Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Những tư tưởng cơ bản trong triết lý nhân sinh Phật giáo và ý nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.73 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC
ĐỀ TÀI:
NHỮNG TƯ TƯỞNG CƠ BẢN TRONG TRIẾT LÝ
NHÂN SINH PHẬT GIÁO NGUYÊN THUỶ
VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ

GVHD
:TS. BÙI XUÂN THANH
HV THỰC HIỆN : PHẠM NGỌC DIỄM

1
1
1
1


TP.HCM, THÁNG 12/2015

I.

2
2
2
2


MỤC LỤC
Lời mở đầu



1

I. Những tư tưởng cơ bản trong triết lý nhân sinh Phật giáo nguyên thuỷ

2
1. Thuyết Tứ diệu đế
2
2. Thuyết Nhân quả, Tái sinh – luân hồi
8
II. Ý nghĩa lịch sử của những tư tưởng cơ bản trong triết lý nhân sinh Phật giáo
nguyên thuỷ
1. Nhận thức đúng đắn về quá trình phát triển con người
2. Hình thành, hoàn thiện đạo đức con người
3. Hướng con người đến sự giải thoát, an lạc

12
12
12
13

Kết luận

14

Tài liệu tham khảo

15

3



LỜI MỞ ĐẦU
Từ trước đến nay, vấn đề con người từ đâu sinh ra, khi chết đi con người sẽ
về đâu luôn là một trong số những câu hỏi lớn tốn không biết bao nhiêu giấy mực.
Vấn đề này không những được các nhà khoa học, nhà tư tưởng bàn luận, tranh cãi
mà còn được đề cập đến như một khía cạnh trong nội dung triết lý của các tôn giáo
từ phương Đông đến phương Tây.
Phật giáo cũng không ngoại lệ, với hệ thống giáo lý đồ sộ chứa đựng nhiều
tư tưởng triết lý sâu sắc, Phật giáo đã lý giải về con người, sự tồn tại của của con
người một cách thuyết phục và đầy tính nhân bản. Bên cạnh đó, những triết lý này
cũng giúp con người nhìn nhận được ưu, khuyết điểm của bản thân, từ đó hướng
cuộc sống của mỗi cá nhân đến chiều hướng tích cực hơn.

4


I.

Những tư tưởng cơ bản trong triết lý nhân sinh Phật giáo nguyên thuỷ
Triết lý nhân sinh Phật giáo là triết lý về con người, những nỗi khổ trong

cuộc đời con người và giải thoát con người khỏi bể khổ. Học thuyết nhân sinh quan
của Phật giáo kế thừa những tư tưởng của Upanisát về nhân quả, nghiệp báo, số
kiếp luân hồi… Quá trình thác sinh luân hồi chịu chi phối bởi luật nhân duyên.
1. Thuyết Tứ diệu đế
Thông qua thuyết Tứ diệu đế, Phật giáo nêu ra bốn chân lý để giải thoát
chúng sinh khỏi kiếp khổ trầm luân.
1.1. Khổ đế
Khổ đế bàn về những nỗi khổ mà con người trải qua. Phật giáo cho rằng vạn

vật tồn tại trên đời đều mang tính chất buồn khổ, cuộc đời con người vốn dĩ là xâu
chuỗi của những nỗi khổ triền miên, nỗi sầu này chưa vơi thì niềm đau khác ập đến.
Cuộc đời là vô thường, vô ngã nên con người mới phải chịu khổ, nỗi khổ trên thế
gian là bất tận, nhưng nhìn chung vẫn là tám nỗi khổ mà mỗi con người đều phải
-

trải qua:
Sinh khổ: Là nỗi khổ trong sự sinh ra. Con người từ khi còn là bào thai đã có cảm
xúc nhưng chỉ có thể im lặng chịu đựng những tác động từ người mẹ như ăn uống,
vận động… Đến khi chào đời, rời khỏi chỗ u tối thì khóc oa oa. Một thời gian dài
nằm trong bụng mẹ, được mẹ che chở, nuôi dưỡng, giờ đây tiếp xúc với môi trường
mới bằng da thịt của chính mình. Rồi từ đó, mỗi khi cảm nhận được cái nóng, cái

-

lạnh, cái đau cũng chỉ biết kêu khóc, không thể phản kháng chi.
Lão khổ: Là nỗi khổ lúc về già. Con người khi già, mắt mờ, tai lãng, ăn uống không
cảm nhận được vị ngon, tứ chi không còn hoạt bát, đau nhức khắp người. Dù là
người giàu hay kẻ nghèo, xinh đẹp hay xấu xí, thông minh hay ngu ngốc, ai rồi

-

cũng phải trải qua cái tuổi già này.
Bệnh khổ: Là nỗi khổ trong cơn đau bệnh. Thân thể con người do đất, nước, gió,
lửa hợp thành. Nếu Tứ Đại không cân bằng thì tự nhiên sinh bệnh, có bệnh thì cơ
thể đau đớn. Bệnh khổ còn do tâm, trong lòng ôm ấp những điều khổ não, ai oán,

-

tuyệt vọng.

Tử khổ: Là nỗi khổ trong lúc chết. Phần lớn con người đều bị bệnh khổ hành hạ cho
đến lúc chết đi. Chính vì thân đau đớn, nên tâm mới không an. Tứ Đại sắp phân tán
rồi, muôn vàn sầu khổ lập tức ùa về. Chết – nỗi khổ đó thật khó diễn bày được.

5


Sinh, lão, bệnh, tử là bốn thứ khổ làm cho con người không tự tại, từ đó phát
-

sinh vô số nỗi buồn phiền.
Ái biệt ly khổ: Là nỗi khổ khi phải xa lìa người thân yêu. Người còn sống, nhưng
cách biệt nhau vạn dặm, yêu thương khó nói hết thành lời. Hay cảnh người sống, kẻ
chết, nỗi khổ này cũng không dễ dàng khống chế. Cảnh sinh ly tử biệt với người

-

mình yêu thương quả thật vô cùng đau khổ.
Sở cầu bất đắt khổ: Là nỗi khổ về mong muốn mà không được. Từ khi sinh ra, con
người đã có rất nhiều ước mong, khát vọng. Thuở nhỏ, mong mình có thật nhiều đồ
chơi, bánh kẹo. Lớn lên một chút, mong mình học giỏi, nổi bật. Lúc trưởng thành,
lại mong mình xinh đẹp, giàu có. Khi về già lại muốn mình trẻ lại, sống lâu. Muôn
ngàn ước muốn, nhưng có mấy ước muốn thành sự thật, cầu mong mà không được

-

toại ý thì khiến lòng cảm thấy trống trải, bức bách.
Oán tăng hội khổ: Là nỗi khổ khi ghét nhau mà phải sống cùng nhau. Bản thân con
người, khó tránh phải việc sống, làm việc chung với những kẻ đối nghịch, thù oán
hay buông lời gièm pha hay tìm cách mưu hại. Điều này làm cho con người cảm


-

thấy bất an, bực tức, khổ sầu.
Ngũ uẩn khổ: Là nỗi khổ của sự hội tụ và xung đột ngũ uẩn. Ngũ uẩn bao gồm: sắc,
thụ, tưởng, hành, thức. Ngũ uẩn này nương tựa vào nhau tạo nên thân thể con
người, sắc uẩn thuộc về thân, bốn uẩn còn lại thuộc về tâm, hay đây chính là nỗi
khổ của thân và tâm. Khi con người bám víu vào năm yếu tố trên, coi nó là của
mình, “thân thể tôi”, “tình cảm tôi”, “nhận thức tôi”… sẽ hình thành một cái tôi
ham muốn, vị kỷ, từ đó phát sinh phiền não.
Những loại sầu khổ trên chi phối toàn bộ đời sống con người, khiến con
người lao đao trong bể khổ. Nhìn thấu những khổ ải trên, triết lý Phật giáo đã đề cập
đến Nhân đế.
Nhân đế
Nhân đế bàn về những nguyên nhân dẫn đến nỗi khổ cho con người.
1.2.

Trong các kinh của Phật giáo thường đề cập đến Tam độc (tham, sân, si) như là
nguyên nhân của sự khổ. Vì tham lam mà ngu dốt bấu víu vào các đối tượng của
tham. Sự khao khát này sẽ dẫn đến khổ đau, bởi vì lòng tham không được thoả mãn.
Quan niệm của Phật pháp về nguồn gốc gây nên khổ đau còn thể hiện
trong thuyết Thập nhị nhân duyên. Theo đó tất cả sự vật tồn tại trên thế giới này đều
6


do nhân duyên mà thành, nhân duyên không còn thì tự khắc tan rã. Suy cho cùng,
mọi vật đều là giả dối, không thật, theo duyên mà phát hiện, theo duyên mà chuyển
biến.
Mười hai nhân duyên này là một dây chuyền liên tục của luân hồi, chuyền
từ khâu này đến khâu khác, nếu diệt trừ được những khâu chính trong mười hai

-

nhân duyên thì con người sẽ thoát ra khỏi luân hồi, thoát ra khỏi bể khổ.
Vô minh: Vô minh là nguyên nhân thâu tóm tất cả, là do không nhận định được
chân lý của sự khổ, nguyên nhân của sự khổ và con đường diệt khổ. Do vô minh
nên không biết được sự sinh ra, tồn tại, mất đi của sự vật đều do nhân duyên mà
thành, từ đó dẫn đến nhầm lẫn cái thật có, thật mất làm tâm chuyển biến không

-

ngừng.
Hành: Là hành động, sinh ra tuỳ thuộc vào vô minh. Những hành động tốt, xấu đều

-

bắt nguồn từ vô minh, thông qua hành mà tạo nghiệp.
Thức: Phật giáo quan niệm rằng khi còn người mất đi, tâm thức của họ vẫn tồn tại
mang theo nghiệp báo của đời này mà tái sinh trong một cơ thể khác ở một kiếp

-

sống mới.
Danh – sắc: phát sinh cùng lúc với thức. Danh thuộc về tâm, thức thuộc về cơ thể

-

sống hữu hình.
Lục nhập: hình thành từ danh – sắc, là sự gặp gỡ giữa sáu căn và sáu trần làm thức
xuất hiện. Đức Phật dạy “Vì có mắt và sắc nên nhãn thức phát sanh, xúc là giao
điểm của ba yếu tố ấy. Vì có tai và âm thanh nên nhĩ thức phát sanh. Vì có mũi và

hương nên tỷ thức phát sanh. Vì có lưỡi và vị nên thiệt thức phát sanh. Vì có thân
và vật có thể sờ mó được nên thân thức phát sanh. Vì có tâm ý và đối tượng của tâm

-

pháp nên ý thức phát sanh”.
Xúc: Theo trên, xúc là giao điểm của ba yếu tố lục nhập: đối tượng, giác quan và

-

thức.
Thụ: Quan hệ giữa tâm và thân thể sinh ra các thụ: khổ thụ, lạc thụ, hỷ thụ, ưu thụ

-

và xả thụ.
Ái: Do các thụ mà sinh ra yêu, ghét. Con người đối với với lạc thụ, hỷ thụ thì yêu,
đối với khổ thụ, ưu thụ thì ghét. Khi đã có yêu ghét thì tâm sẽ càng gắn bó với thân

-

thể, từ đó gây ra khổ đau cho kiếp hiện tại và tương lai.
Thủ: là nắm bắt cái hay, cái tốt do ái sinh ra. Con người quan niệm mọi sự vật đều
có thật, đều tồn tại, từ đó muốn nắm giữ mọi thứ về mình.
7


-

Hữu: là sản phẩm từ sự tích tụ của Thủ. Do tâm mà những sự vật như huyễn như


-

hoá lại trở nên có thật.
Sinh: là sự phát sinh một hiện tượng mới, một kiếp sống mới. Do không rõ đạo lý

-

duyên khởi nên nhầm lẫn sự vật thật sự sinh sống.
Lão – tử: là kết quả hiển nhiên của quá trình sinh ra, trưởng thành, già yếu, chết đi
của cuộc đời con người.
Vô minh thuộc về hoặc và hành thuộc về nghiệp. Đó là nhân quá khứ, từ đó
phát sinh năm quả khổ hiện tại: thức, danh – sắc, lục nhập, xúc và thụ. Từ quả khổ
mà tạo ra ái, thủ. Ái, thủ lại tạo nghiệp là hữu, tạo khổ cho đời sau là sinh và lão –
tử. Quá trình nhân quả lại diễn ra liên tục, không thể nhận ra điểm bắt đầu cũng như
điểm kết thúc, dòng sinh tử của con người từ đó bị vô minh che phủ. Phá vỡ được
vô minh được xem như phá vỡ nguồn gốc gây nên đau khổ.
1.3. Diệt đế
Diệt đế bàn về khả năng tiêu diệt được nỗi khổ trong cuộc sống của con
người để đạt được niết bàn.
Phật giáo quan niệm con người tồn tại trên cuộc đời này với đầy rẫy
những đau khổ. Phật giáo còn xác nhận một điều, khi con người dập tắt được phiền
não sẽ chấm dứt được khổ đau, đồng nghĩa với việc đạt được hạnh phúc, cực lạc.
Muốn diệt được mọi nỗi khổ thì phải truy từ mười hai nhân duyên, bắt
đầu bằng diệt trừ vô minh. Muốn diệt trừ vô minh phải tu dưỡng thân tâm, nâng cao
trí tuệ. Theo Kinh Di giáo: “Có trí tuệ thì hết đam mê, luôn luôn tự thức tỉnh và tự
dò xét, không để lỗi lầm có thể có được, như thế là trong chánh pháp của Như lai,
người ấy có khả năng thực hiện giải thoát… Trí tuệ chân thật là chiếc thuyền chắc
nhất vượt biển sinh lão bệnh tử, là ngọn đèn sáng nhất đối với đối với hắc ám vô
minh, là thần dược cho mọi kẻ bệnh tật, là búa sắt chặt cây phiền não”.

Niết bàn không phải là hư vô, mà là một thực tại thanh tịnh, không nằm
trong phạm vi phân biệt của ý thức, tức là không thể nhận thức được niết bàn khi
còn tồn tại Tam Độc. Biểu hiện của niết bàn là không còn tạo nghiệp và không còn
tái sinh.
1.4.

Đạo đế

Đạo đế bàn về con đường diệt khổ, giải thoát. Có thể nói, toàn bộ giáo lý
của Phật giáo đều là Đạo đế, tức phương pháp để đạt được an lạc trong cuộc sống
hàng ngày, hay cao hơn nữa là hạnh phúc vĩnh viễn ở niết bàn.
8


Về tổng quát, Đạo đế gồm 37 pháp, tiêu biểu và căn bản nhất là thuyết
Bát chính đạo, bao gồm:
-

Chính kiến: Là sự nhận thức đúng đắn, hợp lý về cuộc sống con người dựa trên căn
bản của trí tuệ, không vướng vào tà kiến, cố chấp, vọng tưởng. Tức là phải biết rằng
tất cả sự vật trong cuộc sống này tồn tại tuỳ thuộc vào nhân duyên, không trường
tồn mà luôn thay đổi. Từ đó con người cần nhận thức rõ nhân – quả, nghiệp báo để
sống, để hành động.
Phật giáo phủ nhận thuyết Định mệnh đầu tiên. Thuyết Định mệnh cho rằng
con người khi sinh ra ở đời, số kiếp đều do trời xếp đặt sẵn, dù có cố gắng đến đâu
cũng không thay đổi được định mệnh của mình.
Phật giáo cho rằng vận mạng và tiền đồ của con người đều do việc làm hiện
nay của mình quyết định. Bản thân con người có thể chọn giữa cái tốt, cái xấu, tự

-


hiểu biết chính mình, từ đó có có thể tịnh tâm, rời khỏi những dục vọng thấp hèn.
Chính tư duy: Là suy nghĩ theo lẽ phải, không suy nghĩ có lợi cho mình mà tìm trăm
mưu nghìn kế hại cho người. Suy nghĩ đến những đau khổ của bản thân, của con
người, nhận ra vô minh là nguồn gốc của tội lỗi, từ đó tu tâm tu thân để tìm giải
thoát cho mình, cho người.
Không suy nghĩ đến cách thức hại người, hơn người, dùng tà thuật, mưu mô
nhằm mê hoặc, dụ dỗ người khác. Đừng để những vấn đề bất thiện như tham lam,
tức tối, thù hận… chi phối tư duy, để đầu óc được minh mẫn mà nghĩ về việc

-

thương yêu, giúp đỡ con người, về việc nhẫn nhục, giải thoát.
Chính ngữ: Là lời nói đúng đắn, chân thật không giả dối. Không nói những lời đưa
đến đau khổ, chia rẽ, làm tổn hại đến đời sống cũng như danh dự người khác; đặt
biệt là lời nói xuyên tạc, nguyền rủa, mắng nhiếc và thô tục. Đưa ra những lời nói
sáng suốt, ngay thẳng, hợp lý, không thiên vị, hướng tới tuyên dương đạo lý làm

-

người, làm giác ngộ tự tâm trong mỗi con người.
Chính nghiệp: Là hành vi tạo ra trong đời sống phải đúng đắn, theo lẽ phải. Biết tôn
trọng quyền sống chung của mọi người, mọi loài. Hành động có lương tâm, đạo
đức, không tổn hại đến nghề nghiệp, tài sản, danh dự người khác. Không có hành vi
giết hại, trộm cướp, dâm tà.

9


-


Chính mệnh: Là sống một cách chân chính bằng những phương tiện mưu sinh, nghề
nghiệp lương thiện, chính đáng. Không bóc lột, xâm hại lợi ích của người khác

-

thông qua những ngành nghề phi pháp, gian xảo.
Chính tinh tấn: Là hăng say làm việc, nỗ lực diệt trừ điều ác, thực hành điều thiện.
Trong đầu tồn tại ý ác thì quyết không thực hiện, còn đã thực hiện rồi thì phải khắc
phục, lấy đó là bài học để sau này không còn sai lầm nữa. Chuyên cần làm việc lành

-

việc tốt, trau dồi tâm đức và trí tuệ.
Chính niệm: Là nhớ nghĩ về những điều đúng đắn. Chánh niệm gồm hai phần:
Một là chánh ức niệm, tức nhớ nghĩ về chuyện quá khứ. Nhớ đến những ân
nghĩa nhận được, nhớ đến những lỗi lầm xưa để đừng tái phạm trong hiện tại và
tương lai. Không nhớ đến oán thù xưa, đem lòng phục thù hay những hành động,
mong muốn sai lầm mà cố chấp theo đuổi.
Hai là chánh quán niệm, tức quan sát cảnh vật hiện tại và bắt đầu tương lai.
Thấy được nỗi khổ của con người trong vòng luân hồi mà xót thương, mà giúp đỡ
họ. Thấy được những mê muội, ngu si của bản thân dẫn đến sầu, bi, khổ não mà có
hành động chấm dứt sai lầm.
Bên cạnh đó, không nhớ nghĩ đến dục vọng, khoái lạc; nghĩ đến âm mưu, kế

-

sách sát hại nhau hay nghĩ đến những câu chữ xảo biện lừa người.
Chính định: Là tập trung tư tưởng làm an tịnh tâm thức vào vấn đề chính đáng,
đúng với chân lý, không để tâm thức bị rối loạn.

Chính định ở đây là quan sát, xem xét các sự vật, hiện tượng trong cuộc
sống để loại trừ những điều không thanh tịnh, đoạn trừ tâm tư thù hận. Quan niệm
sự vật tồn tại trên đời đều do nhân duyên mà thành, từ đó từ bỏ tâm tư cố chấp. Tuy
vậy, không vì ham muốn nhanh chóng đi sâu vào cõi thiền mà luyện bùa chú, phép
lạ, cầu mong trường sinh bất tử.
Các chi phần trong Bát chính đạo có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác
động hỗ trợ nhau. Bát chính đạo được chia làm ba bước là Giới, Định và Tuệ. Trong
đó Giới là Chính ngữ, Chính nghiệp, chính mệnh; Định là Chính tinh tấn, Chính
niệm, Chính định và Tuệ là Chính kiến, Chính tư duy.
Như vậy, nếu con người diệt trừ được vô minh, đi theo Bát chính đạo sẽ đạt
đến sự giải thoát, cả về thân thể lẫn linh hồn, chấm dứt vòng sinh tử luân hồi mà
nhập vào niết bàn.
2. Thuyết Nhân quả, Tái sinh – luân hồi
10


Phật giáo phủ nhận thuyết Định mệnh, nhưng lại chấp nhận thuyết Nhân
quả, nếu như thuyết Định mệnh cho rằng số kiếp con người là do trời định, không
thể thay đổi thì thuyết Nhân quả của Phật giáo quan niệm rằng số phận con người
do bản thân mình định lấy, có thể thay đổi được.
Nhân quả là gì? Nhân là nguyên nhân, quả là kết quả, nguyên nhân thế

-

nào thì sẽ gây ra kết quả thế ấy.
Nhân quả thể hiện qua mười hai nhóm cơ bản:
Hiện báo là quả nhận được ngay trong kiếp này, có thể lập tức hay qua vài tháng,

-


vài năm… Đây thường được biết đến như Quả báo nhãn tiền.
Sinh báo là quả nhận được ngay trong kiếp sau liền kề.
Hậu báo là việc kiếp này tạo nghiệp không hẳn là chịu quả ngay ở kiếp sau mà khi
nhân ác tích luỹ đến một mức độ nhất định, trong một kiếp sau nào đó có hoàn cảnh
tương tự, thời điểm thích hợp, con người sẽ phải gánh chịu cái nhân mà mình đã tạo

-

từ nhiều kiếp trước.
Định báo là quả nhất định phải chịu, không thể trốn tránh hay thay đổi, là do nghiệp

-

ác gây nên quá nhiều không thể nào xoay chuyển được.
Bất định báo là nghiệp có thể sửa chữa được. Ví như người trước đã tạo nghiệp
lành, nhưng trong quá trình sinh sống lại gây ra tội ác, thì phước đức tích được sẽ
dần bị tiêu giảm. Hay kẻ kiếp trước tạo nhân ác, kiếp này sống cảnh nghèo khổ, hèn
hạ nhưng biết làm việc thiện, sửa đổi tâm tính thì tội nghiệp cũng dần tiêu giảm mà

-

phước đức thì được tăng lên.
Cộng báo là quả báo chung. Do việc tự mình hay cổ xuý, chung tay với người khác

-

gây ra nghiệp ác ở kiếp trước, kiếp này phải chịu chung cảnh đau khổ, ly tan.
Biệt báo là quả báo riêng của mỗi cá nhân. Cụ thể cùng là loài người nhưng có
người xấu, người đẹp, người giàu, người nghèo, người ngu ngốc, người thông minh.
Hay trong cùng một thời điểm, một điều kiện sống, người thì vui vẻ hạnh phúc, kẻ


-

lại lo nghĩ, buồn khổ.
Cận tử báo là quả báo lúc sắp chết. Con người khi già yếu sắp chết, nghiệp báo tích
tụ bấy lâu càng dễ dồn lại, dễ ảnh hưởng hơn lúc bình thường. Nếu trước đây làm
việc hiền thiện thì trước lúc chết tâm tư an nhàn, ra đi một cách thoải mái, nhẹ
nhàng. Ngược lại nếu việc ác chất chứa nhiều, trước lúc chết tâm trí lẫn cơ thể đều
cảm thấy mệt mỏi, ra đi khó khăn.

11


-

Thục vi thục báo là trạng thái của nghiệp báo lúc chưa thuần thục và đã thuần thục.
Đức Phật có dạy “Có người trọn đời làm lành mà khi chết bị đoạ vào ác đạo, bởi
nghiệp lành đời này chưa chín muồi, song nghiệp dữ kiếp trước đã đến lúc thuần
thục. Có kẻ trọn đời làm ác nhưng khi chết sanh lên thiên cung, bởi nghiệp ác đời
này chưa thuần thục mà nghiệp lành kiếp trước đã đến thời kỳ chín muồi. Việc nhân

-

quả rất phức tạp, tuỳ theo thế lực mạnh yếu mà đến trước hoặc sau”.
Chuyển báo là những biến chuyển khổ vui, phụ thuộc vào nghiệp thiện ác của bản
thân. Nói rõ ràng hơn, khi nghiệp ác ở kiếp này quá mạnh, nó sẽ đẩy toàn bộ phước
đức tích tụ được từ nhiều kiếp trước để hưởng ở kiếp này, sau đó kiếp sau sẽ phải

-


chịu nghiệp ác mà kiếp này gây ra.
Thế gian báo là những quả báo khổ vui trong ba cõi Dục, Sắc và Vô sắc. Là do tâm

-

chưa sạch nên còn vướng trong vòng luân hồi.
Xuất thế gian báo là quả báo của tứ thánh: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật
do tu tập mà đạt được.
Thường thì quả không bao giờ do một nhân duy nhất mà thành mà do
nhiều nhân kết hợp lại. Không có cái nhân nào là cái nhân đầu tiên, trước cái nhân
này còn có nhiều cái nhân khác mà con người chưa tìm ra, cũng như không có quả
nào là quả cuối cùng nên nhân và quả trong Phật giáo là vô cùng vô tận.
Thuyết Nhân quả của Phật giáo là một triết lý mang tính khoa học, tuân
theo quy luật tự nhiên, không mang tính quyền năng, bí hiểm. Vũ trụ luôn biến
chuyển không ngừng, con người cũng vậy, cơ thể lẫn tâm lý đều hoạt động liên tục.
Quá khứ, hiện tại và tương lai luôn chuyển biến theo chiều hướng nhân quả.
Con người sống ở cuộc sống hiện tại đều do nghiệp từ kiếp trước. Mọi
hậu quả mà con người đang gánh đều do chính bản thân con người tạo ra. Nói một
cách khác, khi con người chuyển từ hành động này sang hành động khác, tâm lý này
sang tâm lý khác thì nghiệp cũng sẽ chuyển biến từ trạng thái này sang trạng thái
khác.
Có trường hợp, người thường tạo việc thiện trong kiếp này nhưng vẫn
gặp phải những điều không hay, ấy là do nghiệp đã tạo từ kiếp trước chưa tan. Nếu
bấu víu vào suy nghĩ dù hành thiện vẫn gặp ác thì từ người hiền cũng có thể trở
thành người ác, nghiệp từ đó cũng thay đổi mà trở thành hoạ cho kiếp sau.

12


Luân hồi và nhân quả có sự tương quan với nhau. Con người sinh ra đã

mang sẵn một cái nghiệp, tạo ra do những cái nhân sinh ra ở kiếp trước, trải qua
luân hồi, phải trả cái quả trong kiếp sống này.
Luân hồi, được hiểu nôm na như bánh xe xoay tròn trở lại chỗ cũ, là sự
chuyển hoá sự sống của đối tượng qua nhiều kiếp. Tất cả các sự vật, giống loài đều
tuân theo quy luật sinh, trụ, dị, diệt, khi nó chết đi, linh hồn sẽ chuyển từ thân xác
này sang một thân thể mới. Sự sống cái chết mãi tiếp nối không có điểm bắt đầu
cũng như điểm kết thúc, vô cùng vô tận.
Theo Phật giáo, nếu khi sống tạo nghiệp ác thì khi chết trải qua luân hồi
tái sinh, đầu thai vào thân phận chịu khổ cực, đau đớn để trả cho cái nghiệp đã gây
ở kiếp trước. Còn nếu khi sống tạo nghiệp lành, sau này sẽ đầu thai vào thân xác
mới có cuộc sống tốt lành, hạnh phúc.
Một số người quan niệm rằng, khi chết đi cả linh hồn và thể xác đều tiêu
biến, không có đời sau, thế nên ở kiếp này tha hồ làm điều ác, không hề nghĩ đến
việc tu thiện. Hay một số khác, mặc dù thừa nhận khi chết đi, chỉ có thể xác là tiêu
biến, linh hồn vẫn tồn tại, chỉ có điều làm người sẽ tiếp tục làm người, làm vật sẽ
tiếp tục làm vật. Họ lại tiếp tục suy nghĩ dù có làm đủ điều ác, kiếp sau vẫn được
làm người. Những tư tưởng này không chỉ sai lầm mà còn nguy hiểm. Bởi lẽ chúng
ta đều biết, trong cuộc đời không có sự vật nào vĩnh viễn đứng yên một chỗ huống
hồ chi là số kiếp con người, nếu cứ gây nghiệp ác thì không thể thoát khỏi số kiếp
luân hồi.
Theo Phật giáo, con người tuỳ nghiệp tạo ra trước đó mà luân hồi trong
-

sáu nẻo, tức lục đạo luân hồi, bao gồm:
Thiên: Là cảnh giới cao nhất, thân xác ở đó vi tế hơn con người, mức độ hạnh phúc

-

cũng như tuổi thọ đều cao hơn con người.
Nhân: Là cảnh giới của con người với đời sống khó khăn hơn, vui buồn lẫn lộn.

Atula: Cảnh giới này thuộc về thế giới vô hình. Tuy điều kiện vật chất cao hơn

-

Nhân, nhưng ở đây tồn tại nhiều khổ đau tinh thần, nhiều tham vọng, ganh ghét…
Ngạ quỷ: Là cảnh giới của những kẻ tham lam vật chất, chưa bao giờ được thoả
mãn được ham muốn của chính mình. Ở cảnh giới này, thân xác dù có vi tế hơn, đời

-

sống dài hơn con người nhưng lúc nào cũng phải chìm trong đau khổ, dằn vặt.
Súc sinh: Là cảnh giới của loài vật, hầu như không có đời sống tinh thần. Chúng
thường xuyên sống trong sợ hãi, luôn thấy đe doạ bởi cuộc sống xung quanh, đa
13


phần là sợ đói, sợ bị giết. Đời sống của chúng ngắn ngủi nên đau khổ của chúng
nhanh chóng qua đi, tuy nhiên chính điều này cũng làm chúng không có cơ hội để
-

tu tập, tích luỹ công đức.
Địa ngục: Cảnh giới mà ở đó tồn tại toàn những điều độc ác, hận thù, ích kỷ, giận
dữ. Họ phải chịu đựng cực hình đau đớn để trả quả cho những điều mình gây ra ở
quá khứ. Tuỳ thuộc vào việc sinh nghiệp nặng hay nhẹ mà đời sống ở từng ngục dài
ngắn khác nhau. Sau khi đền hết tội, họ có thể thoát khỏi địa ngục mà tái sinh ở một
kiếp sống mới.
Như vậy, luân hồi là nhân quả liên tục, theo nghiệp mà biểu hiện lên xuống,
thay hình đổi dạng, chi phối lẫn nhau từ kiếp này sang kiếp khác, đời này sang đời
khác. Cho nên mỗi con người nên tự tu tâm, thận trọng trong từng suy nghĩ, lời nói,
hành động để chuyển hoá bản thân, để lại phúc đức cho đời sau được an nhàn.

II. Ý nghĩa lịch sử của những tư tưởng cơ bản trong triết lý nhân sinh Phật
giáo nguyên thuỷ
1. Nhận thức đúng đắn về quá trình phát triển con người
Có thể xem Phật giáo vừa là một tôn giáo, vừa là một trường phái triết
học mà ở đó quá trình phát triển tự nhiên của con người được nhấn mạnh. Sinh, lão,
bệnh, tử là từng chặng tất yếu của cuộc đời mà ai cũng phải trải qua. Không ai là trẻ
mãi không già, cũng không ai trường sinh bất tử, thế nên con người cũng đừng tìm
tiên đơn diệu thảo hay thần chú, bùa ngãi để đáp lại mong muốn trường thọ của bản
thân. Thay vào đó hãy tu tập bản thân, để sống tốt, sống khoẻ, không sợ hãi trước
những biến chuyển của cuộc đời cũng như bình thản, lạc quan khi tuổi già.
2. Hình thành, hoàn thiện đạo đức con người
Với thuyết Nhân quả, tái sinh – luân hồi, Phật giáo quan niệm rằng sự
vật tồn tại hay mất đi đều do luật nhân quả chi phối. Con người khi sinh ra đều
mang phần nghiệp của kiếp trước, nghiệp ở quá khứ tạo điều kiện cho kiếp sống ở
tương lai. Như vậy, nếu suy nghĩ đúng đắn, nói lời chân chính, hành động theo lẽ
phải sẽ tạo nghiệp tốt cho đời sau. Tin vào điều này con người sẽ không còn nghĩ
ác, không còn hành vi bất thiện bởi chính tư tưởng, hành động của con người sẽ
quyết định hết thảy.
Con người tốt hay xấu, giàu hay nghèo nguyên nhân vẫn chính do bản
thân. Đức hạnh bên trong tạo nên con người, nghiệp ác bên trong lại huỷ diệt con

14


người. Những điều tốt đẹp nhất cũng như xấu xa nhất tồn tại ẩn dật bên trong con
người, nếu biết điều khiển cuộc sống của chính mình, hướng nó theo chiều hướng
tích cực thì mọi việc sẽ tốt đẹp. Ngược lại, sẽ bị mắc trong chính cái bẫy mà mình
giăng ra.
Con người tham muốn những giá trị vật chất như nhà cửa, của cải, tiền
bạc… và còn tham muốn được thoả mãn những giá trị tinh thần như công danh,

chức quyền…, những điều này làm con người sa vào mê tối, khổ đau, từ đó bị cuốn
vào vòng xoáy luân hồi không thể nào thoát ra được.
Từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, tu nhân, tích đức… là những nét nổi bật
trong triết lý nhân sinh Phật giáo, giúp con người vượt qua những tầm thường, cám
dỗ của cuộc sống, từ đó làm cho con người sống tốt hơn, suy nghĩ và hành động vì
người khác nhiều hơn. Thông qua thực hành Bát chính đạo, con người dần tránh xa
nghiệp ác, tu dưỡng nhân tâm, vun bồi cho những nghiệp thiện, thoát khỏi những
ràng buộc mang tính tiêu cực mà trở thành hình mẫu chân thiện mỹ trong vũ trụ.
3. Hướng con người đến sự giải thoát, an lạc
Phật sinh ra là một con người bình thường, cũng trải qua vạn kiếp luân
hồi. Ngài không phải là một vị thần linh với đầy đủ quyền phép thiên biến vạn hoá,
Ngài chứng kiến những nỗi đau khổ chốn trần gian, từ đó tìm con đường giác ngộ,
thấu đạt được chân lý của kiếp sống mà nhập vào Niết bàn.
Đức Phật từng dạy “Mọi chúng sanh đều có Phật tánh, đều có thể thành
Phật”. Ngài cũng chỉ ra căn nguyên của khổ đau cùng với con đường diệt khổ, chủ
trương khuyến khích con người kiên nhẫn hun đúc những đức tính cao đẹp như lòng
nhân ái, sự kiên định, lòng hy sinh, xoá bỏ những hiềm khích, tính ích kỷ, si mê dù
có mất thời gian dài, thậm chí tính bằng đời, bằng kiếp. Có như vậy mới diệt trừ
được khổ nạn, giải thoát con người khỏi biển trần gian thống khổ, đạt được cuộc
sống thật sự an vui.
4.

15


KẾT LUẬN
Như vậy, nhân sinh quan theo quan điểm của Phật giáo là do duyên tụ hội
theo luật Nhân quả, không có sự vật nào là tồn tại vĩnh cửu. Khi đã nhìn nhận đúng
bản chất này của sự vật thì sẽ diệt trừ được khổ đau, tiến đến hạnh phúc, an lạc nơi
tâm hồn.

Triết lý nhân sinh Phật giáo nguyên thuỷ đã làm rõ nguyên nhân của những
khổ đau cũng như cách thức làm tiêu biến những nỗi khổ này. Đồng thời, Phật giáo
cũng khẳng định vai trò, sức mạnh của con người trong việc làm chủ vận mệnh của
bản thân. Từ đó, khuyến khích con người tu tập, vun đúc những đức tính cao đẹp,
làm cho cuộc sống cũng như mối quan hệ giữa con người với con người trở nên tốt
đẹp hơn.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Minh

Đức

Triều

Tâm

Ảnh,

2014.

Bát

/>30/12/2015]
2. Minh
Đức

Triều


Tâm

Ảnh,

2014.

Chánh
[Ngày

Tứ

Diệu

đạo,
truy

<
cập:

đế

<

[Ngày truy cập: 15/11/2015]
3. Paticca Samuppàda, Phạm Kim Khánh dịch, 1972. Thập nhị nhân duyên, <
/>
[Ngày

truy


cập:

17/11/2015]
4. Thị Hoa, 2009. Vũ trụ quan và nhân sinh quan của Phật giáo, <
[Ngày truy cập: 05/01/2016]

17



×