Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế của một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 120 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ




HỒ TRUNG THANH






KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG TIÊU CHUẨN
MÔI TRƢỜNG TRONG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ
CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM




LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ


Chuyên ngành : Kinh tế chính trị XHCN
Mã số : 5.02.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học : PGS. TS. Nguyễn Thế Chinh








HÀ NỘI, 2004




MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG VÀ PHỤ LỤC 1
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT 2
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƢƠNG I: HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN MÔI TRƢỜNG TRONG THƢƠNG MẠI
QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN CẠNH TRANH XUẤT KHẨU 10
1.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA THƢƠNG MẠI VÀ MÔI TRƢỜNG 10
1.1.1. Bản chất mối quan hệ giữa thƣơng mại và môi trƣờng 10
1.1.2. Ảnh hƣởng của môi trƣờng đối với thƣơng mại 11
1.1.3. Ảnh hƣởng của thƣơng mại tới môi trƣờng 12
1.2. HỆ THỐNG CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ MÔI TRƢỜNG
LIÊN QUAN ĐẾN THƢƠNG MẠI 15
1.2.1. Các phƣơng pháp chế biến và sản xuất theo quy định môi
trƣờng (PPM) 16
1.2.2. Các yêu cầu về đóng gói bao bì 17
1.2.3. Nhãn mác môi trƣờng 18
1.2.4. Phí, thuế và các khoản thu liên quan đến môi trƣờng 19
1.2.5. Các biện pháp kiểm dịch động thực vật 21

1.2.6. Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật đối với sản phẩm 21
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI
THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ HIỆN NAY 22
1.3.1. Tác động tích cực 22
1.3.2. Tác động tiêu cực 24
1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHUẨN VÀ QUY
ĐỊNH VỀ MÔI TRƢỜNG ĐỂ PHÁT TRIỂN THƢƠNG MẠI VÀ BẢO VỆ MÔI
TRƢỜNG 26
1.4.1. Kinh nghiệm của Thái Lan 26
1.4.2. Kinh nghiệm của Indonesia 30
1.4.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc 32
1.4.4. Bài học đối với Việt Nam 35
CHƢƠNG II: KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI
MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 37
2.1. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA VÀ
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC KHÍA CẠNH MÔI TRƢỜNG CỦA SẢN
PHẨM XUẤT KHẨU 37



2.1.1. Đánh giá khái quát về thực trạng hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam thời kỳ
1991 - 2003 37
2.1.2. Một số vấn đề đặt ra liên quan đến khả năng cạnh tranh của
hàng xuất khẩu Việt Nam dƣới giác độ môi trƣờng 41
2.2. TÌNH HÌNH ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN MÔI TRƢỜNG QUỐC
TẾ CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM 43
2.2.1. Khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trƣờng của
các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu 43
2.2.2. Khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trƣờng của một số mặt

hàng xuất khẩu Việt Nam 49
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHUẨN MÔI
TRƢỜNG CỦA MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM 66
2.3.1. Những mặt tích cực 66
2.3.2. Một số hạn chế 67
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế: 68
CHƢƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU
CHUẨN MÔI TRƢỜNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM 72
3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU ĐÁP ỨNG CÁC
TIÊU CHUẨN MÔI TRƢỜNG QUỐC TẾ 72
3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc ảnh hƣởng đến việc đáp ứng
các yêu cầu về môi trƣờng nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của nƣớc ta
trong thời gian tới 72
3.1.2. Quan điểm phát triển xuất khẩu đáp ứng yêu cầu môi trƣờng
của thị trƣờng thế giới và bảo vệ môi trƣờng ở nƣớc ta 76
3.1.3. Định hƣớng phát triển xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu môi
trƣờng trong thƣơng mại quốc tế 77
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHUẨN
MÔI TRƢỜNG NHẰM ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU 78
3.2.1. Ở cấp độ quốc gia 78
3.2.2. Ở cấp độ doanh nghiệp 89
3.2.3. Giải pháp đối với một số nhóm sản phẩm 96
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115


1

DANH MỤC BẢNG VÀ PHỤ LỤC
Bảng 1.1: Đánh giá mức độ quan tâm của các nƣớc đối với các biện pháp

nâng cao khả năng đáp ứng tiêu chuẩn môi trƣờng trong xuất khẩu 34
Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1991 – 2003 37
Bảng 2.2: Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 1991 - 2003 39
Bảng 2.3: Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thời kỳ 1996-2003 39
Bảng 2.4: Tỷ lệ phân bố xuất khẩu của Việt Nam năm 1995 – 2003 41
Bảng 2.5: Mức độ nhận thức về nhãn môi trƣờng đối với sản phẩm 46
Bảng 2.6: Xuất khẩu thủy sản thời kỳ 1997-2003 50
Bảng 2.7: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam 58
Bảng 2.8: Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam 59
Bảng 2.9: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam thời kỳ 1996-2003 63
Phụ lục 1: Hệ thống nhãn hiệu sinh thái toàn cầu 101
Phụ lục 2: Hiệp định về áp dụng các biện pháp kiểm dịch đối với động thực
vật (SPS) 102
Phụ lục 3: Hiệp định về các rào cản kỹ thuật trong thƣơng mại (TBT) 103
Phụ lục 4: Uỷ ban về Luật thực phẩm (Codex) 104
Phụ lục 5: Hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát trọng yếu (HACCP) 105
Phụ lục 6: Hệ thống quản lý môi trƣờng theo ISO 14000 107
Phụ lục 7: Hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9000 107
Phụ lục 8: Một số tiêu chuẩn, quy định liên quan đến môi trƣờng của Nhật
Bản 109
Phụ lục 9: Một số tiêu chuẩn, quy định liên quan đến môi trƣờng của Hoa Kỳ
110
Phụ lục 10: Một số tiêu chuẩn, quy định liên quan đến môi trƣờng của EU . 111
Phụ lục 11: Các vụ tranh chấp thƣơng mại liên quan đến quy định và tiêu
chuẩn môi trƣờng đƣợc giải quyết theo cơ chế của WTO 112


2

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT


Viết tắt
Tiếng Anh
Tiếng Việt
AFTA
Asean Free Trade Area
Khu vực mậu dịch Asean
ASEAN
Association of South East Asean
Nations
Hiệp hội các nƣớc Đông
Nam Á
BOD
Biolo gical Oxygen Demand
Nhu cầu ôxy sinh học
CBD
Convention on Biological Diversity
Công ƣớc về đa dạng sinh
học
CFC
Cloro Fluocarbon
Chất Cloro Fluocarbon
CITES
Convention on International Trade in
Endangered Species of Wild Fauna
and Flora
Công ƣớc quốc tế về buôn
bán các loài động, thực vật
hoang dã nguy cấp
COD

Chemical Oxygen Demand
Nhu cầu ôxy hoá học
EU
European Union
Cộng đồng châu Âu
FAO
Food and Agriculture Organization of
the Union Nations
Tổ chức nông nghiệp và
lƣơng thực của Liên hợp
quốc
GATT
General Agreement on Tariffs and
Trade
Hiệp định chung về thuế
quan và thƣơng mại
GDP
General Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
GMP
Good Manufacturing Practice
Thông lệ sản xuất tốt
HACCP
Hazard Analysis and Critical Control
Point
Phân tích Mối nguy và Kiểm
soát điểm trọng yếu
IMF
International Monetary Fund
Quỹ tiền tệ quốc tế

ISO
International Standard Organization
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
LCA
Life Cycle Assessment
Đánh giá chu trình sống của
sản phẩm
MEA
Multilateral Environmental Agreement
Hiệp định môi trƣờng đa

3

phƣơng
ODS
Ozone Depleting Substances
Các chất làm suy giảm tầng
ôzôn
PPM
Process and Production Method
Phƣơng pháp chế biến và
sản xuất
PPP
Polluter Pays Principle
Nguyên tắc ngƣời gây ô
nhiễm phải trả tiền
SPS
Sanitary and Phytosanitary Measures
Các biện pháp vệ sinh và vệ
sinh thực vật

TBT
Technical Barriers to Trade
Hàng rào kỹ thuật đối với
thƣơng mại
TRIPs
Trade related aspects of the
intellectual and property rights
Các khía cạnh liên quan đến
thƣơng mại của quyền sở
hữu trí tuệ
UNCTAD
United Nations Conference on Trade
and Development
Hội nghị Liên Hợp Quốc về
thƣơng mại và phát triển
UNDP
United Nations Development
Programme
Chƣơng trình phát triển Liên
hợp quốc
UNEP
United Nations Environment
Programme
Chƣơng trình Môi trƣờng
Liên hợp quốc
UNIDO
United Nations Industrial
Development Organisation
Tổ chức phát triển công
nghiệp Liên hợp quốc

UPP
User Pays Principle
Nguyên tắc ngƣời sử dụng
phải trả tiền
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
WHO
World Health Organization
Tổ chức Y tế thế giới
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thƣơng mại thế
giới



4

LỜI MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Xu thế toàn cầu hoá, phi tập trung hoá và tự do hoá thương mại đang là
những đặc điểm cơ bản của sự phát triển trên toàn thế giới. Các trung tâm và
khu vực kinh tế được hình thành, các hiệp định thương mại khu vực và quốc tế
đang là những công cụ pháp lý ràng buộc và là động lực giúp các nước liên
kết, hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội. Hội nhập để phát triển vừa là cơ hội
vừa là thách thức đối với mỗi quốc gia trên thế giới.
Hội nhập kinh tế diễn ra trong bối cảnh các vấn đề môi trường toàn cầu
ngày càng nghiêm trọng. Phát triển bền vững trở thành mục tiêu của các nước

trên thế giới. Hàng loạt các hiệp định/công ước khu vực và quốc tế về thương
mại và môi trường được xây dựng và ngày càng có nhiều nước tham gia phê
chuẩn và cam kết thực hiện.
Việc thực hiện các hiệp định/công ước quốc tế về môi trường cũng như
áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về môi trường trong bối cảnh tự do hoá
thương mại đã góp phần tích cực hạn chế ô nhiễm môi trường, khuyến khích
sản xuất và trao đổi sản phẩm thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, trong bối
cảnh tự do hoá thương mại hiện nay, khi các rào cản thương mại được loại bỏ,
các tiêu chuẩn và quy định về môi trường trong nhiều trường hợp đã trở thành
"hàng rào xanh" trong buôn bán quốc tế và ngày càng được áp dụng rộng rãi ở
các nước, đặc biệt là các nước phát triển, chúng đang trở thành lợi thế của họ
trong cạnh tranh thương mại quốc tế. Trong điều kiện như vậy, việc đáp ứng
các quy định và tiêu chuẩn môi trường trong buôn bán quốc tế hiện nay đang là
thách thức to lớn đối với các nước, đặc biệt là các nước kém phát triển, nơi
đang thiếu nhiều điều kiện để thực hiện và áp dụng các hiệp định/công ước và
tiêu chuẩn quốc tế về môi trường.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới với việc
thực thi các cam kết quốc tế về thương mại và môi trường. Hội nhập với
thương mại thế giới, Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi trong việc mở rộng thị
trường xuất khẩu, nhưng phải chấp nhận sự cạnh tranh hết sức gay gắt với các
nước khác. Một cản trở đặt ra cho ngoại thương nước ta trong tương lai là việc
áp dụng ngày càng phổ biến các biện pháp môi trường trong thương mại quốc
tế của các nước nhập khẩu có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng cạnh tranh

5

của hàng xuất khẩu nước ta, một nước hiện nay và trong những năm tới xuất
khẩu nhiều mặt hàng nhạy cảm về môi trường như nông sản, thuỷ sản và sản
phẩm chế biến. Hơn nữa, những yêu cầu nói trên ngày càng cao ở những thị
trường mà Việt Nam đang muốn mở rộng như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU. Ngay

cả khi là thành viên của Tổ chức thương mại Thế giới, Việt Nam cũng sẽ phải
cam kết thực hiện các Hiệp định của tổ chức này trong đó có nhiều Hiệp định
liên quan đến môi trường. Trong bối cảnh như vậy, vấn đề đặt ra đối với Việt
Nam là cần có chính sách thương mại và môi trường như thế nào để khai thác
triệt để các lợi thế của tự do hóa thương mại, góp phần vượt qua các rào cản
môi trường trong buôn bán quốc tế để mở đường cho hàng hóa xuất khẩu của
Việt Nam. Để làm được điều đó cần thiết phải nghiên cứu những tác động của
hệ thống các quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường đối với cạnh tranh
thương mại quốc tế của Việt Nam, xác định những hạn chế và khả năng đáp
ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của các doanh nghiệp để đẩy mạnh
xuất khẩu, từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nâng cao khả năng đáp
ứng các yêu cầu về môi trường nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá
xuất khẩu Việt Nam nhằm tăng trưởng xuất khẩu và bảo vệ môi trường.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa thương mại và môi trường
đã được sự quan tâm nghiên cứu ở bình diện quốc tế cũng như cấp độ quốc gia.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về phát triển thương mại bền vững ở các
nước, đặc biệt là các quốc gia đang tiến hành công nghiệp hoá. Nhiều tổ chức
quốc tế cũng đã quan tâm đến vấn đề này ở Việt Nam với một số công trình
nghiên cứu liên quan đến đề tài như:
- UNCTAD và Tổng cục đo lường tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam
(1998), "Áp dụng Hệ thống quản lý môi trường ở Việt Nam";
- SIDA Thụy Điển và Cục Môi trường (1999), "Những vấn đề môi
trường liên quan đến mở rộng thương mại quốc tế của Việt Nam";
- UNDP và Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (2001), "Tiếp
cận môi trường đối với thương mại Việt Nam";
- UNDP và Cục Xúc tiến thương mại (2001), "Chính sách môi trường
trong phát triển thương mại của Việt Nam" .

6


Bên cạnh đó, nhiều học giả nước ngoài cũng quan tâm đến vấn đề phát
triển thương mại và bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Chẳng hạn nghiên cứu của
Khor (1993) đã đề cập đến vấn đề tự do hoá thương mại ở Việt Nam và việc
bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học; nghiên cứu của S. Banergee (1998) về mối
quan hệ của ngành thương mại Việt Nam trong việc tiếp cận và sử dụng các quy
định và tiêu chuẩn môi trường quốc tế
Ở Việt Nam, vấn đề thương mại và môi trường nói chung và những vấn
đề cụ thể liên quan đến chủ đề này cũng đã được đề cập nhiều từ năm 1998 trở
lại đây. Liên quan đến chủ đề nghiên cứu được đề cập trong luận văn này có
một số công trình như:
- Trung tâm Kỹ thuật môi trường đô thị và khu công nghiệp (1999),
"Cơ sở khoa học đền bù thiệt hại môi trường”
- Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Kinh tế thương mại (1999),
“Đánh giá tác động môi trường của các hoạt động thương mại”
- Trung tâm Tư vấn và Đào tạo Kinh tế thương mại (1999), “Thương
mại môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam”,
- Vụ Chính sách thương mại đa biên – Bộ Thương mại (2002), "Hoàn
thiện chính sách quản lý nhập khẩu nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường ở Việt
Nam"
- Đại học Thương mại Hà Nội (1999), "Nhận thức về cơ hội và thách thức
môi trường trong phát triển thương mại ở Việt Nam"
- Viện Nghiên cứu thương mại (2002), “Vấn đề môi trường trong xuất
khẩu nông sản của Việt Nam”.
- Viện Nghiên cứu thương mại (2002), “Quy định môi trường của EU và
khả năng xuất khẩu hàng nông sản và thuỷ sản Việt Nam”.
- Dương Thanh An (2002), “Mối quan hệ giữa bảo vệ môi trường và
thương mại trong các liên kết thương mại quốc tế và ảnh hưởng của chúng tới
hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường của Việt Nam”
- Cục Môi trường (2003), Dự án “Hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đáp

ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường nhằm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế”
Tuy nhiên chưa có công trình chuyên sâu nào đi sâu nghiên cứu về hệ
thống các quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường liên quan đến thương

7

mại, chỉ ra khả năng và hạn chế của Việt Nam trong việc đáp ứng các yêu cầu
môi trường nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Những
nghiên cứu trên đây cả trong và ngoài nước cung cấp cơ sở phương pháp luận
và tư liệu tham khảo để thực hiện đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
- Giới thiệu tổng quan về hệ thống các biện pháp môi trường liên quan
đến thương mại quốc tế; phân tích những ảnh hưởng của chúng đối với xuất
khẩu hàng hoá;
- Giới thiệu kinh nghiệm của một số nước trong việc đáp ứng các yêu
cầu về môi trường nhằm đẩy mạnh xuất khẩu;
- Đánh giá khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của
một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các quy
định và tiêu chuẩn môi trường liên quan đến thương mại đối với một số mặt
hàng xuất khẩu của Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tác động của các
quy định và tiêu chuẩn môi trường đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam và
khả năng đáp ứng các yêu cầu môi trường của một số mặt hàng xuất khẩu nước
ta.
- Phạm vi nghiên cứu: Các tiêu chuẩn môi trường liên quan đến thương
mại quốc tế có ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Nhóm hàng xuất
khẩu được lựa chọn nghiên cứu là những mặt hàng nhạy cảm với môi trường,
chủ yếu là nông sản và thuỷ sản trong thời gian từ 1995 - 2003.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
- Xuất phát từ đối tượng, tính phức tạp của vấn đề nghiên cứu, hệ thống
quan hệ nhiều chiều của lĩnh vực thương mại và môi trường, vì vậy phương
pháp nghiên cứu chủ đạo ở đây là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử. Thông qua phương pháp này nghiên cứu mối quan hệ bên trong có tính
bản chất của mối quan hệ giữa tăng trưởng xuất khẩu và bảo vệ môi trường,
giữa khả năng của Việt Nam và yêu cầu đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn
môi trường trong thương mại quốc tế…

8

- Kết hợp nghiên cứu lý thuyết với khảo sát thực tế thực tiễn hoạt động
của một số ngành, doanh nghiệp nhằm làm rõ khả năng và hạn chế của nước ta
trong việc đáp ứng các yêu cầu môi trường, nâng cao khả năng cạnh tranh của
hàng xuất khẩu.
- Kết hợp mô hình phân tích, so sánh và dự báo kinh tế với phương
pháp chuyên gia để tiến hành phân tích, đánh giá hiện trạng, xác định khả
năng đáp ứng các yêu cầu môi trường của nước nhập khẩu của một số mặt
hàng xuất khẩu nhạy cảm về môi trường của nước ta.
6. Những đóng góp mới của luận văn:
- Hệ thống hoá các quy định và tiêu chuẩn môi trường liên quan đến
thương mại và phân tích tác động của chúng đối với cạnh tranh thương mại
quốc tế hiện nay, làm cơ sở phương pháp luận cho việc đánh giá khả năng đáp
ứng các yêu cầu môi trường của hàng xuất khẩu Việt Nam.
- Bước đầu đánh giá khả năng và hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam
trong việc đáp ứng yêu cầu về môi trường của nước nhập khẩu, chỉ ra những
khó khăn và thuận lợi của họ khi mở rộng thị trường xuất khẩu, nâng cao khả
năng cạnh tranh của hàng hoá. Đây là khía cạnh mới đặt ra đối với khả năng
cạnh tranh của hàng xuất khẩu nước ta khi phải thực hiện ngày càng đầy đủ
hơn các Hiệp định đa phương về thương mại và môi trường.

- Làm căn cứ khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định chính sách
thương mại và môi trường theo hướng đảm bảo tăng trưởng xuất khẩu và bảo
vệ môi trường. Giúp các doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược kinh doanh đáp
ứng các quy định và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh đồng thời thực hiện tốt các quy định về bảo vệ môi trường sinh thái
ở nước ta.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết
cấu thành 3 chương:
Chương I: Hệ thống tiêu chuẩn môi trường trong thương mại quốc tế và
tác động của nó đến cạnh tranh xuất khẩu
Chương II: Khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường của một số
mặt hàng xuất khẩu Việt Nam

9

Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng các tiêu
chuẩn môi trường đối với một số mặt hàng xuất khẩu Việt Nam

10

CHƢƠNG I:
HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN MÔI TRƢỜNG TRONG THƢƠNG MẠI
QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN CẠNH TRANH XUẤT KHẨU
1.1. MỐI QUAN HỆ GIỮA THƢƠNG MẠI VÀ MÔI TRƢỜNG
1.1.1. Bản chất mối quan hệ giữa thƣơng mại và môi trƣờng
Mối quan hệ giữa thương mại và môi trường là một trong những nội
dung cơ bản của mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường. Phần lớn thiệt hại
môi trường có nguyên nhân từ sự gia tăng của các hoạt động kinh tế [2, 3].
Thương mại đóng vai trò ngày một lớn trong sự gia tăng các hoạt động kinh tế

và vì thế là một trong những tác nhân quan trọng của những biến đổi môi
trường. Tuy nhiên, chỉ trong điều kiện tự do hoá thương mại, khi trao đổi sản
phẩm và dịch vụ mang tính phổ biến vượt qua khuôn khổ quốc gia, sản xuất ở
quy mô lớn thì tác động qua lại giữa thương mại và môi trường mới rõ nét.
Mối quan hệ giữa thương mại và môi trường vô cùng phức tạp, bản chất
của nó phản ánh sự tác động qua lại lẫn nhau giữa mục tiêu phát triển thương
mại và việc bảo vệ môi trường. Vấn đề gây nhiều tranh cãi ở đây là “Có phải
tự do hóa thương mại và bảo vệ môi trường là những mục tiêu trùng hợp nhau
không? Thương mại và môi trường nên ưu tiên mục tiêu nào hơn? Tự do hóa
thương mại giúp cho việc bảo vệ môi trường hay làm tổn hại môi trường? Áp
dụng các biện pháp môi trường có làm cản trở thương mại hay không? Cần
làm gì để điều hòa được hai mục tiêu nói trên?”
Những người làm công tác thương mại cho rằng, các hoạt động thương
mại không hề phá hoại môi trường, trong mục tiêu của thương mại bao hàm cả
mục tiêu về môi trường. Theo quan điểm của họ thì việc tiếp cận và mở rộng
thị trường làm tăng hiệu quả việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên, do
đó có tác dụng tiết kiệm và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi
trường. Mặt khác, do cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường,
càng ngày các công nghệ cao sẽ được sử dụng trong quá trình sản xuất, tạo ra
các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường. Hơn nữa,
tự do hóa thương mại là một trong những công cụ đắc lực để góp phần tăng
trưởng kinh tế, nhất là đối với các nước đang phát triển. Khi kinh tế phát triển
thì thu nhập của con người cũng tăng lên, điều đó đáp ứng được việc mua sắm
các sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường. Đồng
thời, khi kinh tế phát triển thì nhận thức của con người cũng tăng lên, đòi hỏi

11

chất lượng môi trường cao hơn. Tóm lại, theo nhìn nhận của những người làm
công tác thương mại thì tự do hóa thương mại không hề làm tổn hại đến môi

trường mà các chính sách thương mại và kinh tế vĩ mô lành mạnh còn có tác
dụng bảo vệ môi trường.
Đối lập với những người làm công tác thương mại, những người làm
công tác môi trường chỉ ra rằng “mục đích của thương mại là lợi nhuận, vì vậy
để đạt được mục đích này họ tìm cách khai thác và sản xuất tối đa nguồn lợi
thiên nhiên mà không hề nghĩ đến điều là trong sản phẩm của họ có ẩn chứa
những chi phí về xã hội và môi trường” [26, 32]. Họ còn cho rằng việc áp dụng
các biện pháp môi trường trong thương mại quốc tế tạo điều kiện để thuận lợi
hoá thương mại, làm cho thương mại công bằng hơn và bền vững hơn.
Sau nhiều cuộc tranh luận, cuối cùng cả hai bên đã đi đến một sự thống
nhất là cả tự do hóa thương mại lẫn bảo vệ môi trường đều nhằm đạt đến một
mục tiêu chung là sự phát triển bền vững. Phát triển bền vững là dung hoà
giữa việc bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội. Tăng
trưởng kinh tế là điều kiện thiết yếu cho việc bảo vệ môi trường, tăng cường
nguồn kinh phí làm sạch môi trường. Đồng thời bảo vệ môi trường nhằm bảo
tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên và sinh thái là sự cần thiết duy trì và
mở rộng phát triển thương mại. Phát triển bền vững là mục tiêu chung nhất
không chỉ riêng cho thương mại và môi trường mà đối với tất cả các lĩnh vực
hoạt động khác. Bảo vệ môi trường là nền tảng cho sự phát triển bền vững,
trong đó có phát triển thương mại [18, 15].
1.1.2. Ảnh hƣởng của môi trƣờng đối với thƣơng mại
Trước hết, môi trường là giá đỡ của cuộc sống, chính vì vậy mọi hoạt
động kinh tế, thương mại đều phải dựa trên nền tảng của môi trường. Môi
trường cung cấp nhiều nguyên liệu đầu vào như kim loại, sản phẩm rừng, thuỷ
sản cũng như năng lượng cho các quá trình chế biến. Môi trường cũng đồng
thời là nơi tiếp nhận chất thải của các hoạt động thương mại. Bảo vệ môi
trường, bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để phát
triển thương mại bền vững.
Thứ hai, các hoạt động thương mại cũng chịu những tác động mạnh mẽ
của các biện pháp và chính sách bảo vệ môi trường. Những biện pháp và chính

sách môi trường có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với thương mại tự
do, thúc đẩy hoặc là tạo ra rào cản đối với thương mại. Các biện pháp và chính

12

sách môi trường có thể làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ
hoặc tạo rào cản hạn chế thương mại, bảo hộ mậu dịch, hạn chế khả năng cạnh
tranh, bất bình đẳng trong thương mại quốc tế, thách thức đối với các nước
đang phát triển, khó khăn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ Các tác động cụ
thể của các biện pháp môi trường đối với thương mại sẽ được đề cập ở mục 3.1
chương I của đề tài.
1.1.3. Ảnh hƣởng của thƣơng mại tới môi trƣờng
Thứ nhất, thương mại ảnh hưởng đến môi trường bởi tính chất của hoạt
động này. Thương mại là hoạt động trao đổi, mua bán, là khâu trung gian giữa
sản xuất và tiêu dùng, do vậy vừa là nguyên nhân lây lan ô nhiễm vừa có thể
phổ biến một cách nhanh nhất những sản phẩm và công nghệ thân thiện với
môi trường.
Thứ hai, thương mại ảnh hưởng đến môi trường bởi tính quy mô của nó.
Thương mại quốc tế ngày nay mang tính toàn cầu. Do đặc tính này mà thương
mại có thể mở rộng quy mô của sản xuất thông qua sử dụng các phương pháp
sản xuất ngày càng hiệu quả, sản xuất nhiều hàng hoá hơn trên cùng một đơn
vị lao động, tài nguyên và công nghệ. Như vậy thương mại góp phần làm tăng
hiệu quả sản xuất, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên. Tăng
quy mô thương mại cũng làm tăng nhu cầu bảo vệ môi trường sống của con
người. Tuy nhiên, sự gia tăng quy mô sản xuất do tác động của thương mại tự
do cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Một mặt, hoạt động này
làm tăng các yếu tố đầu vào, khuyến khích khai thác và sử dụng ngày càng
nhiều các nguồn tài nguyên, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Mặt khác,
quy mô thương mại và sản xuất gia tăng sẽ làm tăng chất thải ô nhiễm từ hoạt
động sản xuất và tiêu dùng. Điều này có thể thấy rất rõ về tình trạng rác thải và

chất phát thải gây hiệu ứng nhà kính ở các nước phát triển.
Thứ ba, một khía cạnh tác động khác của thương mại đối với môi trường
là tính chất cơ cấu của nó. Thương mại có thể tạo ra thay đổi cơ cấu sản xuất
của một nước theo nguyên tắc lợi thế so sánh, tức là, tập trung sản xuất những
mặt hàng có lợi thế để trao đổi lấy những hàng hoá khác. Nếu cơ cấu sản xuất
chuyển sang những hàng hoá ít tổn hại đến môi trường hơn, khi đó thương mại
có tác dụng tốt đối với môi trường. Tuy nhiên, nếu một nước có khả năng cạnh
tranh tốt đối với những sản phẩm dựa trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên
hoặc những hàng hoá khi sản xuất chúng có khả năng ô nhiễm cao thì thương

13

mại lại làm cho nước đó bị gia tăng ô nhiễm môi trường, gây cạn kiệt nguồn tài
nguyên thiên nhiên [5, 20].
Tác động của thương mại đối với môi trường được thể hiện rõ nét trong
trong điều kiện tự do hóa thương mại. Nhiều công trình nghiên cứu mối quan
hệ và cơ chế tác động giữa thương mại và môi trường cho thấy rằng, tăng
trưởng kinh tế làm tăng các chi phí để bảo vệ môi trường và bảo vệ môi trường
nhằm bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên là điều kiện để tăng trưởng
thương mại [19, 25]. Dựa trên quan điểm cơ bản đó GATT đã công bố một báo
cáo đặc biệt về “Thương mại và môi trường”, trong đó nêu lên cơ chế tác động
của thương mại đối với môi trường [23, 56]. Trong điều kiện tự do hóa thương
mại, tác động đó mang tính hai mặt: tác động tích cực và tác động tiêu cực.
(1) Tác động tích cực:
- Tự do hóa thương mại tạo cho người tiêu dùng nhiều cơ hội lựa chọn
các sản phẩm xanh và sạch. Một khi thu nhập gia tăng, nhu cầu về các loại
hàng hóa và dịch vụ môi trường cũng tăng theo. Do vậy nhà nước có thể nâng
cao các tiêu chuẩn về môi trường.
- Những công nghệ sản xuất ít gây tổn hại đến môi trường sẽ được phát
triển tại những nước có luật bảo vệ môi trường nghiêm ngặt và thương mại là

con đường tốt nhất để truyền bá các công nghệ đó.
- Tự do hóa thương mại sẽ tháo bỏ các khoản trợ cấp, vốn là rào chắn
của thương mại, và điều đó có tác dụng tích cực đến việc bảo vệ môi trường.
- Sự hợp tác đa phương là vô cùng cần thiết để giải quyết các vấn đề môi
trường và tự do hóa thương mại sẽ tạo ra bầu không khí tốt đẹp nhất cho sự
hợp tác đó.

14

(2) Tác động tiêu cực:
- Thương mại là cơ chế luân chuyển hàng hóa và dịch vụ sản xuất từ địa
điểm này sang tiêu dùng tại địa điểm khác. Đặc tính này tạo cho người tiêu
dùng khả năng hưởng thụ các sản phẩm tại đất nước mình không có hoặc
không có khả năng sản xuất. Song nếu các hàng hóa xuất khẩu được sản xuất ồ
ạt theo cách thức phá huỷ môi trường nhiều hơn các loại hàng hóa phục vụ cho
tiêu dùng trong nước, thì đương nhiên việc sản xuất hàng hóa cho mục đích
thương mại sẽ gây ra nhiều hậu quả môi trường nghiêm trọng.
- Tự do hóa thương mại có xu hướng làm tăng các hoạt động kinh tế.
Điều đó có nghĩa là sẽ có nhiều hơn nữa nguyên liệu, năng lượng được sử
dụng vào các hoạt động kinh tế. Sự gia tăng này là cần thiết, song không nhất
thiết phải duy trì thường xuyên. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy,
nếu năng lượng đầu vào cho mỗi đơn vị sản phẩm giảm theo thời gian thì việc
mở rộng sản lượng đầu ra không dẫn tới sự gia tăng tiêu dùng năng lượng.
- Các cơ hội thương mại cũng như việc mở rộng các hoạt động kinh tế
còn kéo theo nhiều thay đổi trong việc sở hữu đất đai, tài sản, cách thức sử
dụng đất đai, đe dọa môi trường tự nhiên. Một mặt với mục đích tăng lợi
nhuận, hàng loạt các kỹ thuật hiện đại được sử dụng trong nông nghiệp như
thâm canh tăng vụ, lạm dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học đã phá huỷ cân bằng
sinh thái, thúc đẩy nhanh quá trình bạc màu của đất. Mặt khác những người
dân bị tước đoạt đất đai buộc lòng phải di chuyển vào các khu vực rừng núi,

đồi trọc hoang vu vốn không phù hợp với các hoạt động canh tác và gây ra sự
phá huỷ môi trường.
- Tự do hóa thương mại trên quy mô toàn cầu sẽ bỏ qua các yếu tố môi
trường giống như tình trạng tự do hóa thị trường trong nước đã thất bại khi
phân bổ các nguồn tài nguyên. Nguyên nhân chính ở đây là có sự khác biệt
giữa chi phí cá nhân và chi phí xã hội. Giá cả của hàng hóa và dịch vụ không
phản ánh đúng giá trị cũng như mức độ khan hiếm của nó. Hay nói cách khác,
tự do hóa thương mại trên quy mô lớn sẽ tạo ra thất bại của thị trường ở mức
độ cao hơn và hậu quả của nó là sự lãng phí tài nguyên thiên nhiên.
Tóm lại, tự do hóa thương mại là một xu hướng tất yếu của thời đại. Quá
trình này có thể gây ra những tác động tích cực và tiêu cực đối với môi trường.
Các quy định và tiêu chuẩn môi trường quốc tế đóng vai trò quyết định trong
việc hạn chế các tác động tiêu cực của tự do hoá thương mại đối với môi

15

trường. Tuy nhiên, chúng cũng có thể tạo ra những hạn chế đối với thương mại
tự do. Vấn đề cơ bản là phải có sự kết hợp hài hoà giữa hai mục đích để đạt
được sự phát triển bền vững.
1.2. HỆ THỐNG CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VỀ MÔI
TRƢỜNG LIÊN QUAN ĐẾN THƢƠNG MẠI
Trong những năm gần đây, quan hệ chặt chẽ giữa thương mại và môi
trường đã trở thành một vấn đề ngày càng quan trọng trong các mối quan hệ
thương mại quốc tế. Nhận thức ngày càng tăng về sự cần thiết phải bảo vệ môi
trường và thúc đẩy phát triển bền vững các nguồn lực sẵn có đã hình thành nên
các biện pháp chính sách môi trường. Các biện pháp đó thường được thể hiện
dưới dạng các quy định hoặc tiêu chuẩn và được các chính phủ thực thi thông
qua các công cụ pháp lý hoặc các công cụ kinh tế [20, 337].
Các công cụ pháp lý được sử dụng như là các biện pháp kiểm soát và
bắt buộc, bao gồm:

- Các tiêu chuẩn quy định những đặc tính của sản phẩm;
- Các quy định về các phương pháp sản xuất và chế biến (PPM) và các
tiêu chuẩn về ô nhiễm;
- Cấm xuất nhập khẩu các mặt hàng độc hại hoặc gây nguy hại cho sức
khỏe;
- Hạn chế xuất nhập khẩu để bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn tài
nguyên thiên nhiên;
- Các yêu cầu về bao bì đóng gói và nhãn mác.
Các công cụ kinh tế bao gồm các khoản thuế đánh vào sản phẩm độc hại
hoặc gây nguy hại cho sức khỏe; phí đối với sản phẩm phế thải, các biện pháp
kiểm soát dựa vào giá cả và trợ cấp môi trường [20, 349].
Việc lựa chọn sử dụng công cụ pháp lý hay kinh tế phụ thuộc vào điều
kiện cụ thể của một nước và được quyết định trên cơ sở từng trường hợp. Bất
cứ sự lựa chọn nào cũng nên cân nhắc đến các yếu tố như tính hiệu lực về môi
trường, tính hiệu quả kinh tế, chi phí và tính khả thi về mặt hành chính, tính
công bằng và khả năng được xã hội chấp nhận.
Dưới đây sẽ xem xét một số biện pháp và công cụ chính sách môi
trường chủ yếu được sử dụng trong thương mại quốc tế hiện nay.

16

1.2.1. Các phƣơng pháp chế biến và sản xuất theo quy định môi
trƣờng (PPM)
Các tiêu chuẩn có thể được phân chia một cách tương đối thành hai loại:
tiêu chuẩn sản phẩm và tiêu chuẩn PPM. Các tiêu chuẩn sản phẩm quy định
các đặc tính của sản phẩm (như độ an toàn sản phẩm, kích thước, kiểu dáng) và
các yêu cầu về đóng gói và nhãn mác. Các chuẩn PPM quy định sản phẩm cần
phải được sản xuất như thế nào. Các tiêu chuẩn PPM áp dụng cho giai đoạn
sản xuất, nghĩa là giai đoạn trước khi sản phẩm được tung ra bán ở thị trường.
Về mặt môi trường, việc xem xét quy trình sản xuất là để giải quyết một

trong 3 câu hỏi trọng tâm của quá trình quản lý môi trường: sản phẩm được sản
xuất như thế nào, sản phẩm được sử dụng như thế nào và sản phẩm được vứt
bỏ như thế nào và những quá trình này có làm tổn hại đến môi trường hay
không.
Những quy định và tiêu chuẩn về phương pháp chế biến được áp dụng
để hạn chế chất thải ô nhiễm và lãng phí tài nguyên không tái tạo. Đây là
những quy định và tiêu chuẩn đối với công nghệ, quá trình để sản xuất sản
phẩm nhằm đánh giá xem quá trình sản xuất có gây ô nhiễm và huỷ hoại môi
trường hay không. Những tiêu chuẩn chế biến có thể tác động ngược lại sự
cạnh tranh của ngành công nghiệp trong nước vì chúng ảnh hưởng tới các chi
phí sản xuất và do đó tới sức cạnh tranh của sản phẩm. Các sản phẩm cùng
chủng loại có thể được thị trường chấp nhận khác nhau nếu chúng được sản
xuất trong những điều kiện khác nhau.
Việc áp dụng những tiêu chuẩn chế biến nghiêm ngặt sẽ làm tăng chi phí
sản xuất và do đó ngành công nghiệp trong nước sẽ bất lợi hơn so với ngành
công nghiệp ở các nước khác nơi có các tiêu chuẩn thấp hơn. Những công trình
nghiên cứu gần đây cho thấy việc áp dụng các tiêu chuẩn chế biến nghiêm ngặt
không dẫn đến sự thua thiệt trong cạnh tranh. Tuy nhiên đối với những khu
vực hoặc các ngành công nghiệp đặc biệt, sự khác nhau về các tiêu chuẩn có
thể có những tác động nghiêm trọng đối với cạnh tranh và thương mại. Vấn đề
ở đây là làm cách nào để dung hoà giữa việc tuân thủ các tiêu chuẩn môi
trường và tính cạnh tranh của sản phẩm. Do đó cần phải áp dụng một cách linh
hoạt các tiêu chuẩn theo mức độ tăng dần khi mà việc áp dụng ngay lập tức các
tiêu chuẩn ở mức cao có thể ảnh hưởng tới cạnh tranh.

17

Tiêu chuẩn PPM hiện nay được áp dụng rất khác nhau ở các nước, chính
vì vậy nó có thể tạo ra những rào cản không cần thiết đối với thương mại. Hiện
nay việc sử dụng các tiêu chuẩn PPM trong thương mại quốc tế đang gây nhiều

tranh cãi và việc áp dụng chúng nhằm vào những mục đích khác nhau. Nhiều
trường hợp vì lý do môi trường, nhưng không ít trường hợp xuất phát từ mục
đích bảo hộ mậu dịch. Chẳng hạn việc Hoa Kỳ cấm nhập khẩu cá ngừ của
Mêhicô, tôm của Thái Lan vì các nước này đã sử dụng các phương pháp đánh
bắt có khả năng ảnh hưởng đến loài cá heo và rùa biển. Hay Cộng hoà Liên
Bang Đức cấm nhập khẩu các sản phẩm văn hoá của Phần Lan vì chúng được
sản xuất từ loại giấy có nguồn gốc là gỗ rừng nguyên sinh được khai thác trái
phép nhập khẩu từ Indonesia. Các tiêu chuẩn PPM được đề cập trong bộ tiêu
chuẩn ISO 14000 dưới tên gọi “chu trình sống của sản phẩm”. Hiệp định về
các hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT) cũng đang xem xét để đưa PPM
vào chương trình đàm phán mới.
1.2.2. Các yêu cầu về đóng gói bao bì
Vấn đề bao bì sau tiêu dùng là một trong những chủ đề quan trọng của
chính sách môi trường và thương mại, bởi vì vấn đề này liên quan đến việc xử
lý chất thải rắn. Người ta tính rằng 25-30% số lượng rác thải sinh ra từ một hộ
gia đình tiêu biểu ở các nước châu Âu là các rác thải bao bì [11, 34]. Kinh
nghiệm của các nước phát triển trong mấy thập niên vừa qua cho thấy chi phí
xử lý rác thải chiếm một phần không nhỏ trong toàn bộ chi phí sản xuất. Các
chính sách đóng gói bao gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu
đóng gói, những quy định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau
quá trình sử dụng Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc
tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên liệu đóng gói đòi hỏi việc đóng gói phải
phù hợp với việc tái sinh hoặc dùng lại. Những quy định không phù hợp có thể
bị thị trường từ chối cả nguyên liệu đóng gói và sản phẩm chứa trong bao bì.
Một ví dụ minh hoạ cho trường hợp này là các hàng hoá đóng gói bằng bao bì
gai từ các nước bị cấm nhập khẩu vào thị trường EU vì ở đó không có những
phương tiện để tiêu huỷ chúng.
Các biện pháp quy định về yêu cầu đóng gói được áp dụng vì các lý do
về môi trường gồm các biện pháp cấm sử dụng bao có chứa các chất độc hại,
sử dụng các nguyên liệu bị cấm, hạn chế về khả năng tái chế hoặc loại bỏ

Ngoài ra người ta còn sử dụng các công cụ kinh tế để kiểm soát việc sử dụng

18

các nguyên liệu dùng để sản xuất ra các loại bao bì như thuế nguyên liệu thô,
lệ phí sản phẩm.
Việc sử dụng các tiêu chuẩn về bao bì và đóng gói trong nhiều trường
hợp sẽ ảnh hưởng đến cạnh tranh thương mại quốc tế. Điều này bắt nguồn từ
sự khác nhau về các tiêu chuẩn và quy định, về chi phí sản xuất bao bì, các
nguyên liệu dùng để sản xuất bao bì và khả năng tái chế ở các nước khác nhau.
1.2.3. Nhãn mác môi trƣờng
Những năm gần đây đã chứng kiến một sự gia tăng đáng kể trong việc
sử dụng các loại nhãn mác môi trường trên sản phẩm hoặc trên bao bì sản
phẩm để nhấn mạnh đến các thuộc tính và đặc điểm về môi trường của chúng.
Hầu hết các nhãn mác này được sử dụng một cách tự nguyện và do nhà sản
xuất hoặc người bán lẻ chủ động quyết định, nhằm mục đích tiếp thị khuyếch
trương thương hiệu hàng hóa của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp,
các nhãn hiệu đó có thể là bắt buộc. Những quy định đó nhằm để cảnh báo
người tiêu dùng về tính chất độc hại của sản phẩm đối với môi trường, ví dụ
như, về nồng độ chloronuorocarbon (CFC) [24, 15].
Các nhãn hiệu môi trường tự nguyện được sử dụng như là một kỹ thuật
tiếp thị để thúc đẩy việc bán các sản phẩm trên cơ sở các thuộc tính vì môi
trường của chúng. Nhãn mác môi trường có thể phân chia thành hai loại. Loại
thứ nhất bao gồm các dạng nhãn mác tiếp thị vì an toàn môi trường, là loại mà
thông qua đó nhà sản xuất và nhà bán lẻ muốn tuyên bố rằng sản phẩm mang
nhãn mác đó có những thuộc tính hoặc chất lượng vì môi trường riêng biệt
nhất định [20, 345]. Trong một số trường hợp, để đảm bảo với người tiêu dùng
về độ chính xác của các tuyên bố đó, chúng sẽ được chứng nhận bởi các phòng
thí nghiệm và các cơ quan thanh tra độc lập. Loại thứ hai là loại mà giấy phép
sử dụng nhãn hiệu do các cơ quan được chính phủ bảo trợ, hoặc các cơ quan

độc lập cấp, khi các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp thỏa mãn được các tiêu
chuẩn và điều kiện của cơ quan cấp giấy phép. Các nhãn hiệu thuộc loại hai
này thường được gọi là "nhãn hiệu sinh thái".
Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người
tiêu dùng biết là sản phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các quy
định và tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái đang được sử dụng như một công cụ
định hướng đối với các chính sách môi trường.

19

Một trong những đặc điểm quan trọng của hệ thống nhãn hiệu sinh thái
là các tiêu chuẩn được sử dụng để cấp quyền sử dụng nhãn hiệu được đưa ra
bởi một cơ quan đánh giá nhãn hiệu sinh thái. Các tiêu chuẩn đó được dựa trên
cơ sở đánh giá chu trình sống của sản phẩm (LCA), một quá trình còn được gọi
là phương pháp phân tích từ đầu đến cuối (từ lúc sinh đến lúc chết). Theo
phương pháp này, người ta sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với môi trường
của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ sống của nó. Các
giai đoạn này bao gồm giai đoạn tiền sản xuất (chế biến các nguyên liệu thô),
sản xuất, phân phối (bao gồm đóng gói), sử dụng hoặc tiêu thụ, và loại bỏ sau
khi sử dụng.
Việc sử dụng nhãn sinh thái cũng làm ảnh hưởng đến cạnh tranh thương
mại quốc tế. Trong các thị trường với những sở thích của người tiêu dùng đối
với những sản phẩm "xanh", tác dụng của nhãn sinh thái được coi như là một
công cụ xúc tiến, đồng thời nhãn đó có thể tác động ngược lại sự cạnh tranh
của những sản phẩm không dán nhãn trong cùng một chủng loại. Do đó, tuy là
việc dán nhãn mang tính chất tự nguyện, nhưng các chương trình nhãn sinh
thái cũng có thể ảnh hưởng đến thương mại quốc tế.
Các chương trình dán nhãn sinh thái được công khai đối với các nhà
cung cấp trong nước và nước ngoài và không phân biệt đối với sản phẩm sản
xuất trong nước hay nhập khẩu. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định,

các chương trình dán nhãn có thể có lợi cho những nhà sản xuất trong nước
hơn là các nhà cung cấp nước ngoài. Vì vậy, trên thực tế đã hình thành một
hàng rào cản trở đối với thương mại cho các sản phẩm nhập khẩu không dán
nhãn.
Các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển sẽ gặp nhiều khó khăn
trong việc áp dụng các tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái bởi vì ở đây có sự khác
nhau về cách đánh giá các tiêu chuẩn chế biến và những phương pháp sản xuất.
Việc xác định những tác động của dán nhãn sinh thái đối với hàng hóa xuất
khẩu của các nước đang phát triển chưa được phổ biến bởi vì các nước này có
rất ít sản phẩm xuất khẩu đạt các tiêu chuẩn về nhãn sinh thái (gần đây việc
dán nhãn mới được áp dụng cho các sản phẩm về giấy, gỗ nhiệt đới, trong
tương lai sẽ đưa vào áp dụng cho hàng dệt, giầy dép) [20, 348].
1.2.4. Phí, thuế và các khoản thu liên quan đến môi trƣờng

20

Phí, thuế và các khoản thu liên quan đến môi trường thường được áp
dụng nhằm 3 mục tiêu chính: (i) thu lại các chi phí để phục hồi hiện trạng ban
đầu của môi trường; (ii) thay đổi cách ứng xử của các cá nhân và tập thể đối
với các hoạt động có liên quan đến môi trường; và (iii) thu các quỹ cho hoạt
động bảo vệ môi trường.
Các loại thuế và phí nội địa như thuế tiêu dùng, lệ phí sản phẩm, lệ phí
phế thải và các lệ phí hành chính đang ngày càng được áp dụng nhiều ở các
nước khác nhau nhằm mục đích hạn chế việc khai thác tài nguyên, phát tán các
nguồn ô nhiễm. Thông thường người ta sử dụng thuế và phí sau đây:
Phí sản phẩm: Các loại phí này được áp dụng cho các sản phẩm gây ô
nhiễm như có chứa hoá chất độc hại (xăng pha chì) hoặc có một số thành phần
cấu thành của sản phẩm gây khó khăn cho việc thải loại sau sử dụng.
Phí đối với khí thải: Các loại phí này được áp dụng đối với các chất gây
ô nhiễm thoát vào không khí, nước hoặc đất hoặc gây tiếng ồn. Các khoản thuế

này có thể được đánh vào thời điểm tiêu thụ (trong trường hợp này tương
đương với phí sản phẩm và có tác động tương tự đến thương mại) hoặc các
loại thuế này có thể được thu dưới hình thức phí đối với người sử dụng để
trang trải chi phí xử lý rác thải công cộng.
Phí hành chính: Các khoản phí này thường được áp dụng kết hợp cùng
với các quy định để trang trải các chi phí dịch vụ của chính phủ, và có thể
được thu dưới hình thức phí giấy phép, đăng ký, phí kiểm định và kiểm soát.
Cơ sở của việc đánh thuế hay thu phí vì mục đích môi trường được dựa
trên nguyên tắc người gây ô nhiễm và người sử dụng các nguồn lực môi trường
phải chịu phí. Theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền (PPP), người
gây ô nhiễm phải chịu chi phí do các cơ quan công cộng chi trả trong việc
giảm thiểu, phòng chống ô nhiễm, và duy trì môi trường ở trạng thái hiện tại.
Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền (UPP) bắt buộc những người được
hưởng thụ điều kiện môi trường tốt hơn phải chịu phí để duy trì môi trường ở
trạng thái nhận được. Trong khi PPP liên quan đến ô nhiễm thì UPP giải quyết
việc đánh giá các nguồn lực tự nhiên đang cạn kiệt. UPP quy định giá của một
nguồn lực tự nhiên cần phải phản ánh toàn bộ chi phí liên quan đến việc sử
dụng nguồn lực này, bao gồm chi phí do tác động bên ngoài gắn với việc khai
thác, chuyển đổi và sử dụng nguồn lực cùng với các chi phí sử dụng tương lai
đã bị bỏ quên.

21

Lý do kinh tế cơ bản của hai nguyên tắc này là, trong khi các chi phí môi
trường là các chi phí nội tại và vì thế được phản ánh trong giá, thì cơ chế thị
trường cần phải khuyến khích việc chấp thuận các kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm
và bảo tồn các nguồn lực đang cạn kiệt tới mức độ phù hợp với phát triển bền
vững và giúp ngăn ngừa những bóp méo trong phân bố đầu tư và hoạt động
thương mại. Việc tất cả các nước thực hiện 2 nguyên tắc này có thể tạo thuận
lợi cho sự phát triển bền vững các nguồn lực của thế giới [20, 354].

1.2.5. Các biện pháp kiểm dịch động thực vật
Các biện pháp kiểm dịch động thực vật bao gồm tất cả các luật, quy
định, yêu cầu và thủ tục liên quan như: các tiêu chuẩn đối với sản phẩm cuối
cùng; các phương pháp sản xuất và chế biến; các thủ tục xét nghiệm, giám
định, chứng nhận và chấp thuận; những xử lý cách ly bao gồm các yêu cầu liên
quan tới việc vận chuyển cây trồng và vật nuôi, hay các chất nuôi dưỡng chúng
trong quá trình vận chuyển; những quy định về các phương pháp thống kê, thủ
tục chọn mẫu và các phương pháp đánh giá rủi ro liên quan; các yêu cầu về
đóng gói và nhãn mác liên quan trực tiếp tới an toàn thực phẩm. Những biện
pháp thường được áp dụng trong thương mại quốc tế là HACCP đối với thuỷ
sản và thịt [11, 23], tiêu chuẩn CODEX nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm. Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) của WTO đã
quy định rõ phạm vi áp dụng các biện pháp kiểm dịch trong thương mại quốc
tế [4, 55]. Trong những trường hợp đặc biệt các nước có thể áp dụng những
biện pháp hạn chế thương mại để bảo vệ sức khoẻ con người và động thực vật
[20, 125].
1.2.6. Các tiêu chuẩn, quy định kỹ thuật đối với sản phẩm
Tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật đặt ra các yêu cầu liên quan chủ yếu tới
kích thước, hình dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Mục
đích của các tiêu chuẩn và quy định này là nhằm bảo vệ an toàn, sức khoẻ con
người, bảo vệ sức khoẻ, đời sống động thực vật, bảo vệ môi trường. Một trong
những quy định quốc tế phổ biến áp dụng trong thương mại quốc tế là Hiệp
định về rào cản kỹ thuật trong thương mại (TBT) [20, 115]. Ngoài ra tổ chức
Tiêu chuẩn quốc tế đã ban hành 2 bộ tiêu chuẩn nhằm quản lý chất lượng và
môi trường của các tổ chức kinh doanh: ISO 9000 về kiểm soát chất lượng
hàng hoá và dịch vụ, ISO 14000 nhằm quản lý môi trường của các tổ chức
kinh doanh và sản phẩm dịch vụ [19, 27].

22


Trên đây là một số quy định và tiêu chuẩn môi trường được áp dụng phổ
biến hiện nay trong thương mại quốc tế. Một số quy định tiêu chuẩn do các tổ
chức quốc tế quy định như TBT, SPS, ISO 14000, HACCP, CODEX Một số
khác là quy định và tiêu chuẩn quốc gia. Việc sử dụng các quy định môi
trường trên đây về đại thể nhằm bảo vệ người tiêu dùng, động thực vật. Tuy
nhiên chúng cũng có thể được sử dụng một cách trá hình nhằm bảo hộ mậu
dịch, hạn chế thương mại. Trong bối cảnh gia tăng các vấn đề môi trường toàn
cầu, nhu cầu về các sản phẩn thân thiện với môi trường ngày càng cao thì việc
áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường là một trong những công cụ để
nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ, uy tín doanh nghiệp và
quốc gia.
1.3. TÁC ĐỘNG CỦA CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN MÔI TRƢỜNG
ĐỐI VỚI THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ HIỆN NAY
Nhìn chung việc áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường có thể
ảnh hưởng đến thương mại ở những khía cạnh sau:
1.3.1. Tác động tích cực
(1) Thuận lợi trong việc tiếp cận thị trƣờng
Quá trình tự do hoá thương mại toàn cầu đang thúc ép các quốc gia hạn
chế và tiến tới loại bỏ các rào cản thương mại để hàng hoá và dịch vụ được di
chuyển dễ dàng giữa các quốc gia, tạo nên sự tăng trưởng thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên khi các rào cản thương mại bị bãi bỏ thì các tiêu chuẩn và quy định
kỹ thuật ngày càng có vai trò quan trọng trong cạnh tranh thương mại quốc tế.
Đặc biệt, trong bối cảnh các vấn đề môi trường toàn cầu đang có nguy cơ ngày
càng gia tăng, nhu cầu người tiêu dùng về các sản phẩm thân thiện với môi
trường ngày càng cao thì việc áp dụng các quy định và tiêu chuẩn môi trường
ở các nước ngày càng trở nên phổ biến và bắt buộc. Trước tình hình đó, các
sản phẩm thân thiện với môi trường (đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định môi
trường) dễ được chấp nhận hơn so với các sản phẩm không tuân thủ các yêu
cầu nói trên. Thực tế cho thấy công ty áp dụng các biện pháp quản lý môi
trường tốt như ISO 14000, HACCP dễ được khách hàng tiếp nhận hơn, uy

tín cao hơn.
(2) Có khả năng cạnh tranh cao hơn trong tƣơng lai

×