Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Hàng rào xanh trong thương mại quốc tế và một số gợi ý cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 114 trang )

. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------

BÙI THỊ LÝ

HÀNG RÀO XANH TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội – 2015


. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------

BÙI THỊ LÝ

HÀNG RÀO XANH TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ QUỐC TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THIÊN
XÁC NHẬN CỦA CTHĐ

XÁC NHẬN CỦA GVHD



TS. Nguyễn Anh Thu

PGS.TS. NGUYỄN XUÂN THIÊN

Hà Nội – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không
sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin
đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham
khảo của luận văn.
Tác giả luận văn

Bùi Thị Lý


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hƣớng dẫn
PGS.TS. Nguyễn Xuân Thiên cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Kinh
doanh quốc tế, trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHQGHN. Tác giả cũng xin trân trọng cảm
ơn Bộ phận sau đại học, phòng đào tạo, các anh chị chuyên viên văn phòng Khoa
Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tác giả trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn này.


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT.................................................................. i

DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH .................................................................................... iv
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ HÀNG RÀO XANH TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ .................................5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu đã thực hiện về hàng rào xanh ...................5
1.1.2. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu ......................................9
1.2. Cơ sở lý luận về hàng rào xanh trong Thƣơng mại quốc tế.............................9
1.2.1. Khái quát chung về rào cản trong thương mại quốc tế .........................9
1.2.2. Khái niệm chung về hàng rào xanh......................................................11
1.2.3. Những quy định về việc áp dụng hàng rào xanh trong các hiệp
định của WTO ...............................................................................................22
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................25
2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu ...............................................................................25
2.1.1 Tiếp cận hệ thống. .................................................................................25
2.1.2 Tiếp cận theo quan điểm duy vật biện chứng ........................................25
2.2. Quá trình thu thập và xử lý dữ liệu ................................................................25
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................26
2.3.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp ........................................................26
2.3.2. Phương pháp thống kê .........................................................................27
2.3.3. Phương pháp so sánh ...........................................................................28
2.3.4. Phương pháp kế thừa ..........................................................................28
2.3.5. Phương pháp lịch sử ............................................................................29
2.4. Khung khổ phân tích. ....................................................................................30


CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HÀNG RÀO XANH TRONG THƢƠNG
MẠI QUỐC TẾ VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM ........................32
3.1. Tác động của hàng rào xanh đến TMQT và quan điểm của các nƣớc trong

việc áp dụng hàng rào xanh ..................................................................................32
3.1.1. Các ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất ................................................32
3.1.2. Các quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất ............................................33
3.1.3. Quan điểm khác nhau giữa các khối nước trong việc áp dụng rào cản
xanh ................................................................................................................33
3.2. Thực trạng áp dụng hàng rào xanh trong TMQT tại một số nƣớc trên thế giới .35
3.2.1. Thực trạng áp dụng tại Mỹ ...................................................................35
3.2.2. Thực trạng áp dụng tại châu Âu(EU) ..................................................45
3.2.3. Thực trạng áp dụng tại Nhật Bản ........................................................54
3.2.4. Đánh giá về thực trạng áp dụng hàng rào xanh của Mỹ, EU và Nhật Bản61
3.3. Thực trạng áp dụng hàng rào xanh ở Việt Nam ............................................63
3.3.1. Các hàng rào xanh được áp dụng tại Việt Nam...................................63
3.3.2. Đánh giá về thực trạng áp dụng hàng rào xanh ở Việt Nam ...............69
CHƢƠNG 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GỢI Ý NHẰM ÁP DỤNG HIỆU QUẢ
HÀNG RÀO XANH TRONG TMQT ĐỐI VỚI VIỆT NAM .................................73
4.1. Xu hƣớng áp dụng hàng rào xanh trong thƣơng mại quốc tế ........................73
4.2. Thách thức và cơ hội của Việt Nam khi áp dụng hàng rào xanh ...................74
4.2.1. Thách thức ............................................................................................74
4.2.2. Cơ hội ...................................................................................................76
4.3. Định hƣớng áp dụng hàng rào xanh trong thƣơng mại quốc tế đối với Việt
Nam .......................................................................................................................78
4.3.1. Định hướng phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam đến năm 2030 .78
4.3.2. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020 .......................80
4.3.3. Định hướng xây dựng và áp dụng hàng rào xanh tại Việt Nam ..........81
4.4. Một số gợi ý nhằm áp dụng hiệu quả hàng rào xanh trong thƣơng mại quốc
tế đối với Việt Nam...............................................................................................82


4.4.1. Một số gợi ý đối với chính phủ và các bộ, ngành liên quan ................82
4.4.2. Một số gợi ý đối với doanh nghiệp .......................................................88

4.4.3. Một số gợi ý đối với người tiêu dùng ...................................................89
KẾT LUẬN ...............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................92
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT

Kí hiệu

Nguyên nghĩa

1

APEC

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dƣơng

2

APHIS

Cục kiểm dịch y tế động thực vật

3

ASEAN


Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

4

BĐKH

Biến đổi khí hậu

5

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

6

CEA

Cục gắn nhãn sinh thái Czech

7

CITES

Công ƣớc quốc tế về kiểm soát việc buôn bán các loài có
nguy cơ tuyệt chủng.

8

CFR


Các quy định của Liên bang

9

CPSC

Uỷ ban An toàn sản phẩm tiêu dùng.

10

EMAS

Hệ thống kiểm toán và quản lý môi trƣờng

11

EMS

Hệ thống quản lý môi trƣờng

12

EU

Liên minh châu Âu

13

EEC


Cộng đồng Kinh tế Châu Âu

14

EUREGAP Nhóm các nhà sản xuất bán lẻ hàng đầu châu Âu

15

EUEB

Ủy ban nhãn sinh thái Châu Âu

16

EPA

Cục bảo vệ môi trƣờng

17

FDA

Cục quản lý thực phẩm và dƣợc phẩm Hoa Kỳ

18

FD&C

Đạo luật về Thực phẩm, Dƣợc phẩm và Mỹ phẩm Hoa

Kỳ

19

FPLA

Luật về bao bì và nhãn hàng

20

FSMA

Luật Hiện đại hóa an toàn vệ sinh thực phẩm

21

FSIS

Cục kiểm định an toàn thực phẩm

22

GAP

Quy trình canh tác nông nghiệp đảm bảo
i


23


GATT

Hiệp định chung về thuế quan và thƣơng mại.

24

GMP

Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt

25

HACCP

Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn

26

JIS

Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản

27

JAS

Tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản

28


MEA

Hiệp định môi trƣờng đa phƣơng.

29

MMPA

Luật bảo vệ các loài động vật biển của Hoa Kỳ

30

MRL

Dƣ lƣợng tối đa.

31

NMFS

Cục quản lý Nghề cá biển quốc gia Hoa Kỳ

32

R&D

Nghiên cứu và phát triển.

33


RCMT

Rào cản môi trƣờng

34

SPS

Hiệp định về kiểm dịch động thực vật

35

TBT

Hiệp định về hàng rào kĩ thuật trong Thƣơng mại

36

TMQT

Thƣơng mại quốc tế

37

TRIPS

Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thƣơng mại của
quyền sở hữu trí tuệ

38


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

39

UNCTAD

Diễn đàn về thƣơng mại và phát triển của Liên hợp quốc

40

USITC

Uỷ ban Thƣơng mại quốc tế Hoa Kỳ

41

USCS

Cục Hải quan Hoa Kỳ

42

USDA

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

43


USDI

Bộ Nội vụ Hoa Kỳ

44

USDOC

Bộ Thƣơng mại Hoa Kỳ

45

UNEP

Chƣơng trình môi trƣờng Liên hiệp quốc

46

WTO

Tổ chức Thƣơng mại Thế giới

47

WPM

Vật liệu đóng gói bằng gỗ
ii



DANH MỤC BẢNG

Stt

Bảng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3

Nội dung
Mức giới hạn đối với một số hóa chất dùng trong
sản xuất bao bì
Ý nghĩa dấu chữ liên quan đến chất lƣợng và độ
an toàn
Các nguyên liệu thực phẩm có liên quan đến vấn
đề dán nhãn tránh ngộ độc thực phẩm

iii

Trang

50

56

58


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH
SƠ ĐỒ

Stt

sơ đồ

1.

Sơ đồ 2.1

Nội dung
Khung lô-gic nghiên cứu

Trang
30

HÌNH

Stt Hình, sơ đồ
1.

Hình 4.1


2.

Hình 4.2

3.

Hình 4.3

Nội dung
Kim ngạch xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất
năm 2013 và 2014
Chuyển dịch cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu Việt
Nam năm 2014
Quy trình xây dựng hàng rào xanh ở Việt Nam

iv

Trang
74

77
82


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra một cách hết sức mạnh mẽ, tạo ra
cho các quốc gia những cơ hội cũng nhƣ những thách thức lớn trong mọi lĩnh vực

kinh tế, văn hóa, giáo dục, đời sống… Một nền thƣơng mại tự do toàn cầu là mục
tiêu hàng đầu của nhiều quốc gia mà minh chứng rõ nét nhất là sự ra đời và phát
triển nhanh chóng của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Tự do hóa thƣơng
mại có một vai trò to lớn trong sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, làm tăng
khả năng chuyên môn hóa sản xuất, đồng thời tận dụng đƣợc lợi thế kinh tế nhờ quy
mô giúp sản xuất ra khối lƣợng hàng hóa lớn hơn rất nhiều so với nền sản xuất tự
cung tự cấp.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do trình độ phát triển kinh tế,
chính trị không đồng đều giữa các quốc gia, các nƣớc ngày càng áp dụng nhiều các
rào cản kinh tế để bảo hộ hàng hóa trong nƣớc. Một trong những biện pháp đang
đƣợc các nƣớc phát triển áp dụng là sử dụng các rào cản liên quan đến các quy định
về môi trƣờng, còn đƣợc biết đến với tên gọi "rào cản xanh" hay "hàng rào xanh".
Việc sử dụng hàng rào xanh một mặt vừa có khả năng bảo vệ nền sản xuất trong
nƣớc, ngăn chặn các luồng hàng hóa không đạt tiêu chuẩn vào thị trƣờng trong
nƣớc, vừa nâng cao ý thức xây dựng nền sản xuất đạt tiêu chuẩn quốc tế, nâng cao ý
thức bảo vệ môi trƣờng. Đây cũng chính là lý do khiến cho loại hình bảo hộ tinh vi
này đƣợc các nƣớc ủng hộ và phát triển. Tuy nhiên, hiện nay sự lạm dụng các rào
cản môi trƣờng cũng gây nên những cản trở đối với hoạt động giao thƣơng giữa các
quốc gia, đặc biệt đối với các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam.
Đối với Việt Nam hiện nay, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn của Việt Nam còn
chƣa đƣợc hoàn thiện. Trong khi đó, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đến
môi trƣờng của các quốc gia phát triển trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản và
khu vực châu Âu đã đƣợc tập trung xây dựng trong một khoảng thời gian dài, với số
lƣợng và hình thức rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Do vậy, để hàng hóa Việt
1


Nam có thể vƣợt qua những rào cản này để thâm nhập vào thị trƣờng thế giới là một
điều không hề đơn giản. Chính vì thế, việc nghiên cứu một cách sâu sắc và toàn
diện các hàng rào xanh trên thế giới là thực sự cần thiết đối với Việt Nam. Thông

qua đó, các doanh nghiệp Việt Nam có thể hiểu rõ hơn về các rào cản đang đƣợc
các quốc gia áp dụng, từ đó chủ động đối phó khi xuất khẩu hàng hóa vào bất kỳ
quốc gia nào, đặc biệt là những thị trƣờng quen thuộc nhƣng vô cùng quan trọng
nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản… Hơn nữa, khi nghiên cứu các kinh nghiệm xây dựng rào
cản thƣơng mại môi trƣờng của các quốc gia phát triển, Việt Nam có thể sửa đổi và
điều chỉnh một số tiêu chuẩn môi trƣờng hiện có, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn môi
trƣờng mới để vừa thúc đẩy nền sản xuất xanh trong nƣớc, vừa quản lý hàng hóa
nhập khẩu theo đúng tiêu chuẩn quốc tế.
Xuất phát từ tính thiết thực của vấn đề nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài :
“Hàng rào xanh trong thương mại quốc tế và một số gợi ý cho Việt Nam" làm đề
tài nghiên cứu của mình.
Đề tài nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi sau:
 Thế nào là hàng rào xanh trong thƣơng mại quốc tế?
 Tại sao các quốc gia cần áp dụng hàng rào xanh?
 Nghiên cứu hàng rào xanh có ý nghĩa nhƣ thế nào đối với hoạt động TMQT
của Việt Nam?
 Thực trạng áp dụng các rào cản xanh trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam ra sao?
 Doanh nghiệp cũng nhƣ nhà nƣớc Việt Nam phải làm gì để xây dựng và áp
dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trƣờng trong hoạt động thƣơng mại quốc tế
một cách hiệu quả?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Muc đích
Mục đích nghiên cứu của đề tài: nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn áp dụng
hàng rào xanh trong thƣơng mại quốc tế ở một số nƣớc/khu vực và tại Việt Nam
nhằm đƣa ra một số gợi ý để áp dụng hiệu quả hàng rào xanh của Việt Nam.

2


2.2. Nhiệm vụ

Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu trên, đề tài đƣa ra một số nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
 Hệ thống hoá đƣợc những vấn đề mang tính khái quát về hàng rào xanh,
bao gồm khái niệm, phân loại, sự hình thành hàng rào xanh đối với
thƣơng mại quốc tế.
 Nêu ra đƣợc hệ thống hàng rào xanh đƣợc sử dụng phổ biến trong thƣơng
mại quốc tế hiện nay, đặc biệt thực trạng áp dụng hàng rào xanh tại các
nƣớc Mỹ, Nhật Bản và EU.
 Phân tích và đánh giá hiệu quả thực trạng áp dụng hàng rào xanh ở Việt Nam.
 Rút ra bài học kinh nghiệm và đƣa ra một số gợi ý nhằm áp dụng hiệu
quả hàng rào xanh của Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các hàng rào xanh đã đƣợc áp dụng trong
thƣơng mại quốc tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
 Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứu vào khoảng thời gian kể từ khi
thành lập WTO đến nay.
 Về không gian: đề tài nghiên cứu hàng rào xanh đƣợc áp dụng trong
phạm vi quốc tế nhƣng tập trung ở nƣớc Mỹ, EU, Nhật Bản và Việt Nam.
4. Những đóng góp mới của luận văn
 Hệ thống hoá đƣợc những vấn đề mang tính khái quát về hàng rào xanh,
đặc biệt tổng hợp các cách phân loại hàng rào xanh theo các nghiên cứu
của các cá nhân, tổ chức uy tín trên thế giới.
 Đƣa ra các hàng rào xanh thƣờng đƣợc áp dụng ở Mỹ, Nhật Bản, EU một
cách có hệ thống.

3



 Phân tích và đánh giá hiệu quả thực trạng áp dụng hàng rào xanh ở Việt
Nam từ đó đƣa ra một số gợi ý cho Việt Nam nhằm áp dụng hàng rào
xanh trong thƣơng mại quốc tế một cách hiệu quả.
5. Kết cấu của luận văn:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 4
chƣơng nhƣ sau :
Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về hàng rào xanh trong
thƣơng mại quốc tế
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Thực trạng áp dụng hàng rào xanh trong thƣơng mại quốc tế và thực
trạng áp dụng tại Việt Nam
Chƣơng 4. Định hƣớng và một số gợi ý xây dựng và áp dụng hàng rào xanh trong
thƣơng mại quốc tế đối với Việt Nam

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNG
RÀO XANH TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu đã thực hiện về hàng rào xanh
Đề tài về hàng rào xanh/rào cản môi trƣờng trong thƣơng mại quốc tế đã đƣợc
đề cập khá nhiều trong các bài viết, công trình nghiên cứu khoa học hay các luận
văn, luận án. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu nhƣ sau:
Năm 2003, Trung tâm nghiên cứu APEC (Australia) khi nghiên cứu đề tài
“Chủ nghĩa đơn phương châu Âu – Rào cản thương mại môi trường và mối đe doạ
đến sự thịnh vượng của thương mại ngày càng gia tăng” đã nêu lên đƣợc các tiêu
chuẩn quy định môi trƣờng chặt chẽ tác động đến thƣơng mại; các biện pháp thƣơng

mại phân biệt đối xử đặt ra vì những mục đích môi trƣờng; các hạn chế thƣơng mại
môi trƣờng đơn phƣơng; các biện pháp thâm nhập thị trƣờng với điều kiện chấp
nhận các tiêu chuẩn môi trƣờng; các hạn chế thƣơng mại đặt ra theo quy tắc MEAs
và coi đó nhƣ là các rào cản môi trƣờng.
Năm 2005, trên cuốn tạp chí thƣơng mại số 19, tác giả Bùi Hữu Đạo đã có bài
viết “Nâng cao khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường
đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam” với mục đích chỉ rõ các hệ thống
quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trƣờng đối với các mặt hàng xuất khẩu mà
một số quốc gia đang áp dụng, đồng thời đánh giá khả năng đáp ứng các quy định
và tiêu chuẩn về môi trƣờng của một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, từ đó
giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao đƣợc khả năng cạnh tranh,
từng bƣớc vƣợt qua đƣợc các rào cản môi trƣờng đƣợc các quốc gia khác đặt ra.
Nhờ đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những cơ hội tốt hơn và thuận lợi hơn trong
việc thâm nhập thị trƣờng của những quốc gia đang áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế
về môi trƣờng đối với mặt hàng xuất khẩu.
Cũng trong năm 2005, tác giả Nguyễn Hữu Khải đã xuất bản cuốn sách về
“Nhãn sinh thái đối với hàng hoá xuất khẩu và tiêu dùng nội địa”. Đây cũng là một
5


trong những tiêu chuẩn môi trƣờng đối với hàng hoá xuất khẩu và tiêu dùng nội địa
liên quan đến việc gắn nhãn cho các sản phẩm nhằm cung cấp một số thông tin về
sản phẩm đó mà các doanh nghiệp Việt Nam cần quan tâm để đáp ứng đƣợc những
yêu cầu từ nƣớc nhập khẩu, tạo sự tin tƣởng về chất lƣợng cũng nhƣ độ an toàn của
sản phẩm đối với ngƣời tiêu dùng từ nƣớc nhập khẩu.
Năm 2006, tác giả Lê Hoàng Lan đã có bài viết trên tạp chí Tia sáng: Thách
thức và cơ hội về môi trường khi gia nhập WTO”, đã chỉ ra một số thỏa thuận của
WTO có bao hàm những điều khoản liên quan đến môi trƣờng mà các quốc gia
thành viên nên nắm rõ để áp dụng các rào cản môi trƣờng một cách hợp lý, đƣa ra
cách phân loại những biện pháp đƣợc gọi là “hàng rào xanh” thành hai nhóm rõ rệt

và đồng thời, phân tích những cơ hội và thách thức của Việt Nam liên quan đến môi
trƣờng khi gia nhập WTO.
Năm 2007, cuốn “Sổ tay hướng dẫn về "Rào cản xanh" trong WTO” đƣợc
công ty Pi C&E đã biên soạn và phát hành cung cấp những kiến thức cơ bản về
"rào cản xanh" trong WTO, kinh nghiệm áp dụng hàng rào xanh trong thƣơng mại
quốc tế của các nƣớc Mỹ, EU, Nhật Bản…và những giải pháp đáp ứng cần thiết để
hội nhập xu thế toàn cầu hóa trong phát triển kinh tế, đảm bảo vừa bảo vệ quyền lợi
của quốc gia, vừa phù hợp với các quy định quốc tế.
Cũng trong năm 2007, nhóm tác giả gồm: Nguyễn Hữu Khải, Vũ Thị Hiền,
Đào Ngọc Tiến đã biên soạn và xuất bản cuốn sách “Quản lý hoạt động nhập khẩu:
Cơ chế, chính sách và biện pháp”. Tài liệu này đã phân tích kinh nghiệm quản lý
hoạt động nhập khẩu của một số nƣớc trên thế giới; trong đó có việc sử dụng các
rào cản môi trƣờng nhƣ là một biện pháp hữu hiệu trong việc quản lý hàng hóa nhập
khẩu của một số quốc gia nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản.
Năm 2008, tác giả Đào Thị Thu Giang đã xuất bản cuốn sách “Biện pháp vượt
rào cản phi thuế quan đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam”. Tài liệu này đã phân tích
đƣợc tƣơng đối đầy đủ những rào cản phi thuế quan, trong đó có rào cản môi trƣờng.
Tác giả đã chỉ rõ những rào môi trƣờng đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của
Việt Nam nhƣ: thuỷ sản, dệt may…. vào các thị trƣờng nƣớc ngoài.
6


Năm 2009, nhóm tác giả từ Trung tâm đối thoại chính sách Bangladesh (CPD)
đã có bài nghiên cứu mang tên "Rào cản môi trường và WTO" trong đó có nêu rõ
mối quan hệ giữa thƣơng mại và môi trƣờng, đƣa ra cách phân loại các rào cản xanh
thành ba nhóm riêng và chỉ rõ vai trò quan trọng của WTO trong việc giảm thiểu
các hình thức rào cản môi trƣờng áp dụng trong thƣơng mại quốc tế.
Năm 2010, giáo sƣ David Hanson của trƣờng đại học Duquesne của Mỹ đã
xuất bản cuốn sách: “Những rào cản đối với thương mại tự do: Các hàng rào phi
thuế quan tại Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ”, cuốn sách đã trình bày rất

đầy đủ về chính sách thƣơng mại của Mỹ, Nhật Bản và EU, trong đó có đề cập đến
một số loại rào cản phi thuế quan đƣợc sử dụng phổ biến tại những khu vực này,
đồng thời tác giả cũng so sánh sự tƣơng đồng cũng nhƣ khác biệt về rào cản phi
thuế quan đƣợc chính phủ của các nƣớc này áp dụng từ năm 2002 – 2007.
Năm 2012, trong đề tài nghiên cứu cấp nhà nƣớc đƣợc công bố trên Tạp chí
nghiên cứu thƣơng mại của PGS.TS. Đinh Văn Thành với tên gọi “Đánh giá thực
trạng và đề xuất xây dựng các biện pháp phi thuế quan trong thương mại nhằm bảo
vệ môi trường” đã chỉ rõ thực trạng áp dụng các rào cản môi trƣờng tại một số quốc
gia nhƣ Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và Thái Lan, đồng thời đánh giá thực trạng xây
dựng các biện pháp phi thuế quan trong thƣơng mại nhằm bảo vệ môi trƣờng ở Việt
Nam thời gian qua, từ đó đƣa ra cho Việt Nam những kinh nghiệm trong việc xây
dựng và áp dụng các rào cản thƣơng mại nhằm bảo vệ môi trƣờng.
Cũng trong năm 2012, nhóm tác giả gồm: Luật gia Tô Hoài Nam, TS. Bùi Hữu
Đạo, TS. Hoàng Thanh Tùng đã biên soạn và xuất bản cuốn sách: “Thách thức về
môi trường trong thương mại quốc tế”. Cuốn sách đã đề cập tới mối quan hệ giữa
thƣơng mại và môi trƣờng, các công ƣớc quốc tế về môi trƣờng, các rào cản môi
trƣờng trong các hiệp định của ASEAN, WTO và quốc tế cũng nhƣ các qui định và
tiêu chuẩn môi trƣờng liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp trong thƣơng
mại quốc tê. Đồng thời, các tác giả cũng chỉ rõ những thách thức về môi trƣờng của
các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập vào thị trƣờng những quốc gia phát triển
nhƣ Mỹ, EU, Nhật Bản, từ đó đƣa ra những giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt
nam vƣợt hàng rào môi trƣờng trong thƣơng mại quốc tế.
7


Năm 2013, trong bài nghiên cứu trên Tạp chí Đảng cộng sản: “Hàng Việt Nam
trong cuộc chiến với rào cản thương mại quốc tế” của Doãn Công Khánh – Giám
đốc Trung tâm Thƣơng Mại và Môi Trƣờng đã chỉ rõ thực trạng việc sử dụng hàng
rào phi thuế quan để bảo hộ sản xuất nội địa, đặc biệt là việc sử dụng các biện pháp
hạn chế nhập khẩu gắn với yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn môi trƣờng và lao động

tại một số quốc gia, đồng thời tác giả cũng đƣa ra đƣợc những case – study thực tế
của Việt Nam và những thiệt hại về xuất khẩu mà Việt Nam phải gánh chịu khi các
nƣớc nhƣ Nhật, Mỹ, EU… sử dụng “ hàng rào xanh” nhƣ một biện pháp để bảo hộ
sản xuất nội địa. Bên cạnh đó, tác giả cũng đề xuất một số biện pháp mà các doanh
nghiệp Việt Nam có thể áp dụng để hạn chế đƣợc những ảnh hƣởng xấu khi các
nƣớc áp dụng “hàng rào xanh” và hạn chế việc thâm nhập hàng hóa từ nƣớc ngoài
vào thị trƣờng trong nƣớc.
Năm 2014, trong bài nghiên cứu trên Tạp chí tài chính: “Xây dựng rào cản phi
thuế quan tại một số nước trên thế giới” của TS. Nguyễn Thị Tƣờng Anh đã đề cập
tới kinh nghiệm của một số nƣớc nhƣ EU, Nhật Bản trong việc sử dụng hàng rào
phi thuế quan, đặc biệt là là việc sử dụng hệ thống tiêu chuẩn kĩ thuật, qui định về
kiểm dịch thực vật và an toàn vệ sinh thực phẩm. Những biện pháp này vừa có thể
tận dụng đƣợc lợi thế của hiệp định thƣơng mại tự do mang lại, vừa có thể bảo vệ
đƣợc thị trƣờng trong nƣớc. Từ đó, tác giả cũng đƣa ra những bài học cho Việt Nam
trong việc áp dụng và xây dựng một số hàng rào phi thuế quan nhằm vƣợt qua đƣợc
những thách thức mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và các hiệp định thƣơng mại
tự do mang lại nhằm thúc đẩy sản xuất trong nƣớc nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc quyền
lợi của ngƣời tiêu dùng nội địa.
Năm 2014, tác giả Emilija Miteva Kacarski , đã có bài nghiên cứu trên tạp chí
khoa học ứng dụng và kinh tế kinh doanh với đề tài “Hàng rào phi thuế quan tại
những quốc gia phát triển (trường hợp của Mỹ, EU, Nhật Bản)”. Bài nghiên cứu đã
nêu lên những chính sách về hàng rào phi thuế quan cũng nhƣ thực tiễn áp dụng tại
những quốc gia này. Đồng thời bài nghiên cứu cũng so sánh sự khác biệt về những

8


qui định về hàng rào phi thuế quan đƣợc sử dụng tại Mỹ, Nhật Bản, EU trong giai
đoạn 2008 – 2013.
1.1.2. Đánh giá chung về các công trình nghiên cứu

Hàng rào xanh/rào cản xanh đã đƣợc nhắc đến khá nhiều trong thƣơng mại
quốc tế. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về rào cản
xanh; các công trình nghiên cứu ở trên mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá một cách
chung nhất về các tiêu chuẩn quy định môi trƣờng chặt chẽ tác động đến thƣơng
mại và vẫn chƣa có một nghiên cứu chính thức nào liệt kê hết các hình thức của rào
cản xanh cũng nhƣ phân loại chúng theo một tiêu chí thống nhất. Cùng với sự phát
triển của thƣơng mại quốc tế, hình thức và phƣơng pháp áp dụng hàng rào xanh
ngày càng đa dạng và tinh vi, đòi hỏi sự cập nhật thƣờng xuyên của các chuyên gia
trong lĩnh vực thƣơng mại quốc tế. Vì vậy, trong luận văn này tác giả sẽ tập trung
nghiên cứu một cách có hệ thống và sâu sắc hơn về hàng rào xanh cả về lý luận và
thực tiễn, từ đó đề xuất những gợi ý cho Việt Nam trong quá trình xây dựng cũng
nhƣ áp dụng hàng rào xanh trong thƣơng mại quốc tế.
1.2. Cơ sở lý luận về hàng rào xanh trong thƣơng mại quốc tế
1.2.1. Khái quát chung về rào cản trong thương mại quốc tế
1.2.1.1. Định nghĩa rào cản thương mại quốc tế (TMQT)
Hiện nay, chƣa có một văn bản chính quy nào đƣa ra định nghĩa rõ ràng thế
nào là rào cản TMQT. Thuật ngữ "rào cản" hay "hàng rào" đối với thƣơng mại chỉ
đƣợc xuất hiện chính thức trong Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thƣơng
mại (TBT) của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO). Tuy nhiên trong Hiệp định
TBT, khái niệm "hàng rào" cũng không đƣợc định nghĩa một cách rõ ràng mà chỉ
đƣợc thừa nhận nhƣ một thỏa thuận là "các biện pháp cần thiết để đảm bảo chất
lượng hàng hoá xuất khẩu của một nước, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khoẻ
con người, động và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc để ngăn ngừa các hoạt động
man trá, ở mức độ mà nước đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng các biện pháp
này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tuỳ
tiện hoặc không thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau,
9


hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, hay nói cách khác

phải phù hợp với các quy định của Hiệp định này". Vì vậy, hiểu một cách khái quát
nhất thì "rào cản thƣơng mại là bất kỳ biện pháp hay hành động nào gây cản trở đối
với thƣơng mại quốc tế".
1.2.1.2. Phân loại rào cản thương mại quốc tế
Hiện nay , có 2 cách phân loại rào cản TMQT đƣợc sử dụng một cách thông dụng :
Theo cách tiếp cận của WTO, trong các tài liệu của Diễn đàn về thƣơng mại
và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD) từ năm 1994, thì có thể hiểu hệ
thống các rào cản TMQT đƣợc chia thành hai nhóm lớn là Rào cản thuế quan và
Rào cản phi thuế quan:
 Rào cản thuế quan là việc các quốc gia áp dụng thuế nhập khẩu đánh vào
hàng hóa khi đi qua khu vực hải quan của một nƣớc.
 Rào cản phi thuế quan là những biện pháp phi thuế quan mang tính cản trở
đối với thƣơng mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình
đẳng, nhƣ thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ hoặc các biện pháp kỹ thuật nhƣ
các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm định động thực vật, yêu cầu về dán
mác hàng hóa,… Các quy định về bảo vệ môi trƣờng cũng là một nhóm
trong số các rào cản phi thuế quan.
Theo cách tiếp cận xây dựng báo cáo thƣờng niên của Mỹ, các rào cản
TMQT đƣợc chia thành 9 nhóm theo từng lĩnh vực thƣơng mại cụ thể bao gồm:
chính sách nhập khẩu; tiêu chuẩn, kiểm tra, nhãn mác và chứng nhận; mua sắm của
Chính phủ; trợ cấp xuất khẩu (tài trợ cho xuất khẩu với các điều kiện ƣu đãi và trợ
cấp đối với xuất khẩu nông sản); bảo hộ sở hữu trí tuệ; các rào cản dịch vụ; các rào
cản đầu tƣ (hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, các hạn chế về tham
gia của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào các chƣơng trình R&D, các yêu cầu về tỷ lệ xuất
khẩu tối thiểu, các hạn chế về chuyển vốn và lợi nhuận ra nƣớc ngoài); các rào cản
chống cạnh tranh; các rào cản khác (tham nhũng, hối lộ,... hoặc các rào cản có ảnh
hƣởng đến những lĩnh vực đơn lẻ).

10



1.2.1.3. Mục đích sử dụng rào cản trong thương mại quốc tế
Mặc dù ủng hộ tự do hóa thƣơng mại, Chính phủ các quốc gia vẫn dựng lên
các rào cản đối với thƣơng mại, về hình thức có thể thay đổi nhƣng phạm vi và mức
độ của rào cản ngày càng tăng lên nhằm thực hiện những mục đích sau :
 Vì mục đích chính trị
Trong thƣơng mại quốc tế, một số nƣớc có tiềm lực lớn về kinh tế thƣờng sử
dụng các biện pháp kinh tế nhằm thực hiện một mục đích chính trị nào đó điển hình
là Mỹ và một số nƣớc Tây Âu. Chính phủ các nƣớc có thể tiến hành cấm vận một
phần hoặc toàn phần, hạn chế hoặc có những ƣu đãi đối với hoạt động thƣơng mại
của một quốc gia khác.
 Vì mục đích bảo vệ lợi ích quốc gia
Các rào cản thƣơng mại đƣợc sử dụng hầu hết ở các quốc gia trên thế giới
nhằm thực hiện những mục đích sau:
-

Bảo vệ nền sản xuất trong nƣớc và việc làm của ngƣời lao động.

-

Bảo vệ ngƣời tiêu dùng thông quan hạn chế nhập khẩu những sản phẩm
không đáp ứng tiêu chuẩn chất lƣợng và không thân thiện với môi trƣờng.

-

Bảo vệ an ninh quốc phòng.

-

Bảo vệ môi trƣờng.


1.2.2. Khái niệm chung về hàng rào xanh
1.2.2.1. Định nghĩa hàng rào xanh
Hiện nay, hàng rào xanh hay rào cản xanh/ rào cản môi trƣờng là một thuật
ngữ đƣợc nhắc đến khá phổ biến trong TMQT, tuy nhiên vẫn chƣa có một định
nghĩa chính thống thế nào là hàng rào xanh hay rào cản môi trƣờng. Khái niệm về
rào cản môi trƣờng đƣợc đề cập trong cuốn "Sổ tay hướng dẫn về "Rào cản xanh"
trong WTO" do Công ty tƣ vấn và truyền thông văn hóa – giáo dục môi trƣờng Pi,
và công ty Ford Việt Nam phối hợp xuất bản đƣợc đƣa ra nhƣ sau:
"Rào cản môi trường là một hệ thống quy định những tiêu chuẩn về môi
trường trong hoạt động sản xuất, từ việc sử dụng nguyên vật liệu đến trình độ công
nghệ sản xuất; từ xử lý chất thải đến tận thu, sử dụng và tái chế chất thải; từ việc
11


áp dụng các biện pháp giảm thiểu phát thải đến thực hiện kế hoạch quản lý môi
trường…". Khu vực châu Âu, châu Mỹ và một số nƣớc phát triển ở châu Á… áp
dụng nhiều loại rào cản này, trong khi khu vực này lại là những thị trƣờng có tiềm
năng đối với hàng xuất khẩu từ các nƣớc đang phát triển.
Ngoài ra, rào cản môi trƣờng cũng đƣợc trung tâm nghiên cứu APEC (Australia)
mô tả trong nghiên cứu "Chủ nghĩa đơn phƣơng châu Âu - Rào cản môi trƣờng và sự
gia tăng mối đe dọa đến sự thịnh vƣợng trong thƣơng mại" nhƣ sau: "Rào cản môi
trường được định nghĩa như là các tiêu chuẩn quy định môi trường chặt chẽ tác động
đến thương mại; các biện pháp thương mại phân biệt đối xử đặt ra vì những mục đích
môi trường; các hạn chế thương mại môi trường đơn phương; các biện pháp thâm
nhập thị trường với điều kiện chấp nhận các tiêu chuẩn môi trường; các hạn chế
thương mại đặt ra theo quy tắc MEAs." (The Australian APEC Study Center, 2003).
Theo quan điểm ngƣời viết, định nghĩa này tuy theo hình thức liệt kê nhƣng lại
bao hàm gần nhƣ đầy đủ các đặc điểm thế nào là hàng rào xanh trong TMQT. Khái
niệm này mở rộng phạm vi của định nghĩa rào cản xanh không chỉ bao gồm các quy

định trực tiếp, những tiêu chuẩn về môi trƣờng đơn thuần nhƣ khái niệm mà công ty
Pi và công ty Ford Việt Nam đƣa ra ở trên mà mở rộng ra cả các quy định liên quan
gián tiếp tới môi trƣờng nhƣ các biện pháp kỹ thuật kiểm dịch động thực vật hay an
toàn vệ sinh thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe con ngƣời và bảo vệ môi trƣờng sống
xung quanh; miễn sao những quy định này gây ra tình trạng phân biệt đối xử và ảnh
hƣởng tới quá trình tự do hóa TMQT.
1.2.2.2. Sự hình thành hàng rào xanh trong thương mại quốc tế
Hàng rào xanh nói riêng cũng nhƣ rào cản thƣơng mại nói chung sẽ đem lại lợi
ích cho một nhóm ngƣời nhất định tuy rằng có thể gây thiệt hại cho một nhóm
ngƣời khác, thậm chí một quốc gia. Chính sự liên quan tới lợi ích từng nhóm ngƣời
khác nhau cho thấy sự hình thành của hàng rào xanh trong TMQT có thể xuất phát
từ một trong ba chủ thể sau:
 Đứng trên góc độ người tiêu dùng và người lao động
Các rào cản xanh không những có ích trong việc bảo vệ sức khỏe ngƣời tiêu
dùng, hạn chế các sản phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gây độc hại
12


cho con ngƣời và môi trƣờng xung quanh mà còn đảm bảo cho ngƣời lao động đƣợc
làm việc trong môi trƣờng đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, không có sử
dụng lao động trẻ em, không gây ô nhiễm môi trƣờng… Cùng với sự phát triển của
một xã hội hiện đại, ngƣời tiêu dùng ngày càng có ý thức trong việc sử dụng các sản
phẩm thân thiện với môi trƣờng và ngƣời lao động càng quan tâm tới điều kiện làm
việc của mình, tới ảnh hƣởng của hoạt động sản xuất lên môi trƣờng sống xung
quanh. Áp lực từ ngƣời tiêu dùng và ngƣời lao động (thông qua các nghiệp đoàn để
đấu tranh) tác động tới Chính phủ, yêu cầu về việc xây dựng và áp dụng hàng rào
xanh để bảo vệ lợi ích của họ.
 Đứng trên góc độ các doanh nghiệp
Việc xây dựng các rào cản xanh cũng không nằm ngoài mục đích bảo hộ các
doanh nghiệp trong nƣớc, hạn chế sự cạnh tranh của các doanh nghiệp nƣớc ngoài.

Các doanh nghiệp sẽ đƣa ra các lý do nhƣ: cần bảo hộ ngành công nghiệp còn non
trẻ, bảo vệ các ngành sản xuất có nhu cầu lao động cao, ngành liên quan đến an ninh
quốc gia, an ninh lƣơng thực…để gây áp lực lên Chính phủ yêu cầu đƣợc bảo hộ.
Chính vì vậy, hàng rào xanh đƣợc xem nhƣ là một rào cản tinh vi vừa có tác dụng
bảo hộ vừa có tác dụng thúc đẩy sản xuất phát triển nhƣ đã phân tích ở trên.
 Đứng trên góc độ Chính phủ
Xuất phát từ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia theo từng thời kỳ,
chính phủ sẽ cân nhắc việc sử dụng hay không sử dụng rào cản xanh nào, ở mức độ
nào để đạt đƣợc hiệu quả cao nhất, cân bằng lợi ích giữa ngƣời tiêu dùng, ngƣời lao
động và các doanh nghiệp. Ngoài ra, xu hƣớng quốc tế hiện nay là căn cứ vào các
định chế và thỏa thuận trong khuôn khổ của WTO cũng nhƣ dựa vào các tiêu chuẩn
và cam kết quốc tế khác để quyết định biện pháp áp dụng. Tuy nhiên, điều này sẽ
gây ra bất lợi đối với hoạt động xuất khẩu của các quốc gia đang phát triển, khi sự
chênh lệch về trình độ khoa học công nghệ giữa các quốc gia còn quá lớn, và các
nƣớc này khó có thể đáp ứng các tiêu chuẩn mang tính quốc tế.
Ngoài ra, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trên phạm vi toàn thế giới vì
mục đích bảo vệ môi trƣờng và phát triển bền vững nhƣ tổ chức Hòa bình xanh
13


(Greenpeace Organization), Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (The World Wide Fund
for Nature), Chƣơng trình môi trƣờng Liên hiệp quốc (UNEP)… đang ngày càng có
tiếng nói trong việc xây dựng các chính sách thƣơng mại có quy định liên quan tới
việc bảo vệ môi trƣờng.
1.2.2.3. Phân loại hàng rào xanh trong thương mại quốc tế
Hiện nay vẫn chƣa có một cách phân loại chuẩn về các rào cản xanh. Dƣới đây
là một số cách phân loại mà tác giả tổng hợp đƣợc từ các tài liệu, bài nghiên cứu
của các tác giả có uy tín trong và ngoài nƣớc.
Theo các tác giả thực hiện bài nghiên cứu “Chủ nghĩa đơn phƣơng châu
Âu – Rào cản thƣơng mại môi trƣờng và mối đe doạ đến sự thịnh vƣợng của

thƣơng mại ngày càng gia tăng” của trung tâm nghiên cứu APEC (Australia)
và đại học Monash thì rào cản môi trƣờng đƣợc chia làm 4 nhóm:
 Các rào cản thương mại môi trường
 Các rào cản thương mại môi trường tiềm năng
 Các biện pháp liên quan
 Các biện pháp thương mại theo quy định của các hiệp định môi trường đa
phương
Trong đó, nhóm các rào cản thƣơng mại môi trƣờng lại đƣợc chia thành nhiều
nhóm nhỏ dựa theo các loại quy định về môi trƣờng đƣợc ban hành nhƣ:
 Các tiêu chuẩn quy định mức độ độc hại của sản phẩm
Các quy định này đặt ra các mức độ về độc tính và dƣ lƣợng của một số chất
nhất định trong sản phẩm, áp đặt các rào cản thƣơng mại thông qua việc cấm sử
dụng các chất và các sản phẩm, hoặc đƣa ra các mức dung sai thấp đối với các chất
bị cấm. Một số tiêu chuẩn quy định mức độ độc hại của sản phẩm của các quốc gia
ban hành đƣợc thống kê chi tiết trong Phụ lục 1.
 Các tiêu chuẩn chứng nhận marketing
Các tiêu chuẩn chứng nhận marketing có thể tạo ra rào cản thƣơng mại khi:
-

Những tiêu chuẩn này đòi hỏi việc buôn bán sản phẩm phải tuân thủ theo
yêu cầu môi trƣờng dựa trên một biện pháp ngăn ngừa.
14


×