Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

báo cáo tốt nghiệp nguyên vật liệu công ty cổ phần khoáng sản miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.76 KB, 58 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan các số liệu kết quả trong báo cáo thực tập tốt nghiệp này là
hoàn toàn trung thực. Các số liệu được thu thập qua quá trình thực tập các thực tập tại
Công ty CP Khoáng sản Miền Trung-MTM. Nếu có bất kỳ sao chép, gian lận nào em
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Nghệ An, ngày 25 tháng 04 năm 2015
Sinh viên thực tập
Nguyễn Thị Thảo (B)

GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào

1

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BTC
CT
CTGS
Cty
DV
ĐVT
GTGT

HMLK
KDC


NKC
NN
NT
NVL
SC
SH
SXKD
TKĐƯ
TM
TNHH
TSCĐ
XD

GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào

Chữ đầy đủ
Bộ tài chính
Chứng từ
Chứng từ ghi sổ
Công ty
Dịch vụ
Đơn vị tính
Giá trị gia tăng
Hóa đơn
Hao mòn lũy kế
Khu dân cư
Nhật ký chung
Nhà nước
Ngày tháng
Nguyên vật liệu

Sổ cái
Số hiệu
Sản xuất kinh doanh
Tài khoản đối ứng
Thương mại
Trách nhiệm hữu hạn
Tài sản cố định
Xây dựng

2

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Danh mục bảng
Bảng 2.1: TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ ĐÓNG GÓP VÀO NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC CỦA CÔNG TY CP KHOÁNG SẢN MIỀN TRUNG – MTM……………….
Bảng 2.2: SO SÁNH TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ ĐÓNG GÓP VÀO NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA CÔNG TY CP KHOÁNG SẢN MIỀN TRUNG –
MTM.................................................................................................................................
Bảng 2.3: TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG……………………………………………………
Bảng 2.4: TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ QUA CÁC NĂM …………………………….
Danh mục sơ đồ
Sơ đồ 2.1: QUY TRÌNH THI CÔNG CÔNG TRÌNH ………………………………....
Sơ đồ 2.2: MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ TẠI CÔNG TRÌNH …………………...
Sơ đồ 2.3: BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ CÔNG TY………………………………
Sơ đồ 2.4: BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY……………………………………..
Sơ đồ 2.5: TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN THEO HÌNH THỨC KẾ TOÁN “CHỨNG

TỪ GHI SỔ”.....................................................................................................................
Sơ đồ 2.6: QUY TRÌNH LẬP VÀ LUÂN CHUYỂN CHỨNG TỪ VỀ NVL…………
Sơ đồ 2.7: QUY TRÌNH HẠCH TOÁN THEO PHƯƠNG PHÁP THẺ SONG SONG
…………………………………………………………………………………………..

GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào

3

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỜI CAM ĐOAN 1
37
Khi vật tư về kho, tiến hành lập biên bản kiểm nghiệm vật tư như sau 37

GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào

4

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp sản xuất muốn tồn tại và phát
triển nhất định phải có phương pháp sản xuất phù hợp và phải sản xuất ra được những
sản phẩm có chất lượng cao và giá cả hợp lý. Một quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị
trường là cạnh tranh. Do vậy mà doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để đáp ứng và

phát triển trên thương trường, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng với chất
lượng ngày càng cao, giá thành hạ. Đó chính là mục đích chung của tất cả các doanh
nghiệp sản xuất nói chung và ngành xây dựng nói riêng. Nắm bắt được thời thế trong
bối cảnh đất nước đang chuyển mình trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa
với nhu cầu cơ sở hạ tầng, đô thị hóa ngày càng cao, ngành xây dựng cơ bản luôn luôn
không ngừng phấn đấu để góp phần phát triển nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên trong
thời gian vừa qua đầu tư xây dựng cơ bản còn thực hiện tràn lan, thiếu tập trung, công
trình dở dang làm thất thoát kinh phí lớn và việc đó đã được dần dần khắc phục cho
đến ngày nay. Trong tình hình đó việc đầu tư vốn phải được tăng cường quản lý chặt
chẽ trong ngành xây dựng là một điều hết sức cấp bách hiện nay.
Để thực hiện được điều đó, vấn đề đầu tiên là cần phải hoạch toán đầy đủ, rõ
ràng, chính xác vật liệu trong quá trình sản xuất vật chất. Vì đây là yếu tố cơ bản trong
quá trình sản xuất, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí và giá thành sản phẩm của
doanh nghiệp. Chỉ cần một biến động nhỏ về chi phí nguyên vật liệu cũng ảnh hưởng
đến giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến lợi nhuận, kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nguyên vật liệu đóng vai trò rất quan trọng trong quá
trình sản xuất. Các doanh nghiệp buộc phải quan tâm đến việc tiết kiệm nguyên liệu,
vật liệu mà vẫn đảm bảo chất lượng. Đó cũng là biệp pháp đúng đắn nhất để tăng lợi
nhuận cho doanh nghiệp, tiết kiệm được chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp trên thị trường.
Nhận thức được vai trò của kế toán một cách rõ ràng, đặc biệt là kế toán nguyên
vật liệu trong quá trình quản lý chi phí của doanh nghiệp, việc tổ chức hạch toán
nguyên vật liệu một cách khoa học hợp lý có ý nghĩa thực tiễn rất cao trong việc nâng
cao chất lượng quản lý và khả năng sử dụng vật liệu một cách có hiêu quả.
Xuất phát từ ý nghĩa và tầm quan trọng trên, qua thực tế thời gian kiến tập tại
Cty , em đã chọn đề tài: “Kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Cty Cổ Phần Khoáng
Sản Miền Trung” để làm báo cáo thực tập tổng hợp.
Nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán nguyên liệu, vật liệu.
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán nguyên liệu, vật liệu tại Công ty Cổ

phần khoáng sản Miền Trung - MTM
GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào

5

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chương 3: Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên liệu,
vật liệu tại Công ty ty Cổ phần khoáng sản Miền Trung – MTM
Do hạn chế về thời gian, về kiến thức lý luận và thực tiễn nên bài báo cáo không
thể tránh khỏi những sai sót, vì vậy em kính mong nhận được ý kiến đóng góp của ban
lãnh đạo Cty, quý thầy cô để bài báo cáo này được hoàn thiện hơn.
TP.Vinh, ngày tháng năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thảo (B)

GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào

6

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU
1.1. Những vấn đề chung về kế toán nguyên liệu, vật liệu
1.1.1. Khái niệm

Vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trính sản xuất kinh doanh,
tham gia thường xuyên và trực tiếp vào quá trình sản xất sản phẩm, ảnh hưởng trực
tiếp đến chất lượng sản phẩm được sản xuất.
1.1.2. Đặc điểm
Vật liệu là đối tượng lao động nên có các đặc điểm: tham gia vào một chu kỳ
sản xuất thay đổi hình dáng ban đầu sau quá trình sử dụng và chuyển toàn bộ giá trị
vào giá trị sản phẩm sản xuất ra.
Trong các doanh nghiệp xây dựng cơ bản thì vật liệu cũng chính là đối tượng
lao động. nó là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, là cơ sở vật chất cấu thành
nên thực thể sản phẩm.
Do đó vật liệu sử dụng trong các ngành, các doanh nghiệp xây lắp rất đa dạng,
phong phú về chủng loại, phức tạp về kỹ thuật. Trong mỗi quá trình sản xuất về mặt
hiện vật: vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, vật liệu được tiêu dùng toàn bộ
không giữ nguyên hình thái ban đầu. Về mặt kỹ thuật: Vật liệu là những tài sản vật
chất tồn tại dưới nhiều hình thái khác nhau, phức tạp về đặc tính lý hóa, dễ bị tác động
của thời tiết khí hậu môi trường xung quanh. Vật liệu là đối tượng lao động nhưng
không phải bất cứ đôi tượng lao động nào cũng là vật liệu, đối tượng lao động là vật
liệu chỉ khi đối tượng lao động được thay đổi do lao động có ích của con người.
1.1.3. Yêu cầu về quản lý nguyên liệu, vật liệu
Nguyên liệu, vật liệu được nhập về doanh nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau
như nhập khẩu, liên doanh liên kết, đối lưu vật tư.... Nên việc quản lý vật liệu càng trở
nên cần thiết và quan trọng hơn. Yêu cầu đặt ra đối với việc quản lý vật liệu là:
Ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất ngay từ khâu thu mua bảo quản, nhập kho,
hay xuất kho đều phải sử dụng một cách hợp lý nhất.
Trong khâu thu mua cần quản lý về mặt số lượng, khối lượng, đơn giá chủng
loại để làm sao đạt được chi phí vật liệu ở mức thấp nhất với sản lượng, chất lượng sản
phẩm cao nhất.
Đối với khâu bảo quản cần phải đảm bảo đúng chế đọ quy định phù hợp với
từng tính chất lý hóa của mỗi loại nguyên vật liệu. Tránh tình trạng sử dụng nguyên
vật liệu kém chất lượng do khâu bảo quản không tốt.

Đối với khâu dự trữ cần đảm bảo dự trữ một lượng nhất định vừa đủ để quá
trình sản xuất không bị gián đoạn, nghĩa là phải dự trữ sao cho không vượt quá mức dự

GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào

7

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
trữ tối đa, đảm bảo cho quá trình sản xuất liên tục tránh tình trạng ngừng trệ sản xuất
vì thiếu nguyên vật liệu.
Cuối cùng là khâu sử dụng cần thực hiện theo đúng các định mức tiêu hao theo
bảng định mức sao cho việc sử dụng đó là hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhất.
1.1.4. Nhiệm vụ kế toán nguyên liệu, vật liệu
Để góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý vật liệu. Với công tác
kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về mua vật liệu là việc thực hiện
chức năng giám đốc, là công cụ quản lý kinh tế. Kế toán vật liệu cần thực hiện tốt các
yêu cầu sau:
- Tổ chức ghi chép, phản ánh tổng hợp về tình hình mua, vận chuyển, bảo quản,
tình hình nhập xuất và tồn kho vật liệu. Tính toán đúng đắn trị giá vốn thực tế vật liệu
đã thu mua và nhập kho, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch thu mua vật tư về các
mặt số lượng, chủng loại, giá cả thời hạn nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời
đúng chủng loại cho quá trình sản xuất kinh doanh.
- Áp dụng đúng đắn các phương pháp hạch toán vật liệu, hướng dẫn các bộ
phận đơn vị trong doanh ngiệp thực hiện đúng chế độ hạch toán ban đầu về vật tư mở
sổ kho, thẻ kho, kế toán chi tiết đúng chế độ, đúng phương pháp quy định nhằm đảm
bảo sự thống nhất trong công tác kế toán, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lãnh
đạo, chỉ đạo công tác kế toán trong phạm vi nghành kinh tế và toàn bộ nền kinh tế

quốc dân.
- Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản dự trữ và sử dụng vật tư, phát hiện
ngăn ngừa và đề xuất các biện pháp xử lý vật tư thừa thiếu ứ đọng, kém hoặc mất
phẩm chất. tính toán chính xác số lượng và giá trị vật liệu thực tế đưa vào sử dụng.
1.2. Phân loại nguyên liệu, vật liệu
Đối với mỗi doanh nghiệp, do tính chất đặc thù trong sản xuất kinh doanh nên
sử dụng các loại vật liệu khác nhau. Tùy thuộc vào đặc điểm sản xuất của mỗi doanh
nghiệp mà nguyên vật liệu của nó có những nét riêng. Chẳng hạn như đối với doang
nghiệp công nghiệp nguyên vật liệu gồm: vật liệu chính, vật liệu phụ.... Đối với doanh
nghiệp xây lắp nguyên vật liệu gồm: xi măng, gạch, đá, vôi, cát, sỏi... Đối với doanh
nghiệp nông nghiệp thì nguyên vật liệu gồm: hạt giống, phân bón, thuốc trừ sâu....
Phân loại vật liệu là việc sắp xếp vật liệu có cùng tiêu thức nào đó vào một loại, ta dựa
vào từng nội dung, tính chất thương phẩm của chúng nhằm phục vụ cho nhu cầu quản
lý sử dụng của doang nghiệp. Có các cách phân loại sau đây:

GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào

8

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.2.1. Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu của kế toán quản trị nguyên
liệu, vật liệu được chia thành:
- Nguyên liệu, vật liệu chính ( bao gồm cả nửa thành phẩm mua vào ). Nguyên
liệu, vật liệu chính là đối tượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp để hình thành
nên thực thể sản phẩm mới. Trong doanh nghiệp khác nhau thì nguyên liệu, vật liệu
chính cũng khác nhau. Ví dụ sợi vải trong nghành dệt may, tôm cua cá trong nghành
chế biến thủy hải sản....

- Vật liệu phụ: là các loại vật liệu được sử dụng để làm tăng chất lượng sản
phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công tác quản lý sản xuất, bao gói sản
phẩm như thuốc nhuộm, sơn, dầu....
- Nhiên liệu được sử dụng phục vụ cho công nghiệp sản xuất sản phẩm, cho
phương tiện vận tải, máy móc hoạt động trong quá trình sản xuất kinh doanh như:
xăng, dầu, khí ga....
- Phụ tùng thay thế: bao gồm các loại phụ tùng chi tiết được sử dụng để thay
thế, sửa chữa những máy móc, thiết bị sản xuất, phương tiện đi lại....
- Thiết bị xây dựng cơ bản gồm: những thiết bị cần lắp và thiết bị không cần
lắp, công cụ, khí cụ, vật kết cấu....dùng cho công tác xây lắp xây dựng cơ bản.
- Vật liệu khác: là vật liệu không được vào các vật liệu kể trên, các loại vật liệu
này do quá trình sản xuất loại ra, phế liệu thu hồi từ thanh lý tài sản cố định.
1.2.2. Phân loại nguyên liệu, vật liệu căn cứ vào mục đích sử dụng
- Vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.
- Vật liệu dùng cho nhu cầu khác như: dùng trong quản lý, phục vụ cho nhu cầu
xử lý thông tin.
- Vật liệu tự sản xuất gia công chế biến của doanh nghiệp.
1.2.3. Phân loại vật liệu căn cứ vào nguồn hình thành
- Vật liệu mua ngoài.
- Vật liệu nhận góp vốn liên doanh.
1.3. Đánh giá nguyên liệu,vật liệu
1.3.1. Đánh giá nguyên liệu, vật liệu theo giá thực tế
a, Giá thực tế vật liệu nhập kho.
- Đối với vật liệu mua ngoài có hai trường hợp:
+ Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì trị giá mua thực
tế là số tiền ghi trên hóa đơn không kể thuế GTGT trừ đi các khoản chiết khấu, giảm
giá và khoản trả lại nếu có.
Số thuế GTGT phải nộp được tính theo công thức:
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào.


GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào

9

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Thuế GTGT đầu ra = Giá của hàng hóa dịch cụ chịu thuế x Thuế suất thuế GTGT của
hàng hóa tương ứng.
+ Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá mua trên
hóa đơn là tổng giá thanh toán ( bao gồm cả thuế GTGT đầu vào ).
- Giá mua thực tế của vật liệu mua ngoài gia công chế biến bao gồm giá mua thực tế
của vật liệu chế biến, chi phí vận chuyển vật liệu đến nơi chế biến và từ nơi ch ế biến
về đơn vị. Tiền thuê ngoài gia công chế biến theo hợp đồng.
Đối với vật liệu nhận góp vốn liên doanh thì trị giá vốn góp thực tế nhập kho sẽ do hội
đồng liên doanh đánh giá
- Đối với phế liệu thu hồi có thể đánh giá theo giá ước tính.
- Giá gốc vật liệu = Giá mua + Các khoản thuế không được hoàn lại + chi phí
thu mua
- Trong đó:
- Thuế nhập khẩu = giá nhập tại của khẩu x thuế suất thuế nhập khẩu
- Thuế TTĐB = (Giá nhập + thuế nhập khẩu) x thuế suất thuế TTĐB
- Thuế GTGT của hàng nhập khẩu = (Giá nhập tại của khẩu + thuế nhập khẩu +
thuế TTĐB) x thuế suất thuế GTGT.
- Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu chỉ được tính vào giá gốc của vật liệu
mua về nếu công dụng của những vật liệu đó là để phục vụ cho các hoạt động sản xuất
kinh doanh những sản phẩm hàng hóa thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp
trực tiếp hoặc không thuộc diện chịu thuế GTGT. Trong trường hợp doanh nghiệp
nhập vật liệu thuộc diện chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế thì thuế

GTGT, phải nộp của vật liệu nhập khẩu sẽ được coi là thuế GTGT đầu vào được khấu
trừ và không được tính vào giá gốc của vật liệu đã mua.
- Trường hợp vật liệu nhập về thuộc diện chịu thuế TTĐB thì doanh nghiệp phải nộp
thuế GTGT của hàng nhập khẩu và thuế nhập khẩu, thuế TTĐB. Thuế TTĐB của vật
liệu nhập khẩu cũng được tính theo giá nhập tại của khẩu (+) thuế nhập khẩu, và được
tính vào giá gốc vật liệu đã mua. Thuế GTGT phải nộp của vật liệu nhập khẩu tính
theo giá nhập cộng (+) thuế nhập khẩu và (+) thuế TTĐB của vật liệu nhập khẩu.
- Vật liệu thuê ngoài gia công, chế biến
b, Giá thực tế vật liệu xuất kho.
Do vật liệu nhập kho từ nhiều nguồn có giá cả khác nhau vì vậy khi xuất kho cũng
có những phương pháp tính khác nhau.
- Phương pháp tính theo giá thực tế bình quân tồn kho đầu kỳ.
Đơn giá vật liệu tồn kho đầu kỳ = Trị giá vật liệu tồn kho đầu kỳ : sản lượng vật
liệu tồn kho cuối kỳ.

GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào

10

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Trị giá thực tế vật liệu xuất kho = Đơn giá bình quân của vật liệu tồn kho đầu kỳ x
Số lượng vật liệu xuất kho trong kỳ.
- Phương pháp tính giá thực tế bình quân gia quyền.
Giá thực tế bình quân một đơn vị vật liệu = ( Trị giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ
+ Trị giá thực tế vật liệu nhập kho trong kỳ ) : ( sản lượng vật liệu tồn kho đầu kỳ +
Sản lượng vật liệu nhập kho trong kỳ )
Trị giá thực tế vật liệu tồn kho trong kỳ = Giá thực tế bình quân một đơn vị vật liệu

x Số lượng vật liệu nhập kho trong kỳ.
Đơn giá bình quân vật liệu có thể tính vào cuối kỳ hay tính vào sau mỗi lần nhập
được gọi là đơn giá bình quân liên hoàn.
- Phương pháp tính giá thực tế đích danh.
Theo phương pháp này vật liệu được xác định theo đơn chiếc hay từng lô và giữ
nguyên lúc nhập cho đến khi xuất dùng. Khi xuất vật liệu nào sẽ tính theo giá thực tế
vật liệu đó.
- Phương pháp nhập trước xuất trước.
Theo phương pháp này số vật liệu nào nhập trước thì xuất trước, xuất hết số nhập
trước mới dến số nhập sau theo giá thực tế của từng số hàng xuất.
Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng
giảm.
- Phương pháp nhập sau xuất trước.
Phương pháp náy ta phải xác định được đơn giá thực tế nhập kho của từng lần
nhập. Nhưng khi xuất sẽ căn cứ vào số lượng xuất và đơn giá thực tế nhập kho lần
cuối hiện có trong kho, sau đó mới lần lượt theo các lần nhập trước để tính giá thực tế
xuất kho. Những vật liệu mua sau sẽ được xuất trước tiên.
Phương pháp này thích hợp trong thời kỳ lạm phát.
1.3.2. Đánh giá nguyên liệu, vật liệu theo giá hạch toán.
Giá hạch toán là giá được xác định trước ngay từ đầu kỳ kế toán và sử dụng liên
tục trong kỳ kế toán có thể lấy giá kế hoạch hoặc giá trước để làm giá hạch toán cho
kỳ này. Khi sử dụng giá hạch toán để phản ánh vật liệu thì cuối kỳ kế toán phải tính hệ
số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của vật liệu tồn và nhập trong kỳ.
Hệ số chênh lệch = (Giá thực tế của vật liệu tồn đầu kỳ + Giá thực tế của vật liệu
nhập trong kỳ): ( Giá hạch toán của vật liệu tồn đầu kỳ + Giá hạch toán của vật liệu
nhập trong kỳ ).
Giá thực tế của vật liệu xuất trong kỳ = Giá hạch toán của vật liệu xuất trong kỳ x
Hệ số chênh lệch.

GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào


11

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Giá hạch toán được sử dụng trong hạch toán chi tiết vật liệu. Giá hạch toán có ưu
điểm là phản ánh kịp thời sự biến động về giá trị của các loại vật liệu trong quá trình
sản xuất kinh doanh.
1.4. Phương pháp kế toán chi tiết nguyên liệu, vật liệu
1.4.1. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng
Phiếu nhập kho.
Phiếu xuất kho.
Thẻ kho
Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
Biên bản kiểm kê vật tư sản phẩm hàng hóa
Hóa đơn GTGT
Bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Biên bản bàn giao nguyên vật liệu
1.4.2. Các phương pháp kế toán chi tiết
Kế toán chi tiết vật liệu được thực hiện theo một trong ba phương pháp:
Phương pháp thẻ song song, phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển, phương pháp số
dư.
1.4.2.1. Phương pháp ghi thẻ song song
Nguyên tắc: Ở kho ghi chép về mặt số lượng, ở phòng kế toán ghi chép cả về
mặt số lượng và giá trị của từng thứ vật liệu cụ thể.
Ở kho: hằng ngày ghi nhận chứng từ nhập xuất vật liệu, thủ kho phải kiểm tra
tính hợp lý hợp pháp của chứng từ rồi tiến hành ghi chép số thực nhập, thực xuất vào
chứng từ thẻ kho. Cuối ngày tính ra số tồn kho ghi vào thẻ kho. Định kỳ thủ kho giữ

các chứng từ nhập xuất đã được phân loại cho từng thứ vật liệu cho phòng kế toán.
Ở phòng kế toán: mở sổ hoặc thẻ chi tiết vật liệu cho từng danh điểm vật tư
tương ứng với thẻ kho ở từng kho để phản ánh cả số lượng và giá trị vật liệu. Khi nhận
được các chứng từ nhập xuất kho từ thủ kho kế toán vật tư phải kiểm tra chứng từ ghi
đơn giá và thành tiền trên chứng từ, sau đó ghi vào thẻ chi tiết vật liệu, cuối tháng
cộng sổ chi tiết và tiến hành kiểm tra đối chiếu với thẻ kho. Ngoài ra, để có số liệu đối
chiếu với kế toán tổng hợp cần phải tổng hợp nhập xuất tồn kho theo từng nhóm loại
vật liệu.

GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào

12

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ kế toán theo phương pháp ghi thẻ song song:
Phiếu nhập kho

Sổ chi tiết vật liệu

Thẻ kho

Bảng tổng hợp
nhập xuất tồn
vật liệu

Phiếu xuất kho
Kế toán tổng hợp


Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Đối chiếu số liệu
: Ghi cuối tháng
1.4.2.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển
Nguyên tắc: ở kho theo dõi mặt lượng, ở phòng kế toán theo dõi cả số lượng và giá
trị theo từng thứ từng loại vật tư nhưng chỉ ghi một lần vào cuối tháng. Cụ thể:
Ở kho: thủ kho vẫn sử dụng các thẻ kho để ghi chép tình hình nhập xuất tồn của
từng loại vật liệu về mặt số lượng...( Thực hiện như phương pháp ghi thẻ song song )
Ở phòng kế toán: kế toán mở sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình hình
nhập xuất tồn của từng thứ vật liệu theo từng kho dùng trong cả năm. Sổ đối chiếu
luân chuyển chỉ ghi chép một lần vào cuối tháng. Để có số liệu ghi vào sổ cuối tháng
kế toán phải lập các bảng kê nhập, bảng kê xuất theo từng thứ vật liệu trên cơ sở
chứng từ nhập xuất do thủ kho định kỳ gửi lên. Sổ đối chiếu luân chuyển củng được
theo dõi về mặt số lượng và giá trị. Cuối tháng tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu
giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và số liệu kế toán tổng hợp.

GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào

13

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp đối chiếu luân
chuyển
Thẻ kho


Chứng từ nhập

Chứng từ xuất

Bảng kê xuất

Bảng kê nhập

Sổ đối chiếu
luân chuyển

Kế toán tổng hợp

Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Đối chiếu số liệu
: Ghi cuối tháng
1.4.2.3. Phương pháp sổ số dư
Đây là phương pháp được sử dụng cho những doang nghiệp dùng giá hạch toán để
hạch toán giá trị vật liệu nhập, xuất, tồn kho. Đặc điểm của phương pháp này là ở kho chỉ
theo dõi vật liệu về số lượng còn ở phòng kế toán theo dõi về giá trị.
Ở kho: thủ kho vẫn sử dụng thẻ kho để ghi chép số lượng vật liệu nhập, xuất,
tồn trên cơ sở chứng từ nhập xuất. Ngoài ra vào cuối tháng thủ kho còn phải căn cứ
vào số tồn của vật liệu trên thẻ kho để ghi vào sổ số dư. Sổ số dư do phòng kế toán lập
và gửi xuống cho thủ kho vào ngày cuối tháng để ghi sổ. Các chứng từ nhập xuất sau
khi đã vào thẻ kho phải được thủ kho phân loại theo chứng từ nhập, xuất của từng loại
vật liệu dể lập phiếu giao nhận chứng từ.
Ở phòng kế toán: nhân viên kế toán vật liệu có trách nhiệm định kỳ từ 3 đến 5
ngày xuống kho để kiểm tra hướng dẫn việc ghi chép của thủ kho và xem xét các


GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào

14

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
chứng từ nhập xuất đã được thủ kho ghi lại. Sau đó ký nhận vào phiếu giao nhận
chứng từ, thu nhận phiếu này kèm các chứng từ nhập xuất có liên quan.
Căn cứ vào các chứng từ nhập xuất nhận được, kế toán phải đối chiếu với các
chứng từ khác có liên quan sau đó, căn cứ vào giá hạch toán sử dụng để ghi vào các
chứng từ và vào cột số tiền của phiếu giao nhận chứng từ. Từ phiếu giao nhận chứng
từ kế toán tiến hành ghi vào bảng lũy kế nhập, xuất, tồn vật liệu.
Bảng lũy kế nhập, xuất, tồn vật liệu được mở riêng cho từng kho và mỗi danh
điểm vật liệu được ghi trên một dòng. Vào cuối tháng kế toán phải tổng hợp số tiền
nhập xuất trong tháng và tính ra số dư cuối tháng cho từng loại vật liệu trên bảng lũy
kế. Số dư trên bảng lũy kế phải khớp số tiền được kế toán xác định trên sổ số dư do
thủ kho chuyển về.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số dư
Thẻ kho
Chứng từ xuất

Chứng từ nhập

Sổ số dư

Bảng kê nhập

Bảng kê xuất


Bảng lũy kế nhập

Bảng lũy kế xuất
Bảng kê tổng hợp
N-X-T

Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Đối chiếu số liệu
: Ghi cuối tháng
1.5. Kế toán tổng hợp nguyên liệu, vật liệu
1.5.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên
tục, có hệ thống tình hình biến động của nguyên vật liệu trên sổ kế toán.
Trong trường hợp một nội dung phương pháp kê khai thường xuyên, tài khoản
nguyên vật liệu được phản ánh số liệu hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của
nguyên vật liệu. Vì vậy, giá trị vật liệu trên sổ kế toán có thể xác định ở bất kỳ thời
điểm nào trong kỳ kế toán.
GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào

15

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Cuối kỳ kế toán căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế vật liệu tồn kho, so sánh đối
chiếu với số liệu vật liệu tồn kho trên sổ kế toán.
Ưu điểm: Quản lý chặt chẽ, cập nhật thông tin hàng tồn kho kịp thời, phục vụ

cho nhà quản trị.
Nhược điểm: Khối lượng công việc kế toán lớn.
Phương pháp này thường được áp dụng cho các đơn vị sản xuất (công nghiệp,
xây lắp…) và các đơn vị thường nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn.
Tài khoản sủ dụng:
Để hạch toán vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên kế toán sử dụng
TK 152: Nguyên liệu, vật liệu
Ngoài ra để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kế toán còn sử dụng các
tài khoản khác như: TK 152, 621, 627, 641, 642, 412, …
Sơ đồ 1.4: sơ đồ tổng hợp NLV theo phương pháp kê khai thường xuyên.
TK 111, 112, 331
TK 152
TK 621
Nhập kho do mua ngoài
(Phương pháp khấu trừ)

Xuất kho trực tiếp sản xuất

TK 627,641,642
TK 133
VAT nếu có

Xuất dùng cho hoạt động SXKD
111,112,331

154
Nhập kho NVL do ngoài
Gia công NVL tự chế
621
Nguyên vật liệu dùng

Không hết nhập lại kho

Giảm giá/trả lại NVL
133
VAT (nếu có)
154
Xuất kho thuê ngoài
Gia công tự chế

411

128,222,228
Xuất vốn góp liên doanh

Nhận vốn góp liên doanh
Bằng nguyên vật liệu
411

1381, 142
Chênh lệch tăng do đánh giá
Phát hiện thiếu chờ xử lý, chênh
Lại NVL thừa sau khi kiểm kê lệch giảm do đánh giá lại NVL

GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào

16

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
333
Thuế nhập khẩu
111, 112, 412
Giá trị NVL mua vào
(Phương pháp trực tiếp)
- Theo phương pháp kiểm kê định kỳ
Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê
thực tế để phản ánh giá trị tồn cuối kỳ của vật liệu trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó
tính giá của nguyên vật liệu đã xuất trong kỳ.
Công tác kiểm kê nguyên vật liệu tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định trị giá
nguyên vật liệu tồn kho thực tế và căn cứ ghi sổ kế toán. Đồng thời căn cứ vào giá trị
nguyên vật liệu tồn kho để xác định giá trị nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ (tiêu
dùng cho sản xuất hoặc xuất bán).
Ưu điểm: Giảm khối lượng công việc của kế toán.
Nhược điểm: Không quản lý chặt chẽ hàng tồn kho, thông tin về hàng tồn kho
không được cung cấp kịp thời cho nhà quản trị.
Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp có nhiều chủng lọai
hàng, vật tư với quy cách và mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, vật tư xuất dùng hay
xuất bán thường xuyên.
Tài khoản sử dụng
Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật liệu ( nhập kho,
xuất kho) không cần phản ánh trên tài khoản nguyên liệu, vật liệu. Giá trị của hàng
mua trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản “mua hàng” (TK 6111).
Khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, tài khoản nguyên vật liệu (TK 152) chỉ sử
dụng ở đầu kỳ kế toán ( để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh
giá trị vật liệu tồn kho cuối kỳ theo kết quả kiểm kê).

GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào


17

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Sơ đồ 1.5: sơ đồ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kiểm kê
định ky
6111
151, 152
152
Định kỳ kết chuyển giá vốn tồn kho
Kết chuyển giá trị nguyên liệu
Và hàng đang đi đường
tồn kho cuối kỳ

111, 112, 331

151

Nhập kho vật liệu mua ngoài
(Nộp VAT theo PP trực tiếp)
Nhập kho NVL mua ngoài
(Nộp thuế VAT theo PP khấu trừ)
1331

Kết chuyển giá trị NVL
đang đi đường cuối kỳ


621,627,642
Cuối kỳ kết chuyển sổ xuât
Dùng cho sản xuất kinh doanh

3333

111,1381,134
Phần thiếu hụt, mất mát
nếu theo dõi được trong kỳ

Thuế nhập khẩu tính vào
Trị giá NVL nhập kho
631

412
Nhập kho gia công chế biến, phế
liệu thu hồi

Kết chuyển giảm do đánh giá
lại nguyên vật liêu
111,112
Giảm giá hàng mua bị trả lại
Tron

PHẦN II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN
MIỀN TRUNG - MTM
GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào


18

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN KHOÁNG SẢN MIỀN TRUNG – MTM
2.1.1. Khái quát chung
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN MIỀN TRUNG - MTM
- Tên viết tắt: MTM
- Địa chỉ trụ sở chính: Tầng 3, tòa nhà MTJ, số 104 Đường Hải Thượng Lãn Ông,
Thành Phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.
- Điện thoại: +84 38 3522868
- Fax: +84 38 3521868
- Mã số thuế: 2900832928
- Ngày thành lập: 18/10/2007
- Người đại diện: Ông Trương Hân, chức vụ: Chủ tịch HĐQT
- Loại hình doanh nghiệp: Nhà sản xuất
- Loại Công ty: Cổ Phần
- Thị trường: Toàn quốc, quốc tế
- Vốn điều lệ: 50 tỷ VNĐ
- Website://www.mtm.com.vn
- Ngành nghề kinh doanh: Công ty chuyên sản xuất, khai thác, chế biến các loại
khoáng sản, đặc biệt là các sản phẩm bột CaCO3 siêu mịn cao cấp có tráng phủ và
không tráng phủ acid stearic (acid béo) để làm phụ gia trong các ngàng công nghiệp
như : Ngành sơn, nhựa, giấp, cao su, mỹ phẩm. Kinh doanh bột đá, khoáng sản – Công
ty khoáng sản.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Sau một thời gian tìm hiểu và khảo sát thực tế, Thành phố Vinh đang ngày

càng phát triển và điều tất yếu là phải đi kèm với việc phát triển cơ sở hạ tầng. Nhận
thấy được nhu cầu đó và Công ty cổ phần khoáng sản Miền Trung - MTM đã được
thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 2703001637 do Sở Kế hoạch
và đầu tư tỉnh Nghệ An cấp ngày 18 tháng 10 năm 2007.
Vốn điều lệ ban đầu:
50.000.000.000 đồng
Gồm 3 thành viên:
+ Vũ Văn Hoàng
(40%) = 20.000.000.000 đồng
+ Phạm Văn Tú
(30%) = 15.000.000.000 đồng
+ Trương Hân
(30%) = 15.000.000.000 đồng
Thay đổi vốn điều lệ lần thứ nhất ngày 10/06/2011:
Vốn điều lệ:
80.000.000.000 đồng
Gồm 2 thành viên:
GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào

19

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Vũ Văn Hoàng
(70%) = 56.000.000.000 đồng
+ Trương Hân
(30%) = 24.000.000.000 đồng
Thay đổi vốn điều lệ lần thứ hai ngày 11/03/2013:

Vốn điều lệ:
100.000.000.000 đồng
Gồm 4 thành viên:
+ Vũ Văn Hoàng
(94%) = 94.000.000.000 đồng
+ Ngô Thị Khánh Hòa
(4%) = 4.000.000.000 đồng
+ Trương Hân
(1%) = 1.000.000.000 đồng
+ Phạm Văn Tú
(1%) = 1.000.000.000 đồng
Trong những năm đầu mới thành lập, Cty CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN
MIỀN TRUNG - MTM không những phải đương đầu với sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp cùng ngành, mà bên cạnh đó Cty còn gặp nhiều trở ngại về mặt nhân lực, thị
trường….và kinh nghiệm của Cty còn khá non trẻ, do đó mà Cty đã gặp nhiều khó
khăn. Trước tình hình đó, Ban lãnh đạo Cty đã huy động mọi nguồn lực và năng lực
của mình, đề ra các chiến lược kinh doanh, đầu tư đổi mới nhiều trang thiết bị máy
móc, phương tiện vận tải, cải thiện điều kiện lao động cho công nhân, phát huy tính tự
chủ sáng tạo của cán bộ nhân viên, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng của sản
phẩm.
Trải qua những khó khăn ban đầu, với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của
Cty cùng với sự giúp đỡ của các cơ quan ban nghành có liên quan mà Cty đã mở rộng
được thị trường cũng như quy mô SXKD của mình, từ đó nâng cao được doanh thu
của doanh nghiệp và cải thiện thu nhập cho người lao động, bên cạnh đó còn đáp ứng
được nhu cầu của thị trương và khách hàng, từng bước nâng cao và khẳng định uy tín
cũng như thương hiệu của Cty trên thị trường.
Với nguồn nguyên liệu đá vôi sẵn có ở mỏ Qùy Hợp sẽ đảm bảo việc khai thác
và cung cấp sản phẩm cho quý công ty trong suốt quá trình sản xuất. MTM có thể
khẳng định chất lượng sản phẩm là mục tiêu hàng đầu mà chúng tôi luôn hướng tới và
đã được tổ chức DAS (Anh Quốc) cấp giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng

ISO 9001 :2008.
2.1.3. Kết quả kinh doanh và đóng góp vào ngân sách nhà nước của Cty
CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN MIỀN TRUNG - MTM
Chính nhờ những thuận lợi kể trên mà trong những năm gần đây tình hình kinh
doanh của Cty CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN MIỀN TRUNG – MTM có nhiều chuyển
biến thuận lợi, doanh thu cũng như lợi nhuận ngày càng tăng nhanh thể hiện ở bảng số
liệu sau:
Bảng 2.1-TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ ĐÓNG GÓP VÀO NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN
GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào

20

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MIỀN TRUNG - MTM
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu
Lợi nhuận trước thuế
Thuế TNDN phải nộp
Lợi nhuận sau thuế

2012
13.623.702.895
18.650.000
5.222.000
13.428.000


20013
34.102.315.263
73.890.802
20.689.425
53.201.377

2014
90.524.549.051
238.546.069
39.134.562
199.411.507

Bảng 2.2-SO SÁNH TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ ĐÓNG GÓP
VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN
MIỀN TRUNG - MTM
ĐVT: đồng
Năm 2013 so với Năm 20014 so Năm 2014 so
năm 2012
với năm 2013
với năm 2012
Doanh thu
250
265
664
Lợi nhuận trước thuế 396
322
1279
Thuế TNDN phải nộp 792
189

1498
Lợi nhuận sau thuế
331
374
1243
Qua bảng số liệu trên cho thấy kết quả kinh doanh của Cty rất thuận lợi,
doanh thu cũng như lợi nhuận sau thuế tăng đáng kể. Doanh thu năm 2013 là
34.102.315.263 đồng đạt 250% so với năm 2012, năm 2014 là 90.524.549.051 đồng
đạt 265% so với năm 2013. Tương tự như vậy ta thấy lợi nhuận sau thuế cũng tăng cao
qua các năm, đạt trên 300% so với năm trước đó. Khoảng thuế đóng góp cho ngân
sách nhà nước cũng tăng qua các năm cũng tăng.
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của công ty
2.1.4.1. Chức năng
Xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, thủy lợi, thủy điện, công
trình hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, công trình giao thông, san lắp mặt bằng,
xây dựng các cầu, cảng, cống. Kinh doanh dịch vụ bất động sản, vận chuyển hàng hóa,
sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất. Tư vấn thiết kế các công trình hạ tầng kỹ
thuật.
Chỉ tiêu

GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào

21

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.1.4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Đáp ứng nhu cầu của thị trường, phát huy những thành quả đạt được, tăng

cường đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao
động và cuối cùng là thu lợi về cho Cty. Đảm bảo uy tín trong sản xuất cũng như chất
lượng, thời gian thực hiện công trình đối với khách hàng. Chấp hành nghiêm chỉnh chế
độ chính sách do Nhà nước quy định bao gồm nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác
theo quy định của pháp luật.

2.1.5. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.5.1. Loại hình kinh doanh và các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà
Công ty đang kinh doanh
Cty CỔ PHẦN KHOÁNG SẢN MIỀN TRUNG - MTM đang hoạt động
theo hai loại hình sản xuất và dịch vụ. Sản phẩm sản xuất chủ yếu là các loại gạch
block lót vỉa hè, bột đá siêu mịn. Dịch vụ chủ yếu là xây dựng các công trình giao
thông đường bộ, xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp và san lấp mặt bằng.
2.1.5.2. Thị trường đầu vào, đầu ra của Công ty Cổ phần khoáng sản
Miền Trung - MTM
Đầu vào: Các nguyên vật liệu xây dựng như ximăng, gạch, thép, đá, cát…và
nhiên liệu như xăng, dầu… được mua chủ yếu trong thành phố.
Đầu ra: Chủ yếu thực hiện các gói thầu của các chủ đầu tư các công trình dân
dụng, giao thông, thủy lợi của Nhà nước
2.1.5.3. Vốn kinh doanh của Công ty
Vốn kinh doanh của Cty bao gồm Vốn chủ sở hữu của Cty là
100.000.000.000 đồng chiếm 10,47% trong tổng nguồn vốn. Nợ phải trả chiếm
89,53% trong đó, chủ đầu tư ứng tiền trước cho nhà thầu chiếm hết 75,48% trong tổng
nợ phải trả. Phần còn lại do Cty vay ngân hàng và chiếm dụng của các Cty khác.
2.1.5.4. Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của Công ty
Lao động: Hiện nay Cty có tổng số 200 lao động bao gồm đội ngũ cán bộ,
nhân viên quản lý, công nhân lành nghề, bảo vệ. Cty đang áp dụng tính thời gian làm
việc theo giờ hành chính đối với cán bộ nhân viên quản lý và áp dụng chế độ thời gian
làm việc theo ca đối với công nhân sản xuất, thi công các công trình.
Bảng 2.3-TRÌNH ĐỘ LAO ĐỘNG

Trình độ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Công nhân bậc 6/7

Số lượng
10
5
20
14

GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào

Tỷ lệ%
5
2,5
10
7
22

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Công nhân bậc 5/7
21
10.5
Công nhân bậc 3/7
93

46,5
Công nhân phổ thông
37
18,5
Tài sản cố định: Chủ yếu là máy móc, phương tiện, thiết bị, văn phòng làm việc, kho
bãi quản lý máy móc, thiết bị, vật liệu…
Bảng 2.4-TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ QUA CÁC NĂM
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị HMLK

20012
2.932.834.865
(598.404.767)

20013
6.997.404.888
(1.508.904.261)

20014
12.553.226.662
(3.180.664.375)

2.1.6. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại cty cổ
phần khoáng sản Miền trung – MTM
2.1.6.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại công ty
Sơ đồ 2.1: QUY TRÌNH THI CÔNG CÔNG TRÌNH
Hồ sơ dự thầu
Thuyết minh biện

pháp thi công

Dự toán đấu thầu

Tham gia đấu
thầu

Ký kết hợp
đồng kinh tế

Thi công công
trình

Nghiệm thu
từng giai đoạn

GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào

23

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Nghiệm thu
công trình

Đưa công trình
vào sử dụng


Các giai đoạn của quy trình thi công công trình:
Hồ sơ dự thầu: khi nhận được thông tin mời thầu thì ban lãnh đạo Cty cùng
các phòn ban phối hợp với nhau làm hồ sơ dự thầu bao gồm biện pháp thi công
và dự toán thi công.
Biện pháp thi công: mô tả công trình, quy mô và đặc điểm của công trình, đưa
ra biên pháp thi công tổng hợp rồi sau đó đưa ra biện pháp thi công chi tiết.
Dự toán đấu thầu:
- Lập bảng dự toán chi tiết gồm có khối lượng, đơn giá vật liệu, nhân
công, máy móc thi công.
- Lập bảng vật tư và bù chênh lệch giá.
- Lập bảng tính cước vận chuyển.
- Từ bảng chi tiết trên lập bảng tổng hợp chi phí.
Tham gia đấu thầu: Cử người đi tham gia đấu thầu
Ký kết hợp đồng kinh tế: sau khi đã trúng thầu thì ký kết hợp đồng kinh tế bao
gồm những điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận.
Tiến hành thi công: sau khi ký kết hợp đồng kinh tế thì lập ban chỉ huy công
trường và tiến hành thi công.
Nghiệm thu từng giai đoạn: thi công xong giai đoạn nào thì tiến hành nghiệm
thu giai đoạn đó.
Nghiệm thu công trình: sau khi tất cả các giai đoạn hoàn thành xong, tiến
hành nghiệm thu toàn bộ công trình để đưa vào sử dụng.

GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào

24

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Sơ đồ 2.2- Mô hình tổ chức quản lý tại công ty
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH
BAN CHỈ HUY CÔNG TRÌNH

Tổ tv-kh-vt

Tổ kỹ thuật

Đội cơ giới

Đội 1

Tổ quản lý
chiến lược

Đội 2

Ghi chú:
Quan hệ chỉ đạo
Quan hệ phối hợp
Giám đốc điều hành trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường thông qua ban chỉ huy
công trường. Các bộ phận của Cty và hiện trường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
thông qua ý kiến chỉ đạo trực tiếp của giám đốc và trực tiếp điều hành công việc thông
qua ban chỉ huy công trường.
Trách nhiệm của ban chỉ huy công trường và các bộ phận của công trường:
+ Tổ chức chỉ đạo kỷ luật và triển khai thi công trực tiếp hiện trường.
+ Đảm bảo tiến độ thi công và các yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế quy định để
đạt hiệu quả và tiến độ tốt nhất.

+ Quản lý, hướng dẫn các đội thi công, tổ chức và quản lý công nhân thực hiện
tốt công việc được giao, đảm bảo an toàn lao động.

GVHD: Th.s Chu Thị Anh Đào

25

SVTH: Nguyễn Thị Thảo (B)


×