Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Phóng sự ngắn phát thanh trên hệ VOV1 ( khảo sát chương trình thời sự 6h,12h,18h trên hệ thời sự chính trị tổng hợp VOV1, 6 tháng đầu năm 2015)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐINH THỊ PHƢƠNG THÚY

PHÓNG SỰ NGẮN PHÁT THANH TRÊN HỆ VOV1
(Khảo sát chương trình Thời sự 6h, 12h, 18h trên Hệ Thời sự Chính trị tổng
hợp VOV1 6 tháng đầu năm 2015)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội-2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

ĐINH THỊ PHƢƠNG THÚY

PHÓNG SỰ NGẮN PHÁT THANH TRÊN HỆ VOV1
(Khảo sát chương trình Thời sự 6h, 12h, 18h trên Hệ Thời sự Chính trị tổng
hợp VOV1 6 tháng đầu năm 2015)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60.32.01.01

Người hướng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ THANH TỊNH


Hà Nội-2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Luận
văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS Phạm Thị Thanh Tịnh. Các
tài liệu, số liệu trích trong luận văn là hoàn toàn có cơ sở khoa học và đáng tin
cậy.
Hà Nội, ngày 3 tháng 11 năm 2015
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đinh Thị Phƣơng Thúy


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn tới Tiến sĩ Phạm Thị Thanh Tịnh, giảng
viên Khoa Phát thanh-Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tận
tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Bên cạnh đó, để có được kiến thức cũng như những kinh nghiệm không
chỉ trong việc hoàn thiện luận văn mà còn đối với chuyên môn, kĩ năng tác
nghiệp, em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Báo chí, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn đã dành nhiều tâm huyết giúp đỡ cho các học
viên, trong đó có em trong thời gian 2 năm học vừa qua.
Xin gửi lời cảm ơn tới các anh, chị đồng nghiệp tại Đài Tiếng nói Việt
Nam đã dành thời gian chia sẻ, giúp đỡ em thực hiện đề tài này.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 3

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÓNG SỰ NGẮN PHÁT THANH 15

1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài .............................................................15
1.1.1 Báo phát thanh và chương trình phát thanh .............................................15
1.1.2 Phóng sự phát thanh và phóng sự ngắn phát thanh ..................................22
1.2. Đặc điểm và kĩ năng thực hiện phóng sự ngắn phát thanh .............................32
1.2.1 Đặc điểm....................................................................................................32
1.2.2 Kĩ năng thực hiện phóng sự ngắn phát thanh ...........................................34
1.3 Tiêu chí của một phóng sự ngắn phát thanh có chất lượng .............................38
TIểU KếT CHƢƠNG 1: .................................................................................................... 41
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÓNG SỰ NGẮN ..................................... 42
TRONG CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM ....................... 42

2.1 Giới thiệu về Hệ VOV1 và chương trình thời sự 6h,12h,18h trên Hệ VOV1,
Đài TNVN..............................................................................................................42
2.1.1 Hệ VOV1-Đài TNVN .................................................................................42
2.1.2 Chương trình thời sự 6h,12h,18h ..............................................................43
2.1.3 Tổ chức sản xuất chương trình thời sự trên Hệ VOV1..............................45
2.2 Khảo sát phóng sự ngắn trong các chương trình thời sự 6h,12h và 18h trên Hệ
VOV1 .....................................................................................................................47
2.2.1 Nội dung ....................................................................................................47
2.2.2 Hình thức ...................................................................................................55
2.3 Đánh giá thành công và hạn chế của phóng sự ngắn trên Hệ VOV1 ..............71
2.3.1 Thành công ................................................................................................71
2.3.2 Hạn chế......................................................................................................77
TIểU KếT CHƢƠNG 2 ...................................................................................................... 84
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ................... 85
CHẤT LƢỢNG PHÓNG SỰ NGẮN TRONG CHƢƠNG TRÌNH .............................. 85
THỜI SỰ, ĐÀI TNVN ....................................................................................................... 85


3.1 Những vấn đề đặt ra .........................................................................................85
3.1.1 Nhận thức chưa đúng về vai trò của phóng sự ngắn trong chương trình
thời sự .................................................................................................................85
3.1.2 Tư duy, nghiệp vụ cũ về sản xuất phóng sự...............................................86
3.1.3 Thiếu lớp học đào tạo phóng sự ngắn ......................................................88
3.2 Giải Pháp Chủ Yếu Nâng Cao Chất Lượng Phóng Sự Ngắn Phát Thanh .......90
3.2.1 Giải pháp chung ........................................................................................90
3.2.2 Giải pháp cụ thể ........................................................................................98
TIểU KếT CHƢƠNG 3 .................................................................................................... 107
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 113
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 116

1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Đài Tiếng nói Việt Nam

VOV

Đài Truyền hình Việt Nam

VTV

Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp

VOV1


Hệ Văn hóa đời sống khoa giáo

VOV2

Trung tâm Tin

TTTin

Thành phố Hồ Chí Minh

TP HCM

Nhà xuất bản

NXB

Phóng viên

PV

Biên tập viên

BTV

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phóng sự có thể coi như từng lát cắt vấn đề của cuộc sống được phản

ánh qua lăng kính của nhà báo. Dòng tin tức, sự kiện nếu thiếu đi những tác
phẩm phóng sự sẽ khó có thể tạo nên điểm nhấn thông tin, lưu giữ được công
chúng. Hay nói đúng hơn, tiếng nói phản biện xã hội của báo chí sẽ kém phần
hiệu quả nếu không có những tác phẩm phóng sự. Và một nhà báo, nếu không
có những tác phẩm phóng sự sẽ khó thể hiện tiếng nói, bản sắc cá nhân của
chính mình trước những vấn đề đang đặt ra nhiều dấu hỏi trong xã hội. Những
tác phẩm phóng sự góp phần quan trọng trong việc định hình phong cách,
tiếng nói của một cơ quan báo chí, một nhà báo trong quá trình phản ánh hiện
thực cuộc sống.
Chương trình thời sự là một trong những chương trình trọng điểm của
Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp VOV1. Nhiệm vụ của các chương trình thời sự
nói chung là cập nhật thông tin, những vấn đề xảy ra hàng ngày, hàng giờ trên
khắp mọi miền đất nước và trên thế giới để cung cấp tới thính giả. Hiện nay,
trên sóng Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp có 4 chương trình thời sự/ngày, ở các
khung giờ: 6h, 12h, 18h và 21h30. Ở mỗi khung giờ, nội dung của chương
trình thời sự có một vai trò khác nhau. Ví dụ: chương trình thời sự 6h điểm lại
một số sự kiện chính trị vừa diễn ra, cung cấp những thông tin sẽ diễn ra trong
ngày và một tác phẩm bình luận về một vấn đề đang thu hút sự chú ý của dư
luận. Chương trình thời sự 12h thông tin những sự kiện diễn ra trong ngày.
Điểm nhấn của chương trình này là chuyên mục "Điểm nóng dư luận", tập
trung bàn sâu vấn đề nóng bằng những bài phản ánh, điều tra, phỏng vấn trực
tiếp qua điện thoại. Chương trình thời sự 18h là một chương trình đinh và
được sự đầu tư, hỗ trợ với thời lượng 60p (tính từ ngày 1.1.2010). Bên cạnh
những thông tin chính diễn ra trong ngày, chương trình thời sự 18h còn có
3


những bài phóng sự, điều tra làm điểm nhấn cho chương trình, thể hiện tiếng
nói của một đài phát thanh quốc gia.
Phóng sự trong chương trình thời sự là một thể loại báo chí đáp ứng

nhu cầu thông tin minh bạch, khách quan đến với công chúng. Bằng việc đi
sâu vào vấn đề, tìm hiểu, khai thác và phân tích, lý giải, nhà báo thực hiện tác
phẩm phóng sự sẽ tìm thấy những câu trả lời, sự thật đang chìm lấp và chứa
đựng nhiều mâu thuẫn trong đời sống. Với tính chất thông tin chi tiết, cụ thể
những diễn biến sự việc diễn ra trong ngày đồng thời tạo ra những thông tin
chiều sâu, phóng sự là thể loại báo chí hữu hiệu giúp cho các chương trình
thời sự nói chung có độ “đằm” nhất định. Sự kiện, sự việc dù có diễn biến
nhanh tới đâu, trong việc thông tin và định hướng thông tin cũng cần phải
nhìn nhận lại vấn đề, từ đó khơi gợi tính nhân văn cũng như sự minh bạch.
Với thời lượng và số lượng có hạn nhưng sự có mặt của các tác phẩm phóng
sự đã làm cho chuơng trình thời sự hiệu quả hơn bởi chiều sâu phản ánh của
nó.
Phóng sự nói chung và phóng sự ngắn nói riêng trên sóng chương trình
thời sự, Đài Tiếng nói Việt Nam đóng vai trò quan trọng.Với phạm vi phản
ánh rộng rãi muôn mặt đời sống xã hội, sự xuất hiện của phóng sự ngắn trong
chương trình thời sự đều nhận được sự chú ý đón nghe của thính giả bởi nó đề
cập ngắn gọn nhưng sâu sắc nhiều vấn đề đang nổi cộm trong đời sống dân
sinh. Hơn nữa, trong xu thế vận động của phát thanh hiện đại, phóng sự ngắn
là dạng bài cần được ưu tiên sử dụng với ưu thế ngắn gọn, sinh động và có
sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến công chúng.
Tuy vậy, hiện nay việc sử dụng tác phẩm phóng sự ngắn trong các
chương trình thời sự chưa nhiều về số lượng cũng như chưa đồng đều về chất
lượng. Nhiều khi phóng sự ngắn xuất hiện thoáng qua mà thiếu đi vai trò phân
tích, định hướng. Cũng không ít phóng sự mới chỉ dừng lại ở việc "lấp sóng"
4


khiến cho người nghe chưa thực sự cảm thấy ấn tượng. Bên cạnh đó, trong
các chương trình thời sự vẫn đang thiếu phóng sự ngắn chuyên về những vấn
đề nóng được công chúng quan tâm. Cũng chưa có nhiều đề tài được triển

khai một cách cặn kẽ, nhiều kì mà chỉ dừng lại ở dạng phản ánh, gợi mở vấn
đề. Phóng viên khi tác nghiệp cũng chưa chọn ra được nhiều chi tiết hay để
thu hút sự chú ý của người nghe.
Xung quanh việc sáng tạo tác phẩm và sử dụng phóng sự ngắn có nhiều
điều cần phải quan tâm và giải quyết. Cụ thể như: tình hình sử dụng tác phẩm
phóng sự ngắn trên sóng thời sự như thế nào? Những thay đổi về mặt hình
thức và nội dung của thể loại phóng sự nói chung và phóng sự ngắn nói riêng
ra sao trong sự giới hạn của khung giờ thời sự; Nhà báo thực hiện tác phẩm
phóng sự ngắn đang gặp những thuận lợi và khó khăn như thế nào? Chính
sách ưu tiên, khuyến khích, hỗ trợ cho phóng viên thực hiện phóng sự ngắn ra
sao?...
Trong khi đó, việc nghiên cứu về phóng sự ngắn tại các cơ sở đào tạo
vẫn đang còn thiếu trong lý luận báo chí. Hầu như không có công trình nghiên
cứu nào đề cập về phóng sự ngắn phát thanh nói riêng, cũng không có một
khái niệm cũng như tiêu chí cụ thể để xây dựng một tác phẩm phóng sự phát
thanh. Thực tế đó đặt ra yêu cầu cần có nhiều nghiên cứu hơn nữa về phóng
sự ngắn phát thanh nhằm khẳng định vai trò của dạng thức này trên sóng phát
thanh và trong lòng công chúng... Với những lý do đó, tác giả quyết định
chọn đề tài: “Phóng sự ngắn phát thanh trên hệ VOV1” cho luận văn Thạc
sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cuốn Báo Phát thanh (2002) do Phân viện Báo chí Tuyên truyền và
Đài Tiếng Nói Việt Nam phối hợp biên soạn có một chương viết về phóng sự
5


phát thanh của tác giả Đức Dũng. Tại chương XV, tác giả đề cập tới phóng sự
nói chung và phóng sự phát thanh nói riêng, đặc điểm và các dạng phóng sự
phát thanh, các bước thực hiện phóng sự phát thanh và những phẩm chất nghề
nghiệp cần có của một người làm phóng sự phát thanh.

Trong các giáo trình chuyên ngành báo phát thanh phải kể đến cuốn Lý
luận Báo Phát thanh (2003), NXB Văn hóa- Thông tin, Hà Nội của tác giả
Đức Dũng có một chương nghiên cứu về phóng sự phát thanh, từ trang 193
đến 217, trong đó tác giả đưa ra những quan điểm về thể loại phóng sự nói
chung và phóng sự phát thanh nói riêng; kỹ năng khi đi làm phóng sự phát
thanh... Với cuốn sách này, tác giả có điều kiện tham khảo những lý thuyết cơ
bản về báo phát thanh đồng thời làm căn cứ nghiên cứu lý thuyết phóng sự
ngắn của mình.
Đặc biệt, trong cuốn Phóng sự báo chí hiện đại (2004), NXB Thông
tấn, Hà Nội, tác giả-TS Đức Dũng đã sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu các thể
loại phóng sự, những đặc điểm của phóng sự phát thanh hiện đại và những xu
hướng của phóng sự, viết phóng sự. Cuốn sách gồm 2 phần. Phần 1: Phóng sự
báo chí hiện đại đề cập đến quan niệm, thể loại phóng sự, nhưng đặc điểm
của phóng sự báo chí hiện đại, xu hướng của phóng sự, viết phóng sự. Phần 2,
tác giả giới thiệu 30 bài phóng sự chọn lọc ở các dạng bài khác nhau như :
phóng sự vấn đề, phóng sự chân dung, phóng sự sự kiện, phóng sự điều tra,
phóng sự về hoàn cảnh, hiện trạng. Với công trình nghiên cứu này, tác giả
luận văn đã có được phông kiến thức về phóng sự nói chung, xu hướng phát
triển của thể loại này song song với quá trình giao thoa với một số thể loại
báo chí khác.
Cuốn Các thể loại báo chí phát thanh (2004), NXB Thông tấn, tác giả
Xmirnốp đã dành một phần nhỏ nói về thể loại phóng sự. Tác giả cho rằng
phóng sự là thể loại báo chí năng động, linh hoạt nhất. Tác giả cũng đề cập
6


những kĩ năng làm phóng sự cần có cho một phóng viên, đặc biệt là năng lực
tự ứng tác, năng lực sáng tạo tại chỗ, tại nơi diễn ra sự kiện.
Bên cạnh đó, cuốn sách Phóng sự báo chí (2005), NXB Lý luận Chính
trị do TS Nguyễn Thị Thoa và TS Đức Dũng chủ biên, đề cập tới sự hình

thành và phát triển của phóng sự, đặc điểm thể loại, các dạng phóng sự và kỹ
năng của phóng viên khi đi làm phóng sự; đưa ra những kĩ năng làm phóng sự
báo in và báo mạng điện tử, phóng sự truyền hình. Cuốn sách này cũng dành
một phần dung lượng nghiên cứu về phóng sự phát thanh về quan niệm, đặc
điểm trong sự chi phối của đặc trưng phát thanh, vai trò của tiếng động trong
phóng sự phát thanh. Đặc biệt, tác giả cũng đưa ra quy trình thực hiện phóng
sự phát thanh với các bước cụ thể như: xác định chủ đề, đề tài; xây dựng đề
cương; khai thác tư liệu, thể hiện tác phẩm. Đồng thời, kĩ năng làm phóng sự
phát thanh cũng được đề cập với việc sử dụng máy ghi âm, kĩ năng thể hiện
lời dẫn và kĩ năng phỏng vấn nhân chứng.
Với mong muốn nhìn nhận toàn bộ các thể ký báo chí, trong cuốn Các
thể kí báo chí, tác giả Đức Dũng có dành một phần nhỏ nói về phóng sự. Bên
cạnh khái lược sự hình thành, phát triển của phóng sự trên thế giới và ở Việt
Nam, tác giả đã đưa ra khái niệm riêng về phóng sự là một thể loại đứng giữa
văn học và báo chí có khả năng trình bày, diễn tả những sự kiện, con người,
tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh phát triển dưới dạng một
bước tranh toàn cảnh vừa khái quát, vừa chi tiết sống động với vai trò quan
trọng của nhân vật trần thuật và bút pháp linh hoạt, ngôn ngữ giàu chất văn
học. Tác giả cũng đưa ra những nhận định về cái tôi trần thuật trong phóng
sự- là người dẫn chuyện, kết nối những dữ liệu mà tác phẩm đề cập; Tác giả
cũng xây dựng kết cấu của tác phẩm phóng sự, hoàn cảnh xuất hiện phóng sự
là hoàn cảnh "có vấn đề", ở những thời điểm cuộc sống đang có những
chuyển biến mạnh mẽ. Tuy vậy, trong cuốn sách này tác giả mới chỉ dừng lại
7


ở phạm vi phóng sự nói chung, hoàn toàn không đề cập đến phóng sự phát
thanh hay phóng sự ngắn phát thanh.
Ngoài ra phải kể đến cuốn sách Phóng sự Việt Nam thời kì đổi mới
(2009), NXB Chính trị-Hành chính của TS Trịnh Thị Bích Liên là công trình

đầu tiên tổng kết về mặt lý thuyết và lịch sử chặng đường phát triển của
phóng sự báo chí từ những năm 80 của thế kỉ 20 cho đến những năm đầu thế
kỉ 21. Không chỉ đề cập chi tiết về phóng sự Việt Nam thời kì đổi mới ở các
khía cạnh như khái niệm, mối quan hệ với các thể loại báo chí khác, đặc
trưng, thi pháp của phóng sự… tác giả còn phân tích về số phận của phóng sự
trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa.
Bên cạnh các giáo trình đang được sử dụng để giảng dạy trong các
trường đào tạo chuyên ngành báo chí, một số cuốn sách được viết bằng kinh
nghiệm thực tế của các tác giả trong và ngoài nước cũng là tài liệu tham khảo
bổ ích, cung cấp những góc nhìn thực tiễn về hoạt động tác nghiệp phát thanh,
trong đó có phóng sự ngắn. Ví dụ như cuốn Nhà báo hiện đại (2007), NXB
Trẻ ấn hành của Missouri Group; Cẩm nang đạo đức báo chí (2009) của
GS.TS Tạ Ngọc Tấn và PGS.TS Đinh Thị Thúy Hằng, do Bộ Thông tin và
Truyền thông phối hợp với Đại sứ quán Thụy Điển ấn hành; Cẩm nang phóng
viên (2010) của tác giả Eva-Pia Worland và Ami Anderson; cuốn Giáo trình
thực hành kĩ thuật và thể loại báo in do Hội Nhà báo Việt Nam xuất bản...
Theo đó, nội dung đề cập về phóng sự bao gồm định nghĩa về phóng sự,
những phẩm chất cần có của người phóng viên cần phát huy khi làm phóng
sự, một số lời khuyên khi viết phóng sự như: chọn góc độ tốt, làm chủ thời
gian, là một công chúng tích cực khi làm phóng sự...Tuy nhiên, những cuốn
sách này chưa đề cập đến phóng sự ngắn phát thanh mà chỉ dừng ở thể loại
phóng sự nói chung.

8


Ở mảng luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Báo chí học,
Truyền thông đại chúng cũng đã có nhiều học viên lựa chọn đề tài phóng sự
để nghiên cứu. Tuy nhiên, nói về phóng sự ngắn thì hiện tại mới chỉ có một số
luận văn nghiên cứu phóng sự ngắn truyền hình. Năm 2011, tác giả Phan Tư

Doãn đã bảo vệ luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, Học Viện Báo
chí Tuyên truyền với đề tài “Sử dụng phóng sự ngắn truyền hình trong
chương trình thời sự 19h50 của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh”.
Năm 2014, với đề tài “ Kĩ năng làm phóng sự ngắn truyền hình cho chương
trình thời sự của đài phát thanh và truyền hình địa phương”, tác giả Bùi Minh
Thu đã đề cập đến những ưu điểm và hạn chế trong kĩ năng làm phóng sự
ngắn truyền hình ở các Đài Phát thanh Truyền hình Phú Thọ, Tuyên Quang,
Hà Giang, giải pháp nâng cao kĩ năng phóng sự ngắn trong chương trình thời
sự truyền hình tại các đài địa phương. Tác giả Nguyễn Văn Long, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân Văn đã bảo vệ thành công đề tài "Kết cấu phóng sự
ngắn truyền hình". Tác giả đã nghiên cứu và đề xuất các dạng kết cấu về hình
thức và nội dung của phóng sự ngắn truyền hình, qua đó gợi mở những
nguyên tắc sáng tạo trong hoạt động tác nghiệp, thực hiện phóng sự ngắn
truyền hình...
Như vậy, các công trình nghiên cứu trên đang dừng ở mức tìm hiểu về
phóng sự ngắn nói chung, phóng sự ngắn truyền hình nói riêng, chưa có tác
giả nào nghiên cứu về phóng sự ngắn phát thanh. Chính vì vậy tác giả lựa
chọn đề tài “Phóng sự ngắn phát thanh trên hệ VOV1” với mong muốn tìm
hiểu sâu hơn về nội dung, hình thức, kĩ năng thực hiện của dạng thức này trên
sóng phát thanh, cụ thể là trên Hệ VOV1 hiện nay. Từ đó, tác giả luận văn
cũng xác định những vấn đề còn tồn tại, vướng mắc khi sử dụng phóng sự
ngắn phát thanh trên thực tế đồng thời đưa ra những giải pháp nâng cao chất
lượng phóng sự ngắn trên sóng phát thanh.
9


Riêng đối với cá nhân tác giả, đề tài nghiên cứu luận văn này có ý
nghĩa quan trọng trong việc nhận diện hình thức, nội dung và phương pháp
sáng tạo phóng sự ngắn phát thanh, góp phần nâng cao kĩ năng nghiệp vụ của
tác giả trong quá trình công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: thông qua việc khảo sát, nghiên cứu việc sử dụng phóng sự
ngắn trong chương trình thời sự 6h, 12h, 18h trên Hệ VOV1 của Đài TNVN,
tác giả luận văn sẽ làm rõ tình hình sử dụng phóng sự ngắn với các đặc điểm
về nội dung và hình thức, kĩ năng thực hiện phóng sự ngắn. Từ đó, tác giả sẽ
đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng phóng sự ngắn phát thanh trên
Hệ VOV1, Đài TNVN.
Nhiệm vụ:
Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu sự ra đời và phát triển của thể loại phóng
sự nói chung và phóng sự ngắn phát thanh nói riêng để thấy được các đặc
điểm về nội dung và hình thức của nó trong chương trình thời sự.
Đưa ra những tiêu chí xác định một tác phẩm phóng sự ngắn phát thanh
có chất lượng.
Khảo sát tình hình sử dụng tác phẩm phóng sự ngắn trong các chương
trình thời sự 6h, 12h, 18h. Thời gian khảo sát của tác giả là 6 tháng đầu năm
2015. Từ đó, tác giả luận văn sẽ chỉ ra những ưu điểm và hạn chế trong việc
thực hiện và sử dụng tác phẩm phóng sự ngắn.
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của phóng sự ngắn
trong các chương trình thời sự nói riêng và chất lượng của phóng sự ngắn trên
sóng phát thanh nói chung.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là “Phóng sự ngắn phát thanh
trên Hệ VOV1”.
10


Phạm vi nghiên cứu của luận văn là chương trình thời sự 6h, 12h,18h
trên Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp VOV1, Đài TNVN trong thời gian khảo
sát là 6 tháng đầu năm 2015.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về báo chí nói
chung và báo phát thanh nói riêng. Bên cạnh đó là các sách, tài liệu nghiên
cứu lý luận về các loại hình báo chí, trọng tâm là loại hình báo phát thanh.
Phƣơng pháp nghiên cứu: để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả
luận văn sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài
này, tác giả tìm hiểu, khai thác các sách tham khảo, tài liệu đề cập đến các
chương trình thời sự trên sóng phát thanh nói chung và phóng sự ngắn trong
chương trình thời sự 6h, 12h,18h, Hệ VOV1, Đài TNVN nói riêng cũng như
một số tài liệu về báo chí phát thanh có liên quan để làm cơ sở lý thuyết, phục
vụ cho việc hoàn thành chương 1 của luận văn.
Phương pháp khảo sát thực tế: dựa vào các kịch bản chương trình thời
sự 6h,12h, 18h, văn bản phóng sự ngắn được sử dụng trong chương trình, các
văn bản có liên quan… Khảo sát các chương trình thời sự 6h, 12h, 18h trên
Hệ VOV1 trong 6 tháng đầu năm 2015 để có những cứ liệu chính xác, trung
thực nhằm tạo cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất khuyến
nghị và giải pháp.
Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá nhằm mục đích rút ra
những nét cơ bản nhất về tác phẩm phóng sự ngắn trong các chương trình thời
sự 6h,12h, 18h, phân biệt nó với các thể loại khác. Đồng thời phương pháp
này cũng giúp cho tác giả đưa ra những đánh giá thành công cũng như hạn

11


chế, nguyên nhân của thành công và hạn chế trong việc sử dụng thể loại báo
chí này.
Phương pháp so sánh, đối chiếu: tác giả luận văn sử dụng phương pháp
so sánh, đối chiếu để làm nổi bật đặc điểm của phóng sự ngắn trên sóng phát

thanh, đặc biệt là trong dòng chảy thông tin hiện đại đòi hỏi sự nhanh nhạy,
chính xác như hiện nay, đồng thời so sánh với các thể loại báo chí khác, đặc
biệt là truyền hình.
Phương pháp phỏng vấn sâu: tác giả luận văn đã phỏng vấn 9 người,
trong đó có 3 nhà quản lý nhằm tìm hiểu chủ trương, quan điểm về việc sử
dụng phóng sự ngắn trong chương trình thời sự; phỏng vấn sâu 4 phóng viênnhững người trực tiếp sáng tạo tác phẩm phóng sự ngắn; phỏng vấn sâu 2 biên
tập viên làm chương trình thời sự tại Hệ VOV1. Những phỏng vấn sâu này
đều hướng đến việc tìm hiểu quan điểm cá nhân về phóng sự ngắn, sự giao
thoa trong cách viết các thể loại báo chí phát thanh, những khó khăn, hạn chế
cũng như yêu cầu trong việc sáng tạo tác phẩm và sử dụng trên sóng phát
thanh, từ đó có thể đưa ra những đánh giá chung nhất về tình hình sử dụng
phóng sự ngắn trong các chương trình thời sự.
Phương pháp thống kê: từ việc sưu tầm, chọn lọc những tác phẩm
phóng sự ngắn đã được sử dụng trong chương trình thời sự, tác giả luận văn
đã thống kê theo số lượng, nội dung, hình thức phản ánh và đưa ra những kết
luận về thực trạng sử dụng phóng sự ngắn trong chương trình thời sự theo
những số liệu cụ thể. Với 200 tác phẩm phóng sự ngắn được sưu tầm từ tháng
1-6/2015, tác giả luận văn đã thống kê được thời lượng tác phẩm, số lượng tác
phẩm sử dụng tiếng động nền, số lượng tác phẩm được đọc chay... từ đó chỉ
ra những thành công và hạn chế trong việc sử dụng phóng sự ngắn trong
chương trình thời sự.

12


6. Cái mới của luận văn
Với công trình nghiên cứu này, tác giả luận văn sẽ đưa ra khái niệm về
phóng sự ngắn phát thanh.
Tác giả luận văn cũng đưa ra đặc điểm và kĩ năng thực hiện phóng sự
ngắn phát thanh, đồng thời đưa ra tiêu chí xây dựng phóng sự ngắn phát thanh

có chất lượng.
Luận văn đánh giá được thực tiễn việc thực hiện phóng sự ngắn trên Hệ
VOV1 và chỉ ra một số vấn đề mâu thuẫn hiện nay trong việc sử dụng phóng
sự ngắn, từ đó đề xuất hai nhóm giải pháp nâng cao chất lượng phóng sự ngắn
phát thanh trên Hệ VOV1, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của thính giả đồng
thời thu hút thính giả đến với phát thanh nhiều hơn, góp phần thực hiện tốt
nhiệm vụ chính trị của loại hình báo chí này.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa lý luận: Với việc nghiên cứu phóng sự ngắn trong chương
trình thời sự 6h, 12h, 18h, Hệ VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam, luận văn góp
phần bổ sung thêm thông tin lý luận báo phát thanh, là tài liệu tham khảo cho
sinh viên báo chí nói chung và sinh viên chuyên ngành báo phát thanh nói
riêng, cùng những ai quan tâm tới đề tài này.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là đề tài tham khảo cho những phóng
viên, biên tập viên Hệ VOV1 Đài Tiếng nói Việt Nam, từ đó đưa ra những
thay đổi phù hợp với tình hình mới. Ngoài ra đây cũng là một tài liệu tin cậy
để giúp những ai quan tâm tới đề tài này có các thông tin chi tiết, cụ thể về thể
loại phóng sự nói chung và phóng sự ngắn nói riêng trên sóng phát thanh hiện
đại sử dụng trong các chương trình thời sự.
8. Bố cục của luận văn
Sau phần mở đầu, những nội dung chính của luận văn được trình bày
trong 3 chương. Cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về phóng sự ngắn phát thanh
13


Chương 1 trình bày các khái niệm liên quan đến phóng sự, phóng sự
ngắn và các chương trình thời sự, sự hình thành cũng như vị trí, vai trò của nó
đối với các chương trình thời sự nói riêng và trên sóng phát thanh nói chung.
Bên cạnh đó tác giả cũng đưa ra những đặc điểm, tiêu chí và kĩ năng thực

hiện phóng sự ngắn phát thanh.
Chƣơng 2: Thực trạng sử dụng phóng sự ngắn trong chƣơng trình
thời sự, Đài TNVN
Chương này tập trung khảo sát các bài phóng sự trên hai dạng văn bản:
word và văn bản âm thanh để thấy được tình hình sử dụng phóng sự ngắn
trong các chương trình thời sự 6h, 12h, 18h, từ đó rút ra những đặc điểm về
nội dung và hình thức, thành công và hạn chế trong việc sử dụng phóng sự
ngắn trên sóng phát thanh.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả phóng sự ngắn
trong chƣơng trình Thời sự, Đài TNVN
Trên cơ sở đánh giá tình hình sử dụng phóng sự ngắn trong chương
trình thời sự 6h, 12h, 18h, Hệ VOV1, chương 3 đưa ra một số khuyến nghị và
giải pháp nhằm nhằm sử dụng hiệu quả phóng sự ngắn trong chương trình
thời sự nói riêng, trên sóng phát thanh nói chung. Tiếp theo là phần Kết luận
và Danh mục tài liệu tham khảo. Cuối luận văn là phần Phụ lục, trong đó có
các tác phẩm phóng sự ngắn được sử dụng trong các chương trình thời sự 6h,
12h,18h, trong thời gian tác giả tiến hành khảo sát; các văn bản có liên quan
trực tiếp tới nội dung đề tài.

14


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÓNG SỰ NGẮN
PHÁT THANH
1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Báo phát thanh và chƣơng trình phát thanh
1.1.1.1 Báo phát thanh
Trong Luật báo chí Việt Nam, tên gọi Báo phát thanh theo ngôn ngữ
thuần Việt là “báo nói”, được định nghĩa như sau: “Báo nói là loại hình báo
chí sử dụng tiếng nói, âm thanh được truyền dẫn phát sóng trên các hạ tầng

kĩ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau”. Còn theo TS Nguyễn Văn DữngHọc viện Báo chí Tuyên Truyền: “Phát thanh là kênh truyền thông đại chúng
sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác
động trực tiếp vào thính giác người tiếp nhận. Chất liệu chính của phát thanh
là nghệ thuật sử dụng lời nói, tiếng động và âm nhạc trong việc phản ánh
cuộc sống. Thông điệp được mã hóa truyền qua kênh phát thanh và người
nhận phải có máy thu thanh mới tiếp nhận được thông điệp”. [9 tr.160]
Trong cuốn "Báo phát thanh", tác giả Đức Dũng đưa ra định nghĩa về
báo phát thanh "là một loại hình báo chí sử dụng kĩ thuật sử dụng sóng điện
từ và hệ thống truyền thanh, truyền đi ngôn ngữ âm thanh, trực tiếp tác động
vào thính giác của đối tượng tiếp nhận". [5. tr 32]
Theo tác giả V.V. Xmirnốp, “Phát thanh- đó là kênh chuyển tải những
nghệ thuật âm thanh khác, bằng lời thoại, chuyển tải những khối lượng lớn
hoạt động sáng tạo của mình. Mặt khác, phát thanh là sản phẩm của thực tế
ngôn ngữ mới, của sự tồn tại ngôn ngữ trong không trung” [35, tr.9 ]. Điều
này có nghĩa là khi viết cho phát thanh đòi hỏi sự ngắn gọn, lôgic nhưng
không kém phần sinh động, hấp dẫn, không thể ôm đồm quá nhiều thông tin
hay được viết bằng những câu quá dài. Sự hấp dẫn còn thể hiện ở khả năng lôi
kéo, truyền đạt thông tin và hướng vào cảm xúc thính giả, làm tăng khả năng
15


viễn tưởng và sự hình dung của người nghe. Điều đó được cụ thể hóa ở sắc
thái giọng điệu, sự nhấn mạnh về logic và cảm xúc, nhịp điệu, nhịp độ, cường
độ âm thanh.
Mỗi loại hình báo chí đều có thế mạnh và hạn chế riêng. Báo phát
thanh cũng có thế mạnh mà không phải loại hình báo chí nào cũng có được:
Trước hết, thế mạnh của phát thanh là ở tính lan rộng, tỏa khắp. Thông
tin phát thanh không bị giới hạn bởi hàng rào địa lý, biên giới, hải đảo mà
ngay lập tức tác động tới hàng triệu người trên khắp hành tinh.
Nếu như báo in đến với từng cá nhân đơn lẻ thì thông tin phát thanh

được đưa ra nhanh chóng, được công chúng tiếp nhận đồng thời. Điều này thể
hiện tính phổ cập, rộng rãi của phát thanh. Nhờ đó, phát thanh có sức mạnh
huy động và hình thành dư luận xã hội một cách rộng rãi. Đặc biệt trong hoàn
cảnh chiến tranh thì những thông điệp, lời kêu gọi được truyền tải qua làm
sóng phát thanh đều có ý nghĩa hiệu triệu lòng người.
Thông tin phát thanh sống động, riêng tư, thân mật. Cấu tạo của ngôn
ngữ phát thanh bao gồm: lời nói, tiếng động, âm nhạc, nhằm phản ánh hiện
thực đời sống, tạo nên bức tranh sinh động, thu hút sự chú ý của người nghe.
Mặc dù phát thanh hướng tới số đông, tiếp nhận đồng thời nhưng người nghe
lại nghe radio với tư cách cá nhân. Qua giọng nói, cách thức thể hiện với ngữ
điệu, nhịp điệu, tiết tấu sẽ tạo nên sự gần gũi với người nghe, như sự thủ thỉ,
tâm tình với từng người.
Phát thanh là kênh truyền thông rẻ tiền. Để sở hữu một chiếc ti vi,
người ta có thể bỏ ra 5-10 triệu thậm chí là nhiều hơn. Nhưng để nghe radio,
người ta chỉ cần bỏ ra vài trăm nghìn hay nhiều lắm là vài triệu để có một
chiếc đài. Nhiều công chúng có thể tận dụng máy tính và nghe phát thanh qua
internet, nghe qua điện thoại, với đầy đủ chương trình, đa dạng về nội dung và
sinh động ở cách thể hiện.
16


Trong khi nghe phát thanh, người ta có thể kết hợp làm việc khác. Ví
dụ như khi lái xe, làm việc nhà, nấu ăn, đi chợ hay khi sử dụng các phương
tiện công cộng. Khi xã hội phát triển, lượng xe ô tô cá nhân tăng mạnh. Nhà
nước cũng khuyến khích người dân sử dụng các phương tiện công cộng như
xe bus, tàu điện ngầm thay vì mỗi người một chiếc xe máy như hiện nay. Đây
chính là cơ hội và lợi thế để phát thanh lấy lại vị trí của nó trong lòng công
chúng và cũng là minh chứng cho vị trí không thể thay thế của phát thanh
trong đời sống hiện đại.
Bên cạnh đó, phát thanh còn có những ưu thế khác như: đến được với

nhiều đối tượng, không phân biệt trình độ văn hóa cao hay thấp, có khả năng
phục vụ nhu cầu giải trí cho công chúng. Phát thanh cũng có vai trò và lợi thế
trong việc gìn giữ tiếng nói dân tộc. Bên cạnh đó, phát thanh luôn hiện diện
đến với từng thôn xóm, xã, phường, gần gũi với đời sống người dân.
Ngoài những ưu thế đã kể trên, phát thanh cũng có những hạn chế nhất
định khiến cho số lượng công chúng giảm đi một phần, nhất là khi báo truyền
hình và báo mạng điện tử ra đời. Với trật tự tuyến tính về mặt thời gian, mỗi
chương trình phát thanh phát đi phải đảm bảo tính liên tục, người nghe có thể
nghe được đoạn đầu mà mất đoạn cuối, và ngược lại nếu không tập trung.
Thông tin phát thanh mặc dù dễ tiếp nhận nhưng lại dễ quên, lưu giữ không
nhiều. Việc sử dụng số liệu hay trình bày những vấn đề phức tạp, những câu
văn có nhiều mệnh đề… là điều khó khăn, cũng có thể ít khi được sử dụng vì
lợi thế của phát thanh là thông tin và cổ động.
Ngày nay, trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin và nhu cầu thông
tin, giải trí ngày càng cao của công chúng, bên cạnh những cơ hội, các loại
hình báo chí cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Không riêng phát
thanh mà các loại hình báo chí cần phải thay đổi để thu hút ngày càng đông
đảo công chúng quan tâm. Sự thay đổi ấy một phần không nhỏ phụ thuộc nhu
17


cầu, thói quen tiếp nhận của công chúng. Hiện nay, mọi người có thể nghe
phát thanh trên các phương tiện thông tin đại chúng: radio, trên điện thoại,
trên internet, trên cả ti vi. Đặc biệt, khi phát thanh được đưa lên mạng internet
đã làm thay đổi thói quen nghe của công chúng. Thay vì nghe theo trật tự thời
gian tuyến tính như trước, họ có thể nghe lại bất cứ chương trình, chuyên mục
nào ưa thích. Không chỉ được nghe, họ còn được đọc và xem những thông tin
về chương trình ấy được các biên tập viên bổ sung bên cạnh file âm thanh
chương trình.
Phát thanh hiện đại cũng mở ra nhiều khả năng tương tác giữa biên tập

viên, phóng viên với công chúng nghe đài. Thay vì cách truyền đạt thông tin
một chiều, họ có thể cùng nhau đối thoại trực tiếp trên sóng phát thanh.
Không ít các chuyên gia, nhà nghiên cứu được mời đến phòng thu để cùng
bàn luận về một vấn đề nóng, đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhiều
người dân nghe đài hoàn toàn có thể bộc lộ quan điểm cá nhân và đối thoại
trực tiếp với khách mời phòng thu về đường lối, chính sách pháp luật của
Đảng và Nhà nước, về những khó khăn, nguyện vọng của họ trong đời sống.
Không ít đài phát thanh đã mở thêm chuyên mục, chương trình từ ý tưởng tập
hợp các ý kiến phản hồi của thính giả... Có thể nói, sự tương tác dưới nhiều
hình thức đã làm cho nội dung chương trình phát thanh hấp dẫn, sinh động,
gần gũi với đời sống hơn rất nhiều.
Để đáp ứng yêu cầu nhanh, sống động, hấp dẫn, thu hút sự quan tâm
của thính giả, yếu tố công nghệ phải đi trước một bước, hỗ trợ đắc lực cho
những người làm biên tập. Hiện nay, các phần mềm xử lý, biên tập âm thanh
đều được số hóa và ngày càng cập nhật những ứng dụng công nghệ mới trong
sản xuất chương trình. Có như vậy, chất lượng âm thanh và truyền dẫn mới
ngày càng được nâng cao.

18


Trong kĩ năng tác nghiệp, thực hiện tác phẩm phát thanh, mỗi phóng
viên cần phải phát huy thế mạnh của các hệ thống tín hiệu để tăng sức hấp
dẫn. Đó là việc đầu tư cho chất lượng âm thanh phỏng vấn, tiếng động hiện
trường và âm nhạc. Vấn là ba yếu tố quan trọng của phát thanh truyền thống
nhưng với phát thanh hiện đại, người thực hiện cần phải vận dụng linh hoạt
hơn nữa sao cho súc tích, ngắn gọn và sinh động hơn trên sóng phát thanh.
Ngay cả với người dẫn trên sóng, phát thanh viên giờ đây không còn là số
một. Chính yếu tố đa giọng điệu (phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên) có
vai trò tạo không khí, tái hiện sự việc, sự kiện. Thay vì đọc như trước kia, họ

phải thể hiện trên sóng với hình thức "đọc mà như nói", phải tạo ra âm hưởng
thích hợp cho từng câu chuyện nhằm tạo sự thân mật, gần gũi với từng đối
tượng thính giả.
Với phát thanh hiện đại, ý kiến nhân chứng cũng góp phần tái hiện sự
kiện, không chỉ đóng vai trò minh họa cho lời dẫn của phóng viên như trước
kia. Bản thân lời nhân chứng là một giá trị và những người thực hiện tác
phẩm phát thanh, chương trình phát thanh hiện nay phải để cho công chúng
được nói nhiều hơn trên sóng phát thanh. Không chỉ tạo ra nhiều sự tương tác,
thu thập thêm nhiều thông tin từ đời sống, hướng đi này cũng là một cách thu
hút công chúng đến gần hơn với phát thanh.
Trước nhu cầu thông tin ngày càng sinh động, hấp dẫn, có chất lượng,
phát thanh trực tiếp ra đời, bổ sung cho những hạn chế của phát thanh truyền
thống. Phát thanh trực tiếp sẽ thể hiện được tính chân thật một cách cao nhất;
tính chất hiện thời, trực tiếp sẽ được chú trọng hơn cả. Khi đó, tin, bài phản
ánh nhanh nhạy các sự kiện, sự việc đang nảy sinh trong đời sống, làm cho
thính giả như được chứng kiến tận mắt vấn đề tại hiện trường. Những cuộc
giao lưu, đối thoại trên sóng sẽ làm cho bức tranh âm thanh trở nên phong
phú, mọi người cùng lắng nghe và cùng suy ngẫm và đồng cảm, tạo ra hiệu
19


ứng vô cùng sâu sắc. Điều này thật khác xa với một chương trình chỉ đơn
thuần có giọng đọc của phát thanh viên. Không những thế, sự tham gia của
công chúng thính giả còn tạo nên niềm tin, không chỉ với riêng người tham
gia mà còn với công chúng thính giả nghe đài, làm cho họ biết trong chương
trình có sự hiện diện của mình. Phương thức sản xuất chương trình phát thanh
trực tiếp cũng đòi hỏi một êkíp làm việc, phối hợp ăn ý với nhau. Trong nhóm
sản xuất chương trình có các thành viên như: đạo diễn, biên tập viên, người
dẫn chương trình… Các thành viên trong nhóm phải có sự phân công công
việc cụ thể và phối hợp ăn ý... Như vậy, trong xu thế cạnh tranh và sự bùng nổ

của các loại hình thông tin, phát thanh trực tiếp đã tạo ra động lực mới mẻ và
ưu thế tích cực cho phát thanh hiện đại.
Bên cạnh việc thay đổi cách làm, giờ đây các kênh phát thanh cũng
không dừng lại ở hình thức tổng hợp mà đi sâu, chuyên biệt với từng đối
tượng. Ví dụ: kênh giao thông, kênh sức khỏe, kênh âm nhạc-giải trí... nhằm
hướng đến đối tượng cụ thể, cung cấp thông tin sâu về từng lĩnh vực.
1.1.1.2 Chương trình phát thanh
Chương trình phát thanh được hiểu là: “sự liên kết, sắp xếp các tin, bài,
tư liệu, âm nhạc… trong một thời lượng nhất định. Các thành phần cấu tạo (tin,
bài, âm nhạc…) trong chương trình cần có sự thống nhất về cả nội dung và hình
thức nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho người nghe”. Bên cạnh đó, chương
trình phát thanh còn là: “sự liên kết, sắp xếp hợp lý tin, bài, bảng tư liệu âm
nhạc trong một thời lượng nhất định được mở đầu bằng nhạc hiệu, kết thúc
với lời chào tạm biệt nhằm đáp ứng yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo
phát thanh, đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất đối với người nghe”. [22, tr.
9]

20


Về mặt nội dung, chương trình phát thanh được cấu tạo bởi những tác
phẩm báo chí hướng về một chủ đề, được sắp xếp có chủ đích của người thực
hiện. Trong chương trình ấy có thể có phóng sự, tin, phỏng vấn, bình
luận…Cũng có thể, trong các chương trình phát thanh có một chuyên mục
riêng, phục vụ cho định hướng tuyên tuyền trong từng giai đoạn. Ví dụ:
chương trình Thời sự trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam thường xuyên mở
những chuyên mục đặc biệt. Ví dụ: chuyên mục kỉ niệm 40 năm giải phóng
miền Nam thống nhất đất nước, chuyên mục kỉ niệm 125 năm ngày sinh nhật
Bác Hồ, chuyên mục nhân kỉ niệm 70 năm thành lập nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam...

Trên một phạm vi rộng hơn, chương trình phát thanh là một đơn vị cấu
thành Hệ chương trình- bao gồm nhiều chương trình lớn, nhỏ khác nhau. Ví
dụ: Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam với việc
phát sóng 24/24 với nhiề u chương trình, được sắp xếp, phân bổ một cách
khoa học, nhằm phục vụ người nghe một cách tốt nhất. Hệ VOV2- Hệ Văn
hóa đời sống khoa giáo, Đài Tiếng nói Việt Nam với các chương trình, hướng
đến việc đào sâu các vấn đề văn hóa- văn nghệ, khoa giáo nhằm cung cấp
kiến thức cho thính giả. Tùy vào mục đích tuyên truyền và khả năng hấp dẫn
của mỗi chương trình, Ban giám đốc của các Hệ chương trình sẽ có sự thay
đổi, hoặc bỏ chương trình và thay thế bằng một chương trình khác sinh động,
hấp dẫn, mới mẻ hơn. Giữa các chương trình đều có liên kết bởi sự dẫn dắt
của người dẫn hệ. Với Đài Tiếng nói Việt Nam, mỗi ngày sẽ có 3 người dẫn
hệ, theo những khung giờ khác nhau. Người dẫn hệ sẽ có vai trò nắm bắt
thông tin cơ bản từ các chương trình, khớp nối bằng lời dẫn sao cho logic.
Như vậy, chương trình phát thanh là những thành tố nhỏ để tạo nên Hệ
chương trình phát thanh, phát sóng trong một khung giờ quy định.

21


×