Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN GIÁ RAI, TỈNH BẠC LIÊU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (348.7 KB, 11 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG
NGHIỆP Ở HUYỆN GIÁ RAI, TỈNH BẠC LIÊU
SOLUTIONS TO ENHANCE THE EFFECTIVENESS OF THE AGRICULTURAL COOPERATIVES IN GIA RAI DISTRICT, BAC LIEU PROVINCE
ThS. Nguyễn Văn Tuấn
Khoa Nông nghiệp
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2013, số liệu nghiên cứu được thu thập từ 30
thành viên và 30 nông dân không là thành viên của các hợp tác xã nông nghiệp ở huyện Giá Rai. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, HTX có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho người dân trong vùng và
liên kết tìm kiếm thị trường đầu ra sản phẩm cho thành viên, nhưng HTX chưa có vai trò thật rõ ràng trong việc tăng
thu nhập cho thành viên. Nghiên cứu còn đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX
NN ở huyện Giá Rai tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới.
Từ khóa: Hợp tác xã nông nghiệp, vai trò, kinh tế hợp tác
ABSTRACT
This study was conducted from October to December in 2013, the surveys from 30 members of an
argicultural cooperatives and 30 farmers who were not their members in Gia Rai district. The study result showed,
the agricultural cooperatives have a very important role in improving technical knowledge for the regional people
and helping to find the consuming output for the members, but cooperatives have not performed a clear role in
increasing income for members. The study recommends some solutions as the contribution for improving the
efficiency of the agricultural cooperatives in Gia Rai district Bac Lieu province in the future.
Key words: Agricutural cooperatives, role, economic cooperation

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và X đều đã khẳng định: “... phát triển kinh tế
hợp tác và HTX là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội”.
Ở tỉnh Bạc Liêu, thực hiện Nghị quyết số 13 – NQ/TW ngày 18/3/2002 của BCH Trung ương
Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; Tổng kết thực hiện
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể;
Chỉ thị số 30 - CT/TU ngày 22/8/2013 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Kết luận số 56 –
KL/TW, ngày 21/02/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5
(Khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Kinh tế hợp tác – HTX


trên địa bàn tỉnh đã có những bước phát triển rõ nét, trong đó có HTX NN của huyện Giá Rai. Tuy
nhiên, hiện nay chưa có nghiên cứu nào cụ thể về HTX NN huyện Giá Rai, nhằm thấy được vai trò của
HTX mang lại cho người dân và thành viên của HTX trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa
1


nông nghiệp nông thôn. Do đó, đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã nông
nghiệp ở huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu” được tiến hành nghiên cứu.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu tổng quát: Điều tra hiện trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các
HTX NN ở huyện Giá Rai. Từ đó, làm cơ sở để nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX NN huyện Giá
Rai.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá hiện trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX NN của huyện Giá Rai.
- Phân tích vai trò của HTX mang lại cho thành viên và người dân trong vùng của HTX ở huyện
Giá Rai.
- Đề xuất giải pháp sách nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển HTX ở huyện Giá Rai.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng: Các hợp tác xã nông nghiệp
- Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu.
- Thời gian thực hiện: 10/2013 – 12/2013
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1 Số liệu thứ cấp
Các số liệu được thu thập gồm thông tin về tình hình hoạt động HTX của huyện Giá Rai và các
nghiên cứu có liên quan đến HTX để thấy được cơ sở hình thành và phát triển HTX.
4.2 Số liệu sơ cấp
- Điều tra trực tiếp các HTX NN của huyện Giá Rai. Số mẫu điều tra: 09 mẫu
- Điều tra trực tiếp nông dân không là thành viên: 37 mẫu
- Điều tra trực tiếp nông dân là thành viên: 34 mẫu
4.3 Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý trên mềm SPSS 13.0 nhằm phân tích những vấn đề sau:
Thống kê mô tả, phân tích hồi quy tương quan.
5. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
5.1 Thông tin về hộ đƣợc khảo sát
Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 34 hộ thành viên của các HTX và chọn 37 hộ nông dân ngẫu
nhiên ngoài HTX cho thấy độ tuổi trung bình của 2 nhóm nông hộ này là như nhau (khoảng 47 tuổi).
Tuy nhiên, trình độ học vấn của hai nhóm này có sự khác biệt rất lớn, cụ thể thành viên có trình độ từ
cấp 2 trở lên chiếm 87,3% (49,7% thành viên có trình độ cấp 2 và 37,6% trình độ cấp 3), trong khi đó
nhóm nông dân không tham gia vào HTX có trình độ từ cấp 2 trở lên chỉ chiếm 45,5% (38,5% trình độ
2


cấp 2 và 7,0% có trình độ cấp 3), và có đến 43,3% trình độ ở cấp 1 và đặc biệt trong nhóm này có đến
11,2% mù chữ.
Kết quả phân tích cũng cho thấy, tổng số thành viên trung bình trong nông hộ giữa 2 nhóm gần
như giống nhau, cụ thể số thành viên trung bình là 4,0 người/hộ và số lao động chính trung bình là 2
người/hộ. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát cho thấy diện tích đất canh tác của hai nhóm hộ cũng không có
sự khác biệt lớn, cụ thể diện tích đất sản xuất của thành viên là 1,1 ha và của nông dân bên ngoài là 0,9
ha.
Từ kết quả phân tích trên, có thể kết luận rằng về nguồn lực lao động trong nông hộ, diện tích
đất sản xuất và độ tuổi của chủ hộ giữa hai nhóm nông dân là như nhau, nhưng lại có sự khác biệt lớn
về trình độ học vấn giữa hai nhóm hộ này, từ đó cho thấy khi nông dân có trình độ càng cao thì có xu
hướng tham gia vào HTX càng nhiều.
5.2 Tình hình hoạt động của các HTX ở huyện Giá Rai
Bảng 1. Tình hình hoạt động của HTX NN
Chỉ tiêu
Số HTX hoạt động

2011


2012

2013

Mức tăng
2013/2011

6

8

9

3

Số thành viên

61

61

82

21

Số thành viên có đất

61

61


82

21

Diện tích HTX phục vụ (ha)

30,1

30,1

86,6

56,5

Vốn góp đăng ký của thành viên

975

975

1.530

(tr.đồng)
Vốn hoạt động (triệu đồng)

6.014

6.593
6.014


120

579

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Liên Minh HTX tỉnh, 2012)
Đến cuối năm 2013, toàn huyện có 9 HTX NN, trong đó vốn đăng ký hoạt động là 1.530 triệu
đồng, số thành viên tham gia thường xuyên là 82 người, nguồn vốn hoạt động là 6.593 triệu đồng, thực
hiện các dịch vụ trên 86,6 ha đất canh tác nông nghiệp (Bảng 1). So với năm 2011, số lượng HTX NN
đang hoạt động tăng 3 HTX NN, số lượng thành viên cũng tăng lên từ 61 thành viên năm 2011 lên 82
thành viên vào năm 2013, vốn hoạt động cũng tăng lên từ 6.014 triệu đồng vào năm 2011 tăng lên
6.593 triệu đồng năm 2013 tương đương 10,96%. Từ đó cho thấy, HTX đã thu hút thêm thành viên
mới, huy động thêm vốn góp nhằm phát huy tinh thần hợp tác sản xuất của thành viên và người dân ở
địa phương.

3


Qua 2 năm hoạt động, nguồn vốn của các HTX NN là 6.593 triệu đồng, tăng lên thêm 109,6%
so với năm 2011 (6.041 triệu đồng). Sự tăng vốn này là do các HTX NN hoạt động có lãi và tích lũy
hằng năm.
5.3 Dịch vụ của hợp tác xã
Bảng 2. Tình hình dịch vụ của HTX
Số TT

Dịch vụ

Số lƣợng dịch vụ

Tỷ lệ (%)


17

100,0

1

Mua bán VTNN, thuốc
BVTV

3

17,60

2

Vật liệu xây dựng

2

11,76

3

Mua bán thuốc NTTS

2

11,76


4

Cung cấp giống thủy sản

2

11,76

5

Cung cấp giống cây trồng

2

11,76

6

Sản xuất giống lúa CLC

2

11,76

7

Dịch vụ nông nghiệp

3


17,60

8

Xây dựng CSHT, cầu đường

1

5,88

(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Liên Minh HTX tỉnh, 2012)
Từ kết quả bảng 2 cho thấy, các lĩnh vực hoạt động của HTX như: Mua bán VTNN, thuốc
BVTV, vật liệu xây dựng, mua bán thuốc NTTS, cung cấp giống thủy sản, giống nông nghiệp, sản xuất
lúa chất lượng cao nhưng trong đó hoạt động mua bán thuốc BVTV, VTNN, dịch vụ nông nghiệp
chiếm tỉ lệ cao nhất lần lượt là 17,6% và 17,6%, dịch vụ có tỉ lệ thấp nhất là xây dựng CSHT, cầu
đường chiếm tỉ lệ 5,88%. Điều này cho thấy các HTX không đủ vốn để mở rộng các dịch vụ cũng như
không đủ trang thiết bị máy móc, kỹ thuật chuyên môn để mở những dịch vụ chuyên biệt như xây dựng
CSHT, cầu đường.
Nhìn chung, hoạt động của các HTX hoạt động chủ yếu là các dịch vụ đầu vào phục vụ cho sản
xuất nông nghiệp mà chưa chú trọng đến các dịch vụ phục vụ nhu cầu cho thành viên và người dân ở
địa phương. Thiết nghĩ, trong thời gian tới, các HTX cần huy động thêm nguồn vốn, thuê những người
có trình độ chuyên môn để mở rộng những dịch vụ đáp ứng nhu cầu của địa phương như: dịch vụ bao
tiêu sản phẩm, dịch vụ sau thu hoạch, dịch vụ gặt đập liên hợp. Từ đó, các dịch vụ phát triển sẽ giải
quyết được nguồn lao động ở nông thôn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thúc đẩy phát
triển kinh tế xã hội ở địa phương.
5.4 Phân loại HTX theo kết quả hoạt động
4


Bảng 3. Đánh gia phân loại HTX của chính quyền địa phƣơng

Phân loại HTX

Số lƣợng HTX

Tỉ lệ (%)

Tốt

0

0,0

Khá

6

66,7

Trung bình

2

22,2

Yếu

1

11,1


Tổng

9

100,0

Nguồn: Tổng hợp số liệu Liên Minh HTX tỉnh, 2012
Qua Bảng 3 ta thấy, trong tổng số HTX điều tra, có tới 6 HTX hoạt động khá chiếm tỉ lệ 66,7%,
2 HTX trung bình chiếm tỉ lệ 22,2% và có 1 HTX hoạt động yếu kém. Điều này cho thấy, hiện nay
HTX ở huyện Giá Rai hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên cũng còn một số HTX hoạt động chưa hiệu
quả, vì thế trong thời gian tới CQĐP cần quan tâm để những HTX hoạt động chưa hiệu quả để giúp họ
lập được phương án sản xuất kinh doanh rõ ràng, phát huy sức mạnh của tập thể, mở rộng thêm dịch vụ
đáp ứng nhu cầu của thành viên và người dân ở địa phương.
5.5 Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành HTX
Theo số liệu điều tra 9 HTX NN của huyện, tuổi của Ban quản lý từ 41 – 50 tuổi chiếm 55,6%,
tuổi lớn hơn 50 chiếm 33,3%, tuổi từ 30 – 40 chiếm 11,1%. Điều này cho thấy BQL là những người có
thâm niên cao, có nhiều kinh nghiệm trong nghề nông. Tuy nhiên, điều đó chưa đủ để quản trị tốt HTX.
Do đó, trong thời gian tới CQĐP cần quan tâm hơn nữa trong công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho BQL HTX đặc biệt là công tác về quản lý HTX, chiến lược sản xuất kinh doanh, nghiệp
vụ kế toán, thông tin thị trường, để cán bộ quản lý có cách nhìn sâu rộng hơn, từ đó giúp cho HTX hoạt
động tốt hơn trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
5.6 Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ quản lý, điều hành HTX
Kết quả điều tra thực tế cho thấy, trình độ học vấn của BQL HTX không đồng đều nhau, được
phân loại từ cấp 1, cấp 2, cấp 3 và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như trung cấp, cao đẳng, đại học và
tập huấn. Qua bảng 4 cho thấy, BQL có trình độ cấp 3 tập trung chủ yếu ở chủ nhiệm và kế toán lần
lượt chiếm tỉ lệ 66,6% và 66,6%. Điều này cho thấy, khi nông dân có trình độ cao, có kinh nghiệm
trong sản xuất, có tâm huyết với HTX thì đa phần được bầu vào những vị trí quản lý chủ chốt, đòi hỏi
có sự tính toán và nhanh nhẹn nhằm đáp ứng được với công việc và linh hoạt trước biến động của thị
trường, còn những chức danh phó chủ nhiệm, kiểm soát và thủ quỹ không chú trọng lắm đến trình độ
học vấn, điều quan trọng là có uy tín và kinh nghiệm trong công tác quản lý. Điều này cũng nói lên

rằng, công tác đào tạo, tập huấn của chính quyền sẽ gặp khó trong việc truyền dạy, học tập của họ. Vì
thế, việc học tập và triển khai lại cho thành viên trong HTX cũng khó khăn. Đây cũng là nguyên nhân
quan trọng của kết quả hoạt động yếu kém của HTX trong thời gian qua ở huyện Giá Rai. Trong hoạt
5


động, điều hành nhiều lúc còn túng trong việc xác định mô hình, phương thức hoạt động. Mặt khác,
hiện nay một số HTX hoạt động chưa đúng Luật HTX, hoạt động chưa có phương án sản xuất kinh
doanh, thu chi tài chính thiếu minh bạch, điều này đã làm ảnh hưởng đến lòng tin của thành viên và
người dân.
Một điểm đáng lưu ý là hàng năm Liên Minh HTX tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc mở các
lớp đào tạo ngắn hạn cho các chức vụ quản lý trong HTX nhưng do còn hạn chế về trình độ văn hóa,
lớn tuổi nên tác động sau các lớp bồi dưỡng, đào tạo hiệu quả công việc còn rất thấp. Bên cạnh đó, một
số BQL HTX hoạt động chưa năng động, thiếu tâm huyết, kém nhạy bén và còn tính bảo thủ nên chưa
đáp ứng nhu cầu dịch vụ cho thành viên và người dân ở địa phương. Thiết nghĩ, trong thời gian tới Liên
Minh HTX tỉnh, chính quyền địa phương cần hỗ trợ công tác tuyên truyền những chủ trương, chính
sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến tận thành viên và người dân trong vùng HTX thấy được tầm
quan trọng của kinh tế hợp tác – HTX trong thời kỳ kinh tế thị trường.
Bảng 4. Tình hình học vấn và chuyên môn, nghiệp vụ của Ban quản lý
Trình độ học vấn
Nhiệm vụ

Chủ nhiệm

Cấp
1

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Cấp 2 Cấp 3 Tỉ

(%)

lệ Tr. cấp Cao
đẳng

Đại
học

Khác

Tỉ
(%)

lệ

11,1

33,3

66,6

100,0

22,2

0,0

0,0

77,8


100,0

chủ 11,2

44,4

44,4

100,0

0,0

0,0

0,0 100,0

100,0

33,4

66,6

0,0

100,0

0,0

0,0


0,0 100,0

100,0

Kế toán

0,0

33,4

66,6

100,0

33,3

11,1

0,0

55,6

100,0

Thũ quỹ

11,1

66,6


22,2

100,0

44,4

0,0

0,0

55,6

100,0

Phó
nhiệm
Kiểm soát

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra HTX, 2013)
5.7 Tình hình tập huấn cho thành viên và ngƣời dân
Công tác tập huấn KHKT là công tác không kém quan trọng trong sản xuất, quản lý và phát
triển kinh tế hộ gia đình của từng thành viên. Qua điều tra thực tế cho thấy, hầu hết thành viên HTX
đều được tập huấn, đào tạo kể cả KHKT và phổ biến Luật HTX cho thành viên và tuyên truyền người
dân tham gia vào HTX NN. Có tới 88,2% ý kiến của thành viên cho là được tập huấn, còn không được
tập huấn ở mức thấp chiếm 11,8%, còn người dân được hỏi chỉ có 72,9% được tập huấn, có tới 37,1%
không được tập huấn. Điều này cho thấy, các HTX rất được CQĐP quan tâm trong việc đào tạo, tập
huấn KHKT vào sản xuất nhằm phục vụ cho thành viên và BQL HTX, giúp họ có kiến thức về sản xuất
nông nghiệp, ứng dụng những tiến bộ KHKT mới vào sản xuất nhằm giảm chi phí và tăng lợi nhuận
trong sản xuất (Bảng 5).

6


Bảng 5. Tỉ lệ ngƣời dân và thành viên đƣợc tập huấn
Đƣợc tập huấn
Tần số

Tỉ lệ (%)

Thành viên

30

88,2

Người dân

27

72,9

(Nguồn: Điều tra thành viên và người dân, 2013)
Bên cạnh đó, nội dung tập huấn là một yếu tố rất quan trọng trong công tác tập huấn, đào tạo
dành cho thành viên và nông dân trong vùng của HTX.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, hiện nay nhu cầu tập huấn của thành viên cũng rất đa dạng,
phong phú nhằm phục vụ cho sản xuất và đời sống. Thực tế cho thấy nội dung được tập huấn cho thành
viên như: thông tin thị trường, phổ biến Luật HTX, lập phương án SXKD, tập huấn KHKT. Trong đó,
tập huấn KHKT được sự quan tâm nhất chiếm 75,0%, lập phương án SXKD được thành viên quan tâm
chiếm tỉ lệ 12,5% và thông tin thị trường cũng được thành viên và BQL HTX quan tâm chiếm tỉ lệ
10,0%. Ngoài ra, Luật HTX cũng được phổ biến, tuyên truyền cho thành viên đã được BQL HTX chú

trọng chiếm tỉ lệ 2,5%. Mặt khác, khả năng đáp ứng nhu cầu của tập huấn KHKT đều đáp ứng nhu cầu
của thành viên và người dân ở địa phương. Thực tế nghiên cứu, có tới 90,0% thành viên cho rằng các
lớp tập huấn KHKT đáp ứng như cầu phục vụ sản xuất. Ngoài ra, lớp tập huấn chưa đáp ứng nhu cầu
của thành viên chiếm 10,0%. Bên cạnh đó, thời gian tập huấn cũng không kém phần quan trọng, điều
tra cho thấy những lớp tập huấn thường kéo dài khoảng 1 – 2 ngày là hợp lý nhất cho thành viên, vì
thời gian ngắn có thể tham gia học tập được, từ đó họ mới có khả năng tiếp thu và ứng dụng tốt vào
điều kiện thực tế được.
5.8 Lợi ích của ngƣời dân khi tham gia HTX
Từ Bảng 6 cho thấy, các lợi ích khác nhau mà một thành viên có thể nhận được theo đánh giá
của chính bản thân họ từ khi vào HTX. Từ Bảng 6 cho thấy có đến 83,3% ý kiến thành viên cho rằng
lợi ích cụ thể mà bản thân họ nhận được là tham dự các lớp tập huấn về kỹ thuật hay lợi ích mà thành
viên nhận được là nâng cao trình độ sản xuất. Các thành viên cho rằng mình được trao đổi kinh nghiệm
sản xuất với nhau cũng là một lợi ích quan trọng mà mình nhận được khi vào HTX chiếm tỉ lệ 60,0%.
Thật vậy, điều này đã làm tăng tình đoàn kết và mối quan hệ xóm giềng được gần gũi hơn. Kết quả
Bảng 6 cũng cho thấy chỉ có 26,6% ý kiến thành viên cho rằng thu nhập của nông hộ có tăng lên từ khi
vào HTX. Bên cạnh đó, cũng có 13,3% ý kiến thành viên cũng cho rằng mình được nhận hỗ trợ về
VTNN khi vào HTX và chỉ có 3 trường hợp lợi ích nhận được là hỗ trợ về vốn chiếm tỉ lệ 10,0%. Qua
đây cho thấy rằng, lợi ích cụ thể và thiết thực nhất đối với thành viên là được nâng cao trình độ khoa
học kỹ thuật và trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất và đời sống. Các lợi ích khác như: tăng thu nhập và

7


được hỗ trợ mua VTNN chỉ một số ít thành viên có được điều này. Từ kết quả phân tích trên cũng cho
thấy HTX chưa có vai trò to lớn trong việc hỗ trợ và cung cấp nguồn vốn tín dụng cho thành viên.
Bảng 6. Các lợi ích do HTX mang lại cho ngƣời dân
Các lợi ích do HTX mang lại

Tần số


Tỉ lệ (%)

8

26,6

25

83,3

4

13,3

18

60,0

3

10,0

Tăng thu nhập
Được tập huấn KHKT
Được hỗ trợ mua VTNN
Được trao đổi kinh nghiệm sản xuất
Được hỗ trợ về vốn
(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra từ HTX, 2013)
5.9 Sự thay đổi có ý nghĩa do HTX mang lại cho thành viên


Từ kết quả Bảng 7 cho thấy, sự thay đổi có ý nghĩa do HTX mang lại cho cộng đồng. Kết quả
phân tích cho thấy có đến 97,1% số thành viên cho rằng thay đổi có ý nghĩa nhất đối với họ là kỹ thuật
sản xuất được nâng cao do tham gia lớp tập huấn KHKT do HTX liên kết tổ chức. Bên cạnh đó, có
91,2% ý kiến của thành viên cho thấy sau khi tham gia vào HTX thì việc gắn kết trong sản xuất cũng
được nâng lên so với khi chưa tham gia vào HTX, có tới 88,2% cho rằng họ thay đổi tập quán canh tác
trong sản xuất rõ nét thông qua các lớp tập huấn, sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật giảm hơn
so với trước qua đó đã tiết kiệm được chi phí trong sản xuất chiếm tới 52,9%. Đây là một minh chứng
cụ thể của việc nông dân áp dụng những kỹ thuật mà họ đã được tập huấn vào sản xuất.
Bảng 7. Sự thay đổi nhận thức của thành viên trong sản xuất
Sự thay đổi ý thức của thành viên

Tần số

Tỉ lệ (%)

Sử dụng ít phân, thuốc BVTV

18

52,9

Tăng kỹ thuật

33

97,1

2

5,9


Thay đổi tập quán sản xuất

30

88,2

Kinh tế phát triển

17

50,0

Gắn kết trong sản xuất

31

91,2

Được đi tham quan

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra từ thành viên, 2013)
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, thành viên cũng cho rằng khi tham gia vào HTX thì kinh tế
gia đình của họ được phát triển hơn trước (50,0% ý kiến). Điều này chứng tỏ rằng, sản xuất của nông
dân có hiệu quả hơn như: tăng năng suất, tăng lợi nhuận và tăng thu nhập qua đó góp phần phát triển
8


kinh tế trong nông hộ. Một thay đổi cũng không kém phần quan trọng là nông dân được đi tham quan,
giao lưu học hỏi, mở rộng được mối quan hệ với nông dân ở các đại phương khác (5,9% ý kiến). Qua

đây đã cho ta thấy, lợi ích mà HTX mang lại rõ nhất đối với thành viên là được nâng cao trình độ sản
xuất hay tác động vào tiến trình sản xuất của người dân.
5.10 Mối tƣơng quan giữa lợi nhuận với các yếu tố đầu vào của HTX
Qua Bảng 8 cho thấy các biến số độc lập X1, X3, X4, X6, X7 là các biến số có ý nghĩa về thống kê
với mức ý nghĩa 5%, còn các biến số độc lập khác như X2, X5 trong mô hình không có ý nghĩa về mặt
thống kê. Cụ thể là, biến số X1 là số lượng dịch vụ của HTX NN có liên quan thuận đến lợi nhuận của
HTX NN, biến số này trong phương trình cho thấy các HTX NN có lợi nhuận cao thường là những
HTX NN có nhiều hoạt động dịch vụ. Điều này chứng tỏ rằng HTX NN đã tận dụng nguồn lực sẵn có
của HTX NN mở rộng dịch vụ đã góp phần nâng cao lợi nhuận cho HTX NN. Các biến số lượng thành
viên X3, biến trình độ chuyên môn X4 và vốn góp của thành viên X6 là những biến quan trọng quyết
định hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX NN, tức là các HTX NN có số lượng thành viên tham gia
nhiều, trình độ chuyên môn cao, vốn góp cổ phần cao là những HTX NN có lợi nhuận cao. Từ kết quả
nghiên cứu thực tế, kết quả này hoàn toàn phù hợp với thực tế bởi vì nếu một HTX có cán bộ quản lý
trình độ cao, đầu tư nhiều thì lợi nhuận mang lại sẽ cao hơn những HTX đầu tư ít vốn và ban quản lý
trình độ thấp.
Kết quả phân tích cũng cho thấy rằng, tỷ lệ diện tích phục vụ cho thành viên có liên quan nghịch
với lợi nhuận của HTX NN, có nghĩa là các HTX NN phục vụ cho người dân ngoài thành viên sẽ mang
lại lợi nhuận cao hơn nếu phục vụ cho thành viên.
Nhìn chung, những HTX NN có lợi nhuận cao thì chắc chắn là những HTX NN có nhiều hoạt
động dịch vụ, có nguồn vốn cao và không có giảm giá dịch vụ cho thành viên HTX NN. Dựa vào hệ số
tương quan bội ® và hệ số xác định (R2) cho thấy mối tương quan giữa lợi nhuận của HTX NN (biến
phụ thuộc) với các biến độc lập là hoàn toàn chặt chẽ, tức là có 98% biến thiên của các nhân tố này có
thể được giải thích bởi sự khác biệt về lợi nhuận của HTX NN.
Bảng 8 Phân tích hồi quy tƣơng quan giữa lợi nhuận với các biến số độc lập đầu vào
Các biến độc lập

Tham số

Sai số chuẩn


Giá trị Sig.

X1 (Số dịch vụ)

26.280,52

8.429,32

0,010

X2 (Thời gian hoạt động)

-7.168,87

4.507,15

0,140

X3 (Số lượng thành viên)

824,23

232,85

0,005

X4 (Trình độ ban quản lý)

-1.791,68


4.746,32

0,001

6.141,21

3.512,87

0,108

0,38

0,05

0,000

X5 (Thời gian tập huấn)
X6

(Tổng

vốn

góp

thành

9



viên/HTX)
X7 (Tỷ lệ diện tích phục vụ thành
viên)

-3.239,20

Hằng số a

24.145,85

Hệ số tương quan bội R

0,98

Hệ số xác định (R2)

0,96

649,72

0,000

Ghi chú: Biến phụ thuộc là lợi nhuận thuần của HTX NN (1.000 đồng)
6. GIẢI PHÁP
Qua điều tra thực trạng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX NN trên địa bàn
huyện Giá Rai và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến yếu tố đầu vào liên quan đến hiệu quả hoạt động
sản xuất của HTX, tác giả bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX
huyện Giá Rai như sau:
* Đối với các cơ quan
Cần nghiên cứu cụ thể hiệu quả hoạt động của từng dịch vụ trong HTX NN để có giải pháp đa

dạng hóa hoạt động cho các từng dịch vụ. Từ đó, so sánh hiệu quả hoạt động của các dịch vụ trong
HTX NN để thấy sự khác biệt về chi phí và doanh thu của các HTX NN.
Cần tiếp tục tập huấn, chuyển giao KHKT cho người dân và thành viên của HTX, đồng thời
cũng cần mở các lớp tập huấn về kinh tế hợp tác - HTX đặc biệt là Luật Hợp tác xã 2012 và thị trường
cho thành viên để người dân thấy được lợi ích khi tham gia HTX.
Liên Minh HTX tỉnh nên triển khai nguồn quỹ phát triển HTX đến từng HTX để tháo gở vấn đề
khó khăn về vốn hiện nay của các HTX.
Cần mở lớp đào tạo trung hạn và dài hạn cho cán bộ quản lý HTX và có chính sách ưu đãi thu
hút cán bộ trẻ có tâm huyết, chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế hợp tác, phát triển nông thôn về công
tác ở các HTX NN.
* Đối với HTX
Cần lập phương án sản xuất kinh doanh cụ thể cho từng vụ sản xuất cũng như phương án sản
xuất hàng năm để người dân và thành viên HTX thấy được hiệu quả thật sự của các loại hình dịch vụ,
từ đó mới thu hút được nguồn vốn góp của thành viên và thu hút thêm thành viên mới tham gia. Bên
cạnh đó, cần phải minh bạch nguồn thu chi tài chính để người dân và thành viên biết và từ dó giúp họ
có lòng tin vào Ban quản lý của HTX.
7. KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, HTX hoạt động có hiệu quả đã mang lại nhiều lợi ích thiết
thực cho thành viên như: thành viên tham gia vào HTX NN đã được tập huấn những tiến bộ KHKT,
10


ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, hạn chế được sâu bệnh, tăng thêm thu nhập trên cùng diện tích
đất canh tác.
Trình độ BQL HTX NN đã được cải thiện nhưng công tác chuyên môn, quản lý còn nhiều yếu
kém, chưa được tập huấn. Bên cạnh đó, độ tuổi của BQL vẫn ở mức cao, từ 41 tuổi đến trên 50 tuổi
chiếm tới 88,9%. Do đó, công tác tập huấn, đào tạo về HTX cho BQL HTX cũng gặp không ít khó
khăn.
Vai trò và lợi ích của HTX đã mang lại cho người dân là thông qua các lớp tập huấn, tham quan,
tăng lợi nhuận, gắn kết trong sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, được ghi nhận, đã làm khởi sắc cho

người dân và thành viên trong vùng HTX. Trong thời gian tới cần phát huy hơn nữa vai trò của HTX
trong nông thôn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của HTX là
trình độ của Ban quản lý, nguồn vốn, quy mô hoạt động, dịch vụ hoạt động và diện tích phục vụ thành
viên. Do đó, trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, thu hút thêm
nguồn vốn, mở rộng quy mô, diện tích phục vụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, 2002. Nghị quyết 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát
triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014. Kế hoạch đổi mới phát triển các hình thức kinh tế hợp tác trong
nông nghiệp.
3. Liên Minh Hợp tác xã tỉnh Bạc Liêu, 2012. Tổng kết tình hình phát triển kinh tế hợp tác và hoạt động của Liên
Minh HTX năm 2012 và phương hướng nhiệm vụ năm 2013.
4.

Luật HTX sửa đổi năm 2012. Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 20/11/2013
và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2013.

5.

Tỉnh Ủy Bạc Liêu, 2012. Tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển
và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

6. Tỉnh Ủy Bạc Liêu, 2013. Chỉ thị số 30 – CT/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy (Khóa XIV) ngày 22/8/2013 về việc
thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 21/2/2013 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung
ương 5 (Khóa IX) về việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể.

11




×