Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

06 VẤN ĐỀ Ô NHIỀM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.88 KB, 10 trang )

NHÓM 06:
VẤN ĐỀ Ô NHIỀM MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ

THÀNH VIÊN NHÓM 6
Cao Văn Quý
Nguyễn Quang Hải
Trần Duy Thức
Giáp Xuân Trường
Nguyễn Minh Đức


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

2

NHÓM 6


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
I.HIỂU BIẾT CHUNG VỀ VẤN ĐÊ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ..... 4
1.1. Khái niệm .................................................................................................................. 4
1.2. Các dạng ô nhiễm môi trường không khí.................................................................. 4
II.HIỆN TRẠNG VỀ Ô NHIỆM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ................................ 5
2.1. Trong nước ................................................................................................................ 5
2.2. Thế Giới: ................................................................................................................... 5
III. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ .................................................. 5
3.1 Nguyên nhân tự nhiên. ............................................................................................... 5
3.2. Nguyên nhân nhân tạo............................................................................................... 6
IV.HẬU QUẢ ..................................................................................................................... 6


4.1. Đối với động – thực vật............................................................................................. 6
4.2. Đối với con người. .................................................................................................... 7
4.2.1. Tác hại của bụi: ................................................................................................... 7
4.2.2. Sulfur Điôxít (SO2)và Nitrogen Điôxít (NO2): ................................................... 7
4.2.3. Cacbon mônôxít (CO)......................................................................................... 7
4.2.4. Amoniac (NH3 ) .................................................................................................. 8
4.2.5. Hydro sunfua (H2S).mùi trứng thối. ................................................................... 8
V. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC ......................................................................................... 8

3


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí, đặc biệt tại các đô thị
khôngvấn đề riêng lẻ của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn
đềtoàn cầu.Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong
thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, và đã làm cho môi trường
sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Những năm gần đây
nhân loại đã phải quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đó là: sự
biến đổi của khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ôzôn và mưa axít.
Ở Việt Nam ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với
môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề. Ô nhiễm môi trường không khí
không chỉ tác động xấu đối với sức khỏe con người(đặc biệt là gây ra các bệnh đường
hô hấp)mà còn ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu như: hiệu ứng nhà
kính, mưa axít và suy giảm tầng ôzôn,… Công nghiệp hóa càng mạnh, đô thị hóa càng
phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm
biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn. Ở Việt Nam, tại các
khu công nghiệp, các trục đường giao thông lớn đều bị ô nhiễm với các cấp độ khác
nhau, nồng độ các chất ô nhiễm đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Và sự gia tăng dân
số, gia tăng đột biến của các phương tiện giao trong khi cơ sở hạ tầng còn thấp làm

cho tình hình ô nhiễm trở nên trầm trọng.

I.HIỂU BIẾT CHUNG VỀ VẤN ĐÊ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
KHÔNG KHÍ
1.1. Khái niệm
 Ô nhiễm không khí là sự có mặt của các chất lạ có mặt trong không khí
hay là sự biến đổi quan trọng trong thành phần khí quyển gây ảnh hưởng xấu
đến sức
khỏe con người, sinh vật và các hệ sinh thái khác.
 Chất gây ô nhiễm môi trường không khí: Là những chất mà sự có mặt
của nó trong không khí gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người,
sự sinh
trưởng và phát triển của động thực vật…

1.2. Các dạng ô nhiễm môi trường không khí.
 Bản chất hóa học( chủ yếu):
- Ô nhiễm khí
- Ô nhiễm bụi
 Bản chất lí
học:
- Ô nhiễm nhiệt: Là sự dư thừa năng lượng dưới dạng nhiệt, góp phần gây
ra hiện tượng nóng lên của trái đất: băng tan, nước biển dâng.
- Ô nhiễm tiếng ồn: Là những âm thanh không có giá trị
- Ô nhiễm phóng xạ:


 Bản chất sinh học: Ô nhiễm bào tử phấn hoa, vi khuẩn vi rút gây
bệnh…
II.HIỆN TRẠNG VỀ Ô NHIỆM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
2.1. Trong nước

Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có không khí ô nhiễm nhất thế giới, theo
một nghiên cứu thường niên về môi trường do các trường đại học của Mỹ thực
hiện.
Việt Nam trong quá trình đô thị hóa nhanh.
Phương tiện giao thông, cơ giới tăng nhanh,và nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn.
 Phương tiện giao thông và cơ giới tăng nhanh dẫn đến nhu cầu tiêu thụ xăng dầu
trong nước ngày càng tăng. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân phát
thải các chất độc hại như CO, hơi xăng dầu (HmCn, VOC), SO2, chì, …..
Phương tiện giao thông và cơ giới tăng nhanh dẫn đến lượng bụi trên đường
cũng tăng cao
Hoạt động xây dựng sửa chữa công trình cùng với đường sá mất vệ sinh

2.2. Thế Giới:
Theo báo cáo lần đầu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa được công bố
ngày 26/9 tại Giơnevơ, Thụy Sĩ, về thông số chất lượng không khí tại nhiều quốc gia
trên thế giới, cho rằng ô nhiễm không khí trên thế giới đã ở mức nguy hại đối với sức
khỏe con người.
Bên cạnh đó,theo thống kê của tổ chức y tế Thế giới (WHO), hằng năm trên thế
giới có khoảng 2 triệu trẻ em bị tử vong do nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp, 60%
trường hợp có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Ở Trung Quốc,tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà gây nên những hội
chứng xấu ở đường hô hấp và nhiều bệnh khác khiến khoảng 2,2 triệu dân tử vong
mỗi năm, trong đó có một triệu người dưới 5 tuổi.

III. NGUYÊN NHÂN GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
3.1 Nguyên nhân tự nhiên.

Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu
sunfua, mêtan và những loại khí khác, những luồng khí này tỏa ra rất xa trong
không khí,

gây ô nhiễm trên diện rộng và có thể gây nên những cơn mưa acid.

Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên
xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này
thường lan
truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí,gây ô nhiễm cho môi trường



Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất
trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển
tung bọt mang
theo bụi muối lan truyền vào không khí.

Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng
phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình
thành các khí
sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không
khí.

Ô nhiễm không khí là một phần gây ra bởi các hạt bụi được hình thành
bởi một loạt các chất, chẳng hạn như phấn hoa, bụi và các chất hữu cơ khác.

3.2. Nguyên nhân nhân tạo
Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công
nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông.
Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:
-

Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc khi đi qua các ống khói của

các nhà máy vào không khí.

-

Do sự bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các
đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút
và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.

-

Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện;
vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm;
các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông
vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.

-

Tăng mức độ carbon dioxide trong khí quyển là một trong những nguyên nhân
chính của ô nhiễm không khí. Các nhà máy điện, khí thải của ô tô, máy bay và
các hoạt động khác của con người liên quan đến việc đốt xăng dầu và khí tự
nhiên gây ảnh hưởng đến việc ô nhiễm không khí.

-

Các chlorofluorocarbons (CFCs), một lớp của các hóa chất tổng hợp được sử
dụng trong các chất làm lạnh và đẩy aerosol, đã gây ra lỗ hổng trên tầng ozone
của Trái đất. Việc sử dụng của hóa chất bị cấm có liên quan với sự gia tăng
mức độ ô nhiễm không khí.

-


Phát triển giao thông, vận tải và giao thông hàng không là một lý do khác liên
quan đến việc gây ô nhiễm không khí.

IV.HẬU QUẢ
4.1. Đối với động – thực vật.
-

Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng tai hại cho tất cả sinh vật.


-

Lưu huỳnh đioxit, Nitơ đioxit, ozon, fluor, chì… gây hại trực tiếp cho thực vật khi
đi vào khí khổng, làm hư hại hệ thống giảm thoát nước và giảm khả năng kháng
bệnh.

-

Ngăn cản sự quang hợp và tăng trưởng của thực vật; giảm sự hấp thu thức ăn, làm
lá vàng và rụng sớm.

-

Mưa acid còn tác động gián tiếp lên thực vật và làm cây thiếu thức ăn như Ca và
giết chết các vi sinh vật đất. Nó làm ion Al được giải phóng vào nước làm hại rễ
cây (lông hút) và làm giảm hấp thu thức ăn và nước.

-


Ðối với động vật, nhất là vật nuôi, thì gây nhiều tai họa hơn cả. Chúng bị nhiễm
độc do hít trực tiếp và qua chuỗi thức ăn.

-

Các chất gây ô nhiễm không khí có tính acid sẽ kết hợp với các giọt nước trong
đám mây làm cho nước có tính acid. Khi những giọt nước rơi xuống mặt đất sẽ gây
hại cho môi trường : giết chết cây cối, động vật, cá,….Mưa acid cũng làm thay đổi
tính chất của nước ở các sông, suối,…làm tổn hại đến những sinh vật sống dưới
nước.

4.2. Đối với con người.
4.2.1. Tác hại của bụi:
-

Tiếp xúc với bụi trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan nội
tạng.

-

Ảnh hưởng của bụi vào sức khỏe phụ thuộc vào tính chất, nồng độ và kích thước
hạt bụi.

-

Mức độ bụi trong bộ máy hô hấp phụ thuộc vào kích thước, hình dạng, mật độ hạt
bụi và cá nhân từng người.

-


Bụi vào phổi gây kích thích cơ học, xơ hóa phổi dẫn đến các bệnh về hô hấp : ho
ra đờm, ho ra máu, khó thở,….

-

Bụi đất đá không gây ra các phản ứng phụ: không có tính gây độc,…. Kích thước
lớn (bụi thô), nặng, ít có khả năng đi vào phế nang phổi, ít ảnh hưởng đến sức
khỏe.

-

Bụi than: thành phần chủ yếu là hydrocacbon đa vòng.

4.2.2. Sulfur Điôxít (SO2)và Nitrogen Điôxít (NO2):
-

SO2, NOX là chất kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành axít
(HNO3, H2SO3, H2SO4). Các chất khí trên vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa
tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hóa, sau đó phân tán vào máu tuần hoàn.

4.2.3. Cacbon mônôxít (CO)


-

Cacbon mônôxít (CO) là chất khí hình thành do ôxy hóa lưu huỳnh (S) khi đốt
cháy các nhiên liệu như than, dầu, sản phẩm của dầu, quặng sunfua,… SO 2 là chất
khí gây kích thích đường hô hấp mạnh, khi hít thở phải khí SO2 thậm chí ở nồng
độ thấp có thể gây co thắt các cơ thẳng của phế quản. Nồng độ SO 2 lớn có thể gây
tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp trên và ở các nhánh khí phế quản.

SO2 ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính,
gây bệnh tim mạch,…

-

Cacbon mônôxít (CO) kết hợp với hemoglobin (Hb) trong máu thành hợp chất bền
vững là cacboxy hemoglobin (HbCO) làm cho máu giảm khả năng vận chuyển
ôxy dẫn đến thiếu ôxy trong máu,…

4.2.4. Amoniac (NH3 )
-

NH3 không ăn mòn thép, nhôm, tan trong nước gây ăn mòn kim loại màu: kẽm,
đồng và các hợp kim của đồng. NH3 tạo với không khí một hỗn hợp có nồng độ
trong khoảng 16-25% thể tích sẽ gây nổ.

-

NH3 là khí gây độc có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và hệ hô hấp.

4.2.5. Hydro sunfua (H2S).mùi trứng thối.
-

H2S xâm nhập vào cơ thể qua pphooir sẽ bị oxy hóa thành sunfat . Các hợp chất có
độc tính thấp sẽ không tích lũy trong cơ thể. Khoảng 6% lượng khí hấp thụ sẽ được
thải ra ngoài qua khí thở ra,phần còn lại sau khi chuyển hóa được bài tiết qua nước
tiểu.

-


Ở nồng độ thấp, v kích thích lên mắt và đường hô hấp.

-

Hít thở lượng lớn hỗn hợp H2S sẽ gây thiếu oxy đột ngột,có thể dẫn đến tử vong do
ngạt thở.

-

Dấu hiệu nhiễm độc cấp tính: buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mũi họng khô
và có mùi hôi, mắt có biểu hiện phù mi, viêm kết mạc nhãn cầu, tiết dịch mủ và
giảm thị lực.

-

Thường xuyên tiếp xúc với H2S ở nồng độ dưới mức gây độc cấp tính có thể gây
nhiễm độc mãn tính. Các triệu chứng có thể là: suy nhược, rối loạn hệ thần kinh,
hệ tiêu hóa,mất ngủ, viêm phế quản mãn tính,…

V. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC


Trong thời đại công nghiệp, ô nhiễm không khí không có thể được loại bỏ hoàn
toàn, nhưng bước có thể được thực hiện để giảm bớt nó bằng các biện pháp sau:

 Hoàn thành việc di chuyển tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp
gây ô nhiễm nặng ra ngoài thành phố.





Phát triển công nghệ sản xuất sạch hơn ở tất cả các khu công nghiệp và cơ sở công
nghiệp ở xung quanh thành phố (phát triển công nghiệp xanh)
Thực hiện chiến dịch trồng cây xanh trong thành phố,….

Quản lý và kiểm tra chặt chẽ các nguồn thải ô nhiễm từ hoạt động thu công xây
dựng, chấm dứt tình trạng đường phố “nay đào mai lấp”
Phát


triển xây dựng công trình kiến trúc xanh trong đô thị.
Phát triển không gian xanh và mặt nước trong đô thị.-Tuyên truyền, nâng cao nhận
thức và xây dựng văn hóa, đạo đức môi trường cho mọi người dân đô thị, đặc biệt
là đối với những người lái xe ô tô, xe máy và chủ các cơ sở sản xuất.

Mở rộng các hoạt động “trồng cây gây rừng “ đối với mọi công dân.
Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học.
Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải.
Tuyên truyền mọi người cùng nhau giữ gìn vệ sinh chung.
Thực hiện đúng các luật giữ gìn môi trường.


BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

NHÓM 6

10




×