Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu giải pháp đánh giá cán bộ, công chức bộ phận một cửa trong các cơ quan nhà nước tỉnh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 81 trang )

i

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN NGỌC DUYÊN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
BỘ PHẬN MỘT CỬA TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƢỚC TỈNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Hà Nội - 2015


ii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN NGỌC DUYÊN

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
BỘ PHẬN MỘT CỬA TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH
NHÀ NƢỚC TỈNH VĨNH PHÚC

Ngành: Công nghệ thông tin
Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin
Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm


LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. ĐỖ NĂNG TOÀN

Hà Nội - 2015


i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và không vi phạm Luật sở hữu trí tuệ và
pháp luật của Việt Nam. Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Ngọc Duyên


ii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan.............................................................................................................................. i
Mục lục ...................................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................................... 1


1.1. Cơ sở pháp lý ............................................................................................................. 1
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................... 2
2. Các vấn đề của CCHC .................................................................................................................. 3

2.1. Cải cách thể chế.......................................................................................................... 3
2.2. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính.......................................................................... 5
2.3. Cải cách tài chính công .............................................................................................. 6
2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ....................................................... 7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ MỘT CỬA VÀ ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC BỘ
PHẬN MỘT CỬA
1.1. Cơ chế “một cửa” ....................................................................................................................... 8

1.1.1. Sự xuất hiện “cơ chế một cửa”[29] ......................................................................... 8
1.1.2. Cơ quan áp dụng cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông”........................ 10
1.1.3. Lợi ích của cơ chế một cửa ................................................................................... 10
1.1.4. Quy trình thực hiện cơ chế một cửa ...................................................................... 10
1.1.4.1. Tiếp nhận hồ sơ ........................................................................................................................ 10
1.1.4.2. Chuyển hồ sơ ........................................................................................................................... 11
1.1.4.3. Giải quyết hồ sơ ....................................................................................................................... 11
1.1.4.4. Trả kết quả giải quyết hồ sơ ..................................................................................................... 12

1.1.5. Quy trình thực hiện cơ chế một cửa liên thông ..................................................... 13
1.1.5.1. Các loại hình liên thông ........................................................................................................... 13
1.1.5.2. Quy trình liên thông ................................................................................................................. 13

1.1.6. Bộ phận TN&TKQ ................................................................................................ 15
1.1.6.1. Vị trí của Bộ phận TN&TKQ .................................................................................................. 15
1.1.6.2. Diện tích, trang thiết bị của bộ phận TN&TKQ....................................................................... 15
1.1.6.3. Công chức làm việc tại bộ phận TN&TKQ ............................................................................. 15



iii
1.2. Bài toán đánh giá cán bộ, công chức ...................................................................................... 16

1.2.1. Đánh giá cán bộ, công chức là gì và để làm gì...................................................... 16
1.2.2. Quan điểm về đánh giá cán bộ, công chức ............................................................ 17
1.2.3. Quy trình đánh giá cán bộ, công chức ................................................................... 19
1.2.4. Nội dung đánh giá cán bộ, công chức ................................................................... 21
Chƣơng 2
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI BỘ PHẬN MỘT
CỬA Ở MỘT SỐ TỈNH / THÀNH
2.1. Mô hình đánh giá cán bộ, công chức bộ phận một cửa ........................................................ 23

2.1.1. Thành phố Hà Nội ................................................................................................. 23
2.1.2. Tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................................................................ 25
2.1.3. Tỉnh Bình Định...................................................................................................... 27
2.2. Tiêu chí đánh giá ...................................................................................................................... 28
2.3. Hình thức đánh giá................................................................................................................... 34

2.3.1. Lấy ý kiến trực tiếp tại bộ phận TN&TKQ ........................................................... 34
2.3.2. Gửi phiếu lấy ý kiến qua đường bưu điện ............................................................. 34
2.3.3. Sử dụng bảng điện tử............................................................................................. 35
2.3.4. Sử dụng hộp thư điện tử ........................................................................................ 35
2.3.5. Hệ thống trực tuyến đánh giá cán bộ, công chức .................................................. 35
Chƣơng 3
GIẢI PHÁP ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC BỘ PHẬN MỘT CỬA TRONG CÁC
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC TỈNH VĨNH PHÚC
3.1. Thực trạng của Vĩnh Phúc ...................................................................................................... 37


3.3.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................................... 37
3.3.2. Thuận lợi và khó khăn trong đánh giá cán bộ, công chức..................................... 38
3.3.2.1. Thuận lợi .................................................................................................................................. 38
3.3.2.2. Khó khăn .................................................................................................................................. 38

3.3.3. Bộ phận một cửa các cơ quan HCNN tỉnh Vĩnh Phúc .......................................... 39
3.3.3.1. CSVC, máy tính, thiết bị đầu tư cho bộ phận một cửa............................................................. 39
3.3.3.2. Nhân lực tại bộ phận một cửa .................................................................................................. 39
3.3.3.3. Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông ........................................................................ 40
3.3.3.4. Chế độ phụ cấp cho công chức làm việc tại bộ phận một cửa ................................................. 40
3.3.3.5. Tình hình triển khai đánh giá cán bộ, công chức bộ phận một cửa .......................................... 40
3.3.3.6. Quyết tâm chính trị của lãnh đạo tỉnh ...................................................................................... 56
3.3.3.7. Vĩnh Phúc chưa có hệ thống đánh giá cán bộ, công chức ........................................................ 56


iv
3.2. Đề xuất giải pháp...................................................................................................................... 57

3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức ......................................................................... 57
3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách .......................................................... 58
3.2.3. Đầu tư CSVC, máy tính, thiết bị, phòng làm việc ................................................ 58
3.2.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách cho bộ phận TN&TKQ........................... 58
3.2.5. Áp dụng đồng bộ, quyết liệt triển khai để tạo sự đột phá ..................................... 59
3.2.6. Công khai kết quả đánh giá để tạo động lực thi đua ............................................. 59
3.2.7. Xây dựng nội dung, tiêu chí và lựa chọn hình thức đánh giá phù hợp ................. 60
3.2.7.1. Nội dung đánh giá .................................................................................................................... 60
3.2.7.2. Tiêu chí đánh giá...................................................................................................................... 60
3.2.7.3. Hình thức đánh giá ................................................................................................................... 60

3.3. Triển khai thử nghiệm ............................................................................................................. 61


3.3.1. Giới thiệu mô hình kiến trúc tổng thể Phần mềm một cửa dùng chung tỉnh Vĩnh
Phúc ................................................................................................................................. 61
3.3.2. Tích hợp hệ thống đánh giá cán bộ, công chức vào Phần mềm một cửa dùng
chung của tỉnh: ................................................................................................................ 62
3.3.3. Phân tích thiết kế Hệ thống trực tuyến đánh giá cán bộ, công chức ..................... 62
3.3.4. Thiết kế giao diện .................................................................................................. 66
3.3.5. Tính ưu việt của giải pháp đề xuất ........................................................................ 66
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận ........................................................................................................................................ 67
2. Khuyến nghị................................................................................................................................. 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 69


v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

CC

Công chức

CCHC

Cải cách hành chính

CNTT

Công nghệ thông tin


CQNN

Cơ quan nhà nước

CSVC

Cơ sở vật chất

GCN

Giấy chứng nhận

HCNN

Hành chính nhà nước

HD

Hướng dẫn

HĐND

Hội đồng nhân dân

HS

Hồ sơ

HTX


Hợp tác xã

KQ

Kết quả

KT

Kiểm tra



Quyết định

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

TĐKT

Thi đua khen thưởng

TN&MT

Tài nguyên và Môi trường

TN&TKQ

Tiếp nhận và trả kết quả


TTHC

Thủ tục hành chính

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa



Thuộc


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức -------------------------------------29
Bảng 2.2. Tiêu chí đánh giá CSVC và các điều kiện đảm bảo ---------------------31
Bảng 2.3. Cách đánh giá đối với từng tiêu chí --------------------------------------33
Bảng 2.4. Cách đánh giá đối với từng cán bộ, viên chức --------------------------33
Bảng 3.1. Mô tả mẫu khảo sát trong lĩnh vực Y tế.............................................. 41
Bảng 3.2. Mô tả mẫu khảo sát trong lĩnh vực Đất đai........................................ 41
Bảng 3.3. Tỷ lệ nguồn thông tin về các thủ tục y tế trước khi đến khám ............ 42
Bảng 3.4. Tỷ lệ "hài lòng" và "rất hài lòng" về CSVC tại phòng chờ ................ 43
Bảng 3.5. Tỷ lệ mức độ hài lòng đối với thái độ phục vụ của đội ngũ bác sĩ và
nhân viên bệnh viện ............................................................................................. 43
Bảng 3.6. Mức độ quan tâm, chăm sóc của nhân viên bệnh viện ....................... 44

Bảng 3.7. Lý do chưa từng đóng góp ý kiến, kiến nghị ....................................... 45
Bảng 3.8. Hình thức tiếp cận thông tin về thủ tục, hồ sơ .................................... 47
Bảng 3.9. Hình thức chờ TN&TKQ hồ sơ ........................................................... 48
Bảng 3.10. Tỷ lệ người dân phản ánh có CSVC tại Bộ phận TN&TKQ ............. 49
Bảng 3.11. Tỷ lệ người dân không hài lòng về CSVC ở từng địa phương ......... 49
Bảng 3.12. Lý do người dân thấy công chức hướng dẫn, giải thích khó hiểu .... 51
Bảng 3.13. Lý do mất nhiều lần để hoàn chỉnh hồ sơ ......................................... 53
Bảng 3.14. Tỷ lệ người dân phản ánh chi bồi dưỡng cho công chức ................. 54
Bảng 3.15. Mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ tại bộ phận TN&TKQ ........ 55


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ “Quy trình thực hiện cơ chế một cửa” ----------------------------12
Hình 1.2. Sơ đồ “Quy trình thực hiện cơ chế một cửa liên thông” ---------------14
Hình 1.3. Sơ đồ “Cấu trúc nền HCNN” ----------------------------------------------18
Hình 3.1. Tỷ lệ người dân phản hồ i, góp ý về khám/chữa bệnh ......................... 44
Hình 3.2. Tình hình tiếp thu, giải quyết với các ý kiến, khuyến nghị................. 44
Hình 3.3. Tỷ lệ mức độ hài lòng chung về chất lượng dịch vụ Y tế .................... 45
Hình 3.4. Tỷ lệ % mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ Y tế........................... 46
Hình 3.5. Dự định quay lại cơ sở y tế để khám chữa bệnh nếu có nhu cầu ....... 46
Hình 3.6. Tỷ lệ hộ gia đình tìm hiểu thông tin về thủ tục, HS trước khi thực hiện .....47
Hình 3.7. Tỷ lệ hộ gia đình cho biết các thủ tục cấp GCN QSDĐ và chuyển
QSDĐ có được niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan làm việc ......................... 48
Hình 3.8. Mức độ hài lòng của người dân đối với CSVC tại bộ phận TN&TKQ ......49
Hình 3.9. Hình thức tìm hiểu tình hình giải quyết hồ sơ..................................... 50
Hình 3.10. Thái độ làm việc của công chức........................................................ 50
Hình 3.11. Hiện tượng CC ưu tiên tiếp nhận và trả HS không theo đúng thứ tự ......51
Hình 3.12. Thời gian Bộ phận TN&TKQ hồ sơ so với hẹn ................................. 52
Hình 3.13. Công chức từ chối nhận, trả HS vì lý do sắp hết giờ làm việc ......... 52

Hình 3.14. Số lần người dân phải hoàn chỉnh HS để được tiếp nhận và giải quyết ... 52
Hình 3.15. Tiếp nhận lại hồ sơ để bổ sung, điều chỉnh thêm.............................. 53
Hình 3.16. Thái độ của dân khi phải nhận lại HS để bổ sung, điều chỉnh ......... 53
Hình 3.17. Góp ý, kiến nghị về việc giải quyết thủ tục, hồ sơ............................. 54
Hình 3.18. Mức độ hài lòng về độ thuận tiện trong tiếp cận thông tin làm thủ tục ...55
Hình 3.19. Mức độ hài lòng về khả năng đáp ứng của công chức ..................... 55


viii
Hình 3.20. Mức độ hài lòng của người dân với cơ chế phản hồi, kiến nghị ...... 56
Hình 3.21. Mô hình lôgic Phần mềm một cửa dùng chung tỉnh Vĩnh Phúc ....... 57


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1.1. Cơ sở pháp lý
“CCHC là nội dung quan trọng trong đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước
ta”[18]. Khởi đầu từ Đại hội VI năm 1986, việc xác định nguyên nhân của khủng
hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng đã chỉ rõ nguyên nhân của mọi nguyên nhân là công
tác tổ chức[1] và đề ra chủ trương thực hiện một cuộc cải cách lớn về tổ chức bộ máy
các CQNN. CCHC tiếp tục được khẳng định là trọng tâm của xây dựng, hoàn thiện
nhà nước ở đại hội đảng các khóa tiếp theo.
Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2001-2010[14] đã xác định rõ
4 lĩnh vực cải cách là: thể chế; tổ chức bộ máy hành chính; xây dựng và phát triển đội
ngũ cán bộ, công chức và tài chính công, đồng thời định rõ mục tiêu, nhiệm vụ và giải
pháp nhằm bảo đảm thắng lợi công cuộc cải cách. Giai đoạn I (2001-2005), Chính phủ
tập trung tạo dựng cơ sở cho cải cách hệ thống hành chính công như xây dựng cơ chế
một cửa một dấu và phân cấp trao quyền cho cơ sở. Giai đoạn II (2006-2010), CCHC

tiến thêm một bước khẳng định sự phân cấp nhưng cũng nhấn mạnh dân chủ cơ sở và
sự tham gia thực sự của người dân nhằm mục đích xây dựng một cơ chế hiệu quả,
công khai, có trách nhiệm giải trình trong quản lý nhà nước ở địa phương.
Ngày 08/11/2011, Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ đã ban hành
Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020[11]. Tuy vẫn tập trung
vào 6 lĩnh vực là thể chế, TTHC, tổ chức bộ máy HCNN, xây dựng và nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức, cải cách tài chính, hiện đại hóa hành chính, nhưng so
với CCHC giai đoạn trước, chương trình giai đoạn này xác định 3 trọng tâm là thể chế,
con người và chất lượng dịch vụ công. Chương trình được chia thành 2 giai đoạn
2011-2015 và 2016-2020 với mục tiêu rất lớn, lồng ghép nội dung của nhiều hoạt động
cải cách như lập pháp, kinh tế, tư pháp…
Để cụ thể hóa và đẩy mạnh chương trình tổng thể CCHC thời gian qua đã có
nhiều văn bản được ban hành: Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức”
nhằm xây dựng một nền công vụ “chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch,
hiệu quả”[17]; Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 của Bộ Nội vụ phê
duyệt đề án xác định chỉ số CCHC của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương; Chỉ thị số 07/CT-TTg ngày 22/5/2013 của Thủ tướng
Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai
đoạn 2011-2020; Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ Tư pháp
hướng dẫn công bố, niêm yết TTHC và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm
soát TTHC; Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của Thủ tướng Chính


2
phủ ban hành quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan
HCNN ở địa phương…

1.2. Cơ sở thực tiễn
Nhìn lại thành tựu của Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2001-2010 và

nửa đầu Chương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2011-2020 có thể thấy:
- Hệ thống thể chế, đặc biệt là thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN dần
được hoàn thiện. Công tác xây dựng, sửa đổi, bổ sung luật, pháp lệnh và ban hành các
nghị định hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh (thể hiện quan điểm, chủ trương của
Đảng) được chú trọng. Hạn chế đáng kể cơ chế “xin - cho”. Cải cách TTHC, hợp lý
hóa trình tự giải quyết công việc trong quan hệ giữa cơ quan công quyền với các tổ
chức, công dân, đơn giản hóa thủ tục cấp phép đầu tư, thu hút vốn trong nước, ngoài
nước tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư. Coi trọng phát triển kinh
tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Sắp xếp lại các bộ, ngành theo hướng đa
ngành, đa lĩnh vực, bộ máy của UBND tỉnh và huyện.
- Bộ máy nhà nước dần tinh gọn, có chuyển biến về hiệu quả, hiệu lực, khắc
phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ trong quản lý nhà nước. Các bộ ở
trung ương, giảm từ 26 xuống 22 (kể cả cơ quan ngang bộ), các cơ quan trực thuộc
Chính phủ giảm từ 14 xuống 8. Đẩy mạnh cải cách chính quyền địa phương, sắp xếp
lại bộ máy. Cơ quan chuyên môn cấp tỉnh từ 35-40 đầu mối xuống còn 20-25, cấp
huyện từ 20-25 nay còn 10-15 phòng, ban chức năng. Thí điểm không tổ chức HĐND
tại 67 huyện, 32 quận, 843 phường của 10 tỉnh, thành phố. Thực hiện phân cấp giữa
trung ương và địa phương, tăng thẩm quyền cho chính quyền cấp tỉnh trong cung cấp
dịch vụ công. Phân cấp và trao quyền về ngân sách và quản lý nhà nước.
- Đội ngũ công chức các cấp, ngành được chú trọng về số lượng, chất lượng, cơ
cấu, chú ý tới chất lượng đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường, hội nhập, xây dựng
nhà nước pháp quyền. Ban hành và áp dụng Luật Cán bộ, công chức. Chú ý tới công
chức ở cơ sở, công chức dự bị. Xây dựng và áp dụng trên 200 chức danh, tiêu chuẩn
cán bộ, công chức làm cơ sở cho công tác tuyển dụng, sử dụng, luân chuyển, điều
động, đào tạo, bồi dưỡng. Phân cấp quản lý cán bộ, công chức nhất là đối với cấp tỉnh.
Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ cơ quan quản lý nhà nước theo hướng phục vụ nhân
dân, phát triển dịch vụ công, đảm bảo quyền làm chủ của người dân.
- Tăng tính minh bạch, hiệu quả của chi tiêu công, hạn chế tham nhũng, lãng
phí trong sử dụng ngân sách nhà nước. Giảm thiểu chi bao cấp, tăng cường thanh tra,
giám sát tài chính đảm bảo giới hạn an toàn cho nợ công và bội chi ngân sách. Chính

phủ ban hành nghị định quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên
chế và kinh phí quan lý hành chính (đối với CQNN), về tổ chức bộ máy, biên chế, tài
chính (đối với đơn vị sự nghiệp công lập). Huy động các nguồn vốn ODA và FDI phục


3
vụ cho các dự án lớn, đầu tư kết cấu hạ tầng, giao thông, thủy lợi, y tế, nông nghiệp,
xóa đói giảm nghèo...
Những thành tựu đó cho thấy mặt tích cực của CCHC. Tuy nhiên, vẫn còn tồn
tại nhiều hạn chế, yếu kém. Nhất là khâu cải cách TTHC chưa có chuyển động mạnh
mẽ. Bộ máy còn cồng kềnh, gây nhiều phiền toái cho người dân và doanh nghiệp, ảnh
hưởng tiêu cực tới môi trường kinh doanh. Thể chế thiếu đồng bộ. Nhiều văn bản pháp
luật đã lạc hậu nhưng chưa được thay thế. Nhiều lĩnh vực hoạt động còn thiếu khuôn
khổ pháp lý đầy đủ, rõ ràng. Chủ trương xã hội hóa dịch vụ công chưa được cụ thể
hóa, chưa đáp ứng được yêu cầu của hội nhập. Tổ chức bộ máy chưa được cấu trúc lại.
Chất lượng cán bộ, công chức còn bất cập, thiếu chuyên nghiệp, chuyên môn hóa. Bộ
máy không thu hút được người tài. Rất nhiều cán bộ, công chức giỏi rời bỏ nhà nước
chạy sang khu vực tư nhân.

Cơ sở pháp lý và thực tiễn cho thấy, tiếp tục đẩy mạnh CCHC là nhiệm vụ cấp
bách để xây dựng một nền hành chính dân chủ, minh bạch, chuyên nghiệp và hiện đại
đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mở cửa, hội nhập sâu rộng với thế giới, thu hút đầu tư và
phát triển bền vững vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn
minh”[3]. “Nghiên cứu giải pháp đánh giá cán bộ, công chức bộ phận một cửa
trong các cơ quan HCNN tỉnh Vĩnh Phúc” là một nội dung của CCHC và cũng là đề
tài tôi chọn nghiên cứu.
2. Các vấn đề của CCHC
CCHC là một khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu đề cập. Tùy vào các điều
kiện về chế độ chính trị, kinh tế - xã hội của mỗi nước, quan điểm và mục tiêu nghiên
cứu mà có cách tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, các cách tiếp cận đều có điểm chung:

CCHC là sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêu nhất định, được xác định bởi
CQNN có thẩm quyền; CCHC không làm thay đổi bản chất của hệ thống hành chính,
mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân được tốt hơn so
với trước, thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi, đi vào cuộc sống hơn, cơ chế
hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
được nâng lên; CCHC tùy từng thời kỳ, giai đoạn, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
của mỗi quốc gia để đặt ra những trọng tâm, trọng điểm khác nhau, hướng tới hoàn
thiện tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, thể chế hoặc tài chính công... khái
niệm này đã được nhắc tới trong Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn
2001-2010 của Chính phủ. Các nội dung sẽ lần lượt được phân tích sau đây:

2.1. Cải cách thể chế
Theo Douglass Cecil North, nhà kinh tế học người Mỹ, thể chế (institutions) là
những quy tắc hay luật chơi (rules of the game) do con người tạo ra để điều chỉnh và
định hình các tương tác của mình. Thể chế bao gồm: i) thể chế chính thức (thành văn)


4
là các văn bản quy phạm pháp luật như luật, văn bản dưới luật; ii) thể chế phi chính
thức (bất thành văn) là các hạn chế, quy chế, quy ước, quy chuẩn, thông lệ; iii) cơ chế
và biện pháp chế tài.
Nguyên Bộ trưởng Thương mại (nay là Bộ Công thương) Trương Đình Tuyển
đưa ra ví dụ: “Nền sản xuất nông nghiệp của chúng ta trước đây tổ chức theo mô hình
HTX năng suất rất thấp, bây giờ vẫn là những người nông dân ấy, những mảnh ruộng
ấy nhưng giao toàn QSDĐ cho người dân và họ thực hiện tự chủ, canh tác trên mảnh
đất của mình, tạo ra một sản lượng lúa rất cao, chúng ta trở thành nhà sản xuất lúa lớn
nhất thế giới… đó là sự giải phóng về thể chế”.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng làm rõ thêm: “Đất đai
như một thể chế. Nếu trước đây chúng ta giao đất cho nông dân làm 30 năm giờ tăng
lên 50 năm… Nếu mảnh đất gắn với người dân 50 năm thì họ sẽ đầu tư khác với 30

năm, họ sẽ trân trọng và sử dụng mảnh đất đó hơn. Đó là những cải cách thể chế tạo
động lực ngay lập tức rất rõ và cụ thể”.
Trước đây, với niềm tin vào nền kinh tế tập thể, chúng ta đã tiến hành HTX
trong sản xuất nông nghiệp: ruộng đất là của chung, sở hữu của toàn dân, của HTX,
nhà nước cử các ban chủ nhiệm HTX để chăm lo sản xuất… Cũng chính vì cơ chế đó
mà xuất hiện tình trạng “cha chung không ai khóc”, người lao động vô trách nhiệm,
nền nông nghiệp kém phát triển, mùa màng thất bát, đói nghèo… Cuối cùng, chúng ta
đã phải cải cách cơ chế đó là chuyển đổi HTX, giao đất cho người dân sử dụng, để họ
tự quyết sản xuất (khoán 10). Cũng những người nông dân đó, cũng mảnh đất đó, điều
kỳ diệu đã đến: từ thiếu đói, chúng ta đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo. Đó chính
là ví dụ minh chứng rõ ràng nhất về cải cách thể thế.
Một ví dụ điển hình nữa, các doanh nghiệp nhà nước sử dụng 60% nguồn lực và
được ưu tiên về thuế, chính sách, thậm chí độc quyền khai thác tài nguyên, vậy mà chỉ
đóng góp 30% cho ngân sách nhà nước. Ngược lại, các thành phần kinh tế khác chỉ sử
dụng 40% nguồn lực và bị đối xử chưa công bằng với doanh nghiệp nhà nước lại đóng
góp tới 70% cho ngân sách. Cùng là người Việt Nam, cùng phải chấp hành hệ thống
luật pháp như nhau, tại sao lại có sự khác nhau về hiệu quả như vậy? Câu trả lời chính
là cơ chế quản lý và sở hữu khác nhau.
Doanh nghiệp nhà nước sử dụng nguồn vốn nhà nước nên xảy ra tình trạng cha
chung không ai khóc. Những đồng tiền của nhân dân không được trân trọng như tiền
của cá nhân. Vì vậy, họ làm cũng được, không làm cũng chẳng sao. Ngược lại, thành
phần kinh tế khác thì nguồn vốn chính là tiền túi của họ bỏ ra, họ trân trọng và sống
chết với nó. Minh chứng rõ nhất là sau khi hàng trăm doanh nghiệp nhà nước được cổ
phần hóa thì ngay lập tức phát triển nhanh chóng. Vì sao? Vì cơ chế mới quyền lợi và
trách nhiệm được gắn chặt với nhau. Đó chính là cải cách thể chế.


5
Qua những ví dụ trên, cho thấy: “Cải cách thể chế” là thay đổi cách quản lý,
thay đổi cơ chế quản trị, cơ chế sử dụng, sở hữu để tạo ra động lực đột phá, phù hợp

hơn với thực tiễn cuộc sống.

2.2. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính
Rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của UBND
các cấp, các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, các đơn vị sự nghiệp công lập
của tỉnh, huyện. Đánh giá mô hình tổ chức, chất lượng hoạt động của chính quyền địa
phương, đơn vị. Thực hiện phân cấp theo quy định của Chính phủ. Tổ chức thực hiện
cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các
đơn vị sự nghiệp công lập.
Hoàn thiện vai trò, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy HCNN cũng như của mỗi
cơ quan hành chính (Chính phủ, các bộ, chính quyền địa phương các cấp) theo tinh
thần của Hiến pháp năm 2013. Xác định rõ và tăng thẩm quyền, trách nhiệm của Thủ
tướng Chính phủ và tập thể Chính phủ; của chủ tịch UBND và tập thể UBND. Quy
phạm hóa chế độ trách nhiệm của người đứng đầu trong hệ thống cơ quan hành chính.
Tiếp tục đẩy mạnh quá trình phân cấp và giao quyền giữa Trung ương và địa phương
phù hợp với yêu cầu quản lý nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tổ chức kiện
toàn cấu trúc bộ máy đa ngành, đa lĩnh vực để phát huy sức mạnh tổng hợp.
Trên cơ sở rà soát chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên chế cần thiết phải
xây dựng và áp dụng đề án vị trí việc làm một cách thực chất và có hiệu quả.
Có thể chế phù hợp, pháp luật điều chỉnh nhưng khâu thực thi phải rất nghiêm.
Ví dụ, ở Singapore người dân không xả rác, không hút thuốc nơi công cộng, tuân thủ
tuyệt đối luật giao thông. Tại sao vậy? Đơn giản là vì không ai dám, bởi khi vi phạm
sẽ nhanh chóng bị phạt và phạt rất nặng. Ngược lại, ở Việt Nam chúng ta, những hành
vi như vậy rất ít khi bị phạt và mức phạt cũng chả bõ bèn gì. Hằng ngày, những hành
vi vi phạm cứ diễn ra trước mắt mọi người nên thật khó tạo được ý thức tôn trọng pháp
luật. Thậm chí, người chấp hành tốt đôi khi còn bị dè bỉu và lạc lõng trong số đông.
Cần hạn chế tình trạng “con ông cháu cha”, “một người làm quan cả họ được
nhờ” đã và đang là “bệnh dịch” nhức nhối của xã hội, gây ra nạn ô dù, thân quen, bè
phái, dòng họ… Do đó, công tác tổ chức, công tác cán bộ và công tác tuyển dụng, sử
dụng cán bộ, công chức phải thực hiện đúng quy trình, công khai, dân chủ. Tránh hình

thức hóa, bên ngoài thì rất bài bản nhưng bên trong lại ngấm ngầm chỉ đạo, vận động
thiếu lành mạnh, o ép, xử lý làm sai lệch kết quả lấy tín nhiệm, ý kiến tập thể.
Cải cách tổ chức bộ máy HCNN là làm cho bộ máy hành chính ngày một tinh
gọn hơn; hiệu lực, hiệu quả quản lý, chất lượng cán bộ, công chức, chất lượng phục vụ
tổ chức, công dân được nâng lên đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ
đời sống nhân dân.


6
2.3. Cải cách tài chính công
Trong những năm qua, quản lý tài chính công đã từng bước được cải cách và
đổi mới trên nhiều phương diện. Mục tiêu xuyên suốt xác định trong Chiến lược tài
chính đến năm 2020 là “từng bước xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm
bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính - tiền tệ, tạo điều kiện
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền
kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội; huy động, quản lý, phân phối và sử
dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng; CCHC đồng bộ, toàn
diện; đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của công tác quản lý, giám sát tài chính”[16].
Để thực hiện mục các tiêu này, Chiến lược tài chính đến năm 2020 đã đề ra 8
nhóm giải pháp, trong đó, liên quan đến lĩnh vực quản lý tài chính công sẽ tập trung
vào 6 trụ cột sau:
- Nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực tài chính quốc gia với các nhiệm vụ
trọng tâm là: hoàn thiện thể chế tài chính, tạo môi trường thuận lợi nhằm thu hút hiệu
quả, kịp thời các nguồn tài chính trong và ngoài nước cho các mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội; động viên hợp lý các nguồn thu NSNN trên cơ sở tiếp tục thực hiện cải
cách hệ thống thuế, phí, các khoản thu NSNN phù hợp với quá trình chuyển đổi của
nền kinh tế và thông lệ quốc tế; thực hiện đa dạng hoá các nguồn đầu tư phát triển hệ
thống hạ tầng cơ sở, phát triển dịch vụ công.
- Nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính gắn với quá
trình tái cơ cấu nền tài chính quốc gia, trong đó, tập trung vào các nội dung như: tăng

cường vai trò định hướng của nguồn lực tài chính nhà nước trong đầu tư phát triển
kinh tế - xã hội; thực hiện tái cấu trúc đầu tư công; đổi mới cơ chế phân cấp quản lý
NSNN, hoạt động lập và phân bổ dự toán NSNN; từng bước hoàn thiện khung pháp lý
để xây dựng kế hoạch ngân sách trung hạn, kế hoạch đầu tư trung hạn.
- Đổi mới cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công theo Nghị định số
130/2005/NĐ-CP[8] quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế
và kinh phí quản lý hành chính đối với các CQNN; Nghị định số 117/2013/NĐ-CP[12]
sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 130/2005/NĐ-CP và Nghị định số
16/2015/NĐ-CP[13] quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập. Đa dạng
hóa nguồn lực xã hội phát triển dịch vụ công theo hướng: tăng cường phân cấp và tăng
tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập trong quản lý, sử
dụng nguồn lực; đổi mới cơ chế giá dịch vụ sự nghiệp công lập; hoàn thiện cơ chế
chính sách tài chính để thu hút các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển sự
nghiệp công.
- Hoàn thiện chính sách, cơ chế tài chính doanh nghiệp và tái cấu trúc doanh
nghiệp nhà nước với hai nhiệm vụ trọng tâm là: tiếp tục đổi mới chính sách, cơ chế tài
chính doanh nghiệp theo hướng bình đẳng, ổn định, minh bạch nhằm giải phóng, phát


7
triển sức sản xuất của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; đẩy mạnh quá
trình đổi mới và cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp, các tổng công ty Nhà nước.
- Nâng cao năng lực, hiệu quả kiểm tra, thanh tra, giám sát và đảm bảo an ninh
tài chính quốc gia, trong đó, tập trung vào các định hướng là: tăng cường nâng cao kỷ
luật tài chính, đẩy mạnh công khai tài chính; tăng cường sự giám sát của cộng đồng và
người dân đối với quá trình huy động, sử dụng nguồn lực công; nâng cao hiệu quả
giám sát, quản lý rủi ro và bảo đảm an toàn nợ công, nợ quốc gia; tăng cường vai trò,
chức năng giám sát của Nhà nước đối với thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; đổi
mới phương thức và cách thức giám sát tài chính vĩ mô.
- Đẩy mạnh CCHC trong lĩnh vực tài chính, hoàn thiện phương thức điều hành

chính sách tài chính trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về TTHC trong
lĩnh vực tài chính và thực hiện hiện đại hóa nền tài chính quốc gia với trọng tâm đẩy
mạnh ứng dụng CNTT.

2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Triển khai thực hiện tốt cơ chế, chính sách thu hút nhân tài, bắt đầu từ việc
tuyển dụng, thi tuyển vào các chức danh lãnh đạo, quản lý đến việc sử dụng, đánh giá
và đãi ngộ cán bộ, công chức. Xây dựng kỷ luật công vụ, nâng lời hứa và cam kết thực
hiện các nhiệm vụ hành chính trở thành những ràng buộc về mặt đạo đức nghề nghiệp.
Chú trọng tới giá trị nghề nghiệp, khuyến khích công chức trở thành chuyên gia chứ
không chạy theo chức tước; coi trọng thực tài; xóa bỏ tình trạng chạy theo bằng cấp
một cách hình thức; không cứng nhắc về tuổi để tránh lãng phí nguồn nhân lực trong
quản lý, đồng thời khắc phục tình trạng thiếu hụt cán bộ lãnh đạo, quản lý kế cận ở các
cấp, các ngành. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở
thực hiện kế hoạch tiêu chuẩn hóa, chuyên môn hóa các quy trình hành chính. Đẩy
nhanh tiến độ cải cách tiền lương để bảo đảm cuộc sống của cán bộ, công chức, viên
chức sống được bằng lương theo mức trung bình của xã hội.

Nhằm giảm bớt những phiền toái, vất vả của người dân, tổ chức; không phải
chạy đôn đáo hết nơi này đến nơi khác để mong được giải quyết nhu cầu nào đó… đòi
hỏi cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông” ra đời.


8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ CƠ CHẾ MỘT CỬA
VÀ ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC BỘ PHẬN MỘT CỬA
1.1. Cơ chế “một cửa”

1.1.1. Sự xuất hiện “cơ chế một cửa”[29]

Cụm từ “một cửa” (One-Stop Shop) xuất hiện từ những năm 20 của thế kỷ XX
khi các doanh nghiệp tư nhân, trung tâm thương mại muốn cải thiện cách thức kinh
doanh của mình để tạo điều kiện cho khách hàng dễ tiếp cận việc mua hàng hóa. Cụm
từ này tiếp tục xuất hiện cùng với sự phát triển của thương mại điện tử, kinh doanh
trên Internet. Những năm 80 của thế kỷ XX, nhiều nước đã bắt đầu tiếp cận phương
thức này nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và coi công dân, tổ chức như là những
khách hàng của mình để phục vụ. De Araujo[29] cho rằng sự xuất hiện cơ chế một cửa
là một cách thức mới để cải thiện mối quan hệ giữa cơ quan công quyền đối với công
dân, tổ chức trong việc giảm thiểu quan liêu, nâng cao tính thiết thực, hiệu quả của bộ
máy hành chính và là điểm quan trọng để hiện đại hóa nền hành chính nhằm phục vụ
tốt hơn cho công dân. Poddighe[29] cho rằng ý tưởng và khái niệm cơ chế một cửa
xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau để hướng tới một phương thức chung như
là một phương tiện vận chuyển phải đối mặt với hàng rào hành chính trong quá trình
cung cấp dịch vụ công, những hàng rào này bao gồm tiếp cận thông tin, cách tiếp cận
TTHC và tiếp cận với các cơ quan có chức năng cung cấp dịch vụ công. Hơn nữa, mục
đích của cơ chế một cửa nhằm cải cách nền hành chính, khắc phục tính quan liêu,
nhũng nhiễu của một bộ phận công chức trong nền công vụ. Tuy nhiên, xung quanh
vấn đề cơ chế một cửa, cũng đã có nhiều tranh cãi rằng đây là một lý thuyết và phương
thức mới của cải cách dịch vụ công hay đây chỉ là một cơ chế để giảm thiểu những quá
trình phức tạp tại một đầu mối giữa cơ quan hành chính với người dân, doanh nghiệp
và thông qua cơ chế hợp tác, phối hợp giữa các cơ quan công quyền có liên quan trong
quá trình cung cấp dịch vụ công. Nhu cầu cần thiết của cơ chế một cửa được nhìn nhận
theo cách tiếp cận nâng cao năng lực của nền hành chính, tính minh bạch và trách
nhiệm giải trình là yếu tố quan trọng để các quốc gia áp dụng thực hiện cơ chế một
cửa. Tuy nhiên, đặt vấn đề từ phía các quốc gia đang phát triển với một hệ thống hành
chính thứ bậc và quan liêu thì hơn lúc nào hết cần phải có học thuyết và những lý
thuyết phù hợp cho sự vận hành của cơ chế một cửa. Đâu là cơ sở căn bản của việc ra
đời cơ chế một cửa: có thực sự nó cần thiết cho những mong muốn của người dân và
tổ chức hay đó chỉ là một cơ chế hữu hiệu cần thiết cho một nền hành chính quan liêu,
thậm chí là những sở thích nhất thời của các nhà chính trị. Mặt khác, cơ chế một cửa

có thể như là những cố gắng trong quá trình thay đổi văn hóa công vụ dưới áp lực của
truyền thống tổ chức. Hơn nữa, nhiều câu hỏi được đặt ra rằng một cửa là sự cải cách
về quản lý hay là sự dịch chuyển về lý thuyết tổ chức trong cung cấp dịch vụ công


9
hoặc đó chỉ là một cái nhìn mới cho cách làm cũ của cung cấp dịch vụ công. Vấn đề
đặt ra là, một cửa là một tổ chức hay chỉ là một cơ chế phối hợp của phương thức quản
lý mới và hiện đại hóa nền hành chính. Ranh giới giữa lý thuyết khoa học tổ chức và
sự chuyển giao nền hành chính quan liêu truyền thống tới học thuyết quản lý công
mới, cũng như những ý tưởng về tổ chức dường như vẫn còn là một bước trở ngại lớn
trong quá trình tổ chức thực hiện cơ chế một cửa.
Kinh nghiệm và thực tiễn của nhiều nước trên thế giới trong quá trình vận hành
và tổ chức thực hiện cơ chế một cửa đã chỉ ra rằng đây là một cơ chế hữu hiệu để nâng
cao tính hiệu quả của nền hành chính và giảm thiểu thời gian cho người dân và tổ chức
khi đến giải quyết TTHC với cơ quan công quyền tại một địa điểm. Một số quốc gia
thiết lập và tổ chức thực hiện cơ chế một cửa trong cung cấp dịch vụ công tại cấp
chính quyền trung ương, một số nước thì đặt theo đơn vị hành chính các cấp của chính
quyền địa phương. Các quốc gia cũng đều chú trọng việc thiết lập cơ chế theo dõi,
đánh giá tính hiệu quả của việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa và xây dựng các
công cụ hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công.
Điều 1, Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ
quan HCNN ở địa phương ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày
25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ, định nghĩa:
- “Cơ chế một cửa là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức thuộc
trách nhiệm, thẩm quyền của một cơ quan HCNN trong việc công khai, hướng dẫn
TTHC, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ
phận TN&TKQ của cơ quan HCNN”[19].
- “Cơ chế một cửa liên thông là cách thức giải quyết công việc của cá nhân, tổ
chức thuộc trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan HCNN cùng cấp hoặc giữa các

cơ quan HCNN các cấp trong việc công khai, hướng dẫn TTHC, tiếp nhận hồ sơ, giải
quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là bộ phận TN&TKQ của một cơ
quan HCNN” [19].
Điều 2, Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ
quan HCNN ở địa phương ban hành kèm theo Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày
25/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ nêu rõ:
- Bộ phận TN&TKQ là đầu mối tập trung hướng dẫn TTHC, tiếp nhận hồ sơ của
cá nhân, tổ chức để chuyển đến các cơ quan chuyên môn hoặc cấp có thẩm quyền giải
quyết và nhận, trả kết quả cho cá nhân, tổ chức.
- Bộ phận TN&TKQ hiện đại là bộ phận TN&TKQ có trang thiết bị điện tử và
áp dụng phần mềm điện tử trong các giao dịch hành chính giữa cá nhân, tổ chức với cơ
quan HCNN và giữa các cơ quan HCNN với nhau trong việc công khai, hướng dẫn,
tiếp nhận hồ sơ để chuyển đến các cơ quan chuyên môn giải quyết và nhận, trả kết quả


10
cho cá nhân, tổ chức theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trên tất cả các
lĩnh vực thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan HCNN.

1.1.2. Cơ quan áp dụng cơ chế “một cửa”, cơ chế “một cửa liên thông”
Cơ quan áp dụng cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông là “các cơ quan
chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh; UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
UBND xã, phường, thị trấn; các cơ quan của Trung ương được tổ chức theo ngành dọc
đặt tại địa phương”[19].

1.1.3. Lợi ích của cơ chế một cửa
Đối với người dân và doanh nghiệp, cơ chế một cửa giúp giảm thời gian và chi
phí đến các cơ quan HCNN. Thông qua cơ chế một cửa, người dân và doanh nghiệp dễ
dàng tiếp cận thông tin hơn, giảm ách tắc, tăng độ tin cậy và giảm rào cản.
Đối với cơ quan HCNN, cơ chế một cửa giúp giảm thời gian xử lý công việc

hành chính. Nguồn lực sẽ được sử dụng hiệu quả hơn nhờ tập trung vào những vị trí
việc làm phức tạp và chưa được tin học hóa. Nhờ cơ chế một cửa, cơ quan HCNN và
các cơ quan khác của nhà nước có thể cải thiện hiệu quả hoạt động quản lý của mình,
đồng thời cải thiện dịch vụ cung cấp cho người dân và doanh nghiệp.

1.1.4. Quy trình thực hiện cơ chế một cửa
“TTHC là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do CQNN,
người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên quan đến cá
nhân, tổ chức”[10].
“Hồ sơ là những loại giấy tờ mà đối tượng thực hiện TTHC cần phải nộp hoặc
xuất trình cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết TTHC trước khi cơ quan
thực hiện TTHC giải quyết một công việc cụ thể cho cá nhân, tổ chức” [10].
1.1.4.1. Tiếp nhận hồ sơ
a) Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận TN&TKQ hoặc nộp qua
dịch vụ bưu chính, nộp trực tuyến ở những nơi có quy định nhận hồ sơ qua dịch vụ
bưu chính, nhận hồ sơ trực tuyến;
b) Công chức tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận TN&TKQ kiểm tra tính hợp lệ, đầy
đủ của hồ sơ: Trường hợp hồ sơ không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để cá
nhân, tổ chức đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì
hướng dẫn cụ thể theo mẫu số 01 tại phụ lục ban hành kèm theo quyết định này;
c) Công chức tiếp nhận hồ sơ nhập vào Sổ theo dõi hồ sơ theo mẫu số 02 tại
Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này và phần mềm điện tử (nếu có); lập Giấy
tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả theo mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết
định này;


11
d) Trường hợp công chức tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận TN&TKQ được phân
công giải quyết hồ sơ thì nhập vào sổ theo dõi hồ sơ và phần mềm điện tử (nếu có):
Đối với hồ sơ quy định giải quyết và trả kết quả ngay, không phải lập Giấy tiếp nhận

hồ sơ và hẹn trả kết quả: Công chức thẩm định, trình cấp có thẩm quyền quyết định và
trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức; Đối với hồ sơ quy định có thời hạn
giải quyết: Công chức lập Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả; thẩm định, trình cấp
có thẩm quyền quyết định và trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức.
1.1.4.2. Chuyển hồ sơ
a) Sau khi tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này, công
chức lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ theo mẫu số 04 tại Phụ lục ban
hành kèm theo Quyết định này;
b) Chuyển hồ sơ và Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho cơ quan, tổ
chức liên quan giải quyết. Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ được chuyển theo
hồ sơ và lưu tại Bộ phận TN&TKQ.
1.1.4.3. Giải quyết hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan, tổ chức phân công cán bộ, công chức giải
quyết như sau:
a) Trường hợp không quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ: Công chức thẩm
định, trình cấp có thẩm quyền quyết định và chuyển kết quả giải quyết hồ sơ cho Bộ
phận TN&TKQ;
b) Trường hợp có quy định phải thẩm tra, xác minh hồ sơ: Công chức báo cáo
người có thẩm quyền phương án thẩm tra, xác minh và tổ chức thực hiện. Quá trình
thẩm tra, xác minh phải được lập thành hồ sơ và lưu tại cơ quan giải quyết; Đối với hồ
sơ qua thẩm tra, xác minh đủ điều kiện giải quyết: Công chức thẩm định, trình cấp có
thẩm quyền quyết định và chuyển kết quả giải quyết hồ sơ cho bộ phận TN&TKQ;
Đối với hồ sơ qua thẩm tra, xác minh chưa đủ điều kiện giải quyết: Công chức báo cáo
cấp có thẩm quyền trả lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, nội
dung cần bổ sung. Thời gian mà cơ quan, tổ chức đã giải quyết lần đầu được tính trong
thời gian giải quyết hồ sơ;
c) Các hồ sơ quy định tại Điểm a, b Khoản này sau khi thẩm định không đủ
điều kiện giải quyết, công chức báo cáo cấp có thẩm quyền trả lại hồ sơ và thông báo
bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ. Thông báo được nhập vào mục trả
kết quả trong Sổ theo dõi hồ sơ. Thời hạn thông báo phải trong thời hạn giải quyết hồ

sơ theo quy định;
d) Các hồ sơ quá hạn giải quyết: Cơ quan, tổ chức giải quyết hồ sơ phải thông
báo bằng văn bản cho bộ phận TN&TKQ và văn bản xin lỗi cá nhân, tổ chức, trong đó
ghi rõ lý do quá hạn, thời hạn trả kết quả.


12
1.1.4.4. Trả kết quả giải quyết hồ sơ
Công chức tại bộ phận TN&TKQ nhập vào sổ theo dõi hồ sơ và phần mềm điện
tử (nếu có) và thực hiện như sau:
a) Các hồ sơ đã giải quyết xong: Trả kết quả giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ
chức và thu phí, lệ phí (nếu có); trường hợp cá nhân, tổ chức đã đăng ký nhận kết quả
qua dịch vụ bưu chính thì việc trả kết quả, thu phí, lệ phí (nếu có) và cước phí được
thực hiện qua dịch vụ bưu chính; nếu thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thì
việc trả kết quả và thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định;
b) Đối với hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổ chức để
yêu cầu bổ sung hồ sơ theo thông báo của cơ quan, tổ chức giải quyết hồ sơ và văn bản
xin lỗi của Bộ phận TN&TKQ (nếu là lỗi của công chức khi tiếp nhận hồ sơ);
c) Đối với hồ sơ không giải quyết: Liên hệ với cá nhân, tổ chức để trả lại hồ sơ
kèm theo thông báo không giải quyết hồ sơ;
d) Đối với hồ sơ quá hạn giải quyết: Thông báo thời hạn trả kết quả lần sau và
chuyển văn bản xin lỗi của cơ quan, tổ chức làm quá hạn giải quyết cho cá nhân, tổ chức;
e) Đối với hồ sơ giải quyết xong trước thời hạn trả kết quả: Liên hệ để cá nhân,
tổ chức nhận kết quả;
f) Trường hợp cá nhân, tổ chức chưa đến nhận hồ sơ theo giấy tiếp nhận hồ sơ
và hẹn trả kết quả thì kết quả giải quyết hồ sơ được lưu giữ tại Bộ phận TN&TKQ.
Bộ phận TN&TKQ

CC tiếp nhận HD t/chức, c/dân
đến cơ quan có thẩm quyền

Không  phạm vi

Ngƣời dân,
tổ chức

-Thu phí

Tổ chức,
(nếu có)

công dân

Văn bản xin lỗi
của Bộ phận
TN&TKQ (nếu
là lỗi của CC khi
tiếp nhận)

-Trả KQ
Văn bản xin lỗi
củachức
Bộ phận
Công
b/cáo
TN&TKQ (nếu
cấp có thẩm
là lỗi của CC khi
quyền:
tiếp nhận)
Chưa

- Trả lại HS
đủ
- Văn bản nêu lý
điều
do không giải
kiện
quyết HS
- Nội dung yêu
cầu bổ sung HS

CC tiếp nhận KT tính
đầynhận
đủ, hợp
của HSc/dân
CC tiếp
HDlệt/chức,
đến

quan
Không
lệ,
phạm
vicó thẩm quyền
Chưa
hợp
đầy
đủ

CC tiếp nhận:


Hợp lệ,

CC tiếp nhận KT hsơ
Bộ
phận TN&TKQ
quyđịnh giải quyết &
trả KQ ngay?

đầyđủ

CC tiếp nhận HD

Đúng
CC tiếp nhận thẩm định,

bổ sung HS

trìnhCC
cấptiếp
có thẩm
quyền
nhận KT
hsơQĐ
quy
định
giải
quyết
&
CC tiếp nhận KT tính
Hợp lệ,

Chưa hợpđầy
lệ, đầy
Đúng
trả KQ ngay?
đủ,đủ
hợp lệ của HS
- Thông báo bằng văn bản chođầy
Bộđủ
phận TN&TKQ , thời hạn trả KQ lần sau

- Vào sổ theo dõi
- Lập giấytiếp
Không
nhận &hẹn trả
đúng
KQ
- Lập phiếu
kiểm soát quá
trình giải quyết
Không
HS
đúng

CC- Văn
tiếp nhận
HDlỗi tổ chức, công dân của cơ quan,
CCtổtiếp
nhận
định,
bản xin

chức
làmthẩm
quáQuá
hạn hạn
Quá hạn
bổ sung HS
trình cấp có thẩm quyền QĐ

- Ktra HS sau thẩm tra,
- CC b/cáo p/án
CQuan GQuyết ktra: - Vào sổ theo dõi
Trong
xác minh có đủ điều
thẩm tra, xác
hạn
- HS có phải thẩm - Lập giấytiếp
kiện GQuyết-không?
minh
Thông
, thời hạn trả KQQuá
lần sau
hạnminh không? nhận &hẹn trả
Quá
hạn báo bằng văn bản cho Bộ phận TN&TKQPhải
tra, xác
xác
KQ
- Trong hạn GQuyết
- Lập HS thẩm
công dân của cơ quan,minh

tổ chức làm quá hạn
- Trong hạn GQuyết
không? - Văn bản xin lỗi tổ chức,tra,
xác minh
- Lập
phiếu
Đủ
không?
Trong hạn
Kô phải xác
minh
Trong hạn
Trong
kiểm soát quá
điều
CC Gquyết thẩm định, trình
hạn
trình giải quyết
kiện

Chưa
Trong
đủ
- Ktrahạn
HS sau thẩm tra,
Cơ quan, tổ chức
giải quyết hồ
điều
xácsơ
minh cóĐủ

đủ điều
kiện GQuyếtđiều
không?
Công chức b/cáo kiện
kiện
cấp có thẩm
- Trong hạn GQuyết
quyền:
không?

- CC b/cáo p/án
thẩm tra, xác
minh

Phải
xác
Xong
minh

cấp có thẩm quyền QĐHS

CQuan
ktra:xác minh
Chưa xong
HồGQuyết
sơ giải
Trong
hạn
Kô phải
quyết xong?

- HS có phải thẩm
xác minh
CCtra,
Gquyết
thẩmkhông?
định, trình

- Lập HS thẩm
Hình 1.1. Sơ đồ “Quy trình thực
hiện
tra, xác
minh cơ chế một cửa”
- Trong hạn GQuyết

- Trảquan,
lại HS tổ chức giải quyết hồ sơ

- Văn bản nêu lý
do không giải
quyết HS

CC tiếp nhận:

Xong

cấp có thẩm quyền QĐ
Chưa xong
không?
Hồ sơ giải
quyết xong?



13
1.1.5. Quy trình thực hiện cơ chế một cửa liên thông
1.1.5.1. Các loại hình liên thông
a) Liên thông giữa các cơ quan HCNN cùng cấp: giữa các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND cấp huyện; giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện và cơ
quan được tổ chức theo ngành dọc đặt tại huyện; giữa các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND cấp tỉnh; giữa các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và cơ quan được
tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh.
b) Liên thông giữa các cơ quan HCNN các cấp: giữa UBND cấp xã và các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện hoặc các cơ quan được tổ chức theo ngành
dọc đặt tại huyện; giữa UBND cấp xã và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp
tỉnh hoặc các cơ quan được tổ chức theo ngành dọc đặt tại tỉnh; giữa UBND cấp huyện
và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh hoặc cơ quan được tổ chức theo
ngành dọc đặt tại tỉnh; giữa cơ quan HCNN thuộc tỉnh và các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ.
1.1.5.2. Quy trình liên thông
a) Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ tại bộ phận TN&TKQ của cơ quan chủ trì giải
quyết TTHC (gọi chung là cơ quan chủ trì) hoặc nộp qua dịch vụ bưu chính, nộp trực
tuyến ở những nơi có quy định nhận hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, nhận hồ sơ trực tuyến.
b) Công chức làm việc tại bộ phận TN&TKQ kiểm tra tính hợp lệ, đầy đủ của
hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ theo quy định tại Điểm b, c Khoản 1 Điều 6 Quy chế thực
hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan HCNN ở địa phương.
c) Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan chủ trì tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan
phối hợp bằng văn bản, cơ quan được hỏi ý kiến phải trả lời trong thời gian quy định;
trường hợp việc giải quyết TTHC cần được thực hiện sau khi có kết quả giải quyết của
cơ quan phối hợp thì cơ quan chủ trì gửi văn bản, hồ sơ cho cơ quan phối hợp để giải
quyết trong thời gian quy định.
d) Trên cơ sở giải quyết hồ sơ của các cơ quan phối hợp, cơ quan chủ trì thẩm

định và trình cấp có thẩm quyền quyết định và chuyển kết quả giải quyết hồ sơ đến Bộ
phận TN&TKQ nơi cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ.
e) Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện giải quyết: Cơ quan có trách nhiệm trả
lại hồ sơ kèm theo thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, nội dung cần bổ sung. Thời
gian các cơ quan chuyên môn, tổ chức đã giải quyết lần đầu được tính trong thời gian
giải quyết hồ sơ. Bộ phận TN&TKQ liên hệ với cá nhân, tổ chức để chuyển văn bản
xin lỗi của Bộ phận TN&TKQ (nếu là lỗi của công chức khi tiếp nhận hồ sơ) và yêu
cầu bổ sung hồ sơ theo thông báo của cơ quan có trách nhiệm.
f) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết: Cơ quan có trách nhiệm
trình cấp có thẩm quyền thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do không giải quyết hồ sơ.


14
Thông báo được nhập vào mục trả kết quả trong Sổ theo dõi hồ sơ. Thời hạn thông báo
phải trong thời hạn giải quyết theo quy định.
g) Trường hợp hồ sơ quá hạn giải quyết: Cơ quan có trách nhiệm phải có văn
bản gửi Bộ phận TN&TKQ và văn bản xin lỗi cá nhân, tổ chức của cơ quan ghi rõ lý
do quá hạn và thời hạn trả kết quả. Công chức bộ phận TN&TKQ nhập sổ theo dõi hồ
sơ và phần mềm điện tử (nếu có), thông báo thời hạn trả kết quả và chuyển văn bản xin
lỗi của cơ quan làm quá hạn giải quyết hồ sơ cho cá nhân, tổ chức.
h) Trả kết quả giải quyết hồ sơ thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 6 Quy
chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan HCNN ở địa phương.
CC tiếp nhận HD t/chức, c/dân

Ngƣời dân,
tổ chức

- Thu phí
(nếu có)


Văn bản xin lỗi của
Bộ phận
TN&TKQ (nếu là
lỗi của CC khi tiếp
nhận)

CC tiếp nhận HD

đến cơ quan có thẩm quyền

bổ sung HS

Không  phạm vi
CC tiếp nhận KT tính
đầyđủ, hợp lệ của HS

- Trả KQ

Hợp lệ, đầyđủ

Cơ quan chủ trì

Chưa hợp lệ, đầyđủ

Bộ phận TN&TKQ

Ktra TTHC cần t/hiện
sau khi có KQ g/quyết
của CQ p/hợp ?


- Thẩm định

Cần

Không cần

- Trình cấp
có thẩm
quyền QĐ

Lấy ýkiến của CQ p/hợp bằng v/bản

- Thu phí
Không 
phạm vi

(nếu có)
- Trả KQ

Chưa hợp lệ, đầyđủ

CC tiếp nhận KT tính
đầyđủ, hợp lệ của HS

Bộ phận TN&TKQ

Gửi
v/bản,
HS
cho

CQ
p/hợp

Hợp lệ, đầyđủ

- Thông báo bằng văn bản cho Bộ phận TN&TKQ, thời hạn trả KQ lần sau
- Văn bản xin lỗi tổ chức, công dân của cơ quan, tổ chức làm quá hạn
Quá hạn
Quá hạn

Công chức b/cáo
cấp có thẩm
quyền:
- Trả lại HS
- Văn bản nêu lý
do không giải
quyết HS
- Nội dung yêu
cầu bổ sung HS

Chưa
đủ
điều
kiện

-HSsauthẩmtra, xác
minhcóđủđiềukiện
GQuyếtkhông?
-Trong hạnGQuyết ?


Trong
hạn

- CC b/cáo p/án
thẩm tra, xác
minh
- Lập HS thẩm
tra, xác minh

Trong
hạn
Phải
xác
minh

- HS có phải thẩm tra,
xác minh không?
- Trong hạn GQuyết
không?
Trong hạn

Đủ
điều
kiện

Kô phải xác minh

CC Gquyết
thẩm định, trình
cấp có thẩm

quyền QĐ
Chưa
Xong

Hồ sơ giải
quyết xong?

xong

Cơ quan phối hợp

Hình 1.2. Sơ đồ “Quy trình thực hiện cơ chế một cửa liên thông”


15
1.1.6. Bộ phận TN&TKQ
1.1.6.1. Vị trí của Bộ phận TN&TKQ
Điều 8, Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ quan
HCNN ở địa phương nêu rõ: “i) bộ phận TN&TKQ của cơ quan chuyên môn thuộc
UBND cấp tỉnh đặt tại Văn phòng cơ quan và chịu sự quản lý, chỉ đạo của Văn phòng
cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Bộ phận TN&TKQ tập trung của các cơ
quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh được tổ chức tại các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có trung tâm hành chính tập trung; ii) bộ phận TN&TKQ của UBND cấp
huyện đặt tại Văn phòng HĐND và UBND hoặc Văn phòng UBND nơi thí điểm không
tổ chức HĐND cấp huyện (gọi chung là Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện); chịu
sự quản lý, chỉ đạo của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện; iii) Bộ phận TN&TKQ
của UBND cấp xã đặt tại trụ sở UBND cấp xã; iv) bộ phận TN&TKQ của các cơ quan
được tổ chức theo ngành dọc thực hiện theo quy định của cơ quan chủ quản”[19].
1.1.6.2. Diện tích, trang thiết bị của bộ phận TN&TKQ
Điều 9, Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông tại cơ

quan HCNN ở địa phương có nêu: “i) Diện tích làm việc tối thiểu của Bộ phận
TN&TKQ: của cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh là 40m2, của UBND cấp
huyện là 80m2, của UBND cấp xã là 40m2. Trong tổng diện tích làm việc của bộ phận
TN&TKQ phải dành khoảng 50% diện tích để bố trí nơi ngồi chờ cho cá nhân, tổ chức
đến giao dịch; ii) Trang thiết bị của Bộ phận TN&TKQ: Trang thiết bị chung: căn cứ
vào tính chất công việc của mỗi cấp, UBND cấp tỉnh quy định trang thiết bị cho bộ
phận TN&TKQ, mức tối thiểu phải có máy vi tính, máy photocopy, máy fax, máy in,
điện thoại cố định, ghế ngồi, bàn làm việc, nước uống, quạt mát hoặc máy điều hòa
nhiệt độ và các trang thiết bị cần thiết khác để đáp ứng nhu cầu làm việc và yêu cầu
ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan HCNN; Trang thiết bị của bộ phận
TN&TKQ hiện đại được đặt tại vị trí trang trọng của cơ quan HCNN, thuận tiện cho cá
nhân, tổ chức trong quá trình thực hiện các giao dịch hành chính; được bố trí khoa học
theo các khu chức năng, bao gồm: khu vực cung cấp thông tin, TTHC; khu vực đặt các
trang thiết bị điện tử, kể cả máy lấy số xếp hàng tự động, tra cứu thông tin, TTHC, tra
cứu kết quả giải quyết TTHC; khu vực TN&TKQ được chia thành từng quầy tương
ứng với từng lĩnh vực khác nhau; bố trí đủ ghế ngồi chờ, bàn để viết dành cho cá nhân,
tổ chức đến giao dịch; có phần cứng của hạ tầng CNTT và các thiết bị chuyên dụng
theo quy định; có đủ điều kiện để thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; áp
dụng phần mềm điện tử theo quy định” [19].
1.1.6.3. Công chức làm việc tại bộ phận TN&TKQ
Đội ngũ công chức làm việc tại Bộ phận TN&TKQ đảm bảo đủ về số lượng và
có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp đáp ứng yêu cầu công việc; có phẩm chất, đạo đức


×