Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH THEO NHU CẦU XÃ HỘI – SỰ CẦN THIẾT LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.64 MB, 72 trang )

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH THEO NHU CẦU XÃ HỘI – SỰ CẦN THIẾT
LIÊN KẾT GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP
Lê Hoàng Thanh Tùng
Giám đốc công ty Du Lịch Tuy Hòa
Quy hoạch phát triển Du Lịch Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, đã khẳng định
mục tiêu tổng quát là: “Xây dựng Phú Yên trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong khu vực
và cả nước. Phấn đấu đưa du lịch Phú Yên trở thành một điểm nhấn quan trọng trong liên kết
phát triển du lịch giữa các tỉnh Tây nguyên và Duyên hải Miền trung, là ngành kinh tế mũi nhọn,
công nghiệp sạch mang màu sắc riêng của tỉnh Phú Yên”.
Để đạt được mục tiêu trên, du lịch tỉnh nhà còn nhiều vấn đề cần phải làm. Một trong
những vấn đề then chốt đóng vai trò quan trọng là nguồn lực lao động trong lĩnh vực du lịch.
1. Thực trạng Nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch tỉnh Phú Yên:
Là một tỉnh có tiềm năng du lịch được đánh giá là khá lớn, tuy nhiên nguồn nhân lực
trong lĩnh vực du lịch của Phú Yên lại khá khiêm tốn, tính đến tháng 12/2013 chỉ có khoảng
3.600 người. Trong đó: chưa qua đào tạo và đào tạo ngắn hạn chiếm: 47,49%, sơ cấp chiếm:
25,94%, trung cấp chuyên nghiệp: 17,1%, đại học cao đẳng chiếm 9,5%, sau đại học: 0,32%.
Trước đánh giá trên, chúng ta nhận thấy một vấn đề, đó là nguồn nhân lực phục vụ cho Du lịch
tại Phú yên đang thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Đây là đánh giá trên năng lực chuyên
môn, chưa đánh giá đến các vấn đề hỗ trợ, như: Ngoại ngữ, khả năng giao tiếp,...
Ở đây chúng ta không đi sâu vào chuyên phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp cho
nguồn nhân lực du lịch của tỉnh nhà, mà chỉ tập trung vào việc đào tạo nguồn nhân lực Du lịch
theo nhu cầu của xã hội.
2. Nhìn nhận nhu cầu giữa hai bên – Doanh nghiệp và Nhà trường:
Theo đề án quy hoạch và phát triển du lịch Phú Yên đến năm 2020 và thực tế phát triển
của các cơ sở lưu trú, nhà hàng, các đơn vị lữ hành: thì để đáp ứng các tiêu chí thì đến năm 2015
đảm bảo có khoảng 18.300 lao động (trong đó có 6.500 lao động trực tiếp), đến năm 2020 có
36.600 lao động (trong đó có 12.200 lao động trực tiếp).
Với nhu cầu về lực lượng lao động như trên, đây là một con số khó khăn cho đào tạo của
tỉnh nhà. Hiện nay, Phú Yên có hai trường đào tạo có tuyển sinh nghề du lịch, tuy vậy mỗi năm
số lượng sinh viên ra trường chưa đến 100 em và con số này chỉ khoảng hơn 1/3 các em theo
nghề tại Phú Yên. Lý do vì sao?


Theo tôi, đó là vì chưa có sự chủ động phối hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp. Nhà
trường đào tạo theo chương trình và nhu cầu của nhà trường, doanh nghiệp tuyển dụng theo yêu
cầu của doanh nghiệp. Dẫn đến việc tham gia của doanh nghiệp - đơn vị sử dụng lao động vào
quá trình đào tạo nguồn nhân lực “đủ tiêu chuẩn” còn rất hạn chế.
Nhà trường là nơi đã và đang đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu phát triển của xã
hội. Tuy nhiên, thực tế khi sinh viên tại các trường, tiếp cận công việc thì hầu như không đáp ứng
được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp, các kỹ năng mềm của sinh viên gần như không
có. Thực tế, tại doanh nghiệp chúng tôi, khi sinh viên của nhà trường đến thực tập và thử việc,
gần như các em như bắt đầu học lại từ đầu. Chương trình đào tạo chưa gắn với thực tế công việc
chuyên môn đang phát triển bên ngoài xã hội.
Về phía nhà trường với tư cách là nơi cung cấp nguồn nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu thị
trường đa dạng nói chung và cho các doanh nghiệp nói riêng, cần nắm bắt nhu cầu các doanh
nghiệp cũng như thực tế phát triển của ngành hiện nay. Các hoạt động của nhà trường luôn gắn
kết và đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp.
4


Về phía doanh nghiệp, để có được đội ngũ lao động tốt thực hiện cho chiến lược kinh
doanh của mình đó là mở rộng thị trường khách, chăm sóc khách, quảng bá giới thiệu hình ảnh
du lịch của tỉnh nhà và đơn vị nhằm cạnh tranh thị trường nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện
nay. Do vậy, các doanh nghiệp cần liên hệ các trường để định hướng nghề nghiệp, tìm kiếm lao
động, các nguồn lực trẻ từ các trường để tìm ra ứng viên tốt.
3. Định hướng cụ thể giữa hai bên: doanh nghiệp và nhà trường để có giải pháp phù
hợp, hiệu quả
Theo đề cập ở trên thì doanh nghiệp và nhà trường cần thiết phải hỗ trợ lẫn nhau trong
công tác đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Giữa nhà trường và doanh
nghiệp cần có sự bắt tay, định hướng phát triển, nhà trường đào tạo theo nhu cầu của doanh
nghiệp và sự phát triển du lịch của tỉnh nhà – các doanh nghiệp phải đáp ứng đầu vào của sinh
viên khi ra trường.
Ngoài ra, các doanh nghiệp phải cùng tham gia với nhà trường trong công tác đào tạo,

tham gia đào tạo ở đây không đơn thuần là “bỏ tiền” cho các trường tự đào tạo mà nên cùng tham
gia vào quá trình đào tạo và tái đào tạo lao động. Doanh nghiệp không nên chỉ đơn giản sử dụng
“sản phẩm” mà cũng phải cùng với trường đóng góp ý kiến cho chương trình đào tạo được tốt
hơn, mở các buổi hội thảo và tọa đàm chuyên sâu cho sinh viên.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng nên mời doanh nghiệp tham gia vào công tác giảng dạy và
góp ý cho các chương trình đào tạo. Thường xuyên lấy ý kiến của doanh nghiệp về chất lượng
sinh viên ra trường và kỳ vọng của doanh nghiệp với các “sản phẩm” của nhà trường.
Việc đào tạo ra những “sản phẩm” đáp ứng nhu cầu của xã hội, doanh nghiệp cũng chính
là đáp ứng nhu cầu của chính bản thân người đào tạo, người tham gia vào công tác đào tạo và
người được đào tạo. Vì thế, không chỉ doanh nghiệp hay sự nỗ lực của bản thân sinh viên là đủ.
Các thầy cô - chính là những người gánh trách nhiệm lớn trong quá trình đào tạo ra - cũng phải tự
cập nhất kiến thức, công nghệ, kỹ thuật mới để có cơ sở giảng dạy cho sinh viên. Với ý nghĩa đó,
bản thân tôi xin đề xuất một số vấn đề sau:
3.1. Chương trình đào tạo
Nhà trường nên có khung đào tạo chung hướng đến nhu cầu thực tế của các Doanh nghiệp
và nhu cầu phát triển du lịch tại địa phương. Thường xuyên điều chỉnh và đề nghị các doanh
nghiệp góp ý cho chương trình đào tạo giúp sinh viên cập nhật được những kinh nghiệm và yêu
cầu thực tế của nghề trong thời điểm hiện tại đáp ứng nhu cầu của các Doanh nghiệp và xã hội.
Để làm điều này cần có các cuộc hội thảo giữa các Doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo.
3.2. Duy trì phối hợp thường xuyên
Đẩy mạnh công tác Hợp tác doanh nghiệp hoặc Cơ hội việc làm cho sinh viên, giới thiệu
ứng viên cho các doanh nghiệp. Đây là một hoạt động tích cực cần được phát triển hơn nữa trong
thời gian sắp tới. Chúng tôi cũng mong muốn việc hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp cần
được tổ chức lâu dài và thường niên, tránh làm theo kiểu mùa vụ.
3.3. Thực tập tại doanh nghiệp
Trong các kỳ thực tập, nhà trường và doanh nghiệp cần hợp tác làm tăng tính thực tế và
phát huy được lợi ích của loại hình đào tạo này. Doanh nghiệp sẽ phải trình bày rõ các nhiệm vụ
mà sinh viên cần làm, tiêu chí đánh giá, thông báo kết quả thực tập của sinh viên cho giáo viên
phụ trách, phía nhà trường cũng hỗ trợ thông báo những yêu cầu, mục tiêu... thực tập cho doanh
nghiệp để doanh nghiệp có thể điều chỉnh nội dung thực tập sao cho phù hợp cũng như tạo điều

kiện thuận lợi cho sinh viên trong việc học cũng như việc tiếp nhận kiến thức thực tiễn của các
bạn. Thông thường các trường chỉ có qui định một kỳ thực tập dành cho sinh viên năm cuối.
Theo quan điểm riêng của chúng tôi thì nếu nhà trường bố trí được 02 kỳ thực tập, như vậy các
bạn sinh viên sẽ cảm nhận được sự khác biệt rõ ràng hơn giữa môi trường học tập và làm việc,
5


tránh tình trạng bỡ ngỡ khi đi ứng tuyển và khi làm việc, đồng thời các bạn sẽ có thể phần nào
nhận biết được thế mạnh của mình, doanh nghiệp cũng có cơ hội tiếp cận và lựa chọn nhân lực
cho mình cẩn thận hơn.
3.4. Quá trình đào tạo sinh viên có trách nhiệm huấn luyện của phía doanh nghiệp từ
định hướng, phối hợp của nhà trường
Nhà trường có thể yêu cầu hỗ trợ từ phía doanh nghiệp trong công tác đào tạo của mình,
chẳng hạn như việc yêu cầu doanh nghiệp chuẩn bị các bài nói chuyện với sinh viên về chuyên
ngành mà các em đang theo học. Ví dụ: công ty chúng tôi chuyên về lĩnh vực quản trị kinh doanh
lữ hành, điều hành tour và hướng dẫn. Đối tượng lao động mà chúng tôi nhắm đến là các bạn sinh
viên tốt nghiệp chuyên ngành Du lịch hoặc Kinh tế. Chúng tôi có thể chuẩn bị những bài nói
chuyện về nghề hướng dẫn, điều hành tour, những kinh nghiệm quảng bá sản phẩm, sales tour.
Qua buổi nói chuyện này các bạn sinh viên đam mê có tìm hiểu thêm hoặc phát triển những
nghiên cứu sau này, doanh nghiệp cũng có cơ hội nói chuyện thân thiện cởi mở hơn với các bạn
và cũng có thể doanh nghiệp sẽ tuyển chọn được một số bạn ứng viên tiềm năng.
Hoặc đơn giản 2 bên có thể kết hợp tổ chức buổi giới thiệu doanh nghiệp và nhà
trường/khoa, các vị trí doanh nghiệp đang cần tuyển dụng, các bạn sinh viên sẽ cảm thấy có nhiều
cơ hội việc làm cho mình hơn sau khi ra trường.
3.5. Vấn đề học ngoại ngữ
Trong lĩnh vực du lịch, thì Ngoại ngữ là một trong những yêu cầu tối thiểu khi tuyển
dụng. Có những ứng viên có chứng chỉ ngoại ngữ B Anh văn nhưng khi tuyển dụng nghe nhà
tuyển dụng hỏi vài câu tiếng anh đơn giản thì gần như không trả lời được hoặc chỉ trả lời bập bẹ.
Hy vọng sẽ được nhà trường quan tâm hơn trong việc này. Theo tôi, việc có chứng chỉ không
đúng khả năng của mình có thể làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ sở đào tạo ngoại ngữ mà sinh

viên/ứng viên theo học. Các bạn sinh viên vẫn có tư tưởng học ngoại ngữ một cách đối phó và
không dành nhiều thời gian cho việc này. Việc này gây khó khăn cho chính các bạn nếu sau này
khi làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài, hoặc được doanh nghiệp cử đi đào tạo tại nước
ngoài.
Chúng tôi mong rằng những ý kiến trên có thể đóng góp một phần nào trong việc đào tạo
nguồn nhân lực du lịch của nhà trường đáp ứng cho ngành du lịch tỉnh nhà và hợp tác giữa các
doanh nghiệp với nhà trường. Chúng tôi hy vọng tiếp tục được hợp tác với quý trường thật hiệu
quả trong tương lai.

RÚT NGẮN THỜI GIAN LẮNG CHẤT KẾT TỦA BẰNG PHƯƠNG PHÁP LY TÂM
TS. Đặng Văn Lái; ThS. Lương Công Quang; KS. Nguyễn Văn Khánh
Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa
Tóm tắt
Phân tích định lượng xác định thành phần các cấu tử trong dung dịch hiện nay vẫn tiến
hành một cách thủ công hoặc bán tự động. Việc lắng chất kết tủa trong cốc thủy tinh theo
phương pháp lắng tự nhiên thường kéo dài từ 2 ... 3 giờ hoặc bằng phương pháp ly tâm kết hợp
với chia tách từ cốc lớn sang ống nghiệm nhỏ để ly tâm gây mất an toàn cho học sinh sinh viên
trong quá trình thao tác làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học. Qua nghiên cứu cho thấy
lắng chất kết tủa trong cốc thủy tinh loại trên 250 ml bằng phương pháp ly tâm thời gian có thể
rút ngắn xuống chỉ còn từ 3 phút đến 5 phút.
I. Đặt vấn đề:
6


Việc thí nghiệm phân tích định lượng các thành phần cấu tử trong dung dịch đã được tiến
hành trên máy ly tâm công suất nhỏ EBA20, ống nghiệm 10 x 200. Riêng học phần thực hành,
thí nghiệm chứng minh phương pháp phân tích định lượng nhằm xác định thành phần các cấu tử
trong dung dịch hiện nay vẫn tiến hành một cách thủ công hoặc bán tự động. Nhược điểm của các
phương pháp này là thời gian chờ chất kết tủa lắng và tách ra khỏi dung dịch rất lâu mất từ 2 …3
giờ tùy thuộc vào các ion cần phân tích. Trong khi đó thời lượng 1 bài thí nghiệm chỉ 8h như vậy

mất từ 25 …37,5% chờ chất kết tủa lắng hết. Việc rút ngắn thời gian lắng và chất kết tủa sẽ để
tạo điều kiện về mặt thời gian cho các em HSSV được trực tiếp thí nghiệm, lĩnh hội các kiến thức
thực tế là một nhu cầu mang tính cấp thiết hiện nay ở các phòng thí nghiệm Hóa, trường Cao
đẳng Công nghiệp Tuy Hòa.
Phương pháp lắng chất kết tủa bằng lực ly tâm đã được ứng dụng từ lâu trong các phòng
thí nghiệm Hóa. Tuy nhiên việc ứng dụng phương pháp để lắng chất kết tủa trong các cốc thủy
tinh loại lớn thì chưa được nghiên cứu và chế tạo. Do vậy, việc “Thiết kế và chế tạo máy ly tâm
tách chất kết tủa” theo phương pháp ly tâm xuất phát từ thực tế nhằm đáp ứng nhu cầu dạy học
cho học sinh, sinh viên ngành công nghệ hóa và công nghệ sinh học.
II. Nguyên tắc lắng chất kết tủa
Kết tủa là quá trình tách thành phần cần xác định ra khỏi hệ dưới dạng một hợp chất ít tan
bằng một lượng thuốc thử dư thích hợp trong điều kiện xác định. Điều kiện để chất kết tủa là theo
qui tắc tích số tan, dung dịch đạt trạng thái quá bão hòa. Mỗi một ion có thể đã kết tủa hoàn toàn
với thuốc thử này nhưng lại chưa hoàn toàn với thuốc thử khác nên khái niệm về kết tủa hoàn
toàn là tương đối. Một quá trình kết tủa hoàn toàn khi lượng ion còn lại trong dung dịch là nhỏ
nhất, trong giới hạn qui định nó không đủ ảnh hưởng đến các phép xác định tiếp theo trong phân
tích định tính, hay định lượng (tức là khoảng 10-4-10-6 iong/l).
Chất kết tủa sau khi kết tủa còn lơ lửng trong dung dịch và việc lắng chất kết tủa theo
nguyên tắc các phân tử nặng hơn di chuyển về phía cuối ống nghiệm. Dựa trên nguyên tắc này,
hiện nay các phòng thí nghiệm Hóa sử dụng rộng rãi 3 phương pháp lắng chất kết tủa sau:
+ Phương pháp lắng tự nhiên: Sau khi kết tủa, chất kết tủa được lắng tự nhiên trong cốc
thủy tinh. Thông thường phải mất khoảng 2-3 giờ chất kết tủa mới lắng hoàn toàn. Sau đó ta thực
hiện lọc kết tủa. Ưu điểm của phương pháp này không cần thiết bị lắng chất kết tủa; an toàn và
không sử dụng điện. Tuy nhiên, phương pháp này mất rất nhiều thời gian lắng chất kết tủa; chất
kết tủa sau khi lắng nhẹ, xốp làm ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.
+ Phương pháp bán tự động: Chất kết tủa được san từ cốc lớn trên 250 ml sang ống nghiệm
nhỏ sau đó đưa vào máy ly tâm để lắng chất kết tủa. Sử dụng phương pháp này làm giảm thời
gian lắng chất kết tủa đáng kể nhưng việc thao tác sang chiết gây nguy cơ mất an toàn cho học
sinh sinh viên trong quá trình thí nghiệm.
+ Phương pháp ly tâm: Sau khi kết tủa trong cốc thủy tinh, cốc thủy tinh được đặt trực tiếp

vào máy ly tâm để tách. Với phương pháp này chất kết tủa trở nên rắn chắc và thời gian lắng chất
kết tủa chỉ còn 3 đến 5 phút. Tuy nhiên, để thực hiện phương pháp này điều cốt lõi là phải có máy
ly tâm dành cho cốc thủy tinh loại lớn nhưng hiện nay trên thị trường không sản xuất và bán thiết
bị đặc chuẩn này.
III. Một số yêu cầu khi thiết kế, chế tạo máy ly tâm lắng chất kết tủa
Máy ly tâm lắng chất kết tủa phục vụ trong phòng thí nghiệm hóa phải thỏa mãn 1 số yêu
cầu sau:
- Khung máy ly tâm bằng Inox 316.
- Hàn bằng công nghệ TIC, MAG, các mối hàn được làm sạch sau khi hàn.
- Các vách và nắp làm bằng kính chịu lực 10 mm.
7


- Chân giảm chấn có thể điều chỉnh được.
- Các vị trí đặt cốc thủy tinh phải được bọc bằng cao su.
- Mâm quay phải đồng trục.
- Máy ly tâm phải khởi động mềm tốc độ tăng từ từ và khi dừng máy không dừng đột ngột
mà phải giảm dần dần vận tốc. Vì khi tăng tốc hoặc dừng đột ngột có thể làm quăng cốc thủy tinh
chứa hóa chất ra ngoài làm hỏng máy.
- Máy ly tâm phải điều khiển tốc độ quay đa cấp để tách lắng chất kết tủa. Sau khi khởi
động 1 thời gian nhất định máy tự động ngừng.
- Nắp máy ly tâm đóng không kín, máy không khởi động được hoặc đang chạy máy sẽ
ngừng ngay lập tức nhằm đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Quan sát được các thiết bị bên trong máy ly tâm.
Với các yêu cầu trên, nhóm tác giả đã thiết kế và chế tạo máy ly tâm tách chất kết tủa loại 6
cốc, dung tích mỗi cốc 250 ml như hình 1:

Hình 1. Hình dáng bên ngoài máy ly tâm
lắng chất kết tủa


IV. Quy trình vận hành máy ly tâm
Sau khi chế tạo máy ly tâm, nhóm tác giả xây dựng quy trình vận hành máy như sau:
1. Chuẩn bị vận hành:
- Kiểm tra nguồn điện 1 pha điện áp 220V.
- Kiểm tra và đảm bảo các bulông được siết chặt.
- Kiểm tra và lấy tất cả các vật lạ trong máy ly tâm.
- Đặt các cốc thủy tinh vào các ống.
Lưu ý: 2 cốc thủy tinh phải được đặt vào máy ly tâm ở vị trí đối xứng, các cốc phải có
trọng lượng gần bằng nhau để máy được cân bằng và thể tích dung dịch trong cốc không được
quá 150 ml. Nếu không, máy sẽ rung mạnh khi quay, nhanh hỏng và dung dịch dễ văn ra ngoài
gây sai số khi phân tích.
- Đậy nắp máy ly tâm lại.
2. Khởi động và vận hành:
- Cắm nguồn xoay chiều 1 pha, 220V.
- Cài đặt thời gian máy ly tâm làm việc.
- Ấn PRG/ESC màn hình hiện P00
- Ấn  chuyển P00 → P02.
- Ấn DATA/ENT màn hình hiện P02.01.
- Chuyển P02.01 → P02.03.
8


- Ấn DATA/ENT.
- Dùng phím  để chọn tốc độ.
- Ấn nút RUN khởi động máy ly tâm. Nếu máy không chạy, kiểm tra máy ly tâm có được
đóng kín chưa?.
- Khi khởi động máy chạy và tăng tốc độ từ nếu thấy máy rung mạnh, ấn nút STOP dừng
quay ngay lập tức, kiểm tra lại hai cốc nằm trong hai ống đối xứng có khối lượng bằng nhau hay
không.
3. Dừng máy ly tâm:

Dừng sự cố:
- Ấn nút STOP để dừng máy ly tâm. Máy ngưng quay từ từ. Dừng gấp ống nghiệm có thể
văng ra ngoài.
- Ngắt nguồn điện. Sau khi máy dừng hẳn, mở nắp máy ly tâm và lấy các cốc thủy tinh ra.
- Kiểm tra các thiết bị và sửa chữa.
Dừng bình thường:
- Máy làm việc sau thời gian cài đặt, tự động dừng.
- Sau khi máy dừng hẳn, ngắt nguồn điện mở nắp máy ly tâm và lấy các cốc thủy tinh ra.
- Vệ sinh sạch sẽ và đóng nắp máy ly tâm.
Với những kết quả nghiên cứu đạt được nhóm tác giả đã tổ chức tập huấn chuyển giao công
nghệ và quy trình vận hành cho đội ngũ giáo viên và học sinh sinh viên khoa Công nghệ Hóa.
Hình 2 là một tiết thực hành thí nghiệm của sinh viên khóa 35 ngành Hóa phân tích. Các
em sinh viên rất hào hứng và cho biết chiếc máy ly tâm này hỗ trợ các em rất nhiều trong học tập
nhất là việc phân tích định lượng các cấu tử trong dung dịch vì nó cho kết quả rất chính xác.

Hình 1. Một tiết học thí nghiệm lắng chất kết tủa bằng máy ly tâm

Hình 3 là kết quả của quá trình lắng tách chất kết tủa.
VI. Kết luận và kiến nghị
9


Máy ly tâm lắng chất kết tủa được gia công và chế tạo tại xưởng cơ khí, xưởng điện - điện
tử với các vật tư thiết bị dễ dàng tìm thấy ở Phú Yên. Giá thành máy ly tâm tự chế tạo (21 triệu
đồng) rẻ hơn rất nhiều so với các máy ly tâm loại nhỏ trên thị trường (trên 100 triệu).
Máy ly tâm tách chất kết tủa phục vụ công tác giảng dạy và thí nghiệm thực hành các học
phần sau:
1. Định lượng Ba2+ trong BaCl2 theo phương pháp khối lượng.
2. Định lượng Fe2+ trong muối Fe( II) theo phương pháp khối lượng.
3. Định lượng Ni2+ trong muối Ni(NO3)2 theo phương pháp khối lượng.

4. Định lượng P2O5 chung trong Super lân theo phương pháp khối lượng.
5. Định lượng Ca2+ trong mẫu CaCO3 theo phương pháp thể tích Oxalat.
6. Xác định Mg2+ trong muối MgCl2 .6H2O theo phương pháp khối lượng

a

b

Hình 3. Kết quả lắng chất kết tủa PbCrO4
a. Chất kết tủa còn lơ lửng trong dung dịch ; b. Chất kết tủa đã lặng xuống đáy cốc

7. Xác định hàm lượng Al3+ trong phèn nhôm bằng phương pháp khối lượng.
8. Xác định hàm lượng P trong phân bón N-P-K.
9. Xác định CaO, trong mẫu xi măng.
10. Xác định Ca2+, Fe3+ và Cl- trong mẫu quặng Apatit hỗn hợp.
11. Xác định hàm lượng đường khử trong thực phẩm.
12. Ly tâm để định lượng chất thải trong nước thải.
13. Xác định thành phần R2O3 (Fe2O3, Al2O3) trong mẫu silcat (ximang).
14. Xác định thành phần P trong gang thép theo phương pháp khối lượng.
15. Xác định Pb trong hợp kim đồng.
16. Thủy phân tinh bột để thu dịch đường.
17. Ly tâm dịch ép trái thơm để lấy enzim.
18. Thu nhận kết tủa Protein sau khi kết tủa bằng cồn.
10


19. Trong quá trình chiết enzim ngoại bào từ môi trường nuôi vi khuẩn.
20. Tách chiết sắc tố trong thực vật.
Phương pháp lắng chất kết tủa trong cốc thủy tinh bằng lực ly tâm làm giảm thời gian đáng
kể từ 2 ... 3 giờ xuống còn 5 phút.

Tài liệu tham khảo
1. Phan Quốc Dũng . Tô Hữu Phước (2003). Truyền Động Điện. Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia TP.Hồ Chí Minh
2. Nguyễn Tinh Dung (2006). Hóa học phân tích - Phần III. Các phương pháp định lượng hóa
học. NXBGD, Hà Nội 2006.
3. Rober Rosset, Denise Bauuer, Jean Debarres- Hồ Viết Quý, Đặng Trần Phách dịch
(2006): Hoá học phân tích các dung dịch, NXBĐHQG.

11


ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HÒA
Nguyễn Thị Mỹ Vương
Giám đốc nhân sự - Công ty Cổ Phần Thuận Thảo
Trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay, việc kinh doanh ngày càng trở nên khó khăn, các
doanh nghiệp tính đến việc tiết kiệm từng chi phí và cân nhắc cho từng khoản đầu tư thì việc lựa
chọn nhân sự chất lượng là mối quan tâm hàng đầu, số lượng chỉ tăng thêm cho họ gánh nặng. Vì
vậy chất lượng nhân sự được đánh giá ngay từ hoạt động tuyển dụng đầu vào của doanh nghiệp.
Yêu cầu của nhà tuyển dụng không thoát khỏi các yêu cầu: Kiến thức, Kỹ năng, Thái độ;
tuy nhiên nó hết sức thiết thực, cụ thể và rõ ràng. Với kinh nghiệm gần 10 năm làm Giám đốc
Nhân sự của một công ty kinh doanh đa lĩnh vực như Thuận Thảo, thông qua bài tham luận này
tôi muốn đề cập đến các tiêu chí trên để chúng ta hiểu hơn mong muốn của doanh nghiệp:
1. Mục tiêu và Thái độ
Sinh viên phải biết rõ đầu ra ngành họ đang học là làm được việc gì? Ý nghĩa của công việc
đó trong tổ chức và diễn đạt nó một cách trôi chảy, đầy tự tin – Đó là mục tiêu nghề nghiệp
trong tương lai của họ sau khi ra trường.
Tôi đã từng phỏng vấn rất nhiều sinh viên mới ra trường, họ học các ngành nghề khác nhau
với câu hỏi: Em đã tốt nghiệp vậy nếu doanh nghiệp bố trí em làm đúng ngành nghề được đào tạo
thì em làm được việc gì? Ý nghĩa của Công việc đó là gì đối với doanh nghiệp của chị? Rất bất

ngờ khi phần lớn câu trả lời mà tôi nhận được là không chính xác, thậm chí họ không trả lời được
ngay cả với một sinh viên tốt nghiệp đại học. Tôi chưa xác định họ không biết hay không diễn đạt
được điều đó nhưng nếu một trong 2 lý do trên đều không thể chấp nhận được.
Ví dụ: Một sinh viên kế toán ra trường khi xin vào doanh nghiệp thì theo đúng ngành nghề
họ được đào tạo là làm kế toán và nhiệm vụ của bộ phận kế toán là quản lý tiền cho doanh
nghiệp. Vì đối với doanh nghiệp TIỀN được ví như là MÁU trong cơ thể, nếu thất thoát máu ở
đâu đó thì cơ thể sẽ rất nhanh suy kiệt.
Hãy cho sinh viên biết rõ ràng như vậy, từ việc họ biết mục tiêu họ sẽ làm gì thì họ mới tạo
được thái độ yêu mến nghề đó, mong muốn gắn bó với nghề tạo động lực để họ vượt qua những
khó khăn khi đến với nghề, sống với nghề và hy sinh vì nghề nghiệp của họ. Chúng ta sẽ không
thể biết được cảm xúc của mình đối với một cái gì đó mà mình hiểu chưa rõ.
2. Về kiến thức
Kiến thức chuyên môn là một phần rất quan trọng, dù họ học họ sẽ quên nhưng khi vào
nghề khi họ trải nghiệm thực tế họ sẽ biết tìm lại những kiến thức đã học để ứng dụng, sinh viên
phải nắm vững kiến thức cơ bản được đào tạo. Vì vậy hãy để sinh viên nắm một cách chắc chắn
các kiến thức chuyên môn, trọng tâm của nghề.
Nhưng bao nhiêu đó chưa đủ, Doanh nghiệp mong muốn sinh viên ra trường phải có được
phương pháp tự học, tự nghiên cứu và có phương pháp tự tìm hiểu thấu đáo một vấn đề được đặt
ra. Doanh nghiệp mong muốn nhân viên của mình ứng dụng kiến thức thực sự chứ không phải
suy diễn để giải quyết vấn đề. Khi họ đã làm việc, nếu phát sinh một vấn đề họ chưa hiểu, chưa
biết họ phải biết cách tìm hiểu nó một cách thấu đáo để hiểu một cách tường tận về nó chứ không
phải là phớt lờ nó đi. Khi đã có thói quen ấy thì việc phát triển nghề nghiệp sẽ không còn là vấn
đề khó khăn.
Đối với doanh nghiệp, họ trân trọng những nhân sự có khả năng tự học, tự nâng cao trình
độ chuyên môn của mình trong quá trình làm việc. Ra trường mới chỉ bắt đầu cho việc học tập và
phát triển chứ không phải kết thúc việc học.
12


Để học sinh hiểu thì giáo viên phải nhớ nguyên tắc:

Tôi nghe – Tôi sẽ quên
Tôi nhìn – Tôi sẽ nhớ
Tôi làm – Tôi mới hiểu.
Giáo viên phải tạo cho học sinh trải nghiệm với những kiến thức được học một cách ấn
tượng, nó sẽ lắng đọng lại trong đầu học viên.
3. Về kỹ năng, kinh nghiệm
Đa số sinh viên ra trường không có kinh nghiệm, trong khi kinh nghiệm là mối quan tâm
hàng đầu đối với nhà tuyển dụng, để giải quyết mâu thuẫn này thì nhà trường phải chú trọng công
tác rèn luyện kỹ năng bằng hình thức cho sinh viên tự trải nghiệm thông qua:
- Công tác thực hành trong giờ học, môn học
- Thực tập tại các đơn vị kinh doanh đúng với nghề
- Làm bán thời gian ngoài giờ học để có thêm kinh nghiệm, thậm chí các sinh viên có thể
làm nhiều công việc bán thời gian mặc dù nó không liên quan đến nghề mình được đào tạo nhưng
nó sẽ cho các bạn được va chạm, được trưởng thành một cách tự tin.
- Kỹ năng mềm: giao tiếp, tiếng Anh, vi tính, kỹ năng làm việc độc lập và làm việc nhóm…
đó là những kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc, dù bạn làm bất cứ ngành nghề gì.
Đặc biệt chúng tôi lưu ý đến kỹ năng giao tiếp, đối với doanh nghiệp hay bất kỳ đơn vị
tuyển dụng nào, yêu cầu đầu tiên của việc giao tiếp là việc chào hỏi: với nhà tuyển dụng, đồng
nghiệp, cấp trên, cấp dưới….; nói với người lớn phải dạ, thưa; phải biết cảm ơn, xin lỗi và luôn
luôn giữ cho mình một trạng thái vui vẻ là yêu cầu cơ bản trước khi nói đến kỹ năng truyền đạt
thông tin, thuyết phục người khác.
Khi bạn không có kinh nghiệm theo yêu cầu nhà tuyển dụng bạn hãy chứng minh cho họ
thấy bạn đủ trải nghiệm để họ thấy rằng bạn có đủ va chạm với cuộc sống và kiến thức khoa học
để nắm bắt nhanh công việc mới.
Tôi nhận được rất nhiều lời than vãn từ sinh viên: ở Phú Yên không có nhiều cơ hội “vừa
học vừa làm” nhưng điều đó chưa hoàn toàn chính xác, ngay tại TP Tuy Hòa có rất nhiều đơn vị
tuyển bán thời gian với các công việc: phục vụ, gia sư, giúp việc nhà, công nhân thời vụ, thông
dịch, nhập liệu, phục vụ lễ hội, hội chợ, cộng tác viên hướng dẫn du lịch, cộng tác viên các tờ
Báo, bán hàng đa cấp, bán bảo hiểm…. Đó là cơ hội tuyệt vời cho bạn.
Và ngay cả khi bạn không có việc làm thay vì bạn than vãn thì hãy tham gia một khóa tiếng

Anh, nâng cao kỹ năng vi tính, tham gia chiến dịch mùa hè xanh, phong trào Đoàn-Hội,…. Khi
bạn còn là sinh viên, thứ mà bạn có nhiều nhất là thời gian và thứ mà bạn không có là kinh
nghiệm vậy bạn hãy đổi thời gian để lấy kinh nghiệm, có thể bạn sẽ có được thêm một món tiền.
4. Rèn luyện tính cách
Đối với một nhà tuyển dụng tính cách của ứng viên rất quan trọng, nó quyết định bạn có
thích nghi được với văn hóa công ty hay không, đảm nhận được công việc được giao hay không
vì mỗi công ty một văn hóa khác nhau, mỗi công việc đòi hỏi có những tính cách khác nhau.
Doanh nghiệp mong muốn Sinh viên không chỉ hiểu về nghề mà còn hiểu về con người phù hợp
với nghề đó. Tôi lấy ví dụ: Tôi không thể chấp nhận một nhân viên kế toán không có tính cách
cẩn thận, ngăn nắp và rõ ràng với những con số.
Ngoài những tính cách yêu cầu riêng cho mỗi ngành nghề, doanh nghiệp có những yêu cầu
chung về tính cách đối với một nhân sự khi làm việc với họ, một số tính cách tiêu biểu sau:
- Trung thực: bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm từ người quản lý của bạn.
- Trung thành: khi bạn đã tìm hiểu rõ về một công ty và bạn quyết định ký hợp đồng lao
động thì bạn hãy thể hiện sự trung thành với nó, đừng nên có tư tưởng “Đứng núi này trông núi
nọ”
13


- Chịu khó: ông bà ta nói “Vạn sự khởi đầu nan” nếu bạn không có tính chịu khó thì “Gian
nan bắt đầu nản” như vậy bạn sẽ không hoàn tất mốc khởi đầu thì đừng nghĩ đến về đích trên con
đường sự nghiệp của bạn.
- Uy tín, tự chịu trách nhiệm: bạn phải biết tự chịu trách nhiệm về những gì mình làm và
giữ đúng những gì mình hứa mặc dù điều đó không làm bạn dễ chịu tý nào.
- Tôn trọng kỷ luật: tác phong công nghiệp, đúng giờ và tuân thủ nội quy mong muốn lớn
nhất của doanh nghiệp.
Bạn đừng nghĩ “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”, tính cách con người có thể rèn luyện được
và hoàn toàn có thể thay đổi.
Tôi đưa thêm ví dụ: Bạn là thủ quỹ, bạn giữ tiền nhưng nếu bạn không cẩn thận để tiền vào
két, khóa niêm phong trước khi về dẫn đến mất 05 triệu và bạn phải đền nó! Lần sau tôi dám

chắc là bạn không bao giờ quên cất tiền vào két và niêm phong trước khi về.
Đối với nhà trường tôi nghĩ rằng giáo viên nên nói về yêu cầu con người đối với nghề một
cách rõ ràng và cho họ thấy nếu tính cách không phù hợp với nghề thì sẽ gây ra hậu quả gì? Như
vậy sinh viên sẽ có ý thức rèn luyện bản thân đáp ứng yêu cầu của nghề.
Một số doanh nghiệp họ còn có quan điểm rằng: chúng tôi thà nhận 1 nhân sự yếu chuyên
môn vì chúng tôi có đủ tự tin để đào tạo cho một nhân sự phát triển kiến thức và kỹ năng nghề
(đào tạo về chuyên môn) nhưng chúng tôi không thể chấp nhận một nhân sự có tính cách không
phù hợp với nghề.
Dưới góc độ Doanh nghiệp, chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của nhà trường đã cố gắng để các
em được thuần thục nghề, và chúng ta không phủ nhận chất lượng đào đạo hiện nay được các
Trường đào tạo rất chú trọng. Tuy nhiên đa số sinh viên mới ra trường vẫn còn yếu kỹ năng thực
hành, doanh nghiệp phải đào tạo lại, vì vậy để tránh lãng phí nhà trường nên tăng cường công tác
đào tạo gắng với doanh nghiệp. Theo tôi, hàng năm Nhà trường nên chủ động làm việc với các
doanh nghiệp có sử dụng lao động do nhà trường đào tạo với các nội dung: doanh nghiệp tạo điều
kiện thực tập, ưu tiên khi tuyển nhân sự bán thời gian, ưu tiên tuyển sinh viên ra trường, góp ý về
nội dung giảng dạy, tham quan cơ sở kinh doanh, thực hành với thiết bị mới của doanh nghiệp,
mời đánh giá tay nghề khi tốt nghiệp ra trường… nhà trường cam kết về việc quản lý lý lịch sinh
viên tránh các trường hợp lấy cắp tài sản, các tệ nạn… nội dung làm việc này được ghi nhận bằng
bảng ghi nhớ để hai bên thực hiện. Các doanh nghiệp họ cũng sẽ rất sẵn lòng vì: nói cho cùng họ
không mất gì, họ có cơ hội tuyển nhân sự ít tốn kinh phí và có nhiều cơ hội để lựa chọn lao động
có tay nghề tốt qua khóa thực tập hoặc các buổi thực hành…. như vậy cả 2 cùng có lợi.
Nếu nhà trường làm được như vậy sẽ nâng cao được chất lượng đầu ra cho sinh viên, nâng
cao được uy tín của nhà trường. Đối với doanh nghiệp sẽ có nhiều hơn có hội tuyển được nhân sự
tay nghề cao và tiết kiệm được chi phí.
Hãy cùng nhìn lại thực tế, doanh nghiệp tuyển một nhân viên không chất lượng sẽ lãng phí
rất nhiều chi phí: chi phí tuyển dụng, thử việc, hướng dẫn, đào tạo phát triển, tiền lương, chi phí
bảo hiểm, dụng cụ - bảo hộ lao động, máy móc thiết bị cần cho công việc, điện, nước, vị trí làm
việc, tổ chức công đoàn, đồng phục, thăm hỏi (hiếu hỷ, ốm đau), nghỉ phép, quà dịp lễ tết, thưởng,
hỗ trợ xăng xe, điện thoại, nhà ở, tiền ăn giữa ca, chi phí đảm bảo an toàn lao động – vệ sinh lao
động, khám sức khỏe … . Để những chi phí đó không trở thành lãng phí thì chúng ta phải chọn

đúng người. Chất lượng tay nghề đầu ra tốt là món quà lớn nhất mà nhà trường đã trao tặng cho
Doanh nghiệp.

14


ĐÀO TẠO GẮN VỚI NHU CẦU XÃ HỘI
CHUYÊN NGÀNH TIN HỌC ỨNG DỤNG
ThS. Trần Thị Đang Tâm
Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa
Tóm tắt:
Bác Hồ ra đi đã để lại cho chúng ta một sự nghiệp lớn lao là sự nghiệp trồng người. Trong
giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, nguồn lực con
người càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất
nước. Làm sao để đào tạo một nguồn lực vừa hồng vừa chuyên như Bác đã nói?. Trong triết học:
“lý luận phải gắn liền với thực tiễn trong đó lý luận đóng vai trò định hướng, dẫn đường cho các
hoạt động của thực tiễn và thực tiễn là nơi kiểm nghiệm, đánh giá lý luận nói riêng, nhận thức
nói chung đúng hay sai” [1]. Vì vậy đòi hỏi Giáo dục và đào tạo ngày càng có vai trò và nhiệm
vụ quan trọng trong việc đề ra các chiến lược xây dựng một thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội hiện nay.
Một câu hỏi đặt ra là thế nào để “Đào tạo gắn với nhu cầu xã hội”, đây là điều trăn trở đòi
hỏi các Trường phải giải quyết, và Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa cũng không ngoại lệ.
1. Đặt vấn đề
Nước ta có nhiều trường đại học, cao đẳng trong nước và ngoài nước nhằm đáp ứng nhu
cầu học tập của học sinh – sinh viên. Vì vậy vấn đề đặt ra là chất lượng của các trường có đáp
ứng được nhu cầu thực thế? Thực trạng chung của nền giáo dục Việt Nam hiện nay là bên cạnh
những thành tựu đã đạt được còn khá nhiều điều bất cập, trong đó tồn tại lớn nhất tập trung vào
chất lượng đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện nay.
Đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn liền với nhà sử dụng lao động có thể được hiểu theo 2
cách: thứ nhất, các trường đại học – cao đẳng phải đào tạo các ngành nghề mà xã hội đang cần,

đào tạo đủ số lượng, và không đào tạo thừa. Thứ hai, có thể hiểu là đào tạo những kỹ năng cần
thiết đáp ứng nhu cầu được mong đợi của các nhà tuyển dụng.
Công nghệ thông tin là ngành đang khát nguồn nhân lực nhưng tỷ lệ sinh viên ngành này lại
thất nghiệp khá nhiều. Lý giải tình trạng này, ông Trần Anh Tuấn [2], Phó giám đốc Trung tâm
dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM, cho biết: "Khoảng cách giữa
đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng so với thực tế nhu cầu sử dụng nhân lực ngành công
nghệ thông tin tại doanh nghiệp là quá xa”. Ông Tuấn dẫn chứng rằng theo đánh giá của các nhà
tuyển dụng, nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp phần mềm hiện nay còn rất thiếu kinh
nghiệm và yếu về kiến thức chuyên môn. Số sinh viên ra trường làm việc được ngay chỉ chiếm
khoảng 30%, còn lại phải đào tạo bổ sung. Thống kê của Viện Chiến lược công nghệ thông tin
cho thấy 72% sinh viên ngành này không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc
nhóm, 100% không biết lĩnh vực hành nghề. Chỉ khoảng 15% sinh viên mới tốt nghiệp đáp ứng
yêu cầu doanh nghiệp. Hơn 80% lập trình viên phải đào tạo lại.
2. Khung chương trình đào tạo của chuyên ngành tin học ứng dụng
Ngành Công nghệ thông tin của Trường CĐCN Tuy Hòa đào tạo hệ cao đẳng với 2 chuyên
ngành: Tin học ứng dụng, mạng máy tính và truyền thông. Chuyên ngành tin học ứng dụng phải
tích lũy đủ 100 tín chỉ (kể cả GDTC, GDQP: 5 tín chỉ), trong đó:
A. Khối kiến thức giáo dục đại cương: 36 tín chỉ, chiếm 36%
A.1. Khối kiến thức giáo dục chung (Lý luận chính trị, Ngoại ngữ, Giáo dục Thể chất, Giáo dục
Quốc phòng, v.v... ): 23 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 23 %
A.2. Khối kiến thức Toán, KHTN: 13 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 13 %
B. Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 56 tín chỉ, chiếm 56 %
B.1. Khối kiến thức cơ sở của khối ngành, nhóm ngành: 15 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 15 %
15


B.2. Khối kiến thức ngành, chuyên ngành: 30 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 30 %
B.3. Khối kiến thức bổ trợ, thực tập nghề nghiệp: 6 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 6 %
C. Khối kiến thức tự chọn: 8 tín chỉ, chiếm 8%
C.1. Khối kiến thức đại cương tự chọn: 2 tín chỉ, chiểm tỷ lệ 2 %

C.2. Khối kiến thức chuyên nghiệp tự chọn: 6 tín chỉ, chiếm tỷ lệ 6 %
Từ khung chương trình cho thấy khối kiến thức chuyên ngành được đào tạo tại Trường ta là
khá ít.
3. Những mặt tồn tại và hạn chế
- Đối với Sinh viên:
+ Ngoài một số sinh viên đã định hướng nghề nghiệp cho mình thì vẫn còn một số sinh viên
chưa định hướng được nghề nghiệp hoặc chưa có ý thức học tập cao nên dẫn đến chán nản, bỏ
tiết, bỏ học nửa chừng.
+ Trình độ tiếng Anh của sinh viên còn khá thấp, trong khi đó đối với chuyên ngành Công
nghệ thông tin thì đa số sử dụng các phần mềm và môi trường lập trình viết bằng tiếng Anh. Điều
này gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả tiếp thu kiến thức.
+ Sinh viên vẫn còn thờ ơ với việc tự học tập và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.
+ Thiếu khả năng nhạy bén và làm việc theo nhóm.
- Đối với giáo viên:
Giáo viên thường dành nhiều thời gian cho việc giảng dạy tại trường, nghiên cứu và các
công việc khác nên thiếu kỹ năng thực tế là một điều không thể tránh khỏi.
4. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo gắn với nhu cầu xã hội
Chương trình cao đẳng có thời gian đào tạo là 3 năm, bên cạnh khối kiến thức chuyên
ngành thì còn phải đào tạo kiến thức giáo dục đại cương. Do đó trong thời lượng cho phép thì các
môn học chuyên ngành chỉ đào tạo những kiến thức nền tảng và mang tính định hướng cho Sinh
viên nghiên cứu và mở rộng. Vì vậy việc học ở Nhà trường chỉ là giai đoạn đầu của quá trình học
tập suốt đời trong một xã hội hiện đại. Để phát triển nghề nghiệp thì người học phải có ý thức tự
học để mở rộng kiến thức nghề nghiệp, nâng cao năng lực, tư duy khoa học, độc lập, lao động
sáng tạo, phát huy sáng kiến, áp dụng công nghệ mới để không ngừng phát triển kỹ năng nghề
nghiệp.
Một thuận lợi của ngành công nghệ thông tin là tài liệu tham khảo, tài liệu hướng dẫn, tài
liệu chia sẻ kinh nghiệm đa dạng và phong phú trên internet. Ngoài tài liệu tiếng Việt thì có khá
nhiều tài liệu tiếng Anh.
Để đào tạo gắn liền với xã hội thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải tham gia hỗ trợ huấn luyện
về chuyên môn và kỹ năng nghề cho sinh viên. Qua đó doanh nghiệp phát hiện được những nhân

lực mà mình cần để tuyển dụng.
Dựa trên những nhận định trên, tôi xin có những đề xuất nhằm góp phần vào thực hiện mục
tiêu, chiến lược đào tạo theo nhu cầu xã hội của Khoa CNTT trong thời gian tới.
- Đối với giảng viên/giáo viên:
+ Cập nhật những kiến thức mới, chuyên sâu để đào tạo và định hướng cho sinh viên.
+ Cập nhật công nghệ mới đưa vào giảng dạy.
+ Với vai trò là người điều hành, do đó đòi hỏi giáo viên phải vận dụng hợp lý, hài hòa các
phương pháp giảng dạy và các mô hình giảng dạy cho phù hợp với thực tiễn của đất nước.
+ Mỗi môn học chuyên ngành phải có bài tập lớn để sinh viên nghiên cứu, mở rộng kiến
thức chuyên môn.
- Đối với sinh viên: Với sự phát triển ngày càng nhanh chóng của công nghệ thông tin, ngoài thời
gian học tập trên lớp, các sinh viên phải:
+ Chủ động tự học ở nhà.
16


+ Tham gia nghiên cứu khoa học.
+ Tự rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp, thực tập trong thực tế.
+ Phải có kế hoạch học tập theo nhóm để bổ sung những nội dung còn thiếu của bản thân.
Đặc biệt, đối với các sinh viên của Khoa CNTT cần phát triển các kỹ năng, chuyên môn mà
các doanh nghiệp CNTT cần như sau:
Cần lưu ý, trong số các kỹ năng trên thì kỹ năng ngoại ngữ, đối với các sinh viên Trường ta
nói chung và các sinh viên Khoa CNTT nói chung là rất thiếu. Đây là một kỹ năng rất khó khăn
và mất nhiều thời gian mới hoàn thiện được. Do đó, sinh viên phải có kế hoạch học tập, nghiên
cứu lâu dài và nghiêm túc.

- Đối với Nhà trường:
Theo tôi, giải pháp quan trọng nhất là liên kết với doanh nghiệp để đào tạo. Chẳng hạn như:
+ Phải có kế hoạch hợp tác với các doanh nghiệp để nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp mà
đào tạo cho phù hợp.

+ Thường xuyên tạo diễn đàn trao đổi giữa doanh nghiệp và sinh viên để sinh viên có thể
nắm bắt nhu cầu xã hội, từ đó sinh viên có kế hoạch học tập và nghiên cứu để trau dồi kiến thức.
+ Nhà trường hỗ trợ các Khoa kinh phí liên hệ các Doanh nghiệp/cơ sở sản xuất cho SV đến
thực tập.
- Đối với Khoa:
+ Phải hợp tác với các doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo. Khoa khi
xây dựng chương trình đào tạo gửi đến các doanh nghiệp đóng góp ý kiến. Doanh nghiệp căn cứ
vào nhu cầu thực tiễn của mình xây dựng lên một danh mục các kỹ năng, kiến thức cần đào tạo
gửi Khoa để xây dựng chương trình.
+ Liên hệ và kết hợp với các sinh viên khóa cũ đã ra trường để sinh viên khóa mới thực tập
và học tập kinh nghiệm thực tiễn.
4. Kết luận.
Từ thực tế trên cho thấy để nâng cao chất lượng đào tạo, đặc biệt là đào tạo phải gắn liền
với xã hội mang tính cấp thiết và cần tiến hành một cách đồng bộ. Ngoài việc Khoa, Nhà trường
đóng vai trò trung tâm thì đòi hỏi phải có sự hợp tác của các doanh nghiệp thì mới có thể thực
hiện được. Bên cạnh đó bản thân người học phải định hướng nghề nghiệp; có kế hoạch học tập,
rèn luyện nghiêm túc từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
17


Tài liệu tham khảo
1. TS Vũ Tình, Bài giảng triết học sau đại học, Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn.
2. />3. />
VAI TRÒ CỦA NGƯỜI THẦY TRONG VIỆC
TRUYỀN THỤ TRI THỨC VÀ PHONG TRÀO DỰ GIỜ
KS. Nguyễn Văn Khánh
Khoa Cơ Khí – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa
Nhà giáo là một chủ thể có vai trò quan trọng hàng đầu trong quan hệ giữa người dạy và
người học - mối quan hệ trọng tâm của giáo dục. Mục đích của nền giáo dục nước ta là đào tạo
con người Việt Nam phát triển toàn diện: có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp,

trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng
lực công dân. Nhà giáo là người tác động trực tiếp đến quá trình này.
Xuất phát từ truyền thống “Tôn sư trọng đạo” tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta, nhà giáo có
một vị trí, vai trò vô cùng quan trọng trong xã hội. Vì thế, trong bài viết này, tôi muốn đề cập đến
một nhân tố có ý nghĩa quyết định trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và sự nghiệp trồng
người là vai trò của người thầy trong việc truyền thụ kiến thức.
Người thầy giáo đứng lớp trước hết phải tận tụy với nghề, có tâm với người học. Trong
mối tương quan giữa chất lượng và các điều kiện bảo đảm thì vai trò của người thầy là quan trọng
nhất, quyết định nhất. Nói một cách dễ hiểu là có chương trình, giáo trình, giáo viên giỏi, thiết bị
đầy đủ, thời lượng học tập hợp lý, nhưng người giáo viên năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo
đức còn hạn chế thì không thể dạy tốt và sẽ không có chất lượng tốt. Do đó, giải pháp hàng đầu
có tính chất đột phá là phải có đội ngũ giáo viên có chất lượng và có tâm với nghề.
Mỗi thầy, cô giáo cần thấy được trách nhiệm vô cùng to lớn - “Trách nhiệm trồng người”
của mình mà xã hội đã giao phó. Mỗi giáo viên phải thật sự tâm huyết với nghề, cần đặt chữ
“Tâm” lên hàng đầu, phải có trách nhiệm, nhiệt thành với công việc, sống và làm việc nghiêm túc,
phải thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, xem trường học là nhà, đồng thời, phải
không ngừng học tập để nâng cao trình độ, tiến kịp với sự phát triển, đổi mới của giáo dục. Đó
chính là con đường tối ưu để nâng cao uy tín, danh dự của bản thân, đồng thời góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Muốn đạt được hiệu quả giáo dục tốt nhất mỗi thầy cô giáo phải biết lựa chọn những
phương pháp dạy học và giáo dục thực sự linh hoạt, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện
thực tế hiện nay của mỗi trường. Mỗi giáo viên phải đặt mình vào vị trí là người chèo thuyền mà
học sinh là khách trên thuyền. Và những “Người chèo thuyền” chân chính phải luôn có chung nỗi
trăn trở là làm sao để thuyền vượt qua được sóng to, gió lớn và cập bến thành công.
Những hoạt động nghiên cứu, tu tâm dưỡng tính của người thầy được phản ảnh qua mối
quan hệ giữa thầy và trò, của cá nhân với đồng nghiệp. Một trong những hoạt động thể hiện sự
tương tác đó là hoạt động dự giờ.
Dự giờ là hoạt động cần thiết, quan trọng trong quá trình kiểm tra, đánh giá, giúp giáo
viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, giúp cán bộ quản lý nắm bắt tình hình thực tiễn của hoạt động
dạy - học. Vì vậy, hoạt động dự giờ không chỉ là thước đo cho sự nghiên cứu chuẩn bị bài giảng

và dạy học của người giáo viên, mà còn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho nhà trường.
18


Thông qua hoạt động dự giờ chúng ta thấy rõ được sự chuẩn bị bài, phong thái giảng dạy
của mỗi giáo viên. Dự giờ sẽ giúp cho giáo viên chủ động, tích cực hơn trong bài giảng của mình.
Mỗi khi có tiết dạy được dự giờ, hầu hết mỗi giáo viên đều có tinh thần chuẩn bị kĩ hơn về giáo
án, bài giảng, trang phục, tác phong, trao đổi với đồng nghiệp về chuyên môn, lựa chọn phương
pháp dạy học thật phù hợp, dễ hiểu, để lôi cuốn được học sinh vào tiết giảng của mình, nhằm tạo
ra ấn tượng tốt với học sinh và những đồng nghiệp tham gia dự giờ.
Những người tham gia dự giờ, nhất là các giáo viên trẻ, sẽ có cơ hội được học tập, rút
kinh nghiệm từ tiết dạy của đồng nghiệp, qua đó có thể nảy sinh những ý tưởng sáng tạo trong
dạy học và xử lý các tình huống sư phạm.
Dự giờ là hoạt động trong trường học có từ lâu nhằm tạo cho người dạy cơ hội thử
nghiệm ý tưởng mới, cách dạy mới... Không có một giáo án nào được coi là “hay nhất” cho mọi
giáo viên. Người dạy được quyền sáng tạo cách lên lớp truyền đạt kiến thức của riêng mình, sao
cho người học thấy giờ học có hiệu quả và thú vị. Những giáo án cứng nhắc không khéo lại là
những sợi dây trói buộc kìm hãm tính sáng tạo và làm nghèo nàn phong cách lên lớp của người
dạy. Giáo án có thể là chiếc gậy cho người mới tập đi, nhưng khi đã biết đi mà cứ khư khư cầm
cái gậy thì không thể đi bình thường được.
Không có cách lên lớp nào là duy nhất tốt hay tốt nhất cho mọi giáo viên và mọi đối
tượng học sinh.
Tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa, dự giờ là hoạt động phong trào được duy trì
thường xuyên tương đối tốt. Theo từng học kỳ của năm học, các tổ chuyên môn thường xuyên
triển khai dự giờ đồng nghiệp theo tiến độ. Hầu hết các giáo viên đều được dự giờ và tham gia dự
giờ để góp ý tiết giảng, trao đổi kinh nghiệm cả về chuyên môn và phương pháp sư phạm. Tuy
nhiên, những hoạt động này chỉ mới dừng lại ở chỗ góp ý chứ chưa có biện pháp nào nhằm chỉnh
đốn các giáo viên xem nhẹ việc giảng dạy, thiếu chuẩn bị cùng chung sức nâng chất lượng đào
tạo của nhà tường.
Giải pháp

- Cân đối về cơ cấu giáo viên cho các môn học, nhất là các chuyên ngành, thực hành môn.
Từng bước khắc phục tình trạng giáo viên không đúng chuyên môn dạy kiêm nhiệm.
- Tăng số lần dự giờ giáo viên có tiết giảng mà tập thể giáo viên tham gia dự giờ đánh giá
yếu.
- Sau đợt dự giờ, tổ chuyên môn tổ chức họp rút kinh nghiệm và làm sáng tỏ sai sót về
chuyên môn (nếu có).
- Tổ trưởng chuyên môn phải giúp giáo viên trong tổ thấy rằng công tác dự giờ của tổ
chuyên môn không chỉ mang tính kiểm tra đánh giá mà quan trọng hơn nữa là sự tư vấn, trao đổi
giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; người có kinh nghiệm giảng dạy phải tư vấn giúp đỡ cho người
chưa có kinh nghiệm giảng dạy, giáo viên trẻ phải học hỏi giáo viên giỏi, giáo viên có nhiều kinh
nghiệm trong giảng dạy; đồng thời, giáo viên giỏi, giáo viên có nhiều kinh nghiệm cũng có dịp
học hỏi giáo viên trẻ ở những sáng tạo mang tính đột phá và hiệu quả trong giờ dạy.
- Tổ trưởng chuyên môn giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện để giáo viên trong tổ chuyên môn
có thể thực hiện được tiết dạy thành công qua việc tư vấn của mình đối với giáo viên trước và sau
tiết dạy. Tư vấn là nêu được những nhận xét, gợi ý giúp cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ ngày
mỗi tốt hơn, thực hiện giờ dạy trên lớp ngày càng có hiệu quả hơn. Các ý kiến tư vấn của tổ
trưởng chuyên môn và người dự phải rõ ràng, cụ thể, khả thi, phù hợp với lớp học, với đối tượng
học sinh, với bài dạy cụ thể giúp cho giáo viên có thể tiếp thu, tham khảo, nghiên cứu, qua đó,
nâng cao được chất lượng giờ dạy trên lớp, nâng cao tay nghề của người thầy.
- Phân công đội ngũ giáo viên nòng cốt (giáo viên có nhiều kinh nghiệm, giáo viên dạy
giỏi) đi dự giờ giáo viên (giáo viên trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm) trong tổ chuyên môn một
19


cách thường xuyên và đều đặn hơn. Việc phân công này phải được ghi rõ trong kế hoạch hoạt
động chuyên môn của tổ. Qua giờ được dự, giáo viên nòng cốt đưa ra những thông tin ghi nhận
được trong quá trình dự giờ, đánh giá nhận xét khách quan về hiệu quả giờ dạy, tư vấn và giúp đỡ
giáo viên trẻ, giáo viên ít kinh nghiệm xây dựng giờ dạy ngày càng hay hơn, hấp dẫn, lôi cuốn
hơn, đạt được mục tiêu bài dạy.
- Khi dự giờ lưu ý đến những hạn chế của lần dự trước xem đã được khắc phục chưa ở lần

dạy này (nguyên nhân, biện pháp); ghi nhận những tiến bộ khác (để động viên). So sánh trình độ
tay nghề lần này với lần dự giờ trước (có tiến bộ hơn không).

MỐI QUAN HỆ GIỮA VIỆC THAM GIA PHONG TRÀO
ĐOÀN THANH NIÊN – HỘI SINH VIÊN VÀ VIỆC RÈN LUYỆN
KỸ NĂNG MỀM TRONG HỌC SINH – SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CĐCN TUY HÒA
Võ Xuân Hậu
Phó Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Hội Sinh viên trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa
1. Đặt vấn đề
Nhằm đào tạo ra một lực lượng lao động vừa giỏi chuyên môn, vừa tốt kỹ năng mềm để
đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhà tuyển dụng. Trong những năm qua, Nhà trường đã đưa
học phần kỹ năng giao tiếp vào giảng dạy ở tất cả các ngành đào tạo, mở các khóa đào tạo kỹ
năng mềm cho Học sinh, Sinh viên của trường. Đồng thời, Đảng ủy, Ban Giám hiệu đã quan tâm
chỉ đạo cho Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên trường tổ chức nhiều hoạt động, khuyến khích Học
sinh, Sinh viên tham gia. Thông qua đó Học sinh, Sinh viên có môi trường để rèn luyện các kỹ
năng mềm đã học và hoàn thiện dần bản thân. Tuy nhiên, nhiều Học sinh, Sinh viên vẫn chưa ý
thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện kỹ năng mềm cũng như chưa biết cách trau dồi kỹ
năng mềm cho bản thân trong thời gian học tại trường.
Bài viết này sẽ tập trung làm rõ mối quan hệ giữa việc tham gia phong trào Đoàn Thanh
niên – Hội Sinh viên và việc rèn luyện kỹ năng mềm trong Học sinh, Sinh viên.
2. Thực trạng Học sinh – Sinh viên tham gia vào các hoạt động của Đoàn Thanh niên – Hội
Sinh viên tại trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa
Trong những năm qua, Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên trường luôn nhận được sự quan
tâm, chỉ đạo sâu sát của Đảng ủy, Ban Giám hiệu, sự hỗ trợ và tạo điều kiện của các khoa, phòng,
ban, các đơn vị trong trường, cùng với sự nhiệt tình giúp đỡ của quý Thầy, Cô giáo, các thế hệ
cán bộ Đoàn, Hội, các anh chị cựu Học sinh, Sinh viên; phong trào Đoàn Thanh niên – Hội Sinh
viên trường đã vượt qua bao khó khăn, thách thức và đã đạt được nhiều thành quả đáng tự hào.
Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên trường đã tạo ra nhiều sân chơi bổ ích góp phần giáo
dục đạo đức, lối sống và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh. Các hoạt động “Tìm hiểu học
tập tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh”, “Sinh viên 5 tốt”, “Sinh viên xây dựng môi

trường giáo dục thân thiện, lành mạnh”; tổ chức Hội trại truyền thống, giải bóng đá, bóng chuyền;
công tác tình nguyện, từ thiện đã thu hút đông đảo Học sinh, Sinh viên trường tham gia.
Nhưng trong những năm gần đây, qua khảo sát cho thấy chỉ có 20% - 30% trên tổng số
Học sinh, Sinh viên của trường tham gia các hoạt động phong trào, các câu lạc bộ, đội, nhóm do
Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên trường tổ chức, quản lý.
Hiện nay, Học sinh, Sinh viên chưa tham gia nhiều các phong trào Đoàn – Hội là vì nhiều
lý do như: nhiều kênh giải trí khác hấp dẫn, bận học nhiều thứ,... Đặc biệt phần nhiều Học sinh,
20


Sinh viên chưa nhận thấy lợi ích từ hoạt động Đoàn – Hội đem lại cho bản thân cho nên các em
cảm thấy tham gia phong trào Đoàn – Hội vừa tốn thời gian, vừa mệt.
Các em luôn suy nghĩ muốn có được việc làm tốt thì phải học thật giỏi chuyên môn, học
nhiều thứ khác để bổ trợ - đó là một suy nghĩ đúng. Nhưng trong thời đại hiện nay, nguồn nhân
lực đang có sự cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi của nhà tuyển dụng cao hơn, thì một yếu tố khác cần
quan tâm rèn luyện, trau dồi đó là các kỹ năng mềm.
Như vậy, trong quá trình học tại trường, Học sinh, Sinh viên rèn luyện các kỹ năng mềm
như thế nào? ở đâu? Và việc tham gia phong trào Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên ở trường có
giúp các em rèn luyện được các kỹ năng mềm? Để hiểu và làm sáng tỏ vấn đề này, tôi sẽ đi vào
phân tích mối quan hệ giữa việc tham gia các phong trào Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên và rèn
luyện kỹ năng mền trong học sinh – sinh viên tại trường CĐCN Tuy Hòa.
3. Mối quan hệ giữa việc tham gia các phong trào Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên và rèn
luyện kỹ năng mền trong học sinh – sinh viên tại trường CĐCN Tuy Hòa
Xuất phát từ tình hình thực tiễn, nhu cầu, nguyện vọng của học sinh, sinh viên hiện nay,
ban chấp hành Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên trường luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra các giải
pháp, cách thức đổi mới hoạt động với mục tiêu là tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích, đem lại ý
nghĩa thiết thực, rèn luyện các kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên trường.
Được sự chỉ đạo của Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường trong việc phối hợp phòng Đào
tạo, rèn luyện kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên. Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên trường đã
xây dựng các kế hoạch, chương trình trong đó xác định mục tiêu rèn luyện các kỹ năng cần thiết

cho học sinh, sinh viên. Bởi vì, khi tham gia các khóa học kỹ năng mềm thường được trang bị
phần nhiều cơ sở lý luận, ít có cơ hội thực hành nhiều và thường xuyên do nhiều lý do khách
quan. Như vậy, môi trường Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên sẽ là cơ hội tốt nhất cho các em học
sinh, sinh viên thực hành các kỹ năng mềm được học một cách thường xuyên, liên tục và sát với
thực tiễn.
Để đạt được điều đó, Ban chấp Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên trường khi tổ chức các
chương trình đều đặt học sinh, sinh viên vào vị trí trung tâm hoạt động, tức là học sinh, sinh viên
tự lên kế hoạch chương trình, phân công nhiệm vụ, công tác tổ chức, điều hành chương
trình…Thầy, Cô giáo là cán bộ Đoàn, Hội chỉ đóng vai trò là cố vấn, định hướng, giúp đỡ, hỗ trợ
cho các em.
Thông qua các chương trình văn nghệ, thể dục thể thao, hội thi, hoạt động tình nguyện, từ
thiện, buổi dã ngoại, buổi sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt các câu lạc bộ, đội, nhóm… Giúp cho
các em rèn luyện các kỹ năng như: thuyết trình, giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian,
truyền đạt thông tin, xử lý xung đột… Ví dụ: khi tổ chức thi nấu ăn, thi cắm hoa, thiết kế thiệp,
làm báo tường thì yêu cầu các em trong Chi đoàn phải họp triển khai (kỹ năng truyền đạt thông
tin), phải có người điều hành buổi họp đó (kỹ năng lãnh đạo), phân công nhiệm vụ cho từng
nhóm chuẩn bị hoặc làm một việc gì đó (kỹ năng làm việc nhóm), thuyết trình về sản phẩm của
Chi đoàn (kỹ năng thuyết trình), phân bố thời gian thực hiện (kỹ năng quản lý thời gian)…
Trong khi đó nhà tuyển dụng ngày càng đòi hỏi yêu cầu cao hơn về chất lượng học sinh,
sinh viên khi ra trường bao gồm cả chất lượng chuyên môn và những kỹ năng mềm phù hợp với
yêu cầu tuyển dụng. Tùy theo mỗi ngành nghề, lĩnh vực mà nhà tuyển dụng có yêu cầu khác nhau
về những kỹ năng mềm. Ví dụ: Công ty Lữ hành A tuyển vị trí kế toán viên thì ngoài kiến thức
chuyên môn, còn yêu cầu ứng viên cần có thêm kỹ năng giao tiếp để giao dịch với khách hàng,
nhiều khi do tính chất công việc cần đi sales tour thì cần thêm kỹ năng thương lượng, kỹ năng
thuyết trình. Cho nên, học sinh, sinh viên cần trang bị cho bản thân những kỹ năng mềm phù hợp
để có thể được nhà tuyển dụng chấp nhận.
4. Kết luận
21



Tóm lại, học sinh, sinh viên khi tham gia các phong trào của Đoàn Thanh niên – Hội Sinh
viên sẽ được rèn luyện các kỹ năng mền một cách thường xuyên, thực tiễn và học sinh, sinh viên
muốn được rèn luyện kỹ năng mềm thì cách tốt nhất, dễ dàng nhất, thuận tiện nhất đó là tham gia
tích cực vào các hoạt động của Đoàn Thanh niên – Hội Sinh viên.

22


MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
DU LỊCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘI
CN. Thiều Thị Thúy
Tổ Du lịch – Trường Cao đẳng Công nghiệp Tuy Hòa
LỜI MỞ ĐẦU
Du lịch là một ngành dịch vụ, yếu tố con người tạo nên một phần sản phẩm vì vậy yêu
cầu về lực lượng lao động trực tiếp là khá lớn. Theo các nhà nghiên cứu, để phục vụ một du
khách trong suốt quá trình họ du lịch tại một điểm đến thì cần đến 3 nhân viên lao động của
ngành. Tại Việt Nam, Tổng cục Du lịch thống kê, mỗi năm toàn ngành cần thêm gần 40.000 lao
động nhưng lượng sinh viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người, trong đó chỉ hơn
12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Qua đó cho thấy, Việt Nam đang rất thiếu hụt nguồn
nhân lực về du lịch.
Trong khi đó, sản phẩm du lịch lại khó đánh giá, chỉ có thể đánh giá chính xác qua cảm
nhận và mức độ thỏa mãn của du khách. Do vậy, chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng
được nhu cầu của du khách, làm cho khách hài lòng là yếu tố đáng quan tâm nhất của các doanh
nghiệp du lịch. Hiện nay, nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại về nguồn nhân lực ngành du lịch ở thời
điểm hiện tại của Việt Nam, không chỉ thiếu về số lượng mà còn cả chất lượng đào tạo, đặc biệt
về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng xử lý tình huống và kiến thức về văn hóa, lịch sử, địa lý, v.v..
Như vậy, đào tạo nguồn nhân lực đủ số lượng theo nhu cầu thực tế là hết sức cần thiết
trong hiện tại. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực mới là điều mà các doanh nghiệp quan tâm
hơn hết, làm sao để có đội ngũ lao động đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng, đó là câu hỏi
đặt ra cho các cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành du lịch.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH ĐÁP ỨNG NHU CẦU
XÃ HỘI
* Về đội ngũ giảng viên giảng dạy
Cần tăng cường hơn nữa năng lực của bộ máy giảng viên bằng cách:
Có ý thức cao trong việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu
cầu giảng dạy hiện tại và trong tương lai. Chủ động tìm kiếm các cơ hội tham gia vào các khóa
đào tạo kỹ năng nghề của dự án EU. Không ngừng học hỏi để tiếp cận với những kiến thức mới
mẻ để trau dồi cho bản thân. Trên cơ sở những kiến thức, kỹ năng đạt được chia sẻ với đồng
nghiệp, thường xuyên trao đổi chuyên môn lẫn nhau để cùng nhau tiến bộ, tạo nên một tập thể
vững mạnh đồng bộ.
Tham gia vào các chương trình du lịch cộng đồng, tiếp cận với môi trường hoạt động của
các doanh nghiệp du lịch để học tập những kiến thức thực tế cũng như nắm bắt được các yêu cầu,
tiêu chuẩn nghề nghiệp đang ngày càng thay đổi, giúp cho các bài giảng trên lớp không mang
nặng tính lý thuyết, nhàm chán và thiếu cơ sở thực tế.
Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên, giáo viên để tìm kiếm
cũng như phát hiện những kiến thức, những lý luận mới mẻ nhằm phục vụ công tác phát triển
nghề nghiệp và giảng dạy lâu dài.
Tâm huyết với nghề nghiệp, đồng thời truyền cảm hứng cho học sinh- sinh viên (HS-SV)
của mình giúp các em thêm yêu nghề hơn; từ đó các em tích cực hơn trong học tập, hưng phấn
hơn với các buổi học và chủ động trau dồi các kiến thức, kỹ năng cho mình.
* Về chương trình đào tạo

23


Chương trình đào tạo phải gắn với yêu cầu thực tế của ngành, đào tạo theo hướng tiếp cận
năng lực nhằm đạt các kết quả thiết thực hơn trong việc nâng cao chất lượng làm việc của HS-SV
ra trường, đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng.
Thường xuyên rà soát chương trình, rà soát từng đề cương môn học để điều chỉnh cho phù
hợp, từng bước chuẩn hóa chương trình đào tạo, sát với mục tiêu ngành học cũng như đòi hỏi của

ngành.
Giáo trình, bài giảng cần liên tục cập nhật những kiến thức mới, đầu tư có trọng tâm, loại
bỏ những nội dung không cần thiết.
Ngoại ngữ và những kỹ năng mềm khác là một yêu cầu hết sức cần thiết đối với nhân lực
ngành du lịch. Do vậy, cần chú ý bồi dưỡng những kiến thức này để sau khi ra trường HS- SV
làm việc hiệu quả nhất, làm hài lòng các doanh nghiệp.
* Về cơ sở vật chất kỹ thuật dạy nghề
Nhà trường cần đảm bảo về cơ sở vật chất kỹ thuật, các phương tiện kỹ thuật phục vụ
công tác giảng dạy và học tập của ngành. Các phòng thực hành nghề của các môn học thực hành
như: lễ tân, buồng phòng, bàn, bar cần được chuẩn hóa dần dần để tạo điều kiện học tập, rèn
luyện tốt nhất cho HSSV…
* Về hợp tác trong đào tạo giữa Nhà trường với doanh nghiệp
Cần có sự giao lưu, hợp tác giữa nhà trường với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn
nhằm nắm bắt nhu cầu và định hướng đào tạo, trao đổi về chất lượng làm việc của HSSV sau khi
ra trường, lắng nghe ý kiến về những kết quả đạt được và chưa đạt được trong đào tạo của trường
để làm cơ sở điều chỉnh phù hợp. Đây là yếu tố góp phần quan trọng tạo nên thành công trong
đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Nhà trường phối hợp với doanh nghiệp tổ chức các buổi gặp gỡ, tạo cơ hội cho HS-SV
tiếp xúc với doanh nghiệp, với những nhà tuyển dụng nhằm giúp cho các em định hướng nghề
nghiệp, chủ động trau dồi các kỹ năng để đáp ứng nhu cầu nhân lực mà các doanh nghiệp mong
muốn. Hơn thế nữa, hoạt động giao lưu này còn giúp cho HS-SV càng hiểu rõ hơn về ngành nghề,
thêm yêu mến và gắn bó hơn với ngành học và công việc trong tương lai. Đó là động lực để giúp
các em học tập tốt hơn, tự tin hơn khi đứng trước các cơ hội nghề nghiệp trước ngưỡng cửa ra
trường.
Kêu gọi doanh nghiệp du lịch hỗ trợ Nhà trường trong công tác đào tạo, cụ thể: tạo điều
kiện để HS-SV có cơ hội tiếp cận với môi trường thực tế tại doanh nghiệp, giúp các em chuyển
tiếp từ các bài học lý thuyết sang thực hành kỹ năng; học hỏi được kinh nghiệm từ các tình huống
thực tế, từ đó các em có bản lĩnh hơn trong nghề nghiệp, làm tốt công việc, đạt yêu cầu nhà tuyển
dụng.
KẾT LUẬN

Ngành du lịch là một ngành dịch vụ đòi hỏi lượng lớn lao động trực tiếp trong ngành, hơn
thế nữa chất lượng sản phẩm của ngành du lịch lại được đánh giá qua mức độ phục vụ và cảm
nhận của người sử dụng. Do đó, nhân lực du lịch được xác định là thành phần cốt yếu tạo nên giá
trị của sản phẩm du lịch. Chính vì vậy, nguồn nhân lực du lịch cần phải được đào tạo bài bản, phù
hợp với yêu cầu thực tế công việc.
Để đào tạo nguồn nhân lực du lịch “đáp ứng nhu cầu xã hội” trước hết Nhà trường và
những cá nhân tham gia công tác giảng dạy phải đảm bảo được vai trò của mình. Nhà trường cần
tạo môi trường học tập tốt nhất cho HS- SV, đội ngũ giảng dạy phải đủ khả năng giảng dạy để tạo
nền tảng kiến thức vững chắc cho các em, giúp các em có đủ tự tin trong công việc.
Các doanh nghiệp du lịch là đối tác quan trọng góp phần đào tạo một đội ngũ lao động du
lịch có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu thực tế của ngành. Vì vậy, Nhà trường cần tích cực
24


thắt chặt mối quan hệ hợp tác với các đơn vị du lịch trên địa bàn để nâng cao thành công trong
việc đào tạo.
Tài liệu tham khảo
1. Trần Đình Sơn, Lâm Đồng đào tạo nhân lực du lịch theo nhu cầu xã hội, Tạp chí Du lịch
Việt Nam, trang 34-35, số 11, năm 2013.
2. Nguyễn Thị Hồng Tâm, Thắt chặt hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp, Tạp chí Du
lịch Việt Nam, trang 29-30, số 6, năm 2013.
3. Hoàng Văn Thái, Đào tạo du lịch theo hướng tiếp cận năng lực, Tạp chí Du lịch Việt Nam,
trang 17-18, số 9, năm 2013.
4. Bài báo: Hội thảo khoa học “Đào tạo nhân lực du lịch: những vấn đề đặt ra”,
/>
MỐI NGUY HIỂM TỪ NHỮNG MÁY NÉN KHÍ TRÊN ĐƯỜNG PHỐ
ThS. Huỳnh Huy Việt
Chi cục Bảo vệ Môi trường Phú Yên
1. Đặt vấn đề:
Máy nén khí được đề cập trong bài viết này là máy nén khí kiểu piston gồm: thiết bị máy nén

khí và bình chứa khí nén có áp suất cao (>0,7 bar), do có bình chịu áp suất cao (từ chuyên môn
gọi là bình chịu áp lực) nên đây là một dạng thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.
Hiện nay, trong đời sống hằng ngày (như phun sơn, cấp hơi cho thiết bị vặn ốc của cơ sở gara…)
máy nén khí kiểu piston được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt là trong công việc bơm hơi (máy nén
khí di động xuất hiện rất phổ biến trên đường phố để phục vụ cho bơm hơi). Máy này có kết cấu
gọn, trọng lượng máy nhỏ, chiếm diện tích lắp đặt không lớn, tiện lợi khi tháo lắp các cụm chi
tiết, tính cơ động cao, dễ sửa chữa, giá máy rẻ phù hợp với nhiều đối tượng, phù hợp cho việc
cung cấp khí nén không được liên tục. Bên cạnh sự tiện dụng và lợi ích đem lại, khi xảy ra tai nạn
(nổ vật lý) do thiết bị này gây ra thường là chết người, thiệt hại về tài sản. Do vậy, bài viết nhằm
đưa ra những cảnh báo nguy hiểm và yêu cầu an toàn lao động trong quá trình sử dụng thiết bị
này.
2. Nội dung
2.1. Tìm hiểu máy nén khí kiểu piston di động:
a. Cấu tạo:
Máy nén khí kiểu piston loại công
suất nhỏ (di động) gồm các bộ phận
chính sau: (1) Đầu nén khí; (2) Động
cơ điện kéo đầu nén khí; (3) Bình chứa
khí; (4) Đồng hồ đo áp, relay áp suất
và van an toàn; (5) Van xả nước bình
chứa (van xả đáy); (6) Van cấp khí

Hình 1: Cấu tạo cơ bản của máy nén khí piston
25


- Đầu nén khí: Gồm piston nén khí, bộ lọc khí vào, ống dẫn khí ra, ngõ châm dầu bôi trơn
và chỗ báo mức dầu trong đầu nén

Hình 2: Các bộ phận của đầu nén khí và cấu tạo bên trong của 1 đầu nén có 3 piston

- Động cơ điện (hoặc động cơ đốt trong) kéo đầu nén khí

Hình 3: Hình ảnh máy nén khí có động cơ nổ và động cơ điện
- Bình chứa khí, van xả nước: Có chức năng lưu trữ khí nén, điều hòa áp suất ở đầu ra làm
cho nguồn khí nén cung cấp được liên tục và ổn định. Trong quá trình sử dụng sẽ có nước ngưng
tụ trong bình chứa, cần xả nước định kỳ. Van xả nước thường được bố trí ở phía dưới bình chứa
khí.

26


Hình 4: Hình ảnh bình chứa khí và van xả nước
- Đồng hồ đo áp, relay áp
suất và van an toàn: Đồng hồ đo
áp suất chỉ báo áp suất trong bình
chứa khí nén, đơn vị thường sử
dụng là kg/cm2, bar, psi, Mpa.
Relay áp suất giúp tự động bật máy
nén và ngắt khi máy nén đã đạt đến
áp suất được cài đặt bởi Relay áp
suất. Cạnh relay áp suất là van an
toàn có chức năng bảo vệ tránh các
trường hợp nổ bình do quá áp.
Hình 5: Đồng hồ đo áp, relay áp suất, van an toàn
b. Nguyên lý hoạt động: Động cơ hoạt động, thông qua bộ phận truyền đai, truyền động cho đầu
máy nén hoạt động để nén khí vào bình chứa khí. Khí nén từ bình chứa được cấp cho nhu cầu sử
dụng thông qua van cấp khí.
2.2. Hiện trạng quản lý và sử dụng từ thực tế:
Một cách hết sức tình cờ, người viết bài này đã chứng kiến tại một điểm bơm vá xe ở thành
phố Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), người bơm xe máy dùng bộ bơm xe bằng máy nén khí, nhưng lại

được sử dụng hết sức mất an toàn:
- Bình không rõ nguồn gốc,
- Van an toàn thì đã bị tháo bỏ và thay vào đó là một nút thép. Khi được hỏi, thì được người
thợ này cho biết: do van hay xả nên anh ta đã tháo bỏ và chặn bằng nút chặn để tiết kiệm khí
thoát.
- Hơn nữa, khi nhìn vào đồng hồ áp suất (thuật ngữ chuyên môn gọi là áp kế) gắn ở thân bình
thì thấy kim áp kế chỉ ở mức lớn nhất là 10 kG/cm², trong khi các bình chứa khí nén loại này chỉ
được cho phép sử dụng ở áp suất tối đa là 7 - 8 kG/cm² (đối với các bình mới). Người bơm xe
này cho biết: trên đồng hồ đo áp suất có ghi số 10 (số chỉ tối đa trên mặt đồng hồ) cho nên nghĩ
rằng được phép sử dụng ở áp suất 10 kG/cm².
- Còn rơ le áp suất thì cũng bị ngắt vì anh ta cho rằng thấy máy cứ tắt, mở thường xuyên gây
"phiền phức” quá nên ngắt đi.
2.3. Hậu quả của tai nạn nổ bình chứa khí từ tai nạn thực tế:
Năng lượng giải phóng sau vụ nổ làm phá hủy công trình, tài sản do sóng xung kích và các
mảnh vỡ văng bắn. Hầu như sau mỗi một vụ nổ đều có người chết, còn tài sản, thiết bị đều bị hư
hại đến phá hủy hoàn toàn. Khi áp suất làm việc và thể tích của thiết bị càng lớn thì mức nguy
hiểm càng tăng cao.
Một vụ nổ bình hơi xảy ra tại một tiệm sửa xe bên đường (thị trấn Tân Túc, huyện Bình
Chánh, TP.HCM) vào ngày 4/6/2013 đã làm một bé trai khoảng 13 tuổi chết tại chỗ (nhiều mảnh
thi thể vương vãi dưới đường). Nắp bình hơi bay xa hàng trăm mét; nhiều mảnh vỡ của bình hơi
văng tung tóe, thậm chí bay qua nóc nhà tiệm sửa xe; hàng rào chắn bên đường cũng bị gãy thành
nhiều khúc... Nhiều người dân cho biết khi tiếng nổ phát ra thì nhiều đồ đạc trong nhà bị rung
chuyển [7].

27


Mảnh bình hơi văng xa cả trăm mét

Hàng rào bên đường bị gãy thành từng khúc


Hình 6: Hình ảnh hiện trường vụ nổ
2.4. Nguyên nhân gây nổ [4]:
a. Thiết kế, chế tạo, sửa chữa:
- Tính toán bề dày kim loại không đúng, làm cho thành bình không chịu nổi tác động của áp
suất làm việc.
- Quá trình gia công chế tạo, sửa chữa không tốt, không đảm bảo độ bền… gây biến dạng làm
giảm độ bền kim loại
b. Vận hành:
- Để áp suất làm việc lớn hơn áp suất cho phép: (1) Bình bị phơi nắng, để gần các nguồn nhiệt
hoặc do bình bị hơ nóng; (2) Không quan tâm bảo dưỡng thiết bị đo lường, bảo vệ an toàn như áp
kế, van an toàn; (3) Sử dụng áp suất vượt quá áp suất cho phép.
- Để cho độ bền kim loại làm bình bị giảm: (1) Nhiệt độ trong bình cao hoặc thấp hơn nhiệt độ
thiết kế; (2) Thành bình bị ăn mòn (không xả nước trong bình thường xuyên) làm cho độ bền
giảm xuống; (3) Độ bền kim loại giảm do bị va đập; (4) Tự ý sửa chữa hay tác động lên bình chịu
áp lực khi còn áp suất.
2.5. Quy định liên quan đến bình chịu áp lực:
- QCVN 01-2008/BLĐTBXH (Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và
bình chịu áp lực) quy định về an toàn lao động trong thiết kế, chế tạo, xuất nhập khẩu, mua bán,
lắp đặt, sửa chữa, sử dụng đối với các nồi hơi, bình chịu áp lực: Máy nén khí có kèm bình chịu áp
lực > 0,7 bar, do vậy đây là thiết bị phải chịu sự quản lý của Quy chuẩn này (ngoại trừ máy nén
khí đi kèm bình chịu áp lực có dung tích không lớn hơn 25 lít, mà tích số giữa dung tích và áp
suất không lớn hơn 200)
- Thông tư số 05/2014/TT-BLĐTBXH ngày 06/3/2014 về Ban hành danh mục máy, thiết bị,
vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động: Máy nén khí có bình chịu áp lực > 0,7 bar, do
vậy đây là thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động (ngoại trừ bình có dung tích không
lớn hơn 25 lít, mà tích số giữa dung tích và áp suất không lớn hơn 200).
- Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn bình chịu áp lực (QTKĐ: 09-2014/BLĐTBXH được
ban hành bởi Thông tư 07/2014/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, thương binh và Xã hội ngày
06/3/2014 về Ban hành 27 quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn đối với máy, thiết bị có yêu cầu

nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội): Thời hạn kiểm định định kỳ bình chịu áp lực tối đa là 03 năm một lần, 02 năm một lần
cho bình đã sử dụng trên 12 năm và 01 năm một lần cho bình đã sử dụng trên 24 năm.
- Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động, thương binh và Xã hội ngày
18/10/2013 về Quy định về công tác huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động:
28


×