Tải bản đầy đủ (.docx) (90 trang)

Báo cáo tác phẩm chủ đề liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.1 KB, 90 trang )

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
Lý do chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp
1.

1.1

Trở thành một phóng viên thực thụ là mơ ước của tôi khi còn là một
học sinh. Ước mơ đó đã đạt được một nửa khi tôi trở thành sinh viên lớp Phát
thanh K28, khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền. Sau 4 năm học tập rèn luyện tại trường, giờ đây, những sinh viên của
khóa 28 đang chuẩn bị bước vào cuộc sống. Kết thúc 4 năm học được đánh
dấu bằng kỳ thi tốt nghiệp. Đây vừa là một kết thúc, đồng thời cũng là một
khởi đầu quan trọng đối với mỗi sinh viên. Là 1 trong 15 sinh viên có đủ điều
kiện để lựa chọn hình thức khóa luận hoặc thực hiện tác phẩm tốt nghiệp. Đây
là sự may mắn đối với tôi.
Tác phẩm tốt nghiệp là hình thức khá mới mẻ, được bắt đầu từ khóa
học 2006 – 2010. Ngay khi công bố hình thức tốt nghiệp mới này, tôi đã có
định hướng cho bản thân. Và sau khi nhận được sự tư vấn của giảng viên
hướng dẫn, các anh chị khóa trên, cũng như bạn bè trong lớp, tôi đã chọn hình
thức thực hiện tác phẩm tốt nghiệp với những lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, đối với sinh viên chuyên ngành báo chí, nắm chắc lý thuyết
là điều quan trọng. Tuy nhiên, việc kết hợp với lý thuyết đã học để đưa vào
thực tiễn báo chí càng quan trọng hơn. Ngay từ ngày đầu với những bài học
vỡ lòng, các thầy cô trong khoa đã luôn nhắc nhở chúng tôi: báo chí là phải
sống trong thực tiễn, không được xa rời thực tiễn. Nhấn mạnh vai trò của thực
tiễn, học phải đi đôi với hành, hàng năm khoa Phát thanh – Truyền hình, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền, luôn tạo điều kiện, cho những sinh viên của
mình đến các cơ quan báo chí thực tập.
Sinh viên báo chí khi sau 4 năm học tập và rèn luyện, thành quả thu


được ngoài thành tấm bằng cử nhân, còn phải sáng tạo được những tác phẩm


Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”

báo chí. Thực tế cho thấy, hiện nay nhiều trường đại học với những chương
trình mang nặng tính hàn lâm. Đến khi sinh viên ra trường ứng tuyển vào các
cơ quan, doanh nghiệp lại không đáp ứng yêu cầu công việc phải mất thời
gian đào tạo lại. Cho nên, việc rèn luyện nghiệp vụ báo chí của sinh viên qua
những đợt thực hành, thực tập là rất cần thiết với sinh viên khoa Phát thanh –
Truyền hình.
Nhận thức rõ điều đó, tôi chọn hình thức tác phẩm tốt nghiệp để thể
hiện năng lực bằng tác phẩm báo chí. Kết hợp những lý thuyết đã học và
những kinh nghiệm thực tiễn vào thực hiện tác phẩm.
Thực hiện một chương trình phát thanh đã không còn lạ lắm với bản
thân tôi cũng như các thành viên của lớp Phát thanh 28. Vì ngay từ những
ngày đầu mới vào học tại đây, chúng tôi đã được sự quan tâm của khoa Phát
thanh – Truyền hình, tạo điều kiện để sinh viên lớp Phát thanh tham gia
chương trình Phát thanh nội bộ, một tuần hai số được phát sóng vào thứ 4 và
thứ 5 tại ký túc xá Học viện. Nhưng theo tôi được biết, so với các lớp khác,
chúng tôi được tiếp cận sớm hơn rất nhiều vì nhiều lớp phải sang học kỳ 2
hay học kỳ 3, khi đã có kiến thức nhất định mới có thể thực hiện chương
trình. Vì thế, chúng tôi có nền tảng tốt về thực hành, tham gia thực hiện tác
phẩm. Điều này có ý nghĩa với bản thân tôi cũng như các bạn trong lớp, vì
chúng tôi được tiếp cận thực tiễn sớm và chương trình cũng là nơi để chúng
tôi có cơ hội thực hành những lý thuyết đã được học trên lớp.
Ngoài ra, khoa Phát thanh – Truyền hình cũng luôn khuyến khích cho
sinh viên của mình ngoài nắm bắt được lý thuyết, còn có kỹ năng làm báo
thành thạo để sau khi ra trường không còn bỡ ngỡ với công việc.
Thứ hai, việc thực hiện tác phẩm tốt nghiệp, tôi được thử sức mình với

nhiều vai trò khác nhau. Khi thực hiện một tác phẩm từ đầu đến cuối, ngoài
việc tìm chủ đề; hoàn thành kịch bản, khung chương trình; khai thác số liệu;
mời khách mời… Bên cạnh đó, còn kiêm vai trò kỹ thuật viên, thể hiện tác
Ban Thị Ánh Nguyệt

2

Lớp Phát thanh K28


Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”

phẩm và cắt dựng hoàn thiện chương trình. Với yêu cầu báo chí hiện đại ngày
nay, một phóng viên phải năng động, kiêm được nhiều vị trí khác nhau. Chính
vì lẽ đó, đây cũng là cơ hội để tôi thử sức mình. Với việc thực hiện xuyên
suốt chương trình từ đầu đến khi hoàn thành, tôi cũng học hỏi được nhiều
kinh nghiệm thực tế cho bản thân.
Thứ ba, chương trình tôi lựa chọn để thực hiện tác phẩm tốt nghiệp là
chương trình phát thanh Sóng trẻ. Đây là chương trình do khoa Phát thanh –
Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền hợp tác với Đài Phát thanh –
Truyền hình Hà Nội sản xuất. Ngay từ số đầu tiên của chương trình phát sóng
vào ngày 17 tháng 01 năm 2010 đến nay, mặc dù vì lý do đặc biệt tôi không
nằm trong Ban biên tập nhưng đều tham gia viết bài cho chương trình. Từ
những ngày đầu làm quen với chương trình, gắn bó và dõi theo chương trình
từ khi đang là sinh viên năm thứ 2 đến nay tôi đã tích lũy được những kinh
nghiệm trong quá trình đó. Là sân chơi cho chúng tôi vừa học nghề vừa rèn
nghề, Sóng trẻ đã trở nên thân thiết với sinh viên Phát thanh. Đây là một điều
kiện thuận lợi cho tôi khi thực hiện tác phẩm.
Hơn nữa, chương trình Sóng trẻ là chương trình phát thanh phản ánh về
mọi mặt của đời sống sinh viên. Bản thân tôi cũng là sinh viên, khi thực hiện

chương trình tôi có nhiều lợi thế trong việc hiểu những tâm tư, nguyện vọng,
cũng như nắm bắt được nhu cầu thông tin của các bạn. Do đó, chương trình
hoàn toàn phù hợp để tôi có thể phát huy khả năng của bản thân.
Với những lý do trên đã giúp tôi có động lực đưa ra quyết định chọn
hình thức để thể hiện khả năng của mình sau 4 năm học là hình thức tác phẩm
tốt nghiệp và chọn Sóng trẻ là nơi thực hiện tác phẩm tốt nghiệp.
1.2

Khái quát về tác phẩm tốt nghiệp đã thực hiện
1.2.1
Khái quát về chương trình phát thanh Sóng trẻ
Sóng trẻ là một chương trình về sinh viên, có thời lượng 30 phút. Nội
dung hướng vào chủ yếu là sinh viên đang sinh sống và học tập trên địa bàn
Ban Thị Ánh Nguyệt

3

Lớp Phát thanh K28


Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”

Hà Nội. Phản ánh mọi mặt của đời sống sinh viên một cách phong phú, sinh
động và gần gũi. Với nội dung xoay quanh cuộc sống của sinh viên, từ học
hành, ăn mặc, đi lại, công tác xã hội cho tới việc làm, tình yêu, giới tính…
Được thể hiện rất sinh động, hấp dẫn, trẻ trung thu hút sự quan tâm của các
bạn sinh viên.
Đặc biệt những người thực hiện chương trình đều là sinh viên, từ kịch
bản cho đến dẫn chương trình đều do sinh viên lớp Phát thanh đảm nhiệm, do
đó, tạo được sự gần gũi, thân mật. Mặc khác, vì bản thân những người thực

hiện là sinh viên nên hiểu rõ những chủ đề được sinh viên quan tâm và đi vào
khai thác những chủ đề đó. Qua đó đáp ứng nhu cầu thông tin cho sinh viên.
Sóng trẻ ra đời là kết quả của sự hợp tác giữa khoa Phát thanh – Truyền
hình và Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội. Được phát trên sóng FM, tần
số 90 MHz mỗi thứ 3 hàng tuần. Từ số đầu tiên lên sóng vào ngày 17/01/2010
đến nay, chương trình đã trở nên quen thuộc với đông đảo thính giả.
Từ khi ra đời cho đến nay, Sóng trẻ đã có hai lần thay đổi khung
chương trình. Điều này nhằm phù hợp với nhu cầu thính giả đang thay đổi
từng ngày, vì thế Sóng trẻ cũng cần có những điều chỉnh để luôn tự làm mới
mình, thật sự trở thành người bạn đồng hành của sinh viên.
Trong một năm đầu phát sóng (từ tháng 01/2010 đến tháng 01/2011),
khung chương trình được xây dựng gồm các phần, mục chính như sau:
1. Nhạc hiệu chương trình: (30 giây)
2. Lời giới thiệu: Hai MC – một nam, một nữ (thời lượng: từ 60 –
90 giây).
(Nhạc cắt 3-4 giây)
3. Bản tin: Tổng thời lượng Bản tin có thể dao động từ 5 – 7 phút.
Trong đó gồm:
- Có từ 4 đến 6 tin vắn (thời lượng mỗi tin từ 10 đến 30 giây)
- Có từ 1 đến 3 tin có âm thanh gốc (hoặc phóng sự thời sự) thời
lượng từ 1- 2 phút/1 tác phẩm.
Ban Thị Ánh Nguyệt

4

Lớp Phát thanh K28


Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”


Chú ý: sau mỗi tin, có thể có nhạc cắt 2 giây hoặc chỉ có một đoạn
nhạc cắt 6-10 giây sau khi kết thúc toàn bộ Bản tin
4. Chuyên mục Diễn đàn Sóng Trẻ:
Các khách mời cùng thảo luận về một đề tài mà sinh viên quan
tâm hoặc liên quan đến sinh viên, để tìm ra giải pháp hoặc định hướng
đúng cho sinh viên về vấn đề ấy. Yêu cầu là phải có 3 vị khách mời
(trong đó có một giảng viên (hoặc cán bộ) và hai bạn sinh viên). Nội
dung gồm: Lời dẫn (do người dẫn chương trình nói) – chùm ý kiến
(hoặc phóng sự) nêu vấn đề - thảo luận – phóng sự (hoặc bài viết) bổ
sung – tiếp tục thảo luận - lời kết (tổng thời lượng khoảng từ 10 – 12
phút).
Chú ý: Biên tập viên (hoặc phóng viên) trực tiếp dẫn và tham gia thảo
luận trong mục này cùng với khách mời. Người dẫn chương trình chỉ
nói Lời dẫn mở đầu để giới thiệu.
(Kết thúc diễn đàn không dùng nhạc cắt)
5. Lời quảng bá chương trình:
- Các bạn đang nghe chương trình phát thanh Sóng Trẻ, phát trên sóng FM, tần số 90
mê-ga-hec của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội lúc15h30 Chủ nhật hàng tuần,
phát lại vào 14h05 thứ Ba tuần sau.

6. Chuyên mục Tôi là sinh viên: (Mục này không dùng nhạc hiệu)
Nội dung là bài viết về một sinh viên tiêu biểu (từ 3-4 phút) do
phóng viên hoặc biên tập viên tự đọc.
(Nhạc cắt từ 6-10 giây)
7. Ca khúc: Một bài hát theo yêu cầu (thời lượng từ 3 phút – 4 phút).
Chú ý: - Sau lời giới thiệu của MC, phải có giọng nói thực của người
yêu cầu nói lời nhắn (qua điện thoại hoặc được ghi âm trực tiếp).
8. Tiết mục Sóng Trẻ kết nối: (Nhạc tiết mục có sẵn):

Ban Thị Ánh Nguyệt


5

Lớp Phát thanh K28


Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”

Thời lượng từ 4 phút – 5 phút: Trong đó có phần giới thiệu chung
về một trường đại học ở Hà Nội, tiếp đó là một tác phẩm được thực
hiện tại hiện trường (phỏng vấn, bài viết có âm thanh gốc…) về một
hoạt động nổi bật nhất, thời sự nhất của sinh viên trường này.
(Nhạc cắt 4-6 giây)
9. Tóm lược những thông tin chính đã phát trong chương trình
(khoảng 30 giây)
10. Chào kết thúc chương trình: (Đã có sẵn một đoạn nhạc nền
chung dài 30 giây cho tất cả các chương trình): Hai người dẫn
chương trình nói trên nền nhạc:
MC nữ: - Các bạn vừa nghe chương trình phát thanh Sóng Trẻ
MC nam: - Kịch bản: ………………………….., Lớp Phát thanh khóa.….., Khoa Phát thanh Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
MC nữ: - Dẫn chương trình: ………………………………….
MC nam: - Biên tập: …………………………………………...
MC nữ: - Chủ nhiệm chương trình: Nguyễn Minh Bài - Đức Dũng
Nam + Nữ: - Xin chào, và hẹn gặp lại!

Sau một năm phát sóng, Ban biên tập chương trình cũng như các thầy
cô trong khoa Phát thanh – Truyền hình và Đài Phát thanh – Truyền hình đã
thay đổi lại khung chương trình cho phù hợp với thị hiếu và gần gũi hơn với
sinh viên.
Từ tháng 01/2011 đến tháng 12/2011 chương trình Sóng trẻ có những

thay đổi với khung chương trình như sau:
1. Nhạc hiệu: 30 giây
2. Giới thiệu chương trình (từ 1 phút – 2 phút)
(Nhạc cắt 3-4 giây)
3. Bản tin: Tổng thời lượng Bản tin có thể dao động từ 5 – 7 phút.
Trong đó gồm:
- Có từ 4 đến 6 tin vắn (thời lượng mỗi tin từ 10 đến 30 giây)
- Có từ 1 đến 3 tin có âm thanh gốc (hoặc phóng sự thời sự) thời
lượng từ 1-2 phút/1 tác phẩm.
Ban Thị Ánh Nguyệt

6

Lớp Phát thanh K28


Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”

4. Diễn đàn Sóng Trẻ (từ 10 – 15 phút): Chuyên mục thể hiện chủ đề
chính của chương trình, bao gồm phóng sự (nêu lên một vấn đề nổi bật
của sinh viên); chùm ý kiến; tọa đàm, trao đổi (các ý kiến của khách
mời tham gia bàn luận về vấn đề mà phóng sự đã gợi ra); bài phản ánh
(bổ sung thêm thông tin cho chủ đề của diễn đàn).
5. Lời quảng bá chương trình:
- Các bạn đang nghe chương trình phát thanh Sóng Trẻ, phát trên sóng FM, tần số 90
mê-ga-hec của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội lúc15h30 Chủ nhật hàng tuần,
phát lại vào 14h05 thứ Ba tuần sau.

6. Quà tặng âm nhạc (từ 3 – 5 phút): Một ca khúc theo yêu cầu của
thính giả sinh viên.

7. Chuyên mục mở (từ 2 – 3 phút): Đây là một chuyên mục mở, linh
hoạt. Tên gọi của chuyên mục này sẽ thường xuyên được thay đổi, gắn
với tình hình thời sự ở những thời điểm cụ thể.
8. Đồng hành cùng bạn (từ 3 – 4 phút): Chuyên mục giới thiệu, kết
nối giữa sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội.
9. Tóm lược thông tin chính, chào kết thúc (khoảng 1 phút).
MC nữ: - Các bạn vừa nghe chương trình phát thanh Sóng Trẻ
MC nam: - Kịch bản: ………………………….., Lớp Phát thanh khóa.….., Khoa Phát thanh Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
MC nữ: - Dẫn chương trình: ………………………………….
MC nam: - Biên tập: …………………………………………...
MC nữ: - Chủ nhiệm chương trình: Đức Dũng
Nam + Nữ: - Xin chào, và hẹn gặp lại !

Như vậy, với sự thay đổi lần này, ngoài thay đổi về khung chương trình,
còn có sự thay đổi về người chủ nhiệm chương trình. Trong khung chương
trình Sóng trẻ cũng có sự linh động hơn với chuyên mục mở.
Sau một năm sử dụng khung chương trình này, từ tháng 12/2011 đến
đầu năm 2012, Sóng trẻ có những biến động và tạm dừng phát sóng một thời
gian. Bắt đầu từ tháng 03/2012, Sóng trẻ quay lại và có sự đổi mới để phù hợp
hơn với nhu cầu mới của sinh viên:
1.

Nhạc hiệu chương trình + lời giới thiệu (30 giây)

Ban Thị Ánh Nguyệt

7

Lớp Phát thanh K28



Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”

Lời giới thiệu chương trình đọc trên nhạc nền
Bản tin Sóng trẻ (khoảng 5 phút):

2.

Các thông tin về mọi mặt hoạt động liên quan đến học sinh, sinh viên
Hà Nội và cả nước.
Chú ý : Trong mỗi Bản tin phải có ít nhất là 5, 6 tin vắn + 2 tin có âm
thanh gốc và Bản tin phải được thể hiện với 2 giọng nam – nữ, tin có
âm thanh gốc đưa lên đầu.
(Nhạc cắt)
Diễn đàn Sóng trẻ (17 phút):

3.

- Phóng sự thời sự (khoảng 4 phút): Đề tài về sinh viên và đời sống
sinh viên, đặc biệt những vấn đề nổi cộm trong đời sống sinh viên.
-

Phát một ca khúc ngắn (3 phút)
Tiến hành một cuộc trò chuyện phỏng vấn trao đổi với chuyên gia
hoặc những người có liên quan về những vấn đề mà phóng sự trên
đã đề cập (10 phút)
Chú ý : Nội dung của phóng sự và các cuộc trao đổi phải thống nhất và
bàn sâu về chủ đề, làm nổi bật thông điệp mà chương trình muốn nói
tới. Đó là những vấn đề đang nảy sinh trong cuộc sống của giới trẻ và
học đường hiện nay. Hình thức các cuộc trao đổi cần linh hoạt, tránh

công thức, khuôn sáo và có thể thực hiện bên ngoài phòng máy.
(Nhạc quảng bá chương trình)

4.

Quà tặng âm nhạc (khoảng 4 phút): Một ca khúc theo yêu cầu của các

bạn trẻ.
5.

Chuyên mục (khoảng 3 phút): Đây là chuyên mục mở, được thay đổi

thường xuyên tùy theo tình hình cụ thể của từng thời điểm. Chuyên mục cũng
có thể viết về các tấm gương sinh viên tiêu biểu, những câu lạc bộ năng
động…
6.

Chào kết thúc (30 giây): 2 dẫn chương trình dẫn trên nền nhạc

Ban Thị Ánh Nguyệt

8

Lớp Phát thanh K28


Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”

MC nữ: - Các bạn vừa nghe chương trình phát thanh Sóng Trẻ
MC nam: - Kịch bản: ………………………….., Lớp Phát thanh

khóa.….., Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền.
MC nữ: - Dẫn chương trình: ………………………………….
MC nam: - Biên tập: …………………………………………...
MC nữ: - Chủ nhiệm chương trình: Đỗ Chí Nghĩa
Nam + Nữ: - Xin chào, và hẹn gặp lại !
Cũng như lần trước, có sự thay đổi về người chủ nhiệm chương trình.
Tuy nhiên, có thể thấy rằng, lần này, Sóng trẻ đã có sự thay đổi mạnh mẽ hơn.
Việc tăng hai bài hát và giảm một chuyên mục nhằm tạo không khí trẻ trung,
thoải mái, ngoài cung cấp thông tin còn giúp các bạn sinh viên giải trí sau
những phút căng thẳng. Cách thể hiện giữa 2 bạn dẫn của chương trình cũng
mang tính đối đáp trò chuyện, tạo sự thân mật, gần gũi và dễ tiếp nhận thông
tin hơn.
Bên cạnh đó, lần thay đổi này của Sóng trẻ không chỉ về nội dung, hình
thức, mà giờ phát sóng cũng đã được điều chỉnh để phù hợp và thuận tiện hơn
cho thính giả. Từ thời gian phát sóng là 15h00 chủ nhật và phát lại và 15h30
thứ 3 hàng tuần, thì nay chương trình đã thay đổi giờ phát sóng là 20h05 thứ 3
hàng tuần. Như vậy, vào khung giờ này các bạn sinh viên sẽ thuận lợi hơn để
lắng nghe chương trình. Đặc biệt vào buổi tối thì các bạn có nhiều thời gian
hơn, trước khi học bài dành ra 30 phút để lắng nghe chương trình là hợp lý.
1.2.2

Khái quát về chương trình phát thanh Sóng trẻ số 12, năm 2012
Chương trình Sóng trẻ số 12 có chủ đề: “Liên kết đào tạo ba bên –

tăng cơ hội việc làm cho sinh viên”, phát sóng vào 20h05 ngày 22/05/2012
trên sóng FM tần số 90 MHz, Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội.
Chương trình gồm 4 chuyên mục, mục:
Ban Thị Ánh Nguyệt


9

Lớp Phát thanh K28


Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”

-

Bản tin Sóng Trẻ: Bao gồm 5 tin, trong đó 3 tin văn bản và 2 tin có

âm thanh gốc.
-

Diễn đàn Sóng Trẻ: Chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên – tăng cơ hội

việc làm cho sinh viên”
+ Phóng sự: Đổi mới đào tại tại Học viện Tài chính
+ Bài hát: Đừng ngồi yên trong bóng đêm, thể hiện: ca sỹ Văn Mai
Hương
+ Trò chuyện với khách mời
-

Quà tặng âm nhạc: Bài hát “Đường đến đỉnh vinh quang”, thể hiện:

Nhóm Bức tường.
-

Tư vấn việc làm: Giải đáp, tư vấn những thắc của các bạn sinh viên


gửi đến chương trình. Cung cấp những thông tin liên quan đến việc làm và
tuyển dụng. Tư vấn cho các bạn sinh viên khi chuẩn bị tham gia thi tuyển vào
các cơ quan, doanh nghiệp.
Chương trình được tổ chức sản xuất tại phòng thu, theo phương thức
sản xuất phát thanh truyền thống.
Ngay từ chọn chủ đề cho chương trình tôi đã được sự giúp đỡ và
góp ý của giảng viên hướng dẫn, cũng như sự tư vấn của bạn bè và thu
thập ý kiến từ những bạn sinh viên. Thấy rằng vấn đề việc làm cho sinh
viên hiện nay đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết và cũng được sinh
viên quan tâm nhiều hơn cả.
Sau khi đã chọn được chủ đề, quá trình triển khai thu thập thông tin,
xây dựng kịch bản chương trình, liên hệ khách mời… cũng là thời điểm mà
tôi thực tập tại Đài Tiếng nói Việt Nam. Đây vừa là điều thuận lợi, cũng vừa
là hạn chế cho tôi. Hạn chế vì thời gian bị san sẻ, tôi chưa thể tập trung vào
làm tác phẩm tốt nghiệp. Thuận lợi là học hỏi được kinh nghiệm của các anh
chị ở Đài Tiếng nói Việt Nam, trong liên hệ với khách mời cũng như xin số

Ban Thị Ánh Nguyệt

10

Lớp Phát thanh K28


Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”

liệu, thông tin. Hơn nữa, tôi học hỏi được kinh nghiệm xây dựng kịch bản
chương trình và cách tổ chức một diễn đàn.
Sau thời gian thực tập, tôi tập trung làm chương trình. Tôi đã tự mình
viết tin, bài, thực hiện chùm ý kiến, chuyên mục, hoàn chỉnh kịch bản, liên hệ

khách mời cho chương trình. Trong quá trình thực hiện cũng có những sai sót,
phải sửa lại nhiều lần. Việc lắng nghe những ý kiến đóng góp của giảng viên
hướng dẫn đã giúp tôi xây dựng được kịch bản hoàn thiện hơn, đem lại hiệu
quả cho chương trình. Ngoài ra, tôi cũng đã tự trình thể hiện bài phóng sự
trong chương trình; tham gia vào phần kỹ thuật, cắt dựng chương trình hoàn
chỉnh để đưa ra Đài phát sóng.
Chương trình Sóng trẻ số 12 với chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên – tăng
cơ hội việc làm cho sinh viên” đi sâu vào nội dung về mô hình liên kết đào
tạo mới này. Khẳng định sự cần thiết của việc bắt tay liên kết trong đào tạo để
nâng cao chất lượng đào tạo và cũng là để sinh viên ra trường tăng cơ hội việc
làm. Bên cạnh đó, chương trình cũng cung cấp những thông tin về chính trị và
văn hóa xã hội, hoạt động của các sinh viên; thông tin thiết thực về tư vấn
việc làm cho sinh viên.
Sau khi chương trình được phát sóng, tôi có thu thập ý kiến phản hồi từ
một số thính giả của chương trình. Đây là cách để đánh giá chính xác chất
lượng chương trình. Làm xong bước này mới được coi là hoàn thiện một quy
trình sản xuất chương trình.
Đối với Sóng trẻ số 12, tôi đã tìm chủ đề, lên ý tưởng, hoàn thiện kịch
bản và theo sát chương trình trong toàn bộ quá trình thực hiện. Thực hiện tác
phẩm từ khi lên ý tưởng, thu thập thông tin, viết bài, thể hiện bài phóng sự,
cho tới thu, dựng và hoàn thiện chương trình. Có thể nói rằng, để hoàn thành
chương trình và phát sóng, tôi đã tham gia nhiệt tình, nghiêm túc, với tinh
thần cao nhất của bản thân.
1.3

Mục đích và nhiệm vụ

Ban Thị Ánh Nguyệt

11


Lớp Phát thanh K28


Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”

1.3.1

Mục đích

Chương trình Sóng trẻ số 12 với chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên – tăng
cơ hội việc làm cho sinh viên” nhằm mục đích:
Đem lại những thông tin thiết thực tới các bạn sinh viên, cũng như nhà
trường và các doanh nghiệp về mô hình liên kết mới. Ngoài ra, những thông
tin tư vấn việc làm, bản tin, các hoạt động sinh viên và những thông tin chính
sách có ảnh hưởng tới sinh viên, tạo sự kết nối giữa sinh viên các trường.
Chương trình được thể hiện một cách trẻ trung gần gũi để các bạn sinh viên
dễ tiếp nhận thông tin.
Thực tế hiện nay cho thấy, hàng năm số lượng sinh viên ra trường chưa
tìm được việc làm chiếm tỷ lệ cao. Tuy nhiên, sinh viên Học viện Tài chính
vẫn có đến 96% sinh viên ra trường tìm được việc làm. Điều này chứng tỏ,
chất lượng đào tạo của Học viện Tài chính có sự điều chỉnh hợp lý, nhờ việc
liên kết với các doanh nghiệp mà họ biết đào tạo đúng hướng, đáp ứng nhu
cầu và chất lượng nguồn nhân lực. Từ đó, chương trình hướng tới mô hình
liên kết đào tạo ba bên, tăng cơ hội việc làm cho sinh viên nhằm khẳng định
sự cần thiết phải liên kết các bên trong bài toán nâng cao chất lượng đào tạo,
giải quyết việc làm cho sinh viên.
Công chúng có cái nhìn mới về vai trò của sự kết hợp giữa nhà tuyển
dụng, nhà trường và sinh viên. Có thể thu ngắn khoảng cách giữa cơ sở đào
tạo và nhà tuyển dụng. Trên thực tế, một số trường đã có những phương pháp

mới đẩy mạnh kết hợp giữa sinh viên, nhà trường và nhà tuyển dụng để tạo
cho sinh viên có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm hơn như Học viện Tài chính,
Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Thương mại, Đại học Bách khoa Hà Nội,
Đại học Kiến trúc... Thông qua chương trình kết hợp thảo luận, tư vấn, định
hướng việc làm cho sinh viên; cung cấp một vài địa chỉ nhà tuyển dụng…

Ban Thị Ánh Nguyệt

12

Lớp Phát thanh K28


Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”

Bên cạnh đó, nâng cao nhận thức của sinh viên, có những tác động tới
người học là các bạn sinh viên, cần thực sự tự ý thức được về nghề nghiệp
ngay từ khi đang còn trên ghế nhà trường để định hướng nghề nghiệp. Chủ
động hoàn thiện và phát triển kỹ năng tốt hơn, năng động hơn.
Ngoài ra, Sóng trẻ 12 nói riêng và các số khác nói chung, đã thể hiện
được là một chương trình mang đậm tính sinh viên: năng động, hiện đại, gần
gũi, trẻ trung. Luôn đồng hành cùng sinh viên, theo như định hướng của Sóng
trẻ đề ra. Từ đó, thu hút được sự lắng nghe và ủng hộ của công chúng, đặc
biệt là các bạn sinh viên.
1.3.2

Nhiệm vụ

Muốn thực hiện được mục đích đã đề ra ở trên, chương trình cần thực
hiện các nhiệm vụ sau:

Một là, làm rõ hướng đi mới trong giải quyết việc làm cho sinh viên.
Thâm nhập thực tế để tìm hiểu tình hình cụ thể ở các trường đại học, thu thập
số liệu liên quan đến vấn đề việc làm của sinh viên.
Hai là, tạo ra được một diễn đàn trao đổi, thảo luận nhằm đi đến những
thống nhất nhận thức, hướng đi trong quá trình đào tạo để tăng cơ hội việc
làm cho sinh viên.
Ba là, triển khai chương trình, tìm hiểu thực tế và nắm bắt những thông
tin về mô hình liên kết này.Theo dõi trên các phương tiện truyền thông để
nắm bắt thông tin đầy đủ, cặn kẽ vấn đề định triển khai. Qua đó mà biết được
đề tài này đã được khai thác trên những góc cạnh nào để từ đó tìm ra được
khía cạnh mới.
Bên cạnh đó, tôi cũng dõi theo các bước chuyển biến, thay đổi khung
chương trình của Sóng trẻ để kịp thời nắm bắt và có hướng triển khai cho phù
hợp. Mặt khác, việc theo dõi sát sao chương trình còn đảm bảo sự thống nhất
chặt chẽ giữa Sóng trẻ số 12 với hệ thống chương trình. Hơn nữa, mỗi số của
Ban Thị Ánh Nguyệt

13

Lớp Phát thanh K28


Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”

Sóng trẻ đều là những chương trình chuyên đề về một chủ đề cụ thể. Việc
theo dõi chương trình còn nhằm tránh sự trùng lặp với các số khác, khai thác
được những khía cạnh mới, chủ đề mới đang được sinh viên quan tâm.
Bốn là, thu thập nhận xét, đánh giá, phản hồi từ phía thính giả để điều
chỉnh và rút kinh nghiệm cho những chương trình sau.
1.4


Phương pháp thực hiện tác phẩm
Để thực hiện những mục tiêu và nhiệm vụ đề ra ở trên, trong khi sản

xuất chương trình, người thực hiện đã áp dụng những phương pháp sau:
Sóng trẻ là chương trình phát thanh theo chuyên đề, được biên tập và
dựng trước, sản xuất tại phòng thu. Phương thức này cơ bản gồm các bước
sau: Lựa chọn đề tài – Thu thập và phân tích số liệu – Triển khai viết bài Biên tập và duyệt chương trình – Thu chương trình – Hoàn thiện chương trình
và phát sóng – Thu thập ý kiến phản hồi của thính giả.
Bước khởi đầu và cũng là bước quan trọng đó là lựa chọn đề tài. Ở
bước này, được sự tư vấn của giảng viên hướng dẫn, tôi đã thực hiện lấy ý
kiến của các bạn sinh viên qua phướng pháp phiếu điều tra và phỏng vấn. Đưa
ra những chủ đề mà sinh viên quan tâm và sau đó qua phỏng vấn ý kiến, lựa
chọn được chủ đề mà sinh viên quan tâm nhất. Sau khi thống nhất với giảng
viên hướng dẫn tôi đã lựa chọn đề tài vấn đề việc làm cho sinh viên.
Lựa chọn được đề tài phù hợp, tôi tiến hành điều tra, thu thập số liệu,
phân tích và lựa chọn số liệu để đưa vào chương trình. Mô hình liên kết đào
tạo ba bên tôi đã được nghe nói từ trước đó, nên việc tiến hành khảo sát và thu
thập thông tin được tiến hành nhanh chóng. Được sự góp ý cũng như giới
thiệu của giảng viên hướng dẫn tôi đã tìm đến trường đại học đang thực hiện
tốt mô hình này để nắm bắt tình hình, như trường Học viện Tài chính mà sau
đó tôi chọn làm nơi thực hiện phóng sự.
Viết bài, hoàn thiện các mục cũng đươc tiến hành nhanh chóng sau đó.
Trong bước này, tôi sử dụng nhiều những kỹ năng báo chí như phỏng vấn khai
Ban Thị Ánh Nguyệt

14

Lớp Phát thanh K28



Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”

thác thông tin, sáng tạo tác phẩm, phân biệt giữa các thể loại, tiếp cận nhân
vật để có được những âm thanh chân thực nhất…
Vì chương trình là sản xuất theo hình thức truyền thống, nên ngoài
những bài viết ngoài hiện trường, thì hầu hết đều thực hiện tại phòng thu. Sau
khi đã hoàn chỉnh kịch bản và qua xét duyệt thì phần còn lại chương trình
được sản xuất tại phòng thu. Sau đó cắt, dựng, sang đĩa hoàn thiện tác phẩm.
Một khâu cũng quan trọng không kém đó là thu thập ý kiến phản hồi
của thính giả. Bước này nhằm đánh giá những ưu, nhược điểm của chương
trình, có đề xuất hoặc đóng góp để chương trình được hoàn thiện hơn. Ở khâu
này tôi cũng đã dùng phiếu điều tra và phỏng vấn sâu một số nhân vật để tổng
hợp ý kiến đánh giá phản hồi.
Tất cả những phương pháp trên đều được người thực hiện sử dụng
linh hoạt và chính xác. Luôn chú ý áp dụng những lý thuyết đã học, những
kiến thức được thầy cô truyền dạy vào trong các bước thực hiện sản xuất
chương trình. Để đảm bảo chất lượng chương trình và đáp ứng nhu cầu
thính giả.
1.5

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của chương trình
1.5.1 Ý nghĩa lý luận
Chương trình Sóng trẻ số 12 đi sâu vào hướng kết hợp ba bên trong

nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và khả năng đáp ứng nguồn lao
động giỏi lý thuyết và kỹ năng. Do đó, nhấn mạnh sự cần thiết của việc liên
kết trong đào tạo, sự bắt tay giữa các doanh nghiệp, nhà trường và sinh viên
trong công tác đào tạo cũng như việc làm.
Đề tài về việc làm và liên kết đào tạo đã từng được đề cập đến trên các

phương tiện truyền thông. Nhưng thực hiện cả một chương trình chuyên đề để
đi sâu vào làm rõ vấn đề là chưa có. Chương trình Sóng trẻ 12 đã chia sẻ
những kinh nghiệm, thành công của một số trường đại học đã làm để xây
dựng mô hình dạy và học mới cho hiệu quả hơn. Có những đánh giá nguyên

Ban Thị Ánh Nguyệt

15

Lớp Phát thanh K28


Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”

nhân vì sao chưa hiệu quả và phải làm sao để việc liên kết được chặt chẽ và
hiệu quả hơn.
Chương trình là sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn. Vận dụng những
kiến thức báo chí đã học, đặc biệt là chuyên ngành phát thanh vào sáng tạo tác
phẩm. Đây cũng là một phương pháp để sinh viên lớp Phát thanh, khoa Phát
thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền kết hợp giữa học
nghề và rèn nghề. Đồng thời, cũng là tiếp nối và phát huy hình thức tác phẩm
tốt nghiệp của sinh viên lớp Phát thanh các khóa nhằm tạo cơ sở khoa học
giúp các thầy cô trong khoa tiếp tục áp dụng rộng rãi hình thức tốt nghiệp này
cho sinh viên.
Ngoài ra, tác phẩm còn giúp sinh viên các khóa sau có những tham
khảo khi nghiên cứu về lĩnh vực này.
1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn
Chương trình Sóng trẻ số 12 nhằm giúp sinh viên, nhà trường và nhà
tuyển dụng nhận thức được vai trò của mình và việc đẩy mạnh hợp tác để đem
lại hiệu quả cao nhất. Bên cạnh đó, góp phần vào làm rõ vai trò của việc kết

hợp đào tạo, giải pháp mới nâng cao chất lượng sinh viên để tăng cơ hội việc
làm cho sinh viên khi ra trường.
Phần Bản tin Sóng trẻ đã cung cấp thông tin mới nhất về Ngày hội việc
làm cho thanh niên thủ đô do Thành đoàn Hà Nội tổ chức; Ngân hàng chính
sách Nhà nước gia hạn cho sinh viên vay vốn sau khi ra trường chưa tìm được
việc làm; những thông tin về hoạt động các trường hưởng ứng ngày Môi
trường thế giới 05/06; thông tin về ngày hội âm nhạc MTV EXIT…
Mục Diễn đàn Sóng trẻ đem đến cho sinh viên những thông tin bổ ích
và thiết thực về một mô hình liên kết để sinh viên ra trường có thêm cơ hội
việc làm. Bên cạnh đó, những thông tin có trong phóng sự giúp sinh viên
cũng như nhà đào tạo và các doanh nghiệp hình dung được phương pháp đào
tạo có nhiều ưu việt này. Sự đóng góp ý kiến và thảo luận của những vị khách
mời là tâm điểm thu hút của Diễn đàn. Những thông tin về liên kết đào tạo ba
bên được đem ra phân tích mổ xẻ để làm sáng tỏ vấn đề. Giúp thính giả có cái
Ban Thị Ánh Nguyệt

16

Lớp Phát thanh K28


Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”

nhìn toàn cảnh về mô hình liên kết đào tạo mới, tăng cơ hội việc làm cho sinh
viên đang được một số trường áp dụng thành công hiện nay.
Mục Quà tặng âm nhạc đem lại cho thính giả những giây phút thư giãn
thoải mái. Đồng thời, bài hát “Đường đến đỉnh vinh quang” mà bạn Nguyễn
Thị Hường thông qua chương trình gửi tặng tới những người bạn mình sắp ra
trường vào thời gian tới mang thông điệp động viên, cổ vũ. Đặc biệt là với các
bạn sinh viên năm cuối, bài hát như lời khuyến khích các bạn cố gắng nỗ lực

để vượt qua những thử thách, chông gai.
Đem lại những ý nghĩa thiết thực sâu sắc đó chính là chuyên mục mở
Tư vấn việc làm. Đây là chuyên mục tư vấn, giải đáp những thắc mắc của các
bạn sinh viên gửi đến chương trình. Những thông tin mà chuyên mục cung
cấp thật sự bổ ích với các bạn sinh viên. Nhất là với những bạn sắp ra trường
nhưng vẫn mang nhiều nỗi băn khoăn trong hành trình xin việc và tìm kiếm
một công việc phù hợp. Với sự giúp đỡ của đại diện doanh nghiệp là chị
Nguyễn Hải Hiền, trường phòng nhân sự, công ty Calyfonia Fitness and Yoga,
những thắc mắc về thông tin tuyển dụng hay kinh nghiệm khi đi xin việc được
chị Hải Hiền cung cấp đầy đủ.
Với cách dẫn tự nhiên như 2 người bạn đang đối thoại, Sóng trẻ trở nên
thật gần gũi với các bạn sinh viên, luôn là người bạn đồng hành thân thiết của
sinh viên.
2.

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SÓNG TRẺ SỐ 12 PHÁT
SÓNG NGÀY 22/05/2012
KỊCH BẢN CHƯƠNG TRÌNH
Chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên, tăng cơ hội việc làm cho sinh viên”
(Số 12, phát sóng ngày 22/05/2012)
..………..

1.
2.

Nhạc hiệu chương trình
Lời giới thiệu
Ban Thị Ánh Nguyệt

17


Lớp Phát thanh K28


Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”

MC nam:
-

Sơn Hà và Thanh Quý xin chào các bạn!
Một tuần trôi qua thật là mau, hôm nay chúng ta được gặp lại nhau trong
chương trình Sóng trẻ.
MC nữ:

-

Các bạn thân mến, bước chân vào giảng đường đại học là một ngưỡng cửa để
các bạn chuẩn bị bước vào cuộc sống. Và điều mà những sinh viên lo lắng

-

nhất chính là công việc sau khi ra trường.
MC nam:
Đúng như vậy, Thanh Quý có biết không, theo công bố mới đây của Trung
tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ
Chí Minh, mỗi năm thành phố có khoảng hơn 60 nghìn sinh viên các trường
đại học, cao đẳng ra trường thì trong đó khoảng 30% không tìm được việc
làm.

-


MC nữ:
Đây quả là một con số đáng lo ngại phải không Sơn Hà. Và trước thực trạng
này, nhiều trường đại học đã áp dụng phương pháp đào tạo mới nhằm tăng cơ

-

hội việc làm cho sinh viên.
Diễn đàn Sóng trẻ với chủ đề “Liên kết đào tạo 3 bên, tăng cơ hội việc làm
cho sinh viên” sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hướng đi mới này của các
trường.
MC nam:

-

Thanh Quý cũng đừng quên giới thiệu tới các bạn sinh viên những thông tin
bổ ích khi tìm việc sẽ có trong chuyên mục Tư vấn việc làm nhé.
MC nữ:

-

Chắc chắn rồi Sơn Hà ạ, nhưng chúng ta hãy chờ đợi chút nhé vì ngay sau đây
là những thông tin nổi bật trong tuần qua của sinh viên với Bản tin Sóng trẻ.
Nhạc cắt

3.

Bản tin Sóng trẻ (5 phút)
MC nam:
Ban Thị Ánh Nguyệt


18

Lớp Phát thanh K28


Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”

-

Các bạn thân mến, ngày 19/5 vừa qua, tại Trường Đại học Giao thông vận tải
Hà Nội diễn ra Ngày hội việc làm thanh niên Thủ đô lần thứ IV năm 2012.
Đây cũng là một hoạt động thiết thực chào mừng 122 năm ngày sinh Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Ngày hội đã thu hút 80 doanh nghiệp và 15 nghìn lượt người
tham gia. Kết thúc ngày hội, số lao động được tư vấn gần 2000 người, được
doanh nghiệp tiếp nhận phỏng vấn là 1.300 người.
MC nữ:

-

Và Thanh Quý còn được biết là trong ngày hội còn có các hoạt động như: tọa
đàm bí quyết tìm việc thành công nữa đúng không Sơn Hà.
MC nam:

-

Đúng như vậy. Ngày hội do Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội tổ chức.
Nhằm phát huy vai trò của tổ chức Đoàn trong công tác đồng hành cùng thanh
niên lập thân, lập nghiệp, đây cũng là nơi để thanh niên tiếp cận với thị trường
lao động. Anh Nguyễn Văn Thắng Phó Bí thư thành đoàn Hà Nội, Trưởng ban

tổ chức ngày hội chia sẻ:
(30 giây) “Thực hiệc cầu nối giữa doanh nghiệp và sinh viên, chúng tôi
cũng lựa chọn những doanh nghiệp chất lượng để làm sao các bạn sinh viên
của chúng ta có điều liện tiếp cận doanh nghiệp thật sự có nhu cầu về việc
làm. Ban thành đoàn Hà Nôi cũng mong muốn rằng mỗi bạn đoàn viên thanh
niên cũng linh hoạt, điều chỉnh và nắm bắt những xu hướng trong xã hội có
thể trang bị những kỹ năng trình độ chuyên môn và ngành đào tạo phù hợp
với xã hội đang cần và đang thiếu”.
MC nam:

-

Một tin vui nữa đến cho các bạn sinh viên, vừa qua Phó Giám đốc Ngân hàng
Chính sách Việt Nam Nguyễn Văn Lý đã tuyên bố sẽ gia hạn nợ cho các bạn
sinh viên ra trường nhưng chưa tìm được việc làm.
MC nữ:
Ban Thị Ánh Nguyệt

19

Lớp Phát thanh K28


Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”

-

Tùy theo từng khoản nợ, thời gian gia hạn tối đa khoảng 2 năm. Còn đối với
những trường hợp đã hết thời gian gia hạn nhưng các bạn trẻ vẫn chưa tìm
được việc làm thì ngân hàng sẽ nghiên cứu để có hướng giải quyết phù hợp.

Trước quyết định này, bạn Cao Thi Dung, sinh viên năm cuối Học viện Báo
chí và Tuyên truyền chia sẻ niềm vui:
(17 giây) “Nhà mình có đến 2 chị em đi học và mình thì vay tận 4 năm.
Khi nghe thông tin là gia hạn thêm 2 năm trả nợ cho sinh viên thì mình rất là
vui và cảm thấy là giống như một phần an ủi để mình có thể yên tâm hơn cho
công cuộc tìm việc sau này”
MC nam:

-

Các bạn thân mến, chào mừng kỷ niệm 122 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí
Minh, tối ngày 22/05 tại Cung Văn hóa thể thao Thanh thiếu niên Hà Nội,
Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp với Ban Thanh Thiếu niên Đài truyền hình Việt Nam tổ chức chương trình ca nhạc Thế giới hát về
Người.

-

Chương trình nhằm tạo sân chơi giao lưu văn hóa cho các lưu học sinh, sinh
viên nước ngoài sinh sống và học tập tại Việt Nam. Qua đó, nâng cao nhận
thức, tình cảm của sinh viên về Chủ tịch Hồ Chí Minh.
MC nam:

-

Thanh Quý này, trước sự biến đổi khí hậu đang ngày càng nghiêm trọng hiện
nay, Ngày Môi trường thế giới 5/6 năm nay có chủ đề "Kinh tế Xanh: Có vai
trò của Bạn". Nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân
trong việc xây dựng nền kinh tế xanh hướng tới sự nghiệp phát triển bền vững
cho nhân loại.
MC nữ:


Ban Thị Ánh Nguyệt

20

Lớp Phát thanh K28


Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”

-

Hưởng ứng tinh thần đó, sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng trên địa
bàn Hà Nội đã phát động nhiều phong trào bảo vệ môi trường. Với 10 điểm
mẫu trên thành phố như con đường Gốm sứ, Bảo tàng Dân tộc học…Thành
đoàn Hà Nội đã phát động vệ sinh vì môi trường bắt đầu từ nay đến hết năm
2012 với sự tham gia của hơn 400 tình nguyện viên.

-

Ngoài ra, ngày 27/5 các bạn tình nguyện viên trong Câu lạc bộ 3R tổ chức
hoạt động Giáo dục môi trường ở chùa Bồ Đề. Cùng ngày, các thành viên Câu
lạc bộ Môi trường 350 của Đại học Ngoại thương cũng ra quân phát động
chiến dịch vì môi trường.
MC nam:

-

Thanh Quý này, thứ 7 tuần này bạn đã có kế hoạch xả hơi sau những ngày học
tập và làm việc căng thẳng chưa?

MC nữ:
-

Có lẽ là chưa, nhưng sao vậy Sơn Hà?

MC nam:
-

Theo thông tin mà Sơn Hà nhận được, vào tối thứ 7 ngày 26/05 sẽ diễn ra
đêm hội rock MTV EXIT 2012 tại sân vận động Mỹ Đình. Và khách mời
gồm: Simple Plan, Mỹ Tâm, Brown Eyed Girls, Bức Tường và nhiều nghệ sỹ
khác. MTV EXIT là một chương trình kêu gọi sự quan tâm và chống lại tình
trạng buôn người tại Châu Âu và Châu Á, giúp đỡ và hỗ trợ hàng triệu thanh,
thiếu niên từ những quốc gia khác nhau.
MC nữ:

-

Tuy nhiên để có thể xem chương trình tại sân vận động Mỹ Đình vào ngày
26/5 tới, cần phải có vé đấy Sơn Hà ạ. Thanh Quý được biết là vé sẽ được
phát miễn phí qua nhiều kênh khác nhau. Nếu bạn nào chưa có thì nhanh tay

Ban Thị Ánh Nguyệt

21

Lớp Phát thanh K28


Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”


đăng kí trên địa chỉ Rockpassion.vn hoặc các điểm phát vé để có cơ hội tham
gia nhé.
Nhạc cắt
4.
-

Diễn đàn Sóng trẻ
MC nam:
Các bạn thân mến, tính đến tháng 2/2011 ở nước ta có 149 trường đại học với
hơn 1,3 triệu sinh viên đại học, tuy nhiên có đến 37% sinh viên ra trường ko
tìm được việc làm và trên 60% sinh viên sau khi được tuyển dụng vẫn phải
qua đào tạo lại. Đáng lo ngại hơn, theo thống kê của Cục Việc làm, Bộ Lao
động – Thương binh và Xã hội, năm 2011 tình trạng người lao động mất việc

-

làm tăng cao hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm 2010.
MC nữ:
Phải làm sao để sinh viên ra trường có được công việc, không lãng phí nguồn
nhân lực của quốc gia? Đây quả thật là bài toán khó giải. Phóng sự do phóng
viên Ánh Nguyệt thực hiện tại trường Học viện Tài chính sẽ giới thiệu với các

-

bạn về một phương pháp đào tạo đang được áp dụng tại đây.
Phát phóng sự:
ĐỔI MỚI ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
(Tiếng động thảo luận lớp học)
Những giờ thảo luận sôi nổi thế này đã không còn xa lạ với sinh viên

của Học viện Tài chính. Tăng thực hành để sinh viên làm quen với các kỹ
năng xử lý công việc là một hướng đi mới so với phương pháp đào tạo còn
nặng tính hàn lâm như ở nhiều trường đại học hiện nay. Các bạn sinh viên
không chỉ được thực hành tại trường mà còn có cơ hội tiếp cận với các doanh
nghiệp. Bạn Nguyễn Hồng Nhung, khoa Tài chính doanh nghiệp, Học viện
Tài chính chia sẻ:
(11 giây) “Mình thấy những giờ thảo luận, thực hành thế này rất thú vị.
Nó khiến mình năng động hơn, không bị thụ động như trước. Đặc biệt là làm
quen việc giải quyết các tình huống, qua đó bọn mình học được rất nhiều kỹ
năng tốt cho công việc sau này”
Ban Thị Ánh Nguyệt

22

Lớp Phát thanh K28


Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”

Hiện nay, một số cơ sở đào tạo nghề thường đào tạo theo khả năng của
cơ sở mình mà chưa bám sát nhu cầu của thị trường về nguồn nhân lực được
đào tạo. Điều này gây ra tình trạng vừa thừa vừa thiếu trong cung ứng và sử
dụng nguồn nhân lực. Xuất phát từ thực tế đó, năm 2007, Học viện Tài chính
đã liên kết với 13 tập đoàn, tổng công ty lớn như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam,
Tập đoàn Điện lực, Tổng công ty cổ phần VINACONEX... Qua đó, các sinh
viên có thêm cơ hội để thực hành, học hỏi kinh nghiệm trong thực tiễn.
GS.TS Ngô Quế Chi, Giám đốc Học Viện Tài chính cho biết:
(20 giây)“Sinh viên không chỉ biết lý luận mà còn phải biết giải quyết thực
tiễn, đặt ra là cần phải liên kết. Và cái quan trọng hơn là liên kết sẽ đạt được việc
đào tạo gắn liền với thực tiễn. Từ đó hoạt động giữa Học viện Tài chính và các tập

đoàn đó cũng có thường xuyên.Thông qua đó chất lượng đào tạo được nâng lên rõ
rệt”
Nhờ làm tốt công tác đào tạo và thực hiện chủ trương liên kết với các
doanh nghiệp, chất lượng đào tạo được nâng cao, đáp ứng yêu cầu nhà tuyển
dụng. Theo kết quả điều tra của trường, năm vừa qua, tỷ lệ sinh viên Học viện
Tài chính ra trường tìm được việc làm là trên 96%. Trong đó, 65% sinh viên
ra trường tìm được việc làm ngay và đúng ngành nghề, 30% trong 3 tháng có
việc làm. Để đạt được kết quả trên, thầy Ngô Quế Chi cho biết thêm:
(20 giây) “Những người lãnh đạo, rồi những người thực hiện công tác
chuyên môn, thì phải có sự đồng lòng nhất trí, chỉ đạo xây dựng các kế
hoạch. Phải thường xuyên đôn đốc nắm bắt và có mối quan hệ tốt với các
doanh nghiệp. Để xem rằng là những cơ sở thực tế cần những cái gì để mình
bổ sung vào bài giảng. Như thế thì nó sẽ tạo mối quan hệ lâu dài”
Từ thành công của Học viện Tài chính, nhiều trường đại học khác
như Đại học Thương mại, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa,
Đại học Kiến trúc… cũng bắt đầu mô hình liên kết với các doanh nghiệp
trong giảng dạy.
Ban Thị Ánh Nguyệt

23

Lớp Phát thanh K28


Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”

(Kết thúc phóng sự)
-

MC nam:

Các bạn thân mến, Diễn đàn Sóng trẻ với chủ đề “Liên kết đào tạo 3 bên tăng cơ hội việc làm cho sinh viên”, chúng tôi đã mời đến phòng thu TS.
Phạm Văn Sơn, Thư ký Ban Chỉ đạo Quốc gia về đào tạo theo nhu cầu xã
hội, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ và Đào tạo cung ứng nhân lực, Bộ Giáo
dục và Đào tạo và anh Phương Văn Hạnh, Giám đốc Công ty cổ phần Xây

-

dựng ABM để cùng trao đổi nhiều hơn về mô hình liên kết đào tạo mới này.
MC nữ:
Nhưng trước khi đến với cuộc trò chuyện, chúng ta hãy cùng lắng nghe ca

-

khúc “Đừng ngồi yên trong bóng đêm” do ca sỹ Văn Mai Hương thể hiện.
Đây cũng là quà tặng được gửi đến từ bạn Nông Hồng Loan, Viện ĐH Mở
nhờ chương trình chuyển tới người bạn thân của mình là Phạm Lan Chi, sinh
viên năm cuối khoa Luật Kinh tế, Đại học Luật Hà Nội. Xin mời bạn Chi và

-

các bạn thính giả cùng nghe.
Phát ca khúc
MC nam:
Và bây giờ, các bạn thính giả hãy cùng Sơn Hà và Thanh Quý trở lại với

-

phòng thu để cùng trò chuyện với các vị khách mời nhé.
MC nữ:
Vâng trước hết, thay mặt những người thực hiện chương trình Sóng trẻ xin


-

cảm ơn hai vị khách mời đã dành thời gian đến với chương trình.
Thưa các vị khách mời và các vị thính giả thân mến, chúng ta đã lắng nghe

-

phóng sự “Đổi mới đào tạo tại Học viện Tài chính”. Thưa thầy Sơn, thầy có
suy nghĩ gì về mô hình liên kết đào tạo giới thiệu trong phóng sự chương trình
vừa phát?
KM trả lời: Tôi nghĩ rằng mô hình liên kết đào tạo hiện nay giữa các
cơ sở đào tạo với các cơ sở sử dụng là rất cần thiết. Vì nếu mà chúng ta làm
tốt cái hình thức này thì sẽ tạo cơ hội cho sinh viên, kể cả về mặt trau dồi
kiến thức, rèn luyện kỹ năng và kiếm được công ăn việc làm. Và vì vậy không
những mô hình của học viện Tài chính mà hiện nay hầu như là các trường đại
Ban Thị Ánh Nguyệt

24

Lớp Phát thanh K28


Báo cáo tác phẩm: chủ đề “Liên kết đào tạo ba bên tăng có hội việc làm cho sinh viên”

học, cao đẳng đã có mô hình này. Mục đích chủ yếu là hỗ trợ cho người học
về cái thông tin, giúp các em rèn luyện thêm kỹ năng, hỗ trợ các em là tìm
đến doanh nghiệp và đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp là tìm đến sinh viên.
Cũng như có mối quan hệ chạt chẽ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở tuyển dụng,
để chúng ta phát hiện những cái gì còn yếu của sinh viên ví dụ như những ký

năng. Để chúng ta bồi dưỡng cho các em thêm để khi ra trường tiếp cận được
ngay công việc kinh doanh của các doanh nghiệp.
MC nữ: Liên kết đào tạo ba bên, trong đó sinh viên chính là trung tâm,
vậy thì bản thân sinh viên cần phải chú ý những điều gì thưa thầy?
KM trả lời: Tôi nghĩ rằng là liên kết đào tạo ba bên là một hoạt động
rất cần thiết, liên kết có nhiều cái lợi. Riêng đối với sinh viên tôi nghĩ rằng là
hiện nay sinh viên của chúng ta học rất tốt về lý thuyết, tuy nhiên cái kỹ năng
và thái độ cũng như là ngoại ngữ của sinh viên chúng ta yếu. Cho nên sinh
viên nên tăng cường học thêm kỹ năng mềm, giỏi ngoại ngữ. Phải có những
hiểu biết về định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cũng như quy
hoạch phát triển nhân lực của chính phủ. Có cái định hướng như vậy các em
tập trung vào những ngành học đấy thì chắc chắn sẽ có việc làm.
MC nữ: Cảm ơn thầy Sơn về những chia sẻ vừa rồi. Vậy còn anh
Hạnh, anh nghĩ sao ạ?
KM trả lời: Tôi nghĩ vấn đề liên kết thực tế thì rất quan trọng. Nếu chỉ
lý thuyết không thì không thể bước vào trong công việc được. Cũng như thầy
Sơn vừa nói nên liên kết thúc đẩy đào tạo kết hợp bên doanh nghiệp cho sinh
viên trao đổi kiến thức nhiều hơn, thực tế nhiều hơn, để khi sinh viên ra
trường rất là vững, tự tin. Từ làm việc, giao tiếp, ngoại ngữ, tất cả sinh viên
ra trường đều phải có cả. Làm sao để sau khi ra trường không bị bỡ ngỡ nữa.
MC nữ: Vâng, được biết là công ty của anh đã có 3 năm liên kết với
trường Đại học Xây dựng. Với mô hình này, anh đánh giá thế nào về chất
lượng nguồn nhân lực?
Ban Thị Ánh Nguyệt

25

Lớp Phát thanh K28



×