng quan tài liệu Truyền thông đại chúng về
HIV/AIDS cho thanh niên”, theo chỉ đạo của Vụ Sức khỏe Sinh sản, Bộ Y tế
với tài trợ của UNAIDS, 2004.
-Nghiên cứu đánh giá chương trình hỗ trợ nhóm đồng đẳng trong
phòng chống HIV/AIDS cho giới mại dâm TP. Hồ Chí Minh (Luận văn thạc
sĩ Công tác xã hội Đại học Philippines, 1995, Nguyễn Thị Xuân Đào).
- Nghiên cứu hành vi tính dục liên quan đến phòng tránh HIV/AIDS ở
nam thanh niên chưa có gia đình tại TP. Hồ Chí Minh (Luận văn thạc sĩ Khoa
học xã hội - Sức khỏe, Đại học Mahidol, 1998, Trương Trọng Hoàng). Đã báo
cáo tại Hội nghị Khoa học toàn quốc về HIV/AIDS lần II năm 2000.
- Nghiên cứu tình hình nhiễm HIV/AIDS của phạm nhân trong Trại

giam K1 Cái Tàu, tỉnh Cà Mau năm 2009.
-Nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu, đào tạo và chuyển
giao công nghệ sinh học (Retib), Công ty cổ phần Traphaco, Bệnh viện Bình
Triệu và cơ sở Thiên Phước TP.HCM vừa hoàn thành công trình nghiên cứu
khoa học sử dụng các thuốc có nguồn gốc dược liệu hỗ trợ điều trị bệnh nhân
HIV/AIDS. Kết quả: công trình đã xây dựng được chế phẩm Daisvan có chức
năng tăng cường miễn dịch cho các bệnh nhân HIV/AIDS.
-Viện nghiên cứu điều trị các bệnh hiểm nghèo ( Radiner ) thành lập
năm 2002 theo chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ số
A218 ngày 15/1/2002 của Bộ Khoa học và Công nghệ (Tiền thân là Trung
tâm Nghiên cứu phát triển dược liệu hoạt động từ 1995 )- đơn vị trực thuộc
-Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam -Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật
Việt Nam. hoạt động theo cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm trước pháp
luật. Hội đồng khoa học của Viện Radiner gồm 13 GS,TS trong lĩnh vực y,
dược tâm huyết tham gia nghiên cứu khoa học ...trong 13 năm qua với sự nỗ
4


lực phấn đấu không quản ngại khó khăn của Ban Lãnh đạo viện, các nhà khoa
học cùng với sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng Nhà nuớc, đặc biệt là Bộ
Khoa học và Công nghệ.Viện Radiner đã tham gia Chủ trì nghiên cứu đề tài
khoa học Độc lập cấp Nhà nước về thuốc hỗ trợ cai nghiện ma tuý và thuốc
hỗ trợ điều trị HIV/AIDS.
-Hiệp hội phòng chống AIDS quốc tế đã công bố kết quả một nghiên
cứu về điều trị phơi nhiễm HIV cho trẻ sơ sinhmỗi ngày trong suốt 6 tháng
đầu thì sẽ giảm được hơn 50% nguy cơ lây nhiễm HIV từ người mẹ.
III.

Phương pháp nghiên cứu:


1.Thực trạng.
Bệnh lây qua đường tình dục trước kia được gọi với cái tên là “bệnh
phong tình” hay “bệnh hoa liễu”. Căn bệnh này nhằm chỉ những người hay
chơi bời trai gái hoặc những người làm nghề “bán hoa”.
Từ khi có những phát hiện sinh học về các bệnh lây truyền qua đường
tình dục đến nay có nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ các bệnh này.
Thuật ngữ đầu tiên được sử dụng là các bệnh hoa liễu (tiếng Anh
là Venereal diseases, tiếng Pháp làMaladies vénériénnes) để chỉ các bệnh hoa
liễu cổ điển lây truyền qua quan hệ tình dục (từ Venereal lấy từ nhân vật nữ
thần Venus- nữ thần sắc đẹp và ái tình trong thần thoại Hy-Lap). Các bệnh đó
là bệnh giang mai, bệnh lậu, hạ cam, hột xoài và u hạt bẹn hoa liễu. Từ thập
niên 70 của thế kỷ XX, người ta đã phát hiện thêm các tác nhân gây bệnh mới
lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD), từ đó thuật ngữ bệnh hoa liễu
được thay bằng các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually
Transmitted Diseases- STDs). Đến năm 1997, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra
một thuật ngữ mới là các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
(Sexually Transmitted Infections- STIs).

5


Vi-rút Herpes
Tuy nhiên, cần phải phân biệt các tác nhân lây truyền qua đường tình
dục với các tác nhân có thể lây truyền qua đường tình dục. Các tác nhân có
thể lây truyền qua đường tình dục khi các đường lây truyền khác không phải
đường tình dục chiếm ưu thế hoặc chỉ lây truyền qua đường tình dục chủ yếu
ở người trưởng thành, còn ở trẻ em lây qua tiếp xúc. Ví dụ như: các vi-rút
CMV, HBV, u mềm lây chủ yếu lây truyền qua tình dục ở người trưởng thành
nhưng ở trẻ em thì qua đường khác: qua tiếp xúc trực tiếp da- da, qua truyền
từ mẹ sang con và qua truyền máu. Một số tác nhân khác như M. hominis,G.

vaginalis, Liên cầu nhóm B, HTLV-II, C. albicans... cũng không hoàn toàn là
lây truyền qua đường tình dục.
Cuối cùng, về thuật ngữ các nhiễm trùng đường sinh sản (Reproductive
Tract Infections-RTIs) cũng cần phân biệt với thuật ngữ được các nhà hô hấp
đặt tên cho các nhiễm trùng đường hô hấp (RTIs- Respiratory Tract
Infections). Các nhiễm trùng đường sinh sản bao gồm các nhiễm trùng nội
sinh (Endogenous Infections) như viêm âm đạo vi khuẩn, nấm men candida
âm đạo; các nhiễm khuẩn do dụng cụ hoặc thủ thuật y tế không vô khuẩn- hay
còn gọi là nhiễm trùng y sinh (Iatrogenic Infections) và các nhiễm trùng lây
truyền qua đường tình dục (Sexually TranCuối cùng, về thuật ngữ các nhiễm

6


trùng đường sinh sản (Reproductive Tract Infections-RTIs) cũng cần phân biệt
với thuật ngữ được các nhà hô hấp đặt tên cho các nhiễm trùng đường hô hấp
(RTIs- Respiratory Tract Infections). Các nhiễm trùng đường sinh sản bao
gồm các nhiễm trùng nội sinh (Endogenous Infections) như viêm âm đạo vi
khuẩn, nấm men candida âm đạo; các nhiễm khuẩn do dụng cụ hoặc thủ thuật
y tế không vô khuẩn- hay còn gọi là nhiễm trùng y sinh (Iatrogenic
Infections) và các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (Sexually
Transmitted InfecẢnh hưởng của đại dịch AIDS (Acquired Immunodeficency
Syndrome) càng làm tăng lên sự cần thiết phòng chống và điều trị các bệnh
lây truyền qua đường tình dục. Các bệnh này có thể lây truyền khi quan hệ
tình dục không an toàn. Khi bị mắc STI, đặc biệt các bệnh gây loét sinh dục
(Genital Ulcers Diseases) làm tăng nguy cơ nhiễm HIV. Theo các chuyên gia
của Tổ chức Y tế thế giới thì nguy cơ mắc HIV cao gấp 2 đến 5 lần, nếu như
một trong hai người bạn tình bị STI; với những người bị các bệnh có loét sinh
dục thì nguy cơ lây nhiễm HIV tăng lên đến 9 lần. Ở những người nhiễm HIV
thì không những họ dễ bị nhiễm STI khi quan hệ tình dục với người bị bệnh

mà việc điều trị các STI cũng trở nên rất khó khăn, bệnh thường ít đáp ứng
với các điều trị thông thường.
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, hàng năm có ít nhất 1/10
người đang ở tuổi hoạt động tình dục bị một bệnh LTQĐTD. Bệnh LTQĐTD
có ảnh hưởng rất quan trọng đến sức khỏe con người, đặc biệt với phụ nữ và
trẻ sơ sinh. Bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong quá trình mang thai như
giang mai, nhiễm Cytomegalovirus, nhiễm vi rút Herpes..., thai yếu và thai
chết lưu, sảy thai, đẻ non... Lậu mắt ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến mù vĩnh viễn.
Ở phụ nữ không điều trị kịp thời có thể bị nhiều biến chứng do bệnh gây nên
như viêm hố chậu, vô sinh, chửa ngoài tử cung, ung thư cổ tử cung. Ở các
nước đang phát triển thuộc Châu Phi, Châu Á - các bệnh STD là một trong
năm bệnh thường gặp nhất.

7


Số lượng các bệnh STD toàn cầu theo ước tính của Tổ chức Y tế thế
giới hàng năm
Bệnh
Trùng roi sinh dục
Nhiễm C.trachomatis sinh dục
Bệnh lậu
Sùi mào gà
Éc-pét sinh dục
Giang mai
Hạ cam
Tổng cộng

Số bệnh nhân (triệu)
170

89
62
30
20
12
07
390

Ở Việt Nam, số bệnh nhân khám bệnh LTQĐTD theo báo cáo mà Viện
Da liễu nhận được hàng năm trên 130.000 trường hợp. Tuy nhiên, theo ước
tính của các chuyên gia thì hàng năm có khoảng gần 1 triệu trường hợp mới
mắc. Đa số bệnh nhân bị bệnh tự mua thuốc điều trị hoặc đến chữa trị tại các
thầy thuốc tư.
Để có thể có được bức tranh tổng quát về các bệnh LTQĐTD của Việt
Nam, qua các báo cáo thu nhận được từ các địa phương trong toàn quốc,
chúng tôi phân tích, đánh giá về bệnh này qua các năm từ 1996 đến 2010.
2. Tổng số bệnh nhân mắc nhiễm trùng LTQĐTD trong từng năm
Tổng số bệnh nhân mắc nhiễm trùng LTQĐTD từ năm 1996 đến 2010
Năm
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006

2007
2008

Số bệnh nhân
45.634
73.291
138.310
101.466
95.595
156.253
183.927
132.168
143.880
125.249
192.042
198.594
283.643
8


2009
2010
Tổng số

252.515
348.134
2.470.701

Biểu đồ 1. Diễn biến tình hình nhiễm trùng LTQĐTD từ 1996 đên 2010.


9


Tổng số bệnh nhân mắc nhiễm trùng LTQĐTD được thu thập trong
thời gian từ 1996 đến 2010 qua báo cáo của các địa phương là 2.470.701 bệnh
nhân. Từ giữa thập kỷ 90, Viện Da liễu đã tổ chức được các lớp đào tạo về
chẩn đoán và điều trị các nhiễm trùng LTQĐTD, các học viên từ các
tỉnh/thành phố được cung cấp tài liệu và xem các hình ảnh dương bản về
STIs. Mục tiêu của các khoá học này là hướng dẫn các học viên kiểm soát
STIs thông qua việc tiếp cận hội chứng. Năm 1996, Viện Da liễu phát hành
cuốn hướng dẫn kiểm soát các bệnh LTQĐTD, trong đó cũng nhấn mạnh
chẩn đoán và điều trị STIs thông qua tiếp cận hội chứng. Tài liệu nhấn mạnh
tới 4 hội chứng do 8 căn nguyên gây bệnh thường gặp, đó là:
- Hội chứng tiết dịch niệu đạo gây ra bởi lậu cầu và C. trachomatis
- Hội chứng tiết dịch âm đạo gây ra bởi lậu cầu, C. trachomatis (gây viêm
cổ tử cung), Trichomonas,Candida albicans, và Gardnerella vaginalis/VK kỵ
khí (gây viêm âm hộ âm đạo)
- Hội chứng đau bụng dưới hoặc là viêm tiểu khung gây ra bởi lậu
cầu, C.trachomatis và vi khuẩn kỵ khí.
- Hội chứng loét sinh dục do xoắn khuẩn giang mai, H.ducrey, vi rút
herpes.
Do đó, số bệnh nhân LTQĐTD được phát hiện tăng nhanh từ năm 1996
đến năm 1998. Sau đó, số lượng bệnh nhân được phát hiện hàng năm dao
động ở mức cao, trong đó cao nhất là năm 2010 (348.134bệnh nhân).
- HIV là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh Human Immunodeficiency Virus (Virusgây suy giảm miễn dịch ở người). HIV có 2 týp là
HIV-1 và HIV-2.
AIDS là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Acquired Immuno
Deficiency Syndrom (Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải). Trước đây,
bệnh được gọi là SIDA (viết tắt từ tiếng Pháp: Syndrome d'Immuno
Deficience Acquise), nhưng do tên này trùng với tên của Tổ chức phát triển


10


quốc tế Thụy Điển SIDA và tên của Tổ chức CIDA (Canađa) cũng gọi là "Si
đa" nên thống nhất gọi là AIDS để tránh nhầm lẫn và phù hợp với tên quốc tế.
AIDS là một bệnh mạn tính do HIV gây ra. HIV phá huỷ các tế bào của
hệ miễn dịch, khiến cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn
và nấm gây bệnh. Do đó bệnh nhân dễ bị một số loại ung thư và nhiễm trùng
cơ hội mà bình thường có thể đề kháng được.
Bản thân virus và nhiễm trùng được gọi là HIV. Thuật ngữ AIDS được
dùng để chỉ giai đoạn muộn hơn của bệnh. Như vậy, thuật ngữ nhiễm
HIV/AIDS được dùng để chỉ những giai đoạn khác nhau của cùng một bệnh.
Mặc dù tỉ lệ nhiễm bệnh đang giảm dần do mức tăng dân số và nhiều
người nhiễm bệnh sống lâu hơn nhờ các loại thuốc mới, nhưng thực sự con số
người nhiễm bệnh lên cao nhất từ trước tới nay. Tiến sỹ Peter Piot, Giám đốc
cơ quan UNAIDS cho biết, con số người nhiễm HIV trên thế giới vẫn tiếp tục
tăng lên và chưa có xu hướng giảm.
Trong một phần tư thế kỷ kể từ khi những trường hợp nhiễm bệnh
AIDS đầu tiên được biết đến tại Hoa Kỳ, 25 triệu người đã chết vì căn bệnh
này và ngày nay gần 40 triệu người trên khắp thế giới đang nhiễm virus HIV,
một nửa trong số này là phụ nữ.
Theo báo cáo này, Sahara là nơi có số người nhiễm HIV cao nhất trên
thế giới với gần 2/3 dân số, tiếp đến là châu Á Thái Bình Dương với 8,3 triệu
người nhiễm HIV. Tuy nhiên, Đông Âu và Trung Á lại là khu vực có tốc độ
lây nhiễm khủng khiếp nhất thế giới.
Quốc gia bị ảnh hưởng nhất là nước Swaziland bé nhỏ nơi một phần ba
người lớn bị nhiễm vi rút HIV. Tuy nhiên Kenya và Zimbabwe được báo cáo
là con số nhiễm HIV tại đây đã có giảm bớt.
Nam Phi vẫn là nước có số người nhiễm HIV cao nhất tại Châu Phi. 5,5

triệu người lớn mang virus HIV.
Ấn Độ đã vượt qua Nam Phi để trở thành quốc gia có nhiều người sống
chung với HIV nhất thế giới. Số ca có HIV ở quốc gia đông dân thứ nhì hành
11


tinh hiện chiếm 2/3 tổng số ca nhiễm loại virus chết người này trên toàn Châu
Á. Ước tính đến cuối năm 2005, có 5,7 triệu người Ấn Độ sống chung với
HIV. Tuy nhiên, tỷ lệ số người lớn có HIV ở quốc gia Nam Á này là 0,9%,
thấp hơn rất nhiều so với Nam Phi (18,8%).
Ước tính có khoảng 270.000 - 680.000 bệnh nhân AIDS ở Ấn Độ đã
chết kể từ khi trường hợp AIDS đầu tiên được phát hiện vào năm 1981. Các
bang ở miền nam Ấn Độ thường là những nơi đại dịch AIDS hoành hành
mạnh nhất. Theo Cơ quan phòng chống AIDS của LHQ, hầu hết các trường
hợp mắc bệnh ở nước này đều là do quan hệ tình dục không an toàn.
Campuchia và Thái Lan đã giảm tỉ lệ nhiễm bệnh nhưng UNAIDS cho
biết Việt Nam, Indonesia và Papua New Guinea đang là những điểm đáng lo
ngại.
Việc sử dụng ma túy đang là nguyên nhân dẫn tới tình trạng gia tăng
người nhiễm AIDS tại Nga và Ukraina.
Việc sử dụng ma túy đang là nguyên nhân dẫn tới tình trạng gia tăng
người nhiễm AIDS tại Nga và Ukraina.
HIV và AIDS ở Việt Nam
Số người sống với HIV ở Việt Nam
Số trường hợp nhiễm HIV còn sống tính đến 31/3/2009
Tỷ lệ nhiễm HIV ước tính ở độ tuổi từ 15-49
Các ca tử vong do AIDS
Bệnh nhân AIDS tử vong
Các trường hợp tiến triển thành AIDS
Bệnh nhân AIDS còn sống


12

144.438
0.53 %
42.477
30.996


Kiến thức và hành vi
(theo điều tra kết hợp hành vi và sinh học –IBBS 2006)
Nam

Nữ

giới
50,3%

giới
42,3%

nhiễm HIV
Số phần trăm thanh niên nam và nữ có quan hệ tình dục

0,5%

0,3%

trước tuổi 15
Số phần trăm người ở độ tuổi từ 15- 49 có quan hệ tình dục


0,7%

0%

Số phần trăm thanh niên nam và nữ tuổi từ 15-24 hiểu biết
đúng về các cách phòng tránh lây nhiễm HIV qua đường
tình dục và phản đối những quan điểm sai lầm về việc lây

với hơn một bạn tình trong vòng 12 tháng qua
Số phần trăm nhóm người có nguy cơ cao hiểu PNMD MSM Nam
biết đúng về các cách phòng tránh lây nhiễm
HIV qua đường tình dục và phản đối những quan

35,4%

TCMT
54,9% 37,6%

điểm sai lầm về việc lây nhiễm HIV
Số phần trăm phụ nữ mại dâm có sử dụng bao cao su với khách hàng 97,1%
gần đây nhất
Số phần trăm nam giới có sử dụng bao cao su trong lần cuối họ có 61,3%
quan hệ tình dục qua đường hậu môn với bạn tình cùng giới
Số phần trăm người tiêm chích ma túy có sử dụng bao cao su trog lần 36,4%
quan hệ tình dục gần đây nhất
Số phần trăm người tiêm chích ma túy sử dụng dụng cụ tiêm chích 88,8%
tiệt trùng trong lần tiêm chích gần đây nhất
Báo cáo UNGASS lần thứ 3, 2008
Chi phí

Ngân sách quốc gia Chính phủ chi tiêu từ các nguồn trong 9,4 triệu USD
nước
Các chương trình quốc gia

(2007)

13


Số phần trăm người nhiễm HIV được điều trị kháng vi-rút
30% (2007)
Số phần trăm phụ nữ mang thai có HIV nhận điều trị để giảm 13,9% (2007)
nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con
Số phần trăm nhóm nguy cơ cao được tiếp cận với các Nam
chương trình dự phòng

NCMT

43,2%
MSM 25,6%
PNMD 62,5%

Ảnh hưởng
Số phần trăm nhóm nguy cơ cao bị nhiễm HIV

PNMD 4,2%
MSM
Nam

23,1%

Số phần trăm người lớn và trẻ em có HIV được biết là vẫn Người
điều trị sau 12 tháng bắt đầu được điều trị kháng vi-rút

9%
NCMT
lớn

81%
Trẻ em 93,1%

Số liệu về được điều trị tại Việt Nam
Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước có 29,575 người đã chuyển sang
AIDS và gần 27,245 người được tiếp cận với thuốc điều trị ARV. Tuy nhiên
đây chỉ là con số khiêm tốn so với tổng số hơn 138,191 trường hợp đang mắc
căn bệnh thế kỷ này tại Việt Nam.
Nguyên nhân do kinh phí dành để hỗ trợ, điều trị cho người mắc bệnh
vẫn còn quá ít so với nhu cầu.
Cụ thể, tính đến ngày 20/1/09, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống
là 138.191 người, số người nhiễm HIV đã tử vong 41.903 trường hợp.
Riêng trong tháng 2/09, số bệnh nhân mắc mới HIV là 608 trường hợp,
số bệnh nhân chuyển sang AIDS là 221 trường hợp và 113 trường hợp tử
vong do AIDS.
Theo báo cáo, hiện nay 62/63 tỉnh, thành phố thành lập trung tâm
phòng, chống HIV/AIDS, trong đó, 59 trung tâm đã đi vào hoạt động. Nhờ

14


vậy, công tác giảm tác hại và dự phòng lây nhiễm HIV đã phát huy hiệu quả,
hạn chế phần nào số người nhiễm bệnh mới.

Bộ Y tế báo cáo đã tiến hành cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hơn 1.000 trẻ
em có HIV.
Cả nước có 34 máy đếm CD4 được phân bổ tại 24/63 tỉnh thành.
Số bệnh nhân được điều trị ARV phân bổ theo vùng như sau:
Khu vực

HIV

AIDS

Điều trị ARV

Miền núi phía Bắc

26,988

3534

4934

Đông Bắc Bộ

32,120

5141

6078

Bắc Trung Bộ


7075

1490

1021

Nam Trung Bộ

2887

640

323

Tây Nguyên

1513

152

133

Đông Nam Bộ

45,956

14,659

12,030


Đồng Bằng SCL

21,652

3,959

2,726

IV.Nguyên nhân.
Bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) do các tác nhân vi sinh
vật lây truyền từ người này sang người khác chủ yếu qua tiếp xúc tình dục.
Các nguyên nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn, virus, đơn bào, kí sinh vật
ngoài da hoặc nấm gây bệnh. Cho đến nay, chúng ta đã biết đến hơn 40 loài vi
sinh vật gây ra gần 20 hội chứng/bệnh LTQĐTD, trong đó có nhiễm HIV gây
hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS).
Các nguyên nhân gây bệnh có thể là vi khuẩn, virus, đơn bào, kí sinh
vật ngoài da hoặc nấm gây bệnh. Cho đến nay, chúng ta đã biết đến hơn 40
loài vi sinh vật gây ra gần 20 hội chứng/bệnh LTQĐTD, trong đó có nhiễm
HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (AIDS).
Trên thế giới, bệnh LTQĐTD cũng khá phổ biến. Hàng năm, có khoảng
390 triệu người mắc các bệnh LTQĐTD. Trong các nước đang phát triển thì
15


các bệnh LTQĐTD là một trong năm bệnh hàng đầu gây ảnh hưởng đến sức
khoẻ cho loài người hiện nay. Tương tự, tại các nước phát triển tỷ lệ mắc
bệnh LTQĐTD cũng khá cao.
Tại Mỹ, hàng năm có khoảng 15 triệu người mắc bệnh LTQĐTD, trong
đó 4 triệu là vị thành niên và 6 triệu là những người trưởng thành trẻ tuổi. Tỷ
lệ hiện mắc Chlamydia tại Mỹ là 4,8% trong năm 2003. Tại Braxin, tỷ lệ hiện

mắc bệnh LTQĐTD là 13,5% trong năm 2003. Tại Trung Quốc, tỷ lệ mắc
bệnh LTQĐTD trong năm 2003 là 20,1%, trong đó phổ biến nhất là
Chlamydia chiếm 9,4% và herpes chiếm 9,3%. Tỷ lệ hiện mắc bệnh
LTQĐTD tại Nam Phi trong năm 2003 là 20%.
Tuy rằng, các bệnh LTQĐTD đã được y học hiểu biết khá đầy đủ cả về
căn nguyên, mức độ phổ biến và một số yếu tố nguy cơ. Nhưng do đặc điểm
của bệnh LTQĐTD là những bệnh mang tính xã hội và tương đối nhạy cảm
cho nên số lượng các trường hợp bệnh LTQĐTD được báo cáo là không đầy
đủ. Tại Việt Nam, theo số liệu thu thập hàng năm từ các báo cáo của các
tỉnh/thành phố trong toàn quốc từ 2001- 2010 có 3.722.474 trường hợp mắc
bệnh LTQĐTD. Tuy nhiên, theo ước tính của các chuyên gia thì hàng năm có
gần 1 triệu trường hợp mắc các bệnh LTQĐTD.
Mặc dù từ thập kỷ 40 của thế kỷ trước, trị liệu kháng sinh có hiệu lực
mạnh diệt các tác nhân gây bệnh là vi khuẩn như xoắn khuẩn giang mai, lậu
cầu khuẩn... nhưng bệnh vẫn tăng trưởng vào các thập kỷ sau. Yếu tố nguy cơ
của bệnh LTQĐTD là sinh hoạt tình dục không an toàn và mại dâm liên quan
đến những vấn đề có tính chất toàn cầu như:
- Thay đổi quan niệm về tình dục: Khác với trước kia nhiều nước được
coi là tương đối khắt khe về quan hệ tình dục trước hôn nhân nhưng hiện nay
quan niệm này bị thay đổi dẫn đến việc quan hệ tình dục tự do, đặc biệt là các
nước châu Á.

16


Lối sống không lành mạnh, tệ nạn mại dâm trở nên phổ biến ở nhiều
nước phát triển và đang phát triển cũng là một yếu tố nguy cơ rất cao của
bệnh LTQĐTD, đặc biệt là HIV/AIDS.
- Quá trình toàn cầu hoá và tự do thương mại dẫn đến sự giao lưu về lối
sống không lành mạnh giữa các nước khác nhau.

- Quan hệ tình dục đồng giới không qua đường sinh sản đã làm cho một
số bệnh đường ruột trở nên lây qua quan hệ tình dục như lỵ trực trùng, lỵ a
míp và một số bệnh lây qua đường tình dục có biểu hiện ở hậu môn-trực tràng
như bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà, herpes. Hơn nữa, quan hệ qua đường
hậu môn có nguy cơ cao hơn lây nhiễm HIV.
Bệnh LTQĐTD và nhiễm HIV/AIDS có mối quan hệ mật thiết với
nhau. Không còn nghi ngờ gì nữa, nhiễm HIV/AIDS là một mẫu hình của
bệnh LTQĐTD, có thể xem đây là hai bạn đồng hành. Khi bị bệnh LTQĐTD
thì sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV; khi bị nhiễm HIV/AIDS sẽ làm cho
việc điều trị các bệnh LTQĐTD sẽ trở nên khó khăn hơn, bệnh kéo dài hơn.
- Một số tác nhân gây bệnh LTQĐTD mới như virus ngày càng chiếm
ưu thế trong mô hình bệnh này. Từ năm 1981, tình hình khẩn cấp về
HIV/AIDS đã làm tăng thêm bằng chứng về những khó khăn trong kiểm soát
các bệnh LTQĐTD. Trong một thời gian ngắn, dịch HIV/AIDS đã trở thành
một chủ đề nổi trội cả về y tế lẫn xã hội.
Chính đại dịch HIV/AIDS đã làm cho con người phải đối mặt với nhiều
thách thức trong thế kỷ 21. Bệnh LTQĐTD và nhiễm HIV/AIDS có mối quan
hệ mật thiết với nhau. Không còn nghi ngờ gì nữa, nhiễm HIV/AIDS là một
mẫu hình của bệnh LTQĐTD, có thể xem đây là hai bạn đồng hành. Khi bị
bệnh LTQĐTD thì sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HIV; khi bị nhiễm
HIV/AIDS sẽ làm cho việc điều trị các bệnh LTQĐTD sẽ trở nên khó khăn
hơn, bệnh kéo dài hơn. Điều trị tích cực các bệnh LTQĐTD sẽ làm giảm lây
nhiễm HIV đáng kể.

17


Từ khi có những phát hiện sinh học về các bệnh LTQĐTD đến nay có
khá nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ các bệnh này. Thuật ngữ đầu tiên được
sử dụng là các bệnh hoa liễu (tiếng Anh là Venereal diseases, tiếng Pháp là

Maladies vénériénnes) để chỉ các bệnh hoa liễu cổ điển lây truyền qua quan
hệ tình dục (từ Venereal lấy từ nhân vật nữ thần Venus - nữ thần sắc đẹp và ái
tình trong thần thoại Hy Lạp)
Các bệnh đó là bệnh giang mai, bệnh lậu, hạ cam, hột xoài và u hạt bẹn
hoa liễu. Từ thập niên 70 của thế kỷ 20, người ta đã phát hiện thêm các tác
nhân gây bệnh mới LTQĐTD, từ đó thuật ngữ bệnh hoa liễu được thay bằng
các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted DiseasesSTDs). Đến năm 1997, Tổ chức Y tế thế giới đã thống nhất gọi là các nhiễm
khuẩn lây truyền qua đường tình dục:
Các bệnh đó là bệnh giang mai, bệnh lậu, hạ cam, hột xoài và u hạt bẹn
hoa liễu. Từ thập niên 70 của thế kỷ 20, người ta đã phát hiện thêm các tác
nhân gây bệnh mới LTQĐTD, từ đó thuật ngữ bệnh hoa liễu được thay bằng
các bệnh lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted DiseasesSTDs). Đến năm 1997, Tổ chức Y tế thế giới đã thống nhất gọi là các nhiễm
khuẩn lây truyền qua đường tình dục (Sexually Transmitted Infections- STIs).
V. Hậu quả
-Ảnh hưởng về xã hội
Đại dịch AIDS tác động mạnh, những mất mát lớn lao và không đúng
lúc của cha mẹ và những công dân có năng suất không chỉ ảnh hưởng đến gia
đình mà còn ảnh hưởng đến các trang trại, và những nơi làm việc, trường học,
hệ thống y tế và chính phủ. Đại dịch này đang ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt
của cuộc sống.
Hộ gia đình chịu ảnh hưởng trực tiếp của HIV/AIDS, bởi vì gia đình là
những người chăm sóc chính cho những người bị nhiễm AIDS và có những
khó khăn về tài chính liên quan đến AIDS. Trong suốt một thời gian dài đau
ốm do AIDS, sự mất mát về thu nhập và chi phí cho một thành viên gia đình
18


đang hấp hối có thể làm cho hộ bị nghèo đi. Khi một người cha hoặc mẹ mất
đi, hộ gia đình có thể bị tan vỡ và con cái sẽ được gửi đi sống cùng với họ
hàng hoặc tự bảo vệ bản thân.

Hệ thống chăm sóc y tế cũng có những yêu cầu lớn do HIV/AIDS lan
rộng. Các hệ thống y tế ở châu Phi vốn dĩ yếu kém đã bị tê liệt trước sự tấn
công của đại dịch. Chi phí dành cho điều trị và các trường hợp nhiễm bệnh
liên quan đến AIDS đang tăng lên. Sự phân bổ nguồn lực hiếm hoi dành cho
HIV/AIDS có thể chuyển hướng chú ý tới những quan tâm khác về y tế và khi
ngân sách công dành cho chăm sóc sức khoẻ trở nên eo hẹp thì chi phí của
khu vực tư nhân, của các cá nhân và các hộ gia đình ngày càng tăng.
Doanh nghiệp và nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi
HIV/AIDS. Chủ lao động bị ảnh hưởng nặng nề do thiếu công nhân, thường
xuyên vắng mặt ở nơi làm việc, chi phí ngày càng tăng do việc chi trả quyền
lợi về chăm sóc y tế (bao gồm cả thuốc phòng chống AIDS rất đắt đỏ) và việc
chi trả cho quyền lợi của những người chết. Khả năng tồn tại về mặt kinh tế
của các trang trại nhỏ và nông nghiệp thương phẩm cũng bị ảnh hưởng bởi
mất mát những người lao động.
Chính vì thế sự ổn định về kinh tế bị ảnh hưởng do các doanh nghiệp
và nông nghiệp sút kém. Ở những nước bị ảnh hưởng mạnh bởi đại dịch, các
nghiên cứu cho thấy tổng sản phẩm quốc nội hàng năm giảm từ 1-2 điểm
phần trăm so với tình trạng giả định là “không có AIDS”. Nhưng tác động dài
hạn có thể nghiêm trọng hơn so với các phân tích trên. Thật khó có thể tính
được những tổn thất về vốn con người như giáo dục trẻ em, dinh dưỡng, và
các thiệt hại về mặt sức khoẻ trực tiếp và gián tiếp do AIDS. Những tác động
của đầu tư thấp hơn đối với thế hệ trẻ có thể ảnh hưởng đến thành tựu kinh tế
trong hàng thập kỉ.
Ảnh hưởng tới tuổi thọ:
Những người đang sống chung với HIV và AIDS có khả năng mắc các
loại bệnh và các loại truyền nhiễm khác bởi hệ thống miễn dịch bị suy giảm
19


và kết quả là đại dịch AIDS đã làm tăng thêm bệnh viêm phổi và lao ở rất

nhiều nơi trên thế giới.
Ở châu Phi cận Sahara, tỷ suất chết của trẻ em dưới 5 tuổi thường cao
hơn nhiều so với trường hợp nếu như không mắc HIV (xem số liệu). Thiếu
thuốc để kéo dài thời gian sống, 1/3 số trẻ sinh ra bị nhiễm HIV (bị nhiễm từ
mẹ) chết trước khi tròn một tuổi, và khoảng 60% chết trước 5 tuổi
- Ảnh hưởng tới mặt nhân khẩu học
Những nước bị tác động mạnh của đại dịch AIDS đã chứng kiến sự
tăng nhanh về số lượng người chết và tuổi thọ giảm trong cuối thập kỷ qua.
Nhưng do những nước bị tác động nặng nề ở khu vực châu Phi cận Sahara
đồng thời cũng là nước có mức sinh cao (số con trung bình của một phụ nữ)
và có qui mô dân số tương đối nhỏ nên đại dịch không làm giảm dân số của
khu vực này. ở một số nước như Bốt-soa-na, Lê-sô-tô, và Nam Phi, tốc độ
tăng trưởng dân số đã giảm mạnh hoặc thậm chí không tăng do AIDS, nhưng
tốc độ tăng trưởng dân số nói chung trong khu vực vượt quá so với các khu
vực khác trên thế giới. Thậm chí, cho dù có tử vong do AIDS, dự báo dân số
của khu vực châu Phi cận Sahara vẫn tăng từ 767 triệu năm 2006 lên 1,7 tỷ
năm 2050.
VI. Giải pháp
HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ vô cùng nguy hiểm, nó sẽ không loại trừ
một ai và bất cứ nơi nào một khi con người không biết cách phòng tránh.
Hiện nay, từ thành thị cho đến nông thôn, vùng sâu, những nơi xa xôi hẻo
lánh, ít nhiều gì ở đâu cũng vướng phải căn bệnh quái ác này, chính bởi từ sự
lây nhiễm mà ra.
Thực tế, xung quanh cuộc sống ngày nay ai ai cũng gặp muôn vàn khó
khăn vất vả, do ảnh hưởng tình hình kinh tế thị trường, từ đó đã làm cho một
số người chỉ biết hôm nay chẳng nghĩ tới ngày mai nên có lối sống đua đòi,
buông thả, chỉ biết chạy theo đồng tiền, bản thân ra sao mặc kệ, một trong số
họ sẽ là nạn nhân và là nguyên nhân của sự lây nhiễm HIV/AIDS. Ở thành thị
20



hiện trạng gái mại dâm, tiêm chích ma túy tự do diễn ra ngày càng phức tạp,
nhất là các tụ điểm vui chơi, nhà hàng, khách sạn, quán bar... Còn ở một số
vùng nông thôn hiện nay cũng đã và đang xuất hiện tệ nạn vừa kể, nhưng họ
hoạt động có vẻ kín đáo hơn, biểu hiện qua các quán giải khát, những điểm
gội đầu, massage... trá hình. Không phải "quơ đũa cả nắm", trong xã hội có kẻ
xấu cũng có người tốt, có người vô tình, cũng có kẻ cố ý, nếu không may ai
đó mắc phải căn bệnh này thì hãy gắng sức để vượt qua không nên tự buông
trôi cuộc sống, bất cần đời và hận đời mà tiếp tục lây bệnh cho người khác.
Thực tế đây là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội, vậy ai là người chịu trách
nhiệm kiểm soát họ và ai là người phải gánh lấy hậu quả thương tâm từ sự lây
truyền của căn bệnh thế kỷ này, thật đáng thương cho những người đã chịu sự
lây nhiễm gián tiếp qua công việc chuyên môn như cán bộ y tế, người thích
làm đẹp... Điều đáng nói ở đây trong việc phòng tránh HIV/AIDS thì người
đàn ông phải luôn chủ động, thế nhưng hiện nay, có không ít đấng mày râu
thích thói "trăng hoa" trước vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài của những nữ tiếp
viên hay người phục vụ, rồi các ông lại quên đi vai trò trách nhiệm của người
chồng, người cha trong một gia đình đang ấm êm hạnh phúc.

21


KẾT LUẬN
Chính vì thế, để phòng tránh sự lây nhiễm từ căn bệnh thế kỷ, thiết nghĩ
các ban ngành, đoàn thể địa phương phải gương mẫu đi đầu trong công tác
tuyên truyền vận động cho người dân trên địa bàn dân cư được biết về cách
phòng tránh, nhất là kiên quyết xử lý đối với các quán có nữ tiếp viên không
lành mạnh, đây là việc làm cần duy trì và thực hiện một cách đồng bộ và
thường xuyên. Có như thế mới thể hiện tinh thần, trách nhiệm, tình người và
lòng nhân ái, các địa phương cũng nên thành lập tổ chuyên trách về công tác

phòng chống HIV/AIDS để tư vấn, trang bị cho đối tượng nhiễm HIV/AIDS
biết những kiến thức cơ bản trong giữ gìn sức khỏe, phòng tránh lây lan, an ủi
động viên tinh thần, qua đó sẽ tạo niềm tin và tránh phân biệt, kỳ thị, giúp cho
người bị nhiễm sớm hòa nhập cộng đồng.
Mỗi người và mọi người hãy chung tay góp sức tham gia phòng tránh
HIV/AIDS một cách hiệu quả, có như vậy mới giảm bớt hậu quả của căn bệnh
thế kỷ cho toàn xã hội.

22


MỤC LỤC

23



×