Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SKKN MÔN THỂ DỤC LỚP 5(GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ EM LỨA TUỔI TIỂU HỌC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.47 KB, 15 trang )

ĐỀ TÀI
GIẢI PHÁP NHẰM GIẢM TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC Ở TRẺ EM LỨA
TUỔI TIỂU HỌC
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
I.1- Lý do chon đề tài:
Trong những năm gần đây, trên khắp mọi miền cả nước, những vụ đuối
nước thương tâm đã cướp đi sinh mạng của nhiều trẻ, tập trung chủ yếu ở các
vùng nông thôn, miền núi và đối tượng chủ yếu là ở các em học sinh. Theo
thống kê mới nhất của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tỷ lệ tai nạn chết đuối
nước ở trẻ em Việt Nam rất cao, chiếm 22,6%, cao gấp 10 lần so với các nước
phát triển.
Nguy cơ đuối nước rình rập trẻ em ở khắp mọi nơi, nhất là về mùa hè, trời
nắng nóng, các em được nghỉ học, tham gia vào nhiều hoạt động vui chơi tự
do. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ em, nhưng phần
lớn chủ yếu vẫn là do sự lơ là, chủ quan của các bậc phụ huynh, chưa giám sát
chặt chẽ con trẻ hoặc thiếu người trông coi, chăm sóc, để trẻ tự do đi lại, bên
cạnh đó hệ thống sông, suối, ao, hồ, vũng nước… cũng là môi trường không
an toàn cho trẻ nhỏ.
Bơi là kỹ năng cần thiết nhất để trẻ phòng tránh đuối nước nhưng hầu hết
hoạt động dạy bơi cho HS chưa thật sự hiệu quả, ở một số trường tiểu học tại
một số thành phố lớn, các nhà trường cũng đã triển khai thí điểm dạy bơi cho
HS tiểu học để thực hiện phổ cập bơi lội, tuy nhiên việc tổ chức học bơi trong
trường học không hề dễ dàng khi các trường không có hồ bơi, không có giáo
viên phụ trách, điều đó lại càng khó khăn hơn tại các vùng nông thôn. Tuy
nhiên, việc phòng tránh đuối nước không chỉ là việc học bơi mà điều quan
trong hơn nữa là các em cần được chỉ dẫn vui chơi ở đâu, chơi thế nào để đảm
bảo an toàn.
Thực tế cho thấy, việc trang bị cho các em thanh thiếu nhi những kỹ năng
ứng phó khi gặp sự cố, đặc biệt là các em học sinh ở nông thôn, miền núi, điều
kiện kinh tế khó khăn vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Vì vậy, ngoài việc
tăng cường quản lý con em, học sinh thì việc rèn luyện, bồi dưỡng những kỹ


năng cơ bản cho cuộc sống là điều hết sức cần thiết. Xuất phát từ những vấn
đề cấp bách trên, dựa vào cơ sở thực tế và căn cứ vào khả năng của bản thân,
1


tôi mạnh dạn đưa ra “Giải pháp nhằm giảm tai nạn đuối nước ở trẻ em lứa
tuổi tiểu học”.
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:
Giúp các em học sinh biết được và hình thành ý thức về nguy cơ đuối
nước đang rình rập đến sức khỏe, tính mạng của mình trước những thói quen
hành động hết sức bình thường diễn ra thường xuyên trong cuộc sống, từ đó
hình thành ý thức biết tự đề phòng, cảnh giác, có những kỹ năng cần thiết tự
bảo vệ mình và bảo vệ bạn bè, hình thành nhu cầu tập luyện và phát triển kỹ
năng bơi lội.
Gia đình và cộng đồng nhận thức được những nguy cơ dẫn đến đuối nước
đối với trẻ em, từ đó gia đình và cộng đồng có những hành động thiết thực để
giám sát, bảo vệ trẻ em một cách đầy đủ, thay đổi, cải tạo môi trường sống an
toàn hơn. Bên cạnh đó, giúp cha mẹ học sinh, thầy cô giáo và các lực lượng
chăm sóc, bảo vệ trẻ em khác có những kỹ năng cần thiết để có thể ứng phó
cứu người không may bị tai nạn đuối nước một cách có hiệu quả và an toàn
cho bản thân.
I.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Trẻ em tứ 6 đến 10 tuổi Trường Tiểu học Nguyễn Văn Bé.
I.4- Giới hạn, phạm vi nghiên cứu:
- Các tiết học bộ môn Thể dục của học sinh tiểu học trường Nguyễn Văn Bé.
- Các buổi ngoại khóa, các buổi họp phụ huynh học sinh của trường.
- Giải pháp được thực hiện trong năm học 2014- 2014.
I.5- Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng 2 phương pháp, đó là:
- Dạy kỹ năng bơi lội, tập huấn sơ cấp cứu đuối nước.

- Tuyên truyền nhằm tăng cường ý thức giám sát trẻ em đầy đủ của gia đình,
của cộng đồng và của nhà trường.
II. PHẦN NỘI DUNG :
II.1. Cơ sở lý luận:
Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan
bị thiếu ôxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động. Hay nói
cách khác: Chết đuối là tình trạng thiếu oxy do cơ thể bị chìm trong nước.
Để phòng đuối nước cho trẻ việc đầu tiên và quan trọng nhất là dạy trẻ biết
bơi, khi đã biết bơi thì sẽ hạn chế được đuối nước.Vì vậy cần phát triển kỹ
2


năng bơi lội và dạy bơi cho học sinh tiểu học nói riêng, trẻ em ở các nhóm
tuổi khác nói chung và tổ chức tập huấn về sơ cấp cứu, nhất là phương pháp
hô hấp nhân tạo để ứng cứu khi cần thiết.
Để tránh những đáng tiếc có thể xảy ra và hạn chế tử vong do đuối nước
cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các ngành chức năng các tổ chức
xã hội, xây dựng môi trường an toàn cho trẻ. Tuyên truyền giáo dục nâng cao
nhận thức cho mọi người trong cộng đồng nhất là các bậc phụ huynh nâng cao
ý thức quản lý không để cho các em tự do tắm ao hồ, sông suối. Mỗi gia đình,
nhà trường cần quản lí chặt chẽ con em mình, tuyệt đôi không để tình trạng
học sinh trốn học, hoặc lợi dụng giờ nghỉ, ngày nghỉ để đi tắm ao hồ khi
không có sự giám sát của người lớn.
Các cơ quan truyền thông đại chúng phải có trách nhiệm xây dựng, phát
triển những thông điệp tuyên truyền về nguy cơ tai nạn đuối nước và phổ biến
biện pháp phòng tránh để chuyển tải nội dung trên các phương tiện truyền
thông cùng với các tài liệu tuyên truyền khác. Cần lồng ghép hoạt động phòng
tránh đuối nước vào các hoạt động ngoại khóa của nhà trường, đặc biệt trước
khi học sinh nghỉ hè để nâng cao nhận thức bảo vệ, phòng ngừa cho các em.
Biết bơi thôi cũng chưa hẳn đã an toàn. Bằng chứng là rất nhiều người

lớn cơ bắp khỏe, bơi thành thạo cũng bị đuối nước dẫn đến tử vong nếu chủ
quan, lơ là. Vì vậy, để đảm bảo an toàn nhất có thể cho trẻ, bên cạnh việc dạy
trẻ bơi, điều cấp thiết là phải giám sát và hướng dẫn trẻ những biện pháp an
toàn khi tiếp xúc với nước.
II.2.Thực trạng:
a.* Thuận lợi:
- Được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội và được sự quan tâm sâu sắc của
Ban giám hiệu trường.
- Học sinh ham thích đến trường, hăng hái tập luyện trong quá trình học tập.
*Khó khăn:
- Do cơ sở vật chất nhà trường chưa có hồ bơi nên ảnh hưởng đến các tiết học
thực hành.
- Sức khỏe của học sinh không đồng đều do điều kiện kinh tế của địa phương
còn khó khăn.
- Do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên một số học sinh chưa tham gia đầy đủ
các tiết học thực hành bơi ở hồ bơi tư nhân trên địa bàn.
b.*Thành công:
- Các em đã nhận thức được tai nạn đuối nước luôn rình dập mình từ đó biết
cách phòng tránh.
3


- Trang bị cho các em kĩ năng bơi cần thiết,và cách ứng phó khi gặp sự cố.
- Nâng cao nhận thức của toàn xã hội trong việc giám sát , quản lí con em
mình.
*Hạn chế:
Bên cạnh những thành công trên trong quá trình thực hiện giải pháp vẫn còn
một số hạn chế tồn tại như:
- Việc học bơi chưa chính thức được áp dụng trong trường tiểu học nên còn
mang tính tự phát.

- Năng khiếu của học sinh chưa đồng đều vì vậy khó khăn trong việc truyền đạt
kiến thức nhất là khi dạy thực hành.
- Do điều kiện kinh tế địa phương còn khó khăn nên các em vẫn chưa được
quan tâm đầy đủ về các mặt.
c.Mặt mạnh:
- Hầu hết các em rất thích được học bơi.
- Các tiết thực hành các em đều được tập ở hồ bơi đủ tiêu chuẩn.
- Được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ huynh.
* Mặt yếu:
- Một số ít học sinh sợ khi xuống hồ bơi
- Do điêu kiện kinh tế còn khó khăn nên các em vẫn chưa được bố mẹ quan
tâm đúng mức.
d.Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
*. Nhận thức về tai nạn đuối nước của trẻ em còn thấp:
Mặc dù đuối nước là nguyên nhân hàng đầu gây nên tử vong cho nhóm tuổi
trẻ em nhưng nhận thức của cộng đồng người dân và những người có trách
nhiệm về vấn đề này vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, tai nạn đuối nước trẻ em
chưa được thảo luận rộng rãi và chưa được giải quyết một cách toàn diện.
*. Thiếu sự giám sát đầy đủ của người lớn:
Một trong những yếu tố chính dẫn đến tai nạn đuối nước chiếm tỷ lệ cao ở trẻ
em, đặc biệt là nhóm trẻ nhỏ do thiếu sự trông nom, giám sát chặt chẽ, đầy đủ
của người lớn. Trẻ nhỏ chỉ cần thiếu sự giám sát của người lớn khoảnh khắc
ngắn từ 1 đến 2 phút, tai nạn đuối nước nói riêng và các tai nạn thương tích
khác nói chung đã có thể xảy ra một cách thương tâm.
*. Thiếu kỹ năng bơi lội:
Các cuộc điều tra, khảo sát ở nước ta ghi nhận hầu hết trẻ em bị tai nạn đuối
nước do không biết bơi và trên thực tế cũng thấy rất nhiều trẻ em Việt Nam
không biết bơi. Hơn nữa phần lớn các em thường hay chơi đùa, tắm lội ở gần
ao hồ, sông suối gần trường hoặc gần nhà. Vấn đề này là yếu tố nguy cơ cao
gây nên tai nạn đuối nước cho trẻ em.

*. Môi trường sống không an toàn:
4


Nước ta có bờ biển khá dài, hệ thống ao hồ, sông suối, kênh lạch nhiều và
chằng chịt. Tuy vậy, những người có trách nhiệm hầu như vẫn chưa thực hiện
nhiều giải pháp, hành động mạnh mẽ, cụ thể để làm giảm thiểu nguy cơ tai
nạn đuối nước ở trẻ em có thể xảy ra bất cứ lúc nào, bất kỳ ở đâu trong môi
trường sống.
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trang mà đề tài đã đặt ra:
e.1.Dạy trẻ biết bơi:
Để phòng đuối nước cho trẻ việc đầu tiên và quan trọng nhất là dạy trẻ biết
bơi, khi đã biết bơi thì sẽ hạn chế được đuối nước.Vì vậy cần phát triển kỹ
năng bơi lội và dạy bơi cho học sinh tiểu học nói riêng, trẻ em ở các nhóm
tuổi khác nói chung; Qui trình dạy bơi phải tuân thủ theo một qui trình chung;
cái nào tập trước, cái nào tập sau không thể đảo lộn được cụ thể: - Làm quen
với nước - Tập hít vào và thở ra trong nước - Tập nổi trong nước - Tập lướt
nước - Tập quạt chân - Tập quạt tay - Tập phối hợp quạt tay chân - Tập phối
hợp quạt tay chân với thở - Tập xuất phát -Tập quay vòng Ví dụ: - Chưa tập
nổi được, thì không thể tập được các động tác khác được. - Chưa nín thở úp
mặt xuống nước được, thì chưa thể làm được gì cả .
Các điều không nên trong khi tự học bơi: Chú ý tránh những thói quen
không tốt trong bơi lội, đó là: - Bơi khi đói, bơi ngay sau khi ăn no, vận động
quá sức sau đó bơi ngay, Không khởi động trước khi bơi - Tập bơi với trang
phục không phù hợp - Tâp bơi trong lúc người bị cảm lạnh - Tập bơi ở nước
qúa sâu - Trong quá trình tập bơi không nên mặc áo phao để hỗ trợ nổi, vì khi
bỏ phao ra thì người không nổi được, mà tự mình phải làm nổi trước khi học
các động tác kỹ thuật. Những nguyên tắc trong dạy bơi Học sinh phải tuyệt
đối tuân thủ theo sự hướng dẫn của giáo viên, không tuỳ tiện ra khỏi khu vực
quản lý của giáo viên. - Phải đảm bảo tốt những qui định của hồ bơi - Phải

khởi động và tập trên cạn thật kỹ mới xuống nước, không đến những nơi nước
sâu nguy hiểm. Tổ chức hướng dẫn đến các giáo viên dạy thể dục của trường,
sau đó giáo viên sẽ hướng dẫn lại cho các em ở trong các giờ dạy thể dục của
mình. Tổ chức ngoại khóa hướng dẫn cho học sinh toàn trường về cách thức
tự học bơi cho mình ( tổ chức dưới cờ, ngoại khóa nhìn động tác thị phạm tại
hồ bơi mà chưa cần xuống nước)
e.1.1. Tập nín thở lâu ở phía dưới mặt nước:
- Động tác này rất quan trọng, bởi nếu học sinh bơi không biết nín thở và nằm
ngang trên nước và lướt nước thì không thể tập bơi được. Các em phải tập nín
thở dưới nước (càng lâu càng tốt), nín thở ít nhất từ 10-20 giây trở lên bằng
cách nhẩm đếm.
e.1.2. Tập hít, thở dưới mặt nước:
- Cách hít thở khi bơi khác với trên bờ. Học sinh cần phải tập nhiều lần cho
quen.
5


- Tay nắm thành bể hoặc chống gối, gập người lại, mặt úp xuống nước “thổi”
hết không khí ra thành những bọt khí trong nước (thở ra). Sau đó, ngẩng đầu
lên hay nghiêng đầu qua một bên há miệng (hít vào) bằng miệng và mũi .
- Nắm thành bể, hụp xuống thổi bong bóng ra, trồi lên há miệng hít hơi vào
( làm như vậy liên tục).
e.1. 3. Tập nổi người:
- Đứng ở khu vực mực nước ngang bụng, hãy hít vào thật sâu rồi nín thở, ngồi
xuống ôm gối, khoanh tròn như quả trứng.
Lúc đầu người sẽ chìm, nhưng từ từ thân người sẽ nổi hẳn lên.
- Khi nào người nổi hẳn lên, hãy duỗi tay và chân thẳng ra như tấm ván.
- Khi nào hết hơi, co chân lại, đứng lên.
e.1.4. Lướt nước:
Đây là một động tác rất quan trọng,nếu làm được động tác này thì việc học

bơi thật dễ dàng và đã nắm chắc thành công.
- Mực nước sâu ngang bụng hay ngực, hãy tựa lựng vào thành bể, hít hơi vào,
nín thở:
+ Hãy duỗi thẳng tay về phía trước.
+ Hai tay khép sát 2 bên tai, thu nhỏ 2 vai tạo thành mũi nhọn (với động tác
này sẽ ít bị cản nước).
- Mặt úp xuống nước:
+ Người hơi nghiêng về phía trước.
+ Đưa mông lên cao, co 2 chân lên cao.
- Đạp mạnh vào thành bể lấy đà phòng mình về phía trước và duỗi thẳng chân.
- Thân người nằm thẳng, lướt nhẹ nhàng trên mặt nước.
e.1.5. Tập đứng lên:
- Khi đang lướt nước, muốn đứng lại.
- Hãy co 2 chân về phía trước ngực đồng thời kéo 2 tay về phía sau. Quạt
nước từ trước ra sau bằng cả hai tay.
- Sau đó lấy thăng bằng, đứng thẳng lên.
e.2 .Bên cạnh việc dạy bơi giáo viên còn phải hướng dẫn cách sơ cấp cứu
khi bị đuối nước:
Nạn nhân đuối nước không thở được do nước tràn vào phổi. Nếu gặp đuối
nước nạn nhân cần phải được cấp cứu nhanh, kịp thời và kiên trì. Nên hà hơi
thổi ngạt ngay khi vừa dìu được nạn nhân vào chỗ nước cạn, có thể đứng
được. Khi đưa lên bờ, hãy dốc ngược nạn nhân hoặc đặt nạn nhân nằm đầu
thấp, ép mạnh vào phần bụng và dưới ngực để đẩy nước ra. Cần thực hiện như
vậy xen kẽ với hà hơi thổi ngạt. Nếu tim không đập thì phải kết hợp thổi ngạt
và xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Phải hà hơi thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng
6


ngực kéo dài cho đến khi nạn nhân thở trở lại hoặc đã chết thực sự. Chú ý cởi
bỏ quần áo ướt, lau khô người, xoa dầu nóng toàn thân và ủ ấm cho nạn nhân.

e.2.1. Xóc nước:
Khi chúng ta đưa được nạn nhân vào bờ mà nạn nhân đã bị bất tỉnh, thì hãy
xem thử họ có còn thở hay không. Nếu như họ còn thở thì chỉ cần xóc nước.
Nếu hết thở thì làm hô hấp nhân tạo ngay. Muốn xóc nước thì ta làm như sau :
Đưa nạn nhân lên cao rồi xóc vài cái cho nước trào ra, dùng tay móc những
vật lạ mà họ đã nuốt phải ra khỏi miệng để tránh bị nghẽn đường hô hấp.
e.2.2. Hô hấp nhân tạo:
* Phương pháp thổi ngạt miệng qua miệng :
Cách xử lý: Đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo, dây nịt, …
nếu có thể thì đặt nạn nhân nằm ngửa trên một mô đất cao, hay bàn ghế,
giường … ,để chúng ta đỡ cúi gập người khi thao tác. Nếu trong miệng và cổ
họng nạn nhân có vướng vật gì, hãy ấn vải vào đầu ngón tay và móc sạch ra,
sau đó lau miệng nạn nhân cho sạch.
Phương pháp thao tác : Kéo đầu nạn nhân ngửa về phía sau, kéo hoặc đẩy
hàm dưới để cho miệng nạn nhân mở ra. Sau đó dùng bản tay vừa đẩy trán
nạn nhân vừa bịt mũi họ lại bằng ngón trỏ và ngón giữa. Bàn tay kia dùng
banh hàm nạn nhân và kéo miệng cho mở ra. Sau đó cần hít vào đầy lồng
ngực, đoạn há miệng rộng rồi áp sát vào miệng nạn nhân.
Thổi hơi thật mạnh cho đến khi thấy lồng ngực của nạn nhân phồng lên, mấy
hơi đầu cần thổi thật mạnh. Sau đó nghiêng đầu lắng tai nghe hơi thở trở ra.
Lặp lại động tác trên với nhịp độ 12 lần trong một phút đối với người lớn và
20 lần một phút đối với trẻ em.
* Phương pháp xoa bóp tim:
Ta quỳ cạnh nạn nhân, hai tay thẳng, hai bàn tay chồng lên nhau đặt lên lồng
ngực nơi xương ức nạn nhân. Đè tay ép lồng ngực nạn nhân xuống rồi từ từ
buông ra, làm theo chu kỳ: khoảng thời gian từ 14 - 15 giây, chúng ta ép ngực
nạn nhân khoảng 15 lần và thổi ngạt 2 lần. Sau mỗi 4 chu kỳ chúng ta kiểm tra
mạch và hơi thở của nạn nhân một lần.
Phương pháp Sylvester: (do Sylvester nghĩ ra, được bác sĩ Marshall Hall đề
nghị phổ biến và sử dụng rộng rãi vào năm 1856. Cách làm như sau:

- Nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng.
- Nâng cao vai nạn nhân (bằng gối hay mền cuộn tròn)
- Đầu nạn nhân hơi ngửa về phía sau, cằm hướng lên trên.
- Cấp cứu viên quỳ gối phía trước đầu nạn nhân, nắm chặt hai cổ tay nạn
nhân.
Phương pháp Schaeffer: Do Giáo sư, bác sĩ E. Charpey Schaeffer của Đại
học đường Edinburhg nghĩ ra năm 1903. Phương pháp này hiệu quả hơn
phương pháp trước, tương đối đơn giản và ít mệt nhọc. Cách làm như sau:
7


- Đặt nạn nhân nằm sấp trên một tấm ván, phiến đá phẳng, trên một ghế dài
(miễn sao bằng phẳng và chắc chắn là được), tay đưa lên phía đầu, mặt
ngoảnh về một bên.
- Chèn giữa hai hàm răng một miếng nút chai hay một miếng gỗ nhỏ có buộc
dây, cốt để giữ thông đường thở trong suốt quá trình cấp cứu. Dây là để đề
phòng lúc nạn nhân tỉnh lại, có thể nuốt vật chèn răng này.
- Cấp cứu viên quỳ phía sau nạn nhân, hai đầu gối tì xuống đất, hoặc ngồi nhẹ
lên bắp chân nạn nhân và đặt 2 bàn tay xòe trên lưng nạn nhân, phía trên
khung xương chậu, hai ngón tay cái có thể giáp nhau, các ngón tay khác áp
chặt vào hai bên sườn của nạn nhân, phía dưới các xương sườn cụt một
chút, đừng để tay tì lên gan.
- Nhô người lên, hai tay tì mạnh lên lưng nạn nhân, với sức nặng của thân
mình và đếm nhẩm trong 2 giây. Cử động này có mục đích ép bụng nạn nhân,
làm cho hoành cách mô bị đẩy mạnh lên cao, ép buồng phổi lại, tống khí độc
ra ngoài. Đếm xong lại từ từ trở lại tư thế đầu. Khi buông ra, hoành cách mô
hạ xuống, phổi nới rộng, khí trong lành tràn vào. Cứ tiếp tục như trên (từ 15
đến 20 lần trong một phút) cho phù hợp với nhịp thở bình thường của mình
(thở ra ấn xuống, hít vào và ngã người ra sau)
- Khi nạn nhân đã dần dần hồi tỉnh, đã thoi thóp thở, vẫn phải tiếp tục cấp cứu.

Phải để ý, khi nạn nhân hít vào, phải nhấc hẳn tay ra để nạn nhân thở dễ dàng.
e.2.3. Kĩ thuật bơi tự cứu:
Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm E-Bơi, Hà Nội, cho
biết, người ta vẫn nghĩ chết đuối là do không biết bơi. Nếu không muốn chết
đuối, phải xuống nước học một kiểu bơi nào đó, ví dụ bơi ếch, bơi sải, bơi
ngửa... Thực tế, nhiều người, kể cả biết bơi, thậm chí bơi giỏi, nhưng vì chủ
quan, hoặc chuột rút, hay mắc sẵn các bệnh nào đó... vẫn có thể bị đuối nước;
và lại có cả trẻ em chết đuối ở những nơi nước nông không bơi được như ngã
úp mặt vào xô, chậu, chum vại chứa nước trong nhà.
Vì vậy, theo ông Tuấn, ngoài việc giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận
thức phòng chống chết đuối với phương châm “phòng bệnh hơn chữa
bệnh “cần một cách khác để phòng chống đuối nước - một cách giúp mọi
người có thể sống sót nếu chẳng may bị rơi xuống nước, dù họ chưa hề biết
bơi. Và đó là kỹ thuật “Bơi tự cứu” hay “Bơi sống sót”.
Với phương pháp này, người không biết bơi, khi rơi xuống nước vẫn có thể
sống sót nhờ thực hiện 4 bước sau đây:
Bình tĩnh nhắm mắt, ngậm miệng, nín thở (có thể lấy tay bịt mũi) để phổi
không bị sặc nước, trở thành cái phao cứu sinh đẩy người nổi dần lên.
Tiếp tục thả lỏng người để nước đẩy lên sát mặt nước trở về tư thế bập bênh
bán an toàn, đầu nổi sát mặt nước, chân ở phía nước sâu.
8


Dùng tay hoặc chân làm mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô khỏi mặt nước hoặc
cũng có thể quạt nước xiên, đẩy người bơi đi dễ dàng bởi trong nước người
trở nên nhẹ hơn so với trên cạn.
Khi chuyển động lên xuống, tới trước hãy nhớ trên mặt nước, há miệng to hít
vào nhanh và sâu, dưới mặt nước ngậm miệng, thở ra từ từ bằng mũi, hoặc
bằng mồm.
Kĩ thuật này đơn giản nhưng rất cần thiết đặc biệt đối với các em chưa biết

bơi. Vậy phải hướng dẫn cho học sinh biết để bình tĩnh ứng phó khi cần thiết.
II.3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Giúp các em học sinh biết được và hình thành ý thức về nguy cơ đuối nước
đang rình rập đến sức khỏe, tính mạng của mình trước những thói quen hành
động hết sức bình thường diễn ra thường xuyên trong cuộc sống, từ đó hình
thành ý thức biết tự đề phòng, cảnh giác, có những kỹ năng cần thiết tự bảo vệ
mình và bảo vệ bạn bè, hình thành nhu cầu tập luyện và phát triển kỹ năng bơi
lội.
Gia đình và cộng đồng nhận thức được những nguy cơ dẫn đến đuối nước
đối với trẻ em, từ đó gia đình và cộng đồng có những hành động thiết thực để
giám sát, bảo vệ trẻ em một cách đầy đủ, thay đổi, cải tạo môi trường sống an
toàn hơn. Bên cạnh đó, giúp cha mẹ học sinh, thầy cô giáo và các lực lượng
chăm sóc, bảo vệ trẻ em khác có những kỹ năng cần thiết để có thể ứng phó
cứu người không may bị tai nạn đuối nước một cách có hiệu quả và an toàn
cho bản thân.
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
* Dạy kỹ năng bơi lội, tập huấn sơ cấp cứu đuối nước:
1. Tập nín thở lâu ở phía dưới mặt nước: đầu tiên giáo viên hướng dẫn học
sinh thực hiện nín thở trên cạn bằng cách nín thở rồi đếm càng lâu càng tốt.
Sau đó cho các em nín thở dưới nước bằng cách úp mặt vào bát nước nín thở
ít nhất từ 10-20 giây trở lên bắng cách nhẩm đếm.Tiếp đến mới cho các em
tập thở ở hồ bơi.

9


* Tập nổi người:
- Đứng ở khu vực mực nước ngang bụng, hãy hít vào thật sâu rồi nín thở, ngồi
xuống ôm gối, khoanh tròn như quả trứng.

Lúc đầu người sẽ chìm, nhưng từ từ thân người sẽ nổi hẳn lên.
- Khi nào người nổi hẳn lên, hãy duỗi tay và chân thẳng ra như tấm ván.
- Khi nào hết hơi, co chân lại, đứng lên.
* Lướt nước:
Đây là một động tác rất quan trọng,nếu làm được động tác này thì việc học
bơi thật dễ dàng và đã nắm chắc thành công.
- Mực nước sâu ngang bụng hay ngực, hãy tựa lựng vào thành bể, hít hơi vào,
nín thở:
+ Hãy duỗi thẳng tay về phía trước.
+ Hai tay khép sát 2 bên tai, thu nhỏ 2 vai tạo thành mũi nhọn (với động tác
này sẽ ít bị cản nước).
- Mặt úp xuống nước:
+ Người hơi nghiêng về phía trước.
+ Đưa mông lên cao, co 2 chân lên cao.
- Đạp mạnh vào thành bể lấy đà phòng mình về phía trước và duỗi thẳng chân.
- Thân người nằm thẳng, lướt nhẹ nhàng trên mặt nước.
* Tập đứng lên:
- Khi đang lướt nước, muốn đứng lại.
- Hãy co 2 chân về phía trước ngực đồng thời kéo 2 tay về phía sau. Quạt
nước từ trước ra sau bằng cả hai tay.
- Sau đó lấy thăng bằng, đứng thẳng lên.
10


* Hướng dẫn cách sơ cấp cứu khi bị đuối nước:
Trong các tiết học thể dục, cùng với các tiết ngoai khóa giáo viên tổ chức
tập huấn cho các em các bước sơ cấp cứu khi bị đuối nước.
Đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo, dây nịt, … nếu có thể thì đặt
nạn nhân nằm ngửa trên một mô đất cao, hay bàn ghế, giường … ,để chúng ta
đỡ cúi gập người khi thao tác. Nếu trong miệng và cổ họng nạn nhân có

vướng vật gì, hãy ấn vải vào đầu ngón tay và móc sạch ra, sau đó lau miệng
nạn nhân cho sạch.
Phương pháp thao tác : Kéo đầu nạn nhân ngửa về phía sau, kéo hoặc đẩy
hàm dưới để cho miệng nạn nhân mở ra. Sau đó dùng bản tay vừa đẩy trán
nạn nhân vừa bịt mũi họ lại bằng ngón trỏ và ngón giữa. Bàn tay kia dùng
banh hàm nạn nhân và kéo miệng cho mở ra. Sau đó cần hít vào đầy lồng
ngực, đoạn há miệng rộng rồi áp sát vào miệng nạn nhân.
Thổi hơi thật mạnh cho đến khi thấy lồng ngực của nạn nhân phồng lên, mấy
hơi đầu cần thổi thật mạnh. Sau đó nghiêng đầu lắng tai nghe hơi thở trở ra.
Lặp lại động tác trên với nhịp độ 12 lần trong một phút đối với người lớn và
20 lần một phút đối với trẻ em.
* Tuyên truyền nhằm tăng cường ý thức giám sát trẻ em đầy đủ của gia
đình, của cộng đồng và của nhà trường.
Thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh nhất là buổi họp cuối năm học
trước khi các em nghỉ hè. Giáo viên tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh
cần quản lí con em mình chặt chẽ trong dịp hè không để các em vui chơi với
nước mà không có sự giám sát của người lớn.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
- Các tiết học thể dục của học sinh trường Nguyễn Văn Bé.
- Các buổi sinh hoạt ngoại khóa của học sinh.
- Các buổi họp phụ huynh học sinh.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Trong quá trình dạy học bơi giáo viên lồng ghép tuyên truyền giáo dục các
em ý thức bảo vệ bản thân và truyền đạt đến mọi người.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Qua việc áp dung để tài này vào năm học 2014- 2015 tỉ lệ duối nước ở học
sinh giảm rõ rệt. Tỉ lệ học sinh biết bơi tăng nên rõ rệt:
Năm học 2013- 2014:
Tổng số
Chưa biết bơi

HS
Số lượng
682
660

Biết bơi
Tỉ lệ %
96,7%
11

Số lương
22

Tỉ lệ %
3,3%


Năm học 2014- 2015:
Tổng số
Chưa biết bơi
HS
Số lượng
782
292

Biết bơi
Tỉ lệ %
37,3%

Số lương

490

Tỉ lệ %
62,7%

II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu:
-Tỉ lệ học sinh biết bơi ngày một tăng lên từ đó giảm hẳn tỉ lệ đuối nước.
- Học sinh đã nhận thức được việc tự bảo vệ bản thân trước tình trạng đuối
nước hiện nay từ đó nâng cao ý thức cảnh giác cho mình và người thân.
- Cộng đồng xã hội đã nhận thức được việc cần thiết phải quản lí con em mình
nhất là trong dịp hè và những dịp học sinh được nghỉ.
- Các tổ chức xã hội tổ chức thêm nhiều hoạt động vui chơi cho các em trong
dịp hè đến.
III. Phần kết luận, kiến nghị :
III.1. Kết luận:
a. Các thông tin cần biết về đuối nước ở trẻ em.
- Chết đuối/đuối nước xảy ra chỉ trong tích tắc. Khi trẻ em bị đuối nước,
nếu không can thiệp kịp thời thì khả năng tử vong là rất cao.
- Ở Việt Nam, tỷ lệ trẻ em chết đuối cao hơn 10 lần so với các nước phát
triển và tình hình này vẫn đang có xu hướng ngày càng tăng.
b. Các nguy cơ gây đuối nước ở trẻ ?
Đó là do các em:
+ Không biết bơi.
+ Chơi, đi bơi gần sông, ao, hồ…, không có người lớn trông chừng.
+ Không biết các nguyên tắc an toàn khi đi bơi.
+ Cứu bạn chết đuối khi mình không biết bơi hoặc bơi không giỏi.
+ Dễ bị bạn bè khích động (đặc biệt các em trai) làm những việc nguy
hiểm như: nhảy cắm đầu, bơi thi ở nơi nước sâu, chảy xiết…
c. Các em cần làm gì để phòng, chống đuối nước?

* Những điều các em nên làm:
- Học bơi theo từng lớp có người quản lý hoặc do người lớn hướng dẫn.
- Khi đi bơi các em nhớ tuân theo các nguyên tắc an toàn sau:
+ Tuyệt đối tuân theo các bảng chỉ dẫn nguy hiểm.
+ Chỉ bơi khi có người lớn biết bơi và cứu đuối đi kèm.
+ Phải khởi động kỹ trước khi xuống nước.
+ Lên bờ ngay khi trời tối, mưa, sấm chớp.
12


- Làm hàng rào quanh ao, hố nước, rãnh nước quanh nhà, làm cổng cửa chắn
(đặc biệt khi nhà ở gần sông hồ…).
- Luôn đậy giếng, bể, lu chứa nước…bằng các nấp đậy an toàn (cứng, trẻ dẫm
lên không lọt).
* Những điều các em không nên làm:
+ Không bơi ở những nơi có biển báo nguy hiểm, nước chảy xiết, nước sâu.
+ Không nhảy cắm đầu hoặc bơi thi ở những nơi không có chỉ dẫn.
+ Chơi đùa gần sông, hồ, ao, mương, hố nước…và những nơi có biển báo
nguy hiểm.
+ Không nhảy xuống nước khi vừa đi ngoài nắng về hoặc khi có nhiều mồ
hôi.
+ Không ăn uống khi đang bơi để tránh sặc nước.
d. Các em phải làm gì khi mình hoặc bạn bị đuối nước?
Nếu thấy mình bị đuối nước, ngay lập tức các em nhớ:
+ Kêu cứu thật to.
+ Bình tỉnh làm nổi người lên bằng cách hít một hơi dài, thả lỏng người.
+ Bơi theo dòng nước để thoát khỏi chỗ xoáy, chỗ sâu và bơi vào bờ.
III.2.Kiến nghị:
Nên ứng dụng tài liệu một cách rộng rãi cho học sinh phụ huynh trường.
Nên tổ chức nhiều buổi ngoại khóa về thực trạng đuối nước hiện nay.


13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài viết của Tiến sĩ Phạm Anh Tuấn, giám đốc Trung tâm E- bơi.
2. Giáo trình bơi lội, nhà xuất bản Đại học Sư phạm, xuất bản 2004.
3. Căn cứ vào mục tiêu của UBND tỉnh Đăk Lăk về phòng chống đuối nước
cho trẻ em.
4. Chương trình cứu đuối của trường Đại học TDTT - TW III Đà Nẵng.
5. Chương trình hành động số 86/CTHĐ – UBATGTQG ngày 11/4/2013 của
UBATGT Quốc gia về triển khai chương trình hành động “Vì trẻ em trên sông
nước”.

14


ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP HUYỆN:
..............................................................................................................................

..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

15



×