Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học cây nghệ xanh (curcuma aeruginosa roxb )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 55 trang )

Nghiên cứu thành phần hóa học cây nghệ xanh (Curcuma aeruginosa Roxb.)

1


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ................................................................................................................i
Lời cam đoan...............................................................................................................ii
Lời cảm ơn...................................................................................................................iii
MỤC LỤC....................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT..............................................3
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU..............................................................4
MỞ ĐẦU......................................................................................................................5
1. Đặt vấn đề ..........................................................................................................5
2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................6
3. Mục đích và nội dung nghiên cứu......................................................................6
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................6
Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU.....................................................................8

1.1. Sơ lược về loài nghệ .......................................................................................8
1.2. Tình hình nghiên cứu về hóa học....................................................................8
1.3. Khảo sát một số loài nghệ có đặc điểm thực vật gần giống với đối tượng
nghiên cứu........................................................................................................9
1.3.1. Curcuma aromatica Salisb....................................................................9
1.3.2. Curcuma elata Roxb.............................................................................11
1.3.3. Curcuma aeruginosa Roxb...................................................................13
Chương 2


THỰC NGHIỆM...............................................................................16

2.1. Đặc điểm thực vật loài nghệ xanh ở Hướng Hóa - Quảng Trị ...................16
2.2. Thu hái và xử lý mẫu.....................................................................................17
2.3. Chưng cất tinh dầu bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước..........................17
2.4. Xác định các chỉ số vật lý của tinh dầu thân rễ ............................................18
2.4.1. Chỉ số khúc xạ.......................................................................................18
2.4.2. Tỉ trọng tinh dầu....................................................................................18
2.5. Xác định các chỉ số hóa học của tinh dầu thân rễ .......................................18
2.5.1. Hàm lượng tinh dầu thân rễ...................................................................18
2.5.2. Xác định chỉ số axit .............................................................................18
2


2.5.3. Chỉ số este .............................................................................................19
2.6. Chiết soxhlet mẫu thân rễ.............................................................................19
2.7. Xác định TPHH ...........................................................................................19
2.8. Phân lập cấu tử trong tinh dầu......................................................................19
2.8.1. Sắc kí cột...............................................................................................19
2.8.2. Sắc kí bản mỏng....................................................................................20
2.8.3. Tách và xác định cấu trúc......................................................................21
2.9. Thử hoạt tính sinh học...................................................................................21
Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................23

3.1. Hàm lượng và chỉ số vật lý, hóa học của tinh dầu thân rễ nghệ xanh.........23
3.2. TPHH của tinh dầu nghệ xanh Hướng Hóa - Quảng Trị ............................25
3.2.1. Thành phần hóa học của tinh dầu lá(Tu-1) ..........................................25
3.2.2. Thành phần hóa học của tinh dầu thân (Tu-2) ....................................26

3.2.3. Thành phần hóa học của tinh dầu rễ (Tu-3) .........................................27
3.2.4. Thành phần hóa học của tinh dầu thân rễ (Tu-4) (10/10/2006) ..........29
3.2.5. Thành phần hóa học của tinh dầu thân rễ (Tu-7) (08/08/2007)...........31
3.3. Thành phần hóa học tinh dầu các bộ phận thực vật.....................................33
3.4. Thành phần hóa học chính của tinh dầu thân rễ nghệ xanh Hướng Hóa Quảng Trị và một số loài nghệ khác đã công bố..........................................34
3.5. Thành phần hóa học dịch chiết bã thân rễ trong dung môi n-hexan...........36
3.6. Xác định cấu trúc phân tử của hợp chất tách được......................................37
3.6.1. Chất rắn tách được từ phân đoạn Tu-6.................................................37
3.6.2. Chất rắn tách được từ phân đoạn Tu-11...............................................38
3.7. Hoạt tính sinh học của tinh dầu và dịch chiết thân rễ trong n-hexan...........48
KẾT LUẬN.................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................51
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
C. :
COSY :
C- NMR :
CTCT :

13

CTPT :
GC :
GC/MS :
1
H- NMR :


Curcuma
Correlated Spectroscopy
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C
Công thức cấu tạo
Công thức phân tử
Sắc ký khí
Sắc ký khí ghép khối phổ
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton

HMBC :
HSQC :

Heteronuclear Multiple Quantum Correlation

MS :
SKBM :

Phổ khối lượng

SKC :
TD :

Heteronuclear single quantum coherence
Sắc ký bản mỏng
Sắc ký cột
Tinh dầu

TPHH :
Tu-6 :


Thành phần hóa học
Tinh thể tách được ở phân đoạn 171-181 trong hệ dung

Tu-11 :

môi rửa giải n-hexan:dietylete 9:1
Tinh thể tách được phân đoạn 48-82 trong dung môi
rửa giải n-hexan

4


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU
Hình 2.1 Loài nghệ xanh ở Hướng Hóa - Quảng Trị...........................................16
Hình 2.2 Sơ đồ chưng cất và xác định TPHH tinh dầu........................................17
Hình 2.3 Sắc kí cột tinh dầu thân rễ nghệ xanh....................................................20
Hình 2.4 Sơ đồ chiết, tách, xác định TPHH thân rễ nghệ xanh..........................22
Hình 3.1 Sắc ký đồ GC của tinh dầu lá nghệ xanh..............................................26
Hình 3.2 Sắc ký đồ GC của tinh dầu thân nghệ xanh..........................................26
Hình 3.3 Sắc ký đồ GC của tinh dầu rễ nghệ xanh..............................................29
Hình 3.4 Sắc ký đồ GC của tinh dầu thân rễ nghệ xanh (10/10/2006)................29
Hình 3.5 Sắc ký đồ GC của tinh dầu thân rễ nghệ xanh (08/08/2007)................31
Hình 3.6 Sắc ký đồ GC của dịch chiết thân rễ nghệ xanh...................................37
Hình 3.7 Sắc ký đồ GC của chất rắn tách được phân đoạn Tu-6.........................38
Hình 3.8 Phổ MS của chất rắn Tu-11..................................................................39
Hình 3.9 Phổ 13C- NMR và DEPT của chất rắn Tu-11........................................40
Hình 3.10 Phổ 1H- NMR của chất rắn Tu-11.........................................................40
Hình 3.11 Phổ COSY của chất rắn Tu-11.............................................................45
Hình 3.12 Phổ HSQC của chất rắn Tu-11.............................................................46

Hình 3.13 Phổ HMBC của chất rắn Tu-11.............................................................47
Bảng 1.1 TPHH tinh dầu thân rễ Curcuma aff. elata Roxb .................................12
Bảng 3.1 Hàm lượng tinh dầu thân rễ Nghệ xanh.................................................23
Bảng 3.2 Tỉ trọng tinh dầu thân rễ Nghệ xanh......................................................23
Bảng 3.3 Chỉ số khúc xạ tinh dầu thân rễ Nghệ xanh..........................................23
Bảng 3.4 Chỉ số axit tinh dầu thân rễ Nghệ xanh.................................................24
Bảng 3.5 Chỉ số este tinh dầu thân rễ Nghệ xanh.................................................24
Bảng 3.6 TPHH tinh dầu lá nghệ xanh ..............................................................25
Bảng 3.7 TPHH tinh dầu thân nghệ xanh ..........................................................27
Bảng 3.8 TPHH tinh dầu rễ nghệ xanh ................................................................28
Bảng 3.9 TPHH tinh dầu thân rễ nghệ xanh (10/10/2006)..................................30
Bảng 3.10 TPHH tinh dầu thân rễ nghệ xanh (08/08/2007)..................................32
Bảng 3.11 TPHH tinh dầu các bộ phân thực vật nghệ xanh..................................33
Bảng 3.12 TPHH chính của tinh dầu thân rễ nghệ xanh Hướng Hóa - Quảng Trị và
một số loài nghệ xanh khác đã công bố................................................35
Bảng 3.13 TPHH dịch chiết bã thân rễ trong dung môi n-hexan............................36
Bảng 3.14 Các nhóm nguyên tử của chất tách được có ký hiệu Tu-11..................42
Bảng 3.15 Sự tương quan HMBC trong phân tử hợp chất Tu-11...........................43
Bảng 3.16 So sánh dữ liệu phổ 1H- NMR và 13C- NMR của chất Tu-11 với chất
furanodien từ tài liệu [5].......................................................................44
5


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, là điều kiện rất thuận lợi cho
nước ta phát triển một thảm thực vật phong phú, đa dạng, trong đó có một lượng rất
lớn là các loại cây có chứa tinh dầu.
Tinh dầu xuất hiện và được phát triển theo nền văn minh của nhân loại. Ngay
từ thời thượng cổ, con người đã biết sử dụng tinh dầu để thờ cúng, làm hương liệu,

dược liệu. Khi kỹ nghệ nước hoa ra đời và phát triển mạnh mẽ vào khoảng thế kỷ
XVII thì người ta xem tinh dầu như là "vàng lỏng" bên cạnh những thứ được coi là
"vàng đen" như than đá và dầu mỏ. Hiện nay tinh dầu được đánh giá là nguyên liệu có
giá trị kinh tế cao của nhiều ngành công nghiệp, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, gia vị,
mỹ phẩm… và là lĩnh vực quan trọng không thể thiếu được của các nhà khoa học khi
nghiên cứu về hợp chất thiên nhiên [12] [18] [22].
Trong số hàng ngàn loại cây có chứa tinh dầu, chi nghệ (Curcuma) thuộc họ
Zingiberaceae là loài cây thảo phân bố ở rừng hầu khắp Việt Nam và nhiều nước
trên thế giới. Là thảo dược không có độc tính và gia vị độc đáo mang tính truyền
thống, nghệ đã trở thành cây thuốc quý, gần gủi trong đời sống hàng ngày.
Các công trình nghiên cứu gần đây cho thấy nghệ tác dụng tốt tới nhiều hệ
thống cơ quan trong cơ thể như chống oxy hóa, điều trị khối u, ung thư, HIV, chống
dị ứng, chống thụ thai, có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, trị vết thương chống
viêm nhiễm, chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng, ăn không tiêu, nôn mửa, ho...
Công dụng của nghệ được người dân phát hiện ngày càng nhiều trong gia vị hay
thuốc chữa bệnh truyền thống. Thân rễ và rễ C. Aeruginosa được người dân Thái
Lan sử dụng trong thực phẩm và dược phẩm, C. Aromatica có công dụng giá trị là
thiết lập sự ổn định của tuần hoàn máu và điều trị ung thư của y học hiện đại. C.
Xanthorrhiza được dân gian sử dụng trong điều trị bệnh dạ dày, rối loạn tiêu hóa, táo
bón, tiêu chảy, kiết lị, tiêu chảy, sốt rét, trĩ, ói mửa. Đặc biệt có giá trị và được
nghiên cứu nhiều nhất là chất Curcumin trong củ nghệ với những tác dụng rất hữu
ích, mở ra những hứa hẹn tốt đẹp trong việc điều trị những bệnh hiểm nghèo [9] [13]
[14] [15] [16] [23].

6


Một trong những phương thuốc cổ truyền của người dân tộc Pa Cô và Vân
Kiều ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị là phụ nữ sau khi sinh, người ta giã củ
"nghệ xanh" cho uống có tác dụng điều hòa khí huyết, giảm co thắt tử cung, phục

hồi sinh lực và sản phụ không cần phải uống loại thuốc nào khác. Với những công
dụng độc đáo trên chúng tôi chọn đề tài "Nghiên cứu thành phần hóa học cây nghệ
xanh (Curcuma aeruginosa Roxb.) ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị" nhằm góp
phần vào việc phân loại hóa học, phân loại thực vật để bổ sung thêm những nghiên
cứu về chi Curcuma nói riêng và họ Zingiberaceae nói chung. Qua đó góp phần giải
thích tác dụng chữa bệnh của loại nghệ này mà dân tộc thiểu số đã dùng, cũng như
đóng góp vào vườn thuốc y học cổ truyền của nước nhà.
2. Đối tượng nghiên cứu
Thân rễ, rễ, thân và lá loài nghệ xanh (Curcuma aeruginosa Roxb.) huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
3. Mục đích và nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu đặc điểm hình thái thực vật và thành phần hóa học một số loài
Curcuma mọc hoang và trồng ở một số địa phương đã được nghiên cứu. Xác định
tên khoa học loại nghệ xanh ở Hướng Hóa - Quảng Trị.
- Xác định hàm lượng và phân tích TPHH tinh dầu ở các bộ phận lá, rễ, thân
rễ và dịch chiết thân rễ trong dung môi n-hexan của loài nghệ xanh ở Hướng Hóa Quảng Trị.
- Tách và xác định cấu trúc cấu tử trong tinh dầu thân rễ loài nghệ xanh ở
Hướng Hóa - Quảng Trị.
- Thử hoạt tính sinh học của tinh dầu và dịch chiết loài nghệ xanh ở Hướng
Hóa - Quảng Trị.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp nghiên cứu các hợp chất tự nhiên, tổng
quan các tài liệu về đặc điểm hình thái thực vật, TPHH, ứng dụng của cây thuộc chi
Curcuma gần giống với đối tượng nghiên cứu.
- Xác định tên khoa học của cây: Đối chiếu với các tài liệu, so sánh với mẫu
tiêu bản, nhờ các chuyên gia thực vật định tên khoa học của loài nghệ xanh ở Hướng
Hóa - Quảng Trị.

7



- Tách tinh dầu: Chưng cất lôi cuốn hơi nước.
- Xác định các chỉ số vật lý: Xác định chỉ số khúc xạ bằng khúc xạ kế
ABBE, xác định tỉ trọng tinh dầu.
- Xác định TPHH của tinh dầu: Sắc kí khí - khối phổ liên hợp (GC/MS).
- Chiết Shoxlet bã thân rễ sau khi chưng cất lôi cuốn hơi nước bằng dung môi
n-hexan và xác định TPHH bằng phương pháp sắc kí khí - khối phổ liên hợp
(GC/MS).
- Tách, phân lập và nhận danh các cấu tử từ tinh dầu bằng phương pháp sắc kí
cột, sắc kí lớp mỏng, MS, 1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, COSY, HMBC, HSQC.
- Thử hoạt tính sinh học của tinh dầu trên các vi khuẩn Escherichia coli và
nấm candida albicans tại bệnh viện TW Huế.

8


Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về loài nghệ
Chi Curcuma (nghệ) thuộc họ Zingiberaceae (gừng) hiện có khoảng 97 loài
mọc hoang dại và được trồng khắp các nước Đông Nam Á, Australia thuộc khu
vực có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt phát triển phong phú và đa dạng
nhất ở Ấn Độ và Trung Quốc, Thái Lan, Miến Điện, Malaixia. Ở Việt Nam có 19
loài thuộc chi Curcuma đã được công bố và khai thác sử dụng làm phẩm màu thực
phẩm, nhuộm vải, làm gia vị, thuốc... [9] [14]
Chi nghệ thuộc loại cây thảo ít khi cao đến 2m. Thân rễ khỏe, nạc, phân
nhánh, thịt thường có màu, các củ treo ở đầu ngọn rễ. Lá hình dải, mũi mác, cán hoa
có lá ở gốc hoặc riêng biệt với thân mang lá. Bông thường hình trụ với một cái chỏm
có màu hoặc hình trứng, không chỏm. Các lá bắc ít nhiều màu xanh lục, bao lấy nụ
hoa. Hoa màu vàng hay hồng nhiều khi ẩn trong các lá bắc. Đài hợp phía dưới thành
hình ống có răng, tràng có ống ngăn, các thùy gần bằng nhau, thùy lưng rộng hơn.

Bao phấn có ô song song đôi khi nhọn ở gốc, nhị lép hình cánh hoa to gần bằng cánh
môi nhiều khi gắn liền ở gốc chỉ nhị. Cánh môi thường rộng và ngắn…[ 9 ]
1.2. Tình hình nghiên cứu về hóa học
Bộ phận chính được sử dụng và nghiên cứu nhiều nhất của cây nghệ là thân
rễ. Thành phần chủ yếu của các loài nghệ là các hợp chất secquiterpenic, trong đó
các α,β-xeton sesquiterpenoic không no là những chất thường có nhiều hoạt tính
sinh học quý giá.
- Trên thế giới: Có nhiều công trình nghiên cứu tương đối sâu rộng về TPHH
nghệ vàng (Curcuma longa), nghệ đen (Curcuma zedoaria), một số loài khác ít được
nghiên cứu hơn. Nhiều cấu trúc secquitecpen có cấu trúc mới được phân lập từ tinh
dầu nghệ vàng, nghệ đen, nghệ trắng, nghệ xanh...
- Trong nước: Đi đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về nghệ có các tác giả như
Phạm Thị Ánh Tuyết, Lương Sĩ Bỉnh, Phan Minh Giang, Vũ Ngọc Lộ, Phan Tống
Sơn, Phạm Xuân Trường, Nguyễn Thị Bích Tuyết... đã khảo sát được TPHH một số

9


loài như Curcuma longa Linn, Curcuma zedoaria Rose, Curcuma aromatica Salisb.,
Curcuma elata Roxb., Curcuma aeruginosa Roxb... và một số loài Curcuma sp.
khác.
TPHH thường có sự khác nhau giữa các loài nghệ, giữa các bộ phận thực vật,
giữa các khu vực phân bố, thời điểm nghiên cứu hay phương pháp nghiên cứu...
Đối với tinh dầu thân rễ Curcuma longa Linn được Keiker, Rao và cộng sự ở
Indonesia nghiên cứu năm 1934 theo gồm các chất sau: d-α- phellandren (1%), βsabinen (0,6%); 1,8-cineol (1,0%); borneol (0,5%); zingiberen (2,0%); một hỗn hợp
xeton sesquiterpen vòng no gọi là turmeron C15H24O và một xeton thơm C15H20O gọi
là ar-turmeron (chiếm khoảng 40% hỗn hợp). Tinh dầu thân rễ Curcuma longa Linn
ở Ấn Độ chứa khoảng 80% là sesquiterpen, trong đó ar-turmeron (40%), zingiberen
(25%), còn monoterpen có cineol (1,0%); borneol (0,5%). Ở Việt Nam, năm 2001,
Nguyễn Thị Bích Tuyết đã xác định được hơn 20 chất trong tinh dầu lá Curcuma

longa Linn trong đó các cấu tử chính là các monotecpen: β-pinen (8,9%); αphellandren (24,5%); 1,8-cineol (15,9%) và p-cymen (13,2%)...
Rao, Shintre và Simosen đã nghiên cứu tinh dầu của thân rễ khô Curcuma
zedoaria Rose ở Ấn Độ, kết quả cho thấy thành phần chính là: α-pinen (1,5%); dcamphen (3,5%); cineol (9,6%); d-camphor (4,2%); d-borneol (1,5%); sesquiterpen
(10%), sesquiterpen ancol (48%). Trong khi đó tinh dầu Curcuma zedoaria Rose ở
Việt Nam chứa khoảng > 30% là sesquiterpen có M > 232 và 3-10% là campho, γ muurolen; borneol; α -farnesen; germacron....
Như vậy việc khảo sát đầy đủ về phần hóa học các loại nghệ còn là phạm trù
rộng lớn cho các nhà khoa học nghiên cứu về hợp chất tự nhiên.
1.3. Khảo sát một số loài nghệ có đặc điểm thực vật gần giống với đối tượng
nghiên cứu
1.3.1. Curcuma aromatica Salisb.
Có nhiều tên gọi khác nhau
Chinese: Yujin
English: Aromatic turmeric, Zellow zeodary, Wildturneric
10


French: Safran des indes
Thailand: Wan nang kham
Việt Nam: Nghệ rừng, Nghệ trắng [31]
Cây cao khoảng 1m, thân rễ màu vàng, rất thơm mùi long não. Lá có phiến dài
30-60cm, rộng 15cm, cuống ngắn. Phát hoa ở đất cao 20cm, rộng 7cm, lá hoa trên màu
hồng, cánh hoa dài khoảng 1cm, môi tròn, noãn sào có lông...[9]
Tinh dầu thân rễ Curcuma aromatica Salisb. ở Ấn Độ chứa một số cấu tử
chính: d–camphen (0,8%); d–camphor (2,5%); sesquiterpen một vòng gồm hai đồng
phân: l–α–curcumen; l–β–curcumen; sesquiterpen ancol (22%); Axit p–metoxy
cinamic và một số chất chưa biết khác. Thành phần chính của tinh dầu lá ở Ấn Độ
có chứa α- pinen (4,77%); β- pinen (3,70%); pabinen (0,68%); pyrcen (0,39%); αphellandren (1,40%); 1,8–cineol (28,01%); p-cymen (1,45%); C8-andehit (2,62%);
linalool (7,76%); paryophyllen (2,01%); geraniol (1,28%) [ 29].
Dịch chiết thân rễ tươi Curcuma aromatica Salisb. ở Nhật Bản có các chất:
germacron; curdion; (4S, 5S)–germacron; 4,5–epoxid; dehidrocurdion; neocurdion;

curcumenon; procurcumenol; metyl-zedoarondiol; zedoarondiol; isozedoarondiol… [30]
Theo tác giả Lương Sĩ Bỉnh, tinh dầu thân rễ Curcuma aromatica Việt Nam
có màu lục nhạt, có mùi thơm dễ chịu và các hằng số vật lí: n D30= 1,5150;
d20=1,0107. Phân tích tinh dầu bằng GC/MS kết quả thu được: 1,8–cineol (1,55%);
terpinolen (2,12%); β–elemen (1,52%); humulen (2,56%); curzerenon (38,78%);
germa–1(10), 4, 7(11)-trien–8–on (11,22%)… [1] [17]
Ở Việt Nam, dịch chiết ete dầu hỏa và etylaxtat từ Curcuma aromatica Salisb.
có thành phần chủ yếu là các sesquiterpenoid có khung germacran và guain như
furanodien; furanodienon; curzeron; curdion; curcumenon; zederon. Tác giả Lương
Sĩ Bỉnh đã tiến hành tách tinh dầu nghệ trắng trên cột silicagen với hệ dung môi rửa
giải ete dầu hỏa, etylaxetat kết quả tách được chất tinh khiết curzerenon C 15H18O2
(tác giả cũng đã tách được chất này trong cây nghệ xanh) [1].
Trong dịch chiết thân rễ Curcuma aromatica Salisb. trồng ở Sóc Sơn, Hà Nội
gồm: furanodien (4,7%; 4,7%); α–selinen (0,8%; 0,9%); furanodienon và curzerenon

11


(30,7%; 20,7%); (E, E)–germacron (8,2%; 4,2%); curdion (3,4%; 2,3%); neocurdion
(5,0%; 3,0%); curcumenon (4,4%); zederon (6,2%; 14,9%)…
Theo Phan Minh Giang, Văn Ngọc Hướng và Phan Tống Sơn thành phần hoá
học các phần chiết ete dầu hoả và etyl axetat của thân rễ Curcuma aromatica Salisb.
gồm: δ-elemen, β-elemen; γ-elemen; α-humulen; β-selinen; furanodien; α-selinen;
β-selinen; furanodienon; curzerenon; humulen epoxit II; humulen epoxit III;
isospathulenol; γ-eudesmol; β-eudesmol; selin-7(II)-en-4α-ol; (E,E) germacron,
curdion; curcumenol; neocurdion; curcumenon; β-selinen-bis- epoxit; zederon. Các
khảo sát GC/MS, phổ 1H-NMR và 13C-NM của các sesquiterpenoid phân lập từ các
các phần chiết cũng như các phân đoạn cho thấy các phần chiết chứa chủ yếu là các
sesquiterpenoid, trong đó các thành phần có hàm lượng lớn có khung germacran [6].
1.3.2. Curcuma elata Roxb.

Chúng tôi tìm được hai tên gọi khác sau:
English: Giant plume ginger
Việt Nam: Mì tinh rừng [31]
"Cây cao hơn 1m, củ vàng tái trong vàng đậm hơn. Lá hình phiến bầu dục có
thể to đến 30x100cm, mặt dưới lá như nhung. Phát hoa ở đất, xuất hiện trước lá, cao
20cm, lá hoa xanh, bầu dục rộng, các lá hoa trên có màu tim tím, cánh hoa màu
trắng hay hồng, cánh môi màu vàng…" [8]
Đối với loài Curcuma elata Roxb. chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào trên
thế giới công bố TPHH cũng như về ứng dụng. Trong nước chúng tôi tìm thấy ba
công trình nghiên cứu:
- Tác giả Phạm xuân Trường (năm 1999) nghiên cứu cây Curcuma elata
Roxb. ở miền Bắc (thuộc các tỉnh Cao Bằng, Hòa Bình, Yên Bái, Nam Định). Tinh
dầu thân rễ to có màu vàng xám, mùi thơm dịu, vị cay tê. Hàm lượng tinh dầu
0,34%; n=1,5014. TPHH của tinh dầu được xác định trên máy GC và GC/MS tại
ĐH Hamburg – CHLB Đức (bảng 1.1) [20].
- Tác giả Nguyễn Thị Bích Tuyết (năm 2001) nghiên cứu cây Curcuma elata
Roxb. ở Đăklăk. Tinh dầu thân rễ: Hàm lượng 0,35%; n=1,5195; tinh dầu có màu
12


tím sẫm. TPHH của tinh dầu thân rễ được xác định bằng GC và GC/MS tại ĐH
Wurzburg – CHLB Đức (bảng 1.1) [21].
- Tác giả Trần Thị Hòa (năm 2005) đã nghiên cứu cây Curcuma elata Roxb. ở
Đăklăk. Tinh dầu thân rễ có màu tím sẫm, nhẹ hơn nước hàm lượng tinh dầu:
0,243%; n32,7 = 1,488 (bảng 1.1) [8].
Bảng 1.1 TPHH tinh dầu thân rễ Curcuma aff. elata Roxb.
ở tỉnh Kon Tum, tỉnh Đăklăk và ở miền bắc Việt Nam
C. elata Roxb.
ở Kon Tum (%)
-


C. elata Roxb.
ở Đăklăk (%)
4,3

C. elata Roxb.
ở Miền Bắc (%)
-

β-pinen

21,8
6,8

2,4
0,1

0,9
0,5

Terpinolen

14,6

5,2

0,2

Linalool


-

-

6,4

Camphor

14,9

0,5

1,2

Iso-borneol

2,4

0,3

-

α-humulen

0,9

7,7

1,0


Zingiberen

13,7

-

-

Germacren-B

0,8

4,6

-

Germacron

2,1

6,2

11,3

Curzerenon

-

19,5


-

2,3

1,2

-

Caryophylloxit

-

-

2,9

iso-Curmenon

-

-

4,3

-

-

14,8


-

-

8,4

Cấu tử
Curzeren
1,8-cineol

p-cymen-8-ol

Cis-βelemenon
Curdion

- Tác giả Trần Thị Hòa đã tiến hành chiết thân rễ Curcuma aff. elata Roxb.
bằng phương pháp chiết Soxhlet với dung môi n-hexan. Các cấu tử trong dịch chiết
13


được nhận danh bằng phương pháp GC/MS tại Phòng cấu trúc - Viện Hoá học Hà
Nội có khoảng 23 cấu tử. Trong đó, thành phần chính gồm: epicurzerenon (33,24%);
iso-α-cedren(29,78%); furanodien (5,63%); camphor (5,39%); α-myrcen (2,93%);
germacron (2,51%), borneol (1,72%) …[8]
Từ dịch chiết n-hexan tác giả đã tách được phân đoạn của sắc kí cột rửa giải
bằng hệ dung môi n-hexan:axeton = 9:1 có chứa cấu tử curzerenon (54,8%). Ngoài
ra, từ dịch chiết n-hexan tác giả cũng tách được phân đoạn bằng hệ dung môi nhexan:đietylete = 8:2 có chứa các cấu tử: benzen 1,3-điisopropyl-5-etyl (48,45%);
bis (2-etylhexyl) phtalat (12,53%); butylat hiđroxi toluen… [8]
1.3.3. Curcuma aeruginosa Roxb.
Có nhiều tên gọi khác nhau

English: Pink and blue ginger
Malaysia: Temu hitam
Thailand: Kha min dam
Việt Nam: Nghệ ten đồng, Nghệ đen, Nghệ xanh, Ngải tím [31]
Phân bố ở Ấn Độ, nam Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Malaixia,
Indonexia... Ở nước ta, cây mọc hoang và được trồng ở các vườn gia đình từ Hà
Giang, Tuyên Quang vào thành phố Hồ Chí Minh [3].
Năm 1987 tác giả Lương Sĩ Bỉnh đã nghiên cứu thành phần hoá học tinh dầu
thân rễ nghệ xanh Curcuma aeruginosa Roxb. ở Việt Nam bằng phương pháp phân
tích kết hợp GC và GC/MS với kết quả hơn 24 chất đã được xác định gồm: β-pinen
(1,23%); 1,8-cineol (2,98%); camphor (1,61%); β-elemen (2,82%); α-zingiberen
(2,72%)... Dựa vào sự phân tích các dữ liệu trên phổ khối, 1H-NMR, phổ UV và phổ
IR đã xác định được cấu trúc của một số thành phần chính như: germacra-1,4,7(ll)trien-8-on (12,83%) và curzerenon (19,90%) [1].
Phan Tống Sơn và các cộng sự (1998) đã nghiên cứu thành phần hoá học thân
rễ nghệ xanh ở Việt Nam và đưa ra kết luận: Trong tinh dầu thân rễ gồm có β-pinen
(1,23%); 1,8-cineol (2,98%); camphor (1,61%); β-elemen (2,82%)... và xác định

14


được cấu trúc của một số thành phần chính như: curzerenon (19,90%); geracra1,4,7(11)-trien-8-on (12,83%)...
Phan Minh Giang, Văn Ngọc Hướng và Phan Tống Sơn nghiên cứu TPHH
của dịch chiết ete dầu hỏa (sau khi chiết bằng etanol) từ thân rễ nghệ xanh “var. B”
(Curcuma aff. aeruginosa Roxb.) ở Hà Nội năm 1998 thu được các sesquiterpen và
sesquiterpenoic sau: β-elemen (1,3%); isocaryophyllen (0,3%); γ-elemen (1,3%); αcurcumen (0,1%); α-humulen (0,5%); β-guaien + γ-muurolen (0,2%); (E)-βfarnensen (0,4%), furanodien (2,7%); virdifloren (0,6%); β- chamigren (0,1%); δcadinen

(0,1%);

β-sesquiphellandren


(0,3%);

humulen

epoxit

II

(0,1%);

furanodienon + curzerenon (23,1%); β- eudesmol (0,6%); guaiazulen (1,3%); (E,E)gemacron (5,2%); curdion (15,3%); curcumol (3,2%); curcumenol (2,7%). Bảy cấu
tử đã được phân lập từ dịch chiết trên là furanodien; (E,E)-gemacron; furanodienon,
curdion, curzerenon, curcumol và curcumeno [5].
Theo nghiên cứu của S.Zhang và các cộng sự năm 1982, tinh dầu thân rễ
Curcuma aeruginosa Roxb. ở Trung Quốc chứa curcumenol; isocurcumenol;
germacron và curzerenon. Trước đó các tác giả này đã xác định trong tinh dầu thân
rễ Curcuma aeruginosa Roxb. có chứa: α-pinen; limonen; linalool; caryophyllen và
curzerenon với hàm lượng cao.
Thành phần chính của tinh dầu thân rễ Curcuma aeruginosa ở Thái Lan gồm:
β-pinen (7,71%); 1,8-cineol (9,64%); curcumenol (41,63%) [27].
Tinh dầu thân rễ Curcuma aeruginosa Roxb. ở Indonesia được xác định năm
1990 có chứa các hợp chất chính sau: isocurcumenol (8,5%); β-eudesmol (6,5%);
curdion (3,6%); curcumenol (9,9%); curcumanolid A và B (11,4%); dehyđrocurdion (9,4%) và curcumol (1,9%) [17].
Tinh dầu của thân rễ Curcuma aeruginosa Roxb. ở Malaysia chứa thành phần
chính gồm: curzerenon (24,6%); 1,8-cineol (11%); camphor (10,6%); zedoarol
(6,3%); isocurcumenol (5,8%) và furanogermenon (5,5%) [ 26].
Một số tác giả đã nghiên cứu hoạt tính chống oxi hóa và hoạt tính chống loét
của dịch chiết một số thành phần của Curcuma aeruginosa Roxb., trong đó có hoạt

15



chất difurocumenon đã được dùng để làm thuốc. Kết quả nghiên cứu của Phan Tống
Sơn và cộng sự đã cho thấy tinh dầu nghệ xanh Việt Nam cũng như curzenon thu
được từ tinh dầu này có khả năng chống vi khuẩn lao, kìm hãm sự phát triển in vitro
của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis H37RV. Năm 1996 các tác giả Văn Ngọc
Hướng, Phan Minh Giang, Phan Tống Sơn đã nghiên cứu hoạt tính chống vi khuẩn
từ thân rễ nghệ xanh và đưa ra kết luận: Các cặn bã dịch chiết ete dầu hỏa và benzen
của thân rễ nghệ xanh ở Phú Thụy, Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội có tác dụng ức
chế 8 loại vi khuẩn gây bệnh. Các vi khuẩn Escherichia coli, Salmonella typhi, Kleb
Pneumoniae và Stap hylococus aureus bị kìm hảm sự phát triển bởi hoạt chất
curdion được phân lập từ thân rễ nghệ xanh [10].
Các tác giả Phan Minh Giang, Nguyễn Thị Tuệ, Đào Quốc Hùng, Phan Tống
Sơn đã phân lập được các sesquiterpenoid bằng phương pháp sắc kí thành phần chiết
trong dung môi n-hexan từ thân rễ nghệ xanh là zedoron và curdion. Các nghiên cứu
hoạt tính sinh học cho thấy curdion có khả năng kháng vi nấm Aspergillus và vi
khuẩn Staphylococcus aureus trong khi đó zederon lại thể hiện hoạt tính kháng
Candida albicans. Cả hai hợp chất này đều ức chế Fusarium oxysporum, đều không
thể hiện hoạt tính dọn gốc tự do cũng như các hoạt tính gây độc tế bào với 3 dòng tế
bào ung thư người là Hep-G2, FI và RD [7].

16


Chương 2

THỰC NGHIỆM

2.1. Đặc điểm thực vật loài nghệ xanh ở Hướng Hóa - Quảng Trị


Hình 2.1 Loài nghệ xanh ở Hướng Hóa - Quảng Trị
Cây cao 1,0 - 1,5m, thân rễ có đường kính 2-3cm, nạc, trắng ngà, mùi hăng,
vị rất đắng. Lá hình mũi mác, thon nhọn hai đầu, dài khoảng 40 - 60cm, rộng
khoảng 10 - 15cm, dọc gân chính có bớt màu đỏ tím. Bẹ lá (thân - thân giả) màu
xanh, hoa mọc giữa thân, cánh môi màu vàng, lá bắc có màu tím hồng.
Loại nghệ xanh này đã được Viện Dược liệu Việt Nam giám định tên khoa
học là Curcuma aeruginosa Roxb. Tên thường gọi là Nghệ ten đồng, Nghệ đen,
Nghệ xanh, Ngải tím. Cây thường mọc hoang ở vùng miền núi huyện Hướng Hóa,
tỉnh Quảng Trị và được trồng bởi một số ít người dân tộc thiểu số, có tác dụng điều
hòa khí huyết, giảm co thắt tử cung, phục hồi sinh lực cho sản phụ sau khi sinh. Đây
17


là cây thuốc độc đáo của người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô... và được người ta gọi là cây
"ngải bà đẻ”.
2.2. Thu hái và xử lý mẫu
Mẫu nghệ xanh (Curcuma aeruginosa Roxb.) được lấy tại thị trấn Khe Sanh,
huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị (tháng 10 năm 2006 và tháng 5 năm 2007). Mẫu
sau khi lấy được rửa sạch, để ráo nước, thái nhỏ và chưng cất thu tinh dầu các bộ
phận lá, rễ và thân rễ. Bã còn lại sau khi chưng cất hong khô tự nhiên rồi đem sấy
trong tủ sấy ở nhiệt độ khoảng 45 0C, nghiền nhỏ để chiết soxhlet trong n-hexan.
Dịch còn lại sau khi chưng cất, cô cạn ngâm chiết trong n-hexan.
2.3. Chưng cất tinh dầu bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước
Các nguyên liệu tươi (lá, thân, rễ, thân rễ) sau khi rửa sạch để ráo nước, thái
nhỏ, tiến hành thu tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước tại phòng
thí nghiệm hợp chất thiên nhiên trường ĐHSP Huế. Mỗi lần lấy khoảng gần 350g
mẫu (thân rễ) cho vào bình cầu đáy tròn 1000ml, đổ nước cất đến 3/4 bình, lắp ống
sinh hàn và bình hứng có thiết bị hồi lưu nước, đun trên bếp điện từ 5,5- 6 giờ.
Các mẫu lá, thân, thân rễ, rễ tươi được tiến hành chiết lấy tinh dầu bằng
phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước và xác định TPHH theo sơ đồ sau:




THÂ
N

RỄ

THÂ
N RỄ

Chưng cất lôi
cuốn hơi nước

Tinh dầu
GC\MS

Xác định
TPHH
Hình 2.1 Sơ đồ chưng cất và xác định TPHH tinh dầu

18


2.4. Xác định các chỉ số vật lý của tinh dầu thân rễ loài nghệ xanh Hướng Hóa
- Quảng Trị
25

2.4.1. Chỉ số khúc xạ ( n D )
Chỉ số khúc xạ ( n D25 ) của các mẫu tinh dầu được xác định trên máy khúc xạ

kế Abbe với ánh sáng thường.
Đo chỉ số khúc xạ ở nhiệt độ phòng, sau đó có thể chuyển về 25 0C theo biểu
thức:
n D25 = n’+ r (t’-25)

Trong đó: n’- chỉ số khúc xạ thí nghiệm.
t’- nhiệt độ thí nghiệm.
r - là hệ số hiệu chỉnh chỉ số khúc xạ khi nhiệt độ thay đổi 100C
(r = 0,00045).
2.4.2. Tỉ trọng tinh dầu
Tỉ trọng các mẫu tinh dầu được xác định bằng picromet có dung tích 2ml, cân
trên cân phân tích. Tỉ trọng tinh dầu được tính theo công thức:

d

25
25

=

m1
m2

Trong đó: m1, m2 (g) lần lượt là trọng lượng tinh dầu và nước cất cùng thể
tích được đo ở 250C.
2.5. Xác định hàm lượng tinh dầu và các chỉ số hóa học của tinh dầu thân rễ
loài nghệ xanh Hướng Hóa - Quảng Trị
2.5.1. Hàm lượng tinh dầu thân rễ (%)

V


% = m x 100%

V - thể tích tinh dầu (ml) chưng cất được.
m - lượng mẫu thân rễ tươi (g) đem chưng cất.
2.5.2. Xác định chỉ số axit (X)
Chỉ số axit được tính theo công thức: X =

5,61.V
m

Trong đó: V - thể tích dung dịch KOH 0,1N/rượu (ml) dùng để chuẩn độ.
19


m - lượng tinh dầu dùng để xác định (g).
5,61 - là lượng KOH có trong 1ml dung dịch rượu (nồng độ KOH
đúng bằng 0,1N) (mg).
2.5.3. Chỉ số este (E)
Chỉ số este được tính theo công thức: E =

(V2 − V1 ).28,05
m

Trong đó: V1 - là số ml dung dịch HCl 0,5N dùng để chuẩn độ mẫu thí
nghiệm.
V2 - là số ml dung dịch HCl 0,5N dùng để chuẩn độ mẫu kiểm
chứng.
m - lượng tinh dầu dùng để xác định (g).
2.6. Chiết soxhlet mẫu thân rễ

Dịch và bã thân rễ nghệ xanh thu được sau khi chưng cất cô cạn, sấy thu được
450 gam khô, tiến hành chiết Soxhlet trong dung môi n-hexan sau đó cô đuổi dung
môi được 3,5 gam dịch chiết. Dịch chiết có màu vàng đậm, sánh, dễ dính, có mùi
thơm.
2.7. Xác định TPHH
Tinh dầu và sản phẩm dịch chiết thu được gửi xác định TPHH và hàm lượng
tại Phòng nghiên cứu cấu trúc - Viện Hóa học Việt Nam. Phổ được ghi trên máy
GC/MS Engin 5989B MS (Mỹ) lắp đặt tại Viện Hóa học - Trung tâm Khoa học tự
nhiên và Công nghệ Quốc gia - Hà Nội. Trong đó hệ GC có model 5898 series II
(cột tách mao quản HP-5MS có kích thước: 30m × 0,25mm × 0,25 µ m, khí mang nitơ,
dung môi n-hexan) theo chương trình nhiệt độ: từ 60 oC (10 phút) với 5oC/phút đến
260oC (10 phút); injector và detector: 250oC, tại viện Hoá học, viện Khoa học và
Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.
2.8. Phân lập cấu tử trong tinh dầu
2.8.1 Sắc kí cột
Lắp cột (Φ= 3cm; d= 50cm) vào giá theo chiều thẳng đứng, lót một lớp bông
mỏng ở đáy cột. Từ từ cho silicagel (cỡ hạt 0,063 – 0,200mm, Merck) vào cốc đã

20


chứa dung môi n-hexan, khuấy đều cho hết bọt khí và tạo thể đồng nhất. Cho dung
môi n-hexan vào khoảng 1/2 cột và rót silicagel trên vào cột, dùng thanh cao su khỏ
nhẹ vào thành cột cho chặt cột. Rửa giải cột nhiều lần bằng dung môi n-hexan.

Hình 2.3 Sắc kí cột tinh dầu nghệ xanh
Nạp mẫu tinh dầu (7 gam) thân rễ nghệ xanh từ từ vào cột và cho một lớp
bông mỏng lên trên. Sau đó lần lượt rửa giải bằng dung môi n-hexan, hệ dung môi
n-hexan:dietylete (theo tỉ lệ tăng dần thể tích dietylete 9:1, 8:2, 7:3, 6:4, 5:5),
dietylete, axeton, rượu etylic chúng tôi đã thu được 395 phân đoạn.

Dựa trên kết quả phân tích GC/MS kết hợp với sắc ký cột, một số cấu tử của
tinh dầu sẽ được chiết tách khi rửa giải trên cột silicagel bằng các dung môi trên.
2.8.2. Sắc kí bản mỏng
Sắc ký lớp mỏng nhận diện chất ở các phân đoạn sắc ký cột được tiến hành
trên bản mỏng nhựa silicagel SILG/UV254 tráng sẵn, độ dày 0,25mm, hiệu
MACHEREY-NAGEL (ký hiệu Art-Nr. 805021). Triển khai với các dung môi và hệ
dung môi tương ứng với các dung môi và hệ dung môi khi rửa giải trên cột sắc kí, để

21


khô và soi dưới ánh sáng đèn tử ngoại, nhận định chất qua vệt sáng trên bản mỏng
và giá trị Rf.
2.8.3. Tách và xác định cấu trúc
Cấu tử thu được sau khi sắc kí cột và sắc kí bản mỏng, tách loại dung môi và
tinh chế lại đã thu được 2 chất rắn Tu-6 (thuộc phân đoạn 171-181 trong hệ dung
môi rửa giải n-hexan: dietylete 9:1) và Tu-11 (thuộc phân đoạn 48-82 trong dung
môi rửa giải n-hexan). Cấu trúc Tu-6, Tu-11 được xác định bằng phương pháp vật
lý: MS, H-NMR, 13C-NMR, DEPT, COSY, HMBC, HSQC (CDCl3, 500MHz) tại
phòng Cấu trúc, Viện Hoá học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
2.9. Thử hoạt tính sinh học
Tinh dầu thân rễ và dịch chiết thân rễ nghệ xanh (Curcuma aeruginosa
Roxb.) Hướng Hóa - Quảng Trị trong dung môi n-hexan được thử tính kháng khuẩn
trên các vi khuẩn Escherichia coli và nấm candida albicans tại bệnh viện TW Huế.

22


THÂN RỄ
NGHỆ TƯƠI


Làm sạch,
Chưng cất lôi
cuốn hơi nước

GC/MS
Dịch
chưng cất

Tinh dầu
SKC,
SKBM

Xác định
TPHH

Chiết trong
n-hexan

Bã chưng cất
ChiếtSoxhlet
Soxlet
Chiết
trong
trongn-hexan
n-hexan
Dịch chiết

Dịch chiết


Các phân
đoạn
Tinh chế

GC/MS
Phân đoạn Tu-6

Phân đoạn Tu-11

GC/MS,
1
H-NMR,
13
C-NMR, DEPT

Xác định
TPHH

GC/MS,
1
H-NMR,
13
C-NMR,
DEPT, COSY,
HMBC, HSQC

Xác định
TPHH

Xác định

cấu trúc
Tu-11

Hình 2.4 Sơ đồ chiết, tách, xác định TPHH thân rễ nghệ xanh (Curcuma
aeruginosa Roxb.) Hướng Hóa - Quảng Trị

23


Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO
LUẬN
3.1. Hàm lượng và chỉ số vật lý, hóa học của tinh dầu thân rễ nghệ xanh
Tinh dầu thân rễ Nghệ xanh Hướng Hóa - Quảng Trị thu được bằng phương
pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước tại phòng thí nghiệm trường ĐHSP Huế. Tinh dầu
có màu tím sẫm, nhẹ hơn nước, có vị đắng, nồng. Hàm lượng và các chỉ số vật lí,
hóa học của tinh dầu được trình bày trong các bảng sau:
* Hàm lượng
Bảng 3.1 Hàm lượng tinh dầu thân rễ Nghệ xanh
Lần
1
2
3

Khối lượng thân rễ (g)
365,0
355,0
350,0

Thể tích tinh dầu (ml) Hàm lượng %
1,3

0,356
1,2
0,338
1,2
0,343
%tinh dầu = 0,346 (%)

* Tỉ trọng
Bảng 3.2 Tỉ trọng tinh dầu thân rễ Nghệ xanh
Lần
1
2
3

Khối lượng tinh dầu (g)
1,9052
1,9626
1,9248

Khối lượng nước (g)
2,0910
2,0910
2,0910

Tỷ trọng
0,9111
0,9386
0,9205
d = 0,9234


* Chỉ số khúc xạ
Bảng 3.3 Chỉ số khúc xạ tinh dầu thân rễ Nghệ xanh
Lần

Nhiệt độ tiến hành (0C)

n’

n D25

1
2
3

28
28
28

1,4876
1,4864
1,4863

1,4892
1,4979
1,4878
n D25 = 1,4883

* Chỉ số axit
Bảng 3.4 Chỉ số axit tinh dầu thân rễ Nghệ xanh
Lần


Khối lượng tinh dầu (g)

Thể tích KOH 0,1N (ml)
24

Chỉ số axit -X


1
2
3

1,05
0,99
1,00

0,40
0,35
0,35

2,14
1,98
1,96
X = 2,03

* Chỉ số este
Bảng 3.5 Chỉ số este tinh dầu thân rễ Nghệ xanh
Lần


Khối lượng tinh dầu (g)

V1 (ml)

V2 (ml)

Chỉ số este

1

1,00

11,50

13,15

46,28

2

0,98

11,25

12,90

47,23

3


1,05

11,75

13,30

44,08
E = 45,86

Kết quả trên cho ta thấy:
- Hàm lượng tinh dầu thân rễ (0,364%) tương đương với hàm lượng tinh dầu
của một số loài nghệ xanh ở các vùng khác.
- Chỉ số khúc xạ tinh dầu thân rễ lớn, chứng tỏ trong tinh dầu có chứa nhiều
hợp chất thơm hoặc vòng có nhiều nhóm chức chứa oxi.
- Tỉ trọng tinh dầu thân rễ (0,9234) nhỏ hơn 1 chứng tỏ tinh dầu nghệ xanh
nhẹ hơn nước (phù hợp với kết quả thực nghiệm).
- Chỉ số axit của tinh dầu thân rễ là thấp, chứng tỏ hàm lượng axit tự do
trong tinh dầu thân rễ ít.
- Chỉ số este của tinh dầu thân rễ cây cũng tương đối thấp so với một số loài
nghệ khác.

25


×