Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Ôn TN12-Các bộ phận hợp thành vùng biển của một quốc gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.61 KB, 5 trang )

Các bộ phận hợp thành vùng biển của một quốc gia.
Các bộ phận hợp thành vùng biển của một quốc gia gồm:


1) Nội thủy của một quốc gia có chủ quyền là toàn bộ vùng nước và đường thủy trong phần đất liền, và
được tính từ đường cơ sở mà quốc gia đó xác định vùng lãnh hải của mình trở vào. Nó bao gồm toàn bộ
các dạng sông, suối và kênh dẫn nước, đôi khi bao gồm cả vùng nước trong phạm vi các vũng hay vịnh
nhỏ. Theo Công ước Liên hiệp quốc về luật biển, các quốc gia có biển được tự do trong việc áp dụng luật
pháp của mình trong việc điều chỉnh bất kỳ việc sử dụng nào liên quan tới nội thủy cũng như các nguồn
tài nguyên trong đó. Tàu thuyền nước ngoài không có quyền tự do đi qua vùng nội thủy, kể cả qua lại
không gây hại. Đây là điểm khác biệt chính giữa nội thủy và lãnh hải. Để đi vào vùng nội thủy, tàu thuyền
nước ngoài phải xin phép cơ quan chức năng có thẩm quyền và chỉ được đi lại theo đúng hành trình đã
được cấp phép.
Vùng nội thủy được tính toán và đo đạc dựa trên đường cơ sở. Các lưu ý khi tính toán nội thủy liên quan
tới cửa sông hay các vũng, vịnh nhỏ chỉ thuộc về một quốc gia ven biển.
Nếu một con sông chảy trực tiếp ra biển thì đường cơ sở sẽ là đường thẳng đi ngang qua cửa sông, nối các
điểm ở mực nước thấp nhất (trung bình nhiều năm) trên hai bờ của nó.
Nếu một vũng hay vịnh nhỏ có các bờ chỉ thuộc về một quốc gia thì người ta cần xác định xem nó là một
vũng, vịnh "thật sự" hay chỉ là đoạn uốn cong lõm vào tự nhiên của bờ biển (theo khoản 2 điều 10 phần II
của Công ước). Một vũng hay vịnh được coi là "thật sự" nếu diện tích của phần lõm vào, bị cắt bởi đường
cơ sở, là bằng hoặc lớn hơn diện tích của hình bán nguyệt được tạo ra với đường kính bằng chính độ dài
của phân đoạn đường cơ sở tại phần lõm vào đó. Nếu trong đoạn lõm vào này có một số đảo thì hình bán
nguyệt tưởng tượng sẽ có đường kính bằng tổng độ dài các phân đoạn của các đường cơ sở. Ngoài ra,
chiều dài của đường kính này phải không vượt quá 24 hải lý. Vùng nước bên trong của đường cơ sở tưởng
tượng đó cũng được coi là nội thủy. Quy tắc này không áp dụng cho các vũng, vịnh dã thuộc chủ quyền
của một quốc gia nào đó mang tính chất "lịch sử" hoặc trong bất kỳ trường hợp nào mà việc áp dụng
đường cơ sở thẳng là hợp lý.
2) Đường cơ sở là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thuỷ, do quốc gia ven biển
hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 để làm cơ
sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (lãnh hải, vùng tiếp
giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa).


* Phân loại
Nhằm làm phù hợp với địa hình thực tế của từng quốc gia và phù hợp với luật quốc tế, hiện nay đường cơ
sở được phân ra làm hai loại phổ biến nhất, đó là:
• Đường cơ sở thẳng
• Đường cơ sở thông thường
a) Đường cơ sở thẳng
Được xác định theo phương pháp nối liền các điểm thích hợp được lựa chọn tại những điểm ngoài cùng
nhất nhô ra biển tại mức nước thủy triều thấp nhất (trung bình nhiều năm). Trước khi được pháp điển hóa
thành các điều khoản của các điều ước quốc tế thì nó là phương pháp tập quán phổ biến nhất của tập quán
quốc tế. Cụ thể là phán quyết năm 1951 của Tòa án quốc tế trong vụ tranh chấp Anh - Na Uy về ngư
trường. Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm 1958 đã pháp điển hóa và đưa nó vào điều 4 khi giải
thích về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải, cũng như trong điều 7 của Công ước 1982. Theo Công ước
1982 thì đường cơ sở thẳng phải tuân thủ quy định là không đi chệch quá xa hướng chung của bờ biển và
các vùng biển nằm bên trong các đường cơ sở này phải có liên quan đến phần đất liền đủ để có thể coi như
vùng nằm dưới chế độ nội thủy (điều 7 khoản 7§1). Tuy nhiên, ở đây có một số ngoại lệ khi kẻ một số
đường cơ sở thẳng. Cụ thể như sau:
• Theo điều 7 khoản 7§5 của Công ước 1982 thì quốc gia ven biển có thể tính đến lợi ích kinh tế
riêng biệt của khu vực đó mà tầm quan trọng của nó đã được chứng minh rõ ràng thông qua quá
trình sử dụng lâu dài.
Với phương pháp này cần lưu ý đến việc lựa chọn các điểm xuất phát, không được chọn các điểm thuộc
các bãi nửa nổi nửa chìm (các bãi nổi trên biển có đặc tính nổi khi thủy triều xuống, chìm khi thủy triều
lên do địa hình không bằng phẳng hoặc thoải đều), trừ trường hợp ở đó có đèn biển hoặc các thiết bị hoa
tiêu khác thường xuyên nhô lên trên mặt nước hay việc vạch đường cơ sở đó đã được thừa nhận chung
của quốc tế. Việc này phải bảo đảm không làm cho lãnh hải của quốc gia khác bị tách ra khỏi vùng đặc
quyền kinh tế của họ hay biển cả.
b) Đường cơ sở thông thường
Là ngấn nước thủy triều thấp nhất (trung bình nhiều năm) dọc theo bờ biển đã được thể hiện trên các hải
đồ có tỷ lệ xích lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận. Đối với các đảo san hô hay đảo có
đá ngầm ven bờ bao quanh, phương pháp này cũng được áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này là phản
ánh đúng đắn hơn đường bờ biển thực tế của các quốc gia, hạn chế sự mở rộng các vùng biển thuộc quyền

tài phán của họ. Hạn chế của nó là khó áp dụng trong thực tế, nhất là đối với các vùng có bờ biển khúc
khuỷu.
3) Lãnh hải là vùng biển ven bờ nằm giữa vùng nước nội thủy và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền
và quyền tài phán quốc gia (tức vùng đặc quyền kinh tế). Chủ quyền của quốc gia đối với vùng lãnh hải
không phải là tuyệt đối như đối với các vùng nước nội thủy, do có sự thừa nhận quyền qua lại vô hại của
tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải. Cũng lưu ý rằng chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng
hoàn toàn và riêng biệt đối với vùng trời trên lãnh hải cũng như đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển
của vùng lãnh hải này. Trong vùng trời phía trên lãnh hải, các quốc gia khác không có quyền tự do qua lại
vô hại đối với các phương tiện bay (máy bay chẳng hạn). Đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển,
quốc gia ven biển cũng có toàn quyền định đoạt.
*Lịch sử hình thành lãnh hải:
Trong một thời gian dài, các quốc gia quy định chiều rộng của lãnh hải rất khác nhau. Công ước Liên hiệp
quốc về luật biển năm 1982 đã quy định thống nhất rằng các quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều
rộng lãnh hải không quá 12 hải lý (khoảng 22,2 km) tính từ đường cơ sở (tức đường tiếp giáp thực tế của
đất và nước hay đường thẳng nối hai điểm thuộc đất liền được chọn khi chúng nổi lên trên mặt nước và xa
bờ nhất khi mực nước thủy triều là thấp nhất, đo trung bình nhiều năm dọc theo bờ biển, theo một trong
hai phương pháp là đường cơ sở thông thường hay đường cơ sở thẳng) theo các điều khoản của Công ước
Liên hiệp quốc về biển năm 1994, ngoại trừ các khu vực mà hai hay nhiều quốc gia có chung biên giới
biển rất gần nhau. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được tính là đường biên giới quốc gia.
Lãnh hải mà một quốc gia đòi hỏi có thể gây ra tranh cãi từ phía các quốc gia khác khi các quốc gia này
rất gần nhau về biển. Lãnh hải nói chung là chủ thể của của các sự mở rộng tùy hứng để đảm bảo thuận
tiện cho các hoạt động ven bờ như khai thác dầu khí, các quyền đánh bắt cá (xem thêm chiến tranh cá
tuyết) cũng như ngăn cản các hoạt động của các đài phát sóng vô tuyến đối địch từ các tàu thuyền hàng
hải hay được neo đậu trong các vùng biển quốc tế.
Từ thế kỷ 18 cho đến giữa thế kỷ 20, lãnh hải của đế chế Anh, Mỹ, Pháp và nhiều quốc gia khác có chiều
rộng 3 hải lý (khoảng 5,6 km). Nguyên thủy nó là tầm bắn của đại bác, do với khoảng cách này thì quốc
gia có chủ quyền có thể bảo vệ được lãnh thổ trên đất liền của mình. Tuy nhiên đối với Na Uy thì nó là 4
hải lý (7,4 km) và đối với Tây Ban Nha thì là 6 hải lý (11,1 km) trong giai đoạn này.
4) Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm liền kề vùng lãnh hải. Theo khoản 2 điều 33 Công ước Liên
hiệp quốc về luật biển 1982 thì

The contiguous zone may not extend beyond 24 nautical miles from the baselines from which the breadth
of the territorial sea is measured.
Bản dịch:
Vùng tiếp giáp lãnh hải không được mở rộng quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở mà từ đó bề rộng của lãnh
hải được đo đạc.
5) Vùng đặc quyền kinh tế: Trong luật biển quốc tế, vùng đặc quyền kinh tế (tiếng Anh: Exclusive
Economic Zone - EEZ; tiếng Pháp: zone économique exclusive- ZEE) là vùng biển mở rộng từ các quốc
gia ven biển hay quốc gia quần đảo, nằm bên ngoài và tiếp giáp với lãnh hải. Nó được đặt dưới chế độ
pháp lý riêng được quy định trong phần V - Vùng đặc quyền kinh tế của Công ước Liên hiệp quốc về luật
biển 1982, trong đó các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển (hay quốc gia quần đảo), các
quyền cũng như các quyền tự do của các quốc gia khác đều được điều chỉnh bởi các quy định thích hợp
của Công ước này. Vùng biển này có chiều rộng 200 hải lý (khoảng 370,4 km) tính từ đường cơ sở, ngoại
trừ những chỗ mà các điểm tạo ra đó gần với các quốc gia khác. Trong khu vực đặc quyền kinh tế, quốc
gia có đặc quyền khai thác và sử dụng các tài nguyên biển. Nó là một trong các vùng mà quốc gia có
quyền chủ quyền.
Khái niệm này của các quốc gia được phân chia vùng đặc quyền kinh tế đã cho phép kiểm soát tốt hơn các
vấn đề trên biển (nằm ngoài giới hạn lãnh thổ mà quốc gia có đầy đủ chủ quyền) đã thu được sự chấp
thuận của đa số quốc gia vào cuối thế kỷ 20 và đã được gắn với sự thừa nhận quốc tế theo Công ước Liên
hiệp quốc về luật biển thứ ba năm 1982.
• Điều 55, phần V Công ước Liên hiệp quốc về luật biển quy định:
Specific legal regime of the Exclusive Economic Zone The Exclusive Economic Zone is an area beyond
and adjacent to the territorial sea, subject to the specific legal regime established in this Part, under which
the rights and jurisdiction of the coastal State and the rights and freedoms of other States are governed by
the relevant provisions of this Convention.
• Bản dịch tiếng Việt:
Chế độ pháp lý đặc biệt cho vùng đặc quyền kinh tế Vùng đặc quyền kinh tế là vùng nằm ngoài và tiếp
giáp với lãnh hải, là chủ thể của chế độ pháp lý đặc biệt được đưa ra tại phần này, theo đó các quyền và
quyền tài phán của quốc gia ven biển và các quyền cũng như quyền tự do của quốc gia khác được điều
chỉnh bởi các điều khoản liên quan của Công ước này.
Quản lý nghề cá là một bộ phận đáng kể nhất của việc kiểm soát này.

Các tranh cãi về mở rộng chính xác của các vùng đặc quyền kinh tế là nguồn chủ yếu của các mâu thuẫn
giữa các quốc gia về biển. Ví dụ nổi tiếng nhất ở châu Âu có lẽ là chiến tranh cá tuyết giữa Iceland và
Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland năm 1893.
6)Thềm lục địa là vành đai mở rộng của mỗi lục địa, trong các thời kỳ băng hà đã là các vùng đất liền
còn hiện nay là các biển tương đối nông (còn được biết đến như là các biển cạn) và các vịnh. Các thềm lục
địa có độ dốc thoải đều (1-2 °) và thông thường kết thúc bằng các sườn rất dốc (gọi là đứt gãy thềm lục
địa). Đáy biển phía dưới các đứt gãy là dốc lục địa có độ dốc cao hơn rất nhiều so với thềm lục địa. Tại
chân dốc nó thoải đều, tạo ra bờ lục địa và cuối cùng hợp nhất với đáy đại dương tương đối phẳng, có độ
sâu đạt từ 2.200 đến 5.500 m.
Chiều rộng của thềm lục địa dao động một cách đáng kể. Có rất nhiều khu vực không có thềm lục địa, đặc
biệt là ở các khu vực mà các gờ của vỏ đại dương nằm gần vỏ lục địa trong các khu vực sút giảm ven bờ,
chẳng hạn như các vùng bờ biển của Chile hay bờ biển phía tây của đảo Sumatra. Thềm lục địa lớn nhất—
thềm lục địa Siberi ở Bắc Băng Dương— kéo dài tới 1.500 kilômét. Biển Đông nằm trên một khu vực mở
rộng khác của thềm lục địa, thềm lục địa Sunda, nó nối liền các đảo Borneo, Sumatra và Java với châu Á
đại lục. Các biển khác cũng nằm trên các thềm lục địa còn có biển Bắc và vịnh Ba Tư (còn gọi là vịnh Péc
xích). Chiều rộng trung bình của các thềm lục địa là khoảng 80 km. Độ sâu của các thềm lục địa cũng dao
động mạnh. Nó có thể chỉ nông khoảng 30 m mà cũng có thể sâu tới 600 m.
Các trầm tích được chuyên chở tới các vùng thềm lục địa do hiện tượng xói mòn từ các vùng đất liền. Kết
hợp với độ chiếu sáng từ Mặt Trời tương đối cao đối với các vùng biển nông thì các loài thủy sinh vật tại
khu vực thềm lục địa tương đối phong phú khi so sánh với các sa mạc sinh học của đáy đại dương. Cá
tuyết (moruy) của khu vực Grand Banks phía ngoài Newfoundland đã nuôi những người châu Âu nghèo
khó hơn 500 năm trước khi chúng bị đánh bắt cạn kiệt. Nếu các điều kiện yếm khí chiếm ưu thế trong các
lớp trầm tích thì các thềm lục địa theo thang niên đại địa chất sẽ trở thành các nguồn nhiên liệu hóa thạch.
Xa hơn nữa, việc tương đối dễ tiếp cận của các thềm lục địa là phương thức tốt nhất để tìm hiểu các bộ
phận của đáy đại dương. Trên thực tế mọi hoạt động khai thác thương mại, chẳng hạn khai thác dầu mỏ và
hơi đốt (gọi chung là khai thác dầu khí) từ đại dương chủ yếu được tiến hành trên các thềm lục địa. Các
quyền chủ quyền trên các thềm lục địa của mình đã được đề nghị bởi các quốc gia có biển trong Công ước
về thềm lục địa, được đưa ra bởi Ủy ban luật quốc tế của Liên hiệp quốc năm 1958 [1] , một số phần trong
đó đã được chỉnh sửa và thay thế bởi 1982 United Nations Công ước Liên hiệp quốc về luật biển năm
1982.

×