Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

khóa luận Khai thác và lựa chọn đề tài cho các bản tin chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế trên sóng Đài truyền hình Việt Nam”.( Khảo sát “Bản tin tài chính” và “Bản tin Việt Nam và các chỉ số” từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2010)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366 KB, 69 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong thời đại chúng ta, báo chí là một hiện tượng đặc biệt phổ biến,
tác động từng ngày từng giờ vào xã hội, quan hệ tới từng địa phương, từng tổ
chức, từng thành viên của xã hội. Dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa
học kĩ thuật và công nghệ, đời sống vật chất, tinh thần của xã hội có những
bước phát triển to lớn và nhanh chóng. Trong điều kiện ấy, quy mô, phạm vi,
hình thức hoạt động của báo chí ngày càng mở rộng, thu hút sự quan tâm chú
ý của đại bộ phận xã hội, trở thành phương tiện có sức mạnh, được sử dụng
vào các mục đích rất khác nhau như: nhân đạo, kinh tế, chính trị, quân sự,…
Ngược lại, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội và tính chất đặc thù của
mỗi dân tộc, mỗi đất nước vừa là một trong những điều kiện hình thành báo
chí, vừa là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự vận động của các phương tiện
thông tin đại chúng.
Đất nước ta đang trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại
hóa, mở rộng hợp tác giao lưu, thúc đẩy quan hệ với nhiều nước trên thế giới.
Kinh tế là một trong những lĩnh vực quan trọng góp phần đánh giá sự phát
triển của đất nước. Vấn đề kinh tế luôn là vấn đề nóng bỏng, thu hút sự quan
tâm của đông đảo các đối tượng. Nhờ đó mà có nhiều chương trình kinh tế
trên sóng truyền hình đã ra đời.
Nếu như cuộc sống nói chung và đời sống kinh tế nói riêng có vô số sự
kiện xảy ra thì báo chí cũng có rất nhiều phương thức phản ánh cuộc sống. Đó
chính là sự phong phú, đa dạng của các loại hình, thể loại và hình thức thể
hiện của báo chí. Vấn đề đặt ra cho người làm báo là phải biết lựa chọn những
phương thức thích hợp để phản ánh sao cho hiệu quả nhất.
Cuộc sống với những diễn biến sôi động đã phần nào được xuất hiện
trên màn ảnh truyền hình chân thực và sống động như nó vốn có. Thế nhưng
nếu chỉ dừng ở mức độ thông tin, phản ánh thì chưa đủ. Trình độ dân trí ngày
1



càng cao yêu cầu báo chí cũng khắt khe hơn. Sự ra đời của các bản tin chuyên
sâu vừa để đáp ứng nhu cầu của công chúng, đồng thời cũng là thách thức của
nhà báo truyền hình khi tiếp cận với phương thức thể hiện mới nhằm thỏa
mãn nhu cầu thông tin của khán giả. Từ khi ra đời cách đây 4 năm cho đến
nay vẫn chưa thấy xuất hiện các sách, tài liệu, công trình nghiên cứu chuyên
sâu về xu thế làm tin mới này. Có thể nói sự hạn chế về mặt lí luận báo chí
nói chung này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động báo chí từ hình thức,
phương pháp đến phong cách hoạt động báo chí.
Trước những đòi hỏi của thực tế mà em nhận thấy, em đã tiến hành tìm
hiểu, nghiên cứu về bản tin chuyên sâu trên sóng Đài truyền hình Việt Nam
trong lĩnh vực kinh tế ở góc độ khai thác và lựa chọn đề tài. Bởi đề tài có vị
trí và tầm quan trọng đặc biệt đối với các tác phẩm báo chí. Không có đề tài
thì không có chương trình, tác phẩm. Không có đề tài tốt thì không có những
chương trình hay đặc biệt là với các chương trình bản tin. Vì vậy nghiên cứu
việc khai thác và lựa chọn đề tài sẽ góp phần nghiên cứu các phương thức để
nâng cao chất lượng của các chương trình, tác phẩm báo chí.
Vì những lí do đó, khóa luận tốt nghiệp của em đã tập trung nghiên cứu đề tài:
“ Khai thác và lựa chọn đề tài cho các bản tin chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế
trên sóng Đài truyền hình Việt Nam”.( Khảo sát “Bản tin tài chính” và “Bản
tin Việt Nam và các chỉ số” từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2010).
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Sau thời gian tìm hiểu, em nhận thấy hiện nay chưa có tài liệu nào liên
quan đến khai thác và lựa chọn đề tài cho bản tin chuyên sâu trên sóng truyền
hình. Một số luận văn của các anh(chị) khóa trước đã nghiên cứu một số đề
tài sau:
- Ảnh hưởng của kinh tế thị trường đối với đời sống báo chí hiện nay.
- Nâng cao ảnh hưởng của tin bài kinh tế trên báo mạng điện tử.
- Đặc trưng của tin và nâng cao chất lượng của tin trên báo.
2



3. Mục đích và nhiệm vụ của khóa luận
3.1 Mục đích
- Tham gia vào hoạt động báo chí ngày nay không chỉ có các nhà báo
chuyên nghiệp mà còn có cả những nhà chính trị, nhà khoa học, nhà kinh tế,
…; không chỉ là độc quyền của các cơ quan báo chí chính thống mà còn xuất
hiện sự góp mặt của các công ty truyền thông ( VIT, S Media, Vietba Media,
…) , Đài truyền hình tư nhân ( VTC). Đây chính là xu hướng xã hội hóa
truyền hình. Xu hướng này tạo ra sự cạnh tranh giữa các Đài truyền hình, các
kênh truyền hình và các chương trình truyền hình. Vì vậy nghiên cứu và tìm
hiểu bản tin chuyên sâu về kinh tế cũng góp phần nắm bắt được xu hướng của
truyền hình hiện đại, hiệu quả tác động của xu hướng xã hội hóa truyền hình.
- Chỉ ra thực trạng khai thác, lựa chọn đề tài cho các bản tin chuyên
sâu về lĩnh vực kinh tế trên VTV1.
- Tìm hiểu nguồn đề tài được lấy từ đâu?
- Có những cách nào để tìm kiếm thông tin, xác đinh đề tài?
- Cách thức khai thác và lựa chọn đề tài như thế nào?
- Chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong cách khai thác, lựa chọn đề tài
của những chương trình bản tin chuyên sâu về kinh tế; nguyên nhân của
những hạn chế. Những yếu tố khách quan, chủ quan tác động trong quá trình
tiếp xúc thông tin, nguồn tin, xử lí thông tin, xác định đề tài.
- Kiến nghị một số giải pháp để nâng cao chất lượng của việc khai
thác, lựa chọn đề tài cho bản tin chuyên sâu nói chung và bản tin chuyên sâu
về kinh tế nói riêng trên sóng truyền hình nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của
công chúng, phát huy được thế mạnh, hiệu quả của truyền hình góp phần thực
hiện xuất sắc sứ mệnh của thông tin báo chí.
3.2 Nhiệm vụ

3



- Nghiên cứu và đưa ra những lí luận chung về đặc trưng của bản tin
truyền hình chuyên sâu; những tương đồng và khác biệt trong khai thác đề tài
của bản tin chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế với các bản tin khác( bản tin tổng
hợp hoặc bản tin chuyên sâu về các lĩnh vực khác.)
- Khảo sát thực tế việc khai thác, lựa chọn đề tài cho các bản tin chuyên
sâu trên sóng Đài truyền hình Việt Nam hiện nay ( Khai thác như thế nào? Có
những cách nào?)
- Phân tích thực trạng, hiệu quả tác động của những đề tài mà bản tin
đó đã lựa chọn, sử dụng.
- Chỉ ra ưu điểm, tồn tại trong quá trình khai thác, lựa chọn đề tài cho
các bản tin chuyên sâu về kinh tế ở Đài truyền hình Việt Nam hiện nay.
- Chỉ ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng việc khai thác,
lựa chọn đề tài cho các bản tin chuyên sâu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
4.1 Đối tượng
- Các bản tin chuyên sâu về kinh tế trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam
- Bản tin tài chính
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian 3 tháng từ tháng 2/2010 đến tháng 5/2010
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lí luận
- Dựa trên những vấn đề lí luận chung về báo chí
- Dựa trên những vấn đề lí luận chung về truyền hình
- Dưạ trên những vấn đề chung về kinh tế- xã hội
- Dựa trên cơ sở lí luận biện chứng, tư duy khách quan.

5.2 Phương pháp nghiên cứu
4



- Điều tra xã hội học để phân loại đối tượng của các chương trình, nắm
bắt nhu cầu, sở thích của từng đối tượng.
- Phỏng vấn sâu để thấy rõ quan điểm của khán giả về chương trình
bản tin chuyên sâu đó, ý kiến của họ.
- Phỏng vấn anket cho thấy sự khách quan trong ý kiến của khán giả và
tìm ra xu hướng.
- Phân tích, so sánh những thông tin đã có trên cơ sở thực tế, khoa học
một cách cụ thể, chi tiết và tìm ra nguyên nhân, hướng đến giải pháp nâng cao
chất lượng.
- Tổng hợp, thống kê kết quả của các phương pháp trên để rút ra kết
luận.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1 Đối với bản thân
- Xác định được nguồn đề tài phục vụ cho các bản tin chuyên sâu
- Tìm ra phương pháp để tiếp cận đề tài, khai thác, lựa chọn và sử dụng
như thế nào cho hợp lí, hiệu quả.
- Thấy được sự khác biệt trong cách khai thác, lựa chọn đề tài cho các
bản tin chuyên sâu về kinh tế với các chương trình bản tin khác. Trên cơ sở đó
rút kinh nghiệm cho bản thân trong việc phải khai thác, lựa chọn đề tài thế
nào?
- Góp tiếng nói cải tiến, nâng cao hiệu quả của các chương trình.
6.2 Lí luận
- Nghiên cứu về mặt lí luận về việc khai thác và lựa chọn đề tài cho các
bản tin chuyên sâu trên sóng truyền hình.
- Tìm ra mối tương quan trong xu hướng xã hội hóa truyền hình
- Dự báo sự phát triển của truyền hình, hướng đi của các chương trình
truyền hình trong tương lai.
7. Kết cấu
5



Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 3
chương.
Chương 1: Những lí luận chung về khai thác, lựa chọn đề tài cho các chương
trình truyền hình.
Chương 2: Thực trạng việc khai thác, lựa chọn đề tài cho các bản tin chuyên
sâu về kinh tế trên kênh VTV1 hiện nay. Khảo sát : “ Bản tin tài chính” và “
Việt Nam và các chỉ số”.
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng việc khai thác, lựa chọn đề tài cho
bản tin chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế.

6


CHƯƠNG 1: NHỮNG LÍ LUẬN CHUNG VỀ KHAI THÁC, LỰA
CHỌN ĐỀ TÀI CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH.
1. Một số khái niệm
- Đề tài
+ Là “đối tượng để nghiên cứu hoặc miêu tả, thể hiện trong tác phẩm
khoa học hoặc văn học nghệ thuật”.( Theo “ Từ điển Tiếng Việt” - trang 314)
+ Đề tài báo chí là lĩnh vực các sự kiện, hiện tượng, vấn đề trong đời
sống xã hội được lựa chọn để phản ánh trên báo chí.
- Khai thác
Là “ phát hiện và sử dụng những cái có ích còn ẩn giấu hoặc chưa được
tận dụng”. ( Theo “ Từ điển Tiếng Việt- trang 488)
- Lựa chọn
+ Lựa là “ chọn lấy những cái đáp ứng yêu cầu trong nhiều cái cùng
loại, là chọn chiều, hướng, lối sao cho việc làm đạt kết quả tốt nhất”. (Theo “
Từ điển Tiếng Việt”- trang 593)

+ Chọn là “ xem xét, so sánh, lấy cái hợp yêu cầu trong nhiều cái cùng
loại”. ( Theo “ Từ điển Tiếng Việt- trang 178)
- Khai thác và lựa chọn đề tài là gì?
+ Khai thác và lựa chọn đề tài( cho báo chí)
Là tìm kiếm, phát hiện các sự kiện, hiện tượng, vấn đề nảy sinh trong đời
sống xã hội mà mọi người còn ít biết đến để phản ánh trên báo chí sao cho đạt
hiệu quả tốt nhất.
+ Khai thác và lựa chọn đề tài được thể hiện ở hai khía cạnh sau:
Thứ 1: Khai thác, lựa chọn đề tài cho 1 tác phẩm báo chí độc lập. Đây
là công việc cần thiết trong quá trình tác nghiệp độc lập của phóng viên.
Thứ 2: Khai thác, lựa chọn đề tài cho các chuyên mục, chương trình,…
Đây là công việc mang tầm vĩ mô, mang tính tập thể cao, kết hợp giữa công
7


việc của cá nhân phóng viên với sự lựa chọn, định hướng của Ban biên tập
nhằm xây dựng nên một chương trình với chủ đề, tư tưởng rõ ràng, kết cấu
chặt chẽ, nội dung phong phú, có phong cách.
- Khai thác và lựa chọn đề tài cho chương trình truyền hình ?
Là tìm kiếm, phát hiện các sự kiện, vấn đề đang hiện hữu hay còn khuất
lấp trong đời sống xã hội, sau đó gạn lọc, tổng hợp lại để thông tin, phản ánh
trên sóng truyền hình trong một chương trình cụ thể sao cho đạt hiệu quả cao
nhất.
Khai thác và lựa chọn đề tài có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá
trình xác định đề tài báo chí. Có khai thác thì mới có cái để lựa chọn. Khai
thác càng nhiều thì sự lựa chọn càng phong phú. Có sự lựa chọn thì mới có
những đề tài hay, hấp dẫn, riêng, lạ. Như vậy, khai thác và lựa chọn đề tài có
ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện và hình thành đề tài cho các tác phẩm
báo chí, các chương trình truyền hình. Không có đề tài hay nếu quá trình khai
thác và lựa chọn đề tài diễn ra cẩu thả, không nghiêm túc.

2. Vị trí, vai trò của việc khai thác và lựa chọn đề tài.
2.1 Vị trí
Để có một chương trình truyền hình phát sóng dù với thời lượng là
5phút hay một chương trình dài 50 phút hoặc hơn thế nữa thì những người
thực hiện chương trình đó đều phải trải qua hai công đoạn sáng tạo tiền kì và
hậu kì. Tiền kì có vai trò quyết định rất lớn tới chất lượng khâu hậu kì và tới
cả chương trình truyền hình.
Khâu tiền kì có rất nhiều công việc cần phải thực hiện trong đó việc xác
định đề tài là bước đầu tiên và là công đoạn không thể thiếu trong dây chuyền
sản xuất các chương trình truyền hình. Phải có đề tài thì mới có những công
đoạn tiếp theo. Có đề tài mới có chương trình truyền hình. Nhưng để có được
đề tài cần phải trải qua hai bước quan trọng, không ít khó khăn đối với những
người thực hiện chương trình. Đó là khai thác và lựa chọn đề tài. Tìm đề tài ở
8


đâu? Chọn đề tài như thế nào để phản ánh trong vô số những đề tài khai thác
được? Đây là những câu hỏi rất hóc búa, trăn trở không chỉ của những phóng
viên mới bước vào nghề mà còn đối với cả những phóng viên lâu năm trong
nghề.
Một nhà báo lão thành Cách mạng Pháp đã đúc kết: “ Viết lời cho một
tác phẩm, một chương trình không khó. Cái khó là khai thác và lựa chọn đề
tài để thực hiện một tác phẩm, một chương trình.”
2.2 Vai trò
Trong quá trình sáng tạo các tác phẩm báo chí nói chung và truyền hình
nói riêng thì đề tài chính là đối tượng để nghiên cứu hoặc miêu tả thể hiện
trong tác phẩm. Đề tài báo chí là lĩnh vực các sự kiện, hiện tượng, vấn đề
trong đời sống xã hội được lựa chọn để phản ánh trên báo chí.
Cuộc sống luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng tạo nên hiện thực
sôi động, nóng bỏng làm chất chứa, nảy sinh vô vàn sự kiện, vấn đề phong

phú nhưng cũng vô cùng phức tạp về cuộc sống, về mọi lĩnh vực kinh tế, văn
hóa, xã hội, chính trị,…Đó chính là môi trường sinh động sản sinh ra đề tài
cho các chương trình truyền hình. Trong hoạt động sáng tạo của nhà báo, việc
xác định đề tài mà cụ thể là khai thác và lựa chọn đề tài chính là quá trình “
gạn lọc, khơi trong”, đặc tả hiện thực cuộc sống.
Việc khai thác và lựa chọn đề tài cụ thể, rõ ràng sẽ giúp phóng viên xác
định được tư tưởng, chủ đề của chương trình. Bởi chủ đề của một tác phẩm
chính là đề tài đã được xác định. Nói cách khác, đây là vấn đề chính, vấn đề
trọng tâm xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm. Mặt khác, việc xác định đề tài
còn giúp cho nhà báo khoanh vùng được đối tượng, giúp cho việc thu thập
thông tin, thu thập những tài liệu liên quan thuận lợi, phù hợp. Đồng thời xác
định đề tài còn giúp cho khán giả có cái nhìn cận cảnh, nhận thức rõ ràng nhất
những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống của họ. Khai thác, lựa chọn đề
tài tốt đồng nghĩa với việc chọn được một món ăn ngon, phù hợp với nhu cầu,
9


khẩu vị của người thưởng thức. Và ngược lại, việc khai thác, lựa chọn đề tài
cho chương trình truyền hình không tốt đồng nghĩa với việc sẽ có một sản
phẩm tồi, thiếu hấp dẫn, không thu hút được sự quan tâm của công chúng.
Việc khai thác và lựa chọn đề tài như thế nào còn quyết định hình thức
của chương trình đó. Vì vậy giải thích tại sao với đề tài này phóng viên chỉ
dừng lại ở mức độ đưa thông tin còn với đề tài kia phóng viên có thể sử dụng
những hình thức khác như bình luận, phân tích, phóng sự,….
Cũng từ đề tài sẽ quyết định nội dung của chương trình. Phản ánh vấn
đề gì, phương pháp phản ánh, bố cục, cấu trúc văn phong, chi tiết , sự kiện,
sắp xếp các chi tiết để làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
Việc khai thác, lựa chọn đề tài như thế nào còn góp phần quyết định sự
phong phú , đa dạng, hấp dẫn của các chương trình truyền hình. Đề tài nào thu
hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng thì đề tài đó sẽ có sức thuyết

phục người xem ngồi lại trước máy thu hình.
Bên cạnh đó, việc khai thác đề tài còn quyết định nét riêng, dấu ấn của
chương trình. Ngoài ra, qua việc khai thác và lựa chọn đề tài ta còn thấy được
tính chuyên nghiệp của phóng viên, của ê kíp làm chương trình trong quá
trình tác nghiệp.
Tóm lại, việc khai thác và lựa chọn đề tài là một nhiệm vụ cấp bách,
quan trọng, không thể thiếu trong quá trình sản xuất chương trình truyền hình.
Không có đề tài thì không có các chương trình truyền hình.
Không có đề tài hay thì không có các chương trình truyền hình hấp dẫn.
3. Khai thác, lựa chọn đề tài cho các bản tin truyền hình chuyên sâu
3.1 Bản tin- Bản tin truyền hình chuyên sâu.
- Bản tin
Bản tin là 1 chuỗi các thông tin của các sự việc, sự kiện được tổng hợp lại.
- Bản tin truyền hình?

10


Truyền hình là truyền hình ảnh, thường đồng thời có cả âm thanh, đi xa
bằng radio hoặc bằng đường dây.
Bản tin truyền hình là tổng hợp chuỗi thông tin bao gồm cả hình ảnh,
âm thanh được truyền đi xa bằng các thiết bị kĩ thuật.
- Bản tin truyền hình chuyên sâu?
Là bản tin truyền hình đi sâu vào chỉ 1 lĩnh vực trong đời sống xã hội
để làm rõ, miêu tả, phân tích, bình luận về những vấn đề, thông tin xảy ra
trong lĩnh vực đó nhằm giúp cho người xem hiểu biết rõ nhất về những diễn
biến quan trọng của các vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực, mô phỏng lại toàn
cảnh của lĩnh vực để tái hiện nó trước mắt khán giả.
Trên thế giới, xu hướng làm các bản tin chuyên sâu đã xuất hiện từ rất
lâu trên các kênh truyền hình lớn như CNN, BBC, NHK,… nhưng ở Việt

Nam thì bản tin chuyên sâu đầu tiên về lĩnh vực kinh tế mới được ra đời từ
năm 2006 trên sóng của Đài truyền hình Việt Nam và cũng đã tạo ra những
hiệu ứng tốt, những con mắt nhìn thiện cảm của khán giả dành cho chương
trình.
Sở dĩ, có sự ra đời của những bản tin chuyên sâu là do nhu cầu thông
tin của công chúng. Trình độ dân trí ngày càng cao, nhu cầu của khán giả
cũng ngày càng khắt khe hơn. Khán giả cần thông tin không chỉ đủ mà còn
phải sâu sắc, toàn diện. Những yêu cầu đó không thể đáp ứng trong một bản
tin tổng hợp. Bên cạnh đó, đời sống kinh tế xã hội đang có những bước
chuyển lớn mạnh nhưng cũng nhiều phức tạp trên nhiều lĩnh vực. Báo chí có
nhiệm vụ, chức năng lí giải, định hướng tư tưởng cho công chúng trên những
lĩnh vực quan trọng nhạy cảm của xã hội. Từ những lí do đó mà có sự xuất
hiện của các bản tin chuyên sâu trên sóng truyền hình.
3.2 Đặc trưng của bản tin truyền hình chuyên sâu.
Trước hết,cần khẳng định tin tức là một thể loại vô cùng quan trọng
trong đời sống báo chí. Tin tức là thể loại được sử dụng nhiều nhất và có sớm
11


nhất nhằm thông tin về sự kiện quan trọng trong đời sống xã hội. Tin tức đã
có từ lâu và ngày càng phát triển mạnh mẽ, phong phú. Ở hầu hết các tòa soạn
báo, tạp chí hay các đài phát thanh - truyền hình thì thể loại tin luôn chiếm vị
trí hàng đầu. Bản tin truyền hình có vị trí đặc biệt không thể thiếu trong các
chương trình truyền hình. Các chương trình bản tin được xem là mang tính
báo chí chính thống trong loại hình báo chí truyền hình. Bản tin truyền hình
chuyên sâu cũng mang đầy đủ bản chất của 1 tin tức, 1 bản tin tổng hợp. Đó
là:
- Một chuỗi thông tin, sự kiện được tổng hợp lại.
Không có sự kiện thì không có tin. Sự kiện không chỉ là nội dung chủ
yếu của tin mà còn có dung lượng lớn nhất trong một bản tin. Sự kiện là sự

việc, hiện tượng nổi bật, tập trung. Trong cuộc sống,mỗi ngày có biết bao
hiện tượng, sự việc nhưng không phải hiện tượng nào cũng được thông tin
như nhau. Chỉ những cái gì có thực đã xảy ra mới được phản ánh và cần được
phản ánh trung thực trong bản tin. Nó quyết định tính chân thực của báo chí.
Đó là sự trình bày tóm tắt có tính chất thống kê những số liệu, những nét cơ
bản nhất không tô vẽ.
- Thông tin cụ thể.
Sức thuyết phục của các bản tin còn do tính chân thật, chính xác của
thông tin. Toàn bộ các chi tiết trong bản tin phải cụ thể, trung thực, rõ ràng,
chính xác, trực tiếp. Đây là đặc trưng quan trọng của tin. Tin phản ánh bản
chất của sự kiện với nội dung đầy đủ cho nên nội dung của tin là tổng hợp các
chi tiết đặc trưng và có quan hệ hữu cơ với nhau. Tính cụ thể của sự kiện thể
hiện ở việc đưa tin dứt khoát, không được chung chung thiếu dữ kiện, đặc biệt
trong các bản tin chuyên sâu. Điều đó đòi hỏi người viết phải có quan điểm,
lập trường, trình độ nghiệp vụ để phân tích, sàng lọc những gì cần đưa, cái gì
không đưa được hoặc đưa như thế nào?
- Thông tin mang tính thời sự
12


Nếu các thể loại báo chí khác do phải phân tích mổ xẻ sự kiện cần có
thể có độ co giãn về thời gian thì các bản tin cần nhanh nhạy, kịp thời. Chỉ
cần đi chậm một chút sẽ mất đi tính thời sự. Tin đồng nghĩa với khái niệm
mới. Đã mới thì phải nhanh. Tính thời sự trong mỗi sự kiện là sự nhanh nhạy,
kịp thời.
- Ngôn ngữ ngắn gọn, trực tiếp.
Do tính chất về thông tin sự kiện cụ thể, kịp thời và nhanh chóng cho
nên tin phải được thực hiện dưới dạng ngắn gọn và người đọc được tiếp xúc
ngay với sự kiện có ý nghĩa. Ngôn ngữ trong tin không nhất thiết phải qua
những cấu trúc phức tạp mới giúp người xem hiểu được vấn đề. Đối với tin

cần đi thẳng vào hạt nhân của sự kiện nên cần một lối ngôn ngữ đơn giản,
ngắn gọn, trực tiếp.
- Thông tin được nhiều người quan tâm và cần được định hướng trong
dư luận.
Báo chí là phương tiện thông tin thiết yếu với đời sống xã hội, là công
cụ văn hóa. Nhà báo có trách nhiệm cung cấp cho công chúng hình ảnh chân
thật, đúng bản chất về quá trình của sự kiện và tình huống được thông tin,
thông qua đó hướng dẫn dư luận. Với khả năng tác động một cách rộng lớn,
nhanh chóng và mạnh mẽ vào toàn bộ xã hội, hoạt động của truyền hình có
vai trò và ý nghĩa hết sức to lớn trong công tác tư tưởng. Vì vậy trong quá
trình khai thác và lựa chọn thông tin, nhà báo cần nhạy cảm chú ý đến những
thông tin thu hút sự quan tâm, chú ý của nhiều người và cần định hướng trong
quảng đại quần chúng.
Bên cạnh những điểm chung đó, điểm chính làm nên sự khác biệt giữa
bản tin truyền hình chuyên sâu với những bản tin tổng hợp chính là ở mục
đích thông tin. Cả một chương trình bản tin chỉ tập trung vào 1 lĩnh vực , đi
sâu phân tích, lí giải chi tiết những sự kiện, vấn đề nảy sinh trong lĩnh vực đó
để đem lại cho người xem cái nhìn toàn diện, cụ thể, thuyết phục về những gì
13


đang xảy ra. Chính điểm khác biệt có bản này đã dẫn tới một loạt những khác
biệt trong quá trình tác nghiệp giữa việc sản xuất bản tin chuyên sâu với bản
tin tổng hợp khác. Đó là sự khác biệt về phạm vi đề tài, tính chất thông tin và
đối tượng tiếp nhận.
Nếu như trong các bản tin tổng hợp đề tài được khai thác và lựa chọn
từ mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hóatư tưởng, giáo dục, y tế, an ninh- quốc phòng cho thấy diện mạo chung của xã
hội thì trong một bản tin chuyên sâu đề tài chỉ được khai thác và lựa chọn từ
một lĩnh vực chuyên biệt nhằm làm cho khán giả hình dung rõ diện mạo của
lĩnh vực đó.

Ví dụ : Đề tài cho chương trình “ Bản tin tài chính” là các vấn đề nảy
sinh trong lĩnh vực tài chính mà cụ thể là: Ngân hàng, bảo hiểm, giá cả tiêu
dùng, bất động sản, chứng khoán, doanh nghiệp, kinh doanh- đầu tư, xuất
nhập khẩu.
Do có sự tiếp nối về những vấn đề, sự kiện xảy ra trong 1 lĩnh vực nên
thông tin trong các bản tin chuyên sâu cần có sự theo sát liên tục ngày này
qua ngày khác theo diễn biến của sự biến động các đối tượng, yêu cầu người
phóng viên luôn phải bám sát tin tức, biết cách nuôi tin, tạo nguồn cung cấp
thông tin đáng tin cậy.
Ví dụ: Trong một bản tin tổng hợp, ngày 15.3.2010 giá vàng lên cao
trên mức 1,8 triệu đồng một chỉ,chỉ khi đó phóng viên của chương trình mới
khai thác thông tin để làm thành một tin phản ánh về sự biến động đột ngột
của giá vàng. Nhưng trong một bản tin chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế thì
thông tin về giá vàng luôn được chuyển tới khán giả trong mọi bản tin bám sát
biên độ dao động của nó.
Đối với các bản tin tổng hợp, do trong một chương trình có nhiều đề tài
được khai thác từ nhiều lĩnh vực của cuộc sống nên thông tin thường chỉ dừng
lại ở mức độ thông báo những tin tức nổi bật nhất xảy ra trong 1 lĩnh vực nào
14


đó mà không đi sâu phân tích, bình luận cụ thể nguyên nhân, tính chất, diễn
biến, kết quả của sự kiện. Trong khi, bản tin chuyên sâu thì ngoài việc phản
ánh tương đối đầy đủ sự kiện, vấn đề nảy sinh, xuất hiện trong lĩnh vực nhằm
mang đến cho khán giả cái nhìn toàn diện về cục diện của lĩnh vực thì còn đi
sâu phân tích, lí giải thấu đáo, chi tiết, cặn kẽ những vấn đề quan trọng, tác
động lớn đến đời sống xã hội, khai thác triệt để mọi góc cạnh của vấn đề, giúp
cho người xem có cái nhìn thấu đáo, thỏa đáng , góp phần đưa ra những động
thái, quyết định đúng đắn.
Vì vậy, không chỉ dừng lại ở mức độ đưa thông tin, phản ánh vấn đề

mà trong các bản tin chuyên sâu người ta còn tìm thấy cả những phóng sự,
bình luận, nhận định, phân tích, lí giải thuyết phục, sắc sảo cho những thông
tin đã xảy ra. Điều đó yêu cầu phóng viên phải có sự am hiều nhất định về
lĩnh vực mà mình theo đuổi.
Do đặc điểm của bản tin chuyên sâu là tập trung đi sâu, chi tiết vào 1
lĩnh vực cụ thể nên ngôn ngữ cũng mang đặc thù của lĩnh vực đó với những
thuật ngữ chuyên dùng, bảng, biểu,… ngoài những yêu cầu đối với ngôn ngữ
của tin tức nói chung. Còn đối với ngôn ngữ của các bản tin tổng hợp, thường
chỉ sử dụng ngôn ngữ thông dụng, toàn dân làm sao để tất cả mọi tầng lớp,
vùng miền đều hiểu được.
Cũng do đặc điểm khác biệt của bản tin chuyên sâu là đi sâu vào 1 lĩnh
vực cụ thể nên đối tượng người xem cũng khu biệt hơn. Khi theo dõi các bản
tin chuyên sâu không phải ai cũng hiểu được, vì vậy không phải tất cả mọi đối
tượng đều quan tâm tới các bản tin chuyên sâu. Khán giả thường chỉ tập trung
vào lĩnh vực mà mình quan tâm, tìm kiếm thông tin mà mình cần.
Ví dụ : Khán giả của chương trình: “ VN&Index” thường là những
người hoạt động trong lĩnh vực tài chính- chứng khoán hoặc những người
tham gia vào hoạt động này. Thậm chí trong chương trình: “ Bản tin tài
chính” đối tượng đã được khu biệt với những người quan tâm đến tình hình
15


kinh tế- tài chính. Tuy nhiên, ngay trong đối tượng đã được khu biệt đó, có
những khán giả cũng chỉ theo dõi đến lĩnh vực mà mình quan tâm, có ảnh
hưởng đến mình. Như trong cả bản tin đó, họ chỉ theo dõi thông tin bất động
sản hay sự tăng giảm của giá vàng hay USD.
3.3 Sự khác biệt trong khai thác và lựa chọn đề tài cho bản tin truyền hình
chuyên sâu với bản tin truyền hình tổng hợp và các chương trình truyền
hình khác.
Từ những đặc trưng của bản tin truyền hình chuyên sâu đã qui định

cách thức khai thác đề tài riêng. Yêu cầu đặt ra đối với phóng viên tác nghiệp
là làm thế nào để tìm kiếm được thông tin chính xác, kịp thời, lựa chọn những
thông tin nào giá trị, hấp dẫn với người xem, có ảnh hưởng, tác động lớn đối
với đời sống kinh tế- xã hội mà được mọi người quan tâm. Vì trên một lĩnh
vực nên hầu như các sự việc đều có mối tương quan mật thiết với nhau, có
mối quan hệ nhân - quả. Do vậy, phóng viên khi lựa chọn đề tài cần đặt các sự
kiện trong mối quan hệ ràng buộc với nhau để giúp cho người xem thấy được
sự vận động, tương hỗ, diện mạo của lĩnh vực mà mình quan tâm.
3.3.1 Nguồn tin ít, khó, mang tính chuyên môn cao.
Trước hết cần khẳng định, nguồn tin có vai trò đặc biệt quan trọng
trong quá trình khai thác và lựa chọn đề tài của phóng viên. Có thông tin thì
mới có cái để khai thác. Có khai thác thì mới có cái để lựa chọn. Không có
thông tin thì không có đề tài, không có chương trình truyền hình. Để có được
thông tin thì cần có nguồn cung cấp thông tin. Vì vậy, tìm kiếm, phát hiện và
sử dụng hiệu quả những nguồn tin sẽ góp phần nâng cao chất lượng của khai
thác và lựa chọn đề tài, nâng cao chất lượng của bản tin truyền hình, chương
trình truyền hình.
Như đã nói ở đặc trưng của bản tin truyền hình chuyên sâu, đề tài trong
các bản tin chuyên sâu chỉ bó hẹp trong một lĩnh vực nhất định mà không toàn
diện trên mọi lĩnh vực như trong các bản tin tổng hợp, trong các chương trình
16


khác nên nguồn cung cấp thông tin cho bản tin chuyên sâu cũng bị giới hạn
hơn.
Ví dụ: Trong một bản tin tổng hợp như bản tin thời sự 19h do đề tài
được trải rộng trên hầu hết các lĩnh vực từ kinh tế- tài chính, văn hóa, chính
trị, giáo dục, thể thao, an ninh- quốc phòng,… nên nguồn cung cấp thông tin
cũng rộng rãi. Chỉ tính riêng nguồn thông tin lấy được từ những ban ngành,
đoàn thể cũng lớn hơn rất nhiều so với bản tin chuyên sâu như bản tin kinh tế

thường chỉ lấy nguồn từ một số ban ngành có liên quan.
Mặt khác, nguồn tin phục vụ cho các bản tin chuyên sâu không những
ít mà còn rất khó so với các bản tin tổng hợp hay các chương trình truyền hình
khác.
Thứ nhất, vì nguồn tin ít hơn nên khai thác cũng khó hơn, lựa chọn khó
hơn. Như trong các bản tin tổng hợp, các chương trình truyền hình, trong một
chương trình bao gồm thông tin trên nhiều lĩnh vực nên hầu như chỉ đưa
thông tin nổi bất nhất trong lĩnh vực đó mà thậm chí là không thể đưa thông
tin trên tất cả mọi lĩnh vực mà chỉ lựa chọn những thông tin đặc biệt trên một
số lĩnh vực. Nguồn tin phong phú, thông tin đa dang, vì vậy, phóng viên có
điều kiện để lựa chọn những thông tin đặc sắc, chất lượng hấp dẫn tạo thành
nguồn đề tài dồi dào cho mình. Nhưng trong bản tin chuyên sâu, nguồn cung
cấp đề tài bị ràng buộc hạn chế hơn. Vì tất nhiên thông tin phản ánh trên một
lĩnh vực thì nguồn cung cấp thông tin không thể phong phú bằng trên nhiều
lĩnh vực nên việc khai thác, lựa chọn đề tài gặp khó khăn hơn là điều tất yếu.
Thứ hai, trong bản tin tổng hợp hay các chương trình truyền hình khác, trong
một chương trình bao gồm nhiều đề tài khác nhau của các lĩnh vực khác nhau.
Nhưng trong bản tin chuyên sâu thì đề tài chỉ được khai thác và lựa chọn trên
một lĩnh vực. Vì vậy cần sử dụng nhiều thông tin trong lĩnh vực đó để vẫn
đảm bảo thời lượng của chương trình trong khi nguồn cung cấp thì có hạn. Do

17


đó, cũng gây khó khăn cho phóng viên trong quá trình tìm kiếm, lựa chọn
thông tin làm đề tài.
Thứ ba, vì là bản tin chuyên sâu nên thông tin mang tính chuyên môn
cao. Không giống như các chương trình hay bản tin tổng hợp khác, phóng
viên không nhất thiết phải nắm bắt rõ chuyên ngành mình cần khai thác thông
tin thì trong bản tin chuyên sâu, thông tin không chỉ khai thác ở yếu tổ nổi

bật, hấp dẫn mà phải đi sâu, chi tiết vào cốt lõi của vấn đề, từng tầng thông
tin nên phóng viên phải am hiểu cụ thể, cặn kẽ về chuyên ngành đó mới có
thể khai thác thông tin hiệu quả nhất.
Tóm lại, đối với các chương trình bản tin tổng hợp hay các chương
trình truyền hình khác, nguồn thông tin dồi dào nên có điều kiện để lựa chọn;
trong khi trong các bản tin chuyên sâu cần một khối lượng lớn thông tin mà
nguồn cung cấp không phong phú bằng nên khai thác và lựa chọn thông tin,
hình thành ý tưởng, đề tài sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều. Điều này cũng trở
thành sức ép lớn đối với phóng viên tác nghiệp trong các chương trình bản tin
chuyên sâu. Nếu không có kĩ năng khai thác thông tin tốt thì sẽ bị khan hiếm
về thông tin, không có điều kiện để lựa chọn thông tin, ảnh hưởng đến nguồn
đề tài, chất lượng của chương trình.
3.3.2 Nội dung đề tài có thể khai thác ở nhiều góc độ,đi sâu vào bản chất
vấn đề.
Cuộc sống hàng ngày, hàng giờ có biết bao những sự việc, sự kiện xảy
ra. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc có rất nhiều những sự kiện, sự việc sẽ
trở thành đề tài phản ánh của báo chí. Nhưng không phải là tất cả. Việc khai
thác, lựa chọn đề tài như thế nào còn phụ thuộc vào con mắt nhìn của phóng
viên, tiêu chí riêng của họ và tiêu chí chung của chương trình. Có những đề
tài mới nảy sinh từ những vấn đề mới trong cuộc sống. Nhưng cũng có những
đề tài cũ nhưng được làm mới từ góc nhìn khác nhau, khía cạnh khác nhau,

18


đem đến sự chiêm nghiệm, suy ngẫm thú vị mà người ta thường gọi là “bình
cũ, rượu mới”.
Lựa chọn đề tài như thế nào, khai thác đề tài đó dưới góc độ gì thể hiện
năng lực, trình độ, nhận thức của phóng viên. Điều đó lí giải tại sao, cũng
cùng một đề tài nhưng có người nhìn nhận nó dưới góc độ này, người kia

dưới góc độ khác để cho ra đời những sản phẩm báo chí khác nhau.
Nếu như bản tin tổng hợp, đề tài thường được khai thác ở góc độ chung
nhất, dễ hiểu nhất bằng hình thức thông báo hoặc phóng sự ngắn để người
xem có thể hình dung ban đầu về sự kiện, sự việc xảy ra thì đối với các bản
tin chuyên sâu, đề tài được “ mổ xẻ”, phân tích dưới nhiều khía cạnh, nhiều
góc độ, tầm nhìn của nhiều đối tượng. Nội dung đề tài có thể đi sâu vào bản
chất của vấn đề để tìm ra nguyên nhân, dự báo diễn biến, kết quả. Ngoài ra,
đối với các bản tin chuyên sâu thông tin về vấn đề đó sẽ được liên tục cập
nhật hàng ngày, hàng giờ theo diễn biến của vấn đề cung cấp cho người xem
cái nhìn cụ thể, toàn diện, đầy đủ về sự kiện nổi bật trong lĩnh vực đó.
Ví dụ: Vấn đề tăng giá xăng dầu. Nếu bản tin thời sự 19 h chỉ thông báo
cho người xem ngày/tháng/năm sẽ tăng giá xăng, mức tăng là bao nhiêu, ý
kiến của người dân về việc tăng giá thì bản tin tài chính đưa tin ở góc độ
khác. Cũng là việc tăng giá xăng nhưng các phóng viên của bản tin tài chính
sẽ thực hiện đề tài dưới góc độ lí giải nguyên nhân cuả việc tăng giá từ đâu,
giá dầu thô là như thế nào, thực trạng của việc tăng giá, nhận định của chuyên
gia về tình hình xăng dầu, ý kiến của họ về vấn đề tăng giá và giải pháp.
Ngoài ra, biến động về giá dầu sẽ luôn được các phóng viên cập nhật và đưa
tin thông báo trong những bản tin khác.
Như vậy, có thể thấy vì bản tin chuyên sâu tập trung đi sâu vào một
lĩnh vực nên có điều kiện để phân tích thấu đáo, tỉ mỉ về một vấn đề thuộc
lĩnh vực đó mà có ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác.

19


3.3.3 Cách thức khai thác đề tài cho bản tin chuyên sâu mang tính tổng
hợp.
Theo “Từ điển Tiếng Việt” thì cách thức là hình thức diễn ra của một
hành động. ( Trang 116)

Cách thức khai thác đề tài có thể hiểu là các phương pháp, hình thức
diễn ra để tìm kiếm, phát hiện những cái có ích còn ẩn giấu hoặc chưa được
sử dụng.
Vậy, cách thức khai thác đề tài là phương pháp, hình thức diễn ra để
tìm kiếm, phát hiện các vấn đề, sự kiện nảy sinh trong đời sống xã hội để biến
nó trở thành đề tài hấp dẫn cho các tác phẩm báo chí.
Hiện nay, có các cách khai thác đề tài phổ biến nhất:
- Quan sát
- Đọc tài liệu
- Phân tích, so sánh, tổng hợp
- Phỏng vấn

Đối với các bản tin tổng hợp, phóng viên có thể sử dụng tổng hợp các
phương pháp khai thác đề tài hoặc chỉ cần sử dụng một trong các cách khai
thác đề tài trên. Nhưng trong bản tin chuyên sâu, do có sự đòi hỏi tỉ mỉ về
thông tin chi tiết, do các nguồn cung cấp thông tin hạn hẹp nên phóng viên
cần khéo léo, linh hoạt sử dụng tổng hợp tất cả các kĩ năng trong cách thức
khai thác đề tài làm sao cho ra đời một đề tài hấp dẫn, được sự quan tâm thu
hút của đối tượng người xem truyền hình.
3.3.4 Mức độ khai thác tìm kiếm: đặc biệt chủ động
Đối với các bản tin tổng hợp, do nguồn tin khá dồi dào, thông tin cũng
không thể đi quá sâu vào mọi ngõ ngách, khía cạnh của vấn đề nên mức độ
chủ động tìm kiếm, khai thác thông tin thường không được chủ động bằng
bản tin chuyên sâu về một lĩnh vực.
20


Nếu bản tin tổng hợp có một nguồn thông tin phong phú trên khắp các lĩnh
vực thì bản tin chuyên sâu lại chỉ phản ánh thông tin trên một lĩnh vực. Vì
vậy, thông tin ở các bản tin tổng hợp thường rất chủ động với phóng viên.

Trên mọi lĩnh vực như thế, họ không khó khăn gì trong việc lựa chọn một số
thông tin hấp dẫn, xây dựng lên ý tưởng đề tài. Tuy nhiên, đối với bản tin
chuyên sâu trên một lĩnh vực thì thông tin thường bị động hơn vì khan hiếm
hơn nên mức độ chủ động tìm kiếm thông tin phải rất cao. Bởi xét cho cùng,
trong 1 ngày chỉ trên 1 lĩnh vực, không phải lúc nào cũng đa dạng thông tin và
những thông tin đó cũng có sức thuyết phục người xem. Điều này chứng tỏ
phóng viên phải hết sức chủ động, linh hoạt trong các thức khai thác nguồn
thông tin làm đề tài. Phóng viên cần đi sâu vào lĩnh vực đó, phải có cách nhìn
các vấn đề đó dưới góc độ mới để thu hút người xem lại gần với thông tin của
mình. Phóng viên không thể thụ động tiếp nhận thông tin đã có sẵn mà phải
chủ động đi tìm, đi mò, đi kiếm.
Ví dụ: Mức độ tìm kiếm khai thác thông tin trong bản tin chuyên sâu về
lĩnh vực kinh tế. Kinh tế là một lĩnh vực khó và phức tạp bởi những sự kiện,
sự việc biến đổi bất ngờ thậm chí là không thể lường trước được. Vì vây, việc
khai thác thông tin trên lĩnh vực này là rất khó. Bởi thông tin kinh tế thì
không ít nhưng những thông tin hấp dẫn thì thường bí mật, yêu cầu người
phóng viên phải chủ động đào sâu, tìm tòi, linh hoạt,mềm dẻo để nắm bắt
được những thông tin có giá trị tạo thành những đề tài hấp dẫn.
3.3.5 Quá trình lựa chọn đề tài phụ thuộc vào đối tượng khán giả
hẹp, chuyên môn sâu.
Bất cứ một chương trình truyền hình nào từ những chương trình báo chí
mang tính chính thống đến những chương trình trò chơi giải trí cũng đều
hướng đến một mục đích chung là làm hài lòng nhu cầu của đối tượng tiếp
nhận. Sự hài lòng của đối tượng này cũng là một phương pháp đánh giá chất
lượng của chương trình. Cũng vì thế mà mỗi chương trình đều có sự nghiên
21


cứu về đối tượng khán giả của mình về nhu cầu, sở thích để khai thác và lựa
chọn đề tài cho phù hợp. Không thể không quan tâm công chúng của mình

trông đợi gì về những gì mà mình đưa tin. Mỗi chương trình đều có đối tượng
khán giả riêng, có thể rộng có thể khu biệt. Nếu khán giả của các chương trình
bản tin tổng hợp là đại chúng ở mọi trình độ, mọi lứa tuổi, mọi công việc, mọi
hoàn cảnh sống, mọi vùng miền thì khối lượng khán giả ở các bản tin chuyên
sâu thường hẹp, có chuyên môn sâu.
Xuất phát từ tính chất của bản tin chuyên sâu là đi sâu vào một đối
tượng công chúng nhất định quan tâm đến một lĩnh vực nhất định để mang
đến cho họ những thông tin phong phú, đa dạng về lĩnh vực đó trên mọi góc
cạnh, cung cấp cái nhìn tổng quan về những gì đang diễn ra trên một lĩnh vực
nhằm giúp người xem có những động thái nhất định. Ví dụ như bản tin Việt
Nam và các chỉ số cung cấp cho người xem những thông tin đang diễn ra trên
thị trường chứng khoán hàng ngày, hàng giờ cùng những phân tích, nhận định
để họ có những động thái đúng trong việc đầu tư mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Vì vậy, đối tượng của bản tin chuyên sâu cũng được khu biệt trong một
mức độ nhất định. Đối tượng của bản tin kinh tế thường là những chuyên gia
kinh tế, những người có liên quan, hoạt động trong ngành kinh tế, những chủ
doanh nghiệp, chủ đầu tư,… Căn cứ vào đối tượng tiếp nhận của mình mà lựa
chọn đề tài như thế nào cho phù hợp. Vì đối tượng đã được khu biệt và họ là
những người am hiểu sâu sắc về lĩnh vực của mình nên quá trình khai thác,
lựa chọn đề tài như thế nào cũng là một thách thức lớn đối với phóng viên. Đề
tài chuyên sâu về một lĩnh vực chắc chắn sẽ không thu hút được những người
ở lĩnh vực khác nếu nó không liên quan đến lĩnh vực của họ. Và nếu cách
khai thác, lựa chọn đề tài không tốt, không sâu, không phản ánh được đúng
tầm của vấn đề thì những đối tượng người xem đã được khoanh vùng của họ
cũng không ngó ngàng đến. Bởi sẽ không ai đi xem những thông tin mà mình
đã biết hoặc không phản ánh đúng mức độ mà mình cần quan tâm tức là quá
22


hời hợt, nông cạn. Vì vậy, quá trình khai thác đề tài cho bản tin chuyên sâu

phải được căn cứ trên cơ sở đối tượng tiếp nhận của bản tin đó, đòi hỏi phóng
viên cần nghiên cứu kĩ về nhu cầu, trình độ đối tượng của mình để khai thác,
lựa chọn đề tài cho phù hợp, không bị cho là “ múa rìu qua mắt thợ”.
3.3.6 Việc khai thác, lựa chọn đề tài phụ thuộc nhiều vào thời điểm
thông tin.
Như chúng ta đã biết, không có sự kiện, sự việc xảy ra trong cuộc sống
thì cũng không có thông tin. Mà có thông tin mới có đề tài. Càng nhiều sự
việc, sự kiện thì càng có cơ hội để khai thác và lựa chọn những đề tài hấp dẫn,
cuốn hút người xem. Việc khai thác, lựa chọn đề tài phụ thuộc vào nhiều yếu
tố. Đó có thể là nguồn tin hay là đối tượng tiếp nhận hoặc đôi khi là thời điểm
thông tin. Nếu thời điểm thông tin không đúng lúc sẽ gây ra nhiều hậu quả
khôn lường. Đặc biệt trong những bản tin chuyên sâu về kinh tế mà cụ thể là
về mảng tài chính, chứng khoán thì thời điểm thông tin là một vấn đề có ý
nghĩa rất quan trọng.
Ví dụ: Giá cả luôn liên quan mật thiết đến đời sống vật chất của công
chúng, đến điều kiện sống của họ. Mà hiện nay, đời sống kinh tế trong nước
cũng như thế giới có nhiều bất ổn. Giá cả lên xuống thất thường,biến động
từng ngày, từng giờ khó mà dự đoán trước được. Nếu khai thác lựa chọn
không đúng thời điểm có thể gây bất ổn trong đời sống nhân dân.
3.3.7 Việc khai thác đề tài phải đặt trong mối quan hệ ràng buộc giữa các
góc độ của các thông tin trong bản tin.
Từ những đặc trưng của bản tin truyền hình chuyên sâu đã qui định
cách thức khai thác đề tài riêng. Yêu cầu đặt ra đối với phóng viên tác nghiệp
là làm thế nào để tìm kiếm được thông tin chính xác, kịp thời, lựa chọn những
thông tin nào có giá trị hấp dẫn đối với người xem, có ảnh hưởng, tác động
lớn đối với đời sống kinh tế- xã hội. Trên một lĩnh vực, hầu như các sự kiện
đều có mối tương quan mật thiết với nhau theo quan hệ nhân- quả. Do vậy,
23



phóng viên khi lựa chọn đê tài cần đặt các sự kiện trong mối quan hệ ràng
buộc với nhau để giúp cho người xem thấy được sự vận động, tương hỗ, diện
mạo của lĩnh vực mà mình quan tâm.
Ví dụ: Giá vàng thường tỉ lệ nghịch với giá dầu. Khi giá dầu tăng thì
giá vàng giảm và ngược lại. Trong một bản tin kinh tế khi đã đưa thông tin về
giá vàng thì sẽ đưa thông tin về giá USD.
Hoặc sự biến động của giá dầu thô ảnh hưởng tới giá cả của nhiều loại
hàng hóa, dịch vụ khác. Vì vậy trong 1 bản tin kinh tế, phóng viên luôn chú
trọng thông tin về sự tăng giảm của giá dầu thô. Bên cạnh đó sẽ có bảng, biểu
so sánh sự dao dộng của nó trong tuần, tháng.
Ngoài ra, vì các bản tin chuyên sâu thường có sự tiếp nối thông tin hôm
nay, ngày mai, đề tài này với đề tài khác nên cũng yêu cầu phóng viên khai
thác đề tài như thế nào để nuôi tin, cung cấp cho người xem thông tin một
cách kịp thời, nhanh chóng.
Tóm lại, sự khác biệt trong cách thức khai thác và lựa chọn đề tài giữa bản
tin chuyên sâu với các bản tin tổng hợp và các chương trình khác xuất phát từ
sự khác biệt về mục đích thông tin, tính chất thông tin và đối tượng tiếp nhận
thông tin. Những điều này không chỉ làm nên sự khác biệt trong cách khai
thác và lựa chọn đề tài mà còn làm nên sự khác biệt trong cách thể hiện tác
phẩm, chương trình truyền hình.
4. Một số nét về bản tin truyền hình truyền hình chuyên sâu về lĩnh
vực kinh tế trên Đài truyền hình Việt Nam.
4.1 Khái niệm
Theo “ Từ điển Tiếng Việt” ( Trang 527):
Kinh tế là tổng thể nói chung những quan hệ sản xuất của một hình thái
xã hội- kinh tế nhất định.
Kinh tế là tổng thể nói chung những hoạt động của con người nhằm
thỏa mãn nhu cầu vật chất.
24



Kinh tế bao gồm 2 lĩnh vực là sản xuất và dịch vụ.
Kinh tế bao gồm các ngành: Tài chính- ngân hàng, thương mại, du lịch,
công nghiệp, xây dựng, giao thông, bảo hiểm.
Bản tin truyền hình chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế là một tổng hợp các
thông tin trên lĩnh vực kinh tế bao gồm cả hình ảnh và âm thanh đã được khai
thác và lựa chọn để phát sóng nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị kĩ thuật. Bản tin
đó thông tin một cách đầy đủ các sự việc, sự kiện nảy sinh trong đời sống
kinh tế và có những lí giải, phân tích, mổ xẻ những sự kiện nổi bật nhằm làm
rõ hơn nội tình, diện mạo của nền kinh tế.
4.2 Mối quan hệ giữa kinh tế với báo chí
Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên thế giới
như hiện nay hoạt động thông tin nói chung và báo chí nói riêng ngày càng
đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Ở nước ta, báo chí là công cụ
chính trị của Đảng, của Nhà nước, của đoàn thể xã hội và của nhân dân. Vì
vậy, ý nghĩa của thông tin báo chí rất quan trọng. Với nội dung thông tin có
định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục, báo chí có khả năng hình
thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội, phù hợp với sự vận động của
xã hội theo những chiều hướng có chủ định
Ngay từ khi ra đời báo chí đã phát huy vai trò và sức mạnh của nó trong
tiến trình phát triển kinh tế văn hoá xã hội; trong việc nâng cao dân trí, giáo
dục nhân cách con người. Ngày nay báo chí và kinh tế là hai yếu tố có mối
quan hệ gắn chặt, tương hỗ với nhau. Nền kinh tế thị trường cùng với sự phát
triển như vũ bão của khoa học công nghệ đã làm nên một nền công nghiệp
báo chí hùng mạnh, giúp cho quá trình “làm báo” dễ dàng hơn, tiếp cận được
công chúng nhanh hơn, đáp ứng được nhu cầu giải trí, thông tin của độc giả
gần như ngày lập tức.
Nền kinh tế thị trường đã tác động đến hoạt động báo chí trên nhiều
phương diện. Đặc biệt nền kinh tế thị trường đã làm cho đời sống báo chí có
25



×