Tải bản đầy đủ (.docx) (120 trang)

Luận văn thạc sĩ Thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhật bản ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.89 KB, 120 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
APEC
ASEAN
ASEM
BOT
BT
BTO
CNH,HĐH
CNHT
CNXH
FDI
GDP
IMF
JETRO
JICA
NICs
ODA
OECD
TNHH
VJEPA
WTO

Diễn dàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Diễn dàn hợp tác Á - ÂU
Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao
Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh


Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghiệp hỗ trợ
Chủ nghĩa xã hội
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổng sản phẩm quốc nội
Quỹ tiền tệ thế giới
Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản
Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
Các nước công nghiệp mới
Vốn hỗ trợ phát triển chính thức
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
Trách nhiệm hữu hạn
Hiệp định hợp tác kinh tế toàn diện Việt Nam - Nhật Bản
Tổ chức Thương mại thế giới

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Danh mục bảng, biểu


3

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những hoạt động tiêu
biểu của toàn cầu hoá và nền kinh tế thế giới trong suốt nhiều thập kỷ qua.
Thu hút FDI là một nhu cầu tất yếu trong quá trình phát triển của các nước
kém phát triển, đang phát triển và cả các nước phát triển. Ngày nay hầu hết
các quốc gia đều tìm cách thu hút và sử dụng hiệu quả dòng vốn FDI nhằm

giải quyết việc làm và tăng thu nhập, tranh thủ kỹ thuật, công nghệ và phương
pháp quản lý tiên tiến hiện đại, từ đó thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế và
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Việt Nam cũng không phải là ngoại
lệ, trong số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam thì Nhật Bản nổi lên là một nhà
đầu tư lớn.
Năm 2013 là năm kỷ niệm 40 năm thành lập quan hệ ngoại giao hợp
tác Việt Nam - Nhật Bản, đánh dấu một mốc son lớn trong lịch sử quan hệ
ngoại giao giao giữa hai nước. Kể từ những năm đầu thế kỷ XXI đến nay,
quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản đã bước vào một thời kỳ phát
triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Năm 2002, lãnh đạo cấp cao hai nước nhất trí
xây dựng quan hệ Việt Nam - Nhật Bản theo phương châm đối tác tin cậy, ổn
định lâu dài; Tháng 7/2004 hai bên đã ký Tuyên bố chung Vươn tới tầm cao
mới của quan hệ đối tác bền vững; Tháng 10/2006, xây dựng quan hệ giữa
hai nước hướng tới đối tác chiến lược vì hòa bình và phồn vinh ở Châu Á;
Tháng 11/2007, tuyên bố chung Làm sâu sắc hơn quan hệ Việt Nam và Nhật
bản và Chương trình hợp tác hướng tới quan hệ đối tác chiến lược; Tháng
4/2009, với Tuyên bố chung, hai bên chủ trương xây dựng Quan hệ đối tác
chiến lược vì hòa bình và phồn vinh Châu Á.
Xét về lĩnh vực đầu tư, từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế, Nhật Bản là
một trong các quốc gia đầu tiên đầu tư vào Việt Nam và FDI của Nhật Bản


4

luôn được đánh giá cao về chất lượng và tính ổn đinh. Sau khi Việt Nam ban
hành Luật đầu tư nước ngoài (29/12/1987), dòng vốn FDI từ Nhật Bản đầu tư
vào Việt Nam hơn một năm sau có khoảng 1 triệu USD, mở đầu là dự án đầu
tư của công ty Kansai Kyodo trong lĩnh vực chế tạo thiết bị cảng ở Hải Phòng
năm 1989, tiếp đến là dự án xuất khẩu may mặc của công ty Hikosen Kara vào
tháng 3 năm 1990. Sau khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức

thương mại thế giới WTO, các nhà đầu tư Nhật bản quan tâm nhiều hơn đến thị
trường Việt Nam. Các dự án đầu tư ngày càng tăng lên về mặt chất lượng và số
lượng. Theo đó, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến hàng đầu
trong danh sách lựa chọn của các doanh nghiệp Nhật Bản. Tính đến tháng 5 2014, với 35,5 tỷ USD so với tổng số 238,3 tỷ USD vốn đăng ký của toàn bộ
vốn FDI của nước ngoài, Nhật Bản là quốc gia hàng đầu về đầu tư vốn FDI tại
Việt Nam, vượt qua Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kong, Mỹ,
Malayxia là những nước có vốn đầu tư FDI lớn vào Việt Nam.
Tuy vậy Việt Nam đang đứng trước cuộc cạnh tranh gay gắt về thu hút
vốn FDI nói chung và đặc biệt là FDI từ Nhật Bản nói riêng ngay đối với các
nước mới nổi trong khu vực như Myanmar, Lào, Campuchia. Hơn thế nữa, từ
việc thu hút lẫn sử dụng FDI của Nhật Bản đã và đang đặt ra cho chúng ta
nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu cả về lý luận lẫn thực tiễn. Đó là những
vấn đề về cơ cấu đầu tư và tác động lan tỏa của đầu tư FDI, là sự chậm trễ và
yếu kém về sự phát triển các lĩnh vực thuộc công nghiệp phụ trợ, chất lượng
sản phẩm và đời sống của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản. Với đề tài: “Thu hút và sử dụng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản ở Việt Nam.”, tác giả luận văn
mong muốn góp phần dù là nhỏ bé vào việc giải quyết nhiệm vụ vừa cơ bản
vừa cấp bách nói trên, thiết thực kỷ niệm 40 năm hợp tác kinh tế, văn hóa
Việt Nam - Nhật Bản.


5

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Trong số đó phải kể đến một số công trình tiêu biểu sau đây:
Trần Phương Anh, Thương mại Việt Nam - Nhật Bản trong tiến trình
phát triển quan hệ giữa hai nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,2009.
Ngô Xuân Bình, Trần Quang Minh (chủ biên), Quan hệ Việt Nam Nhật Bản: Quá khứ, hiện tại, tương lai, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà

Nội, 2005.
Trần Quang Minh - Phạm Quý Long (Chủ biên), Xây dựng đối tác
chiến lược Việt Nam - Nhật Bản: Nội dung và lộ trình, Nxb Từ điển bách
khoa, Hà Nội, 2011.
Nguyễn Văn Tận, Đóng góp của Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế
của Việt Nam, Lào, Campuchia từ sau chiến tranh lạnh đến nay, Bài trình bày
tại hội thảo khoa học Quan hệ giữa Nhật Bản và các thành viên mới của
ASEAN và hợp tác phát triển hành lang Đông - Tây Đà Nẵng, 2009.
Phan Minh Tuấn, Đầu tư trực tiếp Nhật Bản vào Việt Nam: cơ hội,
thách thức, triển vọng, Tạp chí Nghiên cứu Đông bắc á, số 2/2007.
Trần Thị Ngọc Quyên, Đầu tư trực tiếp của Nhật bản và phát triển
mạng lưới sản xuất ô tô tại Đông Á, Nxb Công an Nhân dân, 2012.
Phạm Đăng Hưng, Đại học Kinh tế, ĐHQGHN (2009) Luận văn thạc
sỹ, Đầu tư của các công ty xuyên quốc gia của Nhật Bản ở Việt Nam.
Nguyễn Huy Hoàng, Đại học Kinh tế, ĐHQGHN (2012) Luận văn thạc
sỹ, FDI của Nhật bản vào Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO.
Các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến nhiều vấn đề lý luận
và thực tiễn của việc thu hút và sử dụng vốn FDI của Nhật Bản ở Việt Nam.
Đặc biệt với công trình: “Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản và phát triển mạng
lưới sản xuất ô tô tại Đông Á”, TS. Trần Thị Ngọc Quyên đã chỉ ra khá rõ nét


6

các hoạt động đầu tư FDI của các doanh nghiệp ô tô Nhật Bản tại Việt Nam,
cũng như thực tiễn tham gia của doanh nghiệp Việt Nam vào mạng lưới sản
xuất ô tô của Nhật Bản tại Đông Á nói chung và ở Việt Nam nói riêng; với
công trình này tác giả luận văn đã kế thừa được một số tài liệu quí giá phục
vụ cho việc thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào đi sâu nghiên
cứu vấn đề thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở Việt Nam

từ năm 2003 đến nay dưới góc độ của khoa học kinh tế chính trị. Vì vậy, đề
tài mà tác giả chọn làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế chuyên ngành kinh
tế chính trị là công trình không lặp lại với các công trình nghiên cứu đã công
bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ những vấn đề lý luận về thu hút và sử dụng vốn FDI nói chung và
của Nhật Bản ở Việt Nam nói riêng, đề tài đánh giá thực trạng đồng thời đề
xuất quan điểm, giải pháp thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI của Nhật
Bản ở Việt Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thu hút FDI của Nhật Bản ở
Việt Nam
- Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút và sử dụng vốn FDI của Nhật Bản
ở Việt Nam
- Đề xuất giải pháp thu hút và sử dụng vốn FDI của Nhật Bản ở Việt
Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Đề tài nghiên cứu vấn đề thu hút và sử dụng vốn FDI của Nhật Bản ở
Việt Nam
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:


7

- Đề tài được thực hiện dưới góc độ của khoa học kinh tế chính trị.
- Nghiên cứu tất cả các hình thức đầu tư và sử dụng vốn FDI của Nhật
Bản ở Việt Nam.
- Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 2003, tức từ sau kỷ niệm 30

năm hợp tác kinh tế và văn hóa Việt Nam - Nhật Bản đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, đồng thời sử dụng
tổng hợp các phương pháp: hệ thống, thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh
để rút ra các kết luận cần thiết làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp sơ đồ, bảng biểu, mô hình
hóa… để nghiên cứu đề tài.
6. Những đóng góp mới của luận văn
- Tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề thu hút và sử
dụng vốn FDI của Nhật Bản ở Việt Nam.
- Góp phần tổng kết 40 năm đầu tư vốn FDI của Nhật Bản ở Việt Nam.
- Có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định cơ chế, chính
sách của Nhà nước về thu hút và sử dụng vốn FDI nói chung và FDI từ Nhật
Bản ở Việt Nam nói riêng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương
Chương 1. Cơ sở lý luận về thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp của
Nhật Bản ở Việt Nam.
Chương 2. Tình hình thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp của Nhật
Bản ở Việt Nam.
Chương 3. Quan điểm và giải pháp thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực
tiếp của Nhật Bản ở Việt Nam.


8


9


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT, SỬ DỤNG
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NHẬT BẢN Ở VIỆT NAM
1.1. Khái

niệm, đặc điểm và các hình thức đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở

Việt Nam
1.1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức hoạt động cao nhất của các
công ty khi thực hiện kinh doanh quốc tế.Về mặt sở hữu, đầu tư nước ngoài là
quyền sở hữu gián tiếp hoặc trực tiếp về tài sản ở nước khác. Và đầu tư nước
ngoài gắn liền với hoạt động của các công ty đa quốc gia.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức chủ yếu của đầu tư nước ngoài
và nó chiếm đa số trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài nói chung. Mục tiêu
của đầu tư trực tiếp nước ngoài là mang tính chất kinh doanh. Điểm khác biệt
cơ bản của nó so với các loại hình đầu tư khác là ở chỗ: người sở hữu vốn
đồng thời là người trực tiếp sử dụng, quản lý vốn đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một khái niệm quen thuộc đối với tất cả
các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
vận động đa dạng, phong phú nên vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về
đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các tổ chức, các quốc gia trên thế giới. Bởi
vậy, nhiều tổ chức kinh tế quốc tế đã đưa ra khái niệm đầu tư trực tiếp nước
ngoài nhằm mục đích giúp cho các quốc gia hoạch định chính sách kinh tế vĩ
mô về FDI, sử dụng trong công tác thống kế quốc tế.
Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đưa ra khái niệm về FDI, theo đó “FDI là
hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong
một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh
tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự



10

doanh nghiệp”. Theo khái niệm này, có thể thấy FDI gắn liền với hai yếu tố:
lợi ích lâu dài và quyền quản lý thực sự đối với doanh nghiệp. Lợi ích lâu dài
chính là mối quan tâm lâu dài của nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư trực tiếp
nước ngoài trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác. Để đạt được mục tiêu này
đòi hỏi phải có mối quan hệ lâu dài giữa nhà đầu tư trực tiếp và doanh nghiệp
nhận đầu tư trực tiếp, đồng thời có một mức độ ảnh hưởng đáng kể đối với
việc quản lý doanh nghiệp này. Quyền quản lý thực sự doanh nghiệp chính là
quyền kiểm soát doanh nghiệp. Cùng với quyền kiểm soát doanh nghiệp, các
nhà đầu tư có thể tham gia vào các quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp như thông qua chiến lược hoạt động
của công ty, thông qua, phê chuẩn kế hoạch hành động do người quản lý hàng
ngày của doanh nghiệp lập ra, quyết định việc phân chia lợi nhuận doanh
nghiệp, quyết định phần vốn góp giữa các bên.
Theo khái niệm do tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD đưa ra
thì: “FDI là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ
kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp, đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại
khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng
cách: thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc
toàn quyền quản lý của chủ đầu tư, mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có, tham
gia vào một doanh nghiệp mới, cấp tín dụng dài hạn (trên 5 năm), nắm quyền
kiểm soát (nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên)”.
Khái niệm của OECD về cơ bản giống như khái niệm của IMF, cũng nhấn
mạnh đến hai yếu tố cấu thành nên đặc trưng của FDI là mối quan hệ lâu dài
và tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, khái niệm
này chỉ ra cụ thể hơn các cách thức để nhà đầu tư tạo ảnh hưởng đối với hoạt
động quản lý doanh, đó là hoặc “thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp

hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư” hoặc “mua lại


11

toàn bộ doanh nghiệp đã có” hoặc “tham gia vào một doanh nghiệp mới”. Về
quyền kiểm soát doanh nghiệp FDI, OECD quy định rõ là từ 10% cổ phiếu
thường hoặc quyền biểu quyết trở lên.
Luật Đầu tư năm 2005 được Quốc hội khóa XI nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XI đã đưa ra có các khái niệm về “đầu tư”, “đầu tư
trực tiếp”, “đầu tư nước ngoài” tại điều 3 nhưng không trực tiếp đưa ra khái
niệm “đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Tuy nhiên từ các khái niệm đó có thể hiểu
đầu từ trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài bỏ
vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo qui định
của luật pháp của nước nhận đầu tư
1.1.2. Đặc điểm vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở Việt Nam
Về tổng thể các dòng vốn FDI trên thế giới không có sự khác biệt nhiều
về bản chất, nội dung và phương thức thực hiện. Tuy nhiên đối với vốn FDI
của Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam lại có một số đặc thù nhất định. Dưới đây
sẽ chỉ ra các đặc thù đó.
1.1.2.1.Về mục đích đầu tư
Nghiên cứu một cách hệ thống cho thấy, ý đồ đầu tư của các nhà đầu
tư Nhật Bản chủ yếu nhằm duy trì sự ổn định nguồn cung cấp nguyên vật liệu,
lao động rẻ và các yếu tố đầu vào khác cho sản xuất. Quan trọng hơn nữa là
mục đích đảm bảo thị trường tiêu thụ sản phẩm của Nhật Bản. Đây là kiểu
đầu tư nhằm mục đích buôn bán.
Xem xét đồng thời với các nước trong khu vực cho thấy những lý do cơ
bản để giải thích cho mục đích đầu tư của Nhật Bản ở khu vực Đông Nam Á
nói chung và Việt Nam nói riêng là: Nhằm duy trì và mở rộng thị phần của
Nhật Bản; Phát triển thị trường mới; Xuất khẩu hàng hoá Nhật Bản; Xuất

khẩu sang nước thứ ba; Phát triển các cơ sở sản xuất ở nước ngoài; Đảm bảo
nguồn cung cấp các linh kiện cho các cơ sở chế tạo, lắp ráp (bao gồm cả các
cơ sở sản xuất của Nhật Bản ở nước ngoài); Tránh rủi ro về hối đoái.


12

Theo kết quả của cuộc điều tra của Ngân hàng xuất nhập khẩu (Exim
Bank), đối với một số lượng lớn các công ty Nhật Bản có tham gia vào hoạt
động FDI ở khu vực này cho thấy, hoạt động đầu tư của Nhật Bản tập trung
chủ yếu vào việc khai thác nguồn lao động rẻ của Việt Nam (65,3%), phát
triển thị trường mới (61,1%) và xuất khẩu sản phẩm sang nước thứ ba
(28,4%), trong khi đó lý do phổ biến nhất hiện nay cho hoạt động FDI của
Nhật Bản đầu tư vào khu vực Đông Nam Á thì thứ tự tầm quan trọng lại là:
duy trì và mở rộng thị phần (64,5%); tiếp theo là xuất khẩu sản phẩm sang
nước thứ ba (42,6%); và tiếp đó mới là đảm bảo khai thác nguồn lao động rẻ
(40,1%) ở khu vực này
1.1.2.2. Về nguyên tắc đầu tư
FDI của Nhật Bản nói chung thường được thực hiện theo nguyên tắc cơ
bản là đầu tư vào lĩnh vực khai thác đối với những nước giàu tài nguyên thiên
nhiên; đầu tư vào ngành chế tạo ở những nước có cả nguồn tài nguyên thiên
nhiên và nhân lực dồi dào; đầu tư vào lĩnh vực thương nghiệp và dịch vụ đối
với những nước có nền công nghiệp phát triển cao hơn. Nguyên tắc này về
thực chất phản ánh đặc điểm cơ cấu đầu tư theo mô hình đầu tư theo ngành
của Nhật Bản. Phần lớn FDI của Nhật Bản ở khu vực Đông Nam Á nói chung
và Việt Nam nói riêng là đầu tư vào ngành chế tạo để tận dụng và khai thác
triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nguồn lao động ở khu vực
này. Thời kỳ từ 1951 - 1990, FDI của Nhật Bản vào ngành chế tạo ở khu vực
này chiếm 46,8% tổng FDI của Nhật Bản trên toàn khu vực. Từ đầu thập kỷ
90 đến nay, tuy tỷ phần của ngành chế tạo trong tổng đầu tư của Nhật Bản vào

khu vực này có giảm đi nhưng vẫn xếp ở vị trí hàng đầu trong danh mục các
lĩnh vực đầu tư theo mô hình đầu tư theo ngành của Nhật Bản. Ví dụ trong hai
năm 1996 - 1997 FDI của Nhật Bản vào Singapo đã chuyển mạnh sang lĩnh
vực dịch vụ, một phần do những lợi thế so sánh về chi phí lao động rẻ ở đây


13

không còn, thêm vào đó trình độ phát triển của nước này đã ngang hàng với
các nước NICs Đông á so với các nước khác trong khu vực
1.1.2.3. Về phương thức đầu tư
Xét về lý thuyết có thể thấy, FDI của Mỹ là FDI được thực hiện theo
chiều ngang, chủ yếu trong các ngành công nghiệp tập trung nhiều trí tuệ.
Những ngành công nghiệp đòi hỏi công nghệ cao như khai khoáng, lọc dầu,
dược phẩm, hoá chất, mấy móc công nghiệp lớn, thiết bị vận tải,.... là những
nguồn FDI lớn nhất của Mỹ ở nước ngoài. Những ngành Nhật Bản tập trung
nhiều kỹ năng tiếp thị của Nhật Bản như hàng Mỹ phẩm cao cấp hoặc hàng
tiêu dùng cũng là những ngành tập trung nhiều FDI của Nhật Bản. Ví dụ như
Côcacôla hay Pepsi cola đã có mặt hầu như trên khắp thế giới. Mặt khác
những ngành công nghiệp như sắt thép hoặc công nghiệp dệt của Nhật Bản là
những ngành có quy mô lớn nhưng những ngành này lại không phải là những
ngành cần tập trung trí tuệ cao, do vậy FDI chiều ngang của Nhật Bản là hầu
như vắng bóng.
Ngược lại, FDI của Nhật Bản ở Việt Nam theo phương thức hoạt động
của FDI theo chiều dọc, gắn liền với việc xuất khẩu hoặc thiết lập các cơ sở lắp
ráp hay đại lý tiêu thụ sản phẩm. Đặc điểm cơ bản của FDI theo chiều dọc là
nhằm tranh thủ những lợi thế cạnh tranh lớn ở các nước sở tại về chi phí nguyên
vật liệu và lao động... và thường được thực hiện ở các nước đang phát triển.
Chính vì vậy, có thể thấy một số lượng lớn các cơ sở sản xuất dưới dạng dây
chuyền lắp ráp sản phẩm, hoặc hoàn thiện sản phẩm của Nhật Bản ở Việt Nam

mà tiêu biểu là các dây chuyền lắp ráp xe máy và ô tô hay các thiết bị điện tử
phục vụ sinh hoạt như TV, Casset, hoặc các dây chuyền cắt may quần áo
Một khía cạnh khác về phương thức thực hiện FDI của Nhật Bản ở Việt
Nam tương tự như ở Trung quốc và các nước khác trong khu vực châu á, là
nhằm mục đích mở rộng thêm thị trường mới, FDI của các công ty Nhật Bản


14

ở Đông Nam Á thường là “hình thành các cơ sở sản xuất mới” và “mở rộng
các sơ sở sản xuất sẵn có”. Khác với ở Mỹ, Canada và các nước thuộc khối
EU, một số lượng lớn FDI của Nhật Bản ở đây thường được thực hiện theo
phương thức là “mở rộng các cơ sở sản xuất sẵn có” và tiếp theo là “phát triển
các cơ sở tiêu thụ”, đây cũng là lý do giải thích cho hoạt động FDI của Nhật
Bản ở các nước này thường thấy ít xuất hiện các cơ sở sản xuất mới
Riêng ở Việt Nam cũng như những nước thuộc ASEAN thì ngay cả
việc “mở rộng các cơ sở sản xuất sẵn có” cũng chủ yếu là thông qua việc hình
thành thêm các cơ sở sản xuất mới của các công ty mẹ ở nước sở tại.
Trong liên doanh hoặc hợp doanh với các đối tác địa phương, các công
ty Nhật Bản thường đầu tư theo phương thức tập thể gồm mấy công ty con mà
nòng cốt của nó là một công ty “mẹ”, một công ty đa quốc gia hay một công
ty thương mại tổng hợp, hơn là thực hiện FDI theo phương thức một công ty
đơn độc nhằm mục đích tối thiểu hoá, hay chia sẻ rủi ro trong kinh doanh ở
nước ngoài.
1.1.2.4. Về phương pháp tạo vốn FDI của Nhật Bản
Thực tế qua điều tra về dòng FDI của Nhật Bản ở khu vực Đông Nam
Á nói chung và Việt Nam nói riêng cho thấy, các nguồn vốn FDI của các
hãng Nhật Bản để đầu tư ở nước ngoài không phải là hoàn toàn xuất phát từ
nguồn vốn nội bộ của công ty “mẹ” trong nước mà chủ yếu là nguồn cung cấp
do gây vốn từ bên ngoài. Theo quan điểm của các công ty đa quốc gia của

Nhật Bản, sẽ là lôgic nếu thu hút vốn đầu tư cần thiết ở các thị trường địa
phương và thị trường nước ngoài, trong khi giảm tối thiểu lượng tiền được
chuyển khoản trực tiếp từ Nhật Bản. Vì vậy, các công ty “con” hay các công
ty phụ thuộc của các hãng lớn khi thực hiện đầu tư ở nước ngoài đều có xu
hướng gây vốn tại thị trướng các nước sở tại sau thời kỳ đầu tư ban đầu. Theo
một cuộc điều tra của cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA vào đầu những


15

năm 90 về việc tạo dựng nguồn vốn FDI của các công ty Nhật Bản ở ASEAN
(trừ Singapo) cho thấy, có hơn 3/4 các hãng của Nhật Bản gây vốn thông qua
các công ty con tại địa phương và chỉ có 1/4 nguồn vốn là xuất phát từ các
công ty “mẹ” trong nước
Điều cần được giải thích ở đây là, các hoạt động gây vốn của các công
ty đa quốc gia của Nhật Bản ở khu vực Đông Nam Á lại dựa vào các thị
trường tài chính địa phương nơi có xu hướng tiết kiệm thấp chứ không phải
dựa vào bản thân thị trường tài chính của Nhật Bản nơi có xu hướng tiết kiệm
cao hơn. Xét về bản chất, việc tạo vốn của các hãng Nhật Bản theo hướng này
có tính hai mặt:
Một mặt họ tối đa hoá việc tranh thủ những khuyến khích và ưu đãi đối
với các dự án FDI ở các nước sở tại do các chính sách ưu đãi thể hiện “lòng
khao khát” về vốn và công nghệ cho phát triển kinh tế của đất nước họ. Mặt
khác các hoạt động tạo vốn FDI của Nhật Bản sẽ góp phần vào việc hình
thành thị trường tài chính (đối với các nước chưa có thị trường tài chính) một
cách thực sự theo đúng nghĩa của nó, củng cố, phát triển và hiện đại hoá các
thị trường tài chính (đối với những nước đã có hoạt động của thị trường tài
chính) của các nước tiếp nhận đầu tư trong khu vực.
Về quản lý tài chính đối với dòng vốn FDI của Nhật Bản cũng khác so
với một số nước trong khu vực như NIC hoặc các nước thuộc Châu Âu. Việc

các công ty (ngân hàng) thương mại của Nhật Bản tham gia vào đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài cùng với các hãng sản xuất là chiến lược quản lý quốc tế
khá độc đáo của Nhật Bản. Các công ty chế tạo tại Nhật Bản thường tiến hành
FDI cùng với các nước sở tại thường được chế tạo ra với thế “3 người 4 chân”
có nghĩa là gồm hãng đầu tư, công ty, ngân hàng thương mại và đối tác địa
phương. Trong thực tế tỷ lệ đầu tư của các ngân hàng thương mại này thường
xê dịch từ 10 - 20%. Chính sự kết hợp đầu tư này đã tạo ra được sự quản lý,


16

thế ràng buộc vững chắc giữa các bên đầu tư và tiếp nhận đầu tư, thúc đẩy các
bên phải tích cực hợp tác có hiệu quả. Tuy nhiên, khi đã tích luỹ đủ vốn và
kinh nghiệm trong hoạt động đầu tư tại nước sở tại, các công ty chế tạo Nhật
Bản thường có xu hướng tách khỏi các ngân hàng thương mại để giành quyền
chủ động trong điều hành và quản lý hoạt động tài chính của bản thân công ty
họ và liên doanh.
Trong chính sách tài chính của Nhật Bản đối với FDI, chính phủ cũng
lập quỹ dự trữ để bảo hiểm cho các công ty thực hiện hoạt động đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài, ưu tiên cho các công ty đầu tư trong khu vực có rủi ro cao
như ở Đông Nam Á. Chính sách này cũng đã khuyến khích các nhà đầu tư
Nhật Bản yên tâm hơn khi thực hiện đầu tư ở khu vực này.
1.1.2.5. Về quy mô các dự án đầu tư
Tuy tổng vốn của FDI của Nhật Bản ở Việt Nam ngày càng tăng lên,
nhưng xét về quy mô đầu tư của từng dự án của Nhật Bản thường ở mức trung
bình trên khía cạnh vốn đầu tư, mặc dù số dự án đầu tư là tương đối nhiều hơn so
với các nhà đầu tư khác. Điều này cũng tương tự như các nước trong khu vực.
Thái Lan là một thí dụ, theo số liệu thống kê cho thấy Nhật Bản thường
sử dụng 12% tổng số vốn đầu tư vào các dự án lớn, 34% vào các dự án cỡ
vừa. Điều này có thể giải thích là một phần do Nhật Bản thường đầu tư vào

các ngành công nghiệp nhẹ trong lĩnh vực chế tạo đòi hỏi lượng vốn không
lớn, một phần do tính thận trọng trong kinh doanh của các nhà đầu tư Nhật
Bản nhất là trong thời kỳ đầu mang tính chất thăm dò, để hạn chế rủi ro. Khác
với Mỹ, số vốn đầu tư cho một dự án của Mỹ là tương đối lớn hơn do Mỹ
thường đầu tư vào những ngành công nghiệp đòi hỏi kỹ năng công nghệ cao
cần nhiều vốn. Tuy nhiên so với một số NIC như Hồng Kông hay Đài Loan
suất đầu tư của Nhật Bản lại cao hơn đặc biệt ở một số nước ASEAN.
Quy mô sử dụng lao động của các dự án đầu tư của Nhật Bản là tương
đương với một số nước như Anh, Pháp, nhưng lại ít hơn so với của Mỹ, Đài


17

Loan, Hàn Quốc và Hồng Kông. ở Việt Nam, số liệu tổng kết vào đầu những
năm 90 cho thấy, quy mô sử dụng lao động trung bình 1 dự án của Nhật Bản
là trong khoảng từ 50 - 199 người (tương tự như của Anh), trong khi của Mỹ,
Hồng Kông, Đài Loan và một số nước khác trung bình là 250 người.
FDI của Nhật Bản thường tập trung vào các sản phẩm đang trong
thời kỳ được tiêu chuẩn hoá, tức là thời kỳ tăng trưởng của sản phẩm theo
lý thuyết chu kỳ về vòng đời sản phẩm của FDI. Câu hỏi đặt ra là tại sao
FDI của Nhật Bản không tập trung vào thời kỳ đầu hay thời kỳ cuối của
vòng đời sản phẩm ? Có thể thấy là, nếu sản xuất một sản phẩm mới, ở thời
kỳ đầu, thì số vốn đầu tư cho dự án sẽ rất lớn và không chắc đã khai thác
được thị trường. Nếu tập trung vào thời kỳ sản phẩm đã chín muồi, thời kỳ
cuối của sản phẩm, thì hầu như sản phẩm đã bão hoà trên thị trường, mất
hẳn lợi thế cạnh tranh và như vậy cả hai trường hợp trên, đầu tư là khá bấp
bênh hay nói cách khác độ rủi ro của hoạt động đầu tư là khá cao.
Trái lại trong thời kỳ tăng trưởng của sản phẩm, tuy sản phẩm đã phải
bắt đầu cạnh tranh với một vài loại sản phẩm cùng loại trên thị trường, nhưng
vẫn duy trì được tính đặc định của nó thông qua việc cải tiến sản phẩm và các

dịch vụ kèm theo để đảm bảo được tính cạnh tranh của sản phẩm. Như vậy có
thể thấy chi phí bỏ ra để bắt đầu dự án đầu tư vào thời kỳ này trong vòng đời
của sản phẩm là không lớn, nó chỉ bao gồm những chi phí về cải tiến kỹ thuật
và dịch vụ mà lợi nhuận thu được lại cao do tận dụng được lợi thế về thị
trường sẵn có của sản phẩm.
Hơn nữa xét về yếu tố thời gian bỏ vốn đầu tư, đây cũng là thời kỳ kéo
dài nhất trong chu kỳ vòng đời của sản phẩm.
1.1.2.6. Về phong cách quản lý của Nhật Bản trong thực hiện các dự án FDI
Như đã đề cập ở phần trên, tuy FDI dưới dạng 100% vốn của Nhật Bản
ngày càng có xu hướng tăng lên trong khu vực nhưng cho đến thơì điểm hiện


18

nay thì liên doanh vẫn chiếm tỷ lệ cao. Một vài đặc điểm trong phong cách
quản lý kiểu Nhật Bản trong thực hiện các dự án liên doanh FDI với các đôí
tác địa phương cần được đề cập:
Trong các liên doanh, FDI thường đi cùng với kiểu quản lý của Nhật Bản
trong thời gian dài, tốc độ chuyển giao công nghệ cũng như bí quyết quản lý
chậm. Mặt khác các công ty Nhật Bản thường tiến hành hoạt động R & D tại chỗ
là không đáng để. Điều này có thế giải thích thông qua các lý do sau:
-

Do mục đích đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là để xây dựng và phát triển các cơ
sở tận dụng các yếu tố thuận lợi có lợi thế so sánh “tĩnh” ở nước này.

-

Các sản phẩm và quy trình sản xuất đưa vào Việt Nam cũng như các nước trong
khu vực, nhất là thời kỳ trước năm 1995 đều không phải là những sản phẩm quá

mới theo tiêu chuẩn của Nhật Bản, do vậy vai trò của hoạt động nghiên cứu và
phát triển để cải tiến kỹ thuật là không cần thiết ở đây.
Các nước tiếp nhận đầu tư trong khu vực cũng thường phàn nàn rằng,
các công ty Nhật Bản thường có xu hướng sử dụng nhiều chuyên gia Nhật
Bản trong thời gian dài, họ không muốn các nước sở tại làm chủ hoàn toàn
công nghệ nhập khẩu thông qua việc đào tạo cán bộ kỹ thuật và chuyên gia
của các nước sở tại. Đây là sự khác biệt rõ nét về phong cách quản lý kiểu
Nhật Bản so với các nước Châu Âu và Mỹ, cũng như một số nước phát triển
khác kể cả một số nước thuộc NIC như Đài Loan. Trong hoạt động FDI của
các liên doanh, các nước này thường có xu hướng nhanh chóng chuyển giao
công nghệ thông qua việc đào tạo cán bộ kỹ thuật và chuyên gia cho các công
ty địa phương, nhanh chóng rút bớt chuyên gia về nước và đẩy nhanh quá
trình chuyển giao công nghệ và bí quyết về quản lý.
Cách thức chuyển giao công nghệ của các nhà đầu tư Nhật Bản cũng có
sự khác biệt. Các chuyên gia Nhật Bản thường chuyển giao thông qua thực tế
quá trình sản xuất hàng ngày, từng bước cho các công nhân nước sở tại làm


19

quen dần với các tình huống phát sinh trong quá trình sản xuất, phổ biến các
phương pháp khắc phục.
Các quan điểm quản lý người lao động của Nhật Bản phổ biến dược áp
dụng là: tôn trọng con người, tôn trọng các sáng kiến của công nhân, coi trọng
thâm niên công tác và tuổi đời, đề cao tinh thần làm việc tập thể (tinh thần
đồng đội trong công việc).
Một trong những đặc điểm nổi bật của các nhà đầu tư Nhật Bản là sự
thận trọng trong tính toán để đưa ra quyết định đầu tư. Ngoài những yếu tố cơ
bản thuần tuý vật chất, sự trung thực và tín nhiệm có tinh thần trách nhiệm
cao của các đối tác trong liên doanh cùng với những đòi hỏi về sự nhạy bén

trong tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý của các chuyên gia phía đối tác
cũng là một trong những điều kiện quan trọng góp phần vào quyết định FDI
của Nhật Bản.
1.1.3. Các hình thức đầu tư vốn trực tiếp của Nhật Bản ở Việt Nam
Cũng như các quốc gia khác, Nhật Bản sử dụng các hình thức sau đây
trong việc đầu tư vốn FDI vào Việt Nam:
Thứ nhất: Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Theo qui định điều 7 nghị điịnh 12/CP. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là
văn bản ký kết của 2 bên hay nhiều bên qui định trách nhiệm và phân chia kết
quả kinh doanh cho mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh ở Việt Nam mà
không cần thành lập pháp nhân.
Hình thức này có đặc điểm: Không ra đời một pháp nhân mới. Cơ sở
của hình thức này là hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong hợp đồng nội dung
chính phản ánh trách nhiệm quyền lợi giữa các bên với nhau (không cần đề
cập đến việc góp vốn). Thời hạn cần thiết của hợp đồng cho các bên thoả
thuận phù hợp với tính chất, mục tiêu kinh doanh và được các cơ quan cấp
giấy phép kinh doanh chuẩn y. Hợp đồng phải do đại diện có thẩm quyền của


20

các bên ký. trong quá trình hợp tác kinh doanh các bên giữ nguyên tư cách
pháp nhân của mình.
Thứ hai: Doanh nghiệp liên doanh
Theo 2 điều khoản 2 luật đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam qui
định: "Doanh nghiệp liên doanh là do hai bên hay nhiều bên hợp tác thành lập tại
Việt Nam trên cơ sở hợp đồng kinh doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ
Cộng hoà XHCN Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp
liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Hình thức này có đặc điểm: Thành lập pháp nhân mới hoạt động trên
nguyên tắc hoạch toán độc lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
Các bên chịu trách nhiệm về phần vốn của mình. Phần góp vốn của bên hoặc
các bên nước ngoài không hạn chế mức tối đa nhưng tối thiểu không được
dưới 30% vốn pháp định và trong quá trình hoạt động không giảm vốn pháp
định. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của doanh nghiệp liên doanh là Hội đồng
quản trị mà thành viên của nó do mỗi bên chỉ định tương ứng với tỷ lệ góp
vốn của các bên nhưng ít nhất phải là 2 người. Hội đồng quản trị có quyền
quyết định những vấn đề quan trọng hoạt động của doanh nghiệp theo nguyên
tắc nhất trí. Các bên tham gia liên doanh phân chia lợi nhuận và phân chia rủi
ro theo tỉ lệ góp vốn của mỗi bên trong vốn pháp định hoặc theo thoả thuận
giữa các bên. Thời gian hoạt động không quá 50 năm trong thời gian đặc biệt
được kéo dài không quá 20 năm.
Thứ ba: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Theo điều 26 nghị định 12/CP quy định: " Doanh nghiệp 100% vốn đầu
tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài thành
lập tại Việt Nam tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh
doanh ". Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được thành lập theo hình thức


21

công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân theo pháp luật của Việt
Nam. Thời hạn không quá 50 năm kẻ từ ngày được cấp giấy phép.
Ngoài 3 hình thức cơ bản và phổ biến sau đây, đầu tư trực tiếp của Nhật
Bản ở Việt Nam còn được thực hiện dưới các hình thức sau đây
-

Hợp đồng xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT)
Theo điều 12 khoản 2 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: " Hợp

đồng Xây dựng - Kinh doanh – Chuyển giao là văn bản ký giữa cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kinh doanh
công trình kết cấu hạ tầng trong thời hạn nhất định, thời hạn nhà đầu tư nước
ngoài chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho nhà nước Việt Nam ".

-

Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - Kinh doanh (BTO)
Là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam
và nhà đầu tư nước ngoài xây dựng công trình kết cấu hạ tầng. Sau khi xây
dựng xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước
Việt Nam. Chính phủ Việt Nam dành cho nhà đầu tư kinh doanh trong một
thời hạn nhất định để thu hồi vốn và lợi nhuận hợp lý.

-

Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (BT)
Theo khoản 13 điều 2 Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: "Hợp
đồng xây dựng chuyển giao là hợp đồng ký kết giữ cơ quan nhà nước có thẩm
quyền Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng kết cấu hạ tầng. Sau
khi xây xong nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao công trình đó cho Nhà nước
Việt Nam. Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực
hiện các dự án khác để thu hồi vốn và lợi nhuận hợp lý ".

1.2. Sự

cần thiết thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản ở Việt

Nam
Sự cần thiết phải thu hút và sử dụng vốn FDI của Nhật Bản ở Việt Nam

được khẳng định từ vai trò quan trọng của nguồn vốn FDI nói chung và thực


22

trạng nền kinh tế của Việt Nam cũng như mối quan hệ tốt đẹp về kinh tế và
văn hóa lâu đời giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
1.2.1. Vai trò quan trọng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời kỳ Công
nghiệp hóa, Hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam
Thứ nhất, FDI bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế với một đất
nước vừa ra khỏi thời kỳ dài chiến tranh liên miên, lại từ một xuất phát điểm
thấp (thiếu vốn, kỹ thuật, công nghệ lạc hậu, năng suất lao động và năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và của sản phẩm kém), vốn FDI
là một nguồn quan trọng để phát triển các ngành, vùng kinh tế và các thành
phần kinh tế ở nước ta. Mặt khác, do sản xuất kém phát triển nên tích lũy từ
nội bộ thấp, vay nước ngoài cao, trong khi nhu cầu đầu tư lại rất lớn, nhất là
những ngành, lĩnh vực đòi hỏi vốn lớn, vì vậy phải tăng cường thu hút vốn
nước ngoài, trong đó FDI là quan trọng nhất. Do đặc điểm của nó, FDI là
nguồn vốn đầu tư dài hạn, tồn tại chủ yếu dưới hình thức công nghệ, đất đai,
nhà xưởng… nên có độ ổn định cao hơn rất nhiều so với đầu tư chứng khoán
nước ngoài, vì vậy FDI ít khả năng gây sốc cho nền kinh tế. Thêm vào đó,
FDI chủ yếu là vốn đầu tư tư nhân, các chủ đầu tư tự tiến hành hoạt động đầu
tư và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động vì vậy hiệu quả sử dụng nguồn
vốn này (đặc biệt là hiệu quả tài chính) thường cao hơn các nguồn vốn khác,
đồng thời FDI không để lại gánh nặng nợ nần cho ngân sách nước nhận đầu
tư như vay thương mại, cũng không gây ép về kinh tế, chính trị, xã hội như
ODA. Và đi kèm cùng với nguồn vốn này thường có công nghệ chảy vào các
nước nhận đầu tư, đây cũng là một yếu tố mà các nước đang và phát triển
đang thiếu và rất cần cho quá trình phát triển của mình. Bên cạnh góp phần bổ
sung vốn cho nền kinh tế, sự có mặt của nguồn vốn FDI còn góp phần tạo

điều kiện cho nguồn vốn Nhà nước tập trung vào các vấn đề kinh tế xã hội ưu
tiên như cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội…Nguồn vốn này cũng
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các nguồn vốn trong nước.


23

Thứ hai, FDI góp phần xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa
xã hội, cấu thành cơ sở vật chất cho Chủ nghĩa xã hội, bao gồm hệ thống kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các cơ sở sản xuất kinh doanh lớn, hiện đại, nhất
là các tập đoàn, tổng công ty… Đó là những công trình, dự án đòi hỏi vốn lớn
nhưng tốc độ thu hồi vốn chậm, hơn nữa Việt Nam chưa có nhiều kinh
nghiệm quản lý, vì thế thu hút vốn FDI là giải pháp hiệu quả nhất để đáp ứng
nhu cầu trên đây.
Thứ ba, Góp phần nâng cao năng lực sản xuất của nền kinh tế Việt
Nam. Vốn FDI vừa là đầu tư vốn, vừa chuyển giao công nghệ, đào tạo công
nhân, nâng cao trình độ tổ chức quản lý, chuyên môn kỹ thuật cho người lao
động. Vốn đầu tư là cơ sở để xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, xây mới các
khu công nghiệp, nhà máy, cung cấp máy móc, thiết bị cho nền kinh tế. Đầu
tư nước ngoài thúc đẩy việc cải tạo, phát triển các ngành công nghiệp, nông
nghiệp truyền thống. Các ngành khác cũng phát triển theo như: công nghiệp
phụ trợ, giao thông vận tải, năng lượng, sản xuất vật liệu xây dựng, các loại
dich vụ thương mại, ngân hàng, bảo hiểm...., mở rộng ngành nghề và quy mô
sản xuất để đáp ứng nhu cầu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, Xuất
nhập khẩu gia tăng nguồn lực làm tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế.
Thứ tư, Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH
theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. Sự nghiệp CNH, HĐH đất nước do
Đảng ta khởi xướng được bắt đầu từ CNH,HĐH trong lĩnh vực kinh tế. Đó
là tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng nông
nghiệp trong GDP, và cũng tương tự đối với tỷ trọng lao động giữa các

ngành. Điều này đòi hỏi phải phát triển mạnh các lĩnh vực công nghiệp, nhất
là công nghiệp chế tạo, chế biến, công nghiệp cơ khí, hóa chất… Việc xây
dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp trong vùng lãnh thổ đã thu hút nguồn
vốn đầu tư nước ngoài, tạo việc làm cho người lao động. Các khu công


24

nghiệp đã tác động lan tỏa đến khu vực xung quanh, tình trạng sản xuất nông
nghiệp độc canh, tự cung tự cấp được dần dần xóa bỏ, thay vào đó các ngành
công nghiệp, dịch vụ phát triển. Đến nay hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả
nước đã thu hút nguồn vốn FDI. Vốn FDI đã thúc đẩy cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng giảm tỷ trọng GDP và lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ
trọng công nghiệp, dịch vụ. Đến nay khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã
tạo việc làm cho hơn 2 triệu người lao động trực tiếp và khoảng hơn hai triệu
lao động gián tiếp.
Thứ năm, Góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật và công nghệ hiện đại,
tiên tiến của nước ngoài, đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Các nước
đang phát triển rất cần vốn cũng như công nghệ để phát triển kinh tế và công
nghệ có được thông qua FDI có nhiều ưu điểm. Thứ nhất, doanh nghiệp có
thể có được “công nghệ trọn gói”, thứ hai, nó giúp phá vỡ sự cân bằng hiện
thời của thị trường và buộc các hãng nội địa đổi mới, thứ ba, công nghệ mới
và hiện đại thường chỉ có được thông qua quan hệ nội bộ công ty, thứ tư, lợi
thế của một công ty đa quốc gia giúp cho khai thác tiềm lực công nghệ hiệu
quả. Bên cạnh việc chuyển giao công nghệ sẵn có, hoạt động của các doanh
nghiệp FDI còn góp phần tích cực đối với việc đổi mới công nghệ nhằm tăng
năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước.
Thứ sáu, Giúp phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người
lao động. Với 90 triệu dân, mỗi năm Việt Nam phải tạo việc làm cho khoảng
1,7 triệu lao động, vì thế doanh nghiệp trong các khu công nghiệp có khả

năng giải quyết nhiều việc làm cho nước ta do nhu cầu lao động lớn.. Bên
cạnh đó, FDI còn góp phần vào việc đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao
động. Các doanh nghiệp có vốn FDI có đội ngũ công nhân, nhân viên lành
nghề, có tác phong công nghệp, có kỷ luật cao. Phần lớn lao động trong các
dự án FDI đều được tham gia đào tạo, huấn luyện ở trong và ngoài nước,


25

được tiếp thu những kinh nghiệm quản lý điều hành của các nhà kinh doanh
nước ngoài. Bộ phận lao động trong khu vực FDI sẽ tác động lan truyền sang
các bộ phận lao động khác trong nước. Các cán bộ quản lý và kỹ thuật trong
nước được kích thích nâng cao trình độ khi giao dịch với các đối tác nước
ngoài. Người lao động, nhất là lực lượng lao động trẻ, mong muốn tìm việc
làm trong các doanh nghiệp có vốn FDI để được thử sức trong một môi
trường năng động hơn và có thu nhập cao hơn, từ đó luôn quan tâm hơn đến
việc rèn luyện nâng cao trình độ và tay nghề.
Thứ bảy, Góp phần tích cực vào việc đảm bảo các cán cân đối lớn của
nền kinh tế. Các cân đối lớn của nền kinh tế như cung cầu hàng hóa trong
nước, xuất nhập khẩu, thu chi ngân sách đều thay đổi theo chiều hướng tích
cực nhờ sự đóng góp của FDI. Trong giai đoạn đầu mới phát triển, do trình độ
phát triển thấp, công nghệ, máy móc thiết bị lạc hậu, thiếu vốn…nên năng lực
sản xuất của khu vực kinh tế trong nước của các nước ta còn yếu kém, không
đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước, nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào
nhập khẩu. Nguồn vốn FDI sẽ giúp các nước giải quyết được khó khăn trên.
Khu vực có vốn FDI đáp ứng một phần nhu cầu hàng hóa trong nước, làm
giảm căng thẳng cung cầu, giảm sự phụ thuộc hàng nhập khẩu. Không chỉ đáp
ứng nhu cầu nội địa, FDI ngày càng hướng mạnh vào xuất khẩu. Nguồn ngoại
tệ đáng kể từ xuất khẩu sẽ giúp các nước đang phát triển cải thiện cán cân
thương mại. Do nhu cầu hàng hóa trong nước được đáp ứng tốt hơn và có

nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu mà nhập khẩu cũng thay đổi theo hướng tích cực.
Ngoài ra, FDI còn góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, góp phần
tăng thu cho ngân sách nước nhận đầu tư thông qua thuế và tiêu dùng các dịch
vụ công cộng.
Thứ tám, Tạo điều kiện phát triển thị trường xuất khẩu hàng hóa của
Việt Nam. Sự xuất hiện của các dự án FDI đi kèm với công nghệ, máy móc,


×