Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

04 Ý NGHĨA CỦA CÔNG TRÌNH NGẦM VÀ MỎ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.14 KB, 11 trang )

NHÓM 04:
Ý NGHĨA CỦA CÔNG TRÌNH NGẦM
VÀ MỎ TRONG SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI

THÀNH VIÊN NHÓM 12
Nguyễn Hoàng Hảo
Nguyễn Văn Giang
Nguyễn Văn Kiên
Hạ Việt Linh
Phùng Văn Quân


MỤC LỤC

MỤC LỤC............................................................................................................2
A. Tìm hiểu về ý nghĩa của Công Trình Ngầm:................................................4
I. Khái Niệm:....................................................................................................4
*Ưu điểm:......................................................................................................4
*Nhược điểm:................................................................................................4
*Đối tượng nghiên cứu:.................................................................................4
II.Tại sao phải tạo ra không gian ngầm?......................................................5
III. Tùy theo mục đích và phạm vi sử dụng có thể phân ra các loại công
trình ngầm sau:................................................................................................5
IV. Phân loại công trình ngầm:......................................................................5
a, Theo thời hạn sử dụng:..............................................................................5
b, Theo công dụng.........................................................................................5
c, Theo vị trí đặt hầm so với mặt đất.............................................................5
d, Theo kích thước, diện tích mặt cắt ngang đường hầm..............................5
e, Theo kết cấu chịu lực................................................................................6
f, Theo vật liệu kết cấu..................................................................................6


V. Ý nghĩa của CTN trong sự phát triển kinh tế xã hội?.............................6
VI. Những thách thức trong xây dựng công trình ngầm tại các đô thị......7
B. Ý nghĩa của khai thác Mỏ đối với sự phát triển kinh tế-xã hội:.................7
I. Khái niệm:....................................................................................................7
II. Các phương pháp khai thác mỏ:...............................................................7
a, Khai thác mỏ lộ thiên:...............................................................................7
b, Khai thác mỏ hầm lò:................................................................................7
III. Ý nghĩa của khai thác Mỏ:.......................................................................8
C. Tác động môi trường trong khai thác mỏ:...................................................8
I. Thay đổi cảnh quan ....................................................................................8
II. Phá bỏ lớp thực bì......................................................................................8
III.Ảnh hưởng đến thủy văn của khu vực:...................................................8
IV. Tác động lên động vật thủy sinh:............................................................8
V. Tác động đến nước.....................................................................................9
VI. Tác động đến động vật, thực vật hoang dã.............................................9
2


VII. Những di tích lịch sử.............................................................................11
VIII. Tác động đến thẩm mỹ........................................................................11

3


A. TÌM HIỂU VỀ Ý NGHĨA CỦA CÔNG TRÌNH NGẦM:
I. Khái Niệm:
CTN là những công trình đặt sâu trong lòng đất mà lớp đất đá phía trên nó bị phá
hoại và có ít nhất một lối thông với mặt đất.
Thực ra định nghĩa trên chỉ mang tính chất tương đối,trong thực tế có nhiều công
trình ngầm được đào theo kiểu lộ thiên,sau đó lấp đi,đó thường là các công trình đặt nông

được gọi là công trình ngầm kiểu đào(giống công sự),với chiều dày lớp đất đá lên đến
hàng trục mét.
Kết cấu chịu lực của công trình ngầm là kết cấu chống đỡ thường gọi là kết cấu
công trình ngầm,vỏ hầm hay lớp lát,vì chống,áo hầm….
So với công sự,do có chiều dày lớp đất đá phía trên công trình ngầm lớn nên trong
quân sự đôi khi có thể sử dụng khái niệm công sự đặc biệt.
Vì thế nó có các ưu nhược điểm sau:

*Ưu điểm:
Chống đỡ sự tác động phá hoại cục bộ của bom đạn thường ,giảm năng lượng
sóng xung kichshatj nhân đến một phạm vi nhất định,chống được các loại bức xạ.
Không phải sử lý các trường hợp phức tạp như đối với công sự nổi trên mặt
đất(Áp suất cao,sóng điện từ,nhiệt độ platma…)
Có điều kiện ngụy trang tốt
-Có khả năng chứa lớn.

*Nhược điểm:
Diện thi công hạn chế,đặc điểm thi công phức tạp (địa chất,nước ngầm,an toàn lao
động…)
Phải có các trang thiết bị thi công chuyên dụng,tuy năng suất cao nhưng giá thành
lại lớn.
Khó khắc phục cứu chữa khi sảy ra sự cố như tai nạn,sập lở…

*Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu thiết kế tổ chức không gian bên trong công trình ngầm, lựa chon giải
pháp mặt bằng tổng thể, mặt cắt, mặt bằng không gian sao cho đáp ứng tốt nhất những
yêu cầu đặt ra trong nhiệm vụ chiến- kỹ thuật với giá thành rẻ nhất.
Nghiên cứu sự làm việc của kết cấu trong môi trường đất đá, nghiên cứu bài toán
tương tác giữa kết cấu với môi trường đất đá, tính chất của môi trường đất đá và sự hình
thành tải trọng tác dụng lên kết cấu công trình ngầm, hoàn thiện lý thuyết tính toán tải

trọng (áp lực đất đá), cơ chế lan truyền sóng nổ trong đất và ảnh hưởng của nó đến sự
làm việc của kết cấu, tính toán kết cấu...

4


Công nghệ thi công công trình ngầm gồm phương pháp thi công, trang thiết bị, tổ
chức thi công, nghiên cứu giải quyết các nội dung bổ trợ khác trong thi công công trình
ngầm như thoát nước, thông gió, trục tải, an toàn...

II.Tại sao phải tạo ra không gian ngầm?
Do sự phát triển và nhu cầu ngày càng tăng về diện tích đất của một quốc gia nên
việc đi xuống ngầm là một câu trả lời rất quan trọng cho việc tạo ra nhiều không gian hơn
trong các đô thị lớn trên toàn thế giới.

III. Tùy theo mục đích và phạm vi sử dụng có thể phân ra các loại công trình
ngầm sau:
Công trình ngầm khai thác khoáng sản
Công trình ngầm thủy lợi,thủy điện
Công trình ngầm giao thông
Công trình ngầm công nghiệp
Công trình ngầm quốc phòng
Công trình ngầm dân dụng
Công trình ngầm đặc biệt.

IV. Phân loại công trình ngầm:
a, Theo thời hạn sử dụng:
Công trình ngầm lâu bền (vĩnh cửu).
Công trình ngầm dã chiến.


b, Theo công dụng.
Công trình ngầm ẩn nấp và chiến đấu.
Công trình ngầm công dụng đặc biệt.
Công trình ngầm kho.

c, Theo vị trí đặt hầm so với mặt đất.
Công trình ngầm nằm ngang(gặp chủ yếu).
Công trình ngầm nằm nghiêng.
Công trình ngầm thẳng đứng (giếng đứng).
Công trình ngầm kiểu hỗn hợp.

d, Theo kích thước, diện tích mặt cắt ngang đường hầm.
5


16m2.≤ 4m; So ≤- Công trình ngầm khâu độ nhỏ: lo
60m2.≤ So ≤ 10m; 16m2 ≤ lo ≤- Công trình ngầm khâu độ trung bình: 4m
60m2.≥ 10m; So ≥- Công trình ngầm khâu độ lớn : lo
Trong đó:
lo- Khâu độ thi công.
So- Diện tích mặt cắt ngang đường hầm khi đào.

e, Theo kết cấu chịu lực.
Kết cấu nguyên khối.
Kết cấu lắp ghép.
Kết cấu hỗn hợp.
Ngoài ra trong một số trường hợp đất đá ổn định có thể không bố trí kết cấu chịu
lực bên trong ta có công trình ngầm không chống hoặc công trình ngầm không lát.

f, Theo vật liệu kết cấu.

- Công trình ngầm làm bằng gỗ.
- Công trình ngầm gạch đá.
- Công trình ngầm bê tông cốt thép.
- Công trình ngầm bằng kim loại.
- Công trình ngầm bê tông phun kết hợp lưới thép...

V. Ý nghĩa của CTN trong sự phát triển kinh tế xã hội?
Giải phóng quỹ đất bề mặt của các đô thị lớn đã ở tình trạng gần như cạn kiệt.
Tạo không gian để trồng cây,phục hồi môi trường xanh.
Xây dựng hạ tầng đô thị,nhà ở, văn phòng, giao thông đô thị và không gian công
cộng trong đô thị...
Những công trình mang tính hạ tầng kỹ thuật như hệ thống đường dây, đường ống,
các tuyến đường tàu điện ngầm, bãi để xe, hầm đường ôtô
Công trình ngầm đối với khu đô thị chủ yếu bao gồm: hệ thống nhà ga và đường
tải điện ngầm, ga ra ôtô và bãi đỗ xe ngầm, hầm giao thông đường bộ, tầng hầm nhà cao
tầng, các trung tâm văn hoá thương mại, dịch vụ ngầm, hệ thống ngầm kỹ thuật đa năng
(collector), hệ thống thoát nước lớn, các công trình phòng vệ dân sự.
Không gian ngầm đô thị không chỉ là những công trình mang tính hạ tầng kỹ thuật
như hệ thống đường dây, đường ống, các tuyến đường tàu điện ngầm, bãi để xe, hầm
đường ôtô, đường bộ mà không gian ngầm còn có thể là những tổ hợp trung tâm thương
mại, trung tâm sinh hoạt công cộng, vui chơi giải trí, những công trình đa chức năng

6


trong đó thậm chí hướng tới là nơi làm việc, nơi ở cho dân cư đô thị, đặc biệt tại các đô
thị lớn của Việt Nam.
Do đó, việc có một chương trình chiến lược ưu tiên phát triển không gian ngầm và
nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng các tổ hợp trung tâm thương mại – cao ốc văn phòng
– khách sạn cao cấp – bãi đậu xe ngầm. Việc tạo ra những không gian ngầm đa chức

năng, liên thông dưới ngầm là vô cùng có ý nghĩa.

VI. Những thách thức trong xây dựng công trình ngầm tại các đô thị
Công tác giải phóng mặt bằng là nhiệm vụ cực kỳ nan giải hiện nay, nhiều công
trình trong tình trạng không biết bao giờ xong bởi vì vướng mặt bằng. Giải phóng mặt
bằng khó khăn kéo theo nhiều hậu quả như việc tăng giá thành công trình, trượt giá, làm
khó tiến độ dự án, kéo dài thời gian đưa công trình vào hoạt động…
Điều kiện thi công chật hẹp, nhiều công trình đường dây, đường ống ngầm hiện có
đan xen chằng chịt dưới lòng đất gây rất nhiều khó khăn cho công tác cải tạo, đại tu và
xây dựng mới. Chỉ đến khi thi công đào đâu đụng đó mới biết… điều này gây thiệt hại
lớn về thời gian, kinh phí và ảnh hưởng đến hoạt động và đời sống của nhân dân.
Thi công công trình mới song vẫn phải đảm bảo hoạt động bình thường của các
công trình hiện hữu. Thi công xây dựng công trình ngầm gây các ảnh hưởng rất lớn đến
công trình xung quanh trong một phạm vi nhất định (theo diện và theo chiều sâu) kể cả
các công trình trên mặt đất đến vị trí phân bố công trình ngầm…

B. Ý NGHĨA CỦA KHAI THÁC MỎ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ-XÃ HỘI:
I. Khái niệm:

khoáng sản hoặc các vật liệu địa chất từ
lòng đất, thường là các thân quặng,mạch hoặc vỉa than. Các vật liệu được khai thác từ
Khai thác mỏ là hoạt động khai thác

mỏ như Kim loại cơ bản, kim loại quý,sắt, urani,than,kim cương, đá vôi,đá phiến
dầu và cali cacbonat. Bất kỳ vật liệu nào không phải từ trồng trọt hoặc được tạo ra
trong phòng thí nghiệm hoặc nhà máy đều được khai thác từ mỏ. Khai thác mỏ ở nghĩa
rộng hơn bao gồm việc khai thác các nguồn tài nguyên,nguyên liệu tái tạo (như dầu
mỏ,khí thiên nhiên, hoặc thậm chí là nước).


II. Các phương pháp khai thác mỏ:
Có hai phương pháp chính đó là:

a, Khai thác mỏ lộ thiên:
Là một hình thức khai thác mỏ mà theo đó cần phải bóc lớp đất đá phủ trên loại
khoáng sản cần khai thác.

b, Khai thác mỏ hầm lò:
7


Khai thác mỏ hầm lò không có việc bóc lớp phủ mà người ta đào các hầm bên
dưới mặt đất để lấy quặng.

III. Ý nghĩa của khai thác Mỏ:
Là nguồn lực quan trọng để công nghiệp hóa đất nước
Tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định cho các nhu cầu của mỗi quốc gia
Mang lại nguồn thu nhập lớp cho những nước đang phát triển như nước ta cũng
như các nước khác.
Tạo việc làm cho công nhân,tăng thu nhập cá nhân.

C. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC MỎ:
I. Thay đổi cảnh quan
Không hoạt động nào cảnh quan bị thay đổi nghiêm trọng như khai thác than lộ
thiên hay khai thác dải, làm tổn hại giá trị của môi trường tự nhiên của những vùng đất
lân cận. Khai thác than theo dải hay lộ thiên sẽ phá hủy hoàn toàn hệ thực vật, phá hủy
phẫu diện đất phát sinh, di chuyển hoặc phá hủy sinh cảnh động thực vật, ô nhiễm không
khí, thay đổi cách sử dụng đất hiện tại và ở mức độ nào đó thay đổi vĩnh viễn địa hình
tổng quan của khu vực khai mỏ. Quần xã vi sinh vật và quá trình quay vòng chất dinh
dưỡng bị đảo lộn do di chuyển, tổn trữ và tái phân bố đất. Nhìn chung, nhiễu loạn đất và

đất bị nén sẽ dẫn đến xói mòn. Di chuyển đất từ khu vực chuẩn bị khai mỏ sẽ làm thay
đổi hoặc phá hủy nhiều đặc tính tự nhiên của đất và có thể giảm năng suất nông nghiệp
hoặc đa dạng sinh học. Cấu trúc đất có thể bị nhiễu loạn do bột hóa hoặc vỡ vụn kết tập.

II. Phá bỏ lớp thực bì
Những hoạt động làm đường chuyên chở than, tổn trữ đất mặt, di chuyển chất thải
và chuyên chở đất và than làm tăng lượng bụi xung quanh vùng khai mỏ. Bụi làm
giảm chất lượng không khí tại ngay khu khai mỏ, tổn hại thực vật, và sức khỏe của công
nhân mỏ cũng như vùng lân cận. Hàng trăm ha đất dành cho khai mỏ bị bỏ hoang chờ
đến khi được trả lại dáng cũ và cải tạo. Nếu khai mỏ được cấp phép thì cử dân phải di dời
khỏi nơi này và những hoạt động kinh tế như nông nghiệp, săn bắn, thu hái thực phẩm
hoặc cây thuốc đều phải ngừng.

III.Ảnh hưởng đến thủy văn của khu vực:
Chất lượng nước sông, suối có thể bị giảm do axit mỏ chảy tràn, thành phần độc tố
vết, hàm lượng cao của những chất rắn hòa tan trong nước thoát ra từ mỏ và lượng lớn
phù sa được đứa vào sông suối. Chất thải mỏ và những đống than tổn trữ cũng có thể thải
trầm tích xuống sông suối, nước rỉ từ những nơi này có thể là axít và chứa những thành
phần độc tố vết.

IV. Tác động lên động vật thủy sinh:

8


Trầm tích tác động lên động vật thủy sinh cũng thay đổi tùy theo loài và hàm
lượng trầm tích. Hàm lượng trầm tích cao có thể làm chết cá, lấp nơi sinh sản; giảm xâm
nhập của ánh sáng vào nước; bồi lấp ao hồ; theo nước suối loang ra một vùng nước sông
rộng lớn và làm giảm năng suất của những động vật thủy sinh làm thức ăn cho những loài
khác. Những thay đổi này cũng hủy hoại sinh cảnh một số loài có giá trị và có thể tạo ra

những sinh cảnh tốt cho những loài không mong đợi. Những điều kiện hiện tại có thể gây
bất lợi cho một số loài cá nước ngọt ở Mỹ, một số loài bị tuyệt diệt. Ô nhiễm trầm tích
nặng nề nhất có thể xảy ra trong khoảng từ 5 đến 25 năm sau khi khai mỏ. Ở những nơi
không có cây cối thì xói mòn còn có thể kéo dài đến 50 - 60 năm sau khi khai mỏ. Nước
mặt ở nơi này sẽ không dùng được cho nông nghiệp, sinh hoạt, tắm rửa hoặc những hoạt
động khác cho gia đình. Do đó, cần phải kiểm soát nghiêm ngặt nước mặt thoát ra từ khu
khai mỏ.

V. Tác động đến nước
Khai mỏ lộ thiên cần một lượng lớn nước để rửa sạch than cũng như khắc phục
bụi. Để thỏa mãn nhu cầu này, mỏ đã "chiếm" nguồn nước mặt và nước ngấm cần thiết
cho nông nghiệp và sinh hoạt của người dân vùng lân cận. Khai mỏ ngầm dưới đất cũng
có những đặc điểm tương tự nhưng ít tác động tiêu cực hơn do không cần nhiều nước để
kiểm soát bụi nhưng vẫn cần nhiều nước để rửa than. Bên cạnh đó, việc cung cấp nước
ngầm có thể bị ảnh hưởng do khai mỏ lộ thiên. Những tác động này bao gồm rút nước có
thể sử dụng được từ những túi nước ngầm nông; hạ thấp mực nước ngầm của những vùng
lân cận và thay đổi hướng chảy trong túi nước ngầm, ô nhiễm túi nước ngầm có thể sử
dụng được nằm dưới vùng khai mỏ do lọc và thẩm nước chất lượng kém của nước mỏ,
tăng hoạt động lọc và ngưng đọng của những đống đất từ khai mỏ. Ở đầu có than hoặc
chất thải từ khai thác than, tăng hoạt động lọc có thể tăng chảy tràn của nước chất lượng
kém và xói mòn của những đống phế thải, nạp nước chất lượng kém vào nước
ngầm nông hoặc đứa nước chất lượng kém vào những suối của vùng lân cận dẫn đến ô
nhiễm cả nước mặt lẫn nước ngầm của những vùng này. Những hồ được tạo ra trong quá
trình khai thác than lộ thiên cũng có thể chứa nhiều a xít nếu có sự hiện diện của than hay
chất phế thải chứa than, đặc biệt là những chất này gần với bể mặt và chứa pi rít. Axit
sunphuric được hình thành khi khoáng chất chứa sunphit và bị ôxy hóa qua tiếp xúc với
không khí có thể dẫn đến mưa axít. Hóa chất còn lại sau khi nổ mìn thường là độc hại và
tăng lượng muối của nước mỏ và thậm chí là ô nhiễm nước.

VI. Tác động đến động vật, thực vật hoang dã

Khai thác lộ thiên gây ra những tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp đến động, thực vật
hoang dã. Tác động này trước hết là do nhiễu loạn, di chuyển và tái phân bố trên bể mặt
đất. Một số tác động có tính chất ngắn hạn và chỉ giới hạn ở nơi khai mỏ, một số lại có
tính chất lâu dài và ảnh hưởng đến các vùng xung quanh. Tác động trực tiếp nhất đến
sinh vật hoang dã là phá hủy hay di chuyển loài trong khu vực khai thác và đổ phế liệu.
Những loài vật di động như thú săn bắn, chim và những loài ăn thịt phải rời khỏi nơi khai
mỏ. Những loài di chuyển hạn chế như động vật không xương sống, nhiều loài bò sát,

9


gặm nhấm đào hang và những thú nhỏ có thể bị đe dọa trực tiếp. Nếu những hố, ao, suối
bị san lấp hoặc thoát nước thì cá, những động vật thủy sinh và ếch nhái cũng bị hủy diệt.
Thức ăn của vật ăn thịt cũng bị hạn chế do những động vật ở cạn và ở nước đều bị hủy
hoại. Những quần thể động vật bị di dời hoặc hủy hoại sẽ bị thay thế bởi những quần thể
từ những vùng phân bổ lân cận. Nhưng những loài quý hiếm có thể bị tuyệt chủng. Nhiều
loài hoang dã phụ thuộc chặt chẽ vào những thực vật sinh trưởng trong điều kiện thoát
nước tự nhiên. Những thực vật này cung cấp nguồn thức ăn cần thiết, nơi làm tổ và trốn
tránh kẻ thù. Hoạt động hủy hoại thực vật gần hồ, hồ chứa, đầm lầy và đất ngập nước
khác đã làm giảm số lượng và chất lượng sinh cảnh cần thiết cho chim nước và nhiều loài
ở cạn khác. Phương pháp san lấp bằng cách ủi chất thải vào một vùng đất trũng tạo nên
những thung lũng dốc hẹp là nơi sinh sống quan trọng của nhưng loài động thực vật quý
hiếm. Nếu đất được tiếp tục đổ vào những nơi này sẽ làm mát sinh cảnh quan trọng và
làm tuyệt diệt một số loài. Tác động lâu dài và sâu rộng đến động, thực vật hoang dã là
mất hoặc giảm chất lượng sinh cảnh. Yêu cầu về sinh cảnh của nhiều loài sinh vật không
cho phép chúng điều chỉnh những thay đổi do nhiễu loạn đất gây ra. Những thay đổi này
làm giảm khoảng không gian. Chỉ một số loài ít chống chịu được nhiễu loạn. Chẳng hạn
ở nơi mà sinh cảnh cần thiết bị hạn chế như hồ ao hoặc nơi sinh sản quan trọng thì loài có
thể bị hủy diệt. Những động vật lớn và những động vật khác có thể bị "cưỡng chế" đến
những vùng lân cận mà những vùng này cũng đã đạt mức chịu đựng tối đa. Sự quá tải

này thường dẫn đến xuống cấp của sinh cảnh còn lại và do đó giảm sức chịu đựng và
giảm sức sinh sản, tăng cạnh tranh nội loài và gian loài và giảm số lượng chủng quần so
với số lượng ban đầu khi mới bị di dời. Xuống cấp của sinh cảnh thủy sinh là hậu quả của
khai mỏ lộ thiên không chỉ trực tiếp ở nơi khai mỏ mà trên diện rộng.Nước mặt bị ô
nhiễm phù sa cũng thường xảy ra với khai mỏ lộ thiên. Hàm lượng phù sa có thể tăng đến
1.000 lần so với trước khi khai mỏ. Bóc lớp đất đá nằm phía trên quặng nếu không hợp lý
sẽ chôn vùi và mất đất mặt, đá mẹ lộ ra tạo ra một vùng đất kiệt vô dụng rộng lớn. Những
hố khai mỏ và đất đá phế thải sẽ không tạo được thức ăn và nơi trú ẩn cho đa số các loài
động vật. Nếu không được hồi phục thì những vùng này phải trải qua thời kỳ phong hóa
một số năm hoặc một vài thập kỷ để cho thực vật tái lập và trở thành những sinh cảnh
phù hợp. Nếu hồi phục thì tác động đối với một số loài không quá nghiêm trọng. Con
người không thể hồi phục ngay được những quần xã tự nhiên. Tuy nhiên, có thể hỗ trợ
qua cải tạo đất và những nỗ lực hồi phục theo yêu cầu của những động vật hoang dã. Hồi
phục không theo yêu cầu của những động vật hoang dã hoặc quản lý không phù hợp một
số cách sử dụng đất sẽ cản trở tái lập của nhiều chủng quần động vật gốc. Khai mỏ lộ
thiên và những thiết bị vận chuyển phục vụ cho quá trình sản xuất của mỏ mà không hoặc
rất ít kết hợp việc thiết lập những mục tiêu sử dụng đất sau khai mỏ nên việc cải tạo đất
bị nhiễu loạn trong quá trình khai mỏ thường không được như ban đầu. Việc sử dụng đất
hiện hành như chăn nuôi gia súc, trồng cấy, sản suất gỗ... đều phải hủy bỏ tại khu vực
khai mỏ. Những khu vực có giá trị cao và sử dụng đất ở mức độ cao như các khu đô thị
hay hệ thống giao thông thì ít bị tác động bởi khai mỏ. Nếu giá trị khoáng đủ cao thì
những hạ tầng trên có thể chuyển sang vùng lân cận.

10


VII. Những di tích lịch sử
Khai thác lộ thiên có thể đe dọa những nét đặc trưng địa chất mà con người quan
tâm. Những đặc trưng địa mạo và địa chất và những cảnh vật quan trọng có thể bị "hy
sinh" do khai mỏ bừa bãi. Những giá trị về khảo cổ, văn hóa và những giá trị lịch sử khác

đều có thể bị hủy hoại do khai mỏ lộ thiên khi nổ mìn, đào than... Bóc đất đá để lấy
quặng sẽ phá hủy những công trình lịch sử và địa chất nếu chúng không được di dời
trước khi khai mỏ.

VIII. Tác động đến thẩm mỹ
Khai mỏ lộ thiên sẽ hủy hoại những yêu tố thẩm mỹ của cảnh quan. Thay đổi dạng
của đất thường tạo ra những hình ảnh không quen mắt và gián đoạn. Những mẫu hình
tuyến mới được tạo ra khi than được khai thác và những đống chất thải xuất hiện. Những
màu sắc và kết cấu khác lạ khi thảm thực vật bị phá bỏ và chất thải được chuyển đến đó.
Bụi, rung động, mùi khí đốt... ảnh hưởng đến tầm nhìn, âm thanh và mùi vị.

11



×